You are on page 1of 18

Đề thi: 4 câu (được sử dụng tài liệu, không mang vở viết)

Câu 1: Lựa chọn phương án đúng (2đ)


Câu 2: Đúng/Sai giải thích (3đ)
Câu 3: BT (3đ)
Câu 4: Lý thuyết (Trình bày 1đ, giải thích + liên hệ 1đ)
*Tuần 10: kiểm tra
*Tuần 11-14: thuyết trình

Bài mở đầu: Hải quan và môn học nghiệp vụ hải quan


Số thuế NK(XK) phải nộp = Số lượng hàng NK(XK) x Giá tính thuế hàng NK(XK) x
Thuế suất của hàng NK(XK) x Tỉ giá hối đoái của ngoại tệ so với VNĐ
- Giá tính thuế cho hàng NK/XK: Số tiền thực tế DN VN đã trả cho DNNN: Phải xác định
được trị giá hải quan của hàng hóa xuất nhập khẩu đó
-> 6 phương pháp xác định trị giá hải quan của hàng hóa XNK
- Thuế suất: Dựa vào phân loại hàng hóa XNK -> xác định mã số HS
-> 6 quy tắc phân loại hàng hóa XNK
- Tỷ giá hối đoái: Dựa vào xuất xứ hàng hóa
-> các quy tắc xuất xứ
=> Thuế tiêu thụ đặc biệt => Thuế môi trường => Thuế VAT
VD: Ô tô 10000 USD (CIP) chịu 4 loại thuế
Thuế NK: 43%
Thuế TTĐB: 37%
MT (thường là số tuyệt đối): 550 USD/đơn vị hàng hóa
VAT: 10%: (giá NK + thuế NK + thuế TTĐB + thuế MT) x 10%
Thủ tục hải quan
1. Khai báo hải quan
2. Data -> Hải quan -> Phân luồng -> Xđ và phản hồi -> Luồng xanh (chỉ thu phí nếu
có)/vàng/đỏ (chứng từ để nộp)
-> Ra quyết định thông quan
3. Phúc tập HS
4. Kiểm tra thông quan
5. .
6. .
7. .
Incoterms 2010; 2020
1/ Giá tính thuế XK/NK: là giá tính tại cửa khẩu nhập không tính phí vận chuyển,…
- Incoterms 2010:
DAF: giao tại biên giới
DES: giao trên tàu
DDU: giao hàng tại nơi đến nhưng chưa trả thuế
=> Incoterms 2020: DAP: giao hàng tại nơi đến
CIF: đường biển
CIP: đường hàng không
Giá thuế NK = Giá tính tại cửa khẩu nhập
2/ Cơ cấu chi phí liên quan vận tải, bảo hiểm, xếp dỡ,…
- Xác định trị giá hải quan trong những trường hợp có khoản được điều chỉnh cộng/trừ ra
khỏi giá hàng

Đối tượng của thủ tục hải quan: Hàng hóa/Phương tiện vận tải (Cho chuyên ngành Hải
quan)
- Hàng hóa: Bao gồm hàng hóa XNK, quá cảnh; hành lý, ngoại hối, tiền VN của người
xuất cảnh, nhập cảnh; vật dụng trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập, quá cảnh; kim
khí quý, cổ vật, văn hóa phẩm, bưu phẩm, các tài sản XNK, quá cảnh hoặc lưu giữ trong
địa bàn hoạt động hải quan
- Hàng hóa XNK, quá cảnh: bao gồm tất cả động sản có mã số và tên gọi theo quy định
pháp luật được XNK, quá cảnh hoặc lưu giữ trong địa bàn hoạt động hải quan
Chương 2: Các phương pháp xác định trị giá hải quan (trị giá tính thuế) theo
GATT/WTO
1. Phương pháp xác định trị giá giao dịch thực tế
1.1. Khái niệm trị giá giao dịch/trị giá tính thuế/trị giá hải quan
- Là giá cả thực tế đã/sẽ phải trả cho hàng hóa khi hàng hóa đó được bán theo nghiệp vụ
xuất khẩu đến nước của người nhập khẩu và được điều chỉnh phù hợp với các quy định
của điều 8 Hiệp định giá trị GATT
- Giá thực tế đã thanh toán: tổng số tiền người mua/nhập khẩu đã/sẽ phải thanh toán cho
người bán/xuất khẩu về số lượng hàng hóa đã nhập khẩu. Việc thanh toán này có thể do
người NK chi trả trực tiếp cho người XK hoặc người NK chuyển trả lại cho người thứ 3
theo yêu cầu của người XK
1.2. Công thức xác định trị giá tính thuế
Trị giá tính thuế = Trị giá giao dịch
= Giá thực tế đã/sẽ phải thanh toán +/- Các khoản phải điều chỉnh
a. Giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán
- Giá thực tế đã thanh toán bao gồm:
+ Tiền đặt cọc
+ Tiền trả trước cho lô hàng
+ Tiền ứng trước cho lô hàng
- Giá thực tế sẽ phải thanh toán: bao gồm khoản thanh toán ghi trên hóa đơn thương mại
(thanh toán gián tiếp, khoản chiết khấu) hay không ghi cụ thể trên hóa đơn thương mại
nhưng người mua phải trả cho người bán theo thỏa thuận mua bán giữa hai bên
+ Các khoản thanh toán gián tiếp: Khoản tiền người mua trả cho người thứ 3 theo yêu cầu
người bán; khoản tiền được thanh toán bằng cách bù trừ nợ
+ Các khoản chiết khấu: Chiết khấu theo cấp độ thương mại, chiết khấu theo số lượng, và
chiếu khấu thanh toán
Trên C/I: Xem khoản chiết khấu, khoản thanh toán gián tiếp… rồi + với giá trên hóa đơn
Phân biệt trị giá hóa đơn/giá hóa đơn:
- Trị giá hóa đơn gồm
+ Giá hóa đơn
+ Khoản thanh toán gián tiếp
+ Khoản chiết khấu
- Giá hóa đơn

b. Các khoản điều chỉnh cộng (+)


- Nguyên tắc điều chỉnh cộng
+ Các khoản này do người mua chịu và chưa nằm trong giá ghi trên hóa đơn thương mại.
Trường hợp lô hàng NK có khoản phải cộng nhưng không có số liệu khách quan để xác
định được giá trị tính thuế thì không được chấp nhận và phải chuyển sang phương pháp
trị giá tính thuế tiếp theo
+ Khoản phải cộng phải liên quan trực tiếp đến hàng hóa NK
- Các khoản phải cộng vào trị giá giao dịch để xác định trị giá tính thuế:
+ Các chi phí dưới đây do người mua hàng hóa phải chịu nhưng chưa được tính vào trị
giá giao dịch:
. Chi phí hoa hồng bán hàng
. Phí môi giới
. Chi phí bao bì được coi là đồng nhất với hàng hóa NK
. Chi phí đóng gói, bao gồm cả NVL và nhân công
+ Trị giá của hàng hóa, dịch vụ do người mua cung cấp miễn phí hoặc giảm giá cho
người bán để sản xuất và tiêu thụ hàng hóa NK vào Việt Nam
. NVL, bộ phận cấu thành hàng hóa, các phụ tùng và các chi tiết tương tự được
đưa vào hàng hóa NK
. Các công cụ, khuôn mẫu

A sản xuất 100.000 sản phẩm, A bán cho B 50.000 sản phẩm và còn lại tiêu thị thị trường
Hàn, Nhật, v.v.
+ Tiền bản quyền, phí giấy phép sử dụng các quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến hàng
NK mà người mua phải trả như điều kiện của việc mua bán
+ Các khoản tiền người mua thu được sau khi định đoạt, sử dụng hàng hóa NK
được chuyển dưới mọi hình thức cho người bán hàng NK
+ Chi phí vận tải, bốc hàng, dỡ hàng, chuyển hàng có liên quan đến việc VC hàng NK
đến cửa khẩu nhập
+ Chi phí bảo hiểm để vc hàng hóa NK đến cửa khẩu nhập

c. Khoản điều chỉnh trừ (-)


- Nguyên tắc: Có chứng từ hợp pháp, hợp lệ
Lưu ý: Trị giá giao dịch vẫn được chấp nhận nếu người khai hải quan không có số liệu
khách quan để xác định và không trừ ra khỏi trị giá giao dịch các khoản này
- Các khoản dưới đây:
+ Chi phí vận chuyển, bảo hiểm trong nội địa phát sinh
+ Các khoản giảm giá trước khi xếp hàng lên phương tiện vận chuyển ở nước XK hàng
hóa, phải được thành lập văn bản và nộp cùng tờ khai hải quan hàng hóa NK
+ Các chi phí do người mua chịu, liên quan đến tiếp thị hàng hóa NK
. Chi phí nghiên cứu, điều tra thị trường
. Chi phí quảng cáo nhãn hiệu, thương hiệu NK
. Chi phí liên quan đến trưng bày, giới thiệu sp mới
. Chi phí tham gia hội chợ, triển lãm thương mại sp mới
. Chi phí kiểm tra SL, CL trước khi NK. Trường hợp các CP này được thỏa thuận
giữa người mua, bán
+ Khoản lãi suất theo thỏa thuận tài chính của người mua và có liên quan đến việc mua
hàng hóa NK sẽ được trừ ra khỏi trị giá GD nếu đáp ứng đủ ĐK sau:
. Thỏa thuận TC lập thành văn bản
. Trong TH được yêu cầu, người khai hải quan chứng minh được là trị giá khai báo
là giá đã thanh toán/sẽ phải thanh toán
. Lãi suất khai báo không vượt quá mức lãi suất phổ biến hiện tại ở VN ở thời
điểm tttc được thực hiện
. Có số liệu khách quan và định lượng được để khấu trừ khoản lãi này ra khỏi giá
đã thanh toán/sẽ phải thanh toán
VD: Vay 10000 USD trong 6 tháng, lãi suất 4,8%/12 tháng. Trả chậm 800 USD. Trả
chậm không được vượt quá lãi suất vay NH. Nếu lãi suất ra 500 thì không được trừ.
1.3. Điều kiện áp dụng
- Phải có bằng chứng đó là nghiệp vụ bán hàng XK cho một nước NK (phải có hợp đồng)
- Người mua không bị hạn chế quyền định đoạt hoặc sử dụng hàng hóa sau khi NK, ngoại
trừ:
+ Hạn chế về mua bán, sử dụng hàng hóa theo quy định pháp luật VN
+ Hạn chế về nơi tiêu thụ hàng hóa sau khi NK
+ Những hạn chế khác không làm ảnh hưởng đến trị giá hàng hóa
- Việc bán hàng/giá cả không bị phụ thuộc vào các điều kiện hoặc các xét đoán mà giá trị
của hàng hóa đang được định giá không thể xác định được
(nhìn vào giao dịch -> biết ngay giá mua bán, việc mua bán chịu nhiều ràng buộc khác thì
ko chấp nhận pp1)
- Sau khi bán lại, chuyển nhượng hoặc sử dụng hàng hóa NK người mua không phải
chuyển trả thêm bất cứ một khoản tiền nào dù là trực tiếp/gián tiếp cho người bán. Trừ
các điều chỉnh hợp lý được thực hiện phù hợp với quy định của điều 8 GATT 1994
- Người mua và bán không có mối quan hệ đặc biệt

Lưu ý về phương pháp 1:


1/ Hợp đồng ký phải đảm bảo hiệu lực pháp lý
2/ Những khoản điều chỉnh cộng/trừ nếu có thì người mua phải có được hóa đơn chứng
từ hợp lệ, hợp pháp
3/ Khi có bao bì đóng hàng để vận chuyển, trên hợp đồng phải thỏa thuận để đảm bảo bao
bì này đi liền với hàng hóa/ bao bì được tính riêng với giá hàng
4/ Nếu có giao dịch trả chậm, cần cân nhắc giá trả chậm cho hàng hóa không cao vượt
quá mức lãi suất vay ngoại tệ phổ biến hiện tại
a. Trị giá hóa đơn
- Giá hóa đơn: 145.000 USD
- Thanh toán gián tiếp: 5000 USD
- Trả trước: 150000 USD
b. Các khoản (+)
- Môi giới
- Thùng carton
- Thiết kế mẫu mã
- Bản quyền
- Bảo hiểm
c. Các khoản (-): 0

a. Trị giá hóa đơn: 50000 USD


b. Các khoản cộng
- Phí bảo hiểm: 1000 USD
- Phí đến cửa khẩu: 300+75+800=1175 USD
=> 52175

2. Phương pháp xác định trị giá giao dịch của hàng giống hệt
2.1. Khái niệm hàng hóa giống hệt
- Khái niệm hàng hóa giống hệt: hàng giống nhau về mọi phương diện, kể cả đặc tính vật
lý, chất lượng và danh tiếng uy tín
- Hàng hóa là hàng giống hệt thỏa mãn các điều kiện sau:
+ Giống nhau về TCVL
+ Giống nhau về chất lượng hàng hóa (đăng ký tiêu chuẩn chất lượng gì?)
+ Danh tiếng hàng hóa
+ Được sản xuất ở cùng 1 nước
+ Do cùng một hãng SX hoặc NSX được ủy quyền
- Những khác biệt nhỏ bé bề ngoài như màu sắc kích cỡ, kiểu dáng không làm ảnh hưởng
đến giá trị của hàng hóa đó thì cũng được coi là hàng hóa giống hệt
2.2. Điều kiện áp dụng phương pháp:
- PP1 không dùng được
2.3. Nội dung PP2:
- Chọn lô hàng NK giống hệt đủ điều kiện
- Xác định trị giá giao dịch của lô hàng NK giống hệt đã tìm được
- Điều chỉnh trị giá giao dịch của lô hàng NK giống hệt về cùng cấp độ thương mại, cùng
điều kiện vận chuyển, cùng mức phí bảo hiểm, v.v. với lô hàng đang phải xác định trị giá
giao dịch
- Lấy trị giá tính thuế của lô hàng giống hệt sau khi được điều chỉnh làm trị giá tính thuế
cho lô hàng đang phải xác định
Mức độ ưu tiên:
+ Cùng cấp độ TM cùng SL -> Cùng cấp độ TM khác SL -> Khác cấp độ TM cùng
SL -> Khác cấp độ TM khác SL
+ Ưu tiên hàng xuất khẩu có ngày gần ngày xuất khẩu nhất
+ Tính theo vận chuyển lô hàng giống rồi điều chỉnh chênh lệch
+ Ưu tiên cùng nhà sản xuất trước
+ Chọn n lô giống hệt lô cty mình, chọn lô nào có trị giá hải quan thấp nhất

3. Phương pháp xác định trị giá giao dịch của hàng tương tự
3.1. Khái niệm hàng hóa tương tự:
- Tuy không giống nhau về mọi phương diện nhưng có đặc điểm, tính chất giống nhau
được làm từ các nguyên liệu, vật liệu giống nhau và điều đó làm cho mặt hàng thực hiện
được các chức năng giống nhau và có thể chuyển đổi, thay thể nhau về mặt TM
- HH tương tự có các đặc trưng cơ bản giống nhau gồm:
+ Cùng NVL giống nhau, cùng pp chế tạo
+ Cùng chức năng, mục đích sử dụng
+ Có thể hoán đổi cho nhau trong GD thương mại
+ Được SX ở cùng 1 nước
+ Đước SX ở cùng 1 NSX hoặc NSX khác được ủy quyền
3.3. Nội dung
- Chọn lô hàng NK tương tự đủ điều kiện
- Xác định trị giá giao dịch của lô hàng NK tương tự đã tìm được
- Điều chỉnh trị giá giao dịch của lô hàng NK tương tự về cùng cấp độ thương mại, cùng
điều kiện vận chuyển, cùng mức phí bảo hiểm, v.v. với lô hàng đang phải xác định trị giá
giao dịch
- Lấy trị giá tính thuế của lô hàng tương tự sau khi được điều chỉnh làm trị giá tính thuế
cho lô hàng đang phải xác định

4. Phương pháp trị giá khấu trừ


4.1. Là trị giá được xác định căn cứ vào giá bán hàng hóa nhập khẩu, hh NK giống hệt,
tương tự*trên thị trường nội địa Việt Nam sau khi trừ đi các chi phí hợp lý và LN thư
được sau khi bán hàng NK
*: theo thứ tự
4.2. Nội dung phương pháp
Từ giá bán của lô hàng NK trong nước hoặc giá bán hh NK giống hệt hoặc tương tự, sử
dụng giá bán đó khấu trừ đi các chi phí phát sinh sau khi NK để tìm ra trị giá tính thuế
của lô hàng NK
4.3. Điều kiện áp dụng
- Phải có hoạt động bán hàng NK, hoặc hh giống hệt hoặc tương tự tại nước NK
- Hàng NK/giống hệt/tương tự phải cùng điều kiện như khi chúng NK (bán ra nguyên
trạng như khi NK về)
- Phải bán lại cho người mua không có quan hệ đặc biệt
- Hàng NK/giống hệt/tương tự phải được bán lại vào cùng thời điểm hay cùng kì với lô
hàng đang được xác định trị giá
4.4 Xác định trị giá hải quan theo phương pháp khấu trừ:
Bước 1: Xác định đơn giá bán lại hàng hóa trên thị trường trong nước
• Giá bán trên thị trường nội địa phải là giá bán của chính hàng hoá đang được xác định
giá trị tính thuế. Trường hợp hàng hóa nhập khâu chưa được bán tại thời điêm nhập khẩu
thì lây giá bán cua hàng hoa nhập khẩu giống hệt, nếu không có giá bán của hàng hóa
nhập khẩu giống hệt thì lấy giá bán của hàng hóa tương tự được bán trên thị trường trong
nước, với điều kiện hàng hóá đó được bán nguyên trạng như khi nhập khẩu
• Giá bán được lựa chọn là đơn giá bán của hàng hóa bán ra có số lượng lớn nhất sau khi
nhập khẩu và phải đủ để hình thành đơn giá (phải đạt tối thiểu 10% lượng hàng hóá của
lô hàng nhập khẩu được chọn giá bán để khấu trừ)
• Giá bán cho người mua trong nước không có mối quan hệ đặc biệt
• Các giao dịch bán lại này phải diễn ra trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhập khẩu lô hàng
Bước 2: Xác định các khoản được khấu trừ ra khỏi đơn giá bán
a) Trường hợp nhập khẩu hàng theo phương thức mua đứt bán đoạn:
- Các chi phí vận tải và chi phí mua bảo hiểm cho hàng hóa khi tiêu thụ trên thị trường
nội địa.
- Các khoản thuế, phí và lệ phí phải nộp ngân sách nhà nước khi nhập khẩu và bán hàng
nhập khẩu mà theo quy định của pháp luật hiện hành được hạch toán vào doanh thu bán
hàng, giá vốn và chi phí bán hàng nhập khẩu.
- Chi phí quản lý chung liên quan đến việc bán hàng nhập khẩu
- Lợi nhuận bán hàng sau khi nhập khẩu. (LN người nhập về bán)
b) Trường hợp người NK là đại lý bán hàng cho thương nhân nước ngoài thì khấu trừ
khoản hoa hồng người đó được hưởng
• Trường hợp đại lý bán hàng được thương nhân nước ngoài ủy quyền thực hiện một số
hoạt động có liên quan đến việc bán hàng hóa sau khi nhập khẩu tại Việt Nam ngoài hợp
đồng đại lý thì những chi phí của các hoạt động này phát sinh tại Việt Nam cũng được trừ
trong phạm vi các chi phí đã được thoả thuận trong hợp đồng. (những việc gì ngoài bán
hàng, trong hợp đồng thỏa thuận có nhắc đến quy định thì được khấu trừ)
• Chi phí phát sinh sau khi nhập khẩu được phép khấu trừ phải phản ánh trung thực chi
phí chung và lợi nhuận thực tế, phổ biến trong kinh doanh ngành hàng đó.
c) Hàng hoá nhập khẩu qua quá trình gia công, chế biến thêm ở trong nước thì cũng được
xác định trị giá tính thuế theo nguyên tắc giá bán hàng nội địa và trừ đi các chi phí gia
công, chế biến làm tăng thêm trị giá của hàng hoá.
Phương pháp xác định trị giá tính thuế này sẽ không được áp dụng khi:
- Hàng hoá nhập khẩu sau khi gia công, chế biến không còn nguyên trạng như khi nhập
khẩu;
- Hàng hoá nhập khẩu khi gia công, chế biến vẫn giữ nguyên đặc điểm, tính chất, công
dụng như khi nhập khẩu nhưng chỉ còn là một bộ phận của hàng hoá được bán ra trên thị
trường Việt Nam.
- Trường hợp sau khi gia công, chế biến hàng hoá nhập khẩu không còn nguyên trạng
như khi nhập khẩu, nhưng vẫn có thể xác định được chính xác giá trị tăng thêm do quá
trình gia công, chế biến thì trị giá tính thuế vẫn được áp dụng.
4.5. Các chứng từ phải nộp
Người nhập khẩu phải nộp các chứng từ (bản sao có đóng dấu sao y bản chính của đơn
vị):
- Hoá đơn bán hàng do Bộ Tài chính phát hành hoặc cho phép sử dụng.
- Hợp đồng đại lý bán hàng nếu người nhập khẩu là đại lý bán hàng của người xuất khẩu.
Hợp đồng này phải qui định cụ thể khoản phí hoa hồng mà người đại lý được hưởng, các
khoản chi phí mà người đại lý phải trả.
- Các chứng từ, số liệu kế toán hợp pháp, hợp lệ (có bản giải trình kèm theo) về chi phí
chung, các chi phí khác và lợi nhuận bán hàng.
- Biên lai thuế hoặc thông báo thuế về các khoản thuế đã nộp hoặc sẽ phải nộp.
- Tờ khai hàng hóa nhập khẩu của lô hàng được lựa chọn để khấu trừ (VD: NK xe máy lô
giống hệt thì cần tờ khai của hh NK giống hệt trước đó)
- Các tài liệu cần thiết khác để kiểm tra, xác định trị giá tính thuế theo yêu cầu của cơ
quan Hải quan.

5. Phương pháp trị giá tính toán


5.1. Khái niệm
Phương pháp trị giá tính toán là phương pháp xác định trị giá hải quan của hàng hóa dựa
trên các chi phí liên quan đến việc sản xuất và bán hàng để xuất khẩu đến nước nhập
khẩu
- Giá thành hay trị giá của nguyên vật liệu, chi phí của quá trình sản xuất hoặc quá trình
gia công khác được sử dụng trong quá trình sản xuất
- Chi phí chung và lợi nhuận
- Các chi phí điều chỉnh
5.2. Các yếu tố của trị giá tính toán:
5.2.1. Giá thành hay trị giá của nguyên vật liệu, chi phí của quá trình sản xuất hoặc quá
trình gia công khác được sử dụng trong quá trình sản xuất
a) Giá thành hay trị giá của nguyên vật liệu:
- Nguyên liệu thô
- Bán thành phẩm
- Các bộ phận lắp ráp hay chi tiết chế tạo sẵn
b) Chi phí về sản xuất:
Chi phí về nhân công sản xuất trực tiếp
Chi phí về hao mòn máy móc tham gia vào quá trình sản xuất
Chi phí về nhiên liệu, năng lượng tiêu hao
Các chi phí gián tiếp như giám sát, bảo dưỡng máy móc
Các chi phí về bao bì, đóng gói, chi phí trợ giúp…
Chi phí về khấu hao máy móc, thiết bị, giây truyền sản xuất tham gia trực tiếp vào quá
trình sản xuất

5.2. Các yếu tố của trị giá tính toán:


5.2.2. Lợi nhuân và chi phí chung của người sản xuất hàng hóa nhập khẩu
- Chi phí chung bao gồm tất cả chi phí trực tiếp hay gián tiếp của quá trình sản xuất và
bán để xuất khẩu hàng hóa, nhưng chưa được tính vào giá thành của sản phẩm hàng hóa
- Lợi nhuận và chi phí chung theo quy định của Hiệp định trị giá GATT/WTO cũng như
pháp luật Việt Nam là lợi nhuận và chi phí chung thường được phản ánh trong các hoạt
động bán hàng cùng phẩm cấp hoặc cùng chủng loại với hàng hóa nhập khẩu đang xác
định trị giá giao dịch, được sản xuất ở nước xuất khẩu để bán hàng đến nước nhập khẩu.

6. Phương pháp suy luận


6.1 Khái niệm:
Phương pháp suy luận là phương pháp xác định trị giá hải quan của hàng hóa bằng cách
áp dụng lại từ phương pháp 1 đến phương pháp 5 theo thứ tự nhưng được sử dụng linh
hoạt và hợp lý dựa trên số liệu đã thu thập được ở nước nhập khẩu
6.2 Điều kiện áp dụng
1/ Khi áp dụng phương pháp suy luận thì không được sử dụng các trị giá dưới đây để xác
định trị giá tính thuế:
a) Giá bán trên thị trường nội địa của mặt hàng cùng loại được sản xuất tại Việt Nam.
b) Giá bán hàng hoá ở thị trường nội địa nước xuất khẩu
c) Giá bán hàng hoá để xuất khẩu đến một nước khác (ngoài nước nhập khẩu);
d) Chi phí sản xuất hàng hoá ngoài các chi phí được sử dụng trong phương pháp trị giá
tính toán.
đ) Giá tính thuế tối thiểu;
e) Các loại giá giả định;
f) Trị giá cao hơn khi xác định được từ hai trị giá giao dịch của hàng hóa giống hệt hoặc
hàng hóa tương tự trở lên.
6.2 Điều kiện áp dụng
2/ Phải đựa trên trị giá hải quan đã được xác định trước đó, theo nghĩa rộng nhất trong
trừng mực có thể
3/ Các phương pháp này phải nhất quán với các nguyên tắc chung của Hiệp định và điều
7 của GATT
+ Nguyên tắc chung của hiệp định GATT:
• Có độ tin cậy cao nhất về trị giá của hàng hóa nhập khẩu
• Thống nhất trong việc xác định trị giá giao dịch
• Công bằng và trung thực
• Hệ thống xác định trị giá giao dịch phải dựa trên các tiêu chí đơn giản và hợp lý
• Nhất quán với các thông lệ thương mại
+ Nguyên tắc của điều 7 GATT:
• Phải căn cứ vào trị giá thực tế của hàng hóa . Không được căn cứ vào trị giá của hàng
hóa được sản xuất tại nước nhập khẩu hoặc trị giá áp đặt hay hư cấu
• Phải là giá mà với mức giá ấy hàng hóa đó hoặc hàng hóa tương tự được bán trong kỳ
kinh doanh bình thường, với các điều kiện cạnh tranh không hạn chế
4/ Phải dựa trên cơ sở dữ liệu thu thập được từ nước nhập khẩu
6.3 Nội dung phương pháp suy luận
a) Vận dụng linh hoạt phương pháp 1 (Phương pháp trị giá giao dịch thực tế)
Thỏa thuận qua thư tín thương mại hợp pháp được chấp nhận
- Người mua không có đủ toàn quyền định đoạt, sử dụng hàng hóa do điều kiện từ phía
người bán, nhưng những điều kiện đó không làm ảnh hưởng đến trị giá của hàng hóa
b) Vận dụng linh hoạt phương pháp 2 và phương pháp 3
- Linh hoạt về kỳ giao dịch: +_ 90 ngày
- Linh hoạt về nước xuất xứ (cùng quốc gia khác NSX được)
c) Vận dụng linh hoạt phương pháp khấu trừ
d) Vận dụng phương pháp 2 kết hợp với phương pháp 4 hoặc 5
e) Vận dụng phương pháp 3 kết hợp với phương pháp 4 hoặc 5
Lần đầu lô hàng pp4 hoặc 5 không áp dụng được, quay trở lại áp dụng (điều kiện đã mở
rộng hơn)
BT:
Công ty Minh Khang ở Việt Nam nhập khẩu 2 lô sản phẩm đúc bằng thép từ công
ty Thép Chiangmai Thái Lan lần lượt vào ngày 1/8 và ngày 15/8/2010, mỗi lô hàng bao
gồm 600 sản phẩm với giá 80 USD/chiếc. Giá mua chưa tính đến chi phí khuôn đúc đã
qua sử dụng do công ty Minh Khang cung cấp miễn phí cho người bán. Khuôn đúc mới
được mua tại Việt Nam có giá gốc là 10.000 USD và vận chuyển đến nhà máy của Thép
Chiangmai ở Thái Lan với toàn bộ chi phí là 2000 USD.
Khuôn đúc đã được sử dụng để sản xuất ra 3.000 sản phẩm, khuôn vẫn còn một
nửa tuổi thọ. Khi nhận được khuôn đúc, công ty Thép Chiangmai đã sản xuất và lưu kho
3.000 sản phẩm cùng với khuôn rập và đem huỷ khuôn theo thoả thuận với Minh Khang.
Minh Khang muốn phân bổ trị giá khuôn đúc vào lô hàng thứ nhất.
Hãy xác định trị giá hải quan cho cả 2 lô hàng và khai báo lên 2 tờ khai trị giá.
Biết rằng Minh Khang là một nhà phân phối ở miền Bắc của công ty Thép Chiangmai
Thái Lan. Ngoài Minh Khang còn có 2 nhà phân phối khác ở miền Trung và miền Nam.
Trong hồ sơ chứng từ đều thể hiện rằng Công ty Thép Chiangmai Thái Lan thoả thuận
với các nhà phân phối của mình như với các công ty độc lập khác.
- Trị giá hợp đồng = 100.000USD
- Các khoản điều chỉnh cộng:
+ Khoản trợ giúp (đĩa gốc + CPVC)=30030 USD
+ Đĩa trắng: 10000x1=10000 USD
+ Gửi đĩa trắng: 200 USD
+ Cước vận chuyển: 1500 USD
+ Bảo hiểm: 300USD
- Các khoản điều chỉnh trừ: 0
Notes: Tiền bản quyền cho Mỹ Tâm: 20000 USD (không tính vào điều chỉnh cộng,
đây là chi phí phát sinh ở Việt Nam, không liên quan gì đến giao dịch NK)

You might also like