You are on page 1of 5

MÔ HÌNH CÔNG NGHIÊP HOÁ

Phần này đọc thêm thôi nhé. Bỏ đi cũng đc


Mô hình công nghiệp hóa kiểu Liên Xô (cũ):
Bắt đầu từ những năm 1930 ở Liên Xô (cũ) sau đó được áp dụng cho các
nước XHCN ở Đông Âu (cũ) sau năm 1945 và một số nước đang phát triển đi
theo con đường XHCN trong đó có Việt Nam vào những năm 1960. Mô hình
này ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. Để thực hiện được thì đòi hỏi nhà nước
huy động hết mọi nguồn lực cho việc phát triển công nghiệp nặng mà cụ thể là:
cơ khí, chế tạo máy thông qua cơ chế kế hoạch hóa tập trung, mệnh lệnh.
=> tạo điều kiện cho các nước theo mô hình này xây dựng được một hệ
thống cơ sở vật chất kỹ thuật to lớn.
- Mô hình công nghiệp hóa của Nhật Bản và các nước công nghiệp mới
(NICs):
Nhật Bản và các nước NICs đã tiến hành công nghiệp hóa theo con
đường mới đó là thực hiện chiến lược công nghiệp hóa rút ngắn, đẩy mạnh xuất
khẩu, phát triển sản xuất trong nước thay thế hàng nhập khẩu, thông qua việc
tận dụng lợi thế về khoa học, công nghệ các nước đi trước. Có 3 con đường để
tiếp thu KHCN của các nước đi trước để tiến hành công nghiệp hóa đó là:
-Một là, thông qua đầu tư nghiên cứu, chế tạo và hoàn thiện dần dần trình
độ công nghệ từ thấp đến cao
-Hai là, tiếp nhận sự chuyển giao công nghệ từ các nước tiên tiến hơn
- Ba là, xây dựng chiến lược phát triển khoa học, công nghệ nhiều tầng, kết
hợp cả công nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại. Kết hợp vừa
nghiên cứu chế tạo vừa tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ các nước phát
triển hơn.
- -> Sử dụng con đường thứ ba cùng với những chính sách đúng đắn và hiệu
quả đã thức hiện công nghiệp hóa thành công và mau chóng gia nhập vào
nhóm các nước công nghiệp phát triển.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------

NỘI DUNG SLIDE TỪ PHẦN NÀY HEN. CÁI TAO HIGHLIGHT MÀU XANH ĐẬM LÀ PHẦN ADD
VÔ SLIDE CÒN MẤY CÁI TRONG NGOẶC NÓI MỒM HOẶC ĐỌC THÊM

Công nghiệp hoá ( 1926-1940 ) : LIÊN XÔ CŨ

Đại hội lần thứ XIV (tháng 12-1925) của Đảng Cộng sản Liên Xô đã đề ra
chủ trương công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, đánh dấu sự chuyển biến có ý nghĩa
lịch sử trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô. Đại hội đó được ghi vào
lịch sử với tên gọi “Đại hội công nghiệp hóa”.
Quá trình công nghiệp hóa ở Liên Xô đã diễn ra theo ba bước:
> Bước thứ nhất - bước chuẩn bị (hai năm 1926-1927) hay còn gọi là bước lấy
đà, chủ yếu cải tạo lại các xí nghiệp cũ và xây dựng mới các xí nghiệp vừa và nhỏ.
- Đến cuối năm 1927, nền công nghiệp Xô Viết đã vượt xa nền công nghiệp nước
Nga trước cách mạng.
> Bước thứ hai - kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1928-1932) là bước triển khai
có ý nghĩa quyết định:
+ Liên Xô đã xây dựng được một nền công nghiệp nặng to lớn với kỹ thuật tiên tiến (VD :
đưa vào sản xuất 1.500 xí nghiệp công nghiệp mới, chủ yếu là xí nghiệp có quy mô lớn và
hiện đại, đã cho ra đời những ngành mới của đất nước như sản xuất máy kéo, máy liên hợp,
ô tô, máy bay, máy công cụ, đầu máyđiêzen, đầu máy chạy bằng điện, sản xuất cao su tổng
hợp, tơ nhân tạo và chất dẻo...)
 được thực hiện trong 4 năm 9 tháng, giá trị tổng sản lượng công nghiệp gấp 2 lần(công
nghiệp nặng gấp 2,7 lần, ngành than, ngành khai thác gỗ không hoàn thành được kế hoạch
đã định).
> Bước thứ ba - kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1933-1937) là bước hoàn thành
việc trang bị kỹ thuật cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Kế hoạch này cũng đã đặc
biệt chú ý vào việc phát triển công nghiệp nặng.
( VD:đã xây dựng 4.500 xí nghiệp; giá trị tổng sản lượng công nghiệp gấp 2,2 lần; trong đó
nhóm A tăng 2,4 lần; công nghiệp nhẹ cũng tăng, nhưng không hoàn thành được kế hoạch
Đến năm 1937, Liên Xô đã hoàn thành nhiệm vụ công nghiệp hóa xã hội chủ
nghĩa.
> Thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ ba (1938-1942) để phát triển mạnh mẽ hơn nữa ngành
công nghiệp ( ngành luyện kim,xây dựng các xí nghiệp mới ở Uran và vùng phía Đông Liên
Xô)
- Chỉ được thực hiện trong 3 năm rưỡi (vì Ngày 22 tháng 6 năm 1941, phát xít Đức bội ước
tấn công Liên Xô  kế hoạch này bị bỏ dở.)
- Đến năm 1940, giá trị tổng sản lượng công nghiệp của Liên Xô đã gấp 7,7
lần so với năm 1913,
Nhờ sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp, Liên Xô đã từ một nước đứng thứ 5 thế
giới trở thành thứ hai thế giới, đứng đầu châu Âu

Kết luận:
Quá trình công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô đã thể hiện rõ một số
đặc điểm sau:
- Ưu tiên tập trung cho phát triển công nghiệp nặng ngay từ đầu.
(Nguyên nhân, Liên Xô là nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên, bị phương Tây bao vây, phong
tỏa về kinh tế trong khi nền kinh tế có sự lạc hậu nhiều so với phương Tây. Bên cạnh đó, sau
khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933,nguy cơ cuộc chiến tranh thế giới mới có thể diễn
ra.)
- Tập trung cho phát triển công nghiệp nặng không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn liên quan
đến vấn đề quốc phòng.
- Nguồn vốn của CNHXHCN Liên Xô hoàn toàn dựa vào trong nước ( thông qua việc thực
hiện chế độ tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng, các khoản thu từ kinh tế quốc doanh, xuất
khẩu để thu ngoại tệ...)
- Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô được thực hiện trên cơ sở kế
hoạch điện khí hóa nước Nga của V.I. Lênin
- Tiến hành một cách có kế hoạch; được chỉ đạo theo kế hoạch thống nhất tập trung cao
độ.
(Thực tế, tính tập trung cao độ của mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung là một đòn bẩy
mạnh mẽ trong việc huy động và tập trung vốn cho sự phát triển đại công nghiệp cơ khí. Vai
trò của nhà nước ở đây có ý nghĩa đặc biệt, nó không chỉ với chức năng “bà đỡ”,
mang tính hỗ trợ cho phát triển mà nhà nước thực sự là chủ thể quyết định thực hiện công
nghiệp hóa và thúc đẩy sự phát triển. Nhà nước với tư cách là người tập
trung vốn tích lũy, đầu tư và áp đặt mô hình công nghiệp hóa trong thực tiễn.)
- Công nghiệp hóa ở Liên Xô gắn liền với tập thể hóa trong nông nghiệp, tác động trực tiếp
đến việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nông nghiệp.
- Tốc độ công nghiệp hóa ở Liên Xô rất nhanh chóng. (Sự thành công trong
công nghiệp hóa ở Liên Xô có nhiều nguyên nhân nguyên nhân
quan trọng là có sự nỗ lực chủ quan của nhân dân Liên Xôtrong quá trình công nghiệp hóa
xã hội chủ nghĩa, thể hiện ở các phong trào thi đuaxây dựng chủ nghĩa xã hội đã được phát
triển mạnh mẽ khắp đất nước Liên Xô)

CÔNG NGHIỆP HOÁ NHẬT BẢN


Trải qua một quá trình công nghiệp hóa mạnh mẽ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai
Một số đặc điểm chính của mô hình công nghiệp hóa ở Nhật Bản bao gồm:
> Thừa nhận khoa học, công nghệ của các nước đi trước :
-Ngay từ khi mới lên nắm quyền, chính phủ Minh Trị đã nhận thấy rằng,muốn xây dựng đất
nước có một nền công nghiệp hiện đại cần phải có trình độ khoa học kỹ thuật cao với
phương châm “học hỏi phương Tây,đuổi kịp và vượt phương Tây”.
-Áp dụng nhanh chóng các thành tựu khoa họccủa phương Tây vào quá trình công nghiệp
hóa đất nước  lớn mạnh về kinh tế.
> Quan tâm đào tạo nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật :
- Chính phủ Minh Trị cũng nhận thức được rằng: Muốn xây dựng một nền công nghiệp hiện
đại, phải có một đội ngũ trí thức tiên tiến, đủ cơ sở vàtiềm lực xây dựng đất nước. Ngay
trong lời tuyên thệ, Thiên hoàng MinhTrị đã nói: “Cầu trí thức ở thế giới, làm cho nước nhà
trở nên mạnh lớn, vẻ vang”.  nhân tố quyết định giúp Nhật Bản phát triển kinh tế theo
hướng “đón đầu”, tiếp cận khoa học kỹ thuật phương Tây.
- Gửi sinh viên ra nước ngoài để học tập được chính quyền Minh Trị coi là quốc sách. Chủ
trương sử dụng nhân tố quốc tế để tiến hành công nghiệp hoá của Nhật Bản được triển khai
nhanh và vững chắc bằng những bước đi và những hình thức cụ thể.
-Bước đột phá lịch sử đưa đến sự “cất cánh” của Nhật Bản là sự kiện Thiên hoàng Minh Trị
tuyên bố Cương lĩnh cải cách (tháng 4-1868), trong đó nhấn mạnh tư tưởng “học tập nước
ngoài để xây dựng đất nước”.
> Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng :
- Muốn CNH thành công thì phải có cơ sở hạ tầng vững chắc, đặc biệt là ngành giao thông
vận tải, thông tin liên lạc. Xác định đường sắt là một trong những mạch máu của
sự phát triển kinh tế - xã hội, ngay từ đầu Nhật Bản đã chú trọng xây dựng.
Trong những năm sau, Nhật Bản đã có những sự phát triển mạnhmẽ trong cơ sở hạ tầng:
[Năm 1872, Nhật Bản hoàn thành tuyến đường sắtTokyo - Yokohama dài 19 dặm. Đến cuối
những năm 80 của thế kỷ XIX,tổng chiều dài đường sắt được xây dựng là 580 dặm, chủ yếu
do số vốnvay của nước ngoài (nước Anh). Đặc biệt nhất là vào năm 1880, tuyếnđường sắt
Kyoto - Otsu được xây dựng. Đây là tuyến đường sắt đầu tiênmà Nhật Bản xây dựng không
dựa vào sự giúp đỡ của nước ngoài. Năm1881, một số tư nhân được nhà nước cho phép
đứng ra xây dựng hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ, đường thủy, hải cảng quốc tế và
Thiên hoàng Minh Trị cũng cho thành lập Bộ Công nghệ nhằm giúp đỡ cácxí nghiệp tư nhân
liên quan đến việc bảo trợ kỹ thuật, cho vay vốn vàđánh thuế] phần ni lấy hình ảnh chèn zô
khỏi thêm nội dung nha
- etc…
> Tận dụng mọi nguồn lực để công nghiệp hóa đất nước :
- Vì nhận thức được nếu muốn công nghiệp hóa được đất nước thì cần phảicó một lực
lượng nhân lực có trình độ khoa học kỹ thuật cao và cơ sở hạtầng phát triển nên Nhật Bản
đã chú ý đến nguồn vốn và chú trọng đầu tưvốn.
-Trong thời kỳ này, chính quyền Minh Trị chú ý vào hai loại vốn sau: +Thứnhất là vốn trong
nước: chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, đó là khoảnthu nhập từ thuế đất và thuế nông
nghiệp với mức cao và số vốn từnguồn vốn tự tiết kiệm, do nhà nước ban hành quy định
cấm nhân dân đidu lịch nước ngoài, để đầu tư vào phát triển kinh tế đất nước. +Thứ hai là
vốn nước ngoài, nhà nước dùng hình thức vay vốn của nước ngoài, mụcđích để mua máy
móc phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa.
-Số vốn thu được từ các lĩnh vực trên đã được nhà nước giải quyết một cách hợp lý, linh
hoạt, có hiệu quả cao
> Phát triển hài hòa công nghiệp nhẹ và công nghiệp nặng :
-Trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa, công nghiệp nhẹ,nhất là công nghiệp
dệt, được chính phủ Minh Trị chú trọng do đầu tư ít vốn hơn công nghiệp nặng. Mặt khác,
công nghiệp nhẹ thu lãi nhanh hơn, có triển vọng tạo thế cân bằng cán cân thương mại cho
Nhật Bản
 quá trình công nghiệp hoá dưới thời Minh Trị ở Nhật Bản đã có vai trò quan trọng đưa
đất nước này thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, nhanh chóng trở thành một cường quốc kinh tế
phát triển nhất châu Á đi theo mô hình các nước tư bản chủ nghĩa ở phương Tây.

CÔNG NGHIỆP HOÁ CÁC NƯỚC NICs

>giai đoạn 1: tạo tiền đề cho công nghiệp hóa


>giai đoạn 2: thực hiện công nghiệp hóa.
- Trong giai đoạn đầu, họ thực hiện mô hình CNH thay thế nhập khẩu – CNH hướng nội (đây
cũng là mô hình được áp dụngphổ biến tại nhiều nước vào những năm giữa thế kỷ XX về
trước) giúp cho các nước giải quyết được vấn đề về vốn và kỹ thuật để phát triển một số
ngành công nghiệp và đáp ứng nhu cầu cơ bản của dân chúng về việc làm và thu nhập…
-Đến cuối thập niên 1960, với xu hướng toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, mô hình CNH thay
thế nhập khẩu đã bộc lộ những hạn chế ( Chi phí cao , thời gian và quy trình phức tạp , rủi
ro, sự phụ thuộc vào nguồn tài nguyên ),
 NICs đã bắt đầu chuyển sang thực hiện mô hình CNH hướng vào xuất khẩu (CNH hướng
ngoại Singapore là nước đầu tiên thực hiện . Mục tiêu khai thác lợi thế về nguồn lao động
dồi dào, giá rẻ để xuất khẩu, tạo nguồn vốn tích lũy cho phát triển công nghiệp,
-Còn từ giữa thập niên 1990 đến nay, NICs đã chuyển sang mô hình CNH hướng tới công
nghệ cao, bằng việc tập trung phát triển các ngành có hàm lượng khoa học cao như: sản
xuất xe hơi, máy công cụ, máy kỹ thuật số, người máy, … làm đầu tàu cho tăng trưởng.
 Nền công nghiệp tăng trưởng nhanh chưa từng thấy tại các nước này.
Khoa học – kỹ thuật phát triển mạnh chưa từng thấy. Thế giới bước vào thời đại của toàn
cầu hóa và kinh tế tri thức, cùng với đó là sự xuất hiện của tự động hóa, tin học, điện tử viễn
thông… Thời kỳ của những công nghệ mới, cách tổ chức mới, cách tổ chức lao động mới,
cách thức tiêu dùng mới và cả những lối sống mới

You might also like