You are on page 1of 7

Họ vè tên: Nguyễn Thị Trà Giang Mã sinh viên: 1873402010639

Khóa/ lớp: (niên chế) CQ56/08.01 (tín chỉ): CQ56/08.2-LT1

STT: 01 ID phòng thi: 530 053 0012

Ngày thi: 10/06/2021 Giờ thi: 13h30

BÀI THI MÔN: HẢI QUAN

Hình thức thi: Bài tập lớn

Mã đề thi: Đề số 03 Thời gian thi: 3 ngày

BÀI LÀM

Câu 1: Phân biệt giữa kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa?
Cho ví dụ minh họa?

1. Khái niệm:
- Hải quan:
Theo Công ước Kyoto “Hải quan là cơ quan của chính phủ chịu trách nhiệm
của thi hành Luật hải quan và thu thuế hải quan và thuế khác. Đồng thời
cũng chịu trách nhiệm thi hành các luật lệ khác có liên quan đến việc nhập
khẩu, xuất khẩu, vận chuyển hay lưu kho hàng hóa”.
- Hồ sơ hải quan là tất cả các chứng từ phản ánh các nhiệm vụ xuất khẩu,
nhập khẩu hàng hóa; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải mà
người khai hải quan phải nộp hoặc xuất trình cho cơ quan hải quan theo quy

1
định của pháp luật để thực hiện thủ tục hải quan cho hàng hóa và phương
tiện vận tải.
- Kiểm tra hồ sơ hải quan là việc của cơ quan hải quan kiểm tra tờ khai hải
quan và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan (các chứng từ đi kèm tờ khai hải
quan). Cụ thể:
o Kiểm tra nội dung khai của người khai hải quan trên tờ khai hải quan.
o Kiểm tra các chứng từ đi kèm tờ khai hải quan.
o Đối chiếu nội dung khai hải quan với các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan.
o Kiêm tra sự phù hợp giữa nội dung khai với quy định hiện hành của pháp
luật về chính sách quản lý hàng hóa, chính sách thuế và các quy định
khác có liên quan.
- Kiểm tra thực tế hàng hóa là việc cơ quan hải quan kiểm tra thực trạng của
hàng hóa, đối chiếu sự phù hợp giữa thực tế hàng hóa với hồ sơ hải quan.
2. Phân biệt kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa:

Câu 2: Trình bày hiểu biết của anh (chị) về thủ tục hải quan điện tử? Cơ sở
pháp lý để thực hiện thủ tục hải quan điện tử? Đề xuất một số giải pháp
nâng cao thực hiện giải pháp thủ tục hải quan điện tử ở Việt Nam hiện nay.

1. Thủ tục hải quan điện tử.


1.1. Khái niệm.
- Thủ tục hải quan:
Theo Công ước Kyoto về đơn giản hóa và hài hòa hóa thủ tục hải quan “Thủ
tục hải quan là tất cả các hoạt động tác nghiệp mà bên liên quan và Hải quan
phải thực hiện nhằm đảm bảo tuân thủ Luật Hải quan”.
Theo Luật hải quan Việt Nam “ Thủ tục hải quan là các công việc mà người
khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của pháp
luật đối với hàng hóa, phương tiện vận tải”.

2
- Thủ tục hải quan điện tử là thủ tục hải quan được thực hiện bằng các thông
điệp dữ liệu điện tử thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải
quan theo quy định pháp luật.

1.2. Quy trình thực hiện thủ tục Hải quan điện tử:
1.2.1. Đối với doanh nghiệp có hàng hóa xuất – nhập khẩu:
Bước 1: Doanh nghiệp thực hiện khai tờ khai hải quan điện tử, tờ khai trị giá
(nếu cần) theo đúng tiêu chí và khuôn dạng chuẩn và gửi tới hệ thống của cơ
quan hải quan.
Bước 2: Doanh nghiệp nhận thông tin phản hồi từ cơ quan hải quan về số tờ
khai hải quan, kết quả phân luồng và thực hiện một trong các nội dung sau:
+ Luồng xanh: Miễn kiểm tra hồ sơ giấy và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa. Lô
hàng được cơ quan hải quan chấp nhận thông quan thì chuyển sang bước 4.
+ Luồng vàng: Kiểm tra hồ sơ hải quan. Nếu được yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ
sơ hải quan thì doanh nghiệp thực hiện theo yêu cầu và xuất trình hồ sơ giấy để
cơ quan hải quan kiểm tra. Nếu lô hàng được chấp nhận thông quan thì thực
hiện tiếp bước 4, nếu cơ quan hải quan yêu cầu kiểm tra thực tế hàng hóa thì
chuyển sang bước 3.
Bước 3: - Luồng đỏ: Doanh nghiệp xuất trình hồ sơ giấy và hàng hóa để cơ
quan hải quan kiểm tra.
Bước 4: Doanh nghiệp in tờ khai trên hệ thống của mình để đi lấy hàng.  
1.2.2. Đối với cơ quan hải quan:
Bước 1: Tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, phân luồng tờ khai: Hệ thống tự động
tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn (nếu có) cho người khai hải quan và cấp số tờ
khai hải quan sau khi nhận thông tin khai trước của người khai hải quan.
Trường hợp người khai hải quan thông báo không thực hiện đăng ký được tờ

3
khai hải quan, Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai căn cứ vướng mắc của
doanh nghiệp để hướng dẫn xử lý.
Bước 2: Kiểm tra hồ sơ hải quan.
Bước 3: Kiểm tra thực tế hàng hóa.
Bước 4: Kiểm tra hoàn thành nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí.
Bước 5: Quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ.
1.3. Vai trò và lợi ích của thủ tục hải quan điện tử.
1.3.1. Vai trò đối với hội nhập quốc tế.
Nhiệm vụ của ngành hải quan là phải đơn giản hóa thủ tục hải quan theo công
ước Kyoto sửa đổi, thực hiện việc xác định giá trị hải quan theo hiệp định trị giá
GATT, thực hiện công ước hệ thống mô tả hài hòa và mã hóa hàng hóa (công ước
HS), thực hiện cam kết liên quan đến bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa
(Hiệp định TRIPs), đảm bảo hệ thống pháp luật về hải quan đầy đủ, thống nhất, rõ
ràng và công khai, phù hợp với các cam kết quốc tế, thực hiện nghiêm chỉnh, bình
đẳng cho mọi đối tượng. Thủ tục hải quan điện tử từ phạm vi quốc gia đã mở ra
phạm vi toàn cầu trong một thời gian ngắn đã làm giảm thiểu sự phức tạp và xung
đột về thủ tục hải quan giữa các nước, tạo ra hàng loạt thuận lợi và thống nhất
trong hợp tác và giao thương quốc tế, tránh tổn thất và rủi ro xuất phát từ lỗi thủ
tục gây ra. Minh chứng cho vai trò của thủ tục hải quan điện tử là hàng loạt quốc
gia đã đưa tốc độ phát triển thương mại quốc tế lên cao hơn tốc độ tăng trưởng
GDP của mình.
1.3.2. Vai trò đối với công tác quản lý Nhà nước.
Trong lĩnh vực hải quan, khi áp dụng thủ tục hải quan điện tử đã cho thấy
tiềm năng to lớn cần khai thác để thực hiện cải cách hành chính vốn rất ì ạch tại
lĩnh vực này.
- Thủ tục hải quan điện tử cho phép đơn giản hóa và giảm thiểu số lượng thủ
tục hành chính của ngành hải quan.
4
- Thủ tục hải quan điện tử tác động và thúc đẩy các cơ quan quản lý Nhà
nước khác phải đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa - ứng dụng công nghệ thông tin
trong thủ tục hành chính để đảm bảo phục vụ người dân và nâng cao hiệu quả quản
lý. Với ưu thế như công khai, rõ ràng, minh bạch nên cho phép tăng cường hiệu lực
và hiệu quả của quản lý Nhà nước trong lĩnh vực hải quan, trong đó dễ thấy nhất
là: giao thương quốc tế của quốc gia được tăng trưởng và phát triển bền vững hơn;
ngân sách Nhà nước giảm thất thoát vì sự minh bạch từ những nguồn thu hải quan;
an ninh quốc gia, an ninh thương mại, trật tự an toàn xã hội trong hội nhập quốc tế
về thương mại, đầu tư, du lịch được cải thiện rõ rệt.
1.3.3. Vai trò đối với doanh nghiệp.
Với việc xuất hiện thủ tục hải quan điện tử và Nhà nước đưa vào vận hành,
doanh nghiệp ngày càng nhận ra phương thức thực hiện thủ tục hải quan này có vai
trò quan trọng đối với Nhà nước và cả đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực giao
thương quốc tế.
- Thủ tục hải quan điện tử cho phép doanh nghiệp giảm thiểu nhiều loại chi
phí về hải quan, trong đó nổi bật là: giảm chi phí làm tờ khai hải quan; giảm thời
gian kiểm tra hải quan và sau thông quan; giảm thời gian xử lý các lỗi kỹ thuật
nghiệp vụ; giảm chi phí đưa và nhận hối lộ giữa doanh nghiệp với công chức hải
quan. Tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp do cắt giảm chi phí lưu kho bãi, nâng cao
sức cạnh tranh.
2. Cơ sở pháp lý cho việc áp dụng thủ tục hải quan điện tử.
2.1. Cơ sở pháp lý quốc tế về thủ tục hải quan điện tử.
Cơ sở pháp lý quốc tế là các văn bản do các quốc gia thỏa thuận xây dựng nên
và thường được gọi là các Điều ước quốc tế. Các Điều ước quốc tế bao gồm các
Điều ước về hải quan và các Điều ước1 quốc tế liên quan đến hoạt động hải quan
mà Việt Nam gia nhập hoặc công nhận.
Bao gồm:
5
- Công ước về đơn giản hóa và hài hòa thủ tục hải quan (Công ước Kyoto sửa
đổi 1999) của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO).
- Hiệp định hải quan ASEAN được lập tại Phuket – Thái Lan ngày 1/3/1997.
2.2. Cơ sở pháp lý Quốc gia về thủ tục hải quan điện tử.
Cơ sở pháp lý quốc gia là những văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự thủ tục do luật đinh. Cơ sở pháp lý
quốc gia gồm các văn bản pháp luật về hải quan và các văn bản luật liên quan đến
hải quan.
2.2.1. Hệ thống luật.
 Luật Hải quan.
- Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29/06/2001.
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan số 42/2005/QH11 ngày
14/04/2005.
- Luật Hải quan số 54/2014/HQ13 ngày 13/06/2014.
 Luật giao dịch điện tử.
- Luật số 51/2005/HQ11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam ban hàng ngày 29/11/2005.
 Luật quản lý thuế.
- Luật số 78/2006/QH10 ngày 29/11/2006.
- Luật sửa đổi bố sung một số điều của Luật quản lý thuế ngày 20/11/2012.
- Các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành.
2.2.2. Các văn bản dưới luật.
 Nghị định của Chính phủ:
- Nghị định 87/2012/NĐ-CP ngày 23/10/2012 quy định chi tiết một số điều của
Luật Hải quan về thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
thương mại.

6
 Thông tư:
- Thông tư 222/2009/TT-BTC ngày 26/11/2009 của Bộ Tài chính về việc
hướng dẫn thí điểm thủ tục hải quan điện tử.
- Thông tư 196/2012/TT-BTC ngày 15/11.2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
quy định thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
thương mại.
- Thông tư số 22/2914/TT-BTC ngày 14/020/2014 của Bộ Tài chính quy định
thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại.
 Các văn bản pháp luật khác có liên quan:
- Quyết định số 149/2005/QĐ-TTg ngày 20/06/2005 của Thủ tướng Chính phủ
về thí điểm thông quan điện tử.
- Quyết định số 50/2005/QĐ-BTC ngày 19/07/2005 của Bộ Tài chính về việc
ban hành Quy định quy trình thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử đối
với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Quyết định số 52/2007/QĐ-BTC ngày 20/06/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính về việc thi hành thí điểm thủ tục hải quan điện tử.
- Quyết định số 3046/2012/QĐ-TCHQ ngày 27/12/2012 của Tổng cục Hải
quan về việc ban hành quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu thương mại.
- Quyết định số 988/QĐ-TCHQ ngày 28/03/2014 của Tổng cục Hải quan về
việc ban hành quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu thương mại.

You might also like