You are on page 1of 60

“Trí tuệ của con người nếu không dùng tới sẽ bị khô héo” –

Davinci

“Sự cầu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương” –
Nam Cao

1
NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN

2
YÊU CẦU NGƯỜI HỌC

- Mỗi cá nhân có 1 cây bút viết bảng.


- Mỗi nhóm có 1 tờ A0 bọc bóng kiếng.
- Sinh viên phải tham dự lớp từ 80% thời gian
trở lên
- Làm bài tập, nghiên cứu bài trước.
- Tham gia những bài kiểm tra thường xuyên :
20%
- Thi giữa kỳ (tự luận): 30%
- Thi kết thúc môn (tự luận) :50%
3
TÀI LIỆU HỌC TẬP :
 Sách, giáo trình chính: Nguyên lý kế toán do TS.
Nguyễn Thị Thu Hiền và tập thể giáo viên khoa kế toán
biên soạn.
 Bài tập Nguyên lý kế toán do TS. Nguyễn Thị Thu Hiền
và tập thể giáo viên khoa kế toán biên soạn.
 Sách tham khảo:

- 140 bài tập và bài giải kế toán tài chính – TS. Hà


Xuân Thạch.
- Chuẩn mực kế toán, các văn bản hướng dẫn thi
hành quy định về chế độ kế toán doanh nghiệp.

4
MỤC TIÊU MÔN HỌC
 Kiến thức: SV sẽ được trang bị những kiến thức
cơ bản, nền tảng của bộ môn kế toán.
 Kỹ năng: - SV làm thành thạo các bài tập.

- Kỹ năng làm việc nhóm


- SV có thể làm kế toán viên cho những
doanh nghiệp vừa và nhỏ.
 Thái độ: SV có thái độ vui vẻ, tự tin trước đám
đông, tích cực chủ động tìm kiếm, chọn lọc và lĩnh
hội thông tin từ các nguồn để làm giàu cho kho
5
tàng trí tuệ của bản thân.
NỘI DUNG MÔN HỌC
Gồm 5 chương:
 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN

 CHƯƠNG 2: BÁO CÁO TÀI CHÍNH

 CHƯƠNG 3: CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

 CHƯƠNG 4: TÀI KHOẢN KẾ TOÁN VÀ GHI SỔ KÉP

 CHƯƠNG 5: KẾ TOÁN CÁC QUÁ TRÌNH KINH DOANH CHỦ


YẾU TRONG DOANH NGHIỆP

6
MỤC TIÊU

KIẾN KỸ THÁI
THỨC NĂNG - Nhận biết ĐỘ
được sản
- SV sẽ hiểu phẩm của
được khái người làm
kế toán là
niệm kế BCKT (Báo - Tích cực
toán, cáo tài làm việc
nhiệm vụ, chính, báo nhóm
yêu cầu và cáo Quản
các nguyên trị) - Tự tin
tắc của trước đám
- Kỹ năng đông.
người làm làm việc
kế toán nhóm, thảo
luận, trình
bày trước
lớp 8
NỘI DUNG
 1.1 Khái niệm kế toán
 1.2 Đối tượng sử dụng thông tin kế toán

 1.3 Các lĩnh vực của kế toán

 1.4 Các nguyên tắc kế toán

 1.5 Các phương pháp kế toán

 1.6 Nhiệm vụ, vai trò và các yêu cầu cơ bản của kế toán

 1.7 Đạo đức trong kế toán

 1.8 Khung pháp lý kế toán Việt Nam

9
TÀI LIỆU HỌC TẬP
 Nguyên Lý Kế Toán - Trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM,
2016.
 Bài tập Nguyên Lý Kế Toán - Trường Đại Học Công Nghiệp
TP.HCM, 2016.
 Luật Kế Toán số: 88/2015/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2015.

 Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam.

 Thông tư số 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22 tháng 12 năm


2014.
10
1. KHÁI NIỆM KẾ TOÁN VÀ PHÂN LOẠI KẾ TOÁN
 1.1 Khái niệm kế toán
 1.2 Phân loại kế toán

11
Tình
huống
 Ông Nam là giám đốc công ty Sao Việt, hôm nay là ngày 02/
8/2016, ông yêu cầu kế toán trưởng báo cáo cho ông biết về
kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong tháng 7/2016.
 Kế toán trưởng báo cáo rằng, tháng 7/2016, công ty lãi 100 trđ.

 Câu hỏi:

 Theo bạn, ông Nam muốn biết kết quả SXKD của đơn vị mình
để làm gì? Ông Nam có chấp nhận con số 100 trđ tiền lãi này
khi kế toán chỉ báo cáo bằng miệng mà không có bất kỳ số liệu
cụ thể chứng minh không?
 Và kế toán dựa vào đâu, kế toán phải làm những việc gì để có
thể báo cáo cho ông Nam biết là công ty lãi 100 trđ trong tháng12
7/2016?
1.1 KHAÙI NIEÄM KEÁ TOAÙN
Luật kế toán
88/2015/QH13

Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân


tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới
hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.

13
1.1 KHAÙI NIEÄM KEÁ TOAÙN
 - Thu thập thông tin kinh tế, tài chính: tập hợp các thông tin kế toán
(việc tập hợp các chứng từ, các báo cáo liên quan).
 - Xử lý thông tin kinh tế, tài chính: tính toán, phân loại các đối
tượng kế toán để ghi vào chứng từ kế toán hoặc sổ sách tế toán, …
 - Kiểm tra thông tin kinh tế, tài chính: phát hiện, xử lý các sai sót,
gian lận (nếu có) các thông tin kinh tế tài chính đã thu thập được.
 - Phân tích thông tin kinh tế, tài chính:

 + Kiểm tra lại mức độ phù hợp của thông tin đã thu thập, xử lý ;

 + Đánh giá lại những thông tin đã tập hợp được  hỗ trợ cấp trên
trong việc ra quyết định
 - Cung cấp thông tin kinh tế, tài chính: kết quả cuối cùng của công
tác kế toán thông qua các báo cáo kế toán (BCĐKT, BCKQHĐSXKD, 14
BCLCTT, TMBCTC)
1.2 ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG THÔNG TIN KẾ TOÁN

Đối tượng sử dụng


thông tin kế toán ở bên
Caên cöù vaøo vò trí vaø trong doanh nghiệp
khaû naêng aûnh höôûng
ñeán heä thoáng keá
toaùn: Đối tượng sử dụng
thông tin kế toán ở bên
ngoài doanh nghiệp
15
1.2 ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG THÔNG TIN KẾ TOÁN
 1.2.1 Các đối tượng sử dụng thông tin kế toán bên ngoài
doanh nghiệp
 Là những đối tượng không trực tiếp tham gia vào quá
trình hoạt động của doanh nghiệp. Họ bao gồm các cổ đông
(nhà đầu tư), các chủ nợ, nhà cung cấp, khách hàng, kiểm
toán độc lập, cơ quan Nhà nước.

16
1.2 ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG THÔNG TIN KẾ TOÁN

 1.2.2 Các đối tượng sử dụng thông tin kế toán bên trong
doanh nghiệp
 Họ là những đối tượng trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt
động của doanh nghiệp.
 Họ sử dụng các thông tin trên báo cáo tài chính và các báo
cáo khác nhằm nâng cao tính hữu hiệu và hiệu quả trong hoạt
động của doanh nghiệp hoặc phục vụ cho một mục đích cụ
thể.
 Họ bao gồm nhà quản lý, trưởng phòng các bộ phận của
doanh nghiệp, kiểm toán nội bộ hoặc các nhân viên trong
doanh nghiệp.
17
1.2 ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG THÔNG TIN KẾ TOÁN

Những nhà quản


lý doanh nghiệp

Căn cứ vào mối


quan hệ trách Những người có
nhiệm và lợi ích lợi ích trực tiếp

Những người có
lợi ích gián tiếp
18
1.2 ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG THÔNG TIN KẾ TOÁN

Những nhà quản lý doanh nghiệp:


Chủ doanh nghiệp, hội đồng quản trị, ban giám đốc. Họ sử
dụng thông tin để hoạch định mục tiêu cho DN, kiểm tra, đánh giá
tình hình thực hiện mục tiêu, điều chỉnh mục tiêu…

Những người có lợi ích trực tiếp:


Là những người có một phần tài sản của mình ở DN. Họ
cần thông tin để phân tích tình hình tài chính, khả năng thanh toán
để đưa ra quyết định liên quan đến lợi ích của họ. Nhà đầu tư,
chủ nợ…

Những người có lợi ích gián tiếp: 19


cơ quan thuế, cơ quan thống kê,…
1.3 CÁC LĨNH VỰC KẾ TOÁN

2.
KEÁ TOAÙN KEÁ TOAÙN
TAØI CHÍNH KEÁ TOAÙN CHI PHÍ
QUAÛN TRÒ

1. 3.

20
1.3. CÁC LĨNH VỰC KẾ TOÁN

KẾ TOÁN • Là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp
TÀI thông tin kinh tế, tài chính bằng BCTC cho đối tượng có
CHÍNH nhu cầu sử dụng thông tin của đơn vị kế toán.

KẾ TOÁN • Là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin
QUẢN kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh
TRỊ tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán

• Là một lĩnh vực của kế toán quản trị


KẾ TOÁN
CHI PHÍ
• - Là việc ghi chép và phân tích các khoản mục chi phí và
dự toán chi phí cho kỳ kế hoạch.
21
BAÙO CAÙO TAØI CHÍNH

22
BAÙO CAÙO KEÁ TOAÙN QUAÛN TRÒ

23
Bảng tóm tắt sự khác biệt giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị

Yếu tố Kế toán tài chính Kế toán quản trị


Đối tượng sử dụng Chủ yếu là đối tượng bên Các đối tượng bên trong doanh
thông tin ngoài doanh nghiệp nghiệp
Nguyên tắc trình Tuân thủ nguyên tắc, chuẩn Không bắt buộc phải tuân thủ
bày và cung cấp mực và chế độ hiện hành về nguyên tắc, chuẩn mực và chế độ
thông tin kế toán của từng quốc gia hiện hành về kế toán của từng quốc
gia
Tính pháp lý Bắt buộc phải thực hiện và Không bắt buộc phải thực hiện và
thông tin có tính pháp lý thông tin không có tính pháp lý
Đặc điểm của Quá khứ và hiện tại Hiện tại và tương lai
thông tin 24
Tài chính Tài chính và phi tài chính
Thời gian Được lập định kỳ Tùy vào thời điểm mà nhà quản lý
1.4 . NGUYÊN TẮC CỦA KẾ TOÁN

Trong kỳ công ty A có phát sinh các sự kiện sau:


1. Ngày 7/9, bán hàng cho Công ty B 800 triệu đồng chưa thu tiền, giá
vốn là 700 triệu đồng. Ngày 20/9 Thu tiền hàng của Công ty B bằng
tiền mặt 800 triệu đồng.
Hỏi: Doanh thu và chi phí giá vốn được ghi nhận vào thời điểm nào?
Vậy DT, CP ghi nhận vào ngày 7/9
2. Ngày 8/9, Nhập kho hàng hóa trị giá 100 triệu đồng đã thanh toán
bằng tiền gửi ngân hàng. Chi phí vận chuyển hàng về kho chi bằng
tiền mặt 1 triệu đồng. Ngày 31/12, Lô hàng ngày 8/9 vẫn tồn kho, giá
trên thị trường lô này trị giá 150 triệu đồng
Hỏi:
- Ngày 8/9 Kế toán ghi nhận giá trị lô hàng là bao nhiêu? 101 tr
- Tại ngày 31/12, Kế toán có được phép điều chỉnh lô hàng này là 15025
triệu đồng không? Nếu giá thị trường là 90 triệu đồng thì sao? 101 tr
1.4 . NGUYÊN TẮC CỦA KẾ TOÁN

3.) DN trả trước tiền thuê văn phòng 6 tháng từ 01/7/2016 đến
31/12/2016 số tiền 60.000.000 đồng.

Hỏi: Tháng 7/2016 doanh nghiệp ghi nhận chi phí thuê cửa hàng
là bao nhiêu? Vì sao? ( trả lời 10 tr, CP phân bổ cho mỗi tháng)

4.) Đầu năm N DN đăng ký hạch toán hàng tồn kho theo phương
pháp FIFO (Nhập trước xuất trước), đến ngày 30/7/N DN
đăng ký lại với cơ quan thuế từ 1/8/N sẽ chuyển sang hạch
toán hàng tồn kho theo phương pháp Bình quân gia quyền.

Hỏi: Theo bạn cơ quan thuế có chấp nhận không? Tại sao? 26

(Trả lời: không, theo nguyên tắc nhất quán)


1.4 . NGUYÊN TẮC CỦA KẾ TOÁN

Vd 5. Giả sử năm 2019, kế toán đã quên không phản


ánh doanh thu bán sản phẩm của hóa đơn GTGT
số 09809 với tổng giá trị là 600 trđ, sự sai sót này
làm cho doanh nghiệp năm 2020 bị lỗ 300 trđ mà
đúng ra doanh nghiệp phải lời 200 trđ.

Hỏi: Theo bạn, sự sai sót này của kế toán làm ảnh
hưởng như thế nào đến quyết định của người sử dụng
BCTC?
27
1.4 . NGUYÊN TẮC CỦA KẾ TOÁN

28
NGUYÊN TẮC CỦA KẾ TOÁN
 1. Cơ sở dồn tích:
 “Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài
sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải
được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời
điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền. Báo
cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phản ảnh tình hình tài chính của
doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai”.
 Ví dụ: Ngày 10/8/N, Công ty A bán một lô hàng trị giá
200.000.000 đồng cho khách nhưng chưa thu tiền. Ngày 10/9/N,
khách hàng chuyển khoản trả nợ cho công ty A.

29
NGUYÊN TẮC CỦA KẾ TOÁN
 2. Hoạt động liên tục:
 “Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp
đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình
thường trong tương lai gần, nghĩa là doanh nghiệp không có ý định
cũng như không buộc phải ngưng hoạt động hoặc phải thu hẹp đáng
kể quy mô hoạt động của mình. Trường hợp thực tế khác với giả
định hoạt động liên tục thì báo cáo tài chính phải lập trên một cơ sở
khác và phải giải thích cơ sở đã sử dụng để lập báo cáo tài chính”.
 Nguyên tắc này có ý nghĩa là doanh nghiêp vẫn tiếp tục hoạt động
nên nó không quan tâm đến giá thị trường của những tài sản được
nắm giữ .

30
NGUYÊN TẮC CỦA KẾ TOÁN

 3. Giá gốc:
 “Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc của tài sản được tính
theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo
giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. Giá gốc
của tài sản không được thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn
mực kế toán cụ thể.”
 Nguyên tắc này xuất phát từ giả thiết là giá trị của đồng tiền không thay
đổi mỗi năm.
 Ví dụ: Tháng 8/N, công ty mua một ô tô 4 chỗ trị giá 800.000.000 đồng,
chi phí lắp ráp, chạy thử hết 10.000.000 đồng. Theo nguyên tắc giá gốc
thì nguyên giá ô tô này sẽ được ghi nhận vào sổ kế toán có trị giá là
810.000.000 đồng. Vào ngày 31/12/N, nếu giá thị trường của ô tô là
850.000.000 đồng thì nguyên giá của ô tô này trên báo cáo tài chính vẫn 31

là 810.000.000 đồng.
NGUYÊN TẮC CỦA KẾ TOÁN
 4. Phù hợp:
 “ Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí
tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Chi phí tương ứng
với doanh thu bao gồm: Chi phí của kỳ kế toán tạo ra doanh thu; chi phí
của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu
của kỳ đó.”
 Ví dụ: Tháng 7/N, Công ty A mua lô bao bì trị giá 24.000.000 đồng để
phục vụ sản phẩm hàng bán. Cũng trong tháng 7/N, công ty A mua lô
hàng trị giá 400.000.000 đồng và sau đó bán lô hàng này với giá
600.000.000 đồng, chi phí bao bì phân bổ cho lô hàng này là 5.000.000
đồng.
 Như vậy, theo nguyên tắc phù hợp thì doanh thu của lô hàng này là
600.000.000 đồng và chi phí tương ứng của nó là 405.000.000 đồng.
32
VD: THÁNG 5 MUA 1 SJC GIÁ 52 TRĐ, THÁNG 6 MUA 2 SJC GIÁ 53TR/1L.
THÁNG 7 BÁN 2 LƯỢNG SJC GIÁ 54 TR/L? HỎI LÃI BAO NHIÊU? CÓ MẤY TRƯỜNG HỢP LÃI?

 Gỉai
 Mua 1 SJC= 52 TR
 Mua 2 sjc = 53 tr/L ( 2*53= 106 TR)
 Bán:
 Cách 1: 2 SJC:
 Gía vốn : 1JSC cũ (t5)+ 1 SJC(t6) = 52+53 = 105 tr
 Doanh thu: 2SJC *54 = 108 TR
 -→ dn lãi = 108 -105 = 3 tr
 Cách 2:( khác):
 Gía vốn lấy 2 sjc (T6) = 2*53 = 106 TR
 Dt = 108 tr
 → Lãi = 108 -106 = 2 tr
 Cách 3: TÍNH đơn giá mua bình quân
 GV = 2* [(52+106):3]=105,3 33
 DT= 108 TR
 → Lãi = 108- 105,3 =2,7 tr
NGUYÊN TẮC CỦA KẾ TOÁN
 5. Nhất quán:
 “Các chính sách và phương pháp kế toán mà doanh nghiệp đã lựa chọn
phải được áp dụng thống nhất ít nhất là trong một kỳ kế toán năm.
Trường hợp có thay đổi chính sách kế toán và phương pháp kế toán đã
chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần
thuyết minh báo cáo tài chính.”
 Nguyên tắc này có ý nghĩa là đảm bảo các thông tin và số liệu kế toán
không bị bóp méo, từ đó giúp cho người đọc báo cáo có đầy đủ thông tin
cần thiết để có thể so sánh các báo cáo tài chính của các kỳ kế toán khác
nhau.
 Ví dụ: Doanh nghiệp đang áp dụng tính giá hàng xuất kho theo phương
pháp FIFO, muốn thay đổi sang phương pháp bình quân gia quyền thì
doanh nghiệp phải chờ sang kỳ kế toán sau.
34
NGUYÊN TẮC CỦA KẾ TOÁN
 6. Thận trọng:
 “Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các
ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn. Nguyên tắc này
đòi hỏi:
 A.Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn.

 B.Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập.

 C.Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí;

 D.Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn
về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi
có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí”.

35
NGUYÊN TẮC CỦA KẾ TOÁN
 7. Trọng yếu:
 “Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin
hoặc sự thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo
cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng
báo cáo tài chính. Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của
thông tin hoặc các sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Tính
trọng yếu của thông tin phải được xem xét trên cả phương diện định
lượng và định tính.”
 Vd 5. Giả sử năm 2019, kế toán đã quên không phản ánh doanh thu
bán sản phẩm của hóa đơn GTGT số 09809 với tổng giá trị là 600
trđ, sự sai sót này làm cho doanh nghiệp năm 2020 bị lỗ 300 trđ mà
đúng ra doanh nghiệp phải lời 200 trđ.
 Hỏi: Theo bạn, sự sai sót này của kế toán làm ảnh hưởng như thế nào
36
đến quyết định của người sử dụng BCTC?
1.5 CÁC PHƯƠNG PHÁP TRONG KẾ TOÁN

Add Your Text

1 Phương pháp chứng từ kế toán

2 Phương pháp tính giá

3 Phương pháp tài khoản kế toán

4 Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán

37
PHƯƠNG PHÁP CHỨNG TỪ

1. Phương pháp chứng từ kế toán:


- Đây là phương pháp ghi nhận các sự kiện và nghiệp vụ kinh
tế đã phát sinh và đã hoàn thành tại các đơn vị kế toán thông
qua những giấy tờ và vật mang tin để làm căn cứ pháp lý ghi sổ
kế toán.
- Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải lập các chứng từ là
giấy tờ hoặc vật chứa đựng thông tin (vật mang tin), làm bằng
chứng xác nhận sự phát sinh và hoàn thành của các nghiệp vụ
kinh tế.

38
CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

 Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin


phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã
hoàn thành để làm căn cứ ghi sổ kế toán.

39
PHAÂN LOAÏI CHÖÙNG TÖØ

Chứng từ
Chứng từ bằng giấy Điện tử

Thể hiện dưới dạng Thể hiện dưới dạng


giấy tờ dữ liệu điện tử
- Phiếu
40 thu, chi Thẻ visacard
- Phiếu nhập,xuất
……
Thẻ Mastercard
PHAÂN LOAÏI CHÖÙNG TÖØ

Căn cứ vào trình tự


xử lý và công dụng

- Chứng
41 từ gốc - Chứng từ ghi sổ
PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ

2. Phương pháp tính giá đối tượng kế toán:


Là phương pháp biểu hiện các đối tượng kế toán bằng thước
đo tiền tệ.
Phương pháp tính giá sử dụng thước đo tiền tệ để tính toán,
xác định giá trị của từng loại tài sản của đơn vị thông qua việc
mua vào, nhận góp vốn, được cấp, được tài trợ hoặc sản xuất
ra theo những nguyên tắc nhất định.

42
ÑOÁI TÖÔÏNG KEÁ TOAÙN

2. Nguoàn
voán
3. Söï vaän
1. Taøi saûn ñoäng cuûa
TS
Ñoái
töôïng
keá toaùn 43
PHƯƠNG PHÁP ĐỐI ỨNG TÀI KHOẢN
3. Phương pháp đối ứng tài khoản:
Phương pháp này dùng để theo dõi chi tiết số hiện có và tình
hình biến động của các đối tượng kế toán nhằm phục vụ cho
mục đích cung cấp thông tin và quản lý của đơn vị kế toán.
Phương pháp này được hình thành bởi 2 phương pháp:
- Phương pháp tài khoản: Là phương pháp phân loại và hệ
thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng nội dung
kinh tế.
- Phương pháp ghi sổ kép: Là phương pháp phản ánh sự
biến động của các đối tượng kế toán, theo từng nghiệp vụ kinh
tế phát sinh, bằng cách ghi số tiền kép (một số tiền ghi 2 lần)
vào các tài khoản kế toán liên quan.
44
KẾT CẤU TÀI KHOẢN

Tài khoản kế toán gồm 2 phần : Nợ và Có

Nợ TK….. Có

45
PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP VÀ CÂN ĐỐI KẾ TOÁN:

4. Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán:


Là phương pháp đánh giá khái quát tình hình tài sản và kết
quả kinh doanh của doanh nghiệp theo từng thời kỳ nhất định.
Kế toán sàng lọc, lựa chọn, liên kết những thông tin riêng lẻ từ
sổ sách kế toán theo các quan hệ cân đối của các đối tượng
kế toán để hình thành nên những thông tin tổng quát nhất về
tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

46
1.6 NHIỆM VỤ, VAI TRÒ VÀ CÁC YÊU CẦU CƠ BẢN
TRONG KẾ TOÁN

1.6.1 Nhiệm vụ
1.6.2 Vai trò
1.6.3 Yêu cầu

47
1.6.1 NHIEÄM VUÏ CUÛA KEÁ TOAÙN

Nhieäm
vuï cuûa
keá toaùn?

48
1.6.1 NHIEÄM VUÏ CUÛA KEÁ TOAÙN

 1. Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và


nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực kế toán và chế độ
kế toán.
 2. Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, nghĩa vụ thu,
nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và
nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi
vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.
 3. Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các
giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài
chính của đơn vị kế toán.
 4. Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp
luật. 49
1.6.2 VAI TROØ KEÁ TOAÙN

Vai troø
keá
toaùn?

50
1.6.3. CÁC YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA KẾ TOÁN
 Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ kế
toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính.
 Phản ánh kịp thời, đúng thời gian quy định thông tin, số liệu kế toán.

 Phản ánh rõ ràng, dễ hiểu và chính xác thông tin, số liệu kế toán.

 Phản ánh trung thực, khách quan hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung
và giá trị của nghiệp vụ kinh tế, tài chính.
 Thông tin, số liệu kế toán phải được phản ánh liên tục từ khi phát sinh
đến khi kết thúc hoạt động kinh tế, tài chính, từ khi thành lập đến khi
chấm dứt hoạt động của đơn vị kế toán; số liệu kế toán kỳ này phải kế
tiếp số liệu kế toán của kỳ trước.
 Phân loại, sắp xếp thông tin, số liệu kế toán theo trình tự, có hệ thống
và có thể so sánh, kiểm chứng được.
51
1.6.3. CÁC YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA KẾ TOÁN

 1. Trung thực
 2. Khách quan

 3. Đầy đủ

 4. Kịp thời

 5. Dễ hiểu

 6. Có thể so sánh được

52
1.7. ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP

53
1.9 KHUNG PHÁP LÝ KẾ TOÁN VIỆT NAM

LUẬT KẾ TOÁN

CHUẨN MỰC KẾ TOÁN

CHẾ ĐỘ KẾ
CHẾ ĐỘ KẾ CHẾ ĐỘ KẾ TOÁNCÁC
TOÁNHÀNH CHÍNH
TOÁNDOANH NGHIỆP ĐƠN VỊ ĐẶC THÙ KHÁC
SỰ NGHIỆP

Thông Tư Quyết Định Quyết định


200/2014/TT- 48/2006/Q 19/2006/QĐ- Thông Quyết
BTC Đ-BTC BTC Tư Định
54
SHOP QUAÀN AÙO QUEEN

- Thành lập Ngày 01/9/2016


- Vốn : 50trđ tiền mặt tự có (Trung: 25trđ, Hải: 25trđ), vay bố mẹ
50trđ bằng tiền mặt (Trung: 25trđ, Hải:25trđ)
- Ngày 05/9/2016: bắt đầu hoạt động
+ Chi bằng tiền mặt:
- Thuê cửa hàng: 3 tr.đ/tháng

- Mua 400 bộ quần áo : 40 trđ

- Mua 2 tủ đựng quần áo : 3 trđ/cái

- Mua bàn ghế, kệ trưng bày và một số vật dụng khác: 5trđ;

- Thuê nhân viên bán hàng (1 người) : 2 tr.đ/tháng/người

+ Thu bằng tiền mặt: 55

- Bán hết 400 bộ quần áo, thu được 60 tr.đ


SHOP QUAÀN AÙO QUEEN

-Yêu cầu:
(1). Xác định kết quả kinh doanh của Shop Queen tháng 9/2016
(2). Xác định số tiền mặt và số tiền còn phải trả bố mẹ của KD và
TN cuối tháng 9/2016
(3). Các bạn hãy cho biết shop quần áo Queen cuối tháng 9/2016
còn những gì? Và so sánh với đầu tháng 9/2016.

56
BAØI TAÄP VEÀ NHAØ

1. Học lý thuyết chương 1

57
2. Làm bài tập chương 1

3. Nghiên cứu trước toàn bộ chương 2 – lý thuyết


58
“Chớ nói công việc khó, có khó mới nên người” - Pascal

59
CÂU HỎI TỔNG KẾT
Các em đã học được những gì
thông qua bài giảng này?

60

You might also like