You are on page 1of 10

ĐỀ ÔN LÝ THUYẾT SỐ 11

1. Một vật dao động điều hòa với chu kì T, có li độ x, vận tốc v, gia tốc a. Ở thời điểm t1 thì các giá trị đó là x1, v1, a1; thời điểm t2 thì
các giá trị đó là x2, v2, a2. Nếu hai thời điểm này thỏa t2 - t1 = nT/4 , với n là số nguyên dương lẻ, thì điều nào sau đây sai ?
A. x12 + x22 = A2 B. v12 + v22 = vmax2 C. x1x2 = A2 D. a12 + a22 = amax2
2. Khi nói về dao động cơ học tắt dần, câu nào sau đây là sai ?
A. Bộ phận giảm sóc của ô tô xe máy là một ứng dụng của dao động tắt dần
B. Ma sát của môi trường càng lớn thì dao động tắt dần càng chậm
C. Ma sát của môi trường càng nhỏ thì hệ dao động tắt dần càng chậm
D. Biên độ và năng lượng của dao động tắt dần giảm liên tục theo thời gian
3. Một con lắc lò xo được treo thẳng đứng. Thế năng dao động của con lắc
A. chỉ gồm thế năng của lò xo biến dạng (thế năng đàn hồi) và biến đổi điều hòa theo thời gian.
B. chỉ gồm thế năng của vậy treo trong trọng trường (thế năng không đổi), biến đổi điều hòa theo thời gian.
C. bằng tổng thế năng đàn hồi và thế năng hấp dẫn, đồng thời không đổi theo thời gian.
D. bằng tổng thế năng đàn hồi và thế năng hấp dẫn, nhưng biến đổi tuần hoàn theo thời gian.
4. Khi nói về một vật dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây sai ?
A. Lực kéo về tác dụng lên vật biến thiên điều hòa theo thời gian
B. Động năng của vật biến thiên tuần hoàn theo thời gian
C. Vận tốc của vật biến thiên điều hòa theo thời gian
D. Cơ năng của vật biến thiên tuần hoàn theo thời gian
5. Với k là các số nguyên. Hai dao động là ngược pha khi độ lệch pha bằng
A. k2π B. kπ C. (k - 1)π D. (2k + 1)π
6. Chu kì dao động nhỏ của con lắc đơn phụ thuộc
A. khối lượng của con lắc B. trọng lượng của con lắc
C. khối lượng riêng của con lắc D. tỉ số của trọng lượng và khối lượng con lắc
7. Xét một vật nhỏ có khối lượng m, dao động điều hòa trên quỹ đạo dài L, tần số góc là ω. Cơ năng của vật bằng
A. mω2L2/8 B. mω2L2/4 C. mω2L2/2 D. mω2L2/16
8. Con lắc lò xo gồm hòn bi có khối lượng m, lò xo có độ cứng k. Tác dụng một ngoại lực điều hòa cưỡng bức biên độ F0 và tần số f1
1 k 2 k
= thì biên độ dao động ổn định của hệ là A1. Nếu giữ nguyên F0 và tăng tần số ngoại lực đến giá trị f2 = thì biên độ
 m  m
dao động ổn định của hệ là A2. So sánh A1 và A2 ta có:
A. A1 > A2 B. A1 < A2 C. A1 > A2 hoặc A1 = A2 D. A1 = A2

9. Một con lắc lò xo dao động điều hòa trên trục Ox nằm ngang. Trong quá trình dao động, chiều dài lớn nhất và nhỏ nhất của lò xo
là 90 cm và 80 cm. Gia tốc a (m/s2) và li độ x (m) của con lắc tại cùng một thời điểm liên hệ với nhau qua hệ thức x = –0,025a. Tại
thời điểm t = 0,25 s vật ở li độ x = –2,5 cmvà đang chuyển động theo chiều dương, lấy π2 ≈ 10. Phương trình dao động của con lắc là
A. x = 5cos(2πt + 5π/6) cm B. x = 5 cos(πt – 5π/6) cm
C. x = 5cos(2πt – 4π/3) cm D. x = 5cos(2πt + 4π/3) cm
10. Hai vị trí của một vật nhỏ dao động điều hòa đối xứng nhau qua vị trí cân bằng thì
A. lực kéo về như nhau B. gia tốc như nhau C. vận tốc như nhau D. tốc độ như nhau
11. Nguồn điện trong một mạch điện kín có suất điện động E và điện trở trong r. Cường độ dòng điện trong mạch là I. Công thức nào
sau đây là đúng về hiệu điện thế U giữa 2 cực của nguồn trong mạch đó ?
A. U = Ir B. U = E C. U = E-Ir D. U = Ir-E
12. Công của lực điện tác dụng lên điện tích q chuyển động trong điện trường đều có cường độ E, giữa hai điểm M và N có hiệu điện
thế và cách nhau khoảng d là
A. qEd B.qUMN C. -qUMN D. -qEd
13. Cho mạch điện gồm cuộn dây không thuần cảm mắc nối tiếp với biến trở R. Đặt vào đoạn mạch trên điện áp xoay chiều ổn định
u = U0cosωt. Khi R = R0 thì thấy điện áp hiệu dụng trên biến trở và trên cuộn dây bằng nhau. Sau đó tăng R từ giá trị Ro thì
A. cường độ dòng điện tăng rồi giảm. B. công suất trên biến trở tăng rồi giảm.
C. công suất trên biến trở giảm. D. công suất toàn mạch tăng rồi giảm.
14. Điều nào sau đây là không đúng khi nói về sự truyền của sóng cơ học ?
A. Tần số dao động của sóng tại một điểm luôn bằng tần số dao động của nguồn sóng.
B. Khi truyền trong một môi trường thì bước sóng tỉ lệ nghịch với tần số dao động của sóng.
C. Khi truyền trong một môi trường nếu tần số dao động của sóng càng lớn thì tốc độ truyền sóng càng lớn.
D. Tần số dao động của một sóng không thay đổi khi truyền đi trong các môi trường khác nhau.
15. Mạch điện xoay chiều RLC cuộn dây thuần cảm có cảm khác khác dung kháng. Chỉnh R để hệ số công suất của mạch bằng
2 /2. Nếu tăng dần R lên thì
A. Tổng trở của mạch giảm. B. Hệ số công suất của mạch giảm .
C. Điện áp hiệu dụng hai đầu điện trở R tăng. D. Công suất toàn mạch tăng.
16. Phát biểu nào sau đây là SAI về sóng điện từ ?
A. Bước sóng nhỏ nhất khi truyền trong chân không. B. Tốc độ truyền trong các môi trường khác nhau thì khác nhau.
C. Có thể bị phản xạ khi gặp các bề mặt. D. Có thể truyền qua nhiều loại vật liệu.
17. Hai vật dao động điều hòa có phương trình li độ x1 = A1cos(ωt), x2 = A2sin(ωt). Vào thời điểm nào đó, vật thứ nhất tới biên thì
vật thứ hai đang
A. có động năng bằng thế năng. B. qua vị trí cân bằng.
C. có động năng bằng ba lần thế năng. D. có gia tốc cực đại.
18. Đường sức điện cho biết
A. độ lớn lực tác dụng lên điện tích đặt trên đường sức ấy.
B. độ lớn của điện tích nguồn sinh ra điện trường được biểu diễn bằng đường sức ấy.
C. độ lớn điện tích thử cần đặt trên đường sức ấy.
D. hướng của lực điện tác dụng lên điện tích điểm đặt trên đường sức ấy.
19. Đối với hệ thống thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Micro giúp biến đổi dao động âm thành dao động điện có cùng tần số.
B. Mạch khuếch đại làm tăng cường độ và tăng tần số của tín hiệu.
C. Mạch biến điệu biên độ là để làm biến đổi tần số của sóng cần truyền đi.
D. Sóng âm tần và cao tần cùng là sóng âm nhưng tần số sóng âm tần nhỏ hơn tần số của sóng cao tần
20. Sóng điện từ và sóng cơ học không có cùng tính chất nào sau đây?
A. Có thể gây ra được hiện tượng giao thoa. B. Bị phản xạ khi gặp vật cản.
C. Truyền được trong chân không D. Mang năng lượng.
21. Khi nói về bản chất của ánh sáng, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Hiện tượng giao thoa ánh sáng là bằng chứng cho thấy ánh sáng có tính chất sóng.
B. Ánh sáng có bước sóng càng ngắn thì tính chất sóng càng thể hiện rõ.
C. Hiện tượng quang điện ngoài là bằng chứng cho thấy ánh sáng có tính chất hạt.
D. Ánh sáng có bước sóng càng ngắn thì tính chất hạt càng thể hiện rõ.
22. Theo thuyết phôtôn của Anh-xtanh thì
A. phôtôn có năng lượng tỉ lệ thuận với bước sóng ánh sáng.
B. phôtôn có năng lượng giảm dần khi càng đi ra xa nguồn.
C. cường độ của chùm sáng tỉ lệ thuận với số phôtôn mà nguồn sáng phát ra trong một giây.
D. phôtôn có thể chuyển động hay đứng yên phụ thuộc vào hệ quy chiếu dùng để khảo sát chuyển động của nó.
23. Quang phổ vạch phát xạ
A. của các nguyên tố khác nhau, ở cùng một nhiệt độ thì giống hệt nhau.
B. là một hệ thống những vạch sáng (vạch màu) riêng lẻ, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối.
C. do các chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí có áp suất lớn phát ra khi bị nung nóng.
D. là một dải sáng có màu từ đỏ đến tím nối liền nhau một cách liên tục.
24. Khi nói về tia hồng ngoại, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Tất cả các nguồn có nhiệt độ lớn hơn 0 K đều phát ra tia hồng ngoại.
B. Bước sóng của tia hồng ngoại lớn hơn bước sóng của ánh sáng đỏ.
C. Tia hồng ngoại làm phát quang nhiều chất.
D. Tác dụng nhiệt là tác dụng nổi bật nhất của tia hồng ngoại.
25. Đường biểu diễn sự phụ thuộc cảm kháng cuộn dây, dung kháng tụ điện và điện trở thuần theo tần
số f cho ở hình vẽ. Đường biểu diễn ZC, R và ZL theo f theo thứ tự là các đường :

A. (II), (III), (I). B. (I), (III), (II).


C. (III), (I), (II). D. (II), (I), (III).

26. Trong dao động điều hoà của một con lắc lò xo treo thẳng đứng thì
A.lực đàn hồi luôn khác 0 . B. lực kéo về cũng là lực đàn hồi .
C.lực đàn hồi bằng 0 khi vật nặng qua vị trí cân bằng . D. lực kéo về bằng 0 khi vật nặng qua vị trí cân bằng .
27. Sóng dừng là trường hợp đặc biệt của giao thoa sóng là vì
A. Sóng dừng xuất hiện do sự chồng chất của các sóng có cùng phương truyền sóng
B. Sóng dừng xuất hiện do gặp nhau của các sóng phản xạ
C. Sóng dừng là sự giao thoa một sóng tới và một sóng phản xạ trên cùng phương truyền sóng.
D. sóng dừng là giao thoa của hai sóng có cùng tần số.
28. Đối với âm cơ bản và hoạ âm bậc 2 do cùng một dây đàn ghi ta phát ra thì
A. hoạ âm bậc 2 có cường độ lớn hơn cường độ âm cơ bản.
B. tần số hoạ âm bậc 2 gấp đôi tần số âm cơ bản.
C. tần số âm cơ bản lớn gấp đôi tần số hoạ âm bậc 2.
D. tốc độ âm cơ bản gấp đôi tốc độ âm bậc 2.
29. Trong mạch RLC mắc nối tiếp, độ lệch pha giữa dòng điện và điện áp phụ thuộc vào
A. Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch.
B. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch.
C. Cách chọn gốc tính thời gian.
D. Tính chất của mạch điện.
30. Chọn phát biểu SAI
A. Gia tốc của lắc lò xo dao động điều hòa có phụ thuộc vào khối lượng m
B. Gia tốc của con lắc đơn dao động điều hòa có phụ thuộc vào khối lượng m
C. Khi tăng nhiệt độ thì chu kì con lắc đơn dao động điều hòa có thay đổi
D. Lực kéo về trong con lắc đơn dao động điều hòa là thành phần tiếp tuyến của trọng lực P
31. Có một số đồ vật trang trí trong phòng có thể tự phát sáng trong đêm tối. Đồ vật này được làm bằng chất
A. quang dẫn. B. huỳnh quang. C. lân quang. D. phản quang.
32. Khi chùm ánh sáng đơn sắc truyền từ môi trường có chiết suất n1 vào môi trường có chiết suất n2 với n2>n1 thì chùm đơn sắc trên

A. tần số tăng, bước sóng giảm. B. tần số không đổi, bước sóng giảm.
C. tần số giảm, bước sóng tăng. D. tần số không đổi, bước sóng tăng.
33. Khi nói về dao động cơ, phát biểu nào dưới đây sai ?
A. Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và tần số bằng tần số của lực cưỡng bức
B. Dao động của con lắc đồng hồ là dao động duy trì
C. Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian
D. Dao động cưỡng bức có biên độ không phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức
34. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về dao động cưỡng bức ?
A. Khi tần số lực cưỡng bức càng gần tần số riêng thì biên độ dao động cưỡng bức càng lớn
B. Biên độ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào độ chênh lệch giữa tần số của lực cưỡng bức và tần số riêng của hệ dao động
C. Biên độ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ lực cưỡng bức
D. Khi đang có cộng hưởng, nếu tăng tần số của lực cưỡng bức thì biên độ dao động cưỡng bức cũng tăng theo
35. Khi nói về dao động cơ cưỡng bức, phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức
B. Dao động cưỡng bức có tần số nhỏ hơn tần số của lực cưỡng bức
C. Biên độ của dao động cưỡng bức là biên độ của lực cưỡng bức
D. Dao động của con lắc đồng hồ là dao động cưỡng bức
36. Cơ năng của một vật dao động điều hòa
A. tăng gấp đôi khi biên độ dao động của vật tăng gấp đôi
B. bằng động năng của vật khi vật tới vị trí cân bằng
C. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kì bằng chu kì dao động của vật
D. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kì bằng một nửa chu kì dao động của vật
37. Khi nói về dao động cơ cưỡng bức, phát biểu nào sau đây sai ?
A. Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức
B. Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào tần số của lực cưỡng bức
C. Dao động cưỡng bức có tần số luôn bằng tần số của lực cưỡng bức
D. Dao động cưỡng bức có tần số luôn bằng tần số riêng của hệ dao động
38. Người thợ cơ khí khi hàn điện thường sử dụng kính bảo vệ. Tấm kính bảo vệ có tác dụng chủ yếu là
A. hấp thụ ánh sáng hồng ngoại phát ra từ mối hàn đến mắt.
B. hấp thụ nhiệt tỏa ra từ mối hàn đến mắt.
C. hấp thụ ánh sáng tử ngoại phát ra từ mối hàn đến mắt.
D. hấp thụ ánh sáng nhìn thấy từ mối hàn đến mắt.
39. Tại điểm M, một sóng điện từ được phát thẳng đứng lên trên. Biết vectơ cảm ứng từ hướng về phía Bắc, vectơ cường độ điện
trường có hướng về phía
A. Tây B. Bắc C. Nam D. Đông
40. Điều kiện để có giao thoa sóng là được phát ra từ hai nguồn có
A. cùng biên độ, cùng tần số và độ lệch pha thay đổi theo thời gian
B. cùng biên độ, cùng tần số, ngược pha
C. cùng phương, cùng tần số và độ lệch pha không đổi theo thời gian
D. cùng phương, cùng biên độ, cùng pha
41. Điều nào sau đây là sai khi nói về sóng điện từ ?
A. Trong quá trình lan truyền, sóng điện từ mang theo năng lượng
B. Sóng điện từ là sóng ngang
C. Sóng điện từ có tần số tăng khi truyền từ không khí vào nước.
D. Sóng điện từ có thể xảy ra hiện tượng phản xạ, giao thoa và nhiễu xạ.
42. Một vật tham gia đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số góc 10 rad/s, có biên độ lần lượt là 3,5 cm và 4
cm. Độ lệch pha của hai dao động là π/3. Tốc độ cực đại của vật là
A. 65 cm/s. B. 75 cm/s. C. 37,5 cm/s. D. 52,5 cm/s.
43. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về ánh sáng đơn sắc ?
A. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
B. Trong chân không, các ánh sáng đơn sắc khác nhau truyền đi với cùng vận tốc.
C. Chiết suất của một môi trường trong suốt đối với ánh sáng đỏ lớn hơn chiết suất của môi trường đó đối với ánh sáng tím.
D. Trong cùng một môi trường truyền, vận tốc ánh sáng tím nhỏ hơn vận tốc ánh sáng đỏ.
44. Khi hiện tượng giao thoa sóng cơ xảy ra thì
A. Các điểm trên đường trung trực của đoạn thẳng nối hai nguồn luôn dao động với biên độ cực đại
B. Khoảng cách giữa hai điểm có biên độ cực đại liên tiếp trên đoạn nối hai nguồn luôn là nửa bước sóng
C. Các điểm dao động với biên độ cực đại và cực tiểu đối xứng nhau qua trung trực
D. Tập hợp các điểm dao động với biên độ cực đại, cực tiểu là đường elip có hai tiêu điểm là hai nguồn
45. Dung kháng của tụ điện tăng lên khi
A. Hiệu điện thế xoay chiều đầu tụ tăng lên B. Cường độ dòng điện xoay chiều qua tụ tăng lên
C. Tần số dòng điện xoay chiều qua tụ giảm D. Hiệu điện thế xoay chiều cùng pha với dòng điện xoay chiều
46. Một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng. Dao động của các phần tử giữa hai nút sóng liên tiếp có đặc điểm là
A. cùng pha. B. cùng biên độ. C. ngược pha. D. vuông pha.
47. Trong mạch điện xoay chiều chứa hai phần tử là điện trở thuần R và tụ điện C mắc nối tiếp thì điện áp hai đầu đoạn mạch
A. luôn cùng pha với cường độ dòng điện trong mạch.
B. sớm pha hoặc trễ pha so với cường độ dòng điện trong mạch phụ thuộc vào giá trị của R và C.
C. luôn sớm pha so với cường độ dòng điện trong mạch.
D. luôn trễ pha so với cường độ dòng điện trong mạch.
48. Đại lượng đặc trưng cho độ cao của âm là
A. tốc độ truyền âm. B. mức cường độ âm. C. tần số của âm. D. cường độ âm.
49. Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân có giá trị
A. như nhau đối với mọi hạt nhân. B. lớn nhất đối với các hạt nhân nhẹ.
C. lớn nhất đối với các hạt nhân trung bình. D. lớn nhất đối với các hạt nhân nặng.
50. Trong thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến, mạch tách sóng dùng để
A. tách sóng điện từ tần số cao để đưa vào mạch khuếch đại. B. tách sóng điện từ âm tần ra khỏi sóng điện từ cao tần.
C. tách sóng điện từ tần số cao ra khỏi loa. D. tách sóng điện từ tần số âm ra khỏi loa.
51. Trong hiện tượng lân quang thì ánh sáng phát quang
A. chỉ được tạo ra nhờ chiếu ánh sáng Mặt Trời vào chất lân quang. B. tồn tại lâu hơn 10−8 s sau khi tắt kích thích.
C. phát ra từ tinh thể và hầu như tắt ngay khi tắt kích thích. D. có bước sóng không lớn hơn bước sóng kích thích.
52. Nguyên tắc hoạt động của máy biến áp dựa trên hiện tượng
A. Cộng hưởng điện từ B. Cảm ứng điện từ
C. Quang điện D. Hiện tượng tự cảm
53. Một đèn phát ra bức xạ có tần số f = 1014 Hz. Bức xạ này thuộc vùng nào của thang sóng điện từ ?
A. Vùng ánh sáng nhìn thấy B. Tia Rơn - ghen
C. Vùng hồng ngoại D. Vùng tử ngoại
54. Các phản ứng hạt nhân tuân theo định luật bảo toàn
A. khối lượng. B. số prôtôn. C. số nuclon. D. số nơtrôn (nơtron).
55. Giới hạn quang điện của các kim loại như bạc, đồng, kẽm, nhôm nằm trong vùng ánh sáng nào ?
A. Ánh sáng nhìn thấy được B. Cả ba vùng ánh sáng nêu trên
C. Ánh sáng từ ngoại. D. Ánh sáng hồng ngoại.
56. Giới hạn quang điện của kim loại phụ thuộc vào
A. bước sóng của ánh sáng chiếu tới kim loại B. bản chất của kim loại
C. năng lượng của photon chiếu tới kim loại D. động năng ban đầu của electron quang điện
57. Lực hạt nhân
A. là lực điện tương tác giữa các nuclôn B. không phụ thuộc vào điện tích hạt nhân
C. phụ thuộc vào điện tích hạt nhân D. là lực hấp dẫn giữa các nuclôn
58. Phát biểu nào sau đây là sai. Lực hạt nhân
A. Là loại lực mạnh nhất trong các loại lực đã biết hiện nay.
B. Chỉ phát huy tác dụng trong phạm vi kích thước hạt nhân
C. Là lực hút rất mạnh nên có cùng bản chất với lực hấp dẫn nhưng khác bản chất với lực tĩnh điện.
D. Không phụ thuộc vào điện tích.
59. Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình x = Acos(ωt +φ) có pha
dao động của li độ quan hệ với thời gian theo đồ thị được biểu diễn như hình vẽ.
Biết t2 - t1 = 2s. Tần số góc là
A. π/6 rad/s B. π/3 rad/s
C. 2π rad/s D. 4π/3 rad/s

60. Một con lắc đơn gồm quả cầu nhỏ khối lượng m treo vào sợi dây có chiều dài l = 40 cm. Bỏ qua sức cản không khí. Đưa con
lắc lệch khỏi phương thẳng đứng góc α0 = 0,15 rad rồi thả nhẹ, quả cầu dao động điều hòa. Quãng đường cực đại mà quả cầu đi
được trong khoảng thời gian 2T/3 là
A. 8 cm B. 18 cm C. 16 cm D. 6 cm
61. Điện tích của electron là -1,6.10-19 (C), điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong 30s là 15C. Số electron chuyển
qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong thời gian một giây là
A. 3,125.1018 B. 9,375.1019 C. 7,895.1019 D. 2,632.1018
62. Li độ, vận tốc, gia tốc của vật phụ thuộc thời gian theo quy luật của một hàm sin có
A. cùng pha B. cùng biên độ C. cùng pha ban đầu D. cùng tần số
63. Bước sóng λ của sóng cơ học là
A. Là quãng đường sóng truyền đi trong thời gian 1 chu kì sóng
B. Là khoảng cách giữa hai điểm dao động đồng pha trên phương truyền sóng
C. Là quãng đường sóng truyền được trong 1s
D. Là khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm vuông pha trên phưong truyền sóng
64. Trong quá trình lan truyền của sóng điện từ, vectơ cảm ứng từ B và vectơ cường độ điện trường E tại một điểm
trên phương truyền sóng luôn
A. cùng phương và vuông góc với phương truyền sóng.
B. biến thiên tuần hoàn theo không gian, không tuần hoàn theo thời gian.
C. dao động ngược pha với nhau.
D. dao động cùng pha với nhau.
65. Đặt điện áp u = U 2 cosωt (U và ω không đổi) vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm biến trở R, cuộn dây có điện
trở trong r, độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C. Đồ thị liên hệ giữa công suất tiêu thụ toàn mạch P và biến trở R có dạng
nào sau đây?

66. Sóng ngang truyền được trong các môi trường


A. rắn và trên mặt thoáng chất lỏng. B. lỏng và khí. C. rắn, lỏng và khí. D. khí và rắn.
67. Một tụ điện mắc vào nguồn u = U 2 cos(100πt + π)(V) thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là 2A. Nếu
mắc tụ điện mắc vào nguồn u = Ucos(120πt + 0,5π)(V) thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là
A. 1,2 2 A B. 1,2 A C. 2 A D. 1,2/ 2 A
68. Một sóng điện từ lan truyền trong chân không với bước sóng 300 m, cường độ điện trường cực đại là E0 và cảm ứng từ cực
đại là B0. Trên một phương truyền sóng có hai điểm M và N cách nhau 75 m (điểm N xa nguồn hơn so với điểm M). Biết tốc độ
truyền sóng điện từ trong chân không là 3.108 m/s. Tại thời điểm t cảm ứng từ tại M có giá trị B0/2 và đang giảm. Tại thời điểm t'
= t + Δt thì cường độ điện trường tại điểm N có độ lớn là E0 3 /2. Giá trị nhỏ nhất của Δt là

A. 1/3 μs B. 1/6 μs C. 1/12 μs D. 1/4 μs


69. Dùng nam châm thử ta có thể biết được
A. Độ mạnh yếu của từ trường nơi đặt nam châm thử
B. Dạng đường sức từ nơi đặt nam châm thử
C. Độ lớn và hướng của vec tơ cảm ứng từ nơi đặt nam châm thử
D. Hướng của vec tơ cảm ứng từ nơi đặt nam châm thử
70. Tại một nơi trên trái đất có một sóng điện từ, ở một thời điểm vec tơ cường độ điện trường E hướng từ Nam ra Bắc, vec tơ
cảm ứng từ B hướng thẳng đứng từ dưới lên trên. Khi đó vec tơ vận tốc v của sóng điện từ có hướng
A. Từ trên xuống dưới B. Từ Đông sang Tây
C. Từ Bắc vào Nam D. Từ Tây sang Đông
71. Trong thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến, bộ phận nào sau đây đặt ở máy thu thanh dùng để biến dao động điện
thành dao động âm có cùng tần số?
A. loa B. micro C. mạch tách sóng D. mạch khuyếch đại
72. Khi xách xô nước, để nước không bắn tung tóe ra ngoài người ta thường bỏ một vài chiếc lá vào trong xô nước nhằm mục
đích:
A. Gây ra dao động cưỡng bức. B. Thay đổi tần số riêng của nước.
C. Gây ra hiện tượng cộng hưởng. D. Gây ra dao động tắt dần.
73. Phát biểu nào sau đây là đúng? Khái niệm cường độ dòng điện hiệu dụng của dòng điện xoay chiều được xây dựng dựa vào:
A. tác dụng nhiệt của dòng điện. B. tác dụng hoá học của dòng điện.
C. tác dụng sinh lí của dòng điện. D. tác dụng từ của dòng điện.
74. Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, công việc rửa những linh kiện chính xác ngày càng quan trọng. Ta không thể
rửa sạch những linh kiện tinh vi và phức tạp này bằng những dụng cụ rửa thông thường như khăn giấy hay bàn chải. Trong thực
tế, loại sóng nào đã được ứng dụng để giải quyết vấn đề này ?
A. Sóng điện từ B. Sóng siêu âm C. Sóng hạ âm D. Sóng viba
75. Sonar là hệ thống rất hiệu quả để phát hiện tàu ngầm dưới mặt nước, nó được mệnh danh là "Ông vua dưới nước". Sonar có
tác dụng dò loại sóng nào dưới nước ?
A. Sóng dài B. Sóng trung C. Sóng âm D. Sóng ngắn
76. Một sóng điện từ lan truyền trong không gian, tại điểm M có sóng truyền qua vectơ cường độ điện trường E và vectơ cảm
ứng từ B được biểu diễn như hình vẽ. Vectơ vận tốc truyền sóng tại M

M E

A. nằm trong mặt phẳng hình vẽ và ngược hướng với vectơ B .


B. có phương vuông góc và hướng ra phía ngoài mặt phẳng hình vẽ.
C. nằm trong mặt phẳng hình vẽ và ngược hướng với vectơ E .
D. có phương vuông góc và hướng vào phía trong mặt phẳng hình vẽ.
77. Ba lò xo giống hệt nhau, đầu trên treo vào các điểm cố định, đầu dưới treo lần lượt các vật có khối lượng m1, m2 và m3. Kéo
ba vật xuống dưới vị trí cân bằng theo phương thẳng đứng để ba lò xo dãn thêm một lượng như nhau rồi thả nhẹ thì ba vật
dao động điều hòa với gia tốc cực đại lần lượt là a01 = 8 m/s2, a02 = 10 m/s2 và a03. Nếu m3 = 2 m1 + 3m2 thì a03 bằng
A. 7,33 m/s2 . B. 4,63 m/s2 . C. 1,82 m/s2 . D. 9,00 m/s2 .
78. Hiện tượng nào sau đây được ứng dụng để mạ điện?
A. Hiện tượng điện phân. B. Hiện tượng siêu dẫn. C. Hiện tượng đoản mạch. D. Hiện tượng nhiệt điện.
79. Một sợi dây đàn hồi, đầu A gắn với nguồn dao động và đầu B tự do. Khi dây rung với tần số f = 24 Hz thi trên dây
xuất hiện sóng dừng ổn định có 8 điểm nút trên dây với A là nút và B là bụng. Nếu đầu B được giữ cố định và tốc độ
truyền sóng trên dây không đổi thì phải thay đổi tần số rung của dây một lượng nhỏ nhất bằng bao nhiêu để trên dây
tiếp tục xảy ra hiện tượng sóng dừng ổn định?
A. 2,4 Hz B. 1,2 Hz . C. 1,6 Hz. D. 0,8 Hz .
80. Nếu một vật dao động điều hòa với tần số f thì động năng và thế năng biến thiên tuần hoàn với tần số
A. f. B. 2f. C. 0,5f. D. 4f.
81. Một chiếc đàn ghi ta, một chiếc đàn violon, một chiếc kèn sacsophon cùng phát ra một nốt la ở cùng một độ cao.
Ta dê dàng phân biệt âm nào do đàn ghi ta phát ra, âm nào do đàn violon phát ra, âm nào do kèn sacsophon phát ra. Sở
dĩ ta phân biệt được như vậy là nhờ các đặc trưng vật lí, và đặc trưng sinh lí nào sau đây
A. đồ thị dao động âm và âm sắc. B. cường độ âm và độ to.
C. tần số âm và độ cao của âm. D. tần số âm và âm sắc.
82. Trong thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến các sóng ngắn có thể truyền đi rất xa (có thế vài chục nghìn kilomet) trên mặt đất
là nhờ có tính chất nào sau đây?
A. Phản xạ. B. Khúc xạ. C. Nhiễu xạ. D. Truyền thẳng.
83. Hai con lắc đơn chiều dài l1 và l2 có chu kì dao động riêng lần lượt là T1 và T2 = 2T1. Nếu cả hai sợi dây cùng được cắt bớt đi
2 dm thì ta được hai con lắc đơn mới có chu kì dao động riêng tương ứng là T '2 = 3T '1 . Chiều dài l1 có giá trị là
A. 8,4 dm B. 4,6 dm. C. 3,2 dm D. 12,8 dm
84. Điện trường đều là điện trường có
A. Độ lớn lực điện do điện trường đó tác dụng lên điện tích thử là không đổi.
B. Véctơ cường độ điện trường tại mọi điểm đều bằng nhau.
C. Chiều của vectơ cường độ điện trường không đổi.
D. Độ lớn của điện trường tại mọi điểm là như nhau
85. Hai dao động điều hòa: x1 = A1cost và x2 = A2sin(ωt + π/2). Biên độ dao động tổng hợp của hai động này là
A. A = A12 + A22 . B. A = A12 − A22 . C. A = A1 − A2 . D. A = A1 + A2.
86. Một vật dao động điều hòa có phương trình x = Acos(ωt + φ). Gọi v và a lần lượt là vận tốc và gia tốc của vật. Hệ
thức đúng là.
v2 a 2 v2 a 2 v2 a 2 2 a 2
A. A 2 = 4 + 2 B. A 2 = 2 + 2 C. A 2 = 2 + 4 D. A 2 = 2 + 4
      v 
87. Một điện lượng 6 mC dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong khoảng thời gian 2 giây. Tính cường độ
dòng điện chạy qua dây dẫn này
A. 3 mA B. 12 mA C. 6 mA D. 0,33 mA
88. Điện trở của kim loại phụ thuộc vào nhiệt độ như thế nào?
A. Không đổi theo nhiệt độ B. Tăng khi nhiệt độ giảm
C. Tăng khi nhiệt độ tăng D. Tăng hay giảm phụ thuộc vào bản chất kim loại
89. Khi đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch LC thì dao động điện từ trong mạch là
A. Dao động tự do B. Dao động tắt dần C. Dao động duy trì D. Dao động cưỡng bức
90. Chiếu bức xạ có bước sóng λ vào một kim loại có công thoát A gây ra hiện tượng quang điện. Cho rằng năng lượng mà electron
quang điện hấp thụ từ phôtôn của bức xạ trên, một phần dùng để giải phóng nó, phần còn lại biến thành động năng K của nó. Nếu
bức xạ chiếu tới kim loại có bước sóng λ/3 thì động năng của electron quang điện đó là
A. 3K + 2A. B. 4K + 3A. C. 3K - 2A. D. 4K - 3A.
91. Chọn một đáp án sai khi nói về từ trường?
A. Tại mỗi điểm trong từ trường chỉ vẽ được một và chỉ một đường sức từ đi qua
B. Các đường sức từ là những đường cong không khép kín
C. Các đường sức từ không cắt nhau
D. Tính chất cơ bản của từ trường là tác dụng lực từ lên nam châm hay dòng điện đặt trong nó
92. Trong hiện tượng giao thoa sóng, hai nguồn kết hợp A và B dao động với cùng tần số và cùng pha ban đầu. Chọn phát biểu
đúng
A. Trên đoạn AB, số điểm cực đại luôn lớn hơn số điểm cực tiểu
B. Trên đoạn AB, số điểm cực tiểu luôn lớn hơn số điểm cực đại
C. Trên đoạn AB, số điểm cực tiểu luôn là số lẻ
D. Trên đoạn AB, số điểm cực đại luôn là số lẻ
93. Mạch dao động LC trong một thiết bị phát sóng điện từ có L = 2 μH và C = 1,5 pF. Mạch dao động này có thể phát được sóng
điện từ có bước sóng là
A. 3,26 m. B. 2,36 m. C. 4,17 m. D. 1,52 m.
94. Cho 3 điện trở giống nhau cùng giá trị 8 Ω, hai điện trở mắc song song và cụm đó nối tiếp với điện trở còn lại. Đoạn mạch này
được nối với nguồn có điện trở trong 2 Ω thì hiệu điện thế hai đầu nguồn là 12 V. Cường độ dòng điện trong mạch và suất điện
động của mạch khi đó là
A. 1 A và 14 V. B. 1 A và 13 V. C. 0,5 A và 14 V. D. 0,5 A và 13 V.
95. Dao động điều hòa của một vật là tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có biên độ lần lượt là A1 = 7
cm và A2 = 8 cm. Biết quỹ đạo dao động của vật có chiều dài L = 26 cm. Hai dao động thành phần lệch pha nhau
A. 450 B. 300 C. 600 D. 1200
96. Một con lắc đơn dao động điều hòa có chu kì 1,50 s. Tăng chiều dài con lắc thêm 44% so với ban đầu và giảm khối lượng vật
nặng 2 lần thì chu kì dao động điều hòa mới của con lắc bằng
A. 1,44 s B. 1,80 s C. 2,16 s D. 1, 20 s
97. Bước sóng của ánh sáng màu đỏ trong chân không là 0,75 μm. Biết chiết suất của nước đối với ánh sáng đỏ là 4/3. Tốc độ
ánh sáng đỏ trong chân không là c = 3.108 m/s. Tần số của ánh sáng đỏ trong nước là
A. 4.1014 Hz B. 5,33.1014 Hz C. 3.1014 Hz D. 5.1014 Hz
98. Với máy phát điện xoay chiều một pha, để chu kì của suất điện động do máy phát ra giảm đi 4 lần thì người ta cần
A. giữ nguyên tốc độ quay của roto và tăng số cặp cực lên 4 lần
B. tăng tốc độ quay của roto lên 2 lần và tăng số cặp cực lên 4 lần
C. tăng tốc độ quay của roto lên 2 lần và giảm số cặp cực lên 4 lần
D. tăng tốc độ quay của roto lên 2 lần và giảm số cặp cực lên 2 lần
99. Chọn phát biểu sai
A. Tia tử ngoại có khả năng làm phát quang một số chất
B. Tần số tia X lớn hơn tần số tia tử ngoại
C. Tia X có ứng dụng dùng để tìm khuyết tật bên trong vật rắn
D. Tia hồng ngoại tác dụng lên mọi loại kính ảnh
100. Một chiếc lá nhỏ đang nằm trên mặt nước yên lặng. Người ta gõ nhẹ vào mặt nước ở một điểm gần chiếc lá, khi đó chiếc lá
sẽ O
A. chuyển động ra xa điểm O
B. chuyển động lại gần điểm O
C. vừa dập dềnh lên xuống vừa chuyển động ra xa điểm O
D. chỉ dập dềnh lên xuống tại chỗ.

You might also like