You are on page 1of 114

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Nội dung luận văn gồm 2 phần:


Phần 1 là Thiết kế Trạm biến áp 220/110/22kV, trong phần này gồm có đồ thị phụ tải,
lựa chọn sơ đồ cấu trúc trạm biến áp và chọn phương án, chọn máy biến áp cho phương án đã
chọn, chọn sơ đồ nối điện cho trạm biến áp, tính toán tổn thất điện năng, tính toán dòng điện
ngắn mạch, tính toán kinh tế và chọn phương án tốt nhất, chọn khí cụ điện và các phần dẫn
điện, và kết thúc phần một là tự dùng trong trạm biến áp.
Phần 2 là Thiết kế mạng điện 110kV dùng phần mềm PowerWorld Simulator, trong phần
này gồm có cân bằng công suất nguồn trong hệ thống điện và tính toán công suất nguồn, đưa
ra các phương án về mặt kỹ thuật, so sánh phương án về kinh tế, sơ đồ nối dây chi tiết cho
mạng điện và trạm biến áp, bù kinh tế trong mạng điện, tính toán cân bằng chính xác công suất
kháng và tính toán phân bố thiết bị bù cưỡng bức, tính toán phân bố công suất trong mạng
điện, điều chỉnh điện áp trong mạng điện, và cuối cùng là tổng kết các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật
của mạng điện.
DANH SÁCH HÌNH VẼ

- Phần 1: Thiết kế trạm biến áp 220/110/22kV


+ SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ
+ SƠ ĐỒ MẶT BẰNG
+ SƠ ĐỒ MẶT CẮT
- Phần 2: Thiết kế đường dây 110kV dùng phần mềm PowerWorld Simulator
+ SƠ ĐỒ NỐI DÂY CHI TIẾT CHO MẠNG ĐIỆN VÀ TRẠM BIẾN ÁP
PHẦN 1
THIẾT KẾ TRẠM BIẾN ÁP 220/110/22KV
Đồ án tốt nghiệp

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐỒ THỊ PHỤ TẢI

1.1 Lý do chọn đề tài.

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển đất nước thì nhu cầu dùng điện
trở thành vấn đề rất quan trọng, cả trong công nghiệp và dân dụng, việc hình thành nhiều khu
Xí nghiệp và khu Công nghiệp trở thành nhu cầu tất yếu với sự phát kinh tế hiện nay, vì vậy
việc cung cấp điện cho các khu vực này có ý nghĩa quan trọng với quá trình phát triển. Trong
giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay việc các phụ tải liên tục gia tăng cả về số
lượng lẫn chất lượng ngày càng cao. Nhận biết được vấn đề này, nên tôi đã chọn đề tài thiết kế
Trạm biến áp 220/110/22kv và thiết kế mạng điện 110kV sử dụng phần mềm powerworld
simulator.

Việc thiết kế một mạng điện và trạm biến áp hợp lý sẽ dẫn đến chất lượng điện năng
được tốt hơn, sẽ giảm được chi phí đầu tư, xây dựng hệ thống, chi phí vận hành và tổn thất
điện năng, thuận tiện cho việc sữa chữa…

Là sinh viên ngành điện bản thân nhận thấy rằng, việc thiết kế cung cấp điện là việc cần
thiết và quan trọng, giúp bản thân đánh giá, tích lũy kiến thức trong thời gian học tập tại
trường, đồng thời từ đó có thể áp dụng được kiến thức chuyên nghành vào thực tế nơi công
tác. Đó là lý do bản thân chọn đề tài “Thiết kế Trạm biến áp 220/110/22kV và thiết kế mạng
điện 110kV sử dụng phần mềm powerworld simulator”.

1.2 Mục tiêu và giới hạn của đề tài.


Nghiên cứu, thực hiện luận văn tốt nghiệp về lĩnh vực cung cấp điện giúp cho bản thân có
cái nhìn tổng thể về kiến thức chuyên ngành được đào tạo rút ra được những kiến thức kinh
nghiệm và tác phong trong thực hiện công việc. Trong quá trình thực hiện đề tài giúp bản thân
trao đổi được kiến thức của mình với bạn bè, giảng viên hướng dẫn và các thế hệ đi trước. Từ
đó, trau dồi thêm kĩ năng nghề nghiệp và khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tế một cách
chính xác và hiệu quả hơn.

Trang 2
Đồ án tốt nghiệp

1.3 Phương pháp nghiên cứu.


Nghiên cứu lý thuyết thông qua các tài liệu như: Sách, giáo trình và tham khảo các nguồn
tài liệu thiết kế tại đơn vị công tác
Tính toán công suất của khu vực (phụ tải, đặc điểm địa hình…), từ đó đưa ra cơ sở chọn
phương án cấp điện, chọn phương án thiết kế…
1.4 Nội dung nghiên cứu
Luận văn tốt nghiệp thiết kế Trạm biến áp 220/110/22kv và thiết kế mạng điện 110kV sử
dụng phần mềm powerworld simulator.
Gồm có 2 phần
- Phần 1: thiết kế trạm biến áp 220/110/22kv
+ Sơ đồ nguyên lý
+ Sơ đồ mặt bằng
+ Sơ đồ mặt cắt
- Phần 2: thiết kế đường dây 110kv dùng phần mềm powerworld simulator
+ Sơ đồ nối dây chi tiết cho mạng điện và trạm biến áp
Viết thuyết minh luận văn, thực hiện báo cáo, bảo vệ trước hội đồng và giáo viên hướng
dẫn.
1.5 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
- Tổng hợp kiến thức đã được nghiên cứu áp dụng triển khai thực hiện thực tế
- Đảm bảo tính an toàn và hiệu quả trong quá trình vận hành.
- Đảm bảo tính cung cấp điện cho các nhà máy sản xuất.
- Tích lũy kinh nghiệm cho bản thân.
1.6. Số Liệu Ban Đầu
Thiết kế trạm biến áp có 3 cấp điện áp 220/110/22 kV

Trang 3
Đồ án tốt nghiệp

Hệ thống

110 kV
220 kV

22 kV

Hình 1.1 Thiết kế trạm biến áp có 3 cấp điện áp 220/110/22kV


Phía 220 kV:
Số đường dây đi từ Hệ Thống vào thanh góp 220 kV: 2 dài 100 km x0 = 0,4 (Ω/km)
Công suất ngắn mạch Hệ Thống SNM = 8000 MVA.
Không có phụ tải tại thanh góp 220 kV
Phía 110 kV:
Số phụ tải từ thanh góp 110 kV: 4 phụ tải, cosφ = 0,75, sinφ = 0,66
Phía 22 kV:
Số phụ tải từ thanh góp 22 kV: 4 phụ tải, cosφ = 0,80, sinφ = 0,6
Tự dùng Std = 0,5 MVA, cosφ = 0,82, sinφ = 0,57

Trang 4
Đồ án tốt nghiệp

1.7. Đồ Thị Phụ Tải Các Cấp Điện Áp


1.7.1 Đồ thị phụ tải điện áp cấp 110 kV

CÔNG SUẤT S (MVA)


100
90
80
80
70
60
60
50 50
50
40 40
35 40
30
30
20
10
0
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24

CÔNG SUẤT S

Hình 1.2 Đồ thị phụ tải cấp 110kV


Bảng 1.1 Số liệu phụ tải cấp 110 kV
Thời gian S (MVA) P (MW) P2 (MW) Q (MVA)
0–2 30 22,5 506,25 19,8
2–4 40 30 900 26,4
4–7 50 37,5 1406,25 33
7 – 10 60 45 2025 39,6
10 – 12 80 60 3600 52,8
12 – 15 60 45 2025 39,6
15 – 18 50 37,5 1406,25 33
18 – 21 70 52,5 2756,25 46,2
21 – 22 40 30 900 26,4
22 – 24 35 26,25 689,0625 23,1
Tổng 386,25 16214,0625 339,9
Thời gian sử dụng công suất cực đại:
∑ Pi t i 960
T max= = =16( giờ /ngày)=5840(giờ /năm )
Pmax 60
Thời gian tổn thất công suất cực đại:

Trang 5
Đồ án tốt nghiệp

∑ P2i t i 41146,88
τ max= 2 = =11,43 ( giờ /ngày )=4171,95(giờ /năm)
Pmax 3600

1.7.2 Đồ thị phụ tải điện áp cấp 22 kV

CÔNG SUẤT S (MVA)


50
45
40 40
40
35
30
30
25
25
20
20
15
10
5
0
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24

THỜI GIAN

Hình 1.3 Đồ thị phụ tải cấp 22 kV

Trang 6
Đồ án tốt nghiệp

Bảng 1.2 Số liệu phụ tải cấp 22 kV


Thời gian S (MVA) Std (MVA) Stổng P (MW) P2 (MW) Q (MVA)
0–7 20 0,5 20,5 16,4 268,96 12,3
7 – 10 30 0,5 30,5 24,4 595,36 18,3
10 – 13 40 0,5 40,5 32,4 1049,76 24,3
13 – 16 30 0,5 30,5 24,4 595,36 18,3
16 – 19 25 0,5 25,5 20,4 416,16 15,3
19 – 21 40 0,5 40,5 32,4 1049,76 24,3
21 – 24 20 0,5 20,5 16,4 268,96 12,3
Tổng 166,8 4244,32 125,1

Thời gian sử dụng công suất cực đại:


∑ Pi t i 533,6 giờ
T max=
Pmax
=
32,4
=16,47 (
ngày )
=6011,55( giờ /năm)

Thời gian tổn thất công suất cực đại:


∑ P2i t i 12759,04
τ max= = =12,15(giờ /ngày)=4434,75(giờ /năm)
P2max 1049,76

Trang 7
Đồ án tốt nghiệp

1.7.3. Đồ thị phụ tải điện áp cấp 220 kV

CÔNG SUẤT S (MVA)

120.34
120
110.35
110
100.37
100
90.38 90.38
90
80.39
75.4 80
70.41
70
60.42 60.42
55.43 60
50.43
50

40

30

20

10

0
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24

CÔNG SUẤT S

Hình 1.4 Đồ thị phụ tải cấp 220 kV

Trang 8
Đồ án tốt nghiệp

Bảng 1.3 Số liệu phụ tải cấp 220 kV


Thời S110 kV S22 kV Ptd Qtd Ptổng Qtổng Stổng
gian (MVA) (MVA) (MW) (MVar) (MW) (Mvar) (MVA)
0–2 22,5 + j19,8 16 + j12 0,41 0,285 38,91 32,085 50,43
2–4 30 +j26,4 16 + j12 0,41 0,285 46,41 38,685 60,42
4–7 37,5 +j33 16 + j12 0,41 0,285 53,91 45,285 70,41
7 – 10 45 + j39,6 24 + j18 0,41 0,285 69,41 57,885 90,38
10 – 12 60 + j52,8 32 + j24 0,41 0,285 92,41 77,085 120,34
12 – 13 45 + j39,6 32 + j24 0,41 0,285 77,41 63,885 100,37
13 – 15 45 + j39,6 24 + j18 0,41 0,285 69,41 57,885 90,38
15 – 16 37,5 + j33 24 + j18 0,41 0,285 61,91 51,285 80,39
16 – 18 37,5 + j33 20 + j15 0,41 0,285 57,91 48,285 75,40
18 – 19 52,5 + j46,2 20 + j15 0,41 0,285 72,91 61,485 95,37
19 – 21 52,5 + j46,2 32 + j24 0,41 0,285 84,91 70,485 110,35
21 – 22 30 + j26,4 16 + j12 0,41 0,285 46,41 38,685 60,42
22 – 24 26,25 +j23,1 16 + j12 0,41 0,285 42,66 35,385 55,43
Tổng 814,58 678,41 1060,09

Thời gian sử dụng công suất cực đại:


∑ Pi t i 1493,84
T max= = =16,17(giờ /ngày)=5902,05( giờ /năm)
Pmax 92,41
Thời gian tổn thất công suất cực đại:
∑ P2i t i 99283,79 giờ
τ max= 2
Pmax
=
8539,61
=11,63 (
ngày )
=4244,95(giờ /năm)

1.8. Bảng Tổng Kết


Cấp điện áp 220 kV 110 kV 22 kV
T max ( giờ /năm) 5902,05 5840 6011,55
τ max ( giờ /năm) 4244,95 4171,95 4434,75

CHƯƠNG 2
SƠ ĐỒ CẤU TRÚC VÀ CHỌN TRẠM BIẾN ÁP

Sơ đồ cấu trúc trạm biến áp là sơ đồ diễn tả sự liên quan giữa nguồn, tải và hệ thống điện.
2.1. Sơ Đồ Cấu Trúc Và Các Phương Án Của Trạm Biến Áp

Trang 9
Đồ án tốt nghiệp

2.1.1. Phương án 1: Qua MBA hai cuộn dây giảm dần từ điện áp cao xuống.

Hình 2.1 Sơ đồ nối điện phương án 1


Phương án này được sử dụng khi:
- Khi phụ tải ở các cấp điện áp thấp bé hơn phụ tải ở cấp điện áp cao: ST > S H
- Khi không có MBA ba cuộn dây thích hợp.
Ưu điểm: Đảm bảo cung cấp điện liên tục.
Nhược điểm: MBA cấp một phải tải cả công suất ở các cấp nối tiếp, do đó phải chọn
công suất lớn, tổn hao có thể lớn.

Trang 10
Đồ án tốt nghiệp

2.1.2. Phương án 2: Sử dụng MBA từ ngẫu

HT
220 kV

22 kV 110 kV

Hình 2.2 Sơ đồ nối điện phương án 2


Phương án này được sử dụng khi:
U C ≥ 220 kV ; U T ≥110 kV ;U H =10 ,22 , 35 ,110 kV
Ưu điểm:
- Số lượng MBA ít (2 MBA), chiếm ít diện tích xây lắp.
- Giá thành thấp.
- Tổn hao trong MBA nhỏ vì không qua hai lần biến áp.
Nhược điểm:
- MBA từ ngẫu chỉ chế tạo với điện áp U T ≥ 110 kV .
- MBA từ ngẫu chỉ sử dụng khi điện áp cao và trung tính có nối đất.
2.1.3. Phương án 3: Sử dụng MBA ba cuộn dây

HT
220 kV

22 kV 110 kV

Hình 2.3 Sơ đồ nối điện phương án 3


Phương án này được sử dụng khi:

Trang 11
Đồ án tốt nghiệp

U C =110 kV ; U T =22 kV ; U H ≥ 6 kV

Ưu điểm:
- Số lượng MBA chỉ có hai.
- Tổn hao trong MBA nhỏ vì không qua hai lần biến áp.
Nhược điểm:
- MBA ba cuộn dây chỉ chế tạo với điện áp U H ≥ 6 kV .
- Giá thành cao hơn so với MBA từ ngẫu.
- Khi công suất lớn, kích thước và trọng lượng MBA lớn nên gặp khó khăn khi chuyên
chở, xây lắp.

2.1.4. Phương án 4: Sử dụng MBA hai cuộn dây tách riêng hai cấp điện áp

HT
220 kV

110 kV 22 kV

Hình 2.4 Sơ đồ nối điện phương án 4


Phương án này được sử dụng khi:
- Phụ tải ở U T và U H chệnh lệch nhau nhiều mà không thể dùng các phương án trên.
Ưu điểm:
- Độ tin cậy cao, hai hệ thống trung áp và hạ áp độc lập nhau, đảm bảo cung cấp điện liên
tục.
Nhược điểm:
- Số lượng MBA nhiều nên chiếm nhiều diện tích.
- Chênh lệch điện áp giữa U C (220 kV ) và U H (22 kV ) quá lớn.

Trang 12
Đồ án tốt nghiệp

2.2. Lựa Chọn Các Phương Án


Từ những phân tích như trên có thể chia làm 2 nhóm phương án có số lượng MBA và sơ
đồ cấu trúc tương tự nhau:
- Nhóm 1 (gồm các phương án: 1, 4): phương án 1 được chọn vì có tính khả thi nhất trong
các phương án.
- Nhóm 2 (gồm các phương án: 2, 3): phương án 2 được chọn vì khắc phục được các
khuyết điểm của phương án 3.

 Phương án 1 và phương án 2 được chọn để tính toán trong các chương tiếp theo.
2.2.1 Phương Án 1: Sử Dụng 2 Mba 220/110 Kv Và 2 Mba 110/22 Kv

2.2.1.1. Cấp 220/110 kV


- Chọn máy biến áp theo điều kiện quá tải sự cố.
- Từ đồ thị phụ tải ta có: Smax = 120,34 MVA
- Chọn 2 máy biến áp 220/110 kV theo điều kiện 1 một máy biến áp nghỉ, máy biến áp
còn lại với khả năng quá tải sự cố có khả năng cung cấp đủ Smax = 120,34 MVA
- Xem như máy biến áp đặt ngoài trời có K qtsc =1,4
Smax 120,34
SđmB ≥ = =85,96(MVA)
1,4 1,4
Chọn máy biến áp có SđmB = 90 MVA
Kiểm tra lại điều kiện quá tải:

Trang 13
Đồ án tốt nghiệp

CÔNG SUẤT S (MVA)


120.34
120
110.35
110
100.37
100
90.38 90.38
90
80.39
75.4 80
70.41
70
60.42 60.42
55.43 60
50.43
50
40
30
20
10
0
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24
CÔNG SUẤT S

Hình 2.5 Đồ thị phụ tải cấp điện áp 220/110kV


Từ đồ thị phụ tải hàng ngày của cấp điện áp 220 kV ứng với MBA có SđmB = 90 MVA thời
gian quá tải là 11 giờ lớn hơn 6 giờ do đó MBA 90 MVA không cho phép.
Vậy chọn lại MBA có công suất lớn hơn là SđmB = 100 MVA khi đó có 2 vùng quá tải
không liên tục.
Bảng 2.1 Bảng tính hệ số các phụ tải

Trang 14
Đồ án tốt nghiệp

Có 2
Vùng (giờ) Si (MVA) K i=S i /100 K 2i T i (giờ ) K 2i T i
0 -2 50,43 0,50 0,25 2 0,50
2-4 60,42 0,60 0,36 2 0,72
4-7 70,41 0,70 0,49 3 1,47
7-10 90,38 0,90 0,81 3 2,43
10-12 120,34 1,20 1,44 2 2,88
12-13 100,38 1 1 1 1
13-15 90,38 0,90 0,81 2 1,62
15-16 80,39 0,80 0,64 1 0,64
16-18 75,40 0,75 0,56 2 1,12
18-19 95,37 0,95 0,90 1 0,90
19-21 110,35 1,10 1,21 2 2,42
21-22 60,42 0,60 0,36 1 0,36
22-24 55,43 0,55 0,30 2 0,60
vùng không liên tục có K > 1, xác định vùng có ∑ ( K 2i T i) cực đại:

- Vùng từ 10h đến 13h: ∑ ( K 2i T i) =3,88

- Vùng từ 19h đến 21h: ∑ ( K 2i T i) =2,42


2
 Vùng từ 10h đến 13h có ∑ ( K i T i) cực đại.

∑ ( K 2i T i)

K 2 đt =
∑Ti √=

0,9 K max =0,9 .1,20=1,08


3,88
3
=1,137

 K 2 đt >0,9 K max
 K 2=K 2đt
 T 2=∑T i =3 giờ <6 giờ

∑ ( K 2i T i )
K 1=
√ 10
=
√0,5+0,72+1,47+ 2,43
10
=0,72<0,93

Vậy máy biến áp có SđmB = 100 MVA thỏa mãn các điều kiện quá tải sự cố.
Bảng 2.2 Thông số của máy biến áp đã chọn (tra bảng trang 241 sách Thiết kế NMĐ &
TBA của thầy Huỳnh Nhơn).
U (kV) i(%)

Trang 15
Đồ án tốt nghiệp

SđmB ( MVA) Cao Hạ U N (% ) Po (kW ) P N (kW )

100 230 115 12 0,35 44 310

2.2.1.2 Cấp 110/22 kV


- Chọn máy biến áp theo điều kiện quá tải sự cố.
- Từ đồ thị phụ tải ta có: Smax = 40,5 MVA
- Chọn 2 máy biến áp 110/22 kV theo điều kiện 1 một máy biến áp nghỉ, máy biến áp
còn lại với khả năng quá tải sự cố có khả năng cung cấp đủ Smax = 40,5 MVA
- Xem như máy biến áp đặt ngoài trời có K qtsc =1,4
Smax 40,5
SđmB ≥ = =28,93( MVA)
1,4 1,4
 Chọn máy biến áp có SđmB = 30 MVA
Kiểm tra lại điều kiện quá tải sự cố:

CÔNG SUẤT S (MVA)


50
45
40.5 40.5
40
35
30.5
30
25.5
25
20.5
20
15
10
5
0
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24
CÔNG SUẤT

Hình 2.6 Đồ thị phụ tải cấp điện áp 110/22kV


Từ đồ thị phụ tải hàng ngày của cấp điện áp 22 kV ứng với MBA có SđmB = 30 MVA thời
gian quá tải là 8 giờ lớn hơn 6 giờ do đó MBA 30 MVA không cho phép.
Vậy chọn lại MBA có công suất lớn hơn là SđmB = 32 MVA khi đó có 2 vùng quá tải
không liên tục.
Bảng 2.3 Bảng tính các hệ số phụ tải

Trang 16
Đồ án tốt nghiệp

Vùng (giờ) 0–7 7 – 10 10 – 13 13 – 16 16 – 19 19 – 21 21 – 24


Si (MVA) 20,5 30,5 40,5 30,5 25,5 40,5 20,5
K i=S i /32 0,64 0,95 1,27 0,95 0,8 1,27 0,64
K 2i 0,41 0,90 1,61 0,90 0,64 1,61 0,41
T i (giờ ) 7 3 3 3 3 2 3
K 2i T i 2,87 2,7 4,83 2,7 1,92 3,22 1,23
Có 2 vùng không liên tục có K > 1, xác định vùng có ∑ ( K 2i T i) cực đại:

- Vùng từ 10h đến 13h: ∑ ( K 2i T i) =4,83

- Vùng từ 19h đến 21h: ∑ ( K 2i T i) =3,22


2
 Vùng từ 10h đến 13h có ∑ ( K i T i) cực đại.

∑ ( K 2i T i)
K 2 đt =
√∑Ti √=
4,83

0,9 K max =0,9 .1,27=1,143


3
=1,27

 K 2 đt >0,9 K max
 K 2=K 2đt =1,27 < 1,4
T 2=∑T i =3 giờ <6 giờ

∑ ( K 2i T i )
K 1=
√ 10
=
2,87+2,7
√ 10
=0,75<0,93

Vậy máy biến áp có SđmB = 32 MVA thỏa mãn các điều kiện quá tải sự cố.
Bảng 2.4 Thông số của máy biến áp đã chọn (tra bảng trang 239 sách Thiết kế NMĐ &
TBA của thầy Huỳnh Nhơn).
U (kV)
SđmB ( MVA) U N (% ) i(%) Po (kW ) P N (kW )
Cao Hạ
32 115 38,5 10,5 0,75 35 145

2.2.2. Phương Án 2: Sử Dụng 2 Máy Biến Áp Từ Ngẫu


Trong trường hợp này ta thiết kế trạm giảm áp nên máy biến áp làm viê ̣c theo chế đô ̣ cao
sang trung và cao sang hạ.
Máy biến áp tự ngẫu có: UC =220 kV ; UT = 110 kV ; UH = 22 kV

Trang 17
Đồ án tốt nghiệp

U c −U T 220−110
Hệ số có lợi của máy biến áp từ ngẫu :α = = =0,5
UC 220
Công suất chạy trong các cuô ̣n nối tiếp (Snt), cuô ̣n chung (Sch) và cuô ̣n hạ (Sh) được tính
như sau:
Snt =α (S T + S H + S td )
Sch =α (S T −S H −S td )
Ta thấy công suất trong cuô ̣n nối tiếp là lớn nhất và sẽ là điều kiê ̣n giới hạn công suất
truyền tải trong chế đô ̣ này:
Snt =α . S max =0,5 .120,34=60,17 (MVA)
Chọn máy biến áp theo điều kiện quá tải sự cố: K qtsc =1,4
S nt 60,17
SđmB ≥ = =85,96( MVA)
α . K qtsc 0,5 .1,4
Chọn máy biến áp có Sđm = 100 MVA
Kiểm tra lại điều kiện quá tải sự cố:
Tương tự như điều kiện của MBA 3 pha 2 cuộn dây (do thông số giống nhau)
Vậy máy biến áp có Sđm = 100 MVA thỏa các điều kiện quá tải sự cố
Bảng 2.5 Thông số của máy biến áp đã chọn (tra bảng trang 245 sách Thiết kế NMĐ &
TBA của thầy Huỳnh Nhơn).
Tổn thất (kW)
U ( kV ) U N (% ) i(%)
Po PN
SđmB ( MVA)
Trun
Cao Hạ C/T C/H T/H C/T C/H T/H
g

100 230 121 38,5 11 31 19 0,5 75 260 260 260

2.3. Các Dạng Sơ Đồ Nối Điện


2.3.1. Sơ đồ một hệ thống thanh góp không phân đoạn
Sơ đồ nối điện là một hình vẽ biểu diễn quan hệ giữa các thiết bị, khí cụ điện.

Trang 18
Đồ án tốt nghiệp

Hình 2.7 Sơ đồ một hệ thống thanh góp không phân đoạn.


Sơ đồ có tất cả các phần tử (nguồn, tải) đều được nối vào thanh góp chung qua một máy
cắt. Hai bên máy cắt thường có hai dao cách ly, mạch MBA hai cuộn dây có thể không có dao
cách ly về phía MBA. Các dao cách ly này có nhiệm vụ đảm bảo an toàn khi cần sửa chữa máy
cắt điện.
Ưu điểm: Đơn giản, rõ ràng, mỗi phần tử được thiết kế riêng cho mạch đó. Khi vận hành, sửa
chữa, mạch này không ảnh hưởng trực tiếp đến mạch khác.
Khuyết điểm:
- Khi sửa chữa máy cắt trên mạch nào, các phụ tải nối vào mạch đó cũng bị mất điện. Thời
gian ngừng cung cấp điện phụ thuộc vào thời gian sửa chữa máy cắt điện đó.
- Ngắn mạch trên thanh góp đưa đến cắt điện toàn bộ các phần tử. Khi sửa chữa thanh góp
hay dao cách ly về phía thanh góp cũng sẽ mất điện toàn bộ trong thời gian sửa chữa.
Do những đặc điểm trên, sơ đồ này chỉ sử dụng khi yêu cầu về tính đảm bảo không cao.
2.3.2. Sơ đồ một hệ thống thanh góp có phân đoạn thanh góp

a) b) c)
Hình 2.8 Sơ đồ một hệ thống thanh góp có phân đoạn.

Trang 19
Đồ án tốt nghiệp

Thanh góp được phân thành nhiều đoạn bằng một dao cách ly (Hình a), hai dao cách ly
(Hình b) hoặc bằng máy cắt và hai dao cách ly hai bên (Hình c). Số phân đoạn được phân theo
số nguồn cung cấp. Mỗi phân đoạn có một nguồn cung cấp và một phần các mạch tải.
Khi đã phân đoạn bằng máy cắt thì các phụ tải loại một sẽ được cung cấp điện từ hai
đường dây nối vào hai phân đoạn khác nhau, do đó sẽ đảm bảo được cung cấp điện liên tục.
Khi cần sửa chữa chỉ tiến hành cho từng phân đoạn, việc cung cấp điện được chuyển cho
phân đoạn kia.
Khi sự cố trên phân đoạn nào, máy cắt phân đoạn đó sẽ cắt. Các phân đoạn khác vẫn làm
việc bình thường.
2.3.3. Sơ đồ một hệ thống thanh góp có thanh góp vòng

MC V MC V1 MC V

a) b) c)
Hình 2.10 Sơ đồ một hệ thống thanh góp có thanh góp vòng
Tất cả các phần tử được nối vào thanh góp vòng qua dao cách ly vòng (CL V), một máy
cắt vòng (MCV) cùng hai dao cách ly hai bên được nối liên lạc giữa thanh góp vòng với thanh
góp chính (Hình a).
Nhiệm vụ của MCv là để thay lần lượt cho máy cắt của bất kỳ phần tử nào khi cần sửa
chữa mà không cần phải ngừng cung cấp điện phần tử đó bằng cách đi vòng qua MC V, thanh
góp vòng và CLV.
Nếu có hai phân đoạn có thể thực hiện theo sơ đồ Hình b hoặc Hình c. Nhờ có MC V độ
tin cậy cung cấp điện tăng lên, tuy nhiên sơ đồ thêm phức tạp và tăng vốn đầu tư.
Sơ đồ này chỉ được thực hiện chủ yếu với điện áp cao, thường từ 110KV trở lên và số
đường dây nhiều.
2.4. Chọn Sơ Đồ Nối Điện Cho Trạm Biến Áp Đang Thiết Kế
Trang 20
Đồ án tốt nghiệp

- Cấp 220 kV: Ta sử dụng sơ đồ một hệ thống thanh góp có máy cắt phân đoạn.
- Cấp 110 kV: Ta sử dụng sơ đồ một hệ thống thanh góp có máy cắt phân đoạn.
- Cấp 22 kV: Ta sử dụng sơ đồ một hệ thống thanh góp có phân đoạn và sử dụng máy cắt
hợp bộ.
Như trên ta đã chọn hai phương án sơ đồ cấu trúc là phương án qua MBA hai cuộn dây,
giảm dần từ điện áp cao xuống điện áp thấp và phương án sử dụng MBA từ ngẫu. Sau đây ta
chọn sơ đồ nối điện dựa theo hai sơ đồ cấu trúc trên

Trang 21
Đồ án tốt nghiệp

2.4.1. Phương án sử dụng MBA hai cuộn dây, giảm dần từ điện áp cao xuống điện áp
thấp (phương án 1)

kV
110

22
kV
 
220
kV
HỆ THỐNG

Hình 2.11 Sơ đồ nối điện của phương án 1.

Trang 22
Đồ án tốt nghiệp

2.4.2. Phương án sử dụng MBA từ ngẫu (phương án 2)

HỆ THỐNG

 
  220kV

110kV
22kV

Hình 2.12 Sơ đồ nối điện của phương án 2.


2.5. Bảng Tổng Kết
Bảng 2.6 Bảng số liệu máy cắt và dao cách ly
Số máy cắt Số dao cách ly
Phương án 220 110
22 (kV) 220 (kV) 110 (kV)
(kV) (kV)
Phương án
5 9 7 14 18
1
Phương án
5 7 7 14 14
2

Trang 23
Đồ án tốt nghiệp

Trang 24
Đồ án tốt nghiệp

CHƯƠNG 3
TÍNH TOÁN TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG MÁY BIẾN ÁP

3.1. Tổn Thất Điện Năng Trong Mba Ba Pha Hai Cuộn Dây
Khi có đồ thị phụ tải, xác định theo biểu thức:
1 1
∆ A=n . T . P 0+ PN 2 (S ¿ ¿ i2 .T i )¿
n S đmB
Trong đó: n−¿ số MBA làm việc song song
T −¿ thời gian làm việc của MBA (giờ)
Si−¿ công suất của n MBA tương ứng với thời gian Ti

3.2. Tổn Thất Điện Năng Trong Mba Tự Ngẫu


UT
Hệ số có lợi của MBA tự ngẫu :α =1−
UC

1 P P
P N .C =
2(P N .CT + N .2CH − N .2TH
α α )
1 PN .TH PN .CH
P N .T =
2(P N . CT + 2 − 2
α α )
1 P N .CH P N . TH
PN . H= (
2 α2
+ 2 −PN .CT
α )
Khi có đồ thị phụ tải, tổn thất qua MBA:
1
∆ A=n . T . P 0+ ¿
n . S 2đmB
3.3. Tính Toán Tổn Thất Điện Năng Cho Các Phương Án

3.3.1. Phương án 1: 4 MBA hai cuộn dây (2 MBA 220/110 kV và 2 MBA 110/22 kV)
Bảng 3.1 Số liệu các MBA (tra bảng trang 241 và 239 sách Thiết kế NMĐ & TBA của thầy
Huỳnh Nhơn).
Số U (kV)
SđmB ( MVA) U N (%) i(%) ∆ Po ( kW ) ∆ P N ( kW )
lượng Cao Hạ
100 2 230 115 12 0,35 44 310
32 2 115 38,5 10,5 0,75 35 145

Trang 25
Đồ án tốt nghiệp

Tổn thất điện năng qua 2 MBA 220/110 kV:


1 1
A1=n .T . P0 + P N 2 (S ¿ ¿ i 2 . T i )¿
n S MBA
1 1
¿ 2.24 .44+ .310 . .(50,432 .2+60,422 .2+ 70,412 .3+90,38 2 .3+120,34 2 .2+100,372 +90,382 .2+80,392
2 100 2

= 4719,389(kWh)
Tổn thất điện năng qua 2 MBA 110/22 kV:
1 1
A2=n .T . P0 + P N 2 ( S ¿ ¿ i 2 . T i ) ¿
n S MBA
1 1
¿ 2.24 .35+ .145 . 2 .(20,52 .10+30,52 .6+40,5 2 .5+25,52 .3)
2 32
= 3091,484 (kWh)
- Tổn thất điện năng trong một năm của phương án 1:
Anăm =( A 1+ A 2 ) .365=( 4719,389+3091,484 ) .365=2850969(kWh )

3.3.2. Phương án 2: 2 MBA từ ngẫu 220/110/22 kV

Bảng 3.2 Số liệu MBA (tra bảng trang 245 sách Thiết kế NMĐ & TBA của thầy Huỳnh
Nhơn).
Tổn thất (kW)
U N (%) i(%)
Số U ( kV ) Po PN
SđmB
lượn
(MVA)
g Trun C/ C/ C/ C/ T/
Cao Hạ T/H
g T H T H H

38,
100 2 230 121 11 31 19 0,5 75 260 260 260
5

1 P P 1 260 260
P N .C =
2( α α ) (
2 0,5 0,5 )
P N .CT + N .2CH − N .2TH = 260+ 2 − 2 =130( kW )

1 PN .TH PN .CH 1 260 260


P N .T =
2(P N . CT + 2 − 2
α α ) (
= 260+
2 0,5 0,5 )
− 2
=130 (kW )
2

Trang 26
Đồ án tốt nghiệp

1 P N .CH P N . TH 1 260 260


PN . H= (
2 α 2
+ 2 −PN .CT =
α
+
2 0,52 0,5 2) (
−260 =910(kW )
)
∑( S ¿¿ C , i2 .T C ,i )=(50,432 .2+60,422 .2+ 70,412 .3+90,38 2 .3+120,34 2 .2+100,372 +90,382 .2+80,392 +75,42 .2+ 95,
¿ 168218,6172
∑( S ¿¿ T , i2 . T T ,i)=(30 2 .2+40 2 .2+502 .3+ 602 .3+ 802 .2 +602 .3+502 .3+70 2 .3+ 402 .1+352 .2) ¿
¿ 73150
∑( S ¿¿ H , i 2 . T H ,i )=(20,52 .7+ 30,52 .3+ 40,52 .3+ 30,52 .3+25,52 .3+40,5 2 .2+20,52 .3)=19936 ¿
1
A=n .T . P0 + ¿
n . S 2MBA
1
¿ 2.24 .75+ ( 130 . 168218,6172+130 . 73150+910 .19936 )
2 .1002
¿ 6075,984( kWh)
- Tổn thất điện năng trong một năm của phương án 2:
Anăm = A . 365=6075,984 .365=2217734(kWh)

Bảng 3.3 Tổng kết tổn thất điện năng của các phương án

Phương án Tổn thất A hằng năm (kWh)

1 2850969

2 2217734

3.4. Tính Toán Ngắn Mạch Cho Phương Án


3.4.1. Phương án 1: sử dụng MBA hai cuộn dây, giảm dần điện áp cao xuống điện áp
thấp.
Chọn: Scb =1000 MVA ;
U cb 1=230 kV ;
U cb 2=115 kV ;
U cb 3=22 kV .

- Dòng điện cơ bản:


S cb 1000
I cb 1= = =2,51(kA )
√ 3U cb1 √ 3 .230

Trang 27
Đồ án tốt nghiệp

S cb 1000
I cb 2= = =5,02(kA)
√ 3U cb2 √3 .115
S cb 1000
I cb 3= = =26,24( kA)
√ 3U cb 3 √3 .22
- Sơ đồ tương đương tính ngắn mạch:
xHT

x
d
N
1
x1
N
x2 2

N
3

Hình 3.1 Sơ đồ tương đương tính ngắn mạch


MBA cấp 220/110kV có:

U N 1 % Scb 12 1000
X T 1= × = × =1,2[đvtđ ]
100 Sđm 1 100 100

U N 2 % Scb 10,5 1000


X T 2= × = × =3,28[đvtđ ]
100 Sđm 2 100 32
Hệ thống:
¿ S cb 1000
x HT = = =0,125 đvtđ
S NM 8000
Đường dây:
S cb 1000
x ¿d =x0 . l. 2
=0,4 . 100 . =0,76 đvtđ
U cb 2302
- Sơ đồ tương đương của TBA khi ngắn mạch tại điểm N1, N2, N3

x
H

xT
Trang 28
xH d

T
x
T1
d
x
xT1 T2 N
N 3
Đồ án tốt nghiệp
2

xHT

xd
N
1
a) b) c)
Hình 3.2 Sơ đồ tương đương tính ngắn mạch tại điểm N1, N2, N3
Hình 3.2 a): Ngắn mạch tại N1
1 1
x ¿∑ N =x ¿HT + x ¿d =0,125+ .0,76=0,505 đvtđ
1
2 2
Hình 3.2 b): Ngắn mạch tại N2
1 ¿ 1
x ¿∑ N =x ¿HT + ( x + x ) =0,125+ 2 .(0,76+1,2)=1,105 đvtđ
2
2 d T1
Hình 3.2 c): Ngắn mạch tại N3
1 1
x ¿∑ N =x ¿HT + (x¿d + x T 1 + x T 2)=0,125+ .(0,76+1,2+3,28)=2,745 đvtđ
3
2 2
- Dòng điện ngắn mạch tại N1, N2, N3 trong hệ tương đối:
1 1
I N cb = = =1,98 đvtđ
1
x ¿
∑ N1
0,505

1 1
I N cb = = =0,9 đvtđ
2
x ¿
∑ N2
1,105

1 1
I N cb= = =0,36 đvtđ
3
x ¿
∑ N3
2,745

- Dòng điện ngắn mạch trong hệ có tên:


I N =I N cb . I cb1=1,98 .2,51=4,97 kA
1 1

I N =I N cb . I cb2=0,9 .5,02=4,52 kA
2 2

I N =I N cb . I cb 3=0,36 . 26,24=9,45 kA
3 3

- Dòng ngắn mạch xung kích tại các điểm ngắn mạch:
i xk 1 =I N . √ 2 . k xk =4,97 . √ 2. 1,8=12,65 kA
1

i xk 2 =I N . √2 . k xk =4,52 . √2 . 1,8=11,51 kA
2

Trang 29
Đồ án tốt nghiệp

i xk 3 =I N . √ 2 . k xk =9,45 . √ 2. 1,8=24,06 kA
3

3.4.2. Phương án 2: MBA từ ngẫu.


Chọn: Scb =1000 MVA ;
U cb 1=230 kV ;

U cb 2=121 kV ;

U cb 3=22 kV

Dòng điện cơ bản:


S cb 1000
I cb 1= = =2,51(kA )
√ 3U cb1 √ 3 .230
S cb 1000
I cb 2= = =4,77 (kA)
√ 3U cb2 √3 .121
S cb 1000
I cb 3= = =26,24( kA)
√ 3U cb 3 √3 .22
Sơ đồ tương đương tính ngắn mạch:

*
x HT

x *d x *d
220 kV N1
Hình
x C* x *C
x *T x *T 3.3 Sơ
đồ
x *H N2
x *H tương
22 kV N3
110 kV
đương
tính nắn mạch
Hệ thống:
¿ S cb 1000
x HT = = =0,125 đvtđ
S NM 8000

Đường dây:

Trang 30
Đồ án tốt nghiệp

¿ S cb 1000
x d =x0 . l. 2
=0,4 . 100 . =0,76 đvtđ
U cb 2302

MBA tự ngẫu:
Ta có: U N % CT =11 ; U N % CH =31; U N % TH =19

U N %CH U N % TH 31 19
(
U N % C =0,5. U N % CT + ) ( α

α ) =0,5. 11+ −
0,5 0,5
=17,5 %

U % U %
U % =0,5. ( U % +
N T
α

αN)=0,5.(11+ 0,519 − 0,531 )=−6,5 %
CT
N TH N CH

U % U % 31 19
U % =0,5. ( −U % )=0,5. ( −11 )=44,5 %
N CH N TH
N H + + N CT
α α 0,5 0,5
U N % C S cb 17,5 . 1000
x ¿c = . = =1,75 đvtđ
100 S đm 100 . 100

¿ U N % T S cb −6,5 . 1000
x T= . = =−0,65 đvtđ=0
100 S đm 100.100
U N % H S cb 44,5. 1000
x ¿H = . = =4,45 đvtđ
100 S đm 100 . 100

- Sơ đồ tương đương của TBA khi ngắn mạch tại điểm N1, N2, N3

*
x HT *
x HT

x *d x *d x *d x *d

*
x HT x *C x *C x *C x *C

x *d x *d x *T x *H
x *T x *H
N1 N2 N3

a) b) c)
Hình 3.4 Sơ đồ tương đương tính ngắn mạch tại N1, N2, N3
Hình 3.4 a): Ngắn mạch tại N1
1 1
x ¿∑ N =x ¿HT + x ¿d =0,125+ .0,76=0,505 đvtđ
1
2 2

Trang 31
Đồ án tốt nghiệp

Hình 3.4 b): Ngắn mạch tại N2


1 ¿ ¿ ¿ 1
x ¿∑ N =x ¿HT + ( x d + xC + x T ) =0,125+ .(0,76 +1,75)=1,38 đvtđ
2
2 2

Hình 3.4 c): Ngắn mạch tại N3


1 1
x ¿∑ N =x ¿HT + (x¿d + x ¿C + x¿H )=0,125+ .(0,76+1,75+ 4,45)=3,61 đvtđ
3
2 2

Dòng điện ngắn mạch tại N1, N2, N3 trong hệ tương đối:
1 1
I N cb = = =1,98 đvtđ
1
x ¿
∑ N1
0,505

1 1
I N cb = = =0,72 đvtđ
2
x ¿
∑ N2
1,38

1 1
I N cb= = =0,28 đvtđ
3
x ¿
∑ N3
3,61

Dòng điện ngắn mạch trong hệ có tên:


I N =I N cb . I cb1=1,98 .2,51=4,97 kA
1 1

I N =I N cb . I cb 2=0,72 . 4,77=3,43 kA
2 2

I N =I N cb . I cb 3=0,28 . 26,24=7,35 kA
3 3

Dòng ngắn mạch xung kích tại các điểm ngắn mạch:
i xk 1 =I N . √ 2 . k xk =4,97 . √ 2.1,8=12,65 kA
1

i xk 2 =I N . √ 2 . k xk =3,43 . √2 .1,8=8,73 kA
2

i xk 3 =I N . √2 . k xk =7,35 . √2 .1,8=18,71 kA
3

3.5. Tổng Kết Tính Toán Ngắn Mạch


N1 N2 N3
Phương án
ixk [KA] IN [KA] ixk [KA] IN [KA] ixk [KA] IN [KA]
1 12,65 4,97 11,51 4,52 24,06 9,45
2 12,65 4,97 8,73 3,43 18,71 7,35

CHƯƠNG 4

Trang 32
Đồ án tốt nghiệp

TÍNH TOÁN CHỌN PHƯƠNG ÁN KINH TẾ

4.1. Tính Toán Kinh Tế Giữa Các Phương Án


4.1.1. Tính toán kinh tế cho phương án 1
KB tra bảng 9.1 sách Thiết kế NMD và TBA của thầy Huỳnh Nhơn
Bảng 4.1 Lập bảng tính toán kinh tế cho MBA
Sđm Số lượng VB1 nB . KB .VB1
STT Tên MBA Kiểu KB
(MVA) (nB) (USD) (USD)
1 2 cuộn dây 220/110kV 100 ONAF 2 1,4 1.600.000 4.480.000
2 2 cuộn dây 110/22kV 32 ONAN 2 1,7 512.000 1.740.800
Tổng giá thành (USD) 6.220.800

Bảng 4.2 Lập bảng tính toán kinh tế cho MC và DCL


Số lượng VTBPP n . KB .VTBPP
STT Tên thiết bị ĐVT KB
(n) (USD) (USD)
3 Máy cắt 220kV Cái 5 1 70.000 350.000
4 Máy cắt 110kV Cái 9 1 39.000 351.000
5 Máy cắt 22kV Cái 7 1 19.200 134.400
6 Dao cách ly 220kV Cái 14 1 10.500 147.000
7 Dao cách ly 110kV Cái 18 1 9000 162.000
Tổng giá thành (USD) 1.144.400
- Tính vốn đầu tư V1
V1 = ∑(nB . KB .VB1) + ∑(n . KB .VTBPP) = 6.220.800 + 1.144.400 = 7.365.200 (USD)
- Tính phí tổn vận hành hằng năm P1
P1=P B +aV
- Tổn thất điện năng qua MBA:
β=0,05 USD /kWh (giá tiền 1 kWh)
∆ A=2.850 .969 kWh (Tổn hao điện năng trong các MBA trong 1 năm của phương án 1)
PB =β . ∆ A=0,05 .2850969=142.548,45(USD )
- Chi phí bảo quản thiết bị khấu hao vốn đầu tư:
a %=8,4 (tra bảng 9.2 sách Thiết kế NMD và TBA của thầy Huỳnh Nhơn )
a % .V 1 8,4 . 7365200
PV = = =618.676,8(USD)
100 100

Trang 33
Đồ án tốt nghiệp

=>Phí tổn vận hành hằng năm:


P1=P B + PV =142.548,45+618.676,8=761.225,25(USD)
4.1.2. Tính toán kinh tế cho phương án 2
KB tra bảng 9.1 sách Thiết kế NMD và TBA của thầy Huỳnh Nhơn
Bảng 4.3 Lập bảng tính toán kinh tế cho MBA
Sđm Số lượng VB2 nB . KB .VB1
STT Tên MBA Kiểu KB
(MVA) (nB) (USD) (USD)
1.400.00
1 MBA từ ngẫu 100 АTДHТН 2 1,4 3.920.000
0
Tổng giá thành (USD) 3.920.000

Bảng 4.4 Lập bảng tính toán kinh tế cho MC và DCL


Số lượng VTBPP n . KB .VTBPP
STT Tên thiết bị ĐVT KB
(n) (USD) (USD)
3 Máy cắt 220kV Cái 5 1 70000 350.000
4 Máy cắt 110kV Cái 7 1 39000 273.000
5 Máy cắt 22kV Cái 7 1 19.200 134.400
6 Dao cách ly 220kV Cái 14 1 10.500 147.000
7 Dao cách ly 110kV Cái 14 1 9000 126.000
Tổng giá thành (USD) 1.030.400
- Tính vốn đầu tư V 2
V2 = ∑(nB . KB .VB1) + ∑(n . KB .VTBPP) = 3.920.000 + 1.030.400 = 4.950.400 (USD)

Trang 34
Đồ án tốt nghiệp

- Tính phí tổn vận hành hằng năm P1


P1=P B +aV
- Tổn thất điện năng qua MBA:
β=0,05 USD /kWh (giá tiền 1 kWh)
∆ A=2217734 kWh (Tổn hao điện năng trong các MBA trong 1 năm của phương án 2)
PB =β . ∆ A=0,05 . 2217734=110.886,7 (USD)
- Chi phí bảo quản thiết bị khấu hao vốn đầu tư:
a %=8,4 (tra bảng 9.2 sách Thiết kế NMD và TBA của thầy Huỳnh Nhơn )
a % .V 2 8,4 . 4950400
PV = = =415.833,6(USD)
100 100
=> Phí tổn vận hành hằng năm:
P2=P B + PV =110.886,7 +415.833,6=526.720,3(USD)
4.2. So Sánh Về Mặt Kinh Tế Giữa Hai Phương Án
Bảng 4.5 Bảng tóm tắt chi phí cho các phương án
Phương án Vốn đầu tư (V) Phí tổn vận hành hằng năm (P)
1 7.365.200 (USD) 761.225,25 (USD)
2 4.950.400 (USD) 526.720,3 (USD)
 Phương án 2 tốt hơn phương án 1
Kết luận: Chọn phương án 2 là phương án tối ưu nhất.
4.3. Các Điều Kiện Chung Để Chọn Khí Cụ Điện Và Phần Dẫn Điện
- Về điện áp: U đm . kcđ ≥ U HT
Trong đó:
U đm . kcđ - điện áp định mức của khí cụ điện.

U HT - điện áp định mức nơi đặt khí cụ điện.

Riêng về máy biến điện áp bắt buộc: U đm . kcđ =U HT


- Về dòng điện: I đm .kcđ ≥ I cb max
Trong đó:
I đm .kcđ - dòng định mức của khí cụ điện.

I cbmax - dòng cưỡng bức đi qua khí cụ điện.

Trang 35
Đồ án tốt nghiệp

MBA và máy biến dòng điện có cho phép quá tải cho nên điều kiện là:
I đm .BI . k qt ≥ I cb max

kqt - hệ số quá tải cho phép.


- Kiểm tra về ổn định nhiệt : I 2nh . t nh ≥ B N hoặc B N .đm ≥ B N
Trong đó:
BN - xung nhiệt tính toán
I nh , t nh , B N .đm - khả năng chịu nhiệt của khí cụ điện.

- Kiểm tra về độ ổn định động: I lđđ .đm .kcđ ≥ I xk hoặc i lđđ . đm. kcđ ≥i xk

Trong đó:
I lđđ .đm .kcđ ,i lđđ .đm . kcđ - khả năng chịu đựng về lực điện động theo trị số hiệu dụng và trị

số biên độ.
Với máy biến dòng điện và máy biến điện áp có thêm điều kiện cấp chính xác phải tương
ứng với cấp chính xác yêu cầu của phụ tải:
Sđm (cấp chínhxác) ≥ S max =∑S dc + S d

Trong đó:
Sđm (cấp chínhxác) - công suất định mức tương ứng với cấp chính xác do nhà chế tạo cho.

∑ Sdc - tổng công suất tác dụng nối vào biến dòng , biến điện áp.
Sd - công suất tiêu thụ trên dây dẫn nối từ máy biến dòng hay máy biến điện áp đến dụng

cụ đo.
4.4. Những Vấn Đề Chung Có Liên Quan Đến Tính Toán Để Chọn Các Khí Cụ Điện Và
Phần Dẫn Điện
4.4.1. Các chế độ làm việc của mạng điện

- Chế độ làm việc lâu dài:

Công suất phụ tải lớn nhất truyền qua các cuộn MBA tự ngẫu: SđmB =100(MVA)

SC max =120,34 ( MVA ) ; ST max =80 ( MVA ) ; S H max=40,5(MVA)

Dòng điện định mức của MBA ở các cấp điện áp:

S đmB 100
Cấp 220 kV : I C đm= = =0,26( kA)
√ 3 U √ .220
3
Trang 36
Đồ án tốt nghiệp

S đmB 100
Cấp 110 kV : I T đm= = =0,52(kA)
√3 U √ 3 .110
α . S đmB 0,5 . 100
Cấp 22kV : I H đm = = =1,31(kA)
√ 3U √ 3 .22
Dòng điện làm việc bình thường cực đại I btmax: (xác định khi chế độ làm việc bình
thường trong điều kiện phụ tải lớn nhất).

Lộ đơn:
Smax
I btmax =
√3 U đm
Lộ kép:
Smax
I btmax =
2 √ 3 U đm

Dòng điện cưỡng bức cực đại Icbmax: (xác định trong chế độ làm việc cưỡng bức
nặng nề nhất).

Lộ đơn: I cbmax =I btmax


Lộ kép: I cbmax =2 I btmax

Dòng điện bình thường cực đại và dòng điện cưỡng bức cực đại ở các cấp điện áp:
- Cấp 220 kV
Từ hệ thống đến thanh góp 220 kV (lộ kép):
S max 120,34
I bt max = = =0,16(kA )
2. √ 3 .U 2. √ 3 .220
I cb1 max =2. I bt max =0,32(kA )
Từ thanh góp 220 kV đến MBA (lộ kép):
S max 120,34
I bt max = = =0,16(kA )
2. √ 3 .U 2. √ 3 .220
I cb2 max =2. I bt max =0,32(kA )
S C max=120,34 ( MVA)
Khi 1 MBA bị sự cố: Scb max=min {k qtsc . S đmB=1,4 × 100=140( MVA)

=> Scb max = 120,34 (MVA)

Trang 37
Đồ án tốt nghiệp

S cb max 120,34
I cb 3 max = = =0,32(kA)
√ 3 . U √ 3 .220
I cb max 220 =max ⁡⁡{I cb 1 max ; I cb 2 max ; I cb 3 max ; I C đm }
¿ { 0,32 ; 0,32; 0,32; 0,26 }
I cbmax 220 =0,32(kA)
- Cấp 110 kV
Từ MBA đến thanh góp 110 kV (lộ kép):
S max 80
I bt max = = =0,21(kA )
2. √ 3 .U 2. √ 3 .110
I cb 1 max =2. I bt max =0,42(kA )
Từ thanh góp 110kV đến 4 phụ tải (4 lộ đơn):
S max 80
I bt max = = =0,1(kA )
4. √3 . U 4. √3 .110
I cb2 max =I bt max=0,1( kA)
S T max =80( MVA)
Khi 1 MBA bi sự cố: Scb max=min { k qtsc . S đmB =1,4 × 100=140( MVA)

 Scb max = 80 (MVA)


S cb max 80
I cb 3 max = = =0,42(kA)
√ 3 . U √3 .110
I cb max 110 =max ⁡⁡{ I cb 1 max ; I cb 2max ; I cb3 max ; I T đm }
¿ { 0,42 ; 0,1; 0,42; 0,52 }
I cbmax 110 =0,52(kA )
- Cấp 22 kV
Từ MBA đến thanh góp 22 kV (lộ kép):
S max 40,5
I bt max = = =0,53(kA)
2. √ 3 .U 2. √3 .22
I cb1 max =2. I bt max =1,06(kA)
Từ thanh góp 22 kV đến 4 phụ tải (4 lộ đơn): (bỏ tự dùng ra)
S max 40
I bt max = = =0,26(kA)
4. √3 . U 4. √ 3 .22
I cb2 max =I bt max=0,26 (kA )

Trang 38
Đồ án tốt nghiệp

S T max =40,5 ( MVA)


Khi 1 MBA bị sự cố: Scb max=min {k qtsc . S đmB =1,4 × 100=140( MVA)

 Scb max = 40,5 (MVA)


S cb max 40,5
I cb3 max = = =1,06( kA)
√3 . U √ 3 .22
I cb max 22=max ⁡⁡{I cb1 max ; I cb 2 max ; I cb 3 max ; I H đm }
¿ { 1,06 ; 0,26 ; 1,06 ; 1,31 }
I cbmax 22=1,31(kA)
- Chế độ làm việc ngắn hạn
Trong chế độ này, dòng điện rất lớn nhưng thời gian không dài. Đặc trưng cho chế độ này
là ngắn mạch, dòng chạy qua là dòng ngắn mạch I N và thời gian kéo dài bằng thời gian tồn tại
của dòng ngắn mạch tN.
t N =t BV +t MC =0,07 s
Trong đó :
t BV – Thời gian bảo vệ của rơle (chọn bằng 0,02s)
t MC – Thời gian cắt tổng của máy cắt (chọn bằng 0,05s)

4.4.2. Tính toán xung nhiệt của dòng điện ngắn mạch: BN
BN =I 2N . t N
Cấp 220 kV: BN =I 2N . t N =4,97 2 . 0,07=1,73(kA 2 . s)
Cấp 110 kV: BN =I 2N . t N =3,432 .0,07=0,82( kA2 . s)
Cấp 22 kV: BN =I 2N . t N =7,352 . 0,07=3,78( kA2 . s)
4.5. Chọn Máy Cắt Và Dao Cách Ly
4.5.1. Chọn máy cắt

Bảng 4.6 Điều kiện chọn máy cắt

STT Thông số Điều kiện


1 Điện áp định mức U đm ≥U HT

Trang 39
Đồ án tốt nghiệp

2 Dòng điện định mức I đm ≥ I cb max


3 Dòng điện cắt định mức I cắt đm ≥ I N
4 Ổn định lực động điện I lđđ đm ≥ i xk
5 Ổn định nhiệt I 2nh . t nh ≥ B N
Cấp 220 kV: Chọn máy cắt SF6 220 kV HGF-114/1A theo bảng phụ lục 4.5 trang 285 sách
Thiết kế NMĐ & TBA của thầy Huỳnh Nhơn .
Bảng 4.7 Bảng số liệu máy cắt đã chọn và kiểm tra điều kiện
Thông số máy cắt Thông số tính
STT Thông số Kiểm tra
HGF-114/1A toán
1 Điện áp định mức U đm =220(kV ) U HT =220(kV ) U đm ≥U HT
2 Dòng điện định mức I đm=1250( A) I cbmax =320( A) I đm ≥ I cb max
Dòng điện cắt định
3 I cắt đm=40( kA) I N =4,97 (kA) I cắt đm ≥ I N
mức
4 Ổn định lực động điện I lđđ đm=100/ √ 2(kA ) i xk =12,65(kA ) I lđđ đm ≥ i xk
5 Ổn định nhiệt I 2nh . t nh=402 .3(kA 2 . s) BN =1,73( kA2 . s) I 2nh . t nh ≥ B N

Vậy máy cắt đã chọn thỏa điều kiện.


Cấp 110 kV: Chọn máy cắt SF6 110 kV ЯЭ110-23 theo bảng phụ lục 4.4 trang 284 sách
Thiết kế NMĐ & TBA của thầy Huỳnh Nhơn .

Bảng 4.8 Bảng số liệu máy cắt đã chọn và kiểm tra điều kiện
Thông số máy cắt Thông số tính
STT Thông số Kiểm tra
ЯЭ110-23 toán
1 Điện áp định mức U đm =110(kV ) U HT =110 (kV ) U đm ≥U HT
2 Dòng điện định mức I đm=1250( A) I cbmax =520( A) I đm ≥ I cb max
Dòng điện cắt định
3 I cắt đm=40( kA) I N =3,43(kA ) I cắt đm ≥ I N
mức
Trang 40
Đồ án tốt nghiệp

4 Ổn định lực động điện I lđđ đm=50( kA) i xk =8,73(kA) I lđđ đm ≥ i xk


5 Ổn định nhiệt I 2nh . t nh=502 .3(kA 2 . s) BN =0,82(kA2 . s) I 2nh . t nh ≥ B N
Vậy máy cắt đã chọn thỏa điều kiện.
Cấp 22 kV: Chọn máy cắt 22 kV 8DA-10 do SIEMENS chế tạo theo bảng phụ lục 4.3
trang 283 sách Thiết kế NMĐ & TBA của thầy Huỳnh Nhơn .
Bảng 4.9 Bảng số liệu máy cắt đã chọn và kiểm tra điều kiện

Thông số máy cắt


STT Thông số Thông số tính toán Kiểm tra
8DA-10
1 Điện áp định mức U đm =24( kV ) U HT =22( kV ) U đm ≥U HT

2 Dòng điện định mức I đm=2500( A) I cbmax =1310( A) I đm ≥ I cb max


Dòng điện cắt định
3 I cắt đm=31,5 (kA) I N =7,35(kA ) I cắt đm ≥ I N
mức
4 Ổn định lực động điện I lđđ đm=80( kA) i xk =18,71(kA ) I lđđ đm ≥ i xk

Vậy máy cắt đã chọn thỏa điều kiện.

Trang 41
Đồ án tốt nghiệp

4.5.2. Chọn dao cách ly


Bảng 4.10 Điều kiện chọn dao cách ly

STT Thông số Điều kiện


1 Điện áp định mức U đm ≥U HT
2 Dòng điện định mức I đm ≥ I cb max
3 Ổn định lực động điện I lđđ đm ≥ i xk
4 Ổn định nhiệt I 2nh . t nh ≥ B N
Cấp 220 kV: Chọn dao cách ly PHД theo bảng phụ lục 4.2 trang 280 sách Thiết kế
NMĐ & TBA của thầy Huỳnh Nhơn .
Bảng 4.11 Bảng số liệu dao cách ly đã chọn và kiểm tra điều kiện

Thông số dao cách ly Thông số tính


STT Thông số Kiểm tra
PHД toán
1 Điện áp định mức U đm =220(kV ) U HT =220(kV ) U đm ≥U HT
2 Dòng điện định mức I đm=630( A) I cbmax =320( A) I đm ≥ I cb max
Ổn định lực động
3 I lđđ đm=100(kA) i xk =12,65(kA ) I lđđ đm ≥ i xk
điện
4 Ổn định nhiệt I 2nh . t nh=402 .3(kA 2 . s) BN =1,73(kA2 . s) I 2nh . t nh ≥ B N
Vậy dao cách ly đã chọn thỏa điều kiện.
Cấp 110 kV: Chọn dao cách ly PHД theo bảng phụ lục 4.2 trang 280 sách Thiết kế
NMĐ & TBA của thầy Huỳnh Nhơn .
Bảng 4.12 Bảng số liệu dao cách ly đã chọn và kiểm tra điều kiện

Thông số dao cách ly Thông số tính


STT Thông số Kiểm tra
PHД toán
1 Điện áp định mức U đm =110(kV ) U HT =110 (kV ) U đm ≥U HT
2 Dòng điện định mức I đm=630( A) I cbmax =520( A) I đm ≥ I cb max
Ổn định lực động
3 I lđđ đm=80(kA) i xk =8,73(kA) I lđđ đm ≥ i xk
điện
4 Ổn định nhiệt I 2nh . t nh=31,52 .4 (kA 2 . s) BN =0,82( kA2 . s) I 2nh . t nh ≥ B N
Vậy dao cách ly đã chọn thỏa điều kiện.
4.6. Chọn Máy Biến Dòng Điện (Bi)

Trang 42
Đồ án tốt nghiệp

Bảng 4.13 Điều kiện chọn máy biến dòng điện

STT Thông số Điều kiện


1 Điện áp định mức U đm ≥U HT
2 Dòng điện định mức I đmBI ≥ I cb max
3 Tổng trở định mức Z2 đmBI ≥ Z 2∑ =∑ Z 2 dc + Z dd
4 Ổn định lực động điện √ 2 I lđđ đm BI ≥i xk
5 Ổn định nhiệt I 2nh . t nh ≥ B N
Trong đó:
Z2 đmBI – Phụ tải định mức theo tổng trở tương ứng với cấp chính xác cao nhất của tải nối

vào BI
∑ Z 2dc – Tổng phụ tải các dụng cụ đo
Z dd – Tổng trở dây dẫn từ BI đến các dụng cụ đo (thường chỉ tính Rdd )

Tiết diện dây dẫn:


ρ dd . l tt
F dd ≥
Z 2 đm .BI −∑ Z 2 dc
trong đó:
ρdd – điện trở suất vật liệu làm dây dẫn

ρCu =0,0188 mm2 /m ρ Al =0,0315mm 2 /m


l tt – chiều dài tính toán của dây dẫn (m), phụ thuộc vào sơ đồ nối dây của biến dòng và

chiều dài thực từ BI đến dụng cụ đo.


Sơ đồ dùng 3 BI trên 3 pha nối hình sao: ltt = l00 m
Để đảm bảo độ bền cơ và độ chính xác, tiết diện dây dẫn không nhỏ hơn các giá trị sau:
- Đối với dây dẫn bằng đồng: F Cu ≥ 1,5 mm2
- Đối với dây dẫn bằng nhôm: F Al ≥ 2,5 mm2
Nếu có dụng cụ đo điện năng (công tơ):
- Đối với dây dẫn bằng đồng: F Cu ≥ 2,5 mm2
- Đối với dây dẫn bằng nhôm: F Al ≥ 4 mm 2
- Cấp 220 kV
Dòng điện làm việc cưỡng bức cực đại: I cb max =320 A

Trang 43
Đồ án tốt nghiệp

Chọn BI loại TΦ3M220B-II theo phụ lục 7 trang 303, sách Thiết kế NMĐ & TBA của
thầy Huỳnh Nhơn có các thông số sau:
Bảng 4.14 Bảng số liệu chọn BI

U đm I đm (A) Cấp chính xác Z2 đm I lđđ I nh /t nh


Kiểu
(kV) Sơ cấp Thứ cấp của các cuộn dây (Ω) (kA) (kA/s)
TΦ3M220B -II 220 500 5 0,5/10p/ 1,2 25 9,8/3

W Var Wh Varh

B C A A A
A

Hình 4.1 Sơ đồ nối dây các thiết bị đo lường


Bảng thông số dụng cụ đo lường: phụ lục 12 trang 328 – 329 sách Thiết kế NMĐ & TBA
của thầy Huỳnh Nhơn.

Bảng 4.15 Phụ tải phần dùng đo cấp 220kV

Công suất phụ tải


STT Tên dụng cụ đo Loại
A B C
1 Ampe kế Э-351 0,5 0,5 0,5
2 Watt kế tác dụng Д304 5 0 5
3 Watt kế phản kháng Д304 0,5 0 0,5
Trang 44
Đồ án tốt nghiệp

4 Công tơ tác dụng 11672M 2,5 0 2,5


5 Công tơ phản kháng 11673M 2,5 2,5 2,5
6 Tần số kế M-1756 0 0 0
Tổng 11 3 11
Phụ tải thứ cấp phụ thuộc vào công suất tiêu thụ của các đồng hồ đo lường cho ở bảng
trên, chọn pha có công suất lớn nhất là pha A hoặc pha C làm phụ tải thứ cấp cho biến dòng.
Chọn dây dẫn nối từ máy biến dòng vào các đồng hồ đo lường đặt trong trạm bằng dây
đồng vỏ nhựa với chiều dài 100m, đấu Y hoàn toàn nên ltt =100m.
Tiết diện của dây đồng:
ρdd . l tt 0,0188.100
F dd ≥ = =2,47(mm 2)
Z 2 đmBI −∑ Z 2dc 1,2−0,44
S tong 11
với :∑Z 2 dc = 2
= =0,44 (Ω)
I đm tc BI 52
Vậy chọn dây dẫn Cu có tiết diện 2,5 mm2
l tt 100
Z dd=ρ . =0,0188. =0,752(Ω)
F dd 2,5
Z2 ∑=∑Z 2 dc + Z dd=0,44 +0,752=1,192( Ω)
Ta kiểm tra lại máy biến dòng điện đã chọn:

Bảng 4.16 - Bảng số liệu kiểm tra BI đã chọn

ST
Thông số Chọn Tính toán Kiểm tra
T
1 Điện áp định mức U đm =220(kV ) U HT =220(kV ) U đm ≥U HT
2 Dòng điện định mức I đm=500( A) I cbmax =320( A) I đm ≥ I cb max
3 Tổng trở định mức Z2 đmBI =1,2( Ω) Z2 ∑=1,192(Ω) Z2 đmBI ≥ Z 2∑
Ổn định lực động
4 I lđđ đm BI =25 (kA) i xk =12,65(kA ) √ 2 I lđđ đm BI ≥i xk
điện
5 Ổn định nhiệt I 2nh . t nh=9,82 .3 (kA 2 . s) BN =1,73( kA2 . s) I 2nh . t nh ≥ B N

Trang 45
Đồ án tốt nghiệp

Vậy chọn BI như trên là thỏa mãn.


- Cấp 110 kV
Dòng điện làm việc cưỡng bức cực đại: I cb max =520 A
Chọn BI loại TΦ3M110B-I theo phụ lục 7 trang 303, sách Thiết kế NMĐ & TBA của thầy
Huỳnh Nhơn có các thông số sau:
Bảng 4.17 Bảng số liệu chọn BI
I đm (A) Cấp chính xác
U đm Z2 đm I lđđ I nh /t nh
Kiểu của các cuộn
(kV) Sơ cấp Thứ cấp (Ω) (kA) (kA/s)
dây
TΦ3M110B-I 110 600 5 0,5/10p/10p 1,2 126 26/3

Bảng thông số dụng cụ đo lường: phụ lục 12 trang 328 – 329 sách Thiết kế NMĐ & TBA
của thầy Huỳnh Nhơn.

Bảng 4.18 Phụ tải phần dụng đo cấp 110 kV

Công suất phụ tải


STT Tên dụng cụ đo Loại
A B C
T 1 ư ơ kế n
Ampe g t
Э-351 ự 0,5 n0,5 h 0,5 ư t
2 Watt kế tác dụng Д304 5 0 5 kiểm
tra 3 Watt kế phản kháng Д304 0,5 0 0,5 lại
4 Công tơ tác dụng 11672M 2,5 0 2,5
máy
5 Công tơ phản kháng 11673M 2,5 2,5 2,5
biến
6 Tần số kế M-1756 0 0 0
Tổng Trang 46 11 3 11
Đồ án tốt nghiệp

dòng điện đã chọn :


Tiết diện của dây đồng:
ρdd . l tt 0,0188.100
F dd ≥ = =2,47(mm 2)
Z 2 đmBI −∑ Z 2dc 1,2−0,44
S tong 11
với :∑Z 2 dc = 2
= =0,44 (Ω)
I đm tc BI 52
Vậy chọn dây dẫn Cu có tiết diện 2,5 mm2
l tt 100
Z dd=ρ . =0,0188. =0,752(Ω)
F dd 2,5
Z2 ∑=∑Z 2 dc + Z dd=0,44 +0,752=1,192( Ω)

Trang 47
Đồ án tốt nghiệp

Bảng 4.19 Bảng số liệu kiểm tra BI đã chọn


ST
Thông số Chọn Tính toán Kiểm tra
T
1 Điện áp định mức U đm =110(kV ) U HT =110 (kV ) U đm ≥U HT
2 Dòng điện định mức I đm=600( A) I cbmax =520( A) I đm ≥ I cb max
3 Tổng trở định mức Z2 đmBI =1,2(Ω) Z2 ∑=1,192( Ω) Z2 đmBI ≥ Z 2∑
4 Ổn định lực động điện I lđđ đm BI =126 (kA) i xk =8,73(kA) √ 2 I lđđ đm BI ≥i xk
5 Ổn định nhiệt I 2nh . t nh=262 .3 (kA 2 . s ) BN =0,82(kA2 . s) I 2nh . t nh ≥ B N
Vậy chọn BI như trên là thỏa mãn.
- Cấp 22 kV: Dùng thiết bị trọn bộ nên đã có BI, không cần chọn cho cấp này.
4.7. Chọn Máy Biến Điện Áp (BU)
Máy biến điện áp (BU) có nhiệm vụ biến đổi điện áp có trị số cao U 1 (điện áp sơ cấp) về
điện áp thấp U2 (điện áp thứ cấp) tương ứng với thiết bị đo lường và sử dụng trong mạch bảo
vệ qua các tỷ số biến.
U1
KU=
U2
Máy biến điện áp được chọn theo các điều kiện:
+ Cấp chính xác: phù hợp với yêu cầu của các dụng cụ đo.
+ Điện áp định mức: U đm BU =U HT
+ Công suất định mức: Sđm BU ≥∑ S 2
Trong đó:
∑ S2 - tổng phụ tải của BU tính bằng VA gồm cả công suất tác dụng P và công suất phản

kháng Q.
2
∑ S2= ( ∑ P dc ) +(∑ Qdc )2

Chọn dây dẫn nối từ BU đến dụng cụ đo theo hai yêu cầu:
Tổn thất điện áp (U) trên dây dẫn không được lớn hơn 0.5% điện áp định mức thứ cấp.
Thoả mãn điều kiện độ bền cơ, tiết diện nhỏ nhất đối với dây đồng là 1,5mm 2 và dây nhôm
là 2,5 mm2.
- Cấp 220 kV
Các phụ tải thứ cấp BU: (Khác với BI, trên mỗi phân đoạn của thanh góp chỉ đặt một BU
Trang 48
Đồ án tốt nghiệp

chung, cho nên phụ tải của nó là tất cả dụng cụ đo của các mạch nối vào phân đoạn đó trừ
mạch máy điện (nếu có) có đặt BU riêng.
W Var Wh Varh

B C A A A
A

Hình 4.2 Sơ đồ nối dây các thiết bị đo lường


Bảng thông số dụng cụ đo lường: phụ lục 12 trang 328 – 329 sách Thiết kế NMĐ & TBA của
thầy Huỳnh Nhơn.
Bảng 4.20 Phụ tải các dụng cụ đo của BU cấp 220 kV

Phụ tải trên Phụ tải trên


Số
STT Dụng cụ đo Kiểu AB BC
lượng
(VA, W) (VA, W)
1 Volt kế 378 1 2 0
2 Watt kế Д335 4 1,5 1,5
3 War kế Д345 4 1,5 1,5
4 Watt giờ И-680 4 2 2
5 Var giờ 11673M 4 2 2
6 Tần số kế M-1756 1 0 2
Tổng 9 9
Tổng công suất của phụ tải:
∑ S 2=4 × ( 1,5+1,5+2+2+1,5+1,5+2+2 ) +(2+2)=60(VA )

Trang 49
Đồ án tốt nghiệp

Chọn BU loại VCU-245 theo phụ lục 6.2 trang 297, sách Thiết kế NMĐ & TBA của thầy
Huỳnh Nhơn có các thông số sau:
Bảng 4.21 Bảng thông số chọn BU

Công xuất
Kiểu U 1 đm (kV) U 2 đm (V) Cấp chính xác
định mức (VA)
VCU-245 220/ √ 3 100/ √ 3 0,2 0,5 1 30 150 100
Chọn dây dẫn nối từ BU đến các dụng cụ đo là dây đồng, dài l = 100 (m),  = 0,0188
(Ωmm2/m)
Độ lệch điện áp:
U R .I R .∑ S
U %= .100= dd 2 .100= dd 2 2 .100 ≤ 0,5 %
U 2 đm U 2 đm 3 U 2 đm
Giới hạn: U %=0,5 %
U % .3U 22 đm 0,5.3 .(100/ √ 3)2
Rdd = = =0,83(Ω)
100.∑ S2 100.60
l dd
với R dd= ρ
Fdd
l dd 100 2
F dd=ρ =0,0188. =2,27(mm )
R dd 0,83
2
Vậy chọn dây dẫn có F = 4 (mm ) để đảm bảo độ bền về cơ học.

- Cấp 110 kV
Bảng thông số dụng cụ đo lường: phụ lục 12 trang 328 – 329 sách Thiết kế NMĐ & TBA
của thầy Huỳnh Nhơn.

Bảng 4.22 Phụ tải các dụng cụ đo của BU cấp 110 kV

Phụ tải trên AB Phụ tải trên BC


STT Dụng cụ đo Kiểu Số lượng
(VA, W) (VA, W)
Trang 50
Đồ án tốt nghiệp

1 Vol kế 378 1 2 0
2 Watt kế Д335 3 1,5 1,5
3 Var kế Д345 3 1,5 1,5
4 Watt giờ И-680 3 2 2
5 Var giờ 11673M 3 2 2
6 Tần số kế M-1756 1 0 2
Tổng 9 9
Tổng công suất của phụ tải:
∑ S 2=3 ×(1,5+ 1,5+2+2+1,5+1,5+2+2)+(2+2)=46 (VA ) Chọn BU loại VCU-123
theo bảng phụ lục 6.2 sách Thiết kế NMĐ & TBA của thầy Huỳnh Nhơn trang 297, có các
thông số sau:
Bảng 4.23 Bảng thông số chọn BU

Công xuất
Kiểu U 1 đm (kV) U 2 đm (V) Cấp chính xác
định mức (VA)
VCU-123 110 / √3 100/ √ 3 0,2 0,5 1 30 150 100
Chọn dây dẫn nối từ BU đến các dụng cụ đo là dây đồng, dài l = 100 (m),  = 0,0188
(Ωmm2/m)
Độ lệch điện áp:
U R .I R .∑ S
U %= .100= dd 2 .100= dd 2 2 .100 ≤ 0,5 %
U 2 đm U 2 đm 3 U 2 đm
Giới hạn: U %=0,5 %
U % .3U 22 đm 0,5.3 .(100/ √ 3)2
Rdd = = =1,09 (Ω)
100.∑ S2 100.46
l dd
với R dd= ρ
Fdd
l dd 100 2
F dd=ρ =0,0188. =1,72( mm )
R dd 1,09
2
Vậy chọn dây dẫn có F = 4 (mm ) để đảm bảo độ bền về cơ học.
- Cấp 22 kV: Dùng thiết bị trọn bộ nên đã có BU, không cần chọn cho cấp này.
4.8. Chọn Chống Sét Van Cho TBA

Trang 51
Đồ án tốt nghiệp

Bảng 4.24 Bảng thông số chọn chống sét van cho TBA (PL10 trang 325 sách Thiết kế
NMĐ & TBA của thầy Huỳnh Nhơn)

Cấp điện áp (kV) Kiểu Điện áp định mức (kV)


220 PBMT-I-220T1 220
110 PBMT-110MY 110
22 PBM-35Y1 35
4.9 Chọn Phần Dẫn Điện Cho Trạm Biến Áp
Tính toán cho các cấp điện áp:
4.9.1 Cấp 220 kV
Sử dụng cùng một loại dây dẫn mềm cho cả thanh góp và dây dẫn.
- Chọn dây dẫn từ hệ thống đến thanh góp:
Chọn dây nhôm lõi thép.
Vì đường dây dài nên chọn theo mật độ dòng kinh tế của dòng điện.
I bt max 160 2
Skt = = =160(mm )
j kt 1
Với T max220 kV =5902,05 giờ /năm j kt =1 (tra bảng 10.8 sách Thiết kế NMĐ & TBA của thầy
Huỳnh Nhơn trang 102).
Tra bảng phụ lục 8.12 sách Thiết kế NMĐ & TBA của thầy Huỳnh Nhơn trang 312.

Bảng 4.25 Bảng thông số dây AC – 300/204


Đường kính Đường kính lõi Tiết diện nhôm Dòng cho phép
Kiểu
d (mm) thép (mm) (mm2) (A)
AC - 300/204 29,2 18,6 298 690

 Kiểm tra theo dòng điện cho phép lâu dài:


I cp . K 1 K 2 K 3=690 . 0,88. 1 .1=607,2> I cb max=320 A
Trong đó:
I cp – Dòng cho phép

Trang 52
Đồ án tốt nghiệp

K 1 – Hệ số hiệu chỉnh theo nhiệt độ môi trường xung quanh, theo khí hậu Việt Nam

(35oC): K 1=0,88
K 2 – Hệ số điều chỉnh phụ thuộc số dây song song, khoảng cách giữa hai dây lớn: K 2=1
K 3 – Hệ số phụ thuộc cách đặt dây dẫn: K 3=1

Kiểm tra theo điều kiện vầng quang


a
U vq=84. m .r . lg =254,12 kV ≥U HT =220 kV
r
(m = 0,85; a = 400 cm Tra bảng 14.1 sách Thiết kế NMĐ & TBA của thầy Huỳnh Nhơn
trang 131)
Để đảm bảo an toàn ta tính U vqmin đối với pha giữa trong điều kiện các pha đặt nằm ngang:
Uvqmin= 0,96Uvq= 0,96 . 254,12= 243,96 kV
Vậy Uvqmin= 243,96 kV > UHT = 220kV nên thỏa điều kiện vầng quang.
Kiểm tra theo điều kiện ổn định nhiệt

Tiết diện dây Schọn=298 mm 2 ≥ S min =


√ B N = √1,73 . 106 =14,95(mm2 )
C 88
Với CAl = 88 hệ số phụ thuộc vào vật liệu thanh dẫn.
Vậy dây đã chọn thỏa các yêu cầu kỹ thuật.
- Chọn thanh góp 220 kV và dây dẫn từ thanh góp 220 kV đến MBA:
Sử dụng cùng mô ̣t loại dây dẫn mềm đối với thanh góp và dây dẫn từ thanh góp đến MBA,
vì đường dây ngắn nên chọn theo điều kiện phát nóng. Trường hợp này so với trường hợp trên
cũng có các điều kiện tương tự và điều kiện nặng nề nhất là thỏa điều kiện vầng quang. Do đó
cũng chọn dây dây AC – 300/204
4.9.2 Cấp 110 kV
Sử dụng cùng một loại dây dẫn mềm cho cả thanh góp và dây dẫn.
- Chọn dây dẫn từ MBA đến thanh góp 110 kV:
Sử dụng cùng mô ̣t loại dây dẫn mềm đối với thanh góp và dây dẫn từ MBA đến thanh
góp, vì đường dây ngắn nên chọn theo điều kiện phát nóng.
I cp . K 1 K 2 K 3 ≥ I cbmax
I cb max 520
I cp ≥ = =590,9 (A )
K 1 K 2 K 3 0,88 .1 .1

Trang 53
Đồ án tốt nghiệp

Tra bảng phụ lục 8.12 sách Thiết kế NMĐ & TBA của thầy Huỳnh Nhơn trang 312
Bảng 4.26 Bảng thông số dây AC – 240/32
Đường kính Đường kính lõi Tiết diện nhôm Dòng cho phép
Kiểu
d (mm) thép (mm) (mm2) (A)
AC - 240/32 21,6 7,2 244 610

Kiểm tra theo điều kiện vầng quang


a
U vq=84. m .r . lg =182,33 kV ≥ U HT =110 kV
r
(m = 0,85; a = 250 cm Tra bảng 14.1 sách Thiết kế NMĐ & TBA của thầy Huỳnh Nhơn
trang 131)
Để đảm bảo an toàn ta tính U vqmin đối với pha giữa trong điều kiện các pha đặt nằm ngang:
Uvqmin= 0,96Uvq= 0,96 . 182,33 = 175,04 kV
Vậy Uvqmin= 175,04 kV > UHT = 110kV nên thỏa điều kiện vầng quang.
Kiểm tra theo điều kiện ổn định nhiệt

Tiết diện dây Schọn=244 mm2 ≥ Smin =


√ B N = √ 0,82. 106 =10,29(mm2)
C 88
Vậy dây đã chọn thỏa các yêu cầu kỹ thuật.
- Chọn dây dẫn từ thanh góp 110 kV đến phụ tải:
Chọn dây nhôm lõi thép. Vì đường dây dài nên chọn theo mật độ dòng kinh tế của dòng
điện.
I bt max 100
Skt = = =100(mm 2)
j kt 1
Với T max110 kV =5840 giờ /năm jkt =1(tra bảng 10.8 sách Thiết kế NMĐ & TBA của thầy
Huỳnh Nhơn trang 102)
Tra bảng phụ lục 8.12 sách Thiết kế NMĐ & TBA của thầy Huỳnh Nhơn trang 312
Bảng 4.27 Bảng thông số dây AC – 240/32
Đường kính Đường kính lõi Tiết diện nhôm Dòng cho phép
Kiểu
d (mm) thép (mm) (mm2) (A)
AC - 240/32 21,6 7,2 244 610

Kiểm tra theo dòng điện cho phép lâu dài


I cp . K 1 K 2 K 3=610 . 0,88=536,8> I cb max =520 A

Trang 54
Đồ án tốt nghiệp

Kiểm tra theo điều kiện vầng quang


a
U vq=84. m .r . lg =182,33 kV ≥ U HT =110 kV
r
(m = 0,85; a = 250 cm Tra bảng 14.1 sách Thiết kế NMĐ & TBA của thầy Huỳnh Nhơn
trang 131)
Để đảm bảo an toàn ta tính U vqmin đối với pha giữa trong điều kiện các pha đặt nằm
ngang: Uvqmin= 0,96Uvq= 0,96 . 182,33 = 175,04 kV
Vậy Uvqmin= 175,04 kV > UHT = 110kV nên thỏa điều kiện vầng quang.
Kiểm tra theo điều kiện ổn định nhiệt
2 √ B N √ 0,82. 106
Tiết diện dây Schọn=244 mm ≥ Smin = = =10,29(mm2)
C 88
Vậy dây đã chọn thỏa các yêu cầu kỹ thuật.
4.9.3 Cấp 22 kV
Đối với cấp 22kV ta không cần chọn thanh góp vì máy cắt tổng phía 22 kV là máy cắt
hộp bộ nhà sản xuất đã chế tạo sẵn thanh góp theo tiêu chuẩn .
- Chọn cáp ngầm từ MBA đến thanh góp phía 22kV:
Điện áp định mức: Uđm ≥ UHT =22kV
Đường dây ngắn nên ta chọn theo dòng điện cho phép lâu dài. Ta chọn cáp ngầm bằng
đồng.
Chọn cáp theo điều kiện dòng cho phép lâu dài:
I cbmax
I cp . K 1 K 2 K 3 ≥
k qt
I cb max 1310
I cp ≥ = =1145,1( A)
K 1 K 2 K 3 k qt 0,88.1,3
Do Icbmax của cáp lớn nên ta dùng nhiều dây dẫn riêng lẻ ghép lại nhằm giảm dòng làm
việc của từng sợi cáp. Chọn 4 cáp riêng lẻ đặt song song. Dòng cho phép trên mỗi sợi cáp.
1145,1
I cp ≥ =286,275( A)
4

Bảng 4.28 Bảng thông số dây cáp cáp đồng (PL 8.19 trang 317 sách Thiết kế NMĐ &
TBA của thầy Huỳnh Nhơn)
Tiết diện (mm2) Điện áp định mức (kV) Dòng điện cho phép lâu dài của cáp (A)

Trang 55
Đồ án tốt nghiệp

150 22 310

Kiểm tra theo điều kiện ổn định nhiệt

Tiết diện dây Schọn=150 mm 2 ≥ S min =


√ BN = √3,78 . 106 =11,37( mm2)
C 171
Vậy cáp đã chọn thỏa các yêu cầu kỹ thuật.

Trang 56
Đồ án tốt nghiệp

- Chọn dây dẫn từ thanh góp 22 kV đến phụ tải:


Chọn dây nhôm lõi thép. Vì đường dây dài nên chọn theo mật độ dòng kinh tế của dòng
điện.
I bt max 260 2
Skt = = =260( mm )
j kt 1
Với T max22 kV =6011,55 giờ /năm j kt =1 (tra bảng 10.8 sách Thiết kế NMĐ & TBA của thầy
Huỳnh Nhơn trang 102)
Bảng 4.29 Bảng thông số dây AC – 120/19 (PL 8.12 sách Thiết kế NMĐ & TBA của
thầy Huỳnh Nhơn trang 312)
Đường kính Đường kính lõi Tiết diện nhôm Dòng cho phép
Kiểu
d (mm) thép (mm) (mm2) (A)
AC - 120/19 15,2 5,6 118 380

Kiểm tra theo dòng điện cho phép


I cp . K 1 K 2 K 3=380 . 0,88=334,4> I cb max=260 A
Kiểm tra theo điều kiện vầng quang
a
U vq=84. m .r . lg =115 kV ≥ U HT =22kV
r
(m = 0,85; a = 100 cm Tra bảng 14.1 sách Thiết kế NMĐ & TBA của thầy Huỳnh Nhơn
trang 131)
Để đảm bảo an toàn ta tính U vqmin đối với pha giữa trong điều kiện các pha đặt nằm
ngang: Uvqmin= 0,96Uvq= 0,96 . 115 = 110,4 kV
Vậy Uvqmin= 110,4 kV > UHT = 22kV nên thỏa điều kiện vầng quang
Kiểm tra theo điều kiện ổn định nhiệt
2 √ B N √ 3,78.106
Tiết diện dây Schọn=118 mm ≥ Smin = = =22,09( mm2)
C 88
Vậy dây đã chọn thỏa các yêu cầu kỹ thuật.

Trang 57
Đồ án tốt nghiệp

CHƯƠNG 5
TỰ DÙNG TRONG TRẠM BIẾN ÁP

5.1 Khái Niệm


- Điện tự dùng là nguồn điện để cung cấp cho các thao tác điều khiển, bảo vệ, các tín hiệu,
hệ thống chiếu sáng và các yêu cầu cần thiết khác cho hoạt động của trạm; điện tự dùng có vai
trò rất quan trọng trong nhà máy điện cũng như TBA vì vậy phải đảm bảo cung cấp điện liên
tục cho hệ thống tự dùng lúc bình thường cũng như lúc sự cố. Cấp tự dùng của trạm là 0,5kV
được lấy từ thanh góp 22kV.
- Trạm mà ta thiết kế thuộc loại trạm khu vực, do đó chọn Std = 500 kVA.
- Để đạt được tính liên tục trong vận hành khi có sự cố, chọn sơ đồ tự dùng là hệ thống một
thanh góp có phân đoạn bằng Aptomat.

500

Hình 5.1 Sơ đồ tự dùng của TBA

Trang 58
Đồ án tốt nghiệp

5.2. Chọn Mba Tự Dùng


MBA tự dùng không cho phép sử dụng quy tắc quá tải sự cố vì nói chung thời gian quá
tải quá 6 giờ/ngày, cho nên công suất MBA tự dùng được chọn theo điều kiện:
Bình thường: SđmB ≥ S max td
Kiểm tra khả năng tự mở máy của các động cơ điện theo biểu thức:
( 1,05−U d % ) . ηtb . cos φtb . S đm .100
∑ Pđm ĐC =
U d % . I kdtb (u n % )
Trong đó:
U dtb : điện áp trên thanh góp tự dùng trong thời gian tự mở máy của các động cơ, trung
0
bình lấy bằng 70 0

I kdtb - trị số dòng mở máy tổng của các động cơ, lấy bằng 4,8

ηtb - hiệu suất trung bình của các động cơ,  tb =0,9

cos φtb - hệ số công suất trung bình ( cos  tb =0,8 ).

u N % - điện áp ngắn mạch của MBA.

- Nếu: ∑ Pđm ĐC ≥ Pđm B=S đmB . cos φ


Điều đó có nghĩa là có thể tự mở máy tất cả các động cơ nối trên thanh góp, khi mất điện
một phân đoạn này có thể để tất cả các động cơ không cần cắt điện, sau khi đóng nguồn dự
phòng, các động cơ có thể đồng thời tự khởi động được.
- Nếu: ∑ Pđm ĐC <∑ P đmB
Điều đó có nghĩa là không có khả năng tự mở máy tất cả động cơ vì lúc này điện áp trên
thanh góp sẽ bé hơn 0,7U đm : U d % ≤70 %
Cách giải quyết:
+ Tăng công suất MBA đã chọn.
+ Cắt bớt một số động cơ không cần thiết, sau khi các động cơ đã mở máy xong, các động
cơ còn lại mới đóng lần lượt dần các động cơ đã cắt.
+ Để tăng cường tính đảm bảo cung cấp điện liên tục cho hệ thống tự dùng ta sử dụng hai
MBA. Hai MBA này có công suất bằng nhau và có thể làm việc riêng lẽ, tức là một máy làm
việc có thể cung cấp đủ công suất cho phụ tải tự dùng (MBA còn lại đóng vai trò là MBA tự
dùng dự phòng).
Trang 59
Đồ án tốt nghiệp

Do đó ta chọn hai MBA tự dùng, tra sách Thiết kế NMĐ & TBA của thầy Huỳnh Nhơn
trang 235 ta có số liệu của mỗi MBA có các thông số sau :
Bảng 5.1 Thông số MBA tự dùng
Công suất Điện áp
∆P 0 ∆P N Kích thước (mm) Trọng lượng
định mức định mức U N%

(W) (W) dài-rộng-cao (kg)


(kVA) (kV)
560 22/0,4 1900 8300 5,5 1800-1200-2020 2765
Kiểm tra khả năng tự mở máy của các động cơ điện
( 1,05−U d % ) . ηtb . cos φtb . S đm .100 ( 1,05−0,7 ) .0,9.0,8 .560 .100
∑ Pđm ĐC = = =763,636(kW )
U d % . I kdtb ( u n % ) 0,7.4,8 .5.5

Pđm B =S đmB .cos φ=560 . 0,82=459,2(kW )

∑ Pđm ĐC > P đm B

=> Thỏa điều kiện


5.3. Tính Toán Ngắn Mạch Tại Thanh Góp 0.4kv
5.3.1. Điện trở và điện kháng của máy biến áp tự dùng
Thông số MBA: SđmB=560 kVA

22kV 22kV

X
0.4kV N N

∆ P N .U 2đm 8300 . 0.42


R B= = =0,0042( Ω)
S2đm 5602

10.U x % . U 2đm
X B=
S đmB

Trong đó :

Trang 60
Đồ án tốt nghiệp

U x % : Thành phần phản kháng của điện áp ngắn mạch xác định theo biểu thức:

U x %= √( U ¿¿ N %)2−(U ¿¿ R %)2 ¿ ¿

∆ PN 8300
Với :U R %= = =1,482 %
10. S đmB 10 . 560

2 2 10.U x % . U 2đm 10 . 5,297 . 0,42


U x %= √ 5,5 −1,482 =5,297 %X B= = =0,015(Ω)
S đmB 560

Vậy tổng trở MBA tự dùng :


Z=√ R 2B + X 2B= √0,00422 +0,0152 =0,016 (Ω)
5.3.2. Trị số dòng ngắn mạch tại thanh góp 0.4kV
U td 0,4
IN= = =14,434(kA )
√3 . Z √ 3.0,016
5.3.3. Dòng điện xung kích
Ta có: i xk =√ 2. k xk . I N
Với kxk phụ thuộc vào công suất và UN% của MBA
SđmB = 560 1000 kVA ; UN% = 5,5 thì kxk = 1,3
=> i xk =√ 2. 1,3 .14,434=26,537 (kA)

5.4. Chọn Khí Cụ Điện Trong Phần Tự Dùng


5.4.1. Chọn cáp từ thanh góp 22kV đến MBA tự dùng
Vì khoảng cách từ thanh cái 22 kV đến máy biến áp tự dùng nhỏ do vậy chọn cáp từ
thanh cái 22 kV đến máy biến áp tự dùng không cần phải chọn theo điều kiện mật độ dòng
kinh tế. Mà chỉ cần chọn theo điều kiện dòng điện làm việc bình thường cực đại và điện áp
định mức.
Điện áp định mức: Uđm  22 kV
Dòng điện làm việc bình thường cực đại:
S max td 500
I btmax =I cbmax= = =13,122( A)
√ 3 U đm √3 .22
Chọn cáp 3 lõi bằng đồng điện áp từ 20-35kV có lõi bọc chì riêng cách điện bằng giấy
tẩm nhựa thông và chất dẻo không cháy đặt trong đất. Theo phụ lục 8.19 sách Thiết kế NMĐ
& TBA của thầy Huỳnh Nhơn trang 317.

Trang 61
Đồ án tốt nghiệp

Bảng 5.2 Thông số cáp cấp 22 kV


Cấp điện áp
Tiết diện lõi (mm2) Dòng điện cho phép (A) Điện trở ở 200C (/km)
(kV)
25 110 22 0.74
- Kiểm tra lại cáp đã chọn
Với dòng ngắn mạch được quy về phía cao của MBA:
0,4
I NC =K B . I NH = .14,434=0,262(kA )
22
Kiểm tra lại theo điều kiện phát nóng cưỡng bức:

Schọn ≥ S min=
√BN
C
Trong đó : C Cu = 171 (A2s/mm2)
BN =I 2N .C . ( t N +T kck ) =0,2622 . ( 0,02+0,05 )=0,0048(kA 2 . s)

Smin =
√ B N = √ 0,0048 .106 =0,405 (mm2 )
C 171
¿> S chọn =25 mm2 >S min =0,405 mm2
Kiểm tra theo điều kiện cho phép lâu dài:
I cp . K 1 . K 2 . K 3 ≥ I cbmax

Trong đó:
- K1: Hệ số hiệu chỉnh theo nhiệt độ: K1 = 0,88
- K2 : Hệ số hiệu chỉnh theo môi trường xung quanh: K2 = 1
- K3 : Hệ số phụ thuộc vào độ nghiên của cáp chọn: K3 = 1
I cp . K 1 . K 2 . K 3=110 .0,88=96,8 A> I cb max =13,122 A
Vậy cáp đã chọn thỏa yêu cầu kỹ thuật.

5.4.2. Chọn cáp từ MBA tự dùng đến tủ phân phối 400V


Điện áp định mức: Uđm  0,4 kV
Dòng điện làm việc bình thường cực đại:
S max td 500
I btmax =I cbmax= = =721,69 (A )
√ 3 U đm √ 3 .0,4

Trang 62
Đồ án tốt nghiệp

Chọn cáp 1 lõi bằng đồng, điện áp định mức đến 1kV cách điện bằng giấy tẩm nhựa
thông và chất dẻo không cháy đặt trong đất, vỏ bọc chì hay nhôm. Theo phụ lục 8.15 sách
Thiết kế NMĐ & TBA của thầy Huỳnh Nhơn trang 314
Bảng 5.3 Thông số cáp 0,4 kV từ MBA tự dùng đến tủ phân phối
Tiết diện lõi Dòng điện cho phép Cấp điện áp
2
Điện trở ở 200C (/km)
(mm ) (A) (kV)
240 880 0,4 0,077
- Kiểm tra lại cáp đã chọn
Với dòng ngắn mạch được quy về phía cao của MBA:
0,4
I NC =K B . I NH = .14,434=14,434( kA)
0,4
Kiểm tra lại theo điều kiện phát nóng cưỡng bức:

Schọn ≥ S min=
√BN
C
trong đó : CCu = 171 (A2s/mm2)
BN =I 2N .H . ( t N +T kck )=14,434 2 . ( 0,02+ 0,05 )=14,584 (kA2.s)

Smin =
√ B N = √ 14,584.106 =22,33( mm2)
C 171
=> Schọn = 240 mm2 > Smin = 22,33 mm2
Kiểm tra theo điều kiện cho phép lâu dài:
I cp . K 1 . K 2 . K 3 ≥ I cbmax
Trong đó:
- K1: Hệ số hiệu chỉnh theo nhiệt độ: K1 = 0.88
- K2 : Hệ số hiệu chỉnh theo môi trường xung quanh: K2 = 1
- K3 : Hệ số phụ thuộc vào độ nghiên của cáp chọn: K3 = 1
I cp . K 1 . K 2 . K 3=880 . 0,88=774,4 A > I cb max =721,69 A
Vậy cáp đã chọn thỏa yêu cầu kỹ thuật.
5.4.3. Chọn áptomat từ MBA đến thanh góp 0.4kV
Áptomat: Thiết bị này có thể đóng cắt thiết bị điện lúc bình thường cũng như khi có xảy
ra sự cố: Quá tải, ngắn mạch, sụt áp, công suất chạy ngược… Có các loại áptomat sau:

Trang 63
Đồ án tốt nghiệp

- Aptomat dòng cực đại.


- Aptomat dòng cực tiểu.
- Aptomat điện áp thấp.
- Aptomat công suất ngược.
Dòng điện làm việc qua aptomat:
S max.td 500
I btmax =I cbmax= = =721,69( A)
√ 3 U đm √ 3 × 0.4
Các điều kiện chọn Aptomat: Aptomat là thiết bị đóng cắt hạ áp, có chức năng bảo vệ
quá tải và ngắn mạch. Các điều kiện chọn như sau:
U đm . AT ≥ U mạng
I đm . AT ≥ I btmax
I cắtđm . AT ≥ I N
Dựa vào các điều kiện trên ta chọn được Aptomat do Nga chế tạo: Theo phụ lục 11 sách
Thiết kế NMĐ & TBA của thầy Huỳnh Nhơn trang 327
Bảng 5.4 Thông số chọn Aptomat
Loại Iđm(A) Uđm (V) Icắtđm (kA)
Э06C 1000 660 40

Kiểm tra:
+ Iđm= 1000 (A) > Ibtmax = 721,69 (A)
+ Uđm = 660 (V) > Umạng = 400 (V)
+ Icắtđm = 40 (kA) > IN = 14,434 (kA)
Vâ ̣y Aptomat đã chọn thoả điều kiện kỹ thuật.
5.4.4. Chọn áptomat phân đoạn
Điều kiện chọn Aptomat phân đoạn giống như Aptomat từ MBA đến thanh góp và
tương tự ta chọn được Aptomat như trên là Э06C.
5.4.5. Chọn thanh góp 0.4kV
Chọn thanh góp cứng (thanh dẫn đơn, đặt đứng).
Chọn thanh dẫn đồng, tiết diện chữ nhật có sơn theo phụ lục 8.9 sách Thiết kế NMĐ &
TBA của thầy Huỳnh Nhơn trang 310

Trang 64
Đồ án tốt nghiệp

Bảng 5.5 Thông số chọn thanh góp


Kích thước Tiết diện một Trọng lượng một Dòng điện cho
thanh dẫn (mm) thanh (mm2) thanh (kg/m) phép 1 thanh (A)
50×5 250 2,225 860
Kiểm tra:
Kiểm tra điều kiện phát nóng cưỡng bức:
K 1 . K 2 . I cp ≥ I cbmax ⟺1 . 0,88 . 860=756 A> I cbmax =721,69 A

Vâ ̣y thỏa điều kiện phát nóng.


Kiểm tra điều kiện ổn định nhiệt khi ngắn mạch:

Schọn ≥ S min=
√BN
C
trong đó : CCu = 171 (A2s/mm2)
BN =I 2N .H . ( t N +T kck )=14,434 2 . ( 0.02+ 0.05 )=14,584 (kA2.s)

√ B N √ 14,584 .106
Smin = = =22,33 (mm2 )
C 171
=> Schọn = 160 mm2 > Smin = 22,33 mm2
Vậy thoả điều kiện ổn định nhiệt
Chọn thanh dẫn như trên thỏa các yêu cầu kỹ thuật.

Trang 65
PHẦN HAI

THIẾT KẾ MẠNG ĐIỆN 110kV DÙNG


PHẦN MỀM POWERWORLD
SIMULATOR
Đồ án tốt nghiệp

CHƯƠNG 6
CÂN BẰNG VÀ TÍNH TOÁN CÔNG SUẤT NGUỒN
Cân bằng công suất trong hệ thống điện nhằm xét khả năng cung cấp nguồn cho các phụ
tải thông qua mạng điện. Trong phần này chúng ta xét sơ bộ cân bằng công suất lúc phụ tải
cực đại trước khi đề ra phương án nối dây cho mạng điện.
01 nguồn với cos ϕ =0,85 đủ cung cấp cho các loại phụ
tải
Điện áp thanh cái:
Nguồn điện 1,1 U R lúc phụ tải cực đại
1,05 UR lúc phụ tải cực tiểu
1,1 UR lúc sự cố
Phụ tải 1 2 3 4
Pmax (MW) 20 22 16 18
Pmin (MW) = 40% Pmax 8 8,8 6,4 7,2
cos ϕ 0,75 0,78 0,80 0,82
Tmax (giờ/năm) 5300 5400 5000 5100
Yêu cầu cung cấp điện LT LT KLT KLT
Điện áp thứ cấp trạm phân phối 22
Độ lệch điện áp cho phép phía
5%
phân phối
Vị trí (2;3) (3;0) (-4;0) (-1;1)

6.1. Cân Bằng Công Suất Tác Dụng


Cân bằng công suất tác dụng nhằm mục đích giữ tần số ổn định trong hệ thống:
Ta có:

∑ P F=m ∑ P pt + ∑ ΔP md + ∑ Ptd + ∑ Pdt (1)

Với: ∑ PF : tổng công suất tác dụng phát ra do các máy phát điện của các nhà máy
trong hệ thống

∑ P pt : Tổng phụ tải tác dụng cực đại của các hộ tiêu thụ
m: hệ số đồng thời (giả thiết chọn 1)

Trang 66
Đồ án tốt nghiệp

∑ ΔP md : Tổng tổn thất công suất tác dụng trên đường dây và máy biến áp
∑ Ptd : Tổng công suất tự dùng của các nhà máy điện
∑ Pdt : Tổng công suất dự trữ
Do trong thiết kế môn học giả thiết nguồn điện đủ cung cấp hoàn toàn cho nhu cầu công
suất tác dụng và chỉ cân bằng từ thanh cái cao áp của trạm biến áp của nhà máy điện nên biểu
thức (1) có thể viết như sau:

∑ P F=m ∑ P pt + ∑ ΔPmd
Với:

∑ P pt = 20 + 22 + 16 + 18 = 76 (MW)
∑ ΔP md = 0,09×m ∑ P pt
= 0,09 x 1 x 76 = 6,84(MW)

=> ∑ PF = 76 + 6,84= 82,84(MW)


6.2. Cân Bằng Công Suất Phản Kháng
Cân bằng công suất phản kháng nhằm giữ điện áp bình thường trong hệ thống.
Ta có biểu thức sau:

∑ Q F=Q bu∑ =m ∑ Q pt + ∑ ΔQ B+ ∑ ΔQ L− ∑ QC+∑ Qtd+∑ Qdt (2)


Do chỉ cân bằng từ thanh cái cao áp nên có thể bỏ qua tổng công suất phản kháng tự

dùng của các nhà máy điện trong hệ thống ( ∑ Qtd ) và tổng công suất phản kháng dự trữ của

hệ thống ( ∑ Qdt ).
Ngoài ra, với mạng điện 110kV, trong tính toán sơ bộ có thể coi tổn thất công suất phản
kháng trên cảm kháng đường dây bằng công suất phản kháng do điện dung đường dây cao áp
sinh ra.

∑ ΔQ L = ∑ QC
Vậy biểu thức (2) có thể viết như sau:

Trang 67
Đồ án tốt nghiệp

∑ Q F +Qbu ∑ =m ∑ Q pt + ∑ ΔQ B
Với:

∑ Q F : tổng công suất phản kháng phát ra của máy phát điện.
∑ Q F=∑ P F ×tan ϕ F với cos ϕ = 0,85
= 82,84 x tan(cos-1 0,85)
= 51,340 (MVAr)

∑ Q pt : Tổng phụ tải phản kháng của mạng điện.

∑ Q pt = Qpt1+ Qpt2+ Qpt3+ Qpt4


= Ppt1.tan ϕ 1 + Ppt2 .tan ϕ 2 + Ppt3.tan ϕ 3 + Ppt4.tan ϕ 4

= 20.tan(cos-10,75) + 22.tan(cos-10,78)+16.tan(cos-10,8) +18.tan(cos-10,82)


= 17,638 + 17,650 + 12 + 12,564 = 59,852 (MVar)

∑ ΔQ B : Tổng tổn thất công suất phản kháng trong các máy biến áp.
∑ ΔQ B= (8 ÷12%) ∑ S pt
QB = (10%).√ P2pt +Q2Pt = 0,1x√ 762 +59,8522=9,674 (MVAr)

Vậy
Qbu  mQ pt  QB  QF
= 1 x 59,852 + 9,674 – 51,340= 18,186 (MVar)
Qbu
Vì ∑ > 0 nên hệ thống cần đặt thêm thiết bị bù để cân bằng công suất phản kháng.

Trang 68
Đồ án tốt nghiệp

6.3. Tính Toán Bù Sơ Bộ


Trong phần này ta chỉ thực hiện bù sơ bộ theo nguyên tắc sau:
- Bù ưu tiên cho phụ tải ở xa
- Bù cho phụ tải có hệ số công suất thấp hay có công suất tiêu thụ lớn có thể bù đến cos 
= 0,9 – 0,95
- Phụ tải 1:
'
cos ϕ1 = 0,75 nâng lên cos ϕ1 = 0,85
Qbù1 = P1 ( tg ϕ1−tgϕ2 )= 5,243 (MVar)

- Phụ tải 2:
'
cosϕ 2=0 ,78 nâng lên cos ϕ 2=0 ,85
Qbù 2 = P2 ( tg ϕ2−tg ϕ'2 )= 4,02 (MVar)

- Phụ tải 3:
'
cos ϕ3 =0,80 nâng lên cos ϕ3 =0,93
'
Qbù 3 =P3 (tg ϕ3 −tg ϕ3 )= 5,676 (MVar)

- Phụ tải 4:
'
cos ϕ 4 =0,82 nâng lên cos ϕ 4 =0,89
'
Qbù 4 =P 4 (tg ϕ4 −tgϕ 4 )= 3,247 (MVar)

⇒ ∑ Q bù= 18,186 (MVar)

BẢNG SỐ LIỆU PHỤ TẢI SAU KHI BÙ SƠ BỘ


STT P(MW) Q(MVar) Cos Qb(MVAr) Q - Qb S’(MVA) Cos
ϕ ϕ'
1 20 17,638 0,75 5,243 12,395 23,53 0,85
2 22 17,650 0,78 4,02 13,63 25,88 0,85
3 16 12 0,80 5,676 6,324 17,204 0,93
4 18 12,564 0,82 3,247 9,317 20,27 0,89

Mạng điện gồm 4 phụ tải, trong đó:


Phụ tải 1 và 2: yêu cầu cung cấp điện liên tục.

Trang 69
Đồ án tốt nghiệp

Phụ tải 3 và 4: không yêu cầu cung cấp điện liên tục.
6.4. Lựa Chọn Điện Áp Tải Điện
Mạng điện gồm 4 phụ tải, trong đó:
Phụ tải 1 và 2: yêu cầu cung cấp điện liên tục.
Phụ tải 3 và 4: không yêu cầu cung cấp điện liên tục.
Khoảng cách từ nguồn đến phụ tải:
2 2
Phụ tải 1: l 1= √20 +30 =10 √13=36 , 06(km )
2 2
Phụ tải 2: l 2= √ 30 +0 =30(km )
2 2

Phụ tải 3: l 3 = (−40 ) +0 =40 (km)
2 2
Phụ tải 4: l 4 = √ (−10 ) +30 =10 √10=31 ,62( km)

Theo công thức still ta có: U=4,34 l  0, 016.P Trong đó:


P: Là công suất truyền tải – kW.
l: Khoảng cách truyền tải – km.

U1 =4,34√ 36,06+0,016.20.103=81,89 (kV)


3
U =4,34 √ 30+0,016.22.10 =84,82 (kV)
2

3
U =4,34 √ 40+0,016.16.10 =74 ,67 (kV)
3

3
U =4,34 √ 31,62+0,016.18.10 =77,59 (kV)
4

=> Chọn Uđm =110 (kV).

Trang 70
Đồ án tốt nghiệp

6.5. Chọn Sơ Đồ Nối Dây Của Mạng Điện


6.5.1 Khu vực phụ tải liên tục

1 Phương
Phương ánán
1 2 1

2 2
N N

1 1

2 2
N N

Phương án 3 Phương án 4
- Ta loại phương án 2 và 3 :
- Lý do:
+ Phương án 2: Tại vị trí tải 2 phải gánh tải cho tải 1 cho nên tải ở đây lớn từ đó
ta phải chọn tiết diện dây dẫn lớn dẫn đến chi phí cho phương án này cao.

Trang 71
Đồ án tốt nghiệp

+ Phương án 3: Tại vị trí tải 1 phải gánh tải cho tải 2 cho nên tải ở đây lớn từ đó ta phải
chọn tiết diện dây dẫn lớn hơn nữa, đường dây ở phương án này xa dẫn đến chi phí cho
phương án này cao.
6.5.2. Khu vực phụ tải không liên tục

Phương án 1 4 4

3 3
N N

Phöông aùn 2

4Phương án 2

3
N

Trang 72
Đồ án tốt nghiệp

Phương án 3

Trang 73
Đồ án tốt nghiệp

- Ta loại phương án 2 và 3 :


- Lý do :
+ Phương án 2: Tại vị trí tải 4 phải gánh tải cho tải 3 cho nên công suất truyền đường dây
N4 gồm cả công suất của tải 3 và 4 nên ta phải chọn tiết diện dây dẫn lớn dẫn đến chi phí cho
phương án này cao.
+ Phương án 3: Tại vị trí tải 3 phải gánh tải cho tải 4 cho nên công suất truyền đường dây
N3 gồm cả công suất của tải 3 và 4 nên ta phải chọn tiết diện dây dẫn lớn hơn nữa, đường dây
ở phương án này xa dẫn đến chi phí cho phương án này cao.
6.6. Chọn Tiết Diện Dây
T max TB tính chung cho cả hai khu vực liên tục và không liên tục.

P1max+P2max+P3max +P4max ¿
P1max .T 1max+P2max .T 2max+P3max.T 3max+P4max.T 4max ¿ ¿
TmaxTB = ¿
20×5300+ 22×5400+16×5000+18×5100
=5218 , 42
= 20+22+16+18 (giờ/năm)
Ta sử dụng loại dây nhôm lõi thép nên chọn mật độ dòng kinh tế là: jkt = 1,0 (A/mm2)
Dòng cho phép (Tra bảng PL 2.6 trang 120 sách Thiết kế mạng điện của thầy Hồ Văn Hiến)

Trang 74
Đồ án tốt nghiệp

6.6.1 Khu vực phụ tải liên tục


6.6.1.1 Phương án 1: Đường dây lộ kép hình tia

I max N 1 62 , 24
= =62 , 24
FktN1 = j kt 1 (mm2) → AC_70
I max N 2 68 , 55
= =68 , 55
FktN2 = j kt 1 (mm2) → AC_70
Chọn môi trường có nhiệt độ 400C
=> Chọn hệ số hiệu chỉnh nhiệt độ: k= 0,81
Đoạn Chiều dài Loại dây Dòng cho phép
N_1 36,06 km AC_70 0,81x275=222,75 (A)
N_2 30 km AC_70 0,81x275=222,75 (A)
Kiểm tra điểu kiện phát nóng:
Đứt một lộ đường dây N_1: Icbmax1 = 2×ImaxN1 = 2×62,33 = 124,66 (A) < Icp (thỏa).
Đứt một lộ đường dây N_2: Icbmax1 = 2×ImaxN1 = 2×68,47 = 136,94 (A) < Icp (thỏa).
 Thỏa điều kiện phát nóng khi đứt 1 lộ

Trang 75
Đồ án tốt nghiệp

6.6.1.2. Phương án 4: Đường dây liên thông mạch vòng

I max N 1 121 , 76
= =121 , 76
FktN1 = j kt 1 (mm2) → AC_120
I max N 2 142 , 18
= =142 , 18
FktN2 = jkt 1 (mm2) → AC_120
I max 21
3 , 92
jkt =3 , 92
FktN21 = = 1 (mm2) ⇒ AC_70
Chọn môi trường có nhiệt độ 400C
 Chọn hệ số hiệu chỉnh nhiệt độ: k= 0,81
Đoạn Chiều dài Loại dây Dòng cho phép
N_1 36,06 km AC_120 0,81x360=291,6 (A)
2_1 31,62 km AC_70 0,81x275=222,75 (A)
N_2 30 km AC_120 0,81x360=291,6 (A)

Trang 76
Đồ án tốt nghiệp

Kiểm tra điều kiện phát nóng khi đứt 1 lộ, đứt dây N_2:

√( 22+20 )2+ ( 13 ,63+12, 395 )2 ×10 3


IcbN1 = 110. √3 = 250,47 (A) < IcpN1 ( thoả)

√222+13 ,632 ×103


Icb21 = 110. √3 = 135,84 (A) <Icp21 (thỏa)
6.6.2. Khu vực phụ tải không liên tục

Phương án 1: Đường dây lộ đơn hình tia

I max N 3
91 ,13
jkt =91, 13
FktN3 = = 1 (mm2) ⇒ AC_95
I max N 4
107 , 78
jkt =107 , 78
FktN4 = = 1 (mm2) ⇒ AC_120
Chọn môi trường có nhiệt độ 400C
 Chọn hệ số hiệu chỉnh nhiệt độ: k= 0,81
Đoạn Chiều dài Loại dây Dòng cho phép
N_3 40 km AC_95 0,81x335=271,35 (A)
N_4 31,62 km AC_120 0,81x360=291,6 (A)

Trang 77
2,1m
Đồ án tốt nghiệp

2,1m
6.7. Tính Toán Thông Số Dường Dây

4,2m
Chọn trụ kim loại 110kV cho đường dây vận hành lộ kép và đường dây vận hành lộ đơn:

a
c

4m
b
c

a
5m
3,5m

3,5m
Trụ II110-3 Trụ Y110-2

3,5m
3,5m

6.7.1 Khu vực phụ tải liên tục 5m

Phương án 1: Đường dây lộ kép hình tia


c’
a’

Mã Chiều ro xo bo.10-6 Yc=bol (


b’

Đường Số R=ro.l X=xo.l


hiệu dài 1
dây lộ (❑) (❑) () () 1
( ) ¿ . 10−6
4m

4m

dây (km) km km . km ❑
N_1 2 AC_70 36,06 0,23 0,22 5,31 8,29 7,93 191,48
N_2 2 AC_70 30 0,23 0,22 5,31 6,9 6,6 159,3

Phương án 4: Đường dây liên thông mạch vòng

Chiều ro xo bo.10-6 Yc=bol (


Đường Số Mã hiệu R=ro.l X=xo.l
dài 1
dây lộ dây (❑) (❑) () () 1
km km
( ) ¿ . 10−6
(km) . km ❑
N_1 1 AC_120 36,06 0,27 0,43 2,65 9,74 15,5 95,56
2_1 1 AC_70 31,62 0,46 0,45 2,54 14,55 14,23 80,31
N_2 1 AC_120 30 0,27 0,43 2,65 8,1 12,9 79,5

Trang 78
Đồ án tốt nghiệp

6.7.2. Khu vực phụ tải không liên tục


Phương án 1: Đường dây lộ đơn hình tia
Mã Chiều ro xo bo.10-6 Yc=bol (
Đường Số R=ro.l X=xo.l
hiệu dài 1
dây lộ (❑) (❑) () () 1
km km
( ) ¿ . 10−6
dây (km) . km ❑
N_3 1 AC_95 40 0,33 0,44 2,6 13,2 17,6 104
N_4 1 AC_120 31,62 0,27 0,43 2,65 8,54 13,6 83,79

6.8. Tổn Thất Công Suất Và Sụt Áp


6.8.1 Khu vực phụ tải liên tục
- Phương án 1: Đường dây lộ kép hình tia
Lúc vận hành bình thường:

Trang 79
Đồ án tốt nghiệp

Lúc sự cố:

- Phương án 4: Đường dây liên thông mạch vòng


Lúc vận hành bình thường:

Trang 80
Đồ án tốt nghiệp

Lúc sự cố đứt dây N_1:

Lúc sự cố đứt dây N_2:

Trang 81
Đồ án tốt nghiệp

6.8.2 Khu vực phụ tải không liên tục


Phương án 1: Đường dây lộ đơn hình tia

Trang 82
Đồ án tốt nghiệp

Bảng 6.1 Thống kê kết quả tổn thất công suất và sụt áp
Khu Phương Mã hiệu Chiều ∆P
Đoạn Số lộ ∆U %
vực án dây dài (km) (MW)  P
Lúc bình thường
Lộ kép hình tia
N_1 2 AC_70 36,06 2,209 0,3812
1 0,7676
Liên N_2 2 AC_70 30 2,027 0,3864
Lộ đơn mạch vòng
tục N_1 1 AC_120 36,06 3,155 0,4349
4 N_2 1 AC_120 30 3,045 0,4888 0,9243
2_1 1 AC_70 31,62 0,109 0,0006
Không Lộ đơn hình tia
N_3 1 AC_95 40 2,718 0,3371
liên
1 0,6368
N_4 1 AC_120 31,62 2,355 0,2997
tục
Lúc sự cố
Lộ kép hình tia
N_1 2 AC_70 36,06 4,655 0,8340
Liên 1 1,6632
N_2 2 AC_70 30 4,218 0,8292
tục Lộ đơn mạch vòng
N_2 1 AC_120 30 6,218 1,9594
4 2,8187
2_1 1 AC_70 31,62 4,436 0,8593

Trang 83
Đồ án tốt nghiệp

CHƯƠNG 7
SO SÁNH PHƯƠNG ÁN VỀ KINH TẾ

7.1. Mục Đích


Chọn phương án tối ưu trên cơ sở về kinh tế, chỉ có những phương án thỏa mãn về kỹ
thuật mới giữ lại để so sánh về kinh tế.
Tiêu chuẩn để so sánh các phương án về mặt kinh tế là phí tổn tính toán hàng năm ít
nhất.
7.2. Tính Toán
Phí tổn tính toán hàng năm cho mỗi phương án:
Z = ( avh + atc )×k + c×∆A
Với:
K: vốn đầu tư của mạng điện
avh: hệ số vận hành, khấu hao sửa chữa phục vụ mạng điện.
Đối với đường dây dùng cột sắt: avh = 7%
Đối với đường dây dùng cột bê tông cốt thép: avh =4%
atc: hệ số thu hồi vốn đầu tư phụ
1
atc =
T tc với Ttc = 5÷8 năm là thời gian thu hồi vốn đầu tư phụ tiêu chuẩn tùy
theo chính sách sử dụng vốn của nhà nước.
Chọn atc = 0,125
c: tiền 1 Kw/h điện năng
A: tổn thất điện năng
T max
4
)2 ×8760
A =P× với  =(0,124+ 10 (giờ/năm)
Tmaxtb = 5218,42 (giờ/năm)

Trang 84
Đồ án tốt nghiệp

7.3. Bảng Đầu Tư Các Phương Án


7.3.1. Khu vực phụ tải liên tục
Bảng 7.1 Tính tiền đầu tư của các phương án (Tra bảng PL 3.1 trang 122 và 3.2 trang 124
sách Thiết kế mạng điện của thầy Hồ Văn Hiến)
Tiền đầu tư Tiền đầu tư
Phương Số Chiều dài
Đường dây Loại dây toàn đường
án lộ (km) 103$
1 km ( km ) dây ($)
N_1 AC_70 2 36,06 32,1 1157,526
1
N_2 AC_70 2 30 32,1 963
N_1 AC_120 1 36,06 22,2 800,532
4 N_2 AC_120 1 30 22,2 666
2_1 AC_70 1 31,62 21,2 670,344
- Xét phương án 1: Đường dây lộ kép hình tia
K = (1157,526 + 963)×103 = 2120,526×103 ($)
5218 , 42 2
τ =(0 ,124 + ) ×8760=3653 , 9
104 (giờ/năm)
A = 0,7676 × 3653,9 = 2804,734 (MWh/năm)
=> Z = (0,04 + 0,125) x 2120,526×103 + 0,06x103 x 2804,734= 518,171×103($)
- Xét phương án 4: Đường dây liên thông mạch vòng
K = (800,532 + 666 + 670,344) ×103= 2136,876×103 ($)
5218 , 42 2
τ =(0 ,124 + ) ×8760=3653 , 9
104 (giờ/năm)
A = 0,9243 × 3653,9 = 3377,3 (MWh/ năm)
=> Z = (0,04 + 0,125) x 2136,876×103 + 0,06x103 x 3377,3 = 555,223×103($)

Trang 85
Đồ án tốt nghiệp

Bảng 7.2 Khối lượng kim loại màu cho các phương án (Tra bảng PL 2.1 trang 116 sách
Thiết kế mạng điện của thầy Hồ Văn Hiến)
Phương Chiều dài Khối lượng Khối lượng 3
Đường dây Loại dây Số lộ
án (km) (tấn/km/pha) pha (tấn)
N_1 AC_70 2 36,06 0,275 59,499
1
N_2 AC_70 2 30 0,275 49,5
N_1 AC_120 1 36,06 0,492 53,22
4 N_2 AC_120 1 30 0,492 44,28
2_1 AC_70 1 31,62 0,275 26,09
Tổng khối lượng dây cho phương án 1: 108,999 tấn.
Tổng khối lượng dây cho phương án 4: 123,59 tấn.
Bảng 7.3 Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế của các phương án
Chỉ tiêu Đơn vị Phương án 1 Phương án 4
Vốn đầu tư K 103$ 2120,526 2136,876
Tổn thất điện năng ∆ A MWh/năm 2804,734 3377,3
U%max % 2,209 3,155
Kim loại màu sử dụng Tấn 108,999 123,59
Phí tổn tính toán Z 103$ 518,171 555,223
 Phương án lựa chọn cuối cùng là phương án 1
7.3.2. Khu vực phụ tải không liên tục
Bảng 7.4 Tính tiền đầu tư các phương án (Tra bảng PL 3.1 trang 122 và 3.2 trang 124
sách Thiết kế mạng điện của thầy Hồ Văn Hiến)
Tiền đầu tư Tiền đầu tư
Phương Số Chiều dài
Đường dây Loại dây toàn đường
án lộ (km) 103$
1 km ( km ) dây ($)
N_3 AC_95 1 40 21,8 872
1
N_4 AC_120 1 31,62 22,2 701,964

Trang 86
Đồ án tốt nghiệp

- Xét phương án 1: Đường dây lộ đơn hình tia


K = (872 + 701,964)×103 = 1573,964×103 ($)
5218 , 42 2
τ =(0 ,124 + ) ×8760=3653 , 9
104 (giờ/năm)
A = 0,6368 x 3653,9 = 2326,804 (MWh/năm)
=> Z = (0,04 + 0,125) x 1573,964×103 + 0,06x103 x 2326,804 = 399,312×103($)
Bảng 7.5 Khối lượng kim loại màu cho các phương án (Tra bảng PL 2.1 trang 116 sách
Thiết kế mạng điện của thầy Hồ Văn Hiến)
Phươn Chiều dài Khối lượng Khối lượng
Đường dây Loại dây Số lộ
g án (km) (tấn/km/pha) 3 pha (tấn)
N_3 AC_95 1 40 0,386 46,32
1
N_4 AC_120 1 31,62 0,492 46,67
Tổng khối lượng dây cho phương án 1: 92,99 tấn.
Bảng 7.6 Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế của các phương án
Chỉ tiêu Đơn vị Phương án 1
Vốn đầu tư K 103$ 1573,964
Tổn thất điện năng ∆ A MWh/năm 2338,5
U%max % 2,718
Kim loại màu sử dụng Tấn 92,99
Phí tổn tính toán Z 103$ 399,312
 Phương án lựa chọn cuối cùng là phương án 1

Trang 87
Đồ án tốt nghiệp

Sơ đồ nối dây các phương án tối ưu cho mạng điện

1
4

3 2
N

7.4. Chọn Số Lượng Và Công Suất Cho Trạm Biến Áp Ở Các Tải

7.4.1 Kiểu máy biến áp


Trong thiết kế trạm phân phối này, sử dụng máy biến áp kiểu 3 pha có điều áp dưới tải.
7.4.2 Số lượng máy biến áp
Phụ tải 1, 2 yêu cầu cung cấp điện liên tục, nên chọn trạm có 2 máy biến áp làm việc để
đề phòng trường hợp hỏng một máy.
Phụ tải 3, 4 không yêu cầu cung cấp điện liên tục, nên chọn trạm có 1 máy biến áp làm
việc.
Đối với trạm có 1 MBA, chọn SđmB  Sptmax
S pt max
Đối với trạm có 2 MBA, chọn SđmB  1,4
7.5. Công Suất Máy Biến Áp
- Phụ tải 1: (yêu cầu cung cấp điện liên tục)
Spt1max = 23,53 (MVA)
S pt 1max 23 ,53
SđmB ¿ 1,4 = 1,4 = 16,81 (MVA)
=> Chọn MBA có SđmB = 25 (MVA)
Trang 88
Đồ án tốt nghiệp

- Phụ tải 2: (yêu cầu cung cấp điện liên tục)


Spt2max = 25,88(MVA)
S pt 2 max 25,88
SđmB ¿ 1,4 = 1,4 =18,49 (MVA)
=> Chọn MBA có Sđm = 25 (MVA)
- Phụ tải 3: (không yêu cầu cung cấp điện liên tục)
Spt3max = 17,204 (MVA)
SđmB  Spt3max = 17,204(MVA)
=> Chọn MBA có Sđm = 25 (MVA)
- Phụ tải 4: (không yêu cầu cung cấp điện liên tục)
Spt4max = 20,27 (MVA)
SđmB  Smax = 20,27 (MVA)
=> Chọn MBA có Sđm = 25 (MVA)
Các thông số của MBA có công suất định mức SđmB=25 (MVA) (Tra bảng PL 4.2 trang
130 sách Thiết kế mạng điện của thầy Hồ Văn Hiến)
PN = 120 (KW) ; U N% = 10,5% ; io% = 0,8%
ΔP N ×U 2đm 120×110 2
×103 = ×103 =2 ,32(Ω )
Điện trở: RB = S2đm 252 ×106

U N %×U 2đm 10 , 5×110 2


×10= ×10=50 ,82(Ω )
Tổng trở: ZB = S đm 25 . 103

Điện kháng: XB = √ Z 2B −R 2B= √50 , 822−2 ,322=50 , 77(Ω)


i o % . S đm 0,8×25. 103
ΔQ Fe = =
Tổn thất công suất phản kháng: 100 100 = 200 (kVAr)

Trang 89
Đồ án tốt nghiệp

Bảng 7.7 Tổng trở và tổn thất sắt của MBA trong trạm
SđmB Uđm PN UN io RB XB PFe QFe
TBA Số lượng
(KVA) (KV) (KW) (%) (%) () () (KW) (KVAr)
1 2 25000 110 120 10,5 0,8 2,32 50,77 33 200
2 2 25000 110 120 10,5 0,8 2,32 50,77 33 200
3 1 25000 110 120 10,5 0,8 2,32 50,77 33 200
4 1 25000 110 120 10,5 0,8 2,32 50,77 33 200
Bảng 7.8 Tổng trở tương đương và tổn thất sắt của TBA

TBA Số lượng RB () XB () PFe (KW) QFe (KVAr)


1 2 1,16 25,385 66 400
2 2 1,16 25,385 66 400
3 1 2,32 50,77 33 200
4 1 2,32 50,77 33 200

Trang 90
Đồ án tốt nghiệp

CHƯƠNG 8
BÙ KINH TẾ TRONG MẠNG ĐIỆN
8.1. Mở Đầu
Ta phải tính dung lượng bù kinh tế để giảm tổn thất điện năng và nâng cao cos  đường dây.
8.1.1 Tính Toán Bù Kinh Tế
- Tính toán chi phí cho bởi: Z = Z1 + Z2 + Z3
Trong đó:
Z1: Phí tổn hàng năm do đầu tư thiết bị bù Qbù
Z1 = (avh + atc)×k0 × Qbù
Với avh = 0,1: hệ số vận hành của thiết bị bù
atc = 0,125 : hệ số thu hồi vốn đầu tư phụ
k0 (đồng/MVAr): giá tiền 1 đơn vị công suất thiết bị bù (6000$/MVA)
Z2: Phí tổn do tổn thất điện năng của thiết bị bù
Z2  c  T  P*  Qbu

Với c = 60( $/MWh)


c = tiền 1 MWh tổn thất điện năng
P* : Tổn thất công suất tương đối của thiết bị bù, với tụ điện tĩnh lấy bằng 0,005

T: Thời gian vận hành tụ điện, nếu vận hành suốt năm thì: T=8760 giờ
Z3: Chi phí do tổn thất điện năng do thành phần công suất kháng tải trên đường dây và
máy biến áp sau khi đặt thiết bị bù. Đối với mạng điện hở cung cấp cho một phụ tải.
Z3  c  P  

(Q  Qb ) 2
P  R
Với U2

Trang 91
Đồ án tốt nghiệp

8.1.2 Khu vực phụ tải liên tục

- Phụ tải 1: Mạng điện hở có 1 phụ tải, đặt 2 máy biến áp, đường dây lộ kép

p + jq

Qb1

N Rd1 RB1 1
S1= 20 + j17,638 MVA

Với Rd1 = 8,29 ()


RB1 = 1,16 ()
 R = Rd1 + RB1 =8,29 + 1,16 = 9,45 ()
Z1 = (avh + atc) ×k0 × Qb1
Z1 = ( 0,1 + 0,125) × 6000 × Qb1 = 1350Qb1
Z2 = 60 × 8760 × 0,005 × Qb1= 2628Qb1
(Q ¿ ¿ 1−Q b 1)2
Z3 = 60 × 3653,9 × 2
¿ × R = 18,12 × R × (Q1-Qb1)2
110
Z = Z1 + Z2 + Z3 = 1350Qb1 + 2628Qb1 + 18,12 × R × (Q1-Qb1)2
∂Z
=¿ 1350 + 2628 – 36,24 × R × (Q1-Qb1) =0
∂Q b 1

 3978 – 36,24R(Q1-Qb1) =0
 R(Q1-Qb1) = 109,77
109,77
 Qb1 = Q1 – 9,45 = 17,638 -11,62 = 6,02 (MVA)

Hệ số công suất tại nút 1 sau khi bù:


' Q 1−Q b 1 17,638−6,02
tan φ1= = =0,58
P1 20
cos φ'1=cos ¿ ¿

Trang 92
Đồ án tốt nghiệp

- Phụ tải 2: Mạng điện hở có 1 phụ tải, đặt 2 máy biến áp, đường dây lộ kép

p + jq
Qb2

N Rd2 RB2 2
S1= 22 + j17,650 MVA

Với Rd2 = 6,9 ()


RB2 = 1,16 ()
 R = Rd2 + RB2 =6,9 + 1,16 = 8,06 ()
Z1 = (avh + atc) ×k0 × Qb2
Z1 = ( 0,1 + 0,125) × 6000 × Qb2 = 1350Qb2
Z2 = 60 × 8760 × 0,005 × Qb2= 2628Qb2
(Q ¿ ¿ 2−Q b 2)2
Z3 = 60 × 3653,9 × ¿ × R = 18,12 × R × (Q2-Qb2)2
1102
Z = Z1 + Z2 + Z3 = 1350Qb2 + 2628Qb2 + 18,12 × R × (Q2-Qb2)2
∂Z
=¿ 1350 + 2628 – 36,24 × R × (Q2-Qb2) =0
∂Q b 2

 3978 – 36,24R(Q2-Qb2) =0
 R(Q2-Qb2) = 109,77
109,77
 Qb2 = Q2 – 8,06 = 17,650 -13,62 = 4,03 (MVA)

Hệ số công suất tại nút 2 sau khi bù:


' Q 2−Q b 2 17,650−4,03
tan φ2= = =0,62
P2 22
cos φ'2=cos ¿ ¿

Trang 93
Đồ án tốt nghiệp

8.1.3 Khu vực phụ tải không liên tục


N R2 RB2 2
- Phụ tải 3: Mạng điện hở có 1 phụ tải, đặt 1 máy biến áp, đường dây
S = đơn
24 + j15,5052
2

p + jq

Qb3

N Rd3 RB3 3
S1= 16 + j12 MVA

Với Rd3 = 13,2 ()


RB3 = 2,32 ()
 R = Rd3 + RB3 =13,2 + 2,32 = 15,52 ()
Z1 = (avh + atc) × k0 × Qb3
Z1 = ( 0,1 + 0,125) × 6000 × Qb3 = 1350Qb3
Z2 = 60 × 8760 × 0,005 × Qb3= 2628Qb3
(Q ¿ ¿ 3−Q b 3 )2
Z3 = 60 × 3653,9 × 2
¿ × R = 18,12 × R × (Q3-Qb3)2
110
Z = Z1 + Z2 + Z3 = 1350Qb3 + 2628Qb3 + 18,12 × R × (Q3-Qb3)2
∂Z
=¿ 1350 + 2628 – 36,24 × R × (Q3-Qb3) =0
∂Q b 3

 3978 – 36,24R(Q3-Qb3) =0
 R(Q3-Qb3) = 109,77
109,77
 Qb3 = Q3 – 15,52 = 12 -7,07 = 4,93 (MVA)

Hệ số công suất tại nút 3 sau khi bù


' Q 3−Q b 3 12−4,93
tan φ3= = =0,44
P3 16
cos φ'3=cos ¿ ¿

Trang 94
Đồ án tốt nghiệp

- Phụ tải 4: Mạng điện hở có 1 phụ tải, đặt 1 máy biến áp, đường dây đơn.

p + jq
Qb4

N Rd4 RB4 4
S1= 18 + j12,564 MVA

Với Rd4 = 8,54 ()


RB4 = 2,32 ()
 R = Rd4 + RB4 = 8,54 + 2,32 = 10,86 ()
Z1 = (avh + atc) × k0 × Qb4
Z1 = (0,1 + 0,125) × 6000 × Qb4 = 1350Qb4
Z2 = 60 × 8760 × 0,005 × Qb4= 2628Qb4
(Q ¿ ¿ 4 −Q b 4 )2
Z3 = 60 × 3653,9 × 2
¿ × R = 18,12 × R × (Q4-Qb4)2
110
Z = Z1 + Z2 + Z3 = 1350Qb4 + 2628Qb4 + 18,12 × R × (Q4-Qb4)2
∂Z
=¿ 1350 + 2628 – 36,24 × R × (Q4-Qb4) =0
∂Q b 4

 3978 – 36,24R(Q4-Qb4) =0
 R(Q4-Qb4) = 109,77
109,77
 Qb4 = Q4 – 10,86 = 12,564 -10,11 = 2,45 (MVA)

Hệ số công suất tại nút 4 sau khi bù:


Q 4−Qb 4 12,564−2,45
tan φ'4 = = =0,56
P4 18
cos φ'4 =cos ¿ ¿

Trang 95
Đồ án tốt nghiệp

Bảng 8.1 Kết quả bù kinh tế


P Q cos ϕ Qbù Q – Qbù cos ϕ
Phụ tải
(MW) (MVAr) trước bù (MVAr) (MVAr) sau bù
1 20 17,638 0,75 6,02 11,618 0,87
2 22 17,650 0,78 4,03 13,62 0,85
3 16 12 0,80 4,93 7,07 0,92
4 18 12,564 0,82 2,45 10,114 0,87
Tổng công suất bù kinh tế: 17,43 (MVAr)
8.2. Mục Đích

Nếu nguồn không phát đủ công suất phản kháng cần thiết thì phải bù thêm sự thiếu hụt
công suất phản kháng ở các phụ tải nhưng phải có sự phân bố hợp lý các thiết bị bù.

8.3. Cân Bằng Công Suất Phản Kháng

- Tổng công suất yêu cầu phát lên tại thanh cái cao áp
P ycΣ + jQ ycΣ =ΣS i trong đó Si là công suất ở đầu các đoạn đường dây nối với nguồn
ΣS i = 78,0031 + j42,9439 (MVA)

Vì nguồn đủ cung cấp công suất tác dụng yêu cầu nên công suất tác dụng của nguồn là:
PF = ΣPyc = 78,0031 (MW)

Trang 96
Đồ án tốt nghiệp

Vì nguồn phát theo hệ số công suất quy định, nên công suất phản kháng do nguồn phát
lên tại thanh cái cao áp:
Q F=P F × tan ¿ ¿ = 78,0031 × tan¿ ¿ = 48,34 (MVAr)

Ta thấy rằng: QF = 48,34 (MVAr) > Q ycΣ = 42,9439 (MVAr)


Vì vậy mạng không cần phải đặt thêm thiết bị bù cưỡng bức:
 QF = 48,34 (MVAr)
QF 42,9439
tan φF = = =0,55
P F 78,0031

 cos φ' =cos ¿ ¿


Bảng 8.2 Tổng kết bù cưỡng bức ở các phụ tải
Phụ P Q Cosφ Qb Q - Qb cosφ’
tải (MW) (MVAr) trước bù (MVAr) (MVAr) sau bù
1 20 11,618 0,87 0 11,618 0,87
2 22 13,62 0,85 0 13,62 0,85
3 16 7,07 0,92 0 7,07 0,92
4 18 10,114 0,87 0 10,114 0,87

Trang 97
Đồ án tốt nghiệp

CHƯƠNG 9
TÍNH TOÁN PHÂN BỐ CÔNG SUẤT TRONG MẠNG ĐIỆN
9.1. Mở Đầu
Phần này tính toán chính xác phân bố công suất trong mạng điện lúc phụ tải cực đại, cực
tiểu và sự cố.
Kết quả tính toán bao gồm điện áp và góc lệch pha tại các nút, tổn thất công suất tác
dụng và phản kháng trên đường dây và máy biến áp, tổng công suất kháng do điện dung đường
dây sinh ra, tổng công suất tác dụng và phản kháng của nguồn tính từ thanh góp cao áp của
nhà máy điện. Đây là kết quả của bài toán phân bố công suất xác lập trong mạng điện.
9.2. Tính Toán Phân Bố Công Suất Lúc Phụ Tải Cực Đại
Sơ đồ mạng điện

Điện áp nguồn tại thanh cái cao áp lúc phụ tải cực đại là:
U Nmax = 1,1.U dm = 1,1.110 = 121(kV)
U đm cao 110
Tỉ số máy biến áp: k = = = 4,545
U kt ha 1,1.22
U hạ quy về cao
Điện áp phía hạ cho bởi: U hạ =
k
U hạ −U đm hạ
Độ lệch điện áp: % ∆ U= × 100%
U đmhạ

Trang 98
Đồ án tốt nghiệp

Bảng 9.1 Bảng tổng kết đường dây


Tổn thất công suất tác Tổn thất công suất phản
Đường dây
dụng PL (MW) kháng QL (MVAr)
N_1 0,3098 -2,3316
N_2 0,3322 -1,8592
N_3 0,2956 -1,0898
N_4 0,2768 -0,8698
Tổng 1,2144 -6,1504

Bảng 9.2 Bảng tổn thất công suất trong trạm biến áp
Trạm biến áp P (MW) Q (MVAr)
1 0,1218 1,4438
2 0,1342 1,715
3 0,0911 1,3903
4 0,1148 1,9059
Tổng 0,4619 6,455

Bảng 9.3 Bảng kết quả điện áp lúc phụ tải cực đại
Phụ Điện áp phía hạ áp Điện áp phía hạ áp % độ lệch điện áp phía
tải quy về cao áp (kV) (kV) thứ cấp
1 110,85 24,39 10,86%

2 110,44 24,30 10,45%

3 109,4 24,07 9,41%

4 108,13 23,79 8,14%


Qs
Hệ số công suất của nguồn: cosφ = cos (arctan( Ps )) = 0,884

Trang 99
Đồ án tốt nghiệp

9.3. Tính Toán Phân Bố Công Suất Lúc Phụ Tải Cực Tiểu
9.3.1 Tổng kết phụ tải
Phụ tải (không tính tới bù công suất phản kháng tương ứng với mạng điện lúc phụ tải cực
tiểu):
Phụ tải : Pmin = 40% Pmax , Qmin =40%Qmax
Bảng 9.4 Tổng kết phụ tải
Phụ tải 1 2 3 4
Pmin (MW) 8 8,8 6,4 7,2
Qmin (MVAr) 7,055 7,06 4,8 5,03
9.3.2 Tính điện áp và tổn thất công suất

Điện áp nguồn tại thanh cái cao áp lúc phụ tải cực tiểu là :
U min = 1,05 .U min = 1,05 . 110 = 115,5
U đm cao 110
Tỉ số máy biến áp: k = = = 4,762
U kt ha 1,05.22
U hạ quy về cao
Điện áp phía hạ cho bởi: U hạ =
k
U hạ −U đm hạ
Độ lệch điện áp: % ∆ U= × 100%
U đmhạ

Trang 100
Đồ án tốt nghiệp

Bảng 9.5 Bảng tổng kết đường dây


Tổn thất công suất tác Tổn thất công suất phản
Đường dây
dụng PL (MW) kháng QL (MVAr)
N_1 0,068 -2,358
N_2 0,0656 -1,9472
N_3 0,0627 -1,2873
N_4 0,0508 -1,0210
Tổng 0,2471 -6,6135

Bảng 9.6 Bảng tổn thất công suất trong trạm biến áp
Trạm biến áp P (MW) Q (MVAr)
1 0,0818 0,6594
2 0,0832 0,688
3 0,0472 0,4715
4 0,0500 0,5293
Tổng 0,2622 2,3482

Bảng 9.7 Bảng kết quả điện áp lúc phụ tải cực tiểu
Phụ Điện áp phía hạ áp Điện áp phía hạ áp % độ lệch điện áp phía
tải quy về cao áp (kV) (kV) thứ cấp
1 112,76 23,68 7,64%

2 112,86 23,70 7,73%

3 111,72 23,46 6,64%

4 111,86 23,49 6,77%


Qs
Hệ số công suất của nguồn: cosφ = cos (arctan( Ps )) = 0,843

Trang 101
Đồ án tốt nghiệp

9.4. Tính Toán Phân Bố Công Suất Lúc Sự Cố


Điện áp nguồn tại thanh cái cao áp lúc sự cố là
U Nmax = 1,1.U dm = 1,1.110 = 121(kV)
U đm cao 110
Tỉ số máy biến áp: k = = = 4,545
U kt ha 1,1.22
U hạ quy về cao
Điện áp phía hạ cho bởi: U hạ =
k
U hạ −U đm hạ
Độ lệch điện áp: % ∆ U= ×100%
U đmhạ
9.4.1 Sự cố trên dây N_1 và N_2

Bảng 9.8 Bảng tổng kết đường dây


Tổn thất công suất tác Tổn thất công suất phản
Đường dây
dụng PL (MW) kháng QL (MVAr)
N_1 0,6739 -0,6257
N_2 0,7122 -0,3681

Bảng 9.9 Bảng tổn thất công suất trong trạm biến áp
Trạm biến áp P (MW) Q (MVAr)
1 0,1212 1,4818
2 0,1342 1,7584

Bảng 9.10 Bảng kết quả điện áp lúc sự số trên đường dây

Trang 102
Đồ án tốt nghiệp

Phụ Điện áp phía hạ áp Điện áp phía hạ áp % độ lệch điện áp phía


tải quy về cao áp (kV) (kV) thứ cấp
1 108,44 23,86 8,45%

2 108,17 23,80 8,18%


Qs
Hệ số công suất của nguồn: cosφ = cos (arctan( Ps )) = 0,869
9.4.2. Sự cố trên máy biến áp

Bảng 9.11 Bảng tổng kết đường dây


Tổn thất công suất tác Tổn thất công suất phản
Đường dây
dụng PL (MW) kháng QL (MVAr)
N_1 0,328 -2,2116
N_2 0,3548 -1,835

Bảng 9.12 Bảng tổn thất công suất trong trạm biến áp
Trạm biến áp P (MW) Q (MVAr)
1 0,1346 2,3334
2 0,1621 2,9349

Trang 103
Đồ án tốt nghiệp

Bảng 9.13 Bảng kết quả điện áp lúc sự cố trên máy biến áp
Phụ Điện áp phía hạ áp Điện áp phía hạ áp % độ lệch điện áp phía
tải quy về cao áp (kV) (kV) thứ cấp
1 107,76 23,71 7,77%

2 106,76 23,49 6,77%


Qs
Hệ số công suất của nguồn: cosφ = cos (arctan( Ps )) = 0,871

Trang 104
Đồ án tốt nghiệp

CHƯƠNG 10
ĐIỀU CHỈNH ĐIỆN ÁP TRONG MẠNG ĐIỆN

10.1. Mở Đầu
Phụ tải làm việc ở những trạng thái khác nhau trong những khoảng thời gian khác nhau
=> điện áp ở đầu mỗi tải sẽ bị thay đổi. Để đảm bảo chất lượng điện áp cho từng phụ tải khi
vận hành, trên MBA có các đầu phân áp giúp cho ta có thể điều áp dưới tải.
Điều chỉnh điện áp tại phụ tải được áp dụng nhằm đảm bảo chất lượng điện áp như thay
đổi điện áp vận hành, thay đổi đầu phân áp của máy biến áp thường và máy biến áp điều áp
dưới tải…
Trong phần này, ngoài đặt thiết bị bù, phân bố công suất hợp lý trong mạng điện, thay
đổi đầu phân áp của máy biến áp việc điều chỉnh điện áp thanh cái cao áp của nguồn sẽ tính
toán chọn đầu phân áp tại các trạm giảm áp nhằm đảm bảo điện áp tại thanh cái hạ áp trong
phạm vi độ lệch cho phép.
10.2. Chọn Đầu Phân Áp

Đầu phân áp Upacao (KV)

+10% (1+0,1)x110 = 121

+7.5% (1+0,075)x110 = 118,25

+5% (1+0,05)x110 = 115,5

+2,5% (1+0,025)x110 = 112,75

0% 110

2,5% (10,025)x110 =107,25

5% (10,05)x110 =104,5

7.5% (10,075)x110 =101,75

10% (10,1)x110 =99

Trang 105
Đồ án tốt nghiệp

10.3. Chọn Đầu Phân Áp Cho Máy Biến Áp Trong Các Tình Trạng Làm Việc Của Mạng
Điện
Uđm cao / Uđm hạ = 110 kV/ 22kV
Chọn điện áp yêu cầu phía hạ: Uyc hạ = 22 kV
Điện áp lúc không tải: Ukt hạ = 1,05×Uđm hạ = 23,1 kV
U kt ,ha
Đầu phân áp tính toán: U pa ,tt =U ' 1 ×
U ha , yc
U ' 1: điện áp phía hạ áp qui về cao áp
U kt ,ha
Kiểm tra lại điện áp phía hạ áp sau khi chọn đầu phân áp:U hạ =U ' 1 ×
U pa, tc
U pa ,tc đầu phân áp tiêu chuẩn

10.3.1 Chọn đầu phân áp cho máy biến áp trong tình trạng làm việc cực đại
Bảng 10.1 Chọn đầu phân áp lúc phụ tải cực đại

Điện áp phía Uhạ trước lúc Uhạ sau khi


Đầu phân % độ lệch sau
Trạm hạ áp quy về chọn đầu chọn đầu
áp chọn điều chỉnh
cao áp phân áp phân áp
1 110,85 24,39 +5% 22,17 0,77
2 110,44 24,30 +5% 22,09 0,41
3 109,4 24,07 +5% 21,88 -0,55
4 108,13 23,79 +2,5% 22,15 0,68

Trang 106
Đồ án tốt nghiệp

10.3.2 Chọn đầu phân áp cho máy biến áp trong tình trạng làm việc cực tiểu
Bảng 10.2 Chọn đầu phân áp lúc phụ tải cực tiểu

Điện áp phía Uhạ trước lúc Uhạ sau khi


Đầu phân % độ lệch sau
Trạm hạ áp quy về chọn đầu chọn đầu
áp chọn điều chỉnh
cao áp phân áp phân áp
1 112,76 23,68 +7,5% 22,03 0,14
2 112,86 23,70 +7,5% 22,05 0,23
3 111,72 23,46 +7,5% 21,82 -0,82
4 111,86 23,49 +7,5% 21,85 -0,68
Chọn đầu phân áp cho máy biến áp trong tình trạng làm việc đứt 1 lộ dây
Bảng 10.3 Chọn đầu phân áp lúc sự cố đứt 1 lộ dây
Điện áp phía Uhạ trước lúc Uhạ sau khi
Đầu phân % độ lệch sau
Trạm hạ áp quy về chọn đầu chọn đầu
áp chọn điều chỉnh
cao áp phân áp phân áp
1 108,44 23,86 +2,5% 22,22 1
2 108,17 23,80 +2,5% 22,16 0,73
Chọn đầu phân áp cho máy biến áp trong tình trạng làm việc bị sự cố 1 MBA
Bảng 10.4 Chọn đầu phân áp lúc sự cố 1 MBA
Điện áp phía Uhạ trước lúc Uhạ sau khi
Đầu phân % độ lệch sau
Trạm hạ áp quy về chọn đầu chọn đầu
áp chọn điều chỉnh
cao áp phân áp phân áp
1 107,76 23,71 +2,5% 22,08 0,36
2 106,76 23,49 +2,5% 21,87 -0,59

Trang 107
Đồ án tốt nghiệp

10.4. Tính Toán Tổn Thất Điện Năng


10.4.1 Tính toán tổn thất điện năng tương ứng với tình trạng phụ tải cực đại
Tổn thất công suất tác dụng trong mạng điện được chia ra làm 2 phần:
- Tổn thất công suất trên đường dây: PL = 1,2144 (MW)
- Tổn thất công suất trong máy biến áp bao gồm:
 Tổn thất trong đồng: PCu = 0,4619 (MW)
 Tổn thất trong sắt: PFe = 0,198 (MW)
Ngoài ra còn có thể kể thêm tổn thất công suất trong thiết bị bù:
Pbù =P* ¿ Qbù = 0,005 ¿ 17,43 = 0,087 (MW)
Tổn thất công suất tổng là:
P = PL + PCu + PFe + Pbù = 1,2144 + 0,4619+ 0,198 + 0,087 = 1,9613(MW)
Tổn thất công suất tính theo % của toàn bộ phụ tải trong mạng:
∆ P❑ 1,9613
∆ P❑ %= ×100 %= ×100 %=2,58 %
P❑ 76
Trong đó P: tồng công suất tác dụng của phụ tải
10.4.2. Tổng tổn thất điện năng hàng năm trong mạng điện: chia ra làm 2 phần
- Tổn thất điện năng trong thép của máy biến áp: AFe
AFe = (PFe) ¿ T = 0,198 ¿ 8760 = 1734,48 (MWh/năm)
- Tổn thất điện năng trên đường dây và trong cuộn dây của máy biến áp
Ta có:
Tmax = 5218,42 (giờ/năm)
τ =3653,9 (giờ/năm)
(lấy từ chương 3)
AR = (PL+PCu) ¿τ = (1,2144 + 0,4619) × 3653,9 = 6125,03 (MWh/năm)
Ngoài ra, tổn thất điện năng trong thiết bị bù có thể được tính gần đúng như sau:
Abù =Pbù ¿ Tmax = 0,087 ¿ 5218,42 = 454,003 (MWh/năm)
Tổn thất điện năng tổng trong mạng điện:
A = AFe + AR + Abù = 1734,48 + 6125,03 + 454,003 =8313,513 (MWh/năm)
Tổn thất điện năng tổng tính theo % của tổng điện năng cung cấp cho phụ tải:
Trang 108
Đồ án tốt nghiệp

A❑=P❑ ×T max =76 ×5218,42 = 396599,92 (MWh/năm)


∆ A❑ 8313,513
∆ A❑ %= × 100 %= × 100 %=2,1 %
A❑ 396599,92
10.5. Tính Toán Giá Thành Tải Điện
Tính phí tổn vận hành hàng năm của mạng điện:
Y =avh( L)×K L+avh( T )×K T +c× ΔA Σ

Trong đó:
a vh( L)
: Hệ số vận hành của đường dây, cột bê tông cốt thép lấy avh(L) = 0,04
a vh(T )
: Hệ số vận hành của trạm biến áp lấy từ 0,1 ÷ 0,14
KL : tổng vốn đầu tư xây dựng đường dây
KT: tổng vốn đầu tư xây dựng trạm biến áp
A : tổng tổn thất điện năng trong toàn mạng điện
c : giá tiền 1 KWh điện năng tổn thất c = 0,06 $ /KWh.
VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRẠM BIẾN ÁP
Số lượng Công suất Tiền đầu tư
Phụ tải
Tổng vốn đầu tư MBA MBA (MVA) 103($) xây dựng trạm
biến áp: KT = 1 2 25 760 2280×103 ($)
2 2 25 760
Phí tổn vận hành 3 1 25 380 hàng năm của
mạng điện: 4 1 25 380
Tổng 6 100 2280
Y =avh( L)×K L+avh( T )×K T +c× ΔA Σ
Y = 0,04 × (2120,526 + 1573,964)×103 + 0,1 × 2280×103 + 0,06 × 8313,513
= 376,28×103 ($/năm)
Giá thành tải điện của mạng điện cho 1 KWh điện năng đến phụ tải là:
Y 376,28× 103
β= = =0,95($/ KWh)
A ❑ 396599,92
Giá thành xây dựng mạng điện cho 1 MW công suất phụ tải cực đại:
K ❑ K L + K T (2120,526+1573,964+2280) ×103
k= = = =78611,71( $ /MW )
P❑ P❑ 76

Trang 109
Đồ án tốt nghiệp

10.6. Lập Bảng Các Chỉ Tiêu Kinh Tế Kỹ Thuật


Bảng 10.5 Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật
Thứ tự Các chỉ tiêu Đơn vị Trị số Ghi chú
1 Độ lệch điện áp lớn nhất % 10,86 Phụ tải 1
2 Độ lệch điện áp lớn nhất lúc sự cố % 8,45 Phụ tải 1
3 Tổng độ dài đường dây km 137,68
4 Tổng công suất các trạm biến áp MVA 150
Tổng công suất kháng do điện
5 MVAr 6,52
dung đường dây sinh ra
6 Tổng dung lượng bù MVAr 17,43
7 Vốn đầu tư đường dây 106 $ 3,69
8 Vốn đầu tư trạm biến áp 106 $ 2,280
9 Tổng phụ tải max, P MW 76
10 Điện năng tải hàng năm, A MWh 396599,92
11 Tổng tổn thất công suất ∆ P❑ MW 1,9613
12 Tổng tổn thất công suất ∆ P❑ % % 2,58 %
13 Tổng tổn thất điện năng ∆ A❑ MWh 8313,513
14 Tổng tổn thất điện năng ∆ A❑ % % 2,1 %
Giá thành xây dựng mạng điện cho
15 103 $/MW 78611,71
1 MW phụ tải, k
16 Phí tổn kim loại màu Tấn 201,989
17 Giá thành tải điện,  $/kWh 0,95
18 Phí tổn vận hành hàng năm, Y $ 376,28×103
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Huỳnh Nhơn, Thiết kế nhà máy điện và trạm biến áp, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia
TP.HCM (2011)
[2]. Hồ Văn Hiến, Hướng dẫn đồ án môn học điện 1 Thiết kế mạng điện, Nhà xuất bản Đại
học Quốc Gia TP.HCM (2009)
[3]. Đặng Tuấn Khanh, Thiết kế bảo vệ mạng điện phân phối có ứng dụng phần mềm Etap,
Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh (2017).
[4]. Nguyễn Hoàng Việt, Bảo vệ rơle và tự động hóa trong hệ thống điện, Nhà xuất bản Đại
Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh (2003).
[5]. Nguyễn Hoàng Việt, Các bài toán tính ngắn mạch và bảo vệ rơle trong hệ thống điện,
Trường Đại Học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh (2001).

Trang 110
Đồ án tốt nghiệp

Trang 111

You might also like