You are on page 1of 2

Tài liệu vật lý 11 Gv: Nguyễn Thị Thanh Hà

CÂU HỎI LÝ THUYẾT HKI


Câu 1: Định nghĩa cường độ dòng điện và viết công thức định nghĩa
- Là đại lượng đặc trưng cho tác dụng mạnh, yếu của dòng điện. Nó được xác định bằng
q
I=
t
Trong đó : cường độ dòng điện I có đơn vị là ampère (A)
q là điện lượng (C)
t là thời gian (s)
Câu 2: Định nghĩa dòng điện không đổi và viết công thức định nghĩa
q
- Là dòng điện có chiều và cường độ không đổi theo thời gian. I=
t
Câu 3: Phát biểu định luật Joule-Lentz và viết công thức biểu diễn định luật
Q = R.I2.t
Nhiệt lượng (Q) tỏa ra ở một vật dẫn tỉ lệ thuận với:
• Điện trở của vật dẫn (R)
• Bình phương cường độ dòng điện (𝐼 2 )
• Thời gian dòng điện chạy qua vật dẫn đó (t).
Câu 4: Viết công thức tính điện năng và công suất tiêu thụ của đoạn mạch chỉ tiêu thụ điện năng
➢ Điện năng tiêu thụ của đoạn mạch được tính:
A = U.q = U.I.t
Trong đó: U (V) là hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch
I (A) cường độ dòng điện qua mạch
t (s) thời gian dòng điện chạy qua mạch
Chú ý: 1KWh = 3.600.000 J.
A
➢ Công suất tiêu thụ điện năng của đoạn mạch. P= = U.I (W)
t
Câu 5: Viết công thức tính công suất tỏa nhiệt của vật dẫn khi có dòng điện chạy qua và công và công
suất nguồn điện :
U2
➢ Công suất tỏa nhiệt của vật dẫn : P = R.I2 = .
R
➢ Công của nguồn điện là công của dòng điện chạy trong toàn mạch.
Biểu thức: Ang = q. E = E.I.t.
➢ Công suất của nguồn điện bằng công suất tiêu thụ của toàn mạch.
A
Png == E.I
t
Câu 6: Phát biểu định luật Ohm toàn mạch và viết công thức biểu diễn định luật
E
I=
RN + r
- Cường độ dòng điện chạy trong mạch điện kín tỉ lệ thuận với suất điện động của nguồn điện và tỉ lệ nghịch
với điện trở toàn phần của mạch đó.
Trang 1 Physics_Phi đến đích with Asta
Tài liệu vật lý 11 Gv: Nguyễn Thị Thanh Hà
Câu 7: Nêu bản chất dòng điện trong kim loại, điện phân, chất khí
- Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các electron tự do dưới tác dụng của điện
trường
- Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dời có hướng của các ion dương và ion âm trong điện
trường theo hai hướng ngược nhau
- Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của các ion dương, ion âm và các electron do
chất khí bị ion hóa sinh ra dưới tác dụng của điện trường.
Câu 8: Phát biểu định luật Faraday thứ nhất, thứ hai và viết biểu thức biểu diễn định luật.Viết công
thức tổng quát đLFaraday
+ Định luật Faraday thứ nhất:Khối lượng vật chất được giải phóng ở điện cực của bình điện phân tỉ lệ
thuận với điện lượng chạy qua bình đó.
m = kq
Trong đó, k là đương lượng điện hoá của chất giải phóng điện cực.
A
+ Định luật Faraday thứ hai:Đương lượng điện hoá k của một nguyên tố tỉ lệ với đương lượng gam
n
1
của nguyên tố đó. Hệ số tỉ lệ là , trong đó F được gọi là số Faraday.
F
1 A
k= .
F n
Kết hợp hai định luật Faraday ta thiết lập được công thức tính khối lượng chất điện phân giải phóng ở
1 A
điện cực: m = . It
F n
Trong đó: F = 96500 Kg/C.
m (g) khối lượng giải phóng ở điện cực
I (A) cường độ dòng điện qua bình điện phân
t (s) thời g ian dòng điện qua bình điện phân
A: nguyên tử lượng ( khối lượng mol)
n: hóa trị của chất thoát ra ở điện cực
Câu 9: Chất bán dẫn là gì ? phát biểu bản chất dòng điện trong bán dẫn , bán dẫn loại n và loại p là
gì ?
- Chất bán dẫn là chất có điện trở suất nằm trong khoảng trung gian giữa kim loại và chất điện môi.
➢ Bán dẫn có hạt tải điện âm gọi là bán dẫn loại n (negative). Ở bán dẫn loại n, mật độ electron rất lớn
hơn mật độ lỗ trống.
➢ Bán dẫn có hạt tải điện dương gọi là bán dẫn loại p (positive). Ở bán dẫn loại p, mật độ lỗ trống rất
lớn hơn mật độ electron
- Dòng điện trong bán dẫn là dòng các electron dẫn chuyển động ngược chiều điện trường và dòng các lỗ
trống chuyển động cùng chiều điện trường.

Trang 2 Physics_Phi đến đích with Asta

You might also like