You are on page 1of 12

Bài giảng Mạng lưới điện

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KỸ THUẬT ĐIỆN

1.1. Các thông số đặc trưng cho quá trình năng lượng của mạch điện
1.1.1. Dòng điện
- Là dòng chuyển dịch có hướng của các điện tích.
dq
- Độ lớn của dòng điện được xác định từ biểu thức: i = , trong đó dq là lượng điện
dt
tích chuyển dịch qua một tiết diện ngang trong thời gian dt.
- Đơn vị : Ampe, ký hiệu A
Độ lớn dòng điện được gọi là cường độ dòng điện, đơn vị là Ampe, ký hiệu là A.
- Chiều dòng điện: Quy ước chiều dòng điện là chiều chuyển dịch của các điện tích
dương. Trong dây dẫn điện chỉ có các điện tích âm (là electron) nên chiều dòng điện quy ước
sẽ ngược với chiều chuyển động của electron.

Chiều dòng điện quy ước

Chiều chuyển động của e

- Để đo dòng điện người ta dùng Ampe kế (còn gọi là Ampe met) mắc nối tiếp với
mạch điện cần đo. Trường hợp dòng điện lớn hơn 5A, người ta phải dùng thiết bị biến đổi
dòng điện lớn xuống dòng điện nhỏ (gọi là biến dòng) trước khi đo bằng Ampe kế.

Thiết bị biến
I đổi dòng điện
A I

Đo dòng điện ≤ 5A
A

Đo dòng điện lớn hơn 5A

Ampe kế
Biến dòng điện

1.1.2. Điện áp:


- Điện áp được định nghĩa là hiệu điện thế giữa 2 điểm bất kỳ của mạng điện.
- Độ lớn của điện áp là UAB = ϕA-ϕB, trong đó ϕA là điện thế ở điểm A so với đất và ϕB
là điện thế điểm B so với đất.

Nguyễn Mạnh Hà - Trường Đại học kiến trúc Đà Nẵng 1


Bài giảng Mạng lưới điện

Nếu đo điện áp giữa 2 điểm trên cùng một dây dẫn người ta còn gọi đó là điện áp rơi
hay điện áp tổn thất.

A UAB

UAB
A B

B
Điện áp rơi
Điện áp giữa các dây dẫn

- Đơn vị đo điện áp là Vôn, ký hiệu V, ngoài ra còn dùng đơn vị kV


- Chiều điện áp: Quy ước từ nơi có điện thế cao sang nơi có điện thế thấp.
- Để đo điện áp người ta dùng Vôn kế (còn gọi là Vôn met) mắc song song với mạch
điện cần đo. Trường hợp điện áp lớn hơn 100V, người ta phải dùng thiết bị biến đổi điện áp
lớn xuống điện áp nhỏ (gọi là biến điện áp) trước khi đo bằng Vôn kế.

R I Thiết bị biến
I đổi điện áp

V
Đo điện áp ≤ 100V

Đo điện áp > 100V

Vôn kế
Biến điện áp 22000/100V

1.1.3. Công suất


Các thiết bị điện khi hoạt động sẽ tiêu thụ năng lượng điện để sinh công hữu ích như cơ
năng trên trục quay của động cơ, quang năng của đèn điện, nhiệt năng trong bếp điện,...
Một số thiết bị điện (như quạt, bơm nước,... ) ngoài việc tiêu thụ công suất hữu ích nó
còn tiêu thụ một loại công suất suất đặc biệt gọi là công suất phản kháng. Loại công suất này
chỉ nạp/phóng trên đường dây điện, về thực chất thiết bị điện không tiêu thụ nó nên còn được
gọi là công suất vô công. Như vậy trong mạng điện tồn tại các loại công suất khác nhau gồm:
- Công suất tác dụng (ký hiệu P ): là công suất mà thiết bị điện tiêu thụ từ lưới điện để
chuyển thành công suất hữu ích. Công suất hữu ích có thể ở dạng nhiệt (bếp điện), ở dạng cơ
năng (quạt, bơm nước,...). ở dạng quang năng (đèn điện) và nhiều dạng năng lượng khác.
Đơn vị đo công suất tác dụng là W, kW.

Nguyễn Mạnh Hà - Trường Đại học kiến trúc Đà Nẵng 2


Bài giảng Mạng lưới điện

Pcơ

Lò vi sóng kiêm lò nướng Động cơ điện

- Công suất phản kháng (ký hiệu Q): là công suất vô công mà thiết bị điện nhận từ lưới
điện để tạo ra từ trường trong cuộn dây của các thiết bị điện.
Đơn vị đo công suất phản kháng là VAR, kVAR.

A N

P Q

Các công suất P, Q cấp cho động cơ Dây quấn trong động cơ điện

- Công suất biểu kiến (ký hiệu S): Thực tế luồng công suất chạy trên đường dây tải điện
gồm P và Q, trong đó P là công suất hữu ích (người dùng phải trả tiền) còn Q là công suất vô
công (người dùng không phải trả tiền). Công suất Q là công suất vô công nhưng nó lại nạp và
phóng liên tục trên dây dẫn điện nên khi tính toán mạng điện, ngoài trị số P còn phải kể đến
sự ảnh hưởng của Q thông qua một thông số chung gồm cả P và Q gọi là công suất biểu kiến
(hoặc gọi tên khác là công suất toàn phần).
Trong kỹ thuật điện người ta chứng minh được rằng công suất biểu kiến tính bằng công
thức S = P 2 + Q 2 .
Đây là công suất dùng để tính toán thiết kế mạng điện, từ khâu chọn lựa dây dẫn, xác
định dòng điện, tổn thất điện áp,...
Đơn vị đo công suất biểu kiến là VA, kVA.
1.1.4. Hệ số công suất cosϕ:
Công thức tính công suất biểu kiến S = P 2 + Q 2 cho ta thấy 3 đại lượng P, Q, S lập
thành một tam giác vuông gọi là tam giác công suất với cạnh thẳng đứng đứng là Q, cạnh
nằm ngang là P và cạnh huyền là S, góc kẹp giữa S và P là ϕ và trị số cosϕ được gọi là hệ số
công suất .

Nguyễn Mạnh Hà - Trường Đại học kiến trúc Đà Nẵng 3


Bài giảng Mạng lưới điện

S
Q
ϕ
P

Do P là công suất hữu ích không thay đổi được còn Q là công suất vô công, do đó nếu Q
bé thì có nghĩa là lượng công suất nạp/phóng trên dây dẫn điện ít đi, dẫn đến dòng điện sẽ
giảm xuống nên có thể chọn dây dẫn và các thiết bị bé hơn. Mà khi Q bé có nghĩa là cosϕ lớn
nên có thể nói cosϕ là một chỉ số nói lên hiệu quả sử dụng điện.
Thực tế người ta mong muốn giảm Q càng nhỏ càng tốt nhưng không thể triệt tiêu hoàn
toàn vì nhiệm vụ của nó rất quan trọng là tạo môi trường từ hóa để truyền năng lượng từ phần
đứng yên sang phần quay của động cơ.
Căn cứ vào tam giác công suất ta có các biểu thức:

S = P 2 + Q2
Q = P.tgϕ
P = S.cosϕ
Q = S.sinϕ
Công suất tiêu thụ của mỗi thiết bị điện được đặc trưng bằng một tam giác công suất
(P,Q,S). Nếu có n thiết bị điện nối chung tại một điểm thì tại điểm đó công suất tiêu thụ cũng
là một tam giác công suất (P,Q,S) được tính như sau::
P = P1 + P2 +…+ Pn Q = Q1 + Q2 +…+ Qn
Q
S = P2 + Q2 tg ϕ =
P

P, Q, S

P2,Q2,S2
P1,Q1,S1

S2 S
Q2 Q
S1 ϕ
ϕ1 Q1 ϕ2
P
P1 P2

Nguyễn Mạnh Hà - Trường Đại học kiến trúc Đà Nẵng 4


Bài giảng Mạng lưới điện

1.1.5. Điện năng


- Điện năng là năng lượng điện tiêu thụ dưới dạng nhiệt hoặc dưới dạng cơ năng của
t
các máy sản xuất trong khoảng thời gian nào đó và được tính theo công thức A = ∫ p(t ).dt .
0

Nếu p(t)=const ta có A=P.T, tức là bằng công suất nhân với khoảng thời gian thiết bị
tiêu dùng điện.
- Đơn vị đo điện năng trong đơn vị SI là Wh. Tuy nhiên trong thực tế đời sống người ta
thường đo bằng kWh.
- Thiết bị dùng để đo điện năng gọi là công tơ.
1.2. Điện trở và điện kháng của dây dẫn điện:
1.2.1. Điện trở R của dây dẫn điện:
Điện trở R là phần tử tiêu tán điện năng thành nhiệt năng toả vào môi trường xung quanh
một cách vô ích. Vật liệu làm dây dẫn thường là đồng và nhôm, trong đó đồng dẫn điện tốt
hơn nhôm.
Điện trở R trên đường dây gây ra tác hại lớn là: làm dây dẫn điện nóng lên, làm tổn thất
năng lượng và tổn thất điện áp của mạng điện.
Trên sơ đồ điện, điện trở R được ký hiệu bằng hình chữ nhật và ký hiệu bằng chữ R.
Đơn vị đo điện trở là Ω.

R (Ω)

1.2.2. Điện kháng X của dây dẫn điện:


Dây dẫn điện khi có dòng điện chạy qua, cho dù dây thẳng hoặc uốn cong, thì luôn luôn
có từ trường xung quanh nó. Từ trường này liên tục tích năng lượng rồi lại phóng năng lượng
trả vào lưới điện nên có tác dụng cản trở dòng điện giống như điện trở R. Do đó để đặc trưng
cho hiện tượng này người ta dùng thông số điện kháng X của đường dây.
Điện kháng X bản thân nó không gây tổn thất năng lượng nhưng gây ra tổn thất điện áp
dọc dây dẫn, làm điện áp ở thiết bị điện giảm thấp hơn so với điện áp của nguồn điện.
Trên sơ đồ điện, điện kháng X ký hiệu như cuộn dây và kèm theo ký hiệu bằng chữ X.
Đơn vị đo điện kháng cũng là Ω.

X
I I

Từ trường sinh ra dọc dây dẫn khi


có dòng điện chạy qua

Nguyễn Mạnh Hà - Trường Đại học kiến trúc Đà Nẵng 5


Bài giảng Mạng lưới điện

1.2.3. Tham số tính toán của dây dẫn điện:


Khi tính toán mạng điện có dòng điện chạy qua, dây dẫn được thay thế đồng thời bằng
các tham số R, X như sau:

R X

1.3. Biểu diễn một số đại lượng điện dưới dạng số phức
1.3.1. Số phức và một số phép toán cơ bản:
Trong toán học số phức là số được ký hiệu dưới dạng 2 thành phần V = a+jb, trong đó a
gọi là phần thực, b gọi là phần ảo và j là đơn vị ảo (có thể xem là một hằng số).
Số phức được ứng dụng trong kỹ thuật điện để đơn giản hóa các phép tính. Các phép tính
cơ bản trên số phức gồm:
a) Phép cộng: Để cộng 2 hay nhiều số phức ta lấy phần ảo cộng cho nhau và phần thực
cộng cho nhau.
Ví dụ: Cho 2 số phức V 1 =a1+jb1 và V 2 =a2+jb2 thì số phức tổng là:
V = V 1 + V 2 =(a1+a2)+j(b1+b2)
b) Phép trừ: Để trừ 2 số phức ta lấy phần ảo trừ cho nhau và phần thực trừ cho nhau.
Ví dụ: Cho 2 số phức V 1 =a1+jb1 và V 2 =a2+jb2 thì hiệu là: V = V 1 - V 2 =(a1-a2)+j(b1-b2)
c) Môđun của số phức: Môđun của số phức V =a+jb được tính bằng công thức
V= a2 + b2 . Môđun của số phức có thể xem là độ lớn của số phức.
1.3.2. Biểu diễn một số đại lượng điện dưới dạng số phức
a) Biểu diễn công suất biểu kiến:
Trong kỹ thuật điện người ta chứng minh được công suất biểu kiến có thể biểu diễn dưới
dạng số phức là: S = P + jQ.
Trong đó P là công suất tác dụng, Q là công suất phản kháng

Độ lớn công suất biểu kiến là S = P 2 + Q 2


b) Biểu diễn tổng trở:
Trong kỹ thuật điện người ta chứng minh được tổng trở của dây dẫn có thể biểu diễn
dưới dạng số phức là: Z = R + jX.
Trong đó R là điện trở của dây dẫn, X là điện kháng của dây dẫn.

Độ lớn của tổng trở là Z = R 2 + X 2


1.4. Các dạng sự cố thường xảy ra trong mạng điện
1.4.1. Ngắn mạch:
Là hiện tượng dòng điện tăng rất cao (gấp hàng chục, hàng trăm thậm chí hàng ngàn lần
so với bình thường) do dây dẫn chạm đất, do chạm chập giữa các pha,…

Nguyễn Mạnh Hà - Trường Đại học kiến trúc Đà Nẵng 6


Bài giảng Mạng lưới điện

Khi xảy ra ngắn mạch thì điện trở tại điểm đó gần bằng 0 nên dòng điện tăng lên rất cao.
Ngắn mạch là tình trạng sự cố nghiêm trọng của lưới điện, xảy ra trong thời gian rất ngắn
(vài ms), gây hậu quả lớn như cháy, nổ, hư hỏng thiết bị.
Ngắn mạch xảy ra ở nhiều dạng khác nhau: chạm đất một pha qua điện trở nhỏ, chạm đất
hai pha, chập các dây pha, dây lửa và dây nguội chạm nhau,…

In>> In>> In>>

Đất có R nhỏ
In>>

Để loại trừ nhanh mạch điện bị sự cố ngắn mạch người ta dùng các thiết bị bảo vệ tự
động như aptomat, cầu chì lắp ở đầu điểm đấu nối của dây dẫn điện.
Mạng điện công trình hay xảy ra hiện tượng ngắn mạch do các nguyên nhân sau:
- Lớp vỏ cách điện bị bong gây chạm vào các điểm đất như vỏ tủ điện, kết cấu thép,…
- Chuột, côn trùng cắn đứt vỏ bảo vệ dây cáp điện trong tủ điện
- Các điểm nối dây không chắc chắn nên bị bung ra chạm vào vỏ thiết bị.
- Các mối nối sau khi thi công, quấn băng keo cách điện không tốt nên bị bong.

1.4.2. Quá tải


Là hiện tượng dòng điện tăng lên vượt quá giá trị định mức (1,1÷1,8Iđm) của thiết bị điện
nhưng vẫn chưa có khả năng gây nguy hiểm cho thiết bị.
Nếu dòng điện này vẫn nằm trong giới hạn cho phép thì thiết bị vẫn làm việc bình
thường, nếu nó vượt quá giá trị cho phép nó trở thành sự cố cần phải loại trừ.

Nguyễn Mạnh Hà - Trường Đại học kiến trúc Đà Nẵng 7


Bài giảng Mạng lưới điện

Cầu chì
Rơle nhiệt 3 pha

Nguyên nhân gây ra quá tải là thiết bị điện làm việc quá công suất của chúng, ví dụ động
cơ trong máy giặt phải giặt với khối lượng lớn hơn quy định, …
Tác hại của hiện tượng quá tải: làm cho thiết bị điện bị lão hóa, nhanh hư hỏng, phát
nóng mạnh.
Để bảo vệ các thiết bị khỏi hiện tượng quá tải người ta dùng thiết bị bảo vệ quá tải là rơle
nhiệt hoặc cầu chì. Khi dòng điện vượt quá giá trị định mức của thiết bị thì bộ bảo vệ vẫn cho
thiết bị làm việc thêm một thời gian đặt trước rồi mới cắt nguồn điện.
1.4.3. Hiện tượng rò điện:
Rò điện là hiện tượng dây dẫn bị chạm ra vỏ thiết bị hoặc chạm xuống đất nhưng dòng
điện rất bé (từ vài mA đến vài chục mA hoặc vài trăm mA).
Khi có rò điện thì thiết bị vẫn hoạt động bình thường nên con người không nhận biết
được hiện tượng này.
Nguyên nhân gây rò điện là do lớp vỏ cách điện bị bong tróc và ruột dẫn điện chạm ra vỏ
thiết bị với điện trở lớn.

Ir <<

Đất có R lớn

Rò điện gây ra nguy hiểm cho người chạm vào vỏ thiết bị vì con người chỉ chịu được
dòng điện ≤ 10mA, nếu vượt quá giá trị này thì tính mạng bị đe dọa. Ngoài ra rò điện gây
nguy cơ cháy nổ rất cao vì nó làm nóng chỗ bị chạm nên dễ sinh ra tia lửa.
Để bảo vệ tránh hiện tượng rò điện người ta dùng thiết bị bảo vệ dòng rò, gọi là RCD.
1.5. Dòng điện xoay chiều hình sin
- Dòng điện hình sin là dòng điện xoay chiều có trị số
biến thiên theo quy luật hàm số sin của thời gian.
- Dòng điện sin được dùng rộng rãi trong đời sống do
có nhiều ưu điểm vượt trội so với các nguồn điện khác.
Nguồn điện chúng ta dùng hàng ngày chính là nguồn điện
hình sin.

Nguyễn Mạnh Hà - Trường Đại học kiến trúc Đà Nẵng 8


Bài giảng Mạng lưới điện

1.6. Mạch điện 3 pha


- Mạch điện 3 pha là mạch điện có 3 nguồn sức điện động hình sin cùng tần số, lệch
nhau một góc α. Trong thực tế mạch điện 3 pha có 3 nguồn sức điện động hình sin cùng tần
số, cùng biên độ và lệch pha nhau một góc α=1200.
- Phụ tải 3 pha đối xứng: là phụ tải có tổng trở phức 3 pha bằng nhau.
- Đường dây 3 pha đối xứng: là đường dây có tổng trở phức của 3 đường dây bằng nhau
- Mạch điện 3 pha đối xứng: là mạch điện 3 pha có nguồn, đường dây, phụ tải đối xứng.

A Id

Zpt
UP
I0
O O’

Ud
C B

A Id

EC Zpt
EA Ud

ICA Id
IBC B
C
EB Id
Ud

Trong tính toán quy hoạch mạng lưới điện người ta xem mạch điện là 3 pha đối xứng,
do vậy quy ước từ giờ trở về sau khi nói đến mạch điện 3 pha ta hiểu ngay đó là mạch điện 3
pha đối xứng.
- Mạch điện 3 pha có ưu điểm là chi phí truyền tải thấp vì chỉ cần 3 hoặc 4 dây là có thể
truyền tải đi lượng công suất tương đương khi dùng 3 pha riêng rẽ (6 dây)
Mạch điện 3 pha có thể nối hình Y hay hình tam giác
1.7. Sơ đồ một sợi (single line) của mạch điện 3 pha
Ở phần trên ta đã biết các công suất của mạch 3 pha đối xứng là

P = 3U d I d cosϕ Id Ud

Q = 3U d I d sin ϕ Nguồn
điện
S = 3U d I d P+jQ

Các công thức này không phụ thuộc vào cách nối hình sao hay hình tam giác. Do đó
trong các bài toán quy hoạch thay vì vẽ sơ đồ mạch 3 pha-3 dây người ta thường vẽ sơ đồ

Nguyễn Mạnh Hà - Trường Đại học kiến trúc Đà Nẵng 9


Bài giảng Mạng lưới điện

mạch 3 pha-1 dây gọi là sơ đồ một sợi hoặc sơ đồ đơn tuyến.


Sơ đồ một sợi đại diện cho mạch điện 3 pha, trên sơ đồ đó dòng điện Id chính là dòng
điện chạy trên các dây dẫn của mạch điện 3 pha, điện áp trên sơ đồ lấy bằng điện áp dây,
công suất trên sơ đồ lấy bằng tổng công suất của 3 pha.
Sơ đồ một sợi rất tiện lợi trong tính toán quy hoạch điện, nó làm cho sơ đồ đơn giản
nhưng lại rõ ràng nên được dùng rộng rãi trong tính toán. Từ đây trở về sau sẽ quy ước: khi
vẽ sơ đồ điện thì hiểu ngay đó là sơ đồ điện 3 pha.
1.8. Tính công suất của các phụ tải điện 3 pha nối tập trung tại một nút
Xét một nút phụ tải như hình dưới, tại nút đó có n phụ tải nối tập trung với công suất P1,
P2,...,Pn và Q1, Q2,...,Qn. Khi đó công suất tương đương tại nút được tính như sau:

I I

P1 P2 Pn P
Q1 Q2 Qn Q
Sơ đồ nút phụ tải tập trung Sơ đồ thay thế

Công suất tác dụng tại nút: P = P1 + P2 + ... + Pn


Công suất phản kháng tại nút: Q = Q1 + Q2 + ... + Qn

Công suất biểu kiến tại nút: S = P 2 + Q 2

Hoặc viết dưới dạng số phức: S = P + jQ có độ lớn là S = P 2 + Q 2


Q
Hệ số công suất tại nút: tgϕ =
P

S P2 + Q2
Dòng điện cung cấp đến nút: I = =
3U d 3U d
Nếu các phụ tải không cho dưới dạng Pn, Qn thì phải xác định Pn, Qn từ tam giác công
suất, tiếp theo mới áp dụng các công thức trên. Ví dụ phụ tải P1=3kW, S1=5kVA thì áp dụng
tam giác công suất để tính Q1 = S12 − P12 = 52 − 32 = 4kVAr
1.9. Tính tổng công suất của toàn mạng điện 3 pha
Mạng điện cung cấp cho khu đô thị hay vùng nông thôn bao giờ cũng tồn tại nhiều nút
phụ tải là những điểm cấp điện cho nhà máy, cơ quan, xí nghiệp,.... Điểm đấu nối của mạng
điện với lưới điện quốc gia gọi là nút tổng. Công suất từ lưới điện quốc gia cấp cho mạng
điện thông qua nút tổng này, sau đó công suất phân phối đến các nút của mạng điện thông
qua đường dây dẫn điện.
Việc truyền công suất từ nút này đến nút kia luôn luôn có tổn hao công suất, do đó để
tính toán tổng công suất của mạng điện, ngoài việc tính tổng phụ tải nối vào các nút còn phải
tính đến lượng công suất tổn hao trong mạng lưới truyền tải.

Nguyễn Mạnh Hà - Trường Đại học kiến trúc Đà Nẵng 10


Bài giảng Mạng lưới điện

P3
∆P2-3 Q3 ∆P3-4
P2, Q2 ∆Q2-3 ∆Q3-4
P4,Q4

P8 P5,Q5
P6,Q6
P∑ ∆P1-8 Q8 ∆P8-10 ∆P10-11
Q∑ ∆Q1-8 ∆Q8-10 P10 ∆Q10-11
Q10 P11,Q11

P12, Q12
P7, Q7 P9, Q9

Nguyên tắc tính tổng phụ tải là tính dồn từ phụ tải ở cấp thấp nhất lên cấp cao hơn.
Ví dụ hình vẽ trên là sơ đồ quy hoạch cấp điện cho một khu đô thị gồm 12 điểm nút phụ
tải được đánh số từ 1-12 có công suất tác dụng P1, P2,...,P12 và công suất phản kháng tương
ứng Q1, Q2,...,Q12. Lưới điện quốc gia cấp cho đô thị đấu vào nút số 1, các nút còn lại nhận
điện từ nút 1 thông qua các đường dây dẫn điện. Trên mỗi đoạn đường dây sẽ có một lượng
công suất tổn hao ký hiệu là ∆P và ∆Q (ví dụ đường dây từ nút 10-12 có tổn hao ∆P10-12,
∆Q10-12). Việc tính toán các giá trị tổn hao công suất trên đường dây truyền tải điện được đề
cập ở các chương sau.
Để tính toán công suất cấp đến nút 3 ta phải cộng công suất của ba hộ tiêu thụ nhận điện
tại nút này là (P4, Q4), (P5, Q5), (P6, Q6) cùng với công suất tổn hao trên đường dây truyền tải
tương ứng (∆P3-4, ∆Q3-4), (∆P3-5, ∆Q3-5), (∆P3-6, ∆Q3-6):
P3 = (P4+ ∆P3-4) + (P5+ ∆P3-5) + (P6+ ∆P3-6)
Q3 = (Q4+ ∆Q3-4) + (Q5+ ∆Q3-5) + (Q6+ ∆Q3-6)
Tương tự tại nút 2 ta có:
P2 = (P3+ ∆P2-3)
Q2 = (Q3+ ∆Q2-3)
Quá trình tính toán cứ lặp lại như vậy với các nhánh khác theo nguyên tắc từ phụ tải cuối
cùng dồn về điểm cung cấp nguồn điện, cuối cùng ta được:
P∑ = (P2+ ∆P1-2) + (P7+ ∆P1-7) + (P8+ ∆P1-8)
Q∑ = (Q2+ ∆Q1-2) + (Q7+ ∆Q1-7) + (Q8+ ∆Q1-8)
Qua ví dụ trên ta có thể rút ra công thức tính tổng công suất mà lưới điện quốc gia cung
cấp cho mạng điện:
n m
PΣ = ∑ Pi + ∑ ∆Pk
i =1 k =1

n m
QΣ = ∑ Qi + ∑ ∆Qk
i =1 k =1

Nguyễn Mạnh Hà - Trường Đại học kiến trúc Đà Nẵng 11


Bài giảng Mạng lưới điện

SΣ = PΣ2 + QΣ2


tgϕΣ =

SΣ PΣ2 + QΣ2
IΣ = =
3U d 3U d
Trong đó:
n là số nút phụ tải trong phạm vi quy hoạch
m là số đường dây truyền tải điện
Pi, Qi là công suất tác dụng và phàn kháng nối trực tiếp vào nút i (không có đường
dây). Thông thường đây là công suất phụ tải tại các nút.
∆Pk, ∆Qk là tổn hao công suất tác dụng và phản kháng trên đường dây tải điện thứ k.
Cách tính ∆Pk, ∆Qk được đề cập chi tiết trong chương 4.

Nguyễn Mạnh Hà - Trường Đại học kiến trúc Đà Nẵng 12

You might also like