You are on page 1of 36

18/8/2021

Chương 6: Hệ thống điện

Vai trò của hệ thống điện trong công trình

Thông gió Điều hòa Không khí

Cấp thoát nước


Cấp khí đốt khí nén
Thang máy
Hệ thống chiếu sáng
Hệ thống PCCC
Mạng điện thông tin liên lạc
Hệ thống tự động và quản lý tòa nhà
Hệ thống điện

1
18/8/2021

Các yêu cầu đối với HTĐ trong CT


1. Độ tin cậy cấp điện
– Đảm bảo liên tục cấp điện
– Tùy thuộc loại công trình, chức năng công trình
2. Chất lượng điện
– Tần số - 50Hz
– Điện áp:
• Mạng chiếu sáng: ΔU = ± 5%
• Mạng động lực
– Làm việc bình thường: ΔU = ± 5%
– Khởi động: ΔU = ± 15%

3. An toàn điện
– An toàn cho người
– An toàn cho công trình
– An toàn cho thiết bị sử dụng điện

4. Kính tế
– Chi phí vận hành, bảo trì, bảo dưỡng

Độ sụt áp
IB: Là dòng điện chạy trong
dây dẫn
R: Là điện trở của dây dẫn
X: Là cảm kháng của dây
dẫn
L : là chiều dài của dây dẫn

Chú ý: X được bỏ qua cho dây có tiết diện nhỏ hơn 50 mm2. Khi không có thông tin
nào khác, ta sẽ lấy giá trị X bằng 0.08 Ω/km
Điện trở của dây dẫn được tính theo công thức
R = (L x p)/S
Trong đó:
– R: là điện trở của dây dẫn (đơn vị đo là Ω)
– L: là chiều dài của dây dẫn (đơn vị đo là m)
– p: là điện trở suất (còn gọi là suất điện trở hoặc điện trở riêng). Nó là thước đo khả năng
cản trở lại dòng điện của vật liệu.
– S: là tiết diện của dây dẫn (diện tích mặt cắt – đơn vị m²)
 Kết luận: Cùng một mạng lưới cấp điện tiết diện dây dẫn càng lớn thì độ sụt
áp càng nhỏ

2
18/8/2021

Nội dung trình bày

1. Thiết bị điện, phụ tải điện, hộ tiêu thụ điện

2. Các sơ đồ cung cấp điện

3. Các bộ phận chính của hệ thống điện


trong công trình

1. Thiết bị điện, phụ tải điện, hộ tiêu thụ điện


1.1. Thiết bị điện và phụ tải điện
1.1.1 Thiết bị điện
 Định nghĩa : Thiết bị điện là các thiết bị, máy móc có chức
năng biến đổi năng lượng điện thành các dạng năng lượng
hữu ích khác như quang năng, cơ năng, nhiệt năng, ...hoặc
để đảm bảo an toàn điện.

Phân loại thiết bị điện theo cấp điện áp làm việc


• Thiết bị điện siêu cao áp (> 400 kV)
• Thiết bị điện cao áp (> 35 kV đến 400kV)
• Thiết bị điện trung áp (3 - 35 kV)
• Thiết bị điện hạ áp (< 3 kV)
Các thiết bị điện sử dụng trong dân dụng là thiết bị điện thấp
áp (380/220V hoặc 200/110V)

3
18/8/2021

Thiết bị điện : Các thiết bị điện trong công


trình

An American Standard Company, 2007

Các thiết bị điện bảo vệ an toàn điện cho công


trình

• Các thiết bị bảo vệ an toàn điện như


cầu dao, aptomat và máy cắt không
khí cho những mạch diện công suất
lớn dòng điện lớn

An American Standard Company, 2007

4
18/8/2021

1. Thiết bị điện, phụ tải điện, hộ tiêu thụ điện


1.1. Thiết bị điện – phụ tải điện
1.1.2 Phụ tải điện
 Phụ tải điện là nhóm các thiết bị cùng loại, hoặc cùng chức
năng trong 1 công trình được gọi là phụ tải điện: phụ tải
chiếu sáng, phụ tải động lực, ...
 Phân loại phụ tải điện

Theo công năng


• Phụ tải chiếu sáng : Là những phụ tải biến đổi điện năng thành
quang năng.
• Phụ tải ổ cắm : Là những thiết bị có công suất điện nhỏ hoặc di
động
• Phụ tải động lực : Là các thiết bị động lực có công suất lớn

Phụ tải chiếu sáng : Các thiết bị biến đổi điện


năng thành quang năng

5
18/8/2021

Phụ tải ổ cắm: Các thiết bị dung điện công


suất nhỏ hoặc di động trong công trình

Phụ tải động lực: Các thiết bị động lực công


suất điện lớn như điều hoà, quạt thông gió,
bơm, thang máy…

6
18/8/2021

 Phân loại phụ tải điện

Theo tần suất sử dụng


• Phụ tải thường xuyên : Là những phụ tải hoạt động thường xuyên
liên tục trong quá trình công trình làm việc như đèn, điều hoà,
thang máy…
• Phụ tải không thường xuyên : Là những phụ tải ít sử dụng hoặc
định kỳ trong công trình như các thiết bị dùng để vệ sinh công
trình máy hút bụi, máy lau sàn…

 Phân loại phụ tải điện

Theo độ tin cậy cấp điện


• Phụ tải không ưu tiên : Là những phụ tải không được cấp điện liên tục
khi có sự cố mất điện lưới, thường là những phụ tải khi mất điện sẽ
không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của công trình. Ví dụ như các
phụ tải điện của căn hộ
• Phụ tải ưu tiên : Là những phụ tải được cấp điện liên tục khi có sự cố
mất điện lưới, thường là những phụ tải khi mất điện sẽ ảnh hưởng nhiều
đến hoạt động của công trình. Ví dụ như phụ tải thang máy , phụ tải ổ
cắm văn phòng…
• Phụ tải ưu tiên đặc biệt (Phụ tải sự cố) : Là những phụ tải yêu cầu luôn
luôn được cung cấp điện và chỉ hoạt động khi công trình sảy ra sự cố
như quạt tăng áp,quạt hút khói, bơm nước chữa cháy…Khi phụ tải sự cố
hoạt động thì tất cả các phụ khác trong công trình không tham gia vào sự
cố sẽ được ngắt điện để đảm bảo an toàn.

7
18/8/2021

 Ví dụ các loại phụ tải cho toà nhà chung cư

• Phụ tải không ưu tiên : Là các phụ tải điện cấp cho các căn hộ tuy nhiên
với các toà nhà chung cư cao cấp các căn hộ có thể được cấp 1 lộ điện
ưu tiên hoặc được cấp điện ưu tiên toàn bộ.
• Phụ tải ưu tiên : Phụ tải chiếu sáng khu vực công cộng hành lang, cầu
thang, thang máy, bơm nước sinh hoạt, quạt thông gió tầng hầm…
• Phụ tải ưu tiên đặc biệt (Phụ tải sự cố) : Thang máy chữa cháy, quạt tăng
áp, quạt hút khói, bơm nước chữa cháy, chiếu sáng sự cố…

1. Thiết bị điện, phụ tải điện, hộ tiêu thụ điện


1.2. Hộ tiêu thụ điện
1.2.1 Định nghĩa
• Tổ hợp các thiết bị điện, các mạng điện được phân bố và sử dụng
trong một công trình

1.2.2 Phân loại


• Hộ tiêu thụ điện loại 1: phải đảm bảo cung cấp điện thường xuyên
và liên tục - các công trình tối quan trọng nếu sảy ra mất điện sẽ
gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới an ninh, chính trị, kinh tế và tính
mạng con người - thường được cấp ít nhất từ 2 nguồn điện quốc
gia và tối thiểu 1 nguồn điện dự phòng.
• Hộ tiêu thụ điện loại 2: phải đảm bảo cung cấp điện thường
xuyên và liên tục cho 1 số thiết bị điện trong công trình - thường
được cấp từ 1 nguồn điện quốc gia và 1 nguồn điện dự phòng.

• Hộ tiêu thụ điện loại 3: có thể bị ngừng cấp điện - thường được
cấp điện từ 1 nguồn điện quốc gia.

8
18/8/2021

9
18/8/2021

Lưu ý : Xác định các loại hộ tiêu thụ điện và các loại
phụ tải có thể có trong 1 công trình đa năng nhiều chức
năng
• Tầng hầm
• Tầng đế là trung tâm thương mại dịch vụ
• Nhiều khối tháp có chức năng khác nhau như khối
chung cư, khối khách sạn, khối văn phòng

2. Sơ đồ cấp điện trong công trình

2.1 Sơ đồ hệ thống điện trong công trình


Sơ đồ hệ thống điện cho những công trình có công
suất nhỏ hơn 300 kVA

10
18/8/2021

2. Sơ đồ cấp điện trong công trình

2.1 Sơ đồ hệ thống điện trong công trình


Sơ đồ hệ thống điện cho những công trình có công suất
từ 300 kVA bắt buộc phải có trạm biến áp riêng

Máy biến áp : Dùng để biến đổi điện áp từ điện áp


cao (trung thế) về điện áp thấp phù hợp với các thiết
bị điện trong công trình(220V và 380V)

Máy biến áp khô Máy biến áp dầu

11
18/8/2021

BẢNG SO SÁNH MÁY BIẾN ÁP KHÔ VÀ MÁY BIẾN ÁP DẦU


Loại máy biến áp Máy biến áp khô Máy biến áp dầu
Có công suất lớn hơn so với máy biến
Công suất Có công suất hạn chế
áp dầu
Tuổi thọ Cao hơn Thấp hơn
Trong nhà, hoặc nơi có môi trường
Lắp đặt Ngoài nhà
khắc nghiệt
Khả năng bốc cháy (°C) Khoảng 1000 Khoảng 350
Tính năng an toàn An toàn hơn Có nguy cơ cháy nổ cao hơn
Phải theo dõi thường xuyên và phân tích
mẫu dầu silicon để đảm bảo các chỉ tiêu
Bảo trì Không cần bảo trì kỹ thuật như: độ nhớt,trị số axit,tạp
chất,độ bền điện,nhiệt độ bùng cháy,tổn
hao điện môi,màu sắc của dầu…
Các chi phí gián tiếp Quản lý bảo trì, đóng cắt điện khi bảo trì,
Không phát sinh
khác vận chuyển và xử lý chất thải …
Bảo vệ môi trường, không phát sinh Gây ô nhiểm môi trường do chất thải từ
Ô nhiểm môi trường
chất thải dầu.
Diện tích yêu cầu cho không gian lắp
Diện tích yêu cầu cho không gian lắp đặt
Diện tích sử dụng đặt nhỏ hơn do kích thước máy nhỏ
lớn hơn
hơn
Lượng dầu silicon Không có dầu Có dầu làm mát máy
Chi phí đầu tư Cao hơn khoảng 10-30% (tùy hãng) Thấp

Tủ điện tổng: Chức năng là đóng cắt, bảo vệ và


phối phối điện cho các phụ tải trong toà nhà

Tủ điện tổng Phòng tủ điện tổng

12
18/8/2021

Tủ điện tầng: Chức năng là đóng cắt, bảo vệ và


phối phối điện cho các phụ tải trong tầng

Tủ điện tầng

Tủ điện vùng/phòng: Chức năng là đóng cắt, bảo


vệ và phối phối điện cho các phụ tải trong không
gian sử dụng

Tủ điện sắt nổi


Tủ điện modul

13
18/8/2021

2. Sơ đồ cấp điện trong công trình ( tiếp )

2.2 Các dạng sơ đồ cấp điện cơ bản trong công trình


2.2.1 Sơ đồ nguyên lý cấp điện hộ tiêu thụ loại 3

14
18/8/2021

2.2 Các dạng sơ đồ cấp điện cơ bản trong công trình


2.2.2 Sơ đồ nguyên lý cấp điện hộ tiêu thụ loại 2

2.2 Các dạng sơ đồ cấp điện cơ bản trong công trình


2.2.2 Sơ đồ nguyên lý cấp điện hộ tiêu thụ loại 2

Phụ tải
thường

Phụ tải Phụ tải


ưu tiên sự cố

15
18/8/2021

2.2 Các dạng sơ đồ cấp điện cơ bản trong công trình


2.2.3 Sơ đồ nguyên lý cấp điện hộ tiêu thụ loại 1

2.2 Các dạng sơ đồ cấp điện cơ bản trong công trình


2.2.3 Sơ đồ nguyên lý cấp điện hộ tiêu thụ loại 1

Phụ tải Phụ tải


ưu tiên sự cố

16
18/8/2021

Sơ đồ tủ điện chiếu sáng

3 Các bộ phận chính của hệ thống điện trong công trình

Trạm biến áp

Trạm máy phát điện

Phòng điện hạ thế toàn nhà

Phòng pin/ăcqui

Tủ điện tầng/vùng/phòng

Cột dẫn/mạng dẫn

17
18/8/2021

3.1 Trạm biến áp


3.1.1 Trạm biến áp ngoài nhà
a. Trạm biến áp treo
• Cấu tạo:
– Tất cả các thiết bị đặt ngoài trời
trên 2 cột bê tông
• Ưu điểm:
– Chi phí thấp
– Xây lắp nhanh
– Dễ bảo dưỡng, thay thế
• Nhược điểm:
– Kém mỹ quan
– An toàn thấp
– Ảnh hưởng trực tiếp bức xạ mặt
trời

Trạm biến áp treo

18
18/8/2021

3.1 Trạm biến áp


3.1.1 Trạm biến áp ngoài nhà
b. Trạm biến áp xây
• Cấu tạo:
Các thiết bị đặt trong nhà xây có mái
bằng và được chia thành nhiều ngăn
để tách biết phần cao thể, máy BA, và
hạ thế.
• Lưu ý:
– Bố trí cửa thông gió, lưới chắn
côn trùng, hố thu dầu, …
• Ưu điểm:
– An toàn cao cho thiết bị cũng như
vận hành
• Nhược điểm:
– Chiếm nhiều đất

Trạm biến áp xây

19
18/8/2021

c. Trạm biến áp hợp bộ


• Cấu tạo:
Các thiết bị đặt trong 1 thùng kim loại
được chế tạo sẵn, chia làm 3 khoang
(cao áp, MBA, hạ áp)
• Ưu điểm:
– Thi công nhanh
– An toàn cao cho thiết bị cũng như
vận hành
– Tiết kiệm diện tích
• Lưu ý:
– Tổ chức đủ thông gió cho MBA và
các thiết bị.
– Lưới chắn côn trùng
– Hố thu dầu
– Nối đất an toàn cho vỏ máy

Trạm biến áp hợp bộ

20
18/8/2021

d. Trạm biến áp một cột


• Cấu tạo:
MBA và các thiết bị điện được đặt gọn
trên một trụ cột.
• Ưu điểm:
– Thi công nhanh
– Tiết kiệm diện tích
– Chi phí thấp
• Nhược điểm:
– Công suất trạm nhỏ (630kVA).
– Ảnh hưởng trực tiếp bức xạ mặt
trời
– Nối đất an toàn cho vỏ máy

Trạm biến áp một cột

21
18/8/2021

e. Ưu nhược điểm của các trạm biến áp ngoài nhà

e. Ưu nhược điểm của các trạm biến áp ngoài nhà

• Ưu điểm:
– Không sử dụng đến diện tích và không gian bên trong công
trình
– Giảm thiểu tiếng ồn phát sinh bên trong công trình
– Chi phí đầu tư thấp
– Dễ dàng bảo dưỡng và thay thế
– Không phát sinh nguồn nhiệt bên trong công trình
– Sử dụng được các máy biến áp dầu có tuổi thọ cao và giá thành
thấp
• Nhược điểm:
– Ảnh hưởng đến cảnh quan bên ngoài công trình
– Tiếng ồn có thể ảnh hưởng đến công trình lân cận
– Tăng chi phí mạng hạ áp và tổn thất điện áp và điện năng nếu
công suất phụ tải hạ áp lớn.

22
18/8/2021

3.1.2 Trạm biến áp bên trong công trình

• Cấu tạo:
- Tất cả các thiết bị đặt bên trong
công trình trên cốt 0.0 (trạm nổi)
hoặc dưới cốt 0.0 (trạm ngầm).
• Ưu điểm:
- Không ảnh hưởng đến kiến trúc
bên ngoài của CT
- Đưa nguồn điện gần với phụ tải
=> Giảm chi phí mạng hạ áp
- Giảm tổn thất điện áp và điện
năng

3.1.2 Trạm biến áp bên trong công trình

• Lưu ý:
– Dùng máy BA khô cho trạm ngầm
và trạm nổi trên cao
– Bô trí tối thiểu 2 MBA trong 1 trạm
– Ví trí trạm biến áp nên ở mép công
trình
– Đường vào trạm BA phải đủ rộng
và cao
– Bố trí thông gió
– Bố trí PCCC
– Phối hợp với KT và KC

23
18/8/2021

3.2 Trạm máy phát điện

• Cấp điện cho các phụ tải ưu tiên


khi mất điện lưới/ bảo trì trạm BA.
• Cần tích hợp thiết kế trạm máy
phát với Kiến trúc và Kết cấu =>
đảm bảo PCCC, thông gió, ồn, …

Trạm máy phát điện trong công trình

24
18/8/2021

3.3 Các phòng/tủ điện trong công trình


3.3.1 Phòng/tủ điện phân phối toàn nhà
• Nằm ở phòng hạ áp trạm biến
áp hoặc ở phòng phân phối
trung tâm riêng gần với phụ
tải
• Phân phối điện đến các tủ
điện tầng, các tủ điện động
lực lớn như thang máy, bơm
nước, điều hòa trung tâm, …
trong công trình
• Yêu cấu bố trí đầy đủ chiếu
sáng, thông gió, các biện
pháp PCCC cho phòng kỹ
thuật điện toàng nhà

3.3 Các phòng/tủ điện trong công trình


3.3.2 Phòng/tủ điện tầng
• Bố trí ở trung tâm/lõi của tầng
• Trong phòng kỹ thuật điện
tầng hoặc tủ điện tầng bên
ngoài (yêu cầu có khóa cửa
tủ)
• Phân phối điện đến các tủ
điện vùng/tủ điện phòng, hoặc
trực tiếp đến các phụ tải chiếu
sáng và ổ cắm trong tầng
• Yêu cấu bố trí đầy đủ chiếu
sáng, thông gió, các biện
pháp PCCC cho phòng kỹ
thuật điện tầng

25
18/8/2021

3.3 Các phòng/tủ điện trong công trình


3.3.3 Phòng/tủ điện chiếu sáng khu vực tầng

• Tủ điện khu vực được sử dụng khi mặt bằng của tầng tương đối
lớn.
• Tủ điện phòng được sử dụng để cấp điện cho các phòng riêng biệt
hoặc các phòng có công suất đủ lớn.
• Tủ điện khu vực thường được bố trí bên trong phòng kỹ thuật điện
nhỏ, hoặc bên cạnh sảnh, hành lanh.
• Tủ điện phòng thường được bố trí ngay bên trong phòng tương
ứng

Tủ điện chiếu sáng khu vực ngoài nhà Tủ điện chiếu sáng khu vực hành lang

26
18/8/2021

3.3 Các phòng/tủ điện trong công trình


3.3.4 Các tủ điện động lực

Được phân cấp theo loại phụ tải động lực:


• Quạt thông gió tầng hầm
• Quạt tăng áp cầu thang
• Quạt hút khói hành lang
• Bơm nước sinh hoạt
• Bơm nước chữa cháy
• Thang máy
• Điều hòa trung tâm.

Tủ điện động lực thường được bố trí ngay trong


phòng chức năng, sát gần với thiết bị đầu cuối.

3.4 Phòng pin/ăc qui

Là nơi biến đổi điện xoay chiều thành điện một chiều
và lưu trữ (xạc) dưới dạng pin/ăc qui.
Cung cấp tức thì cho các phụ tải khi mất điện lưới:
– Đỏi hỏi phải cung cấp điện liên tục như trung tâm dữ
liệu máy tính, phòng mổ phẫu thuật, …
– Cung cấp cho hệ thông chiếu sáng khẩn cấp
– Cung cấp cho các hệ thống thông tin liên lạc
– Cung cấp cho các động cơ DC của thang máy

27
18/8/2021

3.4 Phòng pin/ăc qui

– Phòng pin/ắc qui bao gồm các bộ lưu trữ điện là pin hoặc ắc qui và tủ điện inveter
có nhiệm vụ biến đổi dòng điện 1 chiêu DC tù pin/ắc qui thành dòng điện xoay chiều
AC cung cấp cho các thiết bị trong công trình khi bị mất điện lưới

3.5 Các trục cấp điện đứng và nằm ngang

Dẫn điện từ tủ điện toàn nhà


=> các tủ điện tầng/tủ điện động
lực (trục đứng)
=> tủ điện vùng/tủ điện phòng
(trục ngang cột dẫn)
=> thiết bị đầu cuối (trục ngang
dây dẫn).
• Các trục đừng thường sử
dụng thanh dẫn (busway)
hoặc cáp đi trên thang cáp
trong các hộp đứng kỹ thuật
điện

28
18/8/2021

Thanh dẫn busway

Thanh dẫn busway

Phụ kiện thanh dẫn

Thanh dẫn busway

29
18/8/2021

Thanh dẫn busway

Kết nối thanh dẫn

Bộ lấy điện từ thanh dẫn ra tải

Trục kỹ thuật điện

30
18/8/2021

3.5 Các trục cấp điện đứng và nằm ngang

• Các trục ngang cột dẫn


thường sử dụng máng cáp
để đi cáp trong hầm trần
• Các trục ngang dây dẫn
thường sử dụng dây dẫn đi
trên máng cáp trong hầm
trần và ống luồn dây đi
ngầm trần/tường/sàn

3.5 Các trục cấp điện đứng và nằm ngang

Lưu ý:
– Phân tuyến và đi riêng cho các tuyến cáp và dây dẫn theo chức
năng (giữa điện nặng và điện nhẹ/ giữa điện chiếu sáng và điện
động lực)
– Nên kết hớp các tuyên dây cùng loại đi trên cùng máng cáp
thay vì đi riêng rẽ trong nhiều ống luồn dây.

31
18/8/2021

3.6 Các yêu cầu cơ bản khi thi công lắp đặt điện
3.6.1. Bảo vệ chống quá tải/ ngắn mạch
• Tránh dây dẫn phát nóng quá nhiệt độ cho phép
• Cháy dây dẫn
• Cháy công trình
• Thiết bị bảo vệ:
–Cầu chì
–Aptomat

Các loại aptomat cơ bản:


• Aptomat 1 cực(1P) và 2 cực(2P) dùng trong điện 1 pha. Loại 1P
chỉ cắt dây pha, loại 2P cắt cả dây pha và dây trung tính an
toàn hơn
• Aptomat 3 cực(3P) và 4 cực(4P) dùng trong điện 3 pha. Loại
3P chỉ cắt 3 dây pha, loại 4P cắt cả 3 dây pha và dây trung tính
• Aptomat chống giật chống rò điện và ngắt tải RCBO
• Aptomat chống rò RCCB dùng kèm aptomat thường

32
18/8/2021

3.6 Các yêu cầu cơ bản khi thi công lắp đặt điện
3.6.2 Cách điện
• Thanh dẫn, cáp dẫn và dây dẫn cần phải được bọc cách điện:
=> Tránh điện giật khi va chạm phải
=> Tránh rò gỉ điện năng xuống đất
• Các loại vật liệu cách điện thường dùng
– PVC
– XLPE
– FR - MIMS

3.6 Các yêu cầu cơ bản khi thi công lắp đặt điện
3.6.3 Nối đất an toàn
• Các thiết bị dùng điện (chiếu sáng, động lực, …) 1 pha và 3 pha
yêu cầu phải có dây nối đất an toàn để chống điện giật do dòng
điện rò
• Điện trở tiếp đất cho hệ thống nối đất an toàn yêu cầu phải nhỏ
hơn hoặc bằng 4 Ω.
• Với mỗi công trình sẽ yêu cầu ít nhất 2 hệ thống tiếp địa. Một hệ
thống tiếp địa cho thiết bị điện và 1 hệ thống tiếp địa cho hệ
thống chống sét điện trở yêu cầu phải nhỏ hơn hoặc bằng 10 Ω
để đảm bảo an toàn cho con người và thiết bị bị điện trong công
trình.

33
18/8/2021

– Hệ thống nối đất chống sét cổ điển Franklin


• Các kim thu sét Franklin
• Dây dẫn sét
• Lưới tiếp địa: cọc tiếp địa + dây tiếp địa

– Hệ thống nối đất chống sét tích cực


• Kim thu sét chủ động
• Dây dẫn sét
• Lưới tiếp địa: cọc + dây tiếp địa

34
18/8/2021

– Hệ thống nối đất chống sét tích cực

Kim thu sét cổ điển

Kim thu sét chủ động

35
18/8/2021

Dây dẫn sét

Cọc tiếp địa bằng cọc đồng.Kích


thước và chiều dài cọc phụ
thuộc vào điện trở đất tại khu
vực xây dựng công trình.

36

You might also like