You are on page 1of 11

THUYẾT MINH THIẾT KẾ

(Phần điện, nước và PCCC)

CÔNG TRÌNH: NHÀ XƯỞNG XÂY SẴN LÔ T4 – KCN LONG HẬU


CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY CỔ PHẦN LONG HẬU
ĐỊA ĐIỂM: ẤP 3, XÃ LONG HẬU, HUYỆN CẦN GIUỘC, TỈNH LONG AN

ĐƠN VỊ TƯ VẤN:

ĐƠN VỊ TƯ VẤN:

CÔNG TY CP TƯ VẤN XÂY DỰNG GIÁ TRỊ KỸ THUẬT VIỆT


Lầu 3, Tòa Nhà Blue Diamond, số Y2-Y4 Hồng Lĩnh, P.15, Q.10, TP. HCM
ĐT: 028-39771955 Fax: 028-39771956
E-mail: info@vev.com.vn

Tháng 05-2018
TP Hồ Chí Minh ngày 26 tháng 05 năm 2018

THUYẾT MINH THIẾT KẾ


(Phần điện, nước và PCCC)

CÔNG TRÌNH: NHÀ XƯỞNG XÂY SẴN LÔ T4 – KCN LONG HẬU


CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY CỔ PHẦN LONG HẬU
ĐỊA ĐIỂM: ẤP 3, XÃ LONG HẬU, HUYỆN CẦN GIUỘC, TỈNH LONG AN

ĐƠN VỊ TƯ VẤN:

ĐƠN VỊ TƯ VẤN:

CÔNG TY CP TƯ VẤN XÂY DỰNG GIÁ TRỊ KỸ THUẬT VIỆT


Lầu 3, Tòa Nhà Blue Diamond, số Y2-Y4 Hồng Lĩnh, P.15, Q.10, TP. HCM
ĐT: 028-39771955 Fax: 028-39771956
E-mail: info@vev.com.vn

Thành phần tham gia:


Chủ nhiệm : Ths.Kts. Lê Thạnh Trị
Quản lý kỹ thuật : Ths.Ks. Phạm Hồng Thái
Thiết kế và thể hiện:
Ths. Hồ Quốc Việt
Ks. Nguyễn Sanh Thành
Ks. Lê Tự Thái Quốc

CHỦ ĐẦU TƯ: ĐƠN VỊ TƯ VẤN THIẾT KẾ:


CÔNG TY CỔ PHẦN LONG HẬU CÔNG TY CP TƯ VẤN XÂY DỰNG
GIÁ TRỊ KỸ THUẬT VIỆT

Tháng 05-2018
Thuyết minh thiết kế – Phần Điện, Điện nhẹ
A. HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN:
I. Tiêu chuẩn thiết kế
 Ngoại trừ những trường hợp đặc biệt, tất cả sự lắp đặt, các thiết bị, vật tư được
cung cấp phải tuân theo những tiêu chuẩn và quy phạm đang được áp dụng. Khi
một tiêu chuẩn được đề cập tới thì đó phải là tiêu chuẩn có phiên bản mới nhất,
ngoại trừ những thông báo khác.
 TCXD 9206: 2012 Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng
 TCVN 9358:2012 Tiêu chuẩn nối đất thiết bị hệ thống.
 TCVN 9207: 2012 Đặt đường dẫn điện trong nhà ở và công trình công
cộng
 TCVN 2546:1978 Bảng điện chiếu sáng dùng cho nhà ở. Yêu cầu kỹ
thuật.
 TCVN 3743:1983 Chiếu sáng nhân tạo các nhà công nghiệp và công
trình công nghiệp.
 TCVN 7447-1:2010 Hệ thống lắp điện của các tòa nhà- Phần 1: Nguyên
tắc cơ bản, đánh giá các đặc tính chung, định nghĩa.
 TCVN 7447-4-41:2010 Hệ thống lắp điện của các tòa nhà- Phần 4-41:
Bảo vệ an toàn- Bảo vệ chống điện giật.
 TCVN 7447-4-42:2005 Hệ thống lắp điện của các tòa nhà- Phần 4-42:
Bảo vệ an toàn- Bảo vệ chống các ảnh hưởng về nhiệt.
 TCVN 7447-4-43:2010 Hệ thống lắp điện của các tòa nhà- Phần 4-43:
Bảo vệ an toàn- Bảo vệ chống quá dòng.
 TCVN 7447-5-51:2010 Hệ thống lắp điện của các tòa nhà- Phần 5-51:
Lựa chọn và lắp đặt thiết bị điện- Quy tắc chung.
 TCVN 7447-5-53:2005 Hệ thống lắp điện của các tòa nhà- Phần 5-53:
Lựa chọn và lắp đặt thiết bị điện - Cách ly, đóng cắt và điều khiển.
 TCVN 7447-5-54:2005 Hệ thống lắp điện của các tòa nhà- Phần 5-54:
Lựa chọn và lắp đặt thiết bị điện- Bố trí nối đất, dây bảo vệ và dây liên kết
bảo vệ.
 TCVN 7447-5-55:2010 Hệ thống lắp điện hạ thế

1
 TCVN 7447-7-710:2006 - (IEC 60364-7-710:2002) Hệ thống lắp đặt
điện của các tòa nhà - Phần 7 - 710: Yêu cầu đối với hệ thống lắp đặt đặc biệt
hoặc khu vực đặc biệt - Khu vực y tế.
 TCVN 7447-7-714:2011 Hệ thống lắp điện hạ thế và hệ thống chiếu
sáng bên ngoài
 TCVN 7722-1:2009 Yêu cầu chung và các thử nghiệm
 TCXDVN 333:2005 Chiếu sáng nhân tạo bên ngoài các công trình công
cộng và kỹ thuật hạ tầng đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế
 11TCN- 18-2006 Quy phạm trang bị điện - Phần I: Quy định chung
 11TCN- 19-2006 Quy phạm trang bị điện - Phần II: Hệ thống đường dẫn
điện
 Tất cả những công việc của hệ thống điện phải tuân thủ theo các yêu cầu, nguyên
tắc và quy định được thiết lập bởi cơ quan chức năng nhất là của chính quyền sở
tại.
II. Giới thiệu hệ thống:
1. Hệ thống điện:
Nguồn điện:
 Nguồn điện chính được lấy từ tuyến trung thế 15/22KV trên đường chính hiện
hữu.
 Phương pháp tính công suất tiêu thụ cho toàn công trình dựa trên phương pháp
xác định phụ tải theo yêu cầu CĐT và theo thiết bị điện thực tế, theo hệ số đồng
thời và hệ số nhu cầu.
 Mục đích sử dụng là xưởng cho thuê nên thông số tính toán trung bình được sử
dụng 01 trạm biến áp 3500KVA. Trạm biến áp được đơn vị điện lực thiết kế gồm
01 máy biến áp 3P 22/0.4KV, nguồn hạ thế được chia làm 2 tủ điện hạ thế chính
đặt tại trạm biến áp. Mỗi tủ điện hạ thế của điện lực có công suất tương đương
3200A.
 Từ 2 tủ điện hạ thế chính của điện lực được chia làm các phụ tải chính, như sau:
 Tủ điện MSB1(tủ điện lực):
 Tủ điện khu vực xưởng 1: MDB-A1: 320KVA
 Tủ điện khu vực xưởng 2: MDB-A2: 320KVA
 Tủ điện khu vực xưởng 3: MDB-A3: 320KVA

2
 Tủ điện khu vực xưởng 4: MDB-A4: 320KVA
 Tủ điện khu vực xưởng 5: MDB-A5: 320KVA
 Tủ điện phục vụ bơm cấp nước và PCCC: DB-PUMP 140KVA
 Tải còn lại được dự phòng.
 Tủ điện MSB2 (tủ điện lực):
 Tủ điện khu vực xưởng 6: MDB-B1: 320KVA
 Tủ điện khu vực xưởng 7: MDB-B2: 320KVA
 Tủ điện khu vực xưởng 8: MDB-B3: 320KVA
 Tủ điện khu vực xưởng 9: MDB-B4: 320KVA
 Tủ điện DB-GH cho nhà bảo vệ.
 Tải còn lại được dự phòng.
 Hệ số tùy thuộc vào công năng cho từng khu vực trong công trình:
 Hệ số sử dụng lớn nhất trung bình: kutb = 0.8 – 1.0
 Hệ số đồng thời trung bình: kstb = 0.5 – 1.0
2. Mô tả hệ thống:
 Điện áp cung cấp là 220/380V/ 3pha/ 50Hz (5%), sử dụng hệ thống TN-C-S (5
dây), có hệ thống bù công suất phản kháng tự động đặt tại tủ điện hạ thế tổng
MSB-1 và MSB-2.
 Nguồn điện 380V/ 3pha/ 50Hz (5%) được cung cấp đến các tủ phân phối.
 Nguồn thường trực được cung cấp bởi hệ thống điện lực qua 01 máy biến thế dầu
3500 KVA (điện lực thiết kế). Nguồn hạ thế 220/380/ 3 pha/ 50hz từ 2 máy biến
áp dầu cấp nguồn cho tủ điện hạ thế tổng đặt tại vị trí trạm biến thế là MSB1 và
MSB2.
 Tủ nguồn hạ thế tổng gồm các thiết bị đóng cắt, thiết bị đo đếm điện áp, hệ thống
tụ bù và các ACB, MCCB bảo vệ cho các tuyến phụ khác như tủ điện phòng máy
bơm.
 Tủ điện MDB-A1 và MDB-A2... được đặt bên trong của mỗi xưởng, tủ MDB-A1
và MDB-A2... được cấp nguồn từ tủ điện hạ thế tổng bằng tuyến cáp đi trong ống
điện. Tại mỗi tủ phân phối này đều được bố trí các thiết bị đo đếm điện năng.
 Hệ thống tiếp đất an toàn cho nhà kho là hệ thống TN-C-S (3 pha, 5 dây). Vị trí
hệ thống tiếp đất an toàn được lắp đặt gần tủ điện MSB-1 và MSB-2. Hệ thống
gồm 3 vị trí cọc đồng và 1 vị trí có hố kiểm tra điện trở, các vị trí này liên kết với

3
nhau bằng cáp đồng trần 50mm2, liên kết giữa cáp và cọc bằng mối hàn hóa
nhiệt.
 Tất cả các cáp cấp nguồn đến vị trí các tủ điện được đi trong ống HDPE hoặc
được đi trên máng cáp thể hiện trong bản vẽ.
 Các cáp dùng cho chiếu sáng đều được lắp đặt trong ống nhựa cứng có tính năng
chống cháy cao.

Bảng 1. Bảng thống kê các hộ phụ tải tiêu thụ điện của công trình.

Stt Loại phụ tải tiêu thụ điện Độ tin cậy cung cấp điện

Bình thường Ưu tiên Ưu tiên đặc biệt

1 Các thiết bị thông tin lin lạc x

2 Các thiết bị an ninh x

3 Các thiết bị bơm nước sinh hoạt x

4 Các thiết bị phục vụ cứu hoả x

5 Chiếu sáng sự cố x

6 Quạt thông gió, hút khói x

7 Các thiết bị điều hoà không khí x

8 Các thiết bị khác x

Tụ bù công suất phản kháng

Công suất phản kháng được xác định như sau :

Để đánh giá việc giảm tổn thất công suất tác dụng, ta dựa trên 1 chỉ tiêu gọi là đương lượng
kinh tế của công suất phản kháng (KKT)

> P tiết kiệm = KKTxQbù

KKT = 0,02 ÷ 0,12 kW/kVAR

Qbù: dung lượng bù (kVAR) được xác định theo công thức sau:

Qbù = P(tg1 - tg2)

P: công suất (kW)

tg1 : góc ứng với hệ số công suất trước khi bù

4
tg2 : góc ứng với hệ số công suất sau khi bù

Với máy có công suất 3500KVA:

S=3500 kVA, cos1 = 0.75, cos2 = 0.95

P1 = S.cos1 = 3500 x 0.75 = 2625 (KW)

Dung lượng bù:

Qbù = P1(tg1 - tg2) = 2625 x(tg1 - tg2)= 1222 kVAr

Chọn tủ bù cho cho 2 tủ điện hạ thế là 1600kVAr, mỗi tủ 800kVAr

=> Công suất tác dụng được tiết kiệm nếu có tủ tụ bù là

P tiết kiệm = KKTxQbù

Chọn KKT = 0.05 (nguồn cung cấp từ máy biến áp)

P tiết kiệm = 0.05x 800 = 40kW

Tủ bù sẽ được hoạt động, nếu hệ số cos của hệ thống thấp hơn giá trị được cài
đặt thì tủ sẽ tự động đóng thêm các bộ tụ vào và ngược lại, giúp duy trì được hệ số
công suất trong phạm vi yêu cầu.

3. Hệ Thống Chiếu Sáng

Mức độ chiếu sáng được thiết kế và lắp đặt theo các tiêu chí đề ra bởi:

 Quy chuẩn xây dựng Việt nam- Các công trình xây dựng sử dụng năng lượng có
hiệu quả.
 Các độ sáng được chọn như sau:

Stt Các khu vực Độ sáng (Lux)

1 Bãi đậu xe 100

2 Phòng bảo vệ 200

3 Phòng kỹ thuật 200

4 Khu vực xưởng 100

5 Toilet 150

6 Kho 150

5
 Chiếu sáng khu vực công cộng và chiếu sáng bên ngoài sẽ được kiểm soát bởi
bảng điện kiểm soát chiếu sáng theo thời gian hoặc CB bảo vệ.

Các hệ thống đèn chiếu sáng bao gồm các hệ thống sau:

 Hệ thống chiếu sáng bình thường: Mục đích đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo
mục đích sử dụng về độ sáng, độ chói, màu sắc và độ đồng đều.
 Hệ thống chiếu sáng khẩn cấp, sự cố và thóat hiểm: Duy trì độ sáng tối thiểu 5-10
lux để đi lại khi mất điện nguồn và chỉ hướng thóat hiểm.

Chiếu sáng khẩn cấp sẽ được cung cấp như sau:

 Trong phạm vi 5 m vùng thoát hiểm


 Trong phạm vi 2 m khu vực giao nhau giữa các hành lang
 Trong phạm vi 2 m khu vực giao nhau giữa các tầng
 Trong phạm vi 2 m trạm thiết bị chữa cháy/ báo cháy
 Toàn bộ khu vệ sinh công cộng.

Các đèn chiếu sáng khẩn cấp sau đây có bộ pin Ni-CD và bộ phận sạc pin có công
suất đủ cung cấp nguồn điện dự phòng trong 2 giờ:

- Bảng báo thoát hiểm

- Đèn chiếu sáng tại cầu thang

- Đèn chiếu sáng khẩn cấp

6
Thuyết minh thiết kế – Phần cấp nước
I. Tổng quan
Hệ thống cấp cho nhà máy bao gồm:
a) Hệ thống cấp nước sinh hoạt.
b) Hệ thống cấp nước tưới cây.
II. Hệ thống cấp nước
a) Tiêu chuẩn thiết kế :
Tiêu chuẩn thiết kế hệ thống cấp nước cũng dựa theo qui định về tiêu chuẩn thiết kế
của Việt Nam nhằm đảm bảo hệ thống hoạt động trong điều kiện tốt nhất, phù hợp
nhất.
 TCVN 4513: 1988 Cấp nước bên trong tiêu chuẩn thiết kế.
 TCVN 33: 2006 Cấp nước bên ngoài công trình tiêu chuẩn thiết kế.
 Những yêu cầu của Sở Khoa học, Công nghệ và Môi Trường.
 Quy chuẩn hệ thống cấp nước trong nhà và công trình
b) Mô tả hệ thống cấp nước sinh hoạt:
Hệ thống cấp nước là hệ thống bao gồm tất cả các đường ống, thiết bị dùng để cấp
nước, phân phối và vận chuyển nước đến các đối tượng dùng nước. Hệ thống cấp nước
hoàn chỉnh bao gồm mạng lưới cấp nước bên ngoài và mạng lưới cấp nước bên trong.
Mạng lưới cấp nước bên ngoài bao gồm tất cả các đường ống và thiết bị dùng để phân
phối và vận chuyển nước đến các đối tượng dùng nước (ví dụ: vòi tưới cây, trụ chữa cháy
ngoài trời…). Thường được nối với mạng lưới cấp nước bên trong thông qua hệ thống van
chặn và đồng hồ nước.
Mạng lưới cấp nước bên trong bao gồm tất cả các đường ống và thiết bị dùng để xử lý,
phân phối và vận chuyển nước đến các đối tượng dùng nước bên trong nhà máy (ví dụ:
bồn cầu, lavabô, vòi rửa sàn ...)
Toàn công trình sử dụng nguồn nước từ trức tiếp trên tuyến ống cấp chính của khu
công nghiệp, thông qua đồng hồ nước DN80. Nguồn nước chính được dưa trực tiếp đến
bể nước ngầm. Sau đồng hồ nước của thủy cục khu vực, trên đường ống chính lắp 9 đồng
hồ DN32 và đường ống dẫn nước đến 9 nhà xưởng.
Dùng ống PPR DN80 cấp từ đồng hồ nước vào bể chứa nước ngầm. Tất cả các đường
ống cấp nước lạnh từ bể nước cấp cho các khu cực sử dụng nước đều sử dụng ống PPR-
PN10. Ống trước và sau bơm và ống cấp nước từ bể nước ngầm được sử dụng ống PPR.
7
Vận tốc và đường kính ống:
Vận tốc tối đa ống đứng cấp nước là: 2,0 (m/s), ống nhánh là 2,5 (m/s).
Hệ thống ống cấp chính là ống PPR DN80 cấp đấn các khu vực như: nhà vệ sinh văn
phòng, vòi tưới cây.
III. Hệ thống thoát nước thải:
a) Tiêu chuẩn thiết kế :
 TCVN 4474: 1987 Thoát nước bên trong tiêu chuẩn thiết kế.
 TCVN 4513: 1988 Cấp nước bên trong tiêu chuẩn thiết kế.
 TCVN 7957: 2008 Thoát nước bên ngoài công trình tiêu chuẩn thiết kế.
 TCVN 33: 2006 Cấp nước bên ngoài công trình tiêu chuẩn thiết kế.
 TCXD 51:2008 Thoát nước - Mạng lưới bên ngoài và công trình
 QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh
hoạt.
 Những yêu cầu của Sở Khoa học, Công nghệ và Môi Trường Thành phố
HCM.
 Quy chuẩn hệ thống cấp nước trong nhà và công trình
b) Mô tả hệ thống thoát nước sinh hoạt:
Nước thải phân và nước thải từ âu tiểu được thu gom về 1 tuyến ống, nước rửa khu
bếp, bồn rửa và thoát sàn được thu gom theo tuyến ống riêng. Tất cả nước thải của nhà vệ
sinh được dẫn về bể tự hoại đặt nổi tại mỗi khu vực. Riêng tuyến ống nước rửa bồn rửa và
thoát sàn được thải trực tiếp ra hố ga nước thải bên ngoài công trình.
Sau đó, nước thải đã đưa ra hố ga sẽ được dẫn đến hệ thống xử lý nước thải chung của
khu vực, sau đó thoát ra mạng nước thoát nước thải của khu vực.
Hệ thông hơi trục đứng, mỗi nhánh của thiết bị hoặc nhóm thiết bị đều được
thông hơi bằng một hoặc một ống thông hơi chính. Riêng bể tự hoại được thông hơi
tự nhiên bằng một ống thông hơi riêng biệt hoặc chung ống thông hơi thiết bị. Ống
thông hơi được lắp đặt theo tiêu chuẩn ASTM. Ống thông hơi là loại ống uPVC và áp
lực làm việc tối thiểu của ống phải đạt tối thiểu là 6bar. Ống thông hơi phải có nắp
chụp cùng vật liệu với ống. Đầu cuối của trục ống thông hơi phải cao hơn mái là
7mm (nếu là mái nghiêng) hay 150mm (nếu là mái phẳng). Nếu mái được dùng vào
mục đích khác hơn là bao che tòa nhà thì đầu ra của trục ống thông hơi phải được kéo
dài 3m cao hơn sàn mái. Đỉnh của trục ống thông hơi phải cao hơn là 4m đối với cửa
sổ hoặc bất kỳ lỗ thông gió nào của tòa nhà kế cận lấy theo đường nằm ngang.
8
9

You might also like