You are on page 1of 9

1.

Cầu chì – Khi nào cần, khi nào không

Để xác định được hệ thống của bạn có cần thêm cầu chì hay không, bạn cần căn cứ
vào những thông số kỹ thuật tấm pin mà nhà sản xuất đã đưa ra. Mục đích của cầu
chì thứ nhất là để bảo vệ dây dẫn và thứ 2 là để bảo vệ các thiết bị điện trong hệ
thống. Lý do của việc cần có cầu chì là các nhà sản xuất yêu cầu phải có thêm thiết
bị bảo vệ quá dòng (OCPD) với khả năng bảo vệ gấp 1.56 lần dòng ngắn mạch
ISC.Ta thử xét các trường hợp sau:

 Nếu một hệ thống mà chỉ có 1 dãy pin duy nhất thì không cần có OCPD ở đầu
ra do nó không bị ảnh hưởng bởi một dãy nào khác và các thiết bị của nó có thể
chịu được dòng ngắn mạch này

 Giả sử hệ thống có 2 dãy song song, nếu 1 dãy xảy ra lỗi ngắn mạch toàn bộ,
dòng điện từ dãy còn lại sẽ đi vào dãy bị lỗi tuy nhiên vẫn nhỏ hơn 1.56Isc. Do
đó hệ thống vẫn an toàn mà không cần có cầu chì

 Bây giờ ta xét hệ thống có 3 dãy pin nối song song. Giả sử 1 dãy pin bị lỗi ngắn
mạch, toàn bộ dòng điện từ các dãy pin khác sẽ đi qua toàn bộ dãy pin bị ngắn
mạch đó. Tổng dòng điện đi qua dãy pin sẽ lớn hơn 1.56Isc, vượt quá sức chịu
đựng của hệ thống. Nếu ta không có cầu chì bảo vệ chỉ một thời gian ngắn sau
dây và thiết bị sẽ bị hư hỏng toàn bộ có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng
như cháy nhà, cháy toàn hệ thống

Ví dụ: hệ thống của chúng ta gồm 3 dãy song song, sử dụng pin mặt trời có thông
số kỹ thuật như sau:Tấm pin có Isc=8.64A và Series Fuse Rating= 15A.Nếu xảy ra
lỗi ngắn mạch tại 1 dãy, thì tổng dòng điện chạy qua dãy bị lỗi này là :
I=8.64x2x1.25=21.6>15A. Do đó hệ thống cần được lắp thêm cầu chì taij đầu ra
của mỗi dãy để đảm bảo toàn hệ thống an toàn.

2.Blocking diode và bypass diode trong


tấm pin năng lượng mặt trời
Blocking diode ( diode chống ngược) và bypass diode thường xuyên được sử dụng
trong hệ thống điện mặt trời và trong tấm pin mặt trời.

Diode và sự định hướng dòng điện theo 1 chiều

Diode được hiểu đơn giản là thiết bị điện có 2 chân, có tác dụng định hướng, chỉ
cho dòng điện chạy theo một chiều. Chúng thông thường được làm từ chất bán dẫn,
thông thường là silicon, hoặc các chất tương tự như selen, gecmani.

Hình dưới là chân diode với 2 chân anode và cathode. Dòng điện chỉ có thể chạy
theo chiều từ Anode sang Cathode, mà không thể chạy theo chiều ngược lại
Blocking diode- diode chống ngược

Diode chống ngược chỉ cho phép dòng điện từ tấm pin mặt trời sang thiết bị lưu trữ
nhưng ngăn cản dòng ngược trở lại từ thiết bị lưu trữ trở ngược lại tấm pin, giúp
ngăn dòng xả từ ắc quy sang tấm pin và giúp lưu trữ năng lượng tốt hơn. Trong
trường hợp có nhiều dãy pin nối song song, nó cũng có tác dụng ngăn cản dòng
điện chạy ngược từ nhiều dãy vào một dãy pin khi một dãy xảy ra lỗi ngắn mạch
hay rò điện. Nếu không có diode này, dòng điện quá lớn có thể làm hỏng các tấm
trong dãy pin bị lỗi do quá dòng điện chịu được của tấm pin đồng thời làm giảm
hiệu suất của cả hệ thống.

Bypass diode

Giả sử khi chưa có diode bypass, các cell trong một tấm pin được nối nối tiếp với
nhau, nếu có 1 cell trong tấm pin bị hỏng hoặc lỗi, không dẫn được điện sẽ dẫn đến
toàn bộ dãy pin trong đó bị hở mạch, và không sinh ra điện năng gây nên tổn thất
cho hệ thống. Để khắc phục vấn đề này diode bypass được gắn thêm vào tấm pin
như sơ đồ bên trên. Trong trường hợp một dãy cell bị lỗi, dòng điện sẽ được bypass
trực tiếp qua diode này, bỏ qua phần dãy cell bị lỗi, điều này giúp cho phần còn lại
của tấm pin sẽ tiếp tục sản sinh ra điện, giúp cho hệ thống có thể hoạt động bình
thường.Thông thường trong các tấm pin mặt trời thường có từ 2 đến 3 dãy nhiều
cell nối tiếp, tương đương sẽ có từ 2 đến 3 diode bypass được lắp để đảm bảo tận
dụng tối đa lượng điện mà tấm pin có thể tạo ra và giúp hệ thống hoạt động hiệu
quả

3.Thiết kế và lắp đặt hệ thống điện mặt


trời hòa lưới
Điện mặt trời- năng lượng sạch với nhiều ưu điểm vượt trội đang là xu hướng phát
triển của ngành năng lượng nước nhà. Tuy nhiên từ trước đến giờ, việc thiết kế
cũng như lắp đặt cho các hệ thống điện mặt trời tại Việt Nam vẫn luôn là bí ẩn với
người tiêu dùng,chủ yếu do các công ty chuyên về lĩnh vực này thực hiện. Vì thế
trong bài viết này, tôi muốn cung cấp cho các bạn những hiểu biết sâu sắc về cách
thiết kế và lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời cho ngôi nhà hoặc doanh
nghiệp của chính bạn. Thiết kế hệ thống điện năng lượng mặt trời dựa trên 2 yếu tố
quan trọng: phần không gian có thể lắp đặt và điện năng tiêu thụ hàng năm. Các
yếu tố khác như bóng râm, hiệu suất của tấm pin hoặc của bộ biến đổi cũng quan
trọng không kém.

4.Các bước thiết kế hệ thống điện mặt trời


1. Tính toán lượng điện năng tiêu thụ hằng ngày của gia đình,( có thể dựa vào
công tơ điện hoặc hóa đơn tiền điện hàng tháng). ví dụ /tháng, tương đương
30kWh/ngày
2. Tính toán vật tư cần thiết
 Tính toán lượng pin mặt trời và thiết bị hòa lưới: Từ lượng điện bạn tiêu thụ.
tính toán công suất lượng pin mặt trời cần thiết. Tùy vào vùng miền nhưng
trung bình pin mặt trời công suất 1kWp cho ra 4kWh/ngày. Do vậy, nếu để có
thể đáp ứng đủ điện năng tiêu thụ của hệ thống trên cần hệ thống điện mặt trời
có công suất 7.5kWp, tương đương xấp xỉ 30 tấm pin 260Wp. Kích hòa lưới
bạn sử dụng có công suất ít nhất 8kW ba pha hoặc 2 kích điện 1 pha 4kW, hoặc
5kW
 Tính toán không gian cần thiết: với lượng pin có công suất 1kWp thì cần không
gian lắp đặt xấp xỉ 7.5 m vuông. do đó với hệ thống như trên, lượng không gian
cần thiết lắp đặt pin mặt trời xấp xỉ 57 m vuông. Ngoài ra cũng cần bố trí vị trí
có thể lắp thiết bị hòa lưới
 Hệ thống khung giàn: Hệ thống cần được đảm bảo khả năng chịu lực, độ bền.
Để đảm bảo hiệu suất cao nhất, hệ thống khung giàn pin được lắp chếch hướng
nam, nghiêng từ 10 đến 20 độ( tùy vào vĩ độ). Hệ thống này cần đặt cách mái
nhà khoảng 20cm để tránh nóng cho hệ thống
3. Đến cửa hàng bán các thiết bị điện mặt trời và mua các thiết bị đã được tính
toán bên trên. Tùy thuộc vào số tiền có sẵn để mua các thiết bị, thiết bị có
hiệu suất càng cao, ổn định lâu dài thì càng đắt.
Lắp đặt hệ thống điện
 Lắp đặt cơ bản: Các tấm pin mặt trời được lắp đặt vào hệ thống khung giàn theo
những thiết kế đã làm sẵn. Cần đảm bảo hệ thống pin được chiếu sáng tốt nhất,
không bị che bóng bởi các vật khác như bóng cây hay mái nhà bên cạnh. Ngoài
ra kích điện cũng được đặt tại vị trí thuận tiện để kết nối đến nguồn điện lưới và
nguồn điện mặt trời. Không gian lắp đặt tủ điện và kích điện cũng cần thông
thoáng, không bị ẩm ướt đảm bảo độ bền và an toàn hệ thống

 Lắp đặt phần điện: Việc kết nối thiết bị điện bạn cần được công ty bán hàng tư
vấn, hoặc dựa vào hướng dẫn sử dụng mà nhà sản xuất đưa ra. Tùy vào loại
kích điện và tấm pin bạn có mà có thể đưa ra phương án kết nối điện khác nhau.
Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, hệ thống pin mặt trời cần được nối đất, cùng với
đó thì cũng cần thiết bị bảo vệ, thiết bị đóng cắt hợp chuẩn để dễ dàng sửa chữa
mỗi khi cần thiết

5.Giải pháp mới giúp nâng cao hiệu


suất hệ thống điện mặt trời

Nguyên tắc khi lắp đặt và vận hành hệ thống điện mặt trời

Một nguyên tắc căn bản luôn được các nhà sản xuất tấm pin mặt trời nhắc nhở
người sử dụng là luôn lắp các tấm pin trong một dãy MPPT trong cùng một điều
kiện chiếu sáng ( nghĩa là tấm pin phải lắp cùng hướng và không bị che) đồng thời
phải thường xuyên kiểm tra và lau chùi hệ thống pin để hệ thống có thể thu được
hiệu suất cao nhất. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu 1 tấm pin trong dãy có điều kiện
chiếu sáng khác những tấm còn lại( khác hướng hoặc bị che khuất). Hãy xem video
dưới đây để hiểu rõ.

Link video: https://www.youtube.com/watch?v=7HZ17ToAIYY

Như vậy, khi 1 tấm pin bị che( lá cây che) hoặc có hướng lắp đặt khác( giả sử
hướng bắc, các tấm còn lại hướng nam) thì tấm đó có hiệu suất bị giảm rõ rệt, điện
áp tăng lên và dòng điện giảm đi đáng kể. Do các tấm trên cùng một dãy MPPT
đấu nối tiếp, nghĩa là dòng điện qua từng tấm là như nhau, như vậy chính tấm pin
đó đã kéo hiệu suất của cả dãy pin bị giảm đáng kế, một điều không ai mong muốn
chút nào. Để khắc phục vấn đề đó, các nhà sản xuất đã phát triển một thiết bị mới –
power optimizer

Power optimizer (PO) – Thiết bị tối ưu hóa năng lượng.


Power optimizer là một bộ chuyển đổi DC/DC được kết nối trực tiếp tới từng tấm
pin. Các thiết bị này giúp tăng hiệu quả sản suất năng lượng từ PV bằng cách theo
dõi liên tục các điểm công suất tối đa MPPT của từng tấm pin riêng lẻ.

Hình trên mô tả hoạt động hệ thống điện mặt trời khi có thêm PO. Khi tất cả cùng
điều kiện chiếu sáng, hiệu suất hệ thống đạt tối đa. Khi 1 trong những tấm pin bị
che bóng, các PO tự động điều chỉnh dòng và áp để có thể tận dụng được tối đa
năng lượng mà pin thu được, kết quả là công suất toàn bộ hệ thống giảm không
nhiều.

Hơn nữa nó còn giám sát hiệu suất và truyền tải dữ liệu thu được lên cổng truyền
thông để có thể dễ dàng theo dõi tình trạng của hệ thống pin. Mỗi PO này còn được
trang bị thêm tính năng SafeDC có thể tự động tắt điện áp DC của tấm pin bất cứ
khi nào inverter hoặc lưới điện bị cắt. Như vậy nếu hệ thống PO được lắp đặt thêm
sẽ có thêm nhiều tiện ích của hệ thống được cập nhật thêm như sau:

 Cải thiện nhược điểm, nâng cao hiệu suất của hệ thống PV so với hệ thống
thông thường ( có thể lên tới 25%)
 Dễ dàng theo dõi hệ thống từ đó lên kế hoạch cần thiết để bảo dưỡng hệ thống

 Đảm bảo an toàn cho người sử dụng mỗi khi cần sửa chữa,bảo dưỡng do có tính
năng SafeDC

You might also like