You are on page 1of 32

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Đề tài: CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH, LỰA CHỌN


DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Lớp học phần: DHQT16JTT


Nhóm: 1
GVHD: Nguyễn Văn Mạnh Hà

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2023


DANH SÁCH, NHIỆM VỤ PHÂN CÔNG VÀ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ
THÀNH VIÊN THEO NHÓM:

STT HỌ VÀ TÊN MSSV NỘI DUNG PHẦN CHỮ


CÔNG VIỆC TRĂM KÝ
HOÀN
THÀNH

1 Nguyễn Cao Trúc 20085531 Mở đầu; 3.1; 100%


Quỳnh (nhóm trưởng) hoàn thành tiểu
luận; thuyết trình

2 Nguyễn Thanh Ngân 20095291 3.2.1; 3.2.2; 100%


thuyết trình

3 Lê Nguyễn Bảo Ngân 20086411 3.3.3; thiết kế 100%


powerpoint;
thuyết trình

4 Nguyễn Hồ Tuyết Trinh 20095861 3.3.2; thuyết trình 100%

5 Phạm Thị Khánh Ngân 20094231 3.3.1; thuyết trình 100%

6 Trần Phụng Nhi 20090041 3.3.4; thuyết trình 100%

7 Nguyễn Thị Ngọc Mai 20089601 3.2.3; thuyết trình 100%


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................................5
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH, LỰA CHỌN DỰ ÁN ĐẦU TƯ.................................6
Mở đầu.................................................................................................................6
Mục tiêu chương..................................................................................................6
Nội dung chương.................................................................................................6
3.1 XÁC ĐỊNH LÃI SUẤT TÍNH TOÁN..............................................................7
3.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH.................11
3.2.1 Phương pháp khấu hao theo đường thẳng................................................11
3.2.2. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh....................12
3.2.3 Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm..................13
3.3 MỘT SỐ CHỈ TIÊU DÙNG LỰA CHỌN DỰ ÁN ĐẦU TƯ.........................15
3.3.1 Hiện giá thuần (NPV-Net present Value).................................................15
3.3.2 Suất hoàn vốn nội bộ (IRR-Internal Rate of returns)..............................20
3.3.4 Thời gian hoàn thành vốn (PP-PAY-BACK PERIOD)............................26
LỜI MỞ ĐẦU

Nhóm em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với thầy Nguyễn
Văn Mạnh Hà - giảng viên khoa Quản trị kinh doanh trường Đại học Công nghiệp
Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong quá trình học tập và làm bài bài tiểu luận nhóm em xin chân thành cám ơn
thầy đã nhiệt tình hướng dẫn hướng dẫn chúng em hoàn thành tốt tiểu luận cũng
như giải đáp các thắc mắc mà chúng em đưa ra trong suốt quá trình học để tạo điều
kiện cho nhóm cũng như cả lớp hoàn thành tốt môn học.
Bài tiểu luận nói về chương 3 (phân tích, lựa chọn dự án đầu tư) do kiến thức cũng
như kinh nghiệm còn nhiều hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những
thiếu sót, nhóm em rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ thầy và các bạn.
Sau cùng, nhóm chúng em xin cam kết những số liệu khảo sát được là hoàn toàn
trung thực và không có sự sao chép từ bất cứ bài khảo sát nào trước đó.
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH, LỰA CHỌN DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Mở đầu
Phân tích lựa chọn dự án với mục đích tìm ra được dự án để đầu tư mang lại hiệu quả
cao nhất trong số những dự án có thể đầu tư. Dự án được chọn để đầu tư phải thỏa
mãn tất cả các quy tắc lựa chọn và có ít rủi ro.

Mục tiêu chương


- Xác định được lãi suất tính toán phù hợp làm căn cứ tính các chi tiêu phản ánh
hiệu quả tài chính của dự án.
- Lựa chọn đúng phương pháp khấu hao TSCĐ và xác định mức khấu hao cho
từng loại TSCĐ của dự án.
- Vận dụng được cách tính, cách phân tích các chỉ tiêu dùng làm cơ sở dự án đầu
tư.
- Hiểu và phân tích được rủi ro của dự án cụ thể bằng phân tích độ nhạy, phân
tích tình huống và phân tích mô phỏng.

Nội dung chương


3.1 Xác định lãi suất tính toán

3.2 Các phương pháp tính khấu hao tài sản cố định

3.3 Một số chỉ tiêu dùng lựa chọn dự án đầu tư

3.4 Điểm hòa vốn và cách tính

3.5 Phân tích rủi ro dự án


3.1 XÁC ĐỊNH LÃI SUẤT TÍNH TOÁN
Khi lập, thẩm định mà trước hết là tính toán một số chỉ tiêu dùng để lựa chọn dự án
đầu tư cần phải xác định lãi suất tính toán (iu ) phù hợp. Nếu lãi suất này được xác
định không phù hợp sẽ dẫn đến kết quả của dự án sẽ bị thổi phòng lên hoặc thu hẹp
lại. Trường hợp thứ nhất dự án sẽ được chọn thực hiện nhưng thực ra đây có thể là
một dự án tồi. Trong trường hợp thứ hai dự án có thể bị bỏ qua nhưng thực ra đây là
một dự án tốt. Thực chất của lãi suất tính toán (còn có thể gọi là suất chiết khấu, hay
chi phí sử dụng vốn) là nhờ nó mà dòng tiền của dự án được chiết khấu về hiện tại.
Việc xác định lãi suất tính toán phù hợp cho từng dự án là một vấn đề phức tạp tùy
thuộc vào loại dự án trong từng ngành nghề khác nhau và quan điểm của từng người
khi xem xét lợi ích của dự án. Bởi vậy, việc xác định lãi suất được giới thiệu trong
phần này nhằm hướng bạn đọc đến những tính toán cụ thể cho riêng mình mà không
phải là một “quy chuẩn” áp dụng cho mọi loại dự án. Theo đó, lãi suất tính toán trong
phân tích, lựa chọn dự án phụ thuộc vào một số yếu tố chính sau đây:

 Độ rủi ro và khả năng sinh lời của dự án

Thông thường độ rủi ro của đầu tư càng cao thì khả năng sinh lời của dự án càng lớn
và ngược lại. Bởi vậy, ở trường hợp thứ nhất người ta có khuynh hướng xác định lãi
suất tính toán cao, còn trường hợp thứ hai lại chọn thấp hơn.

 Cơ cấu vốn

Là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc lựa chọn lãi suất tính toán. Cụ thể:

- Nếu dự án được tài trợ hoàn toàn bằng vốn chủ sở hữu và nếu chủ sở hữu kỳ vọng
vốn đầu tư sinh lời tối thiểu bằng với lãi suất tiền gửi ngân hàng, thì chọn i tt ≥ i (lãi
suất tiền gửi). Trong trường hợp này, lãi suất ngân hàng được dùng làm căn cứ để xác
định lãi suất tính toán với hàm ý lợi ích tối thiểu của vốn đầu tư dự án bằng mức lãi
suất tiền gửi.
- Nếu dự án được đầu tư hoàn toàn bằng vốn đi vay, thì chọn i tt >i (lãi suất tiền vay).
Trong công thức này không lấy dấu bằng mà chỉ lấy dấu lớn hơn, vì nếu lấy bằng có
nghĩa là lợi ích do dự án tạo ra chỉ đủ trả lãi tiền vay.

- Nếu đầu tư cho dự án bằng một phần vốn chủ sở hữu và một phần vốn vay, thì: itt >
WACC. Với WACC (Weighted Average Cost of Capital) là lãi suất binh quân gia
quyền của các nguồn vốn và được tính trong trường hợp dự án phải chịu hay không
phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

 Trường hợp dự án không phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp

D
WACC = × rd E (3.1)
V + ×r ¿
¿ V e

 Trường hợp dự án phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp

D
WACC =(1−t ) × rd E (3.2)
V + ×r ¿
¿ V e

Trong đó:

- D: số vốn vay
- Rd: lãi suất vay
- E : vốn chủ sở hữu
- re: suất sinh lời vốn chủ sở hữu
- V : tổng vốn đầu tư
- t: thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
- D+E=V

Ví dụ: Vốn đầu tư cho một dự án là 200 triệu đồng. Trong đó 25% là vốn vay của
ngân hàng Công Thương với lãi suất 12%/năm, 75% còn lại là vốn chủ sở hữu với
suất sinh lời bình quân 15%/năm. Tính WACC trong trường hợp dự án không phải
và phải chịu thuế TNDN với thuế suấet 20%.
- Khi không chịu thuế TNDN:

50 150
WACC = ×0,12+ × 0,15=0,1425=14,25 %
200 200

- Khi phải chịu thuế TNDN:

50 150
WACC =(1−0,2) ×0,12+ × 0,15=0,1341=13,41%
200 200

Như vậy, khi phải chịu thuế TNDN thì chỉ tiêu WACC giảm và do đó lãi suất tính
toán cũng sẽ được giảm so với trường hợp dự án không phải chịu thuế. Khi vốn
đầu tư cho dự án được vay từ nhiều nguồn khác nhau thì công thức 3.1 sẽ là:

WACC = ( D1
V
D2 Dn
)E
×r d 1+ × r d 2 +…+ × r dn + × r e
V V V

Và công thức 3.2 như dưới đây:

WACC =( 1−t ) ( D1
V
D2 Dn
) E
× r d 1 + ×r d 2 +…+ ×r dn + ×r e
V V V

Trong đó:

- D: vốn vay từ nguồn i


- r di : lãi suất vay từ nguồn y
- i=1 … n

• Mức độ khan hiếm hay dồi dào của vốn trên thị trường tải chính. Khi vốn trên thị
trường tài chính bị hạn chế, cần phải tăng itt . Bởi vì, do việc vay tiền khó khăn nên
phải tăng lãi suất đi vay và do đó lãi suất tính toán cũng phải được chọn tăng lên và
ngược lại.

• Mức lãi suất tối thiểu được sử dụng ở các công ty khác (trong vùng, trong một loại
ngành nghề). Khi lãi suất tối thiểu ở các công ty khác tăng lên hay giảm xuống thì itt
của dự án cũng phải được tăng lên hay giảm xuống hợp lý.
• Tỷ suất lợi nhuận bình quân của doanh nghiệp dự án tăng lên hay giảm xuống thì itt
cũng sẽ phải tăng, giảm hợp lý.

• Tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế cũng ảnh hưởng đến việc chọn lãi suất tính toán. Nếu
tỷ lệ lạm phát cao, phải chọn lãi suất tính toán cao và ngược lại. Bởi vì, khi lạm phát
cao thì dòng tiền của dự án cũng như tỷ lệ sinh lời của đầu tư sẽ lớn hơn, do đó in
cũng sẽ phải chọn cao lên:

i tt =r +if +r∗if

Trong đó:

r: lãi suất thực (lãi suất khi chưa có lạm phát)

if: tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế

Ví dụ: Lãi suất thực của người cho vay là 8%/năm, tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế là
5%/năm.

Vậy itt được chọn = 0,08 + 0,05 +0,08 * 0,05 = 0,134 = 13,4%
3.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

3.2.1 Phương pháp khấu hao theo đường thẳng


- Áp dụng phương pháp khấu hao này cho loại tài sản cố định được sử dụng tương
đối đều đặn trong từng năm và cả dòng đời. Theo đó, mức trích khấu hao hàng năm (
M kh=¿ ¿) không thay đổi trong suốt thời gian sử dụng tài sản số định.

Công thức xác định:

M Nguyên giácủa TSCD


kh=¿ ¿
Thời gian trích khấu hao

- Nguyên giá của tài sản cố định là toàn bộ chi phí đã chi ra để mua sắm hoặc xây
dựng tài sản cố định cho tới khi đưa tài sản cố định đi vào hoạt động bình thường.
Còn thời gian trích khấu hao là thời gian cần thiết để thực hiện việc trích khấu hao tài
sản cố định nhằm thu hút vốn đầu tư. Doanh nghiệp cần căn cứ vào khung thời gian
trích khấu hao tài sản cố định (tối thiểu và tối đa) trong phụ lục 1 của thông tư
45/2013/TT-BTC để xác định thời gian trích khấu hao hợp lí cho từng loại tài sản cố
định, sao cho không vượt quá khung quy định.

- Mức khấu hao trung bình hàng năm tính theo công thức:

M kh=¿ Nguyên giá∗Tỷ lệ khấu hao hàngnăm ¿

Tỷ lệ khấu hao hàng năm = 1/Thời gian trích khấu hao

- Ví dụ: TSCD có nguyên giá là 200 triệu đồng, thời gian trích khấu hao dự kiến là 5
năm. Vậy mức trích khấu hao bình quân một năm là:

M 200
kh=¿
Nguyên giácủa TSCD
Thời gian trích khấu hao
¿ = 5 = 40 triệu đồng

Hay M kh=¿ Nguyên giá∗Tỷ lệ khấu hao hàngnăm=¿¿ 200 * (1/5) = 40 triệu đồng
3.2.2. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh
- Áp dụng phương pháp khấu hao này cho loại tài sản cố định nhanh chóng bị lạc hậu
về mặt công nghệ do sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật. Từ đó, chủ đầu tư sẽ thu hồi
được vốn nhanh hơn và có thể tái đầu tư để đổi mới tài sản cố định. Bởi vậy phương
pháp này còn gọi là phương pháp khấu hao nhanh.

Công thức xác định:

Mức khấu hao TSCD năm thứ i = Giá trị còn lại của TSCD năm i * Tỷ lệ
khấu hao nhanh

Trong đó: Tỷ lệ khấu hao nhanh = Tỷ lệ khấu hao đường thẳng * Hệ số điều chỉnh

Hệ số điều chỉnh được xác định theo thời gian trích khấu hao tài sản cố định và được
bộ Tài chính quy định như sau:

- Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định đến 4 năm có hệ số: 1.5
- Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định trên 4 năm có hệ số: 2

Những năm cuối, khi mức khấu hao xác định theo phương pháp số dư giảm dần bằng
hoặc thấp hơn mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn
lại của tài sản cố định, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng phương pháp
đường thẳng.

Ví dụ: Công ty A mua một thiết bị sản xuất các linh kiện điện tử với nguyên giá là
100 triệu đồng, thời gian sử dụng là 5 năm. Tính mức trích khấu hao theo phương
pháp số dư giảm dần có điều chỉnh.

Ta có:

- Tỷ lệ khấu hao hàng năm của TSCD theo phương pháp đường thẳng là: 1/5 =
0.2 = 20%
- Hệ số điều chỉnh: 2
- Tỷ lệ khấu hao nhanh: 20% * 2 = 40%
Từ đó ta có bảng kết quả tính toán mức khấu hao hàng năm của tài sản cố định theo
phương pháp số dư giảm dư có điều chỉnh như bảng sau: (đơn vị tính: Triệu đồng)

Năm thứ Mức khấu hao năm Lũy kế khấu hao Giá trị còn lại

1 100 * 40%= 40 40 60
2 60 * 40%= 24 64 36
3 36 * 40%= 14.4 78.4 21.6
4 21.6 : 2 = 10.8 89.2 10.8
5 21.6 : 2 = 10.8 100 0

Trong năm thứ 4, nếu ta tính theo phương pháp này ta có mức khấu hao là 21.6 * 40%
= 8.64 triệu, nhỏ hơn mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm còn
lại của dự án là 10.08 triệu đồng. Do đó mức khấu hao ở năm thứ tư và thứ năm tính
bằng 21.6 : 2 = 10.8 triệu đồng. -> Đây là khái niệm điều chỉnh.

3.2.3 Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm
Được trích khấu hao là các loại máy móc, thiết bị đồng thời hội đủ các điều kiện sau:

- Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm;
- Xác định được số lượng hoặc khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất
thiết kế của TSCĐ;
- Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn
100% công suất thiết kế.

Công thức xác định:

Mức khấu hao TSCĐ kì i= sản lượng thực tế kì I *mức khấu hao bình quân đơn vị sản
phẩm
Trong đó:

nguyên giá tài sản cố định


Mức trích khấu hao = sản lượng theo công suất thiết kế

đơn vị sản phẩm

Ví dụ: Công ty mua một máy ủi đất có nguyên giá 450 triệu đồng. công suất thiết kế
là 30m3 giờ. Sản lượng theo công suất thiết kế của máy ủi là 2.400.000 m3 tính mức
trích khấu hao của năm 1 , nếu sản lượng cả năm là 250.000 m và của năm 2, nếu sản
lượng cả năm là 280.000m3; mức trích khấu hao bình quân của một đơn vị sản phẩm ¿
450 triệu đồng
3 = 187,5đ/m .
3
2.400.000

- Mức khấu hao của năm thứ nhất = 187,5đ/m3 × 250.000m3 = 46.875.000đ.
- Mức khấu hao của năm thứ 2 = 187,5 đ/m3 ×280.000m3 = 52.500.000đ…
- Mức khấu hao bình quân một tháng bằng mức khấu hao bình quân năm chia
cho 12 tháng.

Cũng cần lưu ý rằng các doanh nghiệp nước ngoài tại việt nam áp dụng phương pháp
khấu hao của nước họ.Chẳng hạn , các công ty Mỹ áp dụng một trong bốn phương
pháp khấu hao là: khấu hao đường thẳng (straight- line depreciation method); khấu
hao theo sản lượng (depreciation based on volume) khấu hao theo số dư giảm dần
(deelining- balance method) hoặc khấu hao theo tổng của các năm sử dụng (sum-of-
the years’digits method).
3.3 MỘT SỐ CHỈ TIÊU DÙNG LỰA CHỌN DỰ ÁN ĐẦU TƯ

3.3.1 Hiện giá thuần (NPV-Net present Value)


a) Khái niệm
- Hiện giá thuần của dự án là hiệu số của hiện giá nên lưu vào với hiện trạng
ngân lưu ra trong suốt vòng đời dự án, cũng tức là hiện giá của ngân lưu
ròng.
- NPV là chỉ tiêu được sử dụng trong phân tích, thẩm định tài chính của hầu
hết các dự án đầu tư, đây cũng là chỉ tiêu đầu tiên được dùng để lựa chọn dự
án.
b) Ý nghĩa
- NPV phản ánh giá trị tăng thêm do chủ đầu tư khi quy cách dòng tiền vào
(thu) và ra (chi) về thời điểm hiện tại. NPV mang giá trị dương có nghĩa là
việc thực hiện dự án sẽ tạo ra giá trị tăng thêm cho chủ đầu tư, cũng tức là
dự án để bù đắp được vốn đầu tư bỏ ra và có lợi nhuận tính theo thời giá
hiện tại.
Ngược lại, nếu NPV âm có nghĩa là dự án không đủ bù đắp vốn đầu tư, đem
lại thua lỗ cho chủ đầu tư.
- NPV chỉ mang ý nghĩa về mặt tài chính. Đối với các dự án phát triển xã hội,
dự án môi trường việc xác định NPV khó và phức tạp hơn nhiều. Thậm chí
có dự án không cần phải tính NPV, như các dự án quốc phòng, an ninh nhà
nước hoặc dự án xóa đói giảm nghèo.
c) Công thức tính
Hiện giá thuần = Hiện giá lưu ngân vào – Hiện giá lưu ngân ra
( ) ( )
n n
Bj Cj
NPV =∑ −¿ ∑ ¿ PB −PC
j=0 (1+ i n) j j=0 (1+i n) j

Hoặc:
n
B −C n
CF
NPV ¿ ∑ (1+j i )jj ¿ ∑ (1+i j)j
j=0 n j=0 n

Trong đó:

- B j là ngân lưu vào của dự án ở năm j

- C jlà ngân lưu ra của dự án ở năm j


- n là vòng đời của dự án
- i nlà lãi suất tính toán
- B j – C j= CF jlà ngân lưu ròng của dự án ở năm j ( j=0…n)

- PB và PC là hiện giá ngân lưu vào và ngân lưu ra

Ví dụ: Báo cáo lưu ngân của một dự án sau:

Năm 0 1 2 3

Ngân lưu vào 70 90 130

Ngân lưu ra 100 30 40 70

Ngân lưu ròng -100 40 50 60

Với lãi suất tính toán là 15%/năm, kết quả tính toán như sau:

- Hiện giá ngân lưu vào ( PB )


70 90 130
PB = + + =214,4 triệu đồng
(1+0,15) (1+0,15) (1+ 0,15)3
1 2

- Hiện giá ngân lưu ra ( PC )


100 30 40 70
PC =¿ 0
+ 1
+ 2
+ 3
=202,4 triệu đồng
(1+0,15) (1+ 0,15) (1+0,15) (1+0,15)

NPV= 214,4 – 202,4 = 12 triệu đồng

Tính NPV trong EXCEL:

- Cú pháp: =NPV(i n%,CF 1 :CFn)+CF 0


- Theo ví dụ: =NPV(15%,40:60)+(-100)=12 triệu đồng
d) Quy tắc lựa chọn dự án theo chỉ tiêu NPV
1. NPV<0: không chấp nhận dự án
2. NPV≥0: chấp nhận dự án
3. Nếu khả năng ngân sách có giới hạn, cần phải chọn một tập hợp các dự án có
NPV lớn nhất để thực hiện.
4. Đối với các dự án có tính chất loại trừ nhau (không phải do hạn chế ngân sách)
phải luôn luôn chọn dự án có NPV lớn nhất
Ví dụ 1:

Dự án Hiện giá vốn đàu tư NPV Đánh giá

A 3 550 Chọn
B 5 -300 Loại
C 1 -200 Loại
D 4 700 Chọn
Khi NPV =0, đó vẫn là dự án tốt vì giá trị tăng của dự án chính bằng lãi suất tính toán
(in)

Ví dụ 2: Một địa phương có vốn đầu tư trong năm là 24 tỷ đồng và có 4 cơ hội đầu tư
được thể hiện dưới đây:

Dự án Vốn đầu tư yêu cầu NPV

A 6 0,8

B 18 4

C 12 2

D 12 1.8

Địa phương này có thể chọn thực hiện dự án:A; B; C; D; A và B; A và C; A và D


hoặc C và D. Nhưng chọn thực hiên dự án A và B là tốt nhất.

Vì có NPV lớn nhất bằng 4,8 và thoả điều kiện vốn đầu tư tối đa của địa phương là 24
tỷ đồng.

Ví dụ 3: Có ngân lưu ròng của một dự án đầu tư với vòng đời 3 năm như dưới đây:

Năm 0 1 2 3

Ngân lưu ròng -200 90 110 140

- Nếu in=10%/năm, thì NPV=77,91


- Nếu in=15%/năm, thì NPV=53,49
NPV=77,91 hay 53,49 là do độ lớn của lãi suất quyết định.

Ví dụ: Một cá nhân đầu tư chiếc máy ép giá 100$ sử dụng trong ba năm. Dự
kiến doanh thu năm đầu tiên là 50$, năm thứ hai là 40$ và 30$ trong năm thứ
ba. Bằng cách giảm thiểu thời gian nhân viên dùng để ép thực phẩm (cho biết:
khoản đầu tư sẽ đem lại lợi nhuận là 4% mỗi năm).

Tóm tắt:

- Ngân lưu vào:


 Năm 1: 50$
 Năm 2: 40$
 Năm 3: 30$
- Ngân lưu ra: 100$
- Lãi suất tính toán: 4%

Giải

 Năm 1:
50
=48,08 $
1+ 0,04

 Năm 2:

40
=36,98 $
1+ 0,04

 Năm 3:
30
=26,67 $
1+ 0,04

Giá trị NPV cuối cùng của dự án mua máy ép = 48,08 + 36,98 + 26,67 – 100 = 11,73$
3.3.2 Suất hoàn vốn nội bộ (IRR-Internal Rate of returns)
a) Khái niệm

Suất hoàn vốn nội bộ là một chỉ số được sử dụng trong phân tích tài chính để ước tính
khả năng sinh lời của các khoản đầu tư tiềm năng. Chỉ số IRR là tỷ lệ chiết khấu làm
cho giá trị hiện tại ròng (NPV) của tất cả các dòng tiền bằng 0 trong phân tích dòng
tiền chiết khấu.

Ví dụ: Một khoản đầu tư có thể được cho là có chỉ số IRR 10%. Điều này cho thấy
rằng một khoản đầu tư sẽ tạo ra tỷ suất lợi nhuận hàng năm 10% trong suốt vòng đời
của nó.

Nói cách khác, đó là tỷ suất lợi nhuận kép hàng năm dự kiến sẽ kiếm được trên một
dự án hoặc khoản đầu tư. Nó được tính toán loại trừ các yếu tố bên ngoài như lạm
phát và chi phí vốn. Đó là lý do tại sao nó được gọi là nội bộ. Bạn cũng có thể coi tỷ
suất hoàn vốn nội bộ là tỷ lệ lãi suất mà công ty phải đạt được để hòa vốn khi đầu tư
vào vốn mới.

b) Công thức tính

¿∗NPV 1
IRR = i1+ ¿ −i 1 NPV + NPV
1 | 2|

Trong đó:

- i1 là lãi suất tùy ý cho, tương ứng tính được NPV 1 sao cho NPV 1 > 0 và càng gần
0 càng tốt
- i 2 là lãi suất tùy ý cho, tương ứng tính được NPV 2 sao cho NPV 2 < 0 và càng gần
0 càng tốt
- |NPV 2|là giá trị tuyệt đối của NPV 2, tức NPV 2 có giá trị âm sẽ lấy thành dương

Công thức tính IRR trên được xây dựng bằng phương pháp nội suy, mang tính ước
lượng, bởi vậy nếu xác định được i1và i 2 càng gần nhau thì việc ước lượng IRR càng
chính xác. Trong trường hợp này phải mất nhiều thời gian và công sức hơn để xác
định i1và i 2 vì khái niệm gần nhau chỉ mang tính tương đối.

Như vậy, việc tính IRR theo công thức trên là hoàn toàn mò mẫm, thực hiện bằng các
phép thử và điều chỉnh. Chọn hai giá trọ cảu lãi suất tính toán sao cho một giá trị làm
cho NPV dương và gần bằng 0. Lãi suất này được gọi i1 tương ứng tính được NPV 1 .
Giá trị kia làm cho NPV âm và gần bằng 0. Lãi suất này được coi là i2tương ứng tính
được NPV 2 . Sau đó, thế các giá trị i 1và i 2 vào công thức để tính IRR.

Để giảm việc mò mẫm trong tính toán thủ công, người ta quýu ước lấy i1và i 2 với mức
chênh lệch không quá lớn (≤ 5 %). Chẳng hạn nếu đã chọn được i1là 20% thì i 2 sẽ được
chọn 25%. Quan niệm gần 0 hay chưa gần 0 khi chọn i 1được xác định bằng cách tăng
tiếp lãi suất trước đó được chọn chính là i1và NPV tương ứng sẽ là NPV 1

Ví dụ:

Tính IRR của dự án có vòng đời 3 năm và ngân lưu ròng như sau:

ĐVT: Triệu đồng

Năm 0 1 2 3

Ngân lưu ròng -100 40 50 60

- Chọn i=15% ta có NPV=12 và vì NPV này hãy còn lớn hơn 0 nhiều, nên không
chọn i và NPV này, tiếp tục tăng i=20% và có NPV=2,8 đã gần bằng 0 hơn, nên
quyết định chọn đây là i 1 và NPV 1 . Trường hợp tính NPV âm với giá trị gần
bằng 0 thì phái coi đây là i2 và NPV 2, nhưng NPV âm rất nhỏ (cách xa 0) thì
phải giảm i xuống và tính lại NPV.
- Tiếp theo chọn i 2=25% và NPV 2 =5,3 sẽ nhanh chóng tính được IRR:
¿ 2,8
IRR=20+ ( 25−20 )
2,8+ ¿−5,3∨¿=21,7 % ¿

Với cách làm như trên, nếu cứ lần lượt thử các giá trị của lãi suất tính toàn, đến một
thời điểm nào đó cũng sẽ tìm được một loại lãi suất mà làm cho NPV=0 hoặc rất gần
0. Lãi suất đó chính là IRR. Tuy nhiên, việc thủ như vậy sẽ tốn nhiều thời gian và
không cần thiết.
 Tính IRR bằng cách giải phương trình NPV=0
Tính NPV theo công thức trên là bằng phương pháp nội suy. Có thể tính IRR bằng
cách cho NPV=0, sau đó giải phương trình NPV và tìm được i, i này chính là IRR,
Tuy việc cho NPV=0 để xác định IRR chỉ dễ dàng và cho nghiệm số đúng khi vòng
đời dự án không dài. Trường hợp vòng đời của dự án dài, để tính i ta phải giải một
phương trình bậc cao và chỉ được nghiệm gần đúng.
Theo ví dụ trên để tìm IRR, cần giải phương trình:
−100 40 50 60
NPV = 0
+ 1
+ 2
+ 3
=0
(1+i) (1+i) (1+ i) (1+i )

Vì vòng đời dự án là 3 năm nên phương trình NPV có bậc 0, 1, 2 và 3. Giải phương
trình bậc 3 này có i=0,217=21,7%.
 Tính IRR dựa vào đồ thị
Có thể tìm IRR bằng phương pháp đồ thị, bằng cách cho 2 lãi suất. Với i1 làm cho
NPV 1 >0 và i 2 là cho NPV 2 <0. Đường NPV cắt trục hoành tại điểm IRR và tại điểm này

NPV=0. Việc tính ra IRR bằng bao nhiêu phần trăm là tùy thuộc vào việc quy ước tỷ
lệ xích trên trục tung và trục hoành.

Tóm lại: Có ba cách tính IRR là bằng phương pháp nội suy, bằng NPV và bằng đồ thị
với trục tung là giá trị của NPV và trục hoành là lãi suất i.
Tính IRR trong EXCEL:
Cú pháp =IRR(CF 0 : CF n )
Theo ví dụ trên có =IRR(-100:60)=21,79%
Rõ ràng việc tính IRR trên Excel không đòi hỏi phải xác định i 1 vài2 như khi tính theo
công thức nội suy.
d) Quy tắc lựa chọn dự án theo chi tiêu IRR
(i) IRR <iu không chấp nhận dự án
(ii) IRR ≥ iu chấp nhận dự án
(iii) Nếu dùng IRR làm chỉ tiêu lựa chọn thì dự án nào có IRR cao nhất sẽ được chọn.
Điều kiện để tính được IRR là ngân lưu ròng của dự án chỉ đổi dấu một lần. Nếu ngân
lưu rồng đổi dấu từ hai lần trở lên sẽ tính ra được nhiều IRR và không biết IRR thực
của dự án. Đây cũng chính là nhược điểm của chỉ tiêu IRR

Ví dụ: Có ngân lưu ròng của một dự án đầu tư

Năm 1 2 3

Ngân lưu ròng -100 300 -200

Tìm IRR bằng cách giải phương trình NPV:

300 200
NPV = -100 + (1+ IRR) − ¿¿ = 0

Vì phương tình này có hai IRR là IRR1= 0%, IRR2= 100% Vậy nên không thể chọn
được IRR cho dự án.

Dự án có lưu ròng đổi dấu nhiều lần thường là những dự án thực hiện phân kỳ đầu tư,
tức là dự án vừa khai thác vừa đầu tư mà số tiền đầu tư ở năm nào đó lớn hơn số tiền
thu hồi được từ việc khai thác dự án.
Đối với những dự án thu trước, chi sau (như dự án bán nền nhà trên bản đồ, dự án góp
vốn xây chung cư....) mặc dù có ngân lưu rồng ngược với những dự án thông thường
nhưng việc tính IRR vẫn áp dụng theo 1 trong 3 cách trên.

Ví dụ:

Tính IRR của dự án có vòng đời 3 năm và ngân lưu ròng như sau:

ĐVT: Triệu đồng

Năm 0 1 2 3

Ngân lưu ròng -200 90 110 140

Giải:
Chọn i=20% ta có
200 90 110 140
NPV=- 0
+ 1
+ 2
+ 3
=32,4 và
(1+20 %) (1+20 %) ( 1+ 20 %) (1+20 %)

vì NPV này hãy còn lớn hơn 0 nhiều, nên không chọn i và NPV này, tiếp tục tăng
i=25%
Tiếp theo chọn i 2=25%
200 90 110 140
NPV=- 0
+ 1
+ 2
+ 3 = 14,08
(1+25 %) (1+25 %) (1+ 25 %) (1+25 %)

i=25% và NPV = 14,08 đã gần bằng 0 hơn nên quyết định chọn đây là i1 và NPV 1.
Tiếp theo chọn i 2=30% và NPV 2 = -1.957

¿ 14,08
IRR=25+ ( 3 5−2 5 )
14,08+ ¿−1,957∨¿=29,38 % ¿
3.3.3. Tỷ số lợi ích trên chi phí ( B/C – Benefit – Cost)

Khái niệm: tỷ số lợi ích trên chi phí( B/C) là thương số giữa hiện giá ngân lưu vào
với hiện giá ngân lưu ra.

Ý nghĩa: B/C là chỉ tiêu đo lường hiệu quả của dự án bằng tỷ lệ giữa lợi ích thu về
với chi phí bỏ ra. NPV chỉ phản ánh sự giàu có hơn lên mà không so sánh được trong
mối tương quan với quy mô đầu tư. Ngược lại, tỷ số B/C lại cho thấy mối tương quan
này. B/C là so sánh về mặt tỷ lệ còn NPV là so sánh về mặt hiệu số.

Công thức tính:

Trong đó:

· PV(B): Hiện giá lợi ích

· PV(C): Hiện giá chi phí

· Bt: Thu nhập của năm thứ t

· Ct: Chi phí của năm thứ t


· r: Lãi suất

· n: Số năm thực hiện đầu tư

Ví dụ:

Quy tắc lựa chọn dự án theo chỉ tiêu B/C:

(i) B/C < 1 không chấp nhận dự án

(ii) B/C >= 1 chấp nhận dự án

(iii) Nếu có nhiều dự

Ví dụ: Công ty ABC muốn đánh giá lợi nhuận của một dự án liên quan đến việc cải
tạo một tòa nhà chung cư trong năm tới. Công ty quyết định cho thuê thiết bị cần thiết
cho dự án với giá 50.000 USD thay vì mua nó. Tỉ lệ lạm phát là 2% và việc cải tạo dự
kiến sẽ tăng lợi nhuận hàng năm của công ty thêm 100.000 USD trong 3 năm tới.

NPV của tổng chi phí cho thuê không cần phải chiết khấu, vì chi phí ban đầu là
50.000 USD được trả trước. NPV của các lợi ích dự kiến là:

Giải:

[100.000/(1+ 0,02)1] + [100.000/(1+0,02)2] + [100.000/(1+0,02)3]= 288.388 USD


Do đó, BCR được tính như sau:

BCR = 288.388/50.000 = 5,77

Trong ví dụ này, công ty có BCR là 5,77; điều này cho thấy lợi ích ước tính của dự án
lớn hơn đáng kể so với chi phí của nó.

3.3.4 Thời gian hoàn thành vốn (PP-PAY-BACK PERIOD)


a) Khái niệm
Thời gian hoàn vốn là thời gian ( tính bằng năm, tháng) cần thiết để chủ đầu tư thu hồi
lại khoản đầu tư ban đầu của dự án.

b) Ý nghĩa

- Phản ánh thời gian thu hồi vốn đầu tư ban đầu vào dự án

- Nhận biết khá chính xác về mức độ, rủi ro của dự án (thời gian hoàn vốn càng ngắn,
khả năng rủi ro càng thấp và ngược lại)

c) Cách tính

 Không xét đến yếu tố thời gian của tiền tệ( không có chiết khấu)

Thời gian hoàn vốn = cộng dồn ngân lưu ròng qua các năm

*So sánh khoảng bao lâu thì bù đắp số tiền đầu tư ban đầu

Ví dụ : Dự án có vốn đầu tư ban đầu là 1000 triệu đồng và ngân lưu ròng cho dưới
đây:

Năm 0 1 2 3 4 5

Ngân lưu ròng -1000 200 300 400 200 200

Số tiền còn phải thu hồi ở cuối năm thứ 3 là:

-1000 + 900 = - 100 Triệu đồng

Vậy thời gian hoàn vốn là :

3 + ( 100/200) * 12 tháng = 3 năm 6 tháng

Vậy thời gian hoàn vốn của dự án là 3 năm 6 tháng


Vì tiền có giá trị về mặt thời gian, các khoản lợi ích và chi phí xuất hiện ở những năm
khác nhau.

 Để phản ánh một cách chính xác hơn thì chi tiêu này cần phải được tính theo
phương pháp có chiết khấu.

Ví dụ: Dự án A có vốn đầu tư là 500 triệu đồng và ngân lưu ròng cho dưới đây:

Năm 0 1 2 3 4 5

Ngân lưu ròng -500 180 150 150 120 90

Đáp án :

Số tiền còn phải thu hồi ở cuối năm thứ 3 là:

-500 + 480 = - 20 Triệu đồng

Vậy thời gian hoàn vốn là :

3 + ( 20/120) * 12 tháng = 3 năm 2 tháng

Vậy thời gian hoàn vốn của dự án là 3 năm 2 tháng

 Có xét yếu tố thời gian của tiền tệ ( có chiết khấu)

Ví dụ: Dự án có vốn đầu tư ban đầu là 1000 triệu đồng và chẳng hạn với lãi suất là
6%/năm, ngân lưu ròng cho dưới đây như sau:

Năm 0 1 2 3 4 5
Ngân lưu ròng -1000 200 300 400 200 200

Hiện giá -1000 188,68 267,00 335,85 158,42 149,45


Số chưa thu
-1000 -811,32 -544,32 -208,47 -50,06 -
hồi

Cách tính:

NGÂN LƯU RÒNG CỦA NĂM HIỆN TẠI


Hiện giá của năm hiện tại = n
(1+i )

Với i là lãi suất ( %/năm)

n là số năm hiện tại

Số chưa lưu hồi = hiện giá năm trước + hiện giá của năm hiện tại

Thời gian hoàn vốn = cộng dồn ngân lưu ròng qua các năm

Số tiền còn phải thu hồi ở cuối năm thứ 4 là: 50.06 triệu đồng

Vậy thời gian hoàn vốn là :

1 + ( 50,06/149,45) * 12 tháng = 4 năm 4 tháng


 Vậy thời gian hoàn vốn của dự án có chiết khấu là 4 năm 4 tháng > thời gian
hoàn vốn của dự án không có chiết khấu.

Ví dụ:

Dự án có vốn đầu tư ban đầu là 500 triệu đồng và chẳng hạn với lãi suất là 3%/năm ,
ngân lưu ròng cho dưới đây như sau:

Năm 0 1 2 3 4 5

Ngân lưu ròng -500 180 150 150 120 200

Hiện giá -500 174,76 141,39 137,27 106,62 172,52


Số chưa thu hồi -500 -325,24 -183,85 -46,58 - -

Giải:

Số tiền còn phải thu hồi ở cuối năm thứ 3 là: 46,58 triệu đồng

Vậy thời gian hoàn vốn là :

3 + ( 46,58/106,62) * 12 tháng = 3 năm 5 tháng


 Vậy thời gian hoàn vốn của dự án có chiết khấu là 3 năm 5 tháng > thời gian
hoàn vốn của dự án không có chiết khấu.

Chú ý:

 Trường hợp áp dụng khấu hao theo phương pháp đường thẳng và lãi sau thuế
qua các năm trương đối bằng nhau thì chi tiêu PP được tính rất đơn giản :

VỐN ĐẦU TƯ BAN ĐẦU


PP = LÃI SUẤT SAU THUẾ+ KHẤU HAO

Ví dụ:

Vốn đầu tư ban đầu của một dự án là 1000 triệu đồng, khấu hao theo phương pháp
đường thẳng, vòng đời của dự án là 5 năm, mức khấu hao hàng năm là 1000/5 = 200
triệu đồng và lãi suất sau thuế bình quân một năm là 50 triệu đồng, vậy thì:

1000
PP = 50+200 = 4 năm

 Trường hợp lãi sau thế qua các năm không bằng nhau, tính thời gian hoàn vốn
giống như hai cách đã trình bày với ngân lưu ròng bằng lãi sau thuế cộng khấu
hao qua các năm.
Đọc thêm sách TRANG 116 – QTDAĐT

d) Quy tắc lựa chọn dự án theo chỉ tiêu thời gian hoàn vốn

(i) Thời gian hoàn vốn (PP) của dự án phải nhỏ hơn hay bằng với thời gian hoàn vốn
yếu cầu (P*) : PP ≤ P* ( theo yêu cầu của chủ đầu tư, người cho vay vốn hoặc nhà
nước,..)

(ii) Trong nhiều dự án khác nhau phải có dự án có PP nhỏ nhất đầu tư

Nhược điểm :

1. Chú trọng đến lợi ích ngắn hạn hơn là dài hạn
2. Thời gian hoàn vốn không chú ý đến khoản thu hồi sau thời gian hoàn vốn.

Ví dụ:

Năm 0 1 2 3

Dự án A -200 120 80 100

Dự án B -200 110 90 80

Giải:

Số tiền còn phải thu hồi ở cuối năm 3 của dự án A là :

-200 + 200 = 0 triệu đồng

Thời gian hoàn vốn của dự án A là :

2 + ( 0 / 100 ) * 12 tháng = 2 năm

Số tiền còn phải thu hồi ở cuối năm 3 của dự án B là :


-200 + 200 = 0 triệu đồng

Thời gian hoàn vốn của dự án B là :

2 + ( 0 / 80 ) * 12 tháng = 2 năm

Thời gian hoàn vốn không có chiết khấu của dự án A bằng dự án B và bằng 2 năm.

 Chỉ tiêu này để chọn dự án đầu tư thì chọn A hay B đều được.

Căn cứ vài ngân lưu ròng sau thời gian hoàn vốn thì nên chọn A vì có khoản thu hồi ở
năm 3 lớn hơn B ( 100 > 80). TH này thời gian hoàn vốn không có tác dụng để lựa
chọn dự án tốt hơn vì nó không chú ý đến khoản thu hồi sau hoàn vốn.

You might also like