You are on page 1of 5

Nội dung Lịch sử Đảng (thuyết trình)

Trong giai đoạn 1929-1933, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới từ các nước
tư bản, trong đó có Pháp đã lan nhanh sang các nước thuộc địa và phụ
thuộc. Dù ở Pháp, cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra muộn hơn so với một
số nước tư bản khác, song trước ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, giới
cầm quyền nước này đã thi hành nhiều chính sách nhằm cứu vãn quyền
lợi cho giai cấp tư sản Pháp và tay sai bản xứ.
Phong trào Cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là Xô Viết Nghệ-Tĩnh.
Nguyên nhân bùng nổ phong trào cách mạng 1930-1931.
• Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 làm cho nền kinh tế nước ta
tiêu điều, xơ xác đời sống nhân dân lao động hết sức cơ cực nhất là
hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
• Do chính sách khủng bố trắng của thực dân Pháp sau cuộc khởi
nghĩa Yên Bái.
• Đảng cộng sản Việt Nam ra đời 2/1930 với đường lối cách mạng
đúng đắn đã kịp thời lãnh đạo phong trào.
➢ Từ ba nguyên nhân trên dẫn tới sự bùng nổ của phong trào cách
mạng 1930-1931ở nước ta. Trong ba nguyên nhân đó thì nguyên
nhân Đảng ra đời và lãnh đạo là nguyên nhân cơ bản và quyết định
nhất.
Chủ trương của Đảng.
✓ Nhận định kẻ thù: Đế quốc Pháp và địa chủ phong kiến.
✓ Chống đế quốc giành độc lập dân tộc chống phong kiến giành ruộng
đất cho dân cày.
✓ Hình thức tập hợp lực lượng: Bước đầu thực hiện liên minh công
nông.
✓ Hình thức đấu tranh: Sử dụng hình thức đấu tranh chính trị của quần
chúng là chủ yếu như mít tinh, biểu tình, bãi công, biểu tình có vũ
trang, hoạt động bí mật.
Diễn biến của phong trào cách mạng 1930-1931.
Chia làm hai thời kì
a) Thời kì từ tháng 2 đến tháng 5/1930. Phong trào diễn ra mạnh mẽ trên
phạm vi toàn quốc.
Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế - xã hội, phong trào cách mạng lên
cao, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo phong trào đấu
tranh của công nông trong cả nước.
Tháng 2 đến tháng 4/1930 nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông
dân nổ ra.
Mục tiêu: đòi cải thiện đời sống, công nhân đòi tăng lương, giảm giờ làm;
nông dân đòi giảm sưu thuế.
Khẩu hiệu: “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc! Đả đảo phong kiến”, “Thả tù
chính trị”, …
Nhân ngày Quốc tế lao động 1/5, cả nước bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh,
đây là bước ngoặt của phong trào cách mạng. Lần đầu tiên công nhân Việt
Nam biểu tình kỷ niệm ngày Quốc tế lao động, đấu tranh đòi quyền lợi
cho nhân dân lao động trong nước, thể hiện tình đoàn kết cách mạng với
nhân dân lao động thế giới
b) Thời kì từ tháng 5 đến tháng 10/ 1930. Phong trào tiếp tục phát triển
trên qui mô cả nước nhưng đỉnh cao là hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
Tháng 9/1930, phong trào dâng cao ở Nghệ An và Hà Tĩnh.
Nông dân biểu tình có vũ trang tự vệ với hàng nghìn người kéo đến huyện
lị, tỉnh lị đòi giảm thuế ở các huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Diễn Châu,
Anh Sơn (Nghệ An), Kỳ Anh (Hà Tĩnh) …
Phong trào được công nhân Vinh - Bến Thủy hưởng ứng.
Ngày 12/ 9/1930 biểu tình của 8000 nông dân Hưng Nguyên (Nghệ An):
Khẩu hiệu: “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc!”. Đến gần Vinh, con số lên tới
3 vạn người, xếp hàng dài 4 km.
Pháp đàn áp dã man: cho máy bay ném bom làm chết 217 người, bị thương
126 người.
Hệ thống chính quyền thực dân, phong kiến bị tê liệt, tan rã ở nhiều thôn,
xã.
Nhiều cấp ủy Đảng ở thôn xã lãnh đạo nhân dân tự quản lý đời sống chính
trị, kinh tế, văn hóa xã hội ở địa phương, làm chức năng của chính quyền,
gọi là Xô viết.

Lược đồ phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh


Nhận xét:
Xô viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của phong trào 1930 - 1931, là nguồn cổ
vũ mạnh nẽ của nhân dân.
Trước tác động của phong trào, thực dân Pháp khủng bố dã man.
=> Nhiều cơ quan lãnh đạo của Đảng, cơ sở quần chúng bị phá vỡ, cán
bộ, đảng viên bị bắt ….
Từ giữa năm 1931, phong trào cách mạng trong cả nước dần lắng xuống.
Ý nghĩa lịch sử:
Phong trào cách mạng 1930-1931 mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh là
một sự kiện lịch sử trọng đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam, đã giáng
một đòn quyết liệt đầu tiên vào bè lũ đế quốc và phong kiến tay sai.
Qua thực tiển phong trào cho thấy dưới sự lãnh đạo của Đảng thì giai cấp
công nhân, nông dân đoàn kết với các tầng lớp nhân dân khác có khả năng
lật đổ nền thống trị của đế quốc và phong kiến tay sai.
=>Đó là cuộc tổng tập dượt đầu tiên của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của
Đảng, chuẩn bị cho sự thắng lợi của cách mạng tháng Tám sau này.

Khôi phục phong trào 1932-1935.


Những đảng viên trong tù đấu tranh kiên trì bảo vệ lập trường, quan điểm
cách mạng của Đảng, tổ chức vượt ngục; đảng viên không bị bắt tìm cách
gây dựng lại tổ chức Đảng và quần chúng. Một số đảng viên hoạt động ở
Trung Quốc và Thái Lan trở về nước họat động.
Năm 1932, theo chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, Lê Hồng Phong đã cùng
một số đảng viên cộng sản hoạt động ở trong và nước ngoài tổ chức ra
Ban lãnh đạo Trung ương Đảng.
Tháng 6/1932: Ban lãnh đạo Trung ương thảo ra chương trình hành động
của Đảng, chủ trương đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ cho nhân dân lao
động, thả tù chính trị, bỏ các thứ thuế bất công, củng cố và phát triển các
đòan thể cách mạng của quần chúng.
Nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân nổ ra mạnh mẽ, phong trào đấu tranh
của quần chúng như Hội cấy, Hội cày, Hội hiếu hỉ, Hội đọc sách báo …
Cuối 1933, tổ chức Đảng dần hồi phục và củng cố.
Cuối 1934 đầu 1935, các Xứ ủy Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ được lập lại.
Đầu 1935, các tổ chức Đảng và phong trào quần chúng được hồi phục.

You might also like