You are on page 1of 7

Hoat động đối ngoại của đảng từ 1930 đến tháng 8 năm 1939

2.1. SỰ RA ĐỜI VÀ HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1935
Từ năm 1930 đến năm 1935, tuy những hoạt động mang tính đối ngoại của Đảng chưa nhiều và chưa có
biểu hiện rõrêt, nhưng có thể thấy Đảng đã ̣ chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ, tích cực tham gia các hoạt
động của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, từ đó, dần xây dựng mối quan hệ với ĐCS các nước,
tạo tiếng nói và vị thế cho Đảng trong vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam đấu tranh giành độc lập dân
tộc. Các hoạt động đối ngoại của Đảng từ năm 1930 đến năm 1935 thể hiện đóng góp của đối ngoại vào
thành quả cách mạng chung giai đoạn này và cho thấy nỗ lực của Đảng trong bước đầu lãnh đạo nhân dân
đấu tranh giành độc lập dân tộc.
2.1.1. Hoàn cảnh lịch sử
2.1.1.1. Tình hình thế giới
Năm 1919, QTCS thành lập, ảnh hưởng mạnh tới phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Đến những
năm 20-30 của thế kỷ XX, QTCS trở thành trung tâm nghiên cứu lý luận, đường lối, chiến lược và tổ
chức chỉ đạo phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Thời gian đầu, QTCS nhanh chóng truyền bá sâu
rộng chủ nghĩa Mác-Lê nin vào nhiều nước tư bản và thuộc địa; đấu tranh quyết liệt về lý luận và tổ chức
với chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh và bệnh “ấu trĩ tả khuynh”. Đồng thời, QTCS đề ra hàng loạt biện pháp
nhằm thúc đẩy phong trào công nhân và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển. Nhờ có sự
giúp đỡ của QTCS mà hàng loạt các ĐCS ở các nước đã ra đời như: ĐCS Pháp (1920), ĐCS Trung Quốc
(1921), ĐCS Mỹ (1921)...
Đến năm 1929, kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng, ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình kinh
tế, xã hội của các nước tư bản chủ nghĩa.
2.1.1.2. Tình hình trong nước
Là một phần chủ yếu của Đông Dương thuộc Pháp, Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề. Nhân dân Việt
Nam từ trước đãphải chịu cảnh “một cổ hai tròng”: vừa chịu sự cai trị của chế độ phong kiến, vừa chịu
ách bóc lột của thực dân với những chính sách khai thác, bóc lột, thuế má nặng nề. Khi Pháp rơi vào
khủng hoảng, nền kinh tế Việt Nam vốn phụ thuộc vào kinh tế nước Pháp, giờ lại gánh thêm hậu quả của
khủng hoảng ở “chính quốc”, càng suy sụp hơn bao giờ hết. Chính quyền thực dân ở Đông Dương thi
hành một loạt biện pháp kinh tế-tài chính. Chúng rút vốn đầu tư về các ngân hàng Pháp, tăng các thứ thuế
đã có và đặt thêm nhiều loại thuế mới...
2.1.2. Sự ra đời của Đảng năm 1930 và bước đầu xác định đường lối đối ngoại của Đảng
Từ cuối năm 1929, đầu năm 1930, ở Việt Nam lần lượt thành lập ba tổ chức Đảng: Đông Dương Cộng
sản Đảng (thành lập ngày 17-6-1929), An Nam Cộng sản Đảng (thành lập tháng 8-1929), Đông Dương
Cộng sản Liên đoàn (thành lập ngày 1-1-1930). Ba tổ chức song song tồn tại gây ra tình trạng chia rẽ, bè
phái, cục bộ, khiến quần chúng yêu nước không hiểu đâu là tổ chức đảng chân chính.
Hội nghị hợp nhất thành lập ĐCS đã họp từ ngày 6 tháng 1 đến ngày 7 tháng 2 năm 19301 ở bán đảo Cửu
Long (Hồng Kông), do Nguyễn Ái Quốc chủ trì. Thành phần tham dự Hội nghị gồm: 2 đại biểu Đông
Dương Cộng sản Đảng: Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh, 2 đại biểu An Nam Cộng sản Đảng:
Nguyễn Thiệu và Châu Văn Liêm. Đông Dương Cộng sản Liên đoàn đã thành lập, song chưa có liên hệ,
nên chưa cử được đại biểu tới dự. (Ngày 24-2- 1930, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn chính thức gia
nhập ĐCSVN).
Tại Hội nghị, các đại biểu nhất trí tán thành hợp nhất, thành lập một chính đảng duy nhất, lấy tên là
ĐCSVN, thông qua các văn kiện quan trọng như: Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình
tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng và Điều lệ vắn tắt của các tổ chức... Hội nghị cũng ủy quyền cho các đại
biểu thay mặt QTCS trở về nước tiến hành hợp nhất các tổ chức cộng sản, cử ra Ban Trung ương lâm thời
gồm 7 ủy viên.
Về mặt đối ngoại, Sách lược vắn tắt xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới
nên cần phải liên kết với cách mạng của các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản trên thế giới. “Trong khi
tuyên truyền cái khẩu hiệu nước An Nam độc lập, phải đồng tuyên truyền và thực hành liên lạc với bị áp
bức dân tộc và vô sản giai cấp thế giới, nhất là vô sản giai cấp Pháp” [38, tr.3]. Các văn kiện này đã bao
quát được những vấn đề chủ yếu về chiến lược, sách lược của cách mạng Việt Nam. Chính nhờ tầm nhận
thức rộng lớn, nhìn thấy sức mạnh quốc tế là ở phong trào đấu tranh chung của các dân tộc thuộc địa, của
giai cấp công nhân thế giới, mà Đảng, ngay từ khi mới thành lập, đã chủ trương nối liền mối liên kết giữa
nhân dân Đông Dương thuộc địa với người lao động và giới tiến bộ của nước Pháp. Đường lối ấy là nét
đặc biệt của cách mạng Việt Nam: không chỉ đoàn kết với nhân dân Đông Dương chống kẻ thù chung mà
còn đoàn kết với nhân dân Pháp trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược. Sự đồng tình và và
ủng hộ của nhân dân Pháp và nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới xuất phát từ tính chất chính nghĩa của
cách mạng Việt Nam, từ đường lối liên minh quốc tế đúng đắn của Đảng và Hồ Chí Minh. Đây chính là
nhân tố dẫn đến thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
2.1.3. Hoạt động đối ngoại của Đảng từ năm 1930 đến năm 1935
Từ sau khi thành lập và nhất là sau Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng (10-1930),
ĐCSĐD nhanh chóng nắm bắt tình hình thực tiễn và lãnh đạo phong trào cách mạng trên phạm vi cả
nước.
Từ tháng 1 đến tháng 4-1930 là bước khởi đầu của phong trào. Nhiều cuộc bãi công của công nhân nổ ra
liên tiếp ở Nhà máy Xi măng Hải Phòng, hãng dầu Nhà Bè (Sài Gòn), Nhà máy Dệt Nam Định, Nhà máy
Diêm và Nhà máy Cưa Bến Thủy... Đến tháng 5-1930, phong trào phát triển thành cao trào. Ngày 1-5-
1930, lần đầu tiên nhân dân ta kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động trên diện rộng từ thành phố đến nông thôn
với truyền đơn, cờ đỏ búa liềm, mít tinh, bãi công, biểu tình, tuần hành... Trong tháng 5-1930, trên cả
nước có 16 cuộc đấu tranh của công nhân, 34 cuộc đấu tranh của nông dân, 4 cuộc đấu tranh của học sinh
và dân nghèo thành thị. Từ tháng 6 đến tháng 8-1930, đã nổ ra 121 cuộc đấu tranh, trong đó 22 cuộc của
công nhân, 95 cuộc của nông dân. Nổi bật nhất là cuộc tổng bãi công của toàn thể công nhân khu công
nghiệp Bến Thủy - Vinh (8-1930), đánh dấu “một thời kỳ mới, thời kỳ đấu tranh kịch liệt”.
Tuy nhiên, phong trào cách mạng bị thực dân Pháp và tay sai đàn áp, khủng bố hòng dập tắt phong trào và
tiêu diệt Đảng. Các đảng viên bị bắt, giam tại các nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội), Khám Lớn (Sài Gòn), Côn
Đảo… Từ tháng 5 đến tháng 12-1930, có 649 nông dân bị giết, 83 nhà cách mạng bị tử hình, 237 người bị
kết án lao động khổ sai chung thân, 306 người bị kết án đi đày suốt đời, 696 người bị kết án tổng cộng
3.390 năm tù với 790 năm quản thúc. Riêng nhà tù ở Vinh có 1.359 tù chính trị bị giam cầm, tra tấn
Trước tình hình đó, Nguyễn Ái Quốc đã đề nghị với QTCS, Quốc tế Nông dân... giúp đỡ phong trào đấu
tranh của nhân dân Việt Nam. Trong bài viết về phong trào cách mạng Đông Dương ngày 21-1-1931,
Người cho rằng: “Nhiệm vụ cấp thiết của giai cấp vô sản thế giới - đặc biệt là giai cấp vô sản Pháp - là
chìa bàn tay hữu nghị anh em và giúp đỡ tới Đông Dương, để chứng tỏ tình đoàn kết thực sự và tích cực
của họ”
Phong trào đấu tranh của quần chúng trên thực tế gặp nhiều khó khăn, địch khủng bố dữ dội. Lúc này, Xứ
ủy Trung Kỳ đề ra chủ trương thanh trừ “trí, phú, địa, hào, đào tận gốc trốc tận rễ” ra khỏi Đảng khiến
trong quần chúng và một số đảng viên xuất hiện tư tưởng hoang mang. Chủ trương thanh Đảng sai lầm và
“tả” khuynh này làm cho Đảng và phong trào cách mạng thêm khó khăn. Tháng 5-1931, Ban Thường vụ
Trung ương Đảng ra chỉ thị nghiêm khắc phê phán chủ trương sai lầm về thanh Đảng của Xứ ủy Trung
Kỳ và vạch ra phương hướng đúng đắn về xây dựng Đảng.
Cao trào cách mạng 1930-1931, đỉnh cao là Xô viết Nghệ-Tĩnh, là thử thách đầu tiên và toàn diện của
quần chúng công nông dưới sự lãnh đạo của ĐCSĐD, chống lại đế quốc và phong kiến. Cao trào đã tỏ rõ
tinh thần chiến đấu hy sinh oanh liệt và năng lực cách mạng sáng tạo của nhân dân lao động. Tuy thất bại
nhưng cao trào có ý nghĩa lớn trong lịch sử Đảng và lịch sử dân tộc.
Trong năm 1931, Nguyễn Ái Quốc viết thư gửi QTCS, nêu lên tình hình tổ chức của Đảng: đồng chí
Tổng Bí thư bị bắt, sự thiệt hại về nhân sự, tổ chức Đảng ở địa phương bị giải tán… và đề nghị “QTCS
chỉ thị cho tất cả các tổ chức cách mạng tham gia với khẩu hiệu “Bảo vệ Đông Dương” cùng với những
hành động: “Không can thiệp vào Trung Quốc”, “Không can thiệp vào nước Nga Xôviết”. Đặc biệt là
ĐCS Pháp và các tổ chức cách mạng khác sẽ tǎng cường hơn nữa việc bảo vệ phong trào cách mạng ở
Đông Dương”. [103, tr.108-109] Đến đầu năm 1932, Lê Hồng Phong và một số đồng chí nhận chỉ thị của
QTCS về việc tổ chức Ban lãnh đạo Trung ương của Đảng. Ngày 27-2-1932, QTCS gửi thư yêu cầu các
ĐCS Pháp, ĐCS Trung Quốc và ĐCS Ấn Độ phát động quần chúng các nước này đấu tranh ủng hộ và cổ
vũ công nông Đông Dương, lên án cuộc khủng bố tàn bạo của thực dân Pháp. Tháng 6-1932, Ban lãnh
đạo Trung ương công bố Chương trình hành động của ĐCSĐD [39, tr.309-310], với mong muốn giữ
vững sự ổn định và thống nhất tư tưởng, chính trị và tổ chức trong toàn Đảng, tiếp tục đấu tranh theo hình
thức thích hợp, liên kết những yêu cầu khẩn thiết trước mắt với những nhiệm vụ cơ bản của cuộc cách
mạng phản đế và cách mạng ruộng đất để khôi phục lực lượng, tiếp tục đưa cách mạng tiến lên
Ngày 17-7-1932, ĐCS Pháp gửi thư cho ĐCSĐD nói về kế hoạch công bố bản Chương trình hành động
trên báo chí ở Pháp. Theo đó, ĐCS Pháp sẽ viết một lời giới thiệu cho bản Chương trình hành động và
chia nhỏ các phần cụ thể của bản Chương trình hành động đăng trên từng loại báo của các giai cấp, tầng
lớp khác nhau cho hợp lý. Phần yêu sách tổng quát, yêu sách của nam, nữ công nhân và cu li, phần III
“Yêu sách của nông dân nam và nữ” đưa vào tờ “V.O” (Tiếng nói công nhân)...
Trong một bức thư khác của Ban Chấp hành Trung ương ĐCS Pháp gửi ĐCSĐD, ngày 17-7-1932, ĐCS
Pháp nhiệt liệt chào mừng Chương trình hành động của ĐCSĐD và nêu rõ văn kiện sẽ giữ vai trò quan
trọng hàng đầu trong sự phát triển của cách mạng Đông Dương. Nó chứng tỏ sự trưởng thành nhanh
chóng về chính trị của ĐCSĐD - một Đảng vừa mới ra đời, còn rất non trẻ. Nó cũng cho thấy, ĐCSĐD đã
vượt qua sự khủng bố tàn bạo của đế quốc Pháp, tồn tại, lớn mạnh. Với Chương trình hành động, ĐCSĐD
kêu gọi tập hợp hàng triệu người bị áp bức ở Đông Dương đi theo đường lối cách mạng của mình và đưa
họ tới bến bờ tự do, độc lập.
Cũng trong thời gian này, Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động ở Hồng Kông thì bị chính quyền Anh ở Hồng
Kông bắt giam trái phép ngày 6-6-1931. Ngay khi biết Nguyễn Ái Quốc bị bắt, QTCS thông qua Quốc tế
Cứu tế đỏ đã nhờ luật sư Lô-dơ-bi (Loseby) giúp đỡ. Trong thời gian Người bị giam, QTCS lên án mạnh
mẽ những hành động phi pháp, những thủ đoạn đê hèn của đế quốc Anh, Pháp, thông qua Liên đoàn
chống chủ nghĩa đế quốc ra một bản kêu gọi nhan đề Hãy cứu lấy nhà cách mạng Việt Nam Nguyễn Ái
Quốc, phản đối đế quốc Anh, yêu cầu tất cả các tổ chức chống chủ nghĩa đế quốc trên thế giới phản đối
việc giao Nguyễn Ái Quốc cho đế quốc Pháp và đòi trả tự do cho Người. QTCS đã thông qua Quốc tế
Cứu tế công nhân của Pháp, liên hệ với các tổ chức xã hội của Anh để vận động đưa Nguyễn Ái Quốc
thoát khỏi Nhà tù Hồng Kông. ĐCS Pháp cũng tích cực phản đối vụ án này. Sau gần 20 tháng giam cầm,
đến cuối tháng 1- 1933, đế quốc Anh phải trả lại tự do cho Nguyễn Ái Quốc. Đó là kết quả của sự đấu
tranh khôn khéo của Nguyễn Ái Quốc cùng phong trào đấu tranh trong nước và trên thế giới, đặc biệt là
nhờ sự vận động bí mật của QTCS, luật sư Loseby và một số luật sư tiến bộ khác (luật sư Noel Pritt, luật
sư Stafford Cripps,…).
Ngày 9-3-1933, ĐCS Pháp thành lập Ủy ban vận động tòa án ân xá tù chính trị Đông Dương. Sau đó, Ga-
bri-en Pe-ri (Gabriel Péri), nghị sĩ thuộc ĐCS trong Quốc hội Pháp dẫn đầu phái đoàn sang Đông Dương
điều tra tình hình. Phái đoàn đã yêu cầu chính quyền thực dân giải quyết nhiều yêu sách quyền chính trị
và đời sống của các tầng lớp nhân dân Đông Dương. Ngày 14-3-1933, trong phiên họp của Hạ nghị viện
Pháp tranh luận về luật ân xá, đồng chí Tô-rê (Maurice Thorez), Tổng Bí thư ĐCS Pháp, đã lên tiếng ủng
hộ cách mạng Đông Dương. Đồng chí phản bác luận điệu xuyên tạc của Bộ trưởng Bộ Thuộc địa An-be
Sa-rô (Albert Sarraut) vu cáo tù chính trị Đông Dương là “quân trộm cướp bị kết án hình sự thông
thường”, không phải đối tượng của luật ân xá. Với những số liệu và chứng cứ cụ thể, đồng chí tố cáo đế
quốc Pháp đang dìm nhân dân lao động Đông Dương trong bể máu
Ngày 15-10-1933, các ĐCS Pháp, ĐCS Trung Quốc và ĐCS Nhật Bản gửi chung một bức thư cho
ĐCSĐD khẳng định những thành tích của Đảng trong mấy năm qua đã lãnh đạo cuộc đấu tranh anh dũng
chống ách áp bức bóc lột của đế quốc và phong kiến. Bức thư tố cáo chính sách khủng bố tàn bạo của đế
quốc Pháp và bè lũ tay sai đối với cách mạng Đông Dương qua những chứng cứ, số liệu cụ thể, và vạch rõ
điều đó chứng tỏ đế quốc Pháp và tay sai đang rất hoảng hốt, lo sợ trước sức mạnh của phong trào cách
mạng.
Tháng 3-1934, được sự chỉ đạo của QTCS, BCH ở ngoài của ĐCSĐD được thành lập, do Lê Hồng Phong
đứng đầu, hoạt động như một Ban Chấp hành Trung ương lâm thời, tập hợp các cơ sở đảng mới xây dựng
lại trong nước thành hệ thống, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, chuẩn bị triệu tập Đại hội Đảng.
Từ ngày 16 đến ngày 21-6-1934, Hội nghị BCH ở ngoài của ĐCSĐD và đại diện các tổ chức Đảng ở
trong nước được tổ chức, gồm các đồng chí Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Dựt, Nguyễn Văn
Tham và Trần Văn Chấn. Hội nghị thông qua Nghị quyết chính trị nhận định về tình hình thế giới, tình
hình Đông Dương, những vấn đề về tổ chức đảng và nhiệm vụ trước mắt. Những vấn đề quan trọng khẳng
định việc cơ quan lãnh đạo chính thức được lập lại và chỉ đạo phong trào cách mạng mà Hội nghị nhất trí
thông qua
Cùng thời điểm cuối năm 1934, Nguyễn Ái Quốc quay trở lại Liên Xô, Người vào học Trường Quốc tế
Lênin. Ở thời kỳ này, vai trò của Nguyễn Ái Quốc không được phát huy mạnh mẽ như trước do vấp phải
một số nghi vấn trong QTCS cũng như việc Người bị cho là mang nặng tư tưởng chủ nghĩa dân tộc.
Ngày 17-3-1935, QTCS gửi thư tới ĐCSĐD đề cập vấn đề tổ chức của Đảng: “Cần phải giữ lại BCH ở
ngoài riêng cho ĐCSĐD” cho thấy vai trò to lớn của Ban trong việc mở rộng quan hệ đối ngoại của Đảng.
[40, tr.412-415] Cuối tháng 3-1935, Đại hội đại biểu lần thứ nhất của ĐCSĐD diễn ra tại Ma Cao, Trung
Quốc với 13 đại biểu chính thức thay mặt cho 500 đảng viên trong nước và các đảng bộ ở nước ngoài. Đại
hội bầu ra Ban Chấp hành Trung ương, gồm 13 uỷ viên (9 uỷ viên chính thức và 4 uỷ viên dự khuyết).
Đồng chí Lê Hồng Phong là Tổng Bí thư. Ban Chấp hành Trung ương nhất trí cử đồng chí Nguyễn Ái
Quốc là đại biểu của Đảng bên cạnh QTCS.
Ngày 31-3-1935, Ban Chấp hành Trung ương ĐCSĐD gửi thư tới các ĐCS anh em với mong muốn liên
hệ chặt chẽ trong phong trào cách mạng thế giới, có được sự ủng hộ của hai ĐCS Liên Xô và Trung
Quốc, chống chiến tranh đế quốc
Tháng 7-1935, Đoàn đại biểu ĐCSĐD gồm Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Tú Hưu (tức Hoàng
Văn Nọn) sang tham dự Đại hội lần thứ VII QTCS ở Mátxcơva. Trong thời gian Đại hội chưa họp,
Nguyễn Ái Quốc đã giới thiệu hai đồng chí Minh Khai và Tú Hưu vào học văn hóa và chính trị ở lớp đặc
biệt của Viện Nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa. Được QTCS phân công phụ trách nhóm Việt
Nam, Người tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, truyền đạt những kiến thức lý luận và thực tiễn cho các cán bộ,
đảng viên. Ngày 25-7-1935, Đại hội lần thứ VII QTCS khai mạc với 513 đại biểu từ 76 tổ chức đảng và tổ
chức cộng sản trên khắp thế giới tham dự. Trước đó, Đảng Cộng sản Đông Dương đề nghị đại biểu chính
thức Nguyễn Ái Quốc dự Đại hội và là đại diện của Đảng Cộng sản Đông Dương bên cạnh QTCS nhưng
không được chấp nhận. Người chỉ được tham gia với tư cách là đại biểu tư vấn và được cấp thẻ mang số
đăng ký 154.
Từ đây, phong trào cộng sản Đông Dương đã có đại biểu ở cơ quan lãnh đạo của tổ chức QTCS. Trong
phiên họp tối 16-8, Nguyễn Ái Quốc phát biểu về cuộc đấu tranh của nhân dân các thuộc địa, trong đó có
nhân dân Đông Dương trước nguy cơ phát xít đang lên. Trên cơ sở nghị quyết của Đại hội QTCS, vận
dụng sát với hình hình cách mạng Đông Dương, ĐCSĐD xác định phương hướng, mục tiêu đấu tranh,
chủ động chuẩn bị đón một cao trào cách mạng mới.
2.2. HOẠT ĐỘNG NÂNG CAO VỊ THẾ CỦA ĐẢNG, ĐOÀN KẾT VỚI CÁC ĐẢNG CỘNG SẢN,
ĐẤU TRANH VÌ HÒA BÌNH DÂN CHỦ TỪ NĂM 1936 ĐẾN THÁNG 8 NĂM 1939
2.2.1. Hoàn cảnh lịch sử
2.2.1.1. Tình hình thế giới
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929-1933 đã để lại những hậu quả nghiêm trọng, kinh tế suy
thoái dẫn đến mâu thuẫn trong lòng chủ nghĩa tư bản thêm gay gắt. Sự bóc lột nặng nề của chủ nghĩa tư
bản khiến phong trào cách mạng của quần chúng dâng cao.
2.2.1.2. Tình hình trong nước
Từ năm 1936 đến năm 1939, cách mạng Việt Nam diễn ra trong bối cảnh có nhiều diễn biến phức tạp.
Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa phát xít với QTCS và âm mưu phát động chiến tranh nhằm chia lại thế giới
xuất hiện, đặt nhân loại đứng trước thảm họa chiến tranh. Điều này gây ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống
mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Do hậu quả của khủng hoảng kinh tế mà thế lực cầm quyền phản động
ở Đông Dương ra sức vơ vét, bóc lột. Chúng tập trung đầu tư, khai thác thuộc địa để bù đắp sự thiếu hụt
cho kinh tế Pháp. Các tầng lớp khác trong xã hội cũng bị chèn ép, chịu thuế khóa nặng nề, sinh hoạt đắt
đỏ. Đời sống của đại đa số nhân dân khó khăn nên hăng hái tham gia đấu tranh đòi tự do, cơm áo dưới sự
lãnh đạo của Đảng
2.2.2. Hoạt động đối ngoại của Đảng từ năm 1936 đến tháng 8 năm 1939
Ngày 2-7-1936, BCH ở ngoài ĐCSĐD gửi báo cáo tới QTCS về hoạt động của Đảng từ tháng 5-1935 đến
tháng 6-1936. Trong đó, đề cập đến mối quan hệ giữa Ban Chấp hành Trung ương và BCH ở ngoài, cho
thấy vai trò của BCH ở ngoài cao hơn vai trò của Ban Chấp hành Trung ương. Song, sau khi nhận được
thư chỉ đạo của QTCS, BCH ở ngoài và Ban Chấp hành Trung ương trở thành hai tổ chức ngang quyền.
Ngày 26-7-1936, Hội nghị các đồng chí cán bộ chủ chốt BCH ở ngoài và đại diện Ban chấp hành Trung
ương Đảng họp tại Thượng Hải (Trung Quốc) do đồng chí Lê Hồng Phong, Uỷ viên Ban Chấp hành
QTCS chủ trì. Tham dự Hội nghị có các đồng chí Hà Huy Tập, Phùng Chí Kiên. Hội nghị dựa trên những
luận điểm cơ bản của Nghị quyết Đại hội lần thứ VII QTCS, căn cứ vào 57 tình hình cụ thể của cách
mạng Việt Nam để định ra đường lối và phương pháp đấu tranh trong thời kỳ mới. Nhiệm vụ chiến lược
được đặt ra là chống đế quốc và phong kiến, cụ thể là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống
phát xít và chiến tranh, đòi tự do dân chủ, cơm áo và hoà bình. Kẻ thù trước mắt lúc này là phản động
thuộc địa và tay sai của chúng.
Trong giai đoạn này, hoạt động đối ngoại của Đảng chủ yếu với Chính phủ và các đảng của nước Pháp,
nhằm nêu rõ quan điểm, mục tiêu đấu tranh của Đảng và phong trào cách mạng Việt Nam; đồng thời kêu
gọi sự ủng hộ trong phong trào đấu tranh chống phát xít, đòi hòa bình, dân chủ. Ngày 3-10-1936, ĐCSĐD
gửi thư cho Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp, kêu gọi chấm dứt chế độ khủng bố, ủng hộ Đông Dương
Đại hội
Thời gian này, Đảng tổ chức nhiều hoạt động đối ngoại thiết thực, như: Tham gia các hoạt động trong
phong trào đấu tranh dân chủ từ 1936-1938; Phối hợp với Đảng Xã hội Pháp tổ chức các cuộc sinh hoạt
quần chúng nhân ngày 1-5, tổ chức Hội chợ quyên góp giúp nạn nhân chiến tranh ở Trung Quốc, phối
hợp với tổ chức dân chủ của người Pháp tổ chức các hoạt động quốc tế trên đất Đông Dương…
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các phong trào đấu tranh của công nhân ngày càng mạnh mẽ. Trong năm
1937, 77 cuộc đấu tranh với hơn 20.000 người thuộc các lĩnh vực công nghiệp, đồn điền, chủ nhỏ Việt
Nam đã diễn ra.
Đến tháng 8-1937, nhân danh Trung ương ĐCSĐD, Tổng Bí thư Hà Huy Tập gửi thư công khai cho Mặt
trận Nhân dân Pháp, Chính phủ SôtăngBơlum, ông Mute-Bộ trưởng Bộ Thuộc địa và ông Bre-vi-e-Toàn
quyền Đông Dương. Trong thư đã nhắc lại quan điểm của Đảng tiếp tục ủng hộ Mặt trận Nhân dân và
Chính phủ của Mặt trận Nhân dân Pháp, yêu cầu chính phủ thực hiện chương trình của Mặt trận, tiến
hành các cải cách dân chủ ở Đông Dương, ban hành các quyền tự do dân chủ. Thư gắn việc chống phát
xít với chống phản động thuộc địa, lập Mặt trận dân chủ Đông Dương. Những quyền tự do, dân chủ mà
ĐCSĐD yêu cầu là:
1. Tự do ngôn luận, xuất bản, tư tưởng;
2. Tự do tổ chức, hội họp, bãi công, thị uy, biểu tình;
3. Tự do đi lại trong xứ và ngoài xứ;
4. Tổng ân xá chính trị phạm từ trước tới nay.
5. Thải hồi những phần tử quan liêu phản động ra khỏi bộ máy cai trị của
chính quyền thực dân - phong kiến ở Đông Dương.
6. Lập Mặt trận Dân chủ ở Đông Dương. ĐCSĐD cho rằng điều kiện cần thiết để bảo đảm thi hành các
quyền tự do dân chủ là ĐCSĐD và chính đảng khác có xu hướng dân chủ phải được công khai tồn tại, để
bênh vực quyền lợi cho nhân dân. Phần cuối thư nhấn mạnh: “ĐCSĐD là người trung thành với khoa học
chủ nghĩa xã hội. Chúng tôi không những muốn liên hiệp với nhân dân tiên tiến ở Pháp mà còn muốn liên
hiệp với hết thảy các dân tộc trên thế giới chân thật lấy bình đẳng đối đãi với nhân dân Đông Dương”.
Sang năm 1938, trước những biến động mới của tình hình thế giới, nhất là ở Pháp và Đông Dương, Ban
Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị toàn thể ngày 29 và 30-3-1938 tại xã Tân Thới Nhứt, Gia
Định, với sự tham dự của các đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Lê Hồng Phong, Võ Văn Tần... Hội nghị nhận
định, từ khi Mặt trận Nhân dân Pháp thắng lợi, ủng hộ phong trào đấu tranh của quần chúng, tình hình
Đông Dương đã được cải thiện một phần. Nhưng những cải cách dân chủ còn hạn chế do xu hướng phản
động ở thuộc địa còn mạnh.
Cùng trong năm 1938, Đảng đã mở cuộc vận động ủng hộ nhân dân Trung Quốc kháng chiến chống phát
xít Nhật. Báo chí công khai của Đảng như các tờ Tin tức, Dân, Dân chúng và báo chí tiến bộ hàng ngày
cổ vũ cuộc kháng chiến của nhân dân Trung Quốc, phản đối những hành động tiếp tay cho giặc Nhật của
nhà cầm quyền phản động Pháp ở Đông Dương. Đảng nêu khẩu hiệu “giúp đỡ Trung Quốc”
Đến cuối năm 1938, khi cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị chiến tranh của chủ nghĩa phát xít càng ráo riết
thì các hoạt động đấu tranh dân chủ hòa bình gặp càng nhiều khó khăn. Ở Đông Dương, nhà cầm quyền
phản động thuộc địa bắt đầu ngăn cản và cấm đoán những hoạt động dân chủ công khai của quần chúng.
Tháng 8-1939, sắc lệnh kiểm duyệt báo chí được thực hiện. Những hoạt động có liên quan đến ĐCSĐD
đều bị theo dõi gắt gao. Về phần mình, ĐCSĐD trong Thông cáo khẩn cấptháng 3-1939 đã kêu gọi chống
khủng bố [41, tr.448-449]. Trước tình thế bất lợi, Đảng kịp thời rút vào bí mật trước khi địch ra tay khủng
bố truy lùng. Riêng về Nguyễn Ái Quốc, sau Đại hội VII Quốc tế Cộng sản, Người được nhận vào công
tác tại Viện Nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa.
Đầu năm 1939, tình hình chính trị trên thế giới và trong nước phát triển theo chiều hướng xấu. Ngày 30-
10-1938, Thủ tướng Pháp Đalađiê (Édouard Daladier) đầu hàng phát xít Đức một bước, ký Hiệp ước
Munich chia cắt Tiệp Khắc. Mặt trận Nhân dân Pháp bắt đầu tan rã. Lực lượng phái hữu và phát xít ở
Pháp phản công các lực lượng dân chủ, đẩy tới nguy cơ chiến tranh cao. Ở Đông Dương, lực lượng phản
động thuộc địa bất chấp luật pháp và các sắc lệnh của Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp ban hành ở
Đông Dương, tấn công phong trào dân chủ, khủng bố, đàn áp các tổ chức dân chủ và các cuộc đấu tranh
của quần chúng đòi dân sinh, dân chủ, bắt những người hoạt động chính trị vì dân chủ và hoà bình. Số tù
chính trị còn bị giam trong nhà tù thực dân khá đông chưa được trả tự do, nay lại đầy thêm những người
mới bị bắt.
Tình hình này khiến ĐCSĐD phải có những bước chuyển, định ra phương hướng hành động của toàn
Đảng, toàn dân đi tới giải phóng dân tộc, giành chính quyền về tay nhân dân.

You might also like