You are on page 1of 12

Nội Dung Thuyết Trình Nhóm 2 Lịch Sử Đảng

II. ĐẢNG LÃNH ĐẠO QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC,
GIÀNH CHÍNH QUYỀN (1930-1945)
1. Cao trào cách mạng 1930-1931
Trong giai đoạn 1929-1933:
- Liên Xô đạt được tiến bộ đáng kể, trong khi đó các nước tư bản chủ nghĩa trải
qua cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng.
- Cuộc khủng hoảng ảnh hưởng lớn đến các nước thuộc địa, khiến hoạt động sản
xuất đình trệ.
Phong trào đấu tranh ở Việt Nam:
- Từ tháng 5/1930, phong trào cách mạng Việt Nam bùng nổ thành cao trào với
nhiều cuộc bãi công, biểu tình, đấu tranh.
- Ngày 1/5/1930: Kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động với nhiều hình thức đấu tranh
phong phú.
- Tháng 5/1930: 16 cuộc bãi công của công nhân, 34 cuộc biểu tình của nông dân,
4 cuộc đấu tranh của dân thành thị.
- Nông dân Nghệ An, Hà Tĩnh biểu tình rầm rộ, thành lập nhiều “Xô viết Nghệ
Tĩnh” thực hiện chức năng chính quyền cách mạng.
- Các tổ chức đảng thành lập Uỷ ban tự quản theo kiểu Xô Viết, quản lý đời sống
nông thôn, dân chủ với quần chúng.
Đàn áp của thực dân Pháp:
- Cuối năm 1930, Pháp đàn áp mạnh tay bằng cả biện pháp bạo lực và thủ đoạn
chính trị, khiến nhiều chiến sĩ cộng sản và người yêu nước bị bắt, bị giết hoặc bị
đày.
- Toàn bộ Ban Chấp hành Trung ương Đảng bị bắt, các tổ chức Đảng và quần
chúng hầu hết tan rã.
1 .Phong trào cách mạng 1930-1931 và luận cương chính trị (10-1930)
+ Hoàn cảnh lịch sử
 Thế giới :
1929, Đại Suy thoái ảnh hưởng lớn đến các nước TBCN
Liên xô tiến hành công nghiệp hóa XHCN và tập thể hóa nông nghiệp đạt 1
số thành công kinh tế => tác động tích cực đến Việt Nam
 Trong nước :
Kinh tế suy thoái khủng khoảng
Thực dân tăng cường bóc lột
Tình trạng đói khổ của tầng lớp lao động càng trầm trọng
Mâu thuẫn dân tộc với TD Pháp và phong kiến , tai sai tăng cao
+ Luận cương chính trị :
 Nội dung hội nghị:
10- 1930 Ban chấp hành Trung ương lâm thời tại Hương Cảng – Trung Quốc
Đổi tên đảng cộng sản Việt Nam ->Đảng Cộng sản Đông Dương
Trần Phú làm Tổng bí thư
Thông qua Luận cương chính trị - Trần Phú soạn
 Nội dung của Luận cương chính trị:
Mâu thuẫn giai cấp Đông Dương
Phương hướng chiến lược cách mạng
Nhiệm vụ cách mạng tư sản dân quyền
Lực lượng cách mạng : Công nhân nông dân và giai cấp tiểu tư sản
Phương pháp cách mạng
Quan hệ với cách mạng thế giới
Vai trò lãnh đạo của đảng
2. Phong trào dân chủ 1936-1939
Tình hình quốc tế
Năm 1930, thế giới tư bản có sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít mà trục chính của
nó là trục Berlin – Roma – Tokyo, nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới đang tới
gần. Trước tình hình đó, Quốc tế Cộng sản triệu tập Đại hội lần thứ VII
tại Moskva, Liên Xô với sự có mặt của 65 đoàn đại biểu. Đoàn đại biểu Đảng Cộng
sản Đông Dương do Lê Hồng Phong dẫn đầu, lần đầu tham dự Đại hội.
Các Đảng Cộng sản Pháp, Đảng Cộng sản Tây Ban Nha, Đảng Cộng sản Trung
Quốc làm nòng cốt trong việc xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất, nhằm đoàn
kết mọi lực lượng chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình, đòi dân chủ, tự do.
Trước sức ép của Đảng Cộng sản Pháp và phong trào cánh tả Pháp, nhà cầm quyền
Pháp đã phải thi hành một số thay đổi về chính sách. Với các nước thuộc địa, chính
quyền Pháp đã có 3 quyết định rất quan trọng: Trả lại tự do cho tù chính trị, thành
lập ủy ban điều tra tình hình các thuộc địa, và thi hành một số cải cách xã hội.
Tình hình trong nước
Đối với Đông Dương, Chính phủ Pháp cử phái viên sang điều tra tình hình, cử
Toàn quyền mới, sửa đổi đôi chút luật bầu cử vào Viện Dân biểu, ân xá một số tù
chính trị, nới rộng quyền tự do báo chí.
Lúc này, ở Việt Nam, nhiều đảng phái chính trị hoạt động, trong đó có đảng cách
mạng, đảng theo xu hướng cải lương, đảng phản động. Các đảng tận dụng cơ hội
đẩy mạnh hoạt động, tranh giành ảnh hưởng trong quần chúng. Tuy nhiên, chỉ có
Đảng Cộng sản Đông Dương là đảng mạnh nhất, có tổ chức chặt chẽ và có chủ
trương rõ ràng.
Về nông nghiệp, chính quyền thực dân tạo điều kiện cho tư bản Pháp chiếm đoạt
ruộng đất của nông dân, làm cho 2/3 nông dân không có ruộng hoặc chỉ có ruộng.
Các đồn điền của tư bản Pháp chủ yếu trồng cao su, sau đó là cà phê, chè, đay, gai,
bông v.v..
Về công nghiệp, ngành khai mỏ được đẩy mạnh. Sản lượng các ngành dệt, sản xuất
xi măng, chế cất rượu tăng. Các ngành ít phát triển là điện, nước, cơ khí, đường,
giấy, diêm…
Về thương nghiệp, chính quyền thực dân độc quyên bán thuốc phiện, rượu, muối.
thu được lợi nhuận rất cao; nhập khẩu máy móc và hàng công nghiệp tiêu dùng.
Hàng xuất khẩu chủ yếu là khoáng sản, nông sản.
Nhìn chung, nhưng năm 1936 – 1939 là giai đoạn phục hồi và phát triển của kinh
tế Việt Nam. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn lạc hậu và lệ thuộc vào kinh tế
Pháp.
Đời sống các tầng lớp nhân dân vẫn gặp khó khăn do chính sách tăng thuế của
chính quyền thuộc địa. Số công nhân thất nghiệp vần còn nhiều. Những người có
việc làm được nhận mức lương chưa bằng thời kì trước khủng hoảng.
Nông dân không đủ ruộng cày. Họ còn chịu mức địa tô cao và nhiều thủ đoạn bóc
lột khác của địa chủ, cường hào v.v.
Tư sản dân tộc có ít vốn nên chỉ lập được những công ti nhỏ, phải chịu thuế cao, bị
tư bản Pháp chèn ép.
Nhiều người trong giới tiểu tư sản trí thức thất nghiệp. Công chức nhận được mức
lương thấp. Các tầng lớp lao động khác phải chịu thuế khóa nặng nề, giá cả sinh
hoạt đắt đỏ.
Đời sông của đa số nhân dân khó khăn, cực khổ. Chính vì thế họ hăng hái tham gia
phong trào đấu tranh đòi tự do, cơm áo dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông
Dương.
 Chủ trương của Đảng trong những năm 1936 – 1939

Tháng 7 – 1936, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông
Dương, do Lê Hồng Phong chủ trì, họp ở Thượng Hải (Trung Quốc). Hội nghị dựa
trên Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản, căn cứ vào tình hình cụ
thể của Việt Nam, Hội Nghị đã định ra đường lối và phương pháp đấu tranh. Hội
nghị xác định:

Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương là chống đế
quốc và chống phong kiến.

Kẻ thù trước mắt nguy hại nhất của nhân dân Đông Dương cần tập trung đánh đổ
là bọn thực dân phản động Pháp và bè lũ tay sai của chúng.

Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa,
chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa
bình.

Để thực hiện được nhiệm vụ này, Ban Chấp hành Trung ương chủ trương thành lập
Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương gồm các giai cấp, đảng phái, các đoàn thể
chính trị và các tôn giáo khác nhau, các dân tộc xứ Đông Dương để cũng đấu tranh
đòi những quyền dân chủ đơn sơ.

Về phương pháp đấu tranh, hội nghị chủ trương chuyển hình thức tổ chức bí mật,
bất hợp pháp sang các hình thức tổ chức và đấu tranh công khai, nửa công khai,
hợp pháp, nửa hợp pháp nhằm làm cho Đảng mở rộng liên hệ với quần chúng, giáo
dục và tổ chức quần chúng đấu tranh bằng các khẩu hiệu đấu tranh thích hợp, đồng
thời củng cố và phát triển các tổ chức bí mật, bất hợp pháp của Đảng.

Sau Hội nghị này, Hà Huy Tập được cử làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Đông
Dương. Tiếp đó, Hội nghị Trung ương các năm 1937 và 1938 đã bổ sung và phát
triển nội dung cơ bản của Nghị quyết Hội nghị Trung ương tháng 7 – 1936. Tại
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 3 – 1938, Mặt trận Thống nhất nhân
dân phản đế Đông Dương đổi thành Mặt trận Thống nhất dân chủ Đông Dương,
gọi tắt là Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

 Một số hình ảnh trong các cuộc đấu tranh 1936 – 1939
- Đấu tranh đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ

Hình đồng chí Nguyễn An Ninh => Năm 1936, Đảng vận động và tổ chức nhân
dân thảo ra bản “dân nguyện” gửi tới phái đoàn chính phủ Pháp, tiến tới triệu tập
Đông Dương Đại hội (8/1936). Trên đây là đồng chí Nguyễn An Ninh, nhân vật
tiêu biểu, trí thức yêu nước đứng ra cổ động thành lập “Đông Dương đại hội”.

Hình đón rước Gôđa => Năm 1937, lợi dụng sự kiện đón rước Gô đa và Toàn
quyền mới sang Đông Dương, Đảng tổ chức quần chúng mít tinh, biểu dương lực
lượng đưa yêu sách về dân sinh, dân chủ.

Hình Khu Đấu Xảo => Các cuộc mít tinh, biểu tình đòi quyền sống của các tầng
lớp nhân dân vẫn tiếp tục diễn ra. Hình trên là cuộc mít tinh của hơn 2.5 vạn người
tại Khu Đấu Xảo nhân ngày Quốc tế Lao động (1/05/1938), được tổ chức công
khai ở Hà Nội.

- Đấu tranh nghị trường

Hình tiệc mừng ông Đặng Thai Mai dân biểu Trung Kì 1936 => Đảng vận động để
đưa người của Mặt trận Dân chủ Đông Dương ra ứng cử vào Viện Dân biểu Trung
kì (1937), Viện Dân biểu Bắc kì, Hội đồng Kinh tế lí tài Đông Dương (1938) và
Hội đồng Quản hạt Nam Kì (1939) nhằm mục đích mở rộng lực lượng của Mặt
trận Dân chủ và vạch trần chính sách phản động của bọn thực dân và tay sai, bênh
vực quyền lợi của nhân dân lao động.

Đấu tranh báo chí

Hình các tờ báo => Đảng đã xuất bản nhiều tờ báo công khai ở các thành phố lớn
trong nước như Tiên phong, Dân chúng, Lao động, Tin tức v.v.. Báo chí cách
mạng trở thành mũi xung kích trong cuộc vận động dân sinh, dân chủ thời kì 1936
- 1939.

 Nhận thức mới về mối quan hệ giữa các vấn đề dân tộc, dân chủ

a) Chung quanh vấn đề chiến sách mới (10 – 1936)

Trong khi đề ra chủ trương cụ thể, trước mắt để lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh
nhằm thực hiện các quyền dân chủ, dân sinh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã
đặt vấn đề nhận thức lại mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, phản
đế và điền địa trong cách mạng ở Đông Dương. Trong văn kiện Chung quanh vấn
đề chiến sách mới (tháng 10 – 1936), Đảng đã nêu một quan điểm mới: “Cuộc dân
tộc giải phóng không nhất định phải kết chặt với cuộc cách mạng điền địa. Nghĩa
là không thể nói rằng muốn đánh đổ đế quốc cần phải phát triển cách mạng điền
địa, muốn giải quyết vấn đề điền địa thì cần phải đánh đổ đế quốc. Lý thuyết ấy có
chỗ không xác đáng”. Vì vậy, tuy hoàn cảnh hiện thực bắt buộc, nếu nhiệm vụ
chống đế quốc là cần kíp cho lúc hiện thời, còn vấn đề giải quyết điền địa tuy quan
trọng nhưng chưa phải trực tiếp bắt buộc, thì có thể trước tập trung đánh đổ đế
quốc rồi sau mới giải quyết vấn đề điền địa.

Nhưng cũng có khi vấn đề điền địa và phản đế phải liên tiếp giải quyết, vấn đề này
giúp cho vấn đề kia làm xong mục đích của cuộc vận động. Nghĩa là, cuộc phản đế
phát triển tới trình độ võ trang tranh đấu kịch liệt, đồng thời, vì muốn tăng thêm
lực lượng tranh đấu chống đế quốc, cần phải phát triển cuộc cách mạng điền địa.
“Nói tóm lại, nếu phát triển cuộc đấu, tranh chia đất mà ngăn trở cuộc tranh đấu
phản đế thì phải lựa chọn vấn đề nào quan trọng hơn mà giải quyết trước. Nghĩa là
chọn địch nhân chính, nguy hiểm nhất, để tập trung lực lượng của một dân tộc mà
đánh cho được toàn thắng”.

b) Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản Đông Dương (3 – 1939)

Tháng 3 – 1939, Đảng Cộng sản Đông Dương ra “Tuyên ngôn tình hình chung và
đường lối chủ trương của Đảng”. Tuyên ngôn được ra đời trong tình trạng hiện
nay rất nguy ngập, do phát xít gây chiến tranh xâm lược, chia lại thị trường thế
giới. Phát xít Nhật huỷ điều ước với Pháp, chiếm Hải Nam, trực tiếp đe doạ nước
ta. Trong khi đó, Chính phủ Pháp không những không nới tay cải thiện đời sống
dân thường, lại tước bỏ các quyền tự do dân chủ. Các thế lực phản động thuộc địa
ở Đông Dương tăng cường bóc lột, đẩy mọi tầng lớp nhân dân từ quan lại thương
gia, viên chức đến công nhân, nông dân... vào con đường khốn cùng.

Tuyên ngôn kêu gọi các tầng lớp nhân đân phải thống nhất hành động, tham gia
vào Mặt trận Dân chủ Đông Dương trong việc đòi các quyền tự do dân chủ, đòi cải
thiện sinh hoạt, chống nguy cơ chiến tranh đế quốc, đồng thời nhắc dân chúng cảnh
giác thế lực tay sai của Nhật, đuổi cổ bọn Tờrốtkít.

c) Tác phẩm “Tự chỉ trích” (7 – 1939)

Tháng 7/1939, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ đã cho xuất bản tác phẩm “Tự chỉ
trích”, nhằm rút kinh nghiệm về những sai lầm, thiếu sót của Đảng viên, hoạt động
công khai trong cuộc vận động tranh cử ở Hội đồng quản hạt Nam kỳ (3-1939).
Tác phẩm không chỉ thể hiện sự sắc sảo về chính trị, lý luận và thực tiễn để tìm ra
những nguyên nhân thất bại và nghiên cứu phương pháp sửa lỗi và tiến thủ, mà còn
chỉ dẫn cho chúng ta về tính đảng, tính nguyên tắc, tính kiên định cách mạng, cũng
như về đạo đức trong phê bình và tự phê bình. Tác phẩm đã góp phần quan trọng
vào việc giáo dục, giác ngộ chính trị cho đảng viên, tập hợp lực lượng quần chúng
trong Mặt trận Dân chủ Đông Dương, chống lại bọn Tờ-rốt-kít và khắc phục tình
trạng bất đồng ý kiến xuất hiện trong Đảng lúc đó. Chính Tổng Bí thư Nguyễn Văn
Cừ đã trực tiếp tham gia vào cuộc bút chiến phê phán những sai lầm tả khuynh về
quan điểm chính trị, sai lầm về nguyên tắc tổ chức, về phê bình và tự phê bình, về
đoàn kết trong Đảng. Đồng thời xác định rõ những vấn đề chiến lược, sách lược
của Đảng.

“Tự chỉ trích” còn có giá trị chuẩn bị về mặt lý luận và tư tưởng cho thành công
của Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương tháng 11/1939, tức là hai tháng
sau chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Trong hội nghị này, Tổng Bí thư Nguyễn
Văn Cừ và Ban Chấp hành Trung ương đã nhanh chóng quyết định chuyển hướng
chiến lược và phương pháp cách mạng của Đảng phù hợp với thực tiễn thời cuộc
lúc đó.

Tác phẩm là văn kiện tổng kết những kinh nghiệm phong phú về việc thực hiện
chính sách mặt trận của Đảng, thể hiện tầm nhìn chiến lược, nó không chỉ có giá trị
củng cố niềm tin, tăng cường sự thống nhất ý chí và hành động của toàn Đảng lúc
bấy giờ, mà còn có giá trị thực tiễn to lớn; là cẩm nang của Đảng trong mọi thời kỳ
về xây dựng, củng cố sự đoàn kết thống nhất và sức chiến đấu của Đảng.

Nguyễn Văn Cừ qua “Tự Chỉ Trích”, đã thể hiện là một cán bộ lãnh đạo có tầm
chiến lược, là một lãnh tụ cộng sản linh hoạt, sáng tạo và tuyệt đối trung thành với
nguyên tắc Đảng.
3. Phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945

- Bối cảnh lịch sử

+Tháng 9-1939, Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ. Chính phủ Pháp thi hành biện
pháp đàn áp lực lượng dân chủ trong nước và phong trào cách mạng ở thuộc địa.
Mặt trận nhân dân Pháp tan vỡ. Đảng Cộng sản Pháp bị đặt ra ngoài vòng pháp luật
+Tháng 6-1940, Đức tấn công Pháp, Pháp mất nước.
+Ở Đông Dương, Pháp phát xít hóa bộ máy cai trị, tăng cường bóc lột phục vụ
chiến tranh đế quốc.
+Tháng 9-1940, Nhật đổ bộ vào Lạng Sơn, Nhật - Pháp cấu kết với nhau để thống
trị nhân dân ta.
→ Nhân dân ta chịu cảnh “một cổ hai tròng”
- Chủ trương chiến lược mới của Đảng
 Hội nghị Trung ương Đảng 6 (11-1939) do Nguyễn Văn Cừ chủ trì (Gia
Định), bắt đầu đưa ra chiến lược mới cho Cách Mạng.
 Hội nghị Trung ương Đảng 7 (11-1940) do Trường Chinh chủ trì (Bắc Ninh).
 Hội nghị Trung ương Đảng 8 (5-1941) do Hồ Chí Minh chủ trì (Cao Bằng) -
Hội nghị hoàn thiện cho sự chuyển hướng chiến lược.
Hội nghị Trung ương Đảng 6 (11-1939) do Nguyễn Văn Cừ chủ trì (Gia Định)
- Kẻ thù: bọn đế quốc phát xít Pháp.
- Nhiệm vụ: đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, làm Đông Dương độc
lập.
- Khẩu hiệu: tạm gác khẩu hiệu “cách mạng ruộng đất” thay bằng khẩu hiệu tịch
thu ruộng đất của bọn đế quốc, Việt Gian chia cho dân nghèo.
- Mặt trận: chủ trương thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương
nhằm tập hợp rộng rãi mọi tầng lớp giai cấp, các dân tộc Đông Dương.
Hội nghị Trung ương Đảng 7 (11-1940) do Trường Chinh chủ trì (Bắc Ninh).
- Duy trì lực lượng vũ trang Bắc Sơn, thành lập những đội du kích, tiến tới lập căn
cứ địa du kích, lấy Bắc Sơn - Vũ Nhai làm trung tâm.
- Hoãn cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ vì chưa đủ điều kiện cho khởi nghĩa thắng lợi.
Hội nghị Trung ương Đảng 8 (5-1941) do Hồ Chí Minh chủ trì (Cao Bằng)

- Giải quyết mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với Pháp - Nhật
- Đưa nhiệm vụ giải phòng dân tộc lên hàng đầu
- Giải quyết vấn đề dân tộc theo khuôn khổ từng nước
- Tập hợp rộng rãi mọi lực lượng dân tộc
Thành lập mặt trận Việt Minh 1941
- Sau khi Cách Mạng thành công, thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa,
xác định chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang (1939 - 1945)
Hội nghị Trung ương nêu rõ những nội dung quan trọng
-Thứ nhất : nhấn mạnh mâu thuẫn chủ yếu đòi hỏi phải được giải quyết cấp bách
là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp và phát xít Nhật
-Thứ hai : Khẳng định dứt khoát chủ Trương “phải thay đổi chiến lược” và giải
thích : “Cuộc CM Đông Dương hiện tại không phải là cuộc CM tư sản dân quyền
phải giải quyết vấn đề “ Dân tộc giải phóng ””
-Thứ ba : Giai quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương ,
thi hành chính sách “dân tộc tự quyết”
-Thứ tư : Tập hợp rộng rãi mọi lực lượng dân tộc, “không phân biệt thợ thuyền ,
dân cày, phú nông, địa chủ, tư bản , bản xứ , ai có long yêu nước thương nòi sẽ
cùng nhau thống nhất mặt trận , thu góp toàn lực đem tất cả ra giành quyền độc
lập , tự do cho dân tộc”
-Thứ năm : Sau khi CM thành công sẽ thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa theo tinh thần tân dân chủ , một hình thức nhà nước “của chung cả toàn thể dân
tộc”
-Thứ sáu : Luôn chuẩn bị một lực lượng sẵn sàng nhằm cho cơ hội thuận tiện hơn
cả mà đánh lại quân thù
=> Đường lối giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, nhận thức nhiệm vụ giải
phóng dân tộc lên cao hơn hết thảy, tập hợp rộng rãi mọi người Việt Nam yêu nước
trong Mặt trận Việt Minh, xây dựng lực lượng chính trị của quần chúng ở cả nông
thôn và thành thị, xây dựng căn cứ địa cách mạng và lực lượng vũ trang, nâng cao
hơn nữa năng lực tổ chức và lãnh đạo của Đảng là tinh thần chung của quá trình
chuyển hướng chỉ đạo chiến lược.

You might also like