You are on page 1of 3

Câu 1: Sự chuẩn bị về Tổ chức của đồng chí Nguyễn Ái Quốc (7,5

điểm)
Về tổ chức
Tháng 6 - 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng
thanh niên tại Quảng Châu (Trung Quốc), với nòng cốt là Cộng sản đoàn.
Vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên:
Truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin và phương hướng phát triển của
cuộc giải phóng dân tộc Việt Nam.
Đào tạo đội ngũ cán bộ nòng cốt.
Tích cực chuẩn bị về mọi mặt cho việc thành lập Đảng.
Những hoạt động của Hội có ảnh hưởng và thúc đẩy mạnh mẽ sự chuyển
biến của phong trào công nhân, phong trào yêu nước Việt Nam những năm
1928-1929 theo xu hướng cách mạng vô sản, thực hiện ba cùng: cùng ăn, cùng ở,
cùng làm.
Phong trào công nhân chuyển từ tự phát sang tự giác.
Hội nghị hợp nhất
Hoàn cảnh lịch sử
Phong trào phát triển mạnh mẽ, tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng thanh
niên không còn đủ sức lãnh đạo mà bị phân hóa sâu sắc dẫn tới ba tổ chức cộng
sản ra đời là “Đông Dương Cộng sản Đảng”, “An Nam Cộng sản Đảng”, “Đông
Dương Cộng sản Liên đoàn”.
Về ưu điểm:
Làm cho phong trào phát triển mạnh mẽ.
Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản là một xu thế khách quan của cuộc
vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam theo con đường cách mạng vô
sản.
Về nhược điểm: ba tổ chức luôn tranh giành lực lượng của nhau, công kích
nhau tạo nên sự chia rẽ.
Từ đó yêu cầu hợp nhất được đặt ra có tính chất cấp thiết.
Nội dung
Hội nghị đâ thảo luận và nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản để thành
lập một Đảng duy nhất lấy tên là Đảng cộng sản Việt Nam.
Thông qua Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, điều lệ vắn tắt của
Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.
24/2/1930, theo đề nghị của Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn, tổ chức
này được gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Quyết định lấy ngày 3/2 hằng năm
là ngày kỉ niệm thành lập Đảng.
Ý nghĩa sự ra đời của Đảng
Đảng ra đời là một bước ngoặt trọng đại trong lịch sử cách mạng Việt
Nam:
Chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối.
Giai cấp công nhân trưởng thành đủ sức lãnh đạo cách mạng
Phong trào chuyển hẳn sang tự giác.
Kể từ năm 1930, cách mạng Việt Nam có một Đảng duy nhất lãnh đạo với
đường lối đúng đắn nhất cả nước.
Đảng ra đời là một tất yếu lịch sử:
Là kết quả của quá trình đấu tranh dân tộc và giai cấp trong thời đại
mới.
Là kết quả sự chuẩn bị tư tưởng, chính trị, tổ chức của đồng chí
Nguyễn Ái Quốc.
Là sự kết hợp biện chứng giữa ba nhân tố: chủ nghĩa Mác-Lênin;
phong trào công nhân; phong trào yêu nước.

Câu hỏi phụ:


1. Thế nào là cách mạng tự phát và cách mạng tự giác
Cách mạng tự phát: còn được gọi là chủ nghĩa tự phát, là một khuynh
hướng cách mạng xã hội chủ nghĩa tin rằng cuộc cách mạng xã hội có thể và nên
xảy ra một cách tự phát từ bên dưới của chính giai cấp công nhân, không có sự
hỗ trợ hoặc hướng dẫn của một đảng tiên phong và nó không thể và không nên
thực hiện bởi các hành động của các cá nhân như các nhà cách mạng chuyên
nghiệp hoặc các đảng phái chính trị, những người có thể cố gắng thúc đẩy một
cuộc cách mạng như vậy.
Cách mạng tự giác: Việc tự giác trong một thời đại mới – thời đại sáng tạo
lịch sử dưới sự nhận thức của con người đã mở ra các quy luật xã hội và xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Những nhân tố tự phát không phải đã được khắc phục hết
dưới chủ nghĩa xã hội, những nó cũng đã được khắc phục phần lớn. Bởi lẽ vẫn
còn tồn tại nhân tố tự phát đó là do nhận thức đầy đủ và sâu sắc quy luật phát
triển của chủ nghĩa xã hội, do sự lạc hậu của ý thức đối với cuộc sống sinh động
luôn luôn phát triển,…
2. Ưu nhược của 3 tổ chức cộng sản
Về ưu điểm:
- Làm cho phong trào phát triển mạnh mẽ.
- Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản là một xu thế khách quan của cuộc
vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam theo con đường cách mạng vô
sản.
Về nhược điểm: ba tổ chức luôn tranh giành lực lượng của nhau, công kích nhau
tạo nên sự chia rẽ.

You might also like