You are on page 1of 11

Bài thu hoạch buổi thảo luận về sự ra đời của giai cấp công nhân

Việt Nam và định hướng phát triển công nhân Việt Nam trong tương
lai.
1. Sự ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam
Ở thế kỉ XV, XVI, đội ngũ “những người lao động làm thuê xuất
hiện”. Đến đầu thế kỉ thứ XIX, ngành khai mỏ phát triển và đội ngũ những
người thợ mỏ làm việc trong các mỏ khai thác than, thiếc. Nhưng đó chưa
phải là công nhân hiện đại, sản xuất trong dây chuyền công nghiệp.
Giai cấp công hân VN ra đời và phát triển gắ liền với quá trình khai
thác thuộc địa của thực dân Pháp những năm cuối thế kỉ XIX. Sau khi cuộc
xâm lược đã cơ bản được bình định, thực dân Pháp liền bắt tay tiến hành
khai thác thuộc địa lần thứ nhất với quy mô mở rộng ra cả nước.
Các nhà máy rượu bia, vải sợi, điện nước, ngành đường sắt, hầm mỏ,
đồn điền cáou, cà phê,… lần lượt ra đời và cùng với đó đội ngũ những
nugời công nhân VN đầu tiên được hình thành.
Họ là những người nông dân bị tước đoạt hết ruộng đất, những người
thủ công bị phá sản buộc phải vào làm việc trong các doanh nghiệp tư bản
Pháp. Chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn – Chợ
Lớn, Hải Phòng và vùng mỏ Quảng Ninh…
2. Đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam
Ngoài những đặc điểm chung của giai cấp công nhân quốc tế, giai
cấp công nhân Việt Nam còn có đặc điểm riêng:
Thứ nhất: Sinh ra và lớn lên từ một nước vốn là thuộc địa, nửa
phong kiến, có truyền thống yêu nước, ý thức tự tôn dân tộc. Vì vậy, ngay
từ khi mới ra đời, giai cấp CNVN đã hăng hái đi đầu trong cuộc đấu tranh
cho độc lập dan tộc và trở thành đại biểu cho lợi ích của cả dân tộc.
Thứ hai: Ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc, vừa mới lớn lên, đã
tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin, hệ tư tưởng của giai cấp công nhân quốc
tế, nhanh chóng trở thành lực lượng chính trị tự giác và thống nhất, được
Chủ tịch Hồ Chí Minh giáo dục, đã sớm giác ngộ mục tiêu lý tưởng, chân
lý của thời đại: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, giai cấp công
nhân Viêt Nam luôn có tinh thần và bản chất cách mạng triệt để.
Thứ ba: Giai cấp công nhân nước ta xuất thân từ nông dân lao động,
bị thực dân phong kiến bóc lột, bần cùng hóa nên có mối quan hệ máu thịt
với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác. Qua thử thách của
cách mạng, liên minh giai cấp đã trở thành động lực và là cơ sở vững chắc
cho khối đại đoàn kết dân tộc.
Bốn là, giai cấp công nhân VN ra đời sau Cách mạng THáng Mười
Nga năm 1917, khi chủ nghĩa cơ hội của Quốc tế II bị phá sản, phong trào
cách mạng thế giới phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, giai cấp công nhân VN
luôn gắn bó chặt chẽ với phong trào công nhân trên thế giới và được giai
cấp công nhân , nhân dân lao động tiến bộ đồng tình ủng hộ sự nghiệp đấu
tranh giải phóng dân tộc và sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Năm là, giai cấp CN VN đã và đang có sự trưởng thành mạnh mẽ cả
về số lượng và chất lượng.
 Li giải về sự trưởng thành và phát triển của giai cấp CNVN có
được nhờ các nhân tố và điều kiện sau:
- Thứ nhất, sự trưởng thành phát triển của giai cấp công nhân
VN gắn liền với quá trình đấu tranh giành độc lập dsân tộc, kháng chiến
chống Pháp, chống Mỹ, thống nhất Tổ quốc, là lực lượng tiên phong và
động lực cơ bản của toàn bộ quá trình cách mạng ấy.
- Thứ hai, sự trưởng thành, phát triển của giai cấp công nhân CN
gắn bó với quá trình xây dựng đất nước. Đặc biệt, giai cấp CNVN vừa là
sản phẩm , vừa là lực lượng chủ thể cơ bản của quá trình phát triển lực
lượng sản xuất, công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước..
Như vậy, giai cấp công nhân VN đã và đang chứng tỏ là lực lượng đi
tiên phong của dân tộc, đã vươn lên đảm nhận sứ mệnh lãnh đạo cách
mạng VN, đòng thời là đội ngũ kiên cường của phong trào cộng sản và
công nhân quốc tế.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam và vai trò của Đảng trong tiến
trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhânViệt
Nam.
a) Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp
chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu
nước Việt Nam đầu thế kỷ XX
Đội ngũ của giai cấp công nhân VN đầu tiên là sản phẩm của
công cuộc khai thác thuộc địa của chủ nghĩa thực dân Pháp.
Ra đời và trưởng thành trong một dân tộc nô lệ, phong
trào công nhân vừa kế thừa tinh thần yêu nước, ý chí độc lập dân tộc của
phong trào yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc, lại vừa bổ sung
vào phong trào ấy sức mạnh mới. Một cách tự nhiên, phong trào đấu
tranh của giai cấp công nhân Việt Nam gắn bó mật thiết với phong trào yêu
nước của nhân dân và dân tộc. Phong trào yêu nước Việt Nam ngày càng
rộng khắp. Tất cả có chung một ý chí, một truyền thống: phát huy chủ
nghĩa yêu nước, đấu tranh đòi độc lập và chủ quyền quốc gia dân
tộc nhưng đều thất bại,đều bế tắc. Phong trào đấu tranh của giai cấp
công nhân Việt Nam và phong trào yêu nước Việt Nam đang đòi hỏi cần
có một lý luận soi sáng con đường có thể đi đến độc lập cho dân
tộc,hạnh phúc cho nhân dân... Mở đầu cho phong trào đầu tranh giải phóng
giai cấp, giải phóng dân tộc thì cuối năm 1920, Tôn Đức Thắng đã vận
động thành lập Công hội Ba Son ở Sài Gòn. Mục đích của hội là: Đấu
tranh bênh vực quyền lợi của công nhân, đấu tranh chống đế quốc tư bản.
Công hội đỏ đã trở thành linh hồn của phong trào bãi công của công nhân
Ba Son, Sài Gòn - Chợ Lớn. Đặc biệt vào tháng 8 năm 1925, cuộc bãi công
của thợ máy sửa chữa tàu thuỷ của xưởng Ba Son (Sài Gòn) đã ngăn không
cho tàu Pháp đưa lính sang tham gia đàn áp cuộc đấu tranh cách mạng của
nhân dân Trung Quốc và các thuộc địa Pháp ở Châu Phi. Sự kiện đó, đánh
dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam, giai cấp công nhân
nước ta từ đây bước đầu đi vào đấu tranh tự giác. Qua cuộc bãi công này
thấy rõ tư tưởng cách mạng tháng mười Nga 1917 đã thâm nhập vào công
nhân Việt Nam đã biến thành hành động của giai cấp công nhân Việt Nam.
Từ khi chủ nghĩa Mác-Lênin được truyền bá vào Việt Nam, số lượng các
cuộc bãi công ngày một tăng và quan trọng hơn là bãi công của công nhân
có tính chất chính trị, có tổ chức lãnh đạo. Năm 1926-1929, phong trào
công nhân tạo thành 1 làn sóng vô cùng mạnh mẽ nhờ hoạt động trong
phong trào công nhân (mở lớp huấn luyện cán bộ, phong trào "Vô sản hoá"
Chủ nghĩa Mác-Lênin đã trở thành lý luận cách mạng của phong trào
công nhân quốc tế. Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, Quốc tế
Cộng sản đã ra đời đang có uy tín rất cao trong phong trào công
nhân, phong trào giải phóng dân tộc. Trong số những nhà yêu nước
Việt Nam thuộc thế hệ “Tân thư thứ ba” ra đi tìm đường cứu nước,
cứu dân, xuất hiện nhà yêu nước vĩ đại: Nguyễn Tất Thành.
Ngày 18/6/1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại
Pháp, Nguyễn Ái Quốc gửi tới hội nghị Versailles “Bản yêu sách của nhân
dân An Nam” đòi Pháp và Đồng minh thừa nhận quyền tự do, dân chủ,
quyền bình đẳng của nhân dân An Nam. Tuy yêu cầu của Người không
được chấp nhận nhưng đã gây ra tiếng vang lớn
Tháng 07/1920 Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất Luận
cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I.Lênin, khẳng định con đường
giành độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam.
25/12/1920, tham dự Đại hội Đại biểu của Đảng Xã hội Pháp ở Tua,
gia nhập Quốc tế Cộng sản, trở thành đảng viên Cộng sản và tham gia
thành lập Đảng Cộng sản Pháp.Sự kiện này đánh dấu NQA chuyển từ lập
trường yêu nước sang CNVS
Kể từ đây, Nguyễn Ái Quốc tiếp tục hoạt động sáng tạo không
mệt mỏi, truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào nước, góp phần thúc đẩy
phong trào yêu nước và phong trào công nhân Việt Nam phát triển. .
Nguyễn Ái Quốc đã Tìm ra được con đường cứu nước đúng đắn cho cách
mạng Việt Nam, góp phần chấm dứt khủng hoảng về đường lối. Đây là
công lao đầu tiên và to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc. Người đã mang
đến cho phong trào yêu nước một luồng sinh khí mới: yêu nước, giải
phóng dân tộc trên lập trường của giai cấp công nhân được khái quát
trong chủ nghĩa Mác-Lênin. Nhờ đó, Nguyễn Ái Quốc đã trở thành
Người sáng lập ra Đảng Cộng sản Đông Dương, tiền thân của Đảng Cộng
sản Việt Nam ngày nay. Cũng từ đây, phong tràođấu tranh giải phóng dân
tộc trở thành phong trào cách mạng giảiphóng dân tộc, do Đảng của giai
cấp công nhân lãnh đạo.
b. Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp
côngnhân, nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam.
Những cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân thu hút đông đào
những lực lượng khác tham gia, nhưng chỉ là những cuộc đấu tranh lẻ tẻ và
tự phát.
Tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin, những trí thức yêu nước,những
chiến sĩ cách mạng, những người công nhân giác ngộ đã lãnhđạo
phong trào đấu tranh chống đế quốc, phong kiến, tư bản.Từ trong đấu
tranh, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra đời vào ngày3-2-1930. Đảng ra đời
đánh dấu phong trào đấu tranh của công nhân chuyển hoà.n toàn sang tự
giác.Chủ nghĩa Mác-Lênin kết hợp với phong trào côngnhân và phong
trào yêu nước trong quan hệ mật thiết với phongtrào công nhân, đã dẫn
tới việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương vào năm 1930.
 Cũng như các đảng công nhân khác, Đảng Cộng sản Việt
Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam.Đảng
lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng, lấy sự nghiệp
giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động, giải phóng xã
hội làm mục đích cao nhất của mình.Đảng Cộng sản ViệtNam
có mối liên hệ mật thiết với quần chúng nhân dân lao động,tổ chức
giáo dục quần chúng lao động đứng lên đấu tranh giảiphóng
dân tộc. Đảng Cộng sản Việt Nam là người đại biểu cholợi ích
của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dântộc Việt
Nam.Đảm nhận vai trò là đội tiên phong chính trị của giai
cấpcông nhân và của toàn xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam đã
thểhiện vai trò lãnh đạo trước giai cấp và dân tộc. Đảng đã đề
ra cương lĩnh cách mạng, lãnh đạo nhân dân Việt Nam hoàn
thành thắng lợi cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đưa đất
nước bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đảng cũng
đềxướng và lãnhđạo công cuộc đổi mới đất nước theo định hướngxã
hội chủ nghĩa, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng.
Công cuộc đổi mới đã thuđược những thành tựu cơ bảnbước
đầu rất quan trọng trên các lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội, đang
tạo ra sự chuyển biến tích cực đã khẳng định con đường mà
Đảng và nhân dân, dân tộc ta lựa chọn là hoàn toàn đúng đắn,
sáng tạo, phù hợp xu thế cơ bản của thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư
bản lên chủ nghĩa xã hội.Đại hội lần thứ VII của Đảng đã thông
qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội.Cương lĩnh là ngọn cờ chiến đấu và là nguyên nhân
quan trọng trong những thắng lợi của sự nghiệp xây dựng đất nước
trong hai thập kỷ qua. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ
XI, Đảng ta đã tổng kết, đánh giá một cách toàn diện, khoa học
quá trình thực hiện Cương lĩnh 1991, bổ sung, hoàn thiện Cương
lĩnh cho phù hợp với tình hình cách mạng giai đoạn 2011-2020 và
những thập niên tiếp theo. Cương lĩnh 2011 chỉ rõ những nhiệm
vụ lịch sửcủa Đảng Cộng sản Việt Nam là đưa đất nước vượt qua
mọi thử thách, tận dụng mọi thời cơ làm cho nền kinh tế-xã hội
từngbước công nghiệp hóa, hiện đại hóa, một xã hội trong đó:
“dângiàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh”.Trong
quá trình phát triển ấy của cách mạng, giai cấp côngnhân Việt
Nam “là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua độitiên phong
là Đảng Cộng sản Việt Nam, có sứ mệnh lịch sử to lớn: là giai
cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến, giaicấp tiên phong
trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, lực lượng đi đầu
trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa... là lực lượng nòng cốt trong liên minh giai
cấp công nhân với giai cấp nông dân và độingũ trí thức dưới sự lãnh
đạo của Đảng”. Những thành tựu đạt được trong quá trình đổi mới đã
khẳng định sự trưởng thành và phát triển của Đảng. Những thành tựu
to lớn, đáng tự hào của sự nghiệp đổi mới đã và đang tiếp tục khẳng
định thế và lực của cách mạng nước ta ngày càng được tăng
cường. Để đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệphóa, hiện đại hóa, Đảng đã có nhiều chủ trương, biện
pháp phát huy ưu điểm, kiên quyết khắc phục các khuyết điểm, đặc
biệtlàvề vấn đề tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống... để hoàn
thànhsứ mệnh lịch sử mà giai cấp, nhân dân, dân tộc giao phó
lãnh đạo sự nghiệp đổi mới thắng lợi, xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam, góp phần quan trọng vào sự nghiệp cách mạng
của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và nhân loại trên toàn thế
giới.

4. Định hướng phát triển công nhân VN.


* Thực trạng giai cấp công nhân VN hiện nay:
Cùng với sự tăng trưởng nhanh của dòng vốn đầu tư nước ngoài và
xu thế phát triển của các doanh nghiệp trong nước, đội ngũ công nhân nước
ta đang bộc lộ dấu hiệu hụt hẫng và bất cập. Tình trạng thiếu hụt lao động
có tay nghề cao và các chức danh quản lý có trình độ đang là hiện thực.
Giai cấp công nhân nước ta không những bất cập so với yêu cầu phát triển
chung của thời đại mà đang thực sự bất cập với chính yêu cầu phát triển
của bản thân sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. Chúng ta
không phủ định mặt tích cực và những đóng góp chung to lớn của đội ngũ
giai cấp công nhân nước ta, bởi họ là lực lượng đang vận hành những cơ sở
vật chất và các phương tiện sản xuất hiện đại nhất của xã hội, quyết định
phương hướng phát triển chủ yếu của nền kinh tế, nhưng trước mặt trái của
cơ chế thị trường và diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, nhiều công
nhân lao động có biểu hiện phai nhạt về chính trị, một bộ phận chỉ lo lắng
nhiều đến những vấn đề thiết thực trước mắt, ít quan tâm đến những vấn đề
lâu dài có tính chiến lược như định hướng xã hội chủ nghĩa, vai trò vị trí
của giai cấp công nhân…

*Phương hướng phát triển:


Đại hội XIII của Đảng chủ trương: “Xây dựng giai cấp công nhân
hiện đại, lơn mạnh; nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, chuyên
môn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động thích
ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Tăng cường tuyên truyền,
giáo dục chính trị, tư tưởng cho giai cấp công nhân. Chăm lo đời sống vật
chất, tinh thần, nhà ở phúc lợi xã hội cho công nhân; bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp, chính đáng của công nhân”.
Vì vậy, Đảng và Nhà nước phải "quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi
dưỡng, phát triển giải cấp công nhân cả về số lượng và chất lượng. Đặc
biệt trong cuộc CMCN 4.0 cần phải nâng cao trình độ học vấn, chuyên
môn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động của
công nhân,các công trình phúc lợi phục vụ cho công nhân; nửa đổi, bổ
sung các chính sách, pháp luật về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế, bảo hiểm thất nghiệp... để bảo với quyền lợi, nâng cao đời sống vật chất
và tính thần của công nhân
 Giải pháp
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu đưa nước ta trở thành một nước công
nghiệp theo hướng hiện đại, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong
thời kỳ mới cần thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau:
Một là, nâng cao nhận thức kiên định quan điểm giai cấp công nhân
là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản
Việt Nam. Sự lớn thạnh của giai cấp công nhân là một điều kiện tiên quyết
bảo đảm thành công của công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước.
Hai là, xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh gắn với xây dựng và
phát huy sức mạnh của liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân
và đội ngũ trí trí thức và doanh nhân, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Phát huy
vai trò giai cấp công nhân trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc - động lực
chủ yếu của sự phát triển đất nước, đồng thời tăng cường quan hệ đoàn kết,
hợp tác quốc tế với giai cấp công nhân trên toàn thế giới.
Ba là, thực hiện chiến lược xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh,
gắn kết chặt chẽ với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế. Xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa
tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội và chăm lo
xây dựng giai cấp công nhân; đảm bảo hài hòa lợi ích giữa công nhân,
người sử dụng lao động, Nhà nước và toàn xã hội; không ngừng nâng cao
đời sống vật chất, tinh thần của công nhân, quan tâm giải quyết kịp thời
những vấn đề bức xúc, cấp bách của giai cấp công nhân.

Bốn là, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ mọi mặt cho công
nhân, không ngừng trí thức hóa giai cấp công nhân. Đặc biệt quan tâm xây
dựng thế hệ công nhân trẻ, có học vấn, chuyên môn và kỹ năng nghề
nghiệp cao, ngang tầm khu vực và quốc tế, có lập trường giai cấp và bản
lĩnh chính trị vững vàng, trở thành bộ phận nòng cốt của giai cấp công
nhân,

Năm là, xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh là trách nhiệm của cả
hệ thống chính trị, của toàn xã hội và sự nỗ lực vươn lên của bản thân mỗi
người công nhân, sự tham gia đóng góp tích cực của người sử dụng lao
động. Sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước có vai trò quyết
định, công đoàn có vai trò quan trọng trực tiếp trong chăm lo xây dựng giai
cấp công nhân. Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh gắn liền với xây
dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo
đức, xây dựng tổ chức Công đoàn Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh và các tổ chức chính trị - xã hội khác trong giai cấp công nhân.

You might also like