You are on page 1of 3

HƯNG

.1 Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kì đấu tranh
giành độc lập dân tộc. 
2.1.1 Quá trình hình thành của giai cấp công nhân Việt Nam:
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Xã hội Việt Nam
đứng trước cuộc biến đổi mạnh mẽ nhất trong lịch sử, làm lung lay tận gốc những
nền tảng phong kiến tồn tại hàng nghìn năm. Cuộc xâm lược của người Pháp đưa
Việt Nam vào một bối cảnh mới: Bối cảnh của xã hội thực dân nửa phong kiến. Để
tiến hành công cuộc thống trị và bóc lột, thực dân Pháp tiến hành hai cuộc khai thác
thuộc địa với quy mô lớn. Cùng với sự xuất hiện của những nhà máy, xí nghiệp,
hầm mỏ, đồn điền cao su và đầu máy xe lửa là những biến đổi sâu sắc trong thành
phần xã hội. Tầng lớp địa chủ phong kiến vẫn còn thống trị nhưng thế lực đã sút
kém do sự o bế của Pháp, chủ yếu chỉ còn tồn tại ở vùng nông thôn dựa vào bóc lột
địa tô. Tầng lớp tiểu tư sản và trí thức Tây học ra đời cùng với sự phát triển của các
thành thị và nhu cầu nhân viên, công chức bản địa của chính quyền thực dân. Bên
cạnh đó, để có lao động làm việc trong các hầm mỏ, nhà máy,… thực dân Pháp đã
đưa hàng ngàn người vào đây làm việc, hình thành nên một giai cấp mới: giai cấp
công nhân Việt Nam. Như vậy, trước khi có sự xuất hiện của người Pháp, ở Việt
Nam chưa có giai cấp công nhân do lực lượng sản xuất thấp kém, lạc hậu với
phương thức sản xuất phong kiến. Sự ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam đánh
dấu sự thay đổi cơ bản trong xã hội lúc bấy giờ.
2.1.2 Đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam:
Do ra đời trong hoàn cảnh như vậy, giai cấp công nhân Việt Nam bên cạnh
những đặc điểm chung của giai cấp vô sản thế giới còn có những đặc trưng riêng.
Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời cũng là sản phẩm của nền sản xuất công
nghiệp. Việc đại bộ phận công nhân xuất thân từ nông dân làm cho mối liên hệ
công – nông càng trở nên chặt chẽ, là điều kiện để thiết lập liên minh công – nông
vững chắc. Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng, góp phần vào cuộc đấu tranh
trường kỳ sau này do giai cấp công nhân lãnh đạo. Bên cạnh đó, truyền thống yêu
nước của dân tộc đã tạo nên ở giai cấp công nhân Việt Nam ý chí đấu tranh giải
phóng dân tộc. Mâu thuẫn chủ yếu của giai cấp công nhân không phải là với giai
cấp tư sản mà là mâu thuẫn dân tộc với các thế lực thống trị thực dân. Do đó, giai
cấp công nhân Việt Nam sẵn sàng đứng lên giương cao ngọn cờ đấu tranh giải
phóng dân tộc chứ không phải đấu tranh giai cấp, vì giải phóng dân tộc cũng đồng
nghĩa với việc xua đuổi kẻ thù, xoá bỏ sự thống trị của giai cấp tư sản. Những đặc
điểm trên đã cho thấy, giai cấp công nhân là lực lượng duy nhất có khả năng lãnh
đạo cách mạng ở Việt Nam. Nó có khả năng tập hợp xung quanh mình một lực
lượng quần chúng đông đảo, đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, đánh đuổi
kẻ thù chung.
2.2 Giai cấp công nhân – người lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc:
2.2.1 Giai cấp công nhân – lực lượng tiên phong của cách mạng:
Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, nhân dân ta phải chịu hai tầng áp bức
bóc lột: phong kiến và thực dân. Mâu thuẫn dân tộc lên cao dẫn đến sự bùng nổ
hàng loạt cuộc đấu tranh của nông dân, trí thức và tiểu tư sản. Những cuộc khởi
nghĩa của Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, khởi nghĩa Thái Nguyên đã thu hút
hàng triệu đồng bào tham gia, cổ vũ cho tinh thần đấu tranh bất khuất của dân tộc
nhưng đều thất bại và bị dìm trong biển máu. Nguyên nhân sâu xa của sự thất bại là
do các cuộc khởi nghĩa trên đã không tìm ra con đường tiên phong của thời đại mà
đều đi theo các trào lưu phong kiến, dân chủ tư sản đã lỗi thời. Đòi hỏi cấp bách
của cuộc đấu tranh lúc này là tìm ra con đường cứu nước đúng đắn làm phương
châm hành động của cách mạng. Trong bối cảnh đó, sự thắng lợi của Cách mạn
háng Mười Nga đã mở ra cho dân tộc Việt Nam cũng như các dân tộc bị áp bức bóc
lột trên thế giới một con đường mới – con đường cách mạng vô sản. Sự kiện
Nguyễn Ái Quốc tìm đến với chủ nghĩa Mác - Lênin là bước đánh dấu sự phát triển
vượt bậc về lý luận, tư tưởng và sự thức tỉnh của ý thức công nhân. Lý luận chủ
nghĩa Mác - Lênin khi được truyền bá vào Việt Nam đã cùng với truyền thống yêu
nước của dân tộc tạo nên một phong trào đấu tranh mạnh mẽ, có ý thức và đường
lối tiên tiến, đưa dân tộc Việt Nam thoát khỏi ách áp bức thực dân. Có thể nói, việc
giai cấp công nhân Việt Nam bước lên vũ đài chính trị là khởi đầu cho những thắng
lợi liên tiếp và hào hùng của dân tộc. Sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày
3/2/1930 đã đánh dấu bước trưởng thành của giai cấp công nhân. Kể từ đây, cuộc
đấu tranh giải phóng dân tộc đã có được một tổ chức đủ khả năng lãnh đạo, đã tập
hợp được xung quanh mình một lực lượng đông đảo quần chúng để tiến lên đánh
đuổi ngoại xâm.
2.2.2 Vai trò động lực thúc đẩy sự thắng lợi của giai cấp công nhân trong cách
mạng giải phóng dân tộc:
Lịch sử cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đã khẳng định: giai cấp công nhân
Việt Nam là động lực chủ yếu quyết định sự thắng lợi của cách mạng. Điều đó
được thể hiện ở những điểm chính sau:
Thứ nhất, giai cấp công nhân là người lãnh đạo cách mạng. Khi phong trào
đấu tranh giải phóng dân tộc lâm vào bế tắc, khủng hoảng về đường lối thì giai cấp
công nhân – bằng việc tiếp thu ánh sáng chủ nghĩa Mác - Lênin - đã tìm ra con
đường cứu nước mới, con đường tiên tiến nhất của thời đại - đó là cách mạng vô
sản. Đảng Cộng sản Việt Nam với tư cách là cơ quan lãnh đạo của giai cấp công
nhân đã chèo lái con thuyền cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, mà
đỉnh cao là khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước tháng Tám năm 1945 và
công cuộc kháng chiến trường kì chống lại âm mưu xâm lược của thực dân Pháp và
đế quốc Mỹ. Trong giai đoạn cách mạng đó, giai cấp công nhân luôn thể hiện được
bản lĩnh chính trị của mình, giương cao ngọn cờ đấu tranh và lãnh đạo cách mạng
Việt Nam.
Thứ hai, giai cấp công nhân là người đứng lên tập hợp quanh mình một lực
lượng quần chúng cách mạng đông đảo. Với chủ trương “không để sót một người
dân yêu nước nào trong mặt trận giải phóng dân tộc”, giai cấp công nhân đã tiến
hành liên minh với đông đảo các tầng lớp xã hội, kể cả những người có tham gia
bóc lột nhưng yêu nước như trung nông, địa chủ phong kiến, tư sản Việt Nam,…
trong đó nòng cốt là liên minh công – nông. Có thể nói, đó là toàn bộ nguồn nhân
lực cách mạng của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Thức tỉnh tinh thần yêu nước, tự
hào dân tộc của nhân dân, giai cấp công nhân đã thiết lập được một lực lượng to
lớn chưa từng có đấu tranh vì một ngọn cờ chung – ngọn cờ giải phóng dân tộc.
Tiến trình cách mạng đã chứng minh mối liên hệ mật thiết của giai cấp công nhân
với các giai tầng xã hội khác. Có những lúc, cuộc đấu tranh bị đàn áp, khủng bố dã
man và thất bại như những năm 1930 – 1931 nhưng nhờ sự giúp đỡ to lớn của quần
chúng, phong trào đấu tranh dần hồi phục và tiếp tục sứ mệnh của mình.

You might also like