You are on page 1of 4

ĐỀ VĂN VỨT RÁC BỪA BÃI

I. Mở bài:
 Trong cuộc sống thực tại, một trong những

nguyên nhân làm Trái Đất biến đổi khí hậu và


môi trường bị ô nhiễm là vứt rác bừa bãi ra
đường hoặc những nơi công cộng.
 Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta

cũng tiện tay vứt rác xuống.


 Vậy, chúng ta suy nghĩ như thế nào về hiện

tượng này?
II. Thân bài:
1. Biểu hiện:
- Vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng là
một thói quen vẫn thường xảy ra trong đời sống
của con người Việt Nam:
 Trên xe khách, trong rạp chiếu phim, ngoài
công viên, người ta vẫn sẵn sàng vứt ra túi ni
lông, thuốc lá
 Ngay cả trong trường học, học sinh cũng
thường vứt rác vào ngăn bàn, chân cầu thang,
dưới sân trường.
 Những khu du lịch nổi tiếng như Cát Bà, Vịnh
Hạ Long, Động Phong Nha, lượng rác thải
cũng quá nhiều, bộ phận gom rác cũng phải
làm việc liên tục nhưng vẫn chưa giải quyết
triệt để về vệ sinh môi trường.
 Ngồi trên hồ, dù là hồ đẹp, nổi tiếng, người ta
cũng tiện tay vứt rác xuống. Nằm giữa trung
tâm thủ đô Hà Nội, Hồ Gươm là niềm tự hào
của người dân Việt Nam thế mà do rác thải của
khách dạo chơi ven hồ vứt xuống đã làm cho
nước bị biến chất, biến “nàng hồ” xinh đẹp trở
thành cái bể nước thải trong lòng thủ đô, cụ
Rùa sống lâu năm ở đó cũng phải ngoi lên.
-> Những hành vi đó không phải là cá biệt. Người
ta xả rác như các quyền được thế, thành một cố
tật xấu khó sửa chữa.
2. Nguyên nhân:
a. Chủ quan:
 Do thói quen đã có từ lâu đời.

 Do thiếu hiểu biết.

 Do thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, ích

kỉ, lười nhác, thiếu lòng tự tôn dân tộc, thiếu


một tấm lòng.
(Người Việt Nam có thói quen vứt rác ra đường,
nơi công cộng bởi họ bắt đầu bằng một nhận thức:
Nơi ấy không thuộc phạm vi nhà mình, có bẩn
cũng không ảnh hưởng đến mình, không ai chê
cười đến cá nhân mình thế là cứ hồn nhiên xả rác.
Người lớn xả, trẻ con xả…Không ai cười, cũng
chả ai lên án người xả rác, có chăng một số người
có ý thức cũng chỉ ngậm ngùi, thở dài, ngao ngán
nhìn…rồi đành vậy chứ chả biết nói sao vì biết
mình cũng chẳng làm được gì trước thói quen vô ý
thức của cả một đám đông khổng lồ…)
b. Khách quan:
 Do đất nước còn nghèo nàn, lạc hậu (các

phương tiện thu gom rác còn hạn chế, thiếu


thốn, có nơi còn không có phương tiện cũng
như người thu gom rác…)
 Giờ thu gom rác không đáp ứng được với tất

cả người dân.
 Không có chế tài xử phạt nghiêm khắc.

c. Tuyên truyền rộng rãi nhưng không sâu sắc về tác


hại của việc xả rác (chừng nào người dân còn
chưa thấy xấu hổ khi xả rác nơi công cộng, chưa
có ý thức giữ gìn nơi công cộng như nhà mình,
chưa nghĩ rằng mình sẽ bị phạt nặng hoặc có thể
bị ra tòa hoặc bị mọi người chê cười, lên án…
chừng ấy vẫn còn hiện tượng xả rác ra đường, nơi
công cộng).
3. Tác hại/ hậu quả:
 Tạo ra một thói quen xấu trong đời sống văn

minh hiện đại.


 Gây ô nhiễm môi trường.

 Bệnh tật phát sinh (có khi thành dịch), giảm sút

sức khỏe, tốn kém tiền bạc…


 Ảnh hưởng đến cảnh quan, thẩm mĩ, mất đi vẻ

xanh-sạch-đẹp vốn có (có nơi còn bị biến


dạng, bị phá hủy do rác).
 Ngành du lịch gặp khó khăn, hình ảnh dân tộc,

đất nước bị giảm đi ấn tượng tốt đẹp.


4. Ý kiến đánh giá, bình luận:
 Xả rác bừa bãi là một hành động thiếu văn

hóa, đáng bị phê phán.


 Những hiện tượng này chứng tỏ con người

chưa có ý thức về vấn đề bảo vệ môi trường


sống, chưa có trách nhiệm với cộng đồng cũng
như đối với cuộc sống của bản thân mình.
 Bởi vậy, mỗi người cần phải rèn cho mình tinh

thần trách nhiệm, cũng như ý thức bảo vệ môi


trường.
 Chúng ta phải tuyên truyền cho mọi người hiểu

được tác hại của hiện tượng này.


 Đồng thời, nhà nước cũng cần có những biện

pháp hữu hiệu trong việc thu gom rác thải và


cũng cần phải xử phạt nghiêm khắc với các
hành vi vi phạm. (liên hệ với đất nước
Singapore)
III. Kết bài:
 Mơ ước chung của nhân dân ta: Trong tương

lai không xa Việt Nam sẽ trở thành một trong


những con rồng châu Á.
 Mỗi người cùng đóng góp sức mình vào công

cuộc chung ấy.


 Bắt đầu bằng việc làm nhỏ của mỗi người: Bỏ

rác đúng nơi quy định.

You might also like