You are on page 1of 2

Câu 184: Trong phiên thảo luận về dự án Luật Đầu tư Công tại Ủy ban Thường vụ

Quốc hội chiều ngày 21 tháng 2 năm 2014, khi nói đến trách nhiệm của Quốc hội
trong việc thông qua các chủ trương đầu tư kém hiệu quả, Chủ tịch Quốc hội cho
rằng: Quốc hội là cơ quan lập pháp, nếu quyết sai cũng phải nhận khuyết điểm chứ
không phải kỷ luật, Chủ tịch Quốc hội cũng không phải người đứng đầu Quốc hội.
Vì thế, không thể vì cả 500 đại biểu bỏ phiếu mà kỷ luật cả 500 vị hay kỷ luật ông
Chủ tịch. Quốc hội tức là dân, dân quyết sai thì dân chịu, chứ kỷ luật ai. Hãy bình
luận nhận định trên.
- Quốc hội là cơ quan Đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà
nước cao nhất của nước CHXHCNVN. Ở VN, chưa có một cơ chế hay cơ
quan nào xử lí các sai phạm của Quốc hội. Vì vậy ý kiến của Chủ tịch Quốc
hội cho rằng: “, nếu quyết sai cũng phải nhận khuyết điểm chứ không phải
kỷ luật” là ý kiến đúng. Trên thực tế, "Không phải tất cả công trình đều đưa
ra QH, UBND, chỉ những công trình quan trọng, phạm vi ảnh hưởng rộng,
tác động nhiều môi trường dân cư, di dân, xã hội, nền kinh tế quốc dân mới
đưa ra QH xem xét cho làm hay không. Ý chí của QH là cho biểu quyết, trên
51% thì được đánh giá là quan trọng. Ý chí của QH thể hiện trong tham
mưu, thảo luận đi - lại để cuối cùng đa số ĐBQH thấy là đồng ý chủ trương
làm rồi mới xây dựng dự án để đầu tư, qua hội đồng thẩm định, quan kênh
A, B, nhà khoa học, tham khảo, tư vấn... rồi mới đến quyết định đầu tư dự
án của ông Thủ tướng.”
- Tuy nhiên, QH cũng không thể đổ trách nhiệm về nhân dân, “Quốc hội tức
là dân, dân quyết sai thì dân chịu” mà QH phải tìm ra một giải pháp tối ưu
nhất để đảm bảo lợi ích của người dân chứ không thể để tình trạng Quốc hội
làm, dân chịu và cần thiết có 1 cuộc bỏ phiếu tiếp quyết định lại chủ trương
để đạt hiệu quả cao nhất và cần hết sức thận trọng khi quyết định một chủ
trương.

Câu 185: Trả lời phỏng vấn của các phóng viên tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa
13, Bộ trưởng Bộ Y tế nêu quan điểm về tình trạng quá tải ở những bệnh viện
tuyến trên, rằng: “Thiếu giường bệnh thì phải hỏi Nhà nước”. Hãy bình luận quan
điểm trên của người đứng đầu ngành Y tế Nhà nước.
 Quan điểm của Bộ trưởng Bộ Y tế là hoàn toàn Sai. Bộ trưởng dường như
chưa phân biệt được vị trí , vai trò của một cá nhân với vị trí, vai trò của một
bộ trưởng, thể hiện mình là một người vô trách nhiệm

- Điều 99 Hiến pháp 2013 thì:


Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là thành viên Chính phủ và là
người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ, lãnh đạo công tác của bộ, cơ quan
ngang bộ; chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân
công; tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến
ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.
- Và nghị định 188/2007/NĐ-CP về chức năng nhiệm vụ,quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của bộ y tế,khoản 3 điều 2 quy định nhiệm vụ quyền hạn của
bộ y tế: “Chủ trì, phối hợp với bộ tài chính, trình thủ tướng chính phủ quyết
định danh mục dữ trữ quốc gia; tổ chức thực hiện dự trữ quốc gia về thuốc,
hóa chất, trang thiết bị y tế, phương tiện phòng chống dịch bệnh, thiên tai
thảm họa theo quy định của pháp luật.”

Nhà nước chịu trách nhiệm trước nhân dân để quản lý toàn bộ hoạt động của
đời sống xã hội. Còn việc “thiếu giường bệnh” là vấn đề của Bộ Y tế, vì thế Bộ
trưởng phải có trách nhiệm với các lĩnh vực liên quan đến ngành của mình. Trong
tình huống này, nếu như bộ trưởng bộ y tế nhận thấy thiếu giường bệnh mà không
đề xuất phối hợp với bộ tài chính và trình thủ tướng chính phủ cấp chi phí khắc
phục vấn đề trên thì bộ trưởng bộ y tế phải chịu trách nhiệm về việc không thực
hiện đúng nhiệm vụ của mình. Còn trong trường hợp bộ trưởng đã báo cáo đến
chính phủ nhưng không được phê duyệt thì lại là trách nhiệm của thủ tướng

You might also like