You are on page 1of 17

ĐỀ THI MÔN LUẬT HÌNH SỰ - PHÂN CHUNG Lớp: HÀNH CHÍNH 38A

2. Qui phạm pháp luật hình sự tại Khoản 1 Điều 136 BLHS có phần chế tài là loại chế tài
*tương đối dứt khoát". (1,5 điểm)
Nhận định sai. Qui phạm pháp luật hình sự tại khoản 1 Điều 136 BLHS có phần chét tài là loại
chế tài lựa chọn. Vì chế tài lựa chọn là loại chế tài nêu nhiều loại hình phạt khác nhau mà Tòa án
có thể lựa chọn 1 trong những hình phạt đó để áp dụng đối với trường hợp phạm tội được nêu
trong phần quy định. Khoản 1 Điều 136 nêu nhiều hình phạt khác nhau như phạt tiền, cải tạo
không giam giữ mà Tòa án có thể lựa chọn 1 trong những hình phạt đó để áp dụng đối với trường
hợp phạm tội được nêu trong phần quy định
II. Bài tập (7 điểm) BAI TAP 1 (3 diem)
Biết A là một têu lưu mạnh chuyên nghiệp và đang có ý định thực hiện hành vi trộm cấp xe
gắn máy của anh X. B đã gặp A và hứa hẹn là sẽ giúp A tiêu thụ chiếc xe nếu A thực hiện
hành vi trộm cắp xe gắn máy của anh X thành công. Tuy nhiên, do lo sợ bị bắt nên sau khi
A trộm xe thành công thì B đã từ chối việc tiêu thụ chiếc xe nêu trên.
Anh (chị) hãy xác định
1. Trong vụ án trên có đồng phạm về tội trộm cắp tài sản hay không? Tại sao? Nếu có thì
vai trò của mỗi người đồng phạm? (1,5 điểm)
Trong vụ án trên có đồng phạm về tội trộm cắp tài sản. Vì theo khoản 1 Điều 17 thì “Đồng phạm
là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”. Trong trường hợp này có 2
người tham gia vào quá trình trộm cắp này là anh A và anh X, lỗi cùng cố ý trực tiếp: lý trí đối
với hành vi: nhận thức rõ hành vi trộm xe của mình sẽ gây nguy hiểm cho xã hôị, lý trí đối với
hậu quả: thấy trước hậu quả anh X mất chiếc xe có thể xảy ra; ý chí: mong muốn anh X mất xe;
anh A thực hiện tội phạm là trộm xe (người thực hành) anh B gặp và hứa hẹn giúp anh A tiêu thụ
như vậy anh B là người giúp sức đặc biệt đáp ứng điều kiện của đồng phạm.
2. B có được xem là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội hay không? Tại sao? (1.5)

nghị quyết số 01/19/4/1989:

- Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội: Điều 16 BLHS

Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội: phải đủ các điều kiện

+ Về giai đoạn phạm tội: phải xảy ra ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc giai đoạn phạm tội chưa
đạt chưa hoàn thành.

+ “tự nguyện” do động lực bên trong chứ không phải do trở ngại khách quan

+ “dứt khoát” phải từ bỏ hẳn ý định phạm tội.

+ Người giúp sức phải có thêm + phải có hành động tích cực ngăn chặn hành động ấy.
B không được xem là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Vì giai đoạn phạm tội xảy ra ở
giai đoạn phạm tội hoàn thành (A đã trộm xe thành công). B không có các hành vi tích cực ngăn
chặn hành động ấy như không báo cảnh sát không nói cho anh X… anh B dứt khoát từ bỏ hẳn ý
định phạm tội. anh B bỏ việc ấy là tự nguyện là do sợ do động lực bên trong chứ không phải do
trải ngại khách quan. Như vậy anh B không thỏa mãn điều kiện 1 và 4 nên B không được xem là
tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
BÀI TẬP 2 (4 điểm)
Biết nhà bà M có nhiều tài sản có giá trị nên A (17 tuổi) đã trèo tường vào để trộm cắp tài
sản. A mở khóa và định lấy một chiếc xe SH thì bị bắt giữ. Hành vi của A được quy tại
Khoản 2 Điều 138 BLHS (phạm tội chưa đạt).
Anh (chị) hãy xác định:
1. Hình phạt tù cao nhất có thể áp dụng đối với A? Tại sao? (1,5 điểm)
Tại thời điểm phạm tội A 17 tuổi là người chưa thành niên. Theo khoản 2 Điều 138 BLHS thì
mức hình phạt tù cao nhất đối với người thành niên là phạt tù 2 năm và cải tạo không giam giữ 2
năm. Tuy nhiên đối với người chưa thành niên mức phạt tù cao nhất là không quá ¾ của 2 năm
không quá 1 năm 6 tháng theo khoản 1 Điều 101 BLHS.
2. Thời hiệu truy cứu TNHS đối với tội phạm mà A thực hiện là bao lâu và tính từ thời
điểm nào? Chỉ rõ căn cứ pháp lý. (1,5 điểm)
Thời hiệu truy cứu TNHS đối với tội phạm mà A thực hiện là 5 năm theo điểm a khoản 2 Điều
60 BLHS và tính từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật theo khoản 4 Điều 60 BLHS.
3. Tòa án có thể áp dụng biện pháp tư pháp “Giáo dục tại xã, phường, thị trấn” đối với A
không? Tại sao? (1 điểm)
Tòa án có thể áp dụng biện pháp tư pháp “Giáo dục tại xã, phường, thị trấn” đối với A. Vì A là
người dưới 18 tuổi phạm tội nếu thấy do tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, do nhân
thân và môi trường sống của người đó mà cần đưa người đó vào một tổ chức giáo dục có kỷ luật
chặt chẽ theo khoản 1 Điều 96 BLHS thì Tòa án có thể áp dụng biện pháp tư pháp “Giáo dục tại
xã, phường, thị trấn” đối với A.
ĐỀ THI MÔN LUẬT HÌNH SỰ – PHÂN CHUNG
Lớp: QTL42
I. Các nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? (3 điểm)
1. Thực hiện hành vi phạm tội là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự.
(1,5 điểm)
Nhận định sai. Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự khi có hành vi phạm tội
được thực hiện trên thực tế. Như vậy câu này đúng khi thực hiện hành vi phạm tội trên thực tế là
sự kiện pháp lý phát sinh quan hệ pháp luật hình sự.
2. Có thể quyết định 2 năm cải tạo không giam giữ đối với người chưa thành niên phạm tội
“trộm cấp tài sản" theo khoản 1 Điều 173 BLHS. (1,5 điểm)
Nhận định sai. Theo khoản 1 Điều 173 BLHS theo Điều 9 là loại tội phạm ít nghiêm trọng, mức
hình phạt cải tạo không giam giữ cao nhất đối với người thành niên là cải tạo không giam giữ 3
năm. Theo khoản 1 Điều 100 thì người chưa thành niên có 2 trường hợp:
+ Từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng theo khoản 1 Điều 173 BLHS thì
đươc áp dụng cải tạo không giam giữ và căn cứ theo khoản 2 Điều 100 BLHS mức hình phạt cải
tạo không giam giữ cao nhất không quá ½ của 3 năm tức là không quá 1 năm 6 tháng.
+ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi: mà phạm tội ít nghiêm trọng theo khoản 1 Điều 173
BLHS thì không được áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ
Như vậy không thể quyết định 2 năm cải tạo không giam giữ đối với người chưa thành niên
phạm tội “trộm cấp tài sản" theo khoản 1 Điều 173 BLHS
II. Bài tập (7 điểm). BAI TAP 1 (3 diem)
A và B là hàng xóm của nhau. Ngày 23, vì mâu thuẫn cá nhân, sau khi xảy ra cãi vả, A đã
vác con dao bầu để đuổi chém B. Thấy vậy, B bỏ chạy. Sau một hồi lâu rượt đuổi nhưng
không bắt kịp B, A vứt con dao xuống bên vệ đường rồi đi về phía nhà mình, không đuổi
chém B nữa. Về phía B, sau khi bỏ chạy, nhìn lại không thấy A nên B bắt đầu quay lại tìm
A. Khi nhìn thấy A đang đi về nhà với tay không, B liền nhặt một khúc gỗ bên đường chạy
từ phía sau đến đập thật mạnh vào đầu của A một cái rồi bỏ chạy. Sau đó, A được đưa đi
cấp cứu kịp thời nên không chết mà chỉ bị thương với tỷ lệ thường tất 85%
Hành vi của B thuộc trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 123 BLHS năm 2015 (Biết
rằng tội phạm tại Điều 123 BLHS là tội phạm có cấu thành vật chất)
Anh (chị) hãy xác định:
1. Lỗi của B trong việc gây ra thương tích cho A? Tại sao? (1 điểm).
Lỗi của B trong việc gây ra thương tích cho A là lỗi cố ý trực tiếp. Vì tội phạm tại Điều 123
BLHS là tội phạm có cấu thành vật chất. lý trí đối hành vi B dùng khúc gỗ đập thật mạnh vào
đầu, đầu là vị trí trọng yếu của con người B nhận thức rõ việc mình cầm khúc gỗ đánh mạnh vào
đầu A có thể khiến A bị thương hoặc dẫn đến chết. Lý trí đối với hậu quả: B thấy trước hậu quả
A bị thương và có thể dẫn đến chết. Ý chí: Qua hành vi cầm khúc gỗ đánh vị trí trọng yếu là đầu
B mong muốn A bị thương thậm chí là chết
2. Hành vi phạm tội của B được thực hiện ở giai đoạn nào? Tại sao? (1 điểm)
Hành vi phạm tội của B được thực hiện ở giai đoạn chưa đạt đã hoàn thành. tội phạm tại Điều
123 BLHS là tội phạm có cấu thành vật chất tội phạm được coi là hoàn thành khi nạn nhân chết.
Trường hợp này B đã trực tiếp thực hiện hành vi khách quan đó là dùng gậy đánh vào đầu của A
chưa thực hiện tội phạm đến cùng: tội giết người có cấu thành vật chất hậu quả chết người là dấu
hiệu bắt buộc mà A chưa chết nên B chưa thực hiện hành vi phạm tội đến cùng; A không thực
hiện tội phạm đến cùng do nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn: A được đi cấp cứu kịp thời
nên không chết. Đây là giai đoạn chưa đạt đã hoàn thành vì B đã làm hết các hành vi mà B cho là
cần thiết để gây ra hậu quả của tội phạm theo Điều 15 BLHS.
BAI TAP 2 (4 diem) A phạm tội giết người và bị Tòa án tuyên phạt 20 năm tù về tội giết
người theo quy định tại khoản 1 Điều 123 BLHS, Đang chấp hành hình phạt tù được 5 năm
thì A lại bị đưa ra xét xử về tội mua bán trái phép chất ma túy theo khoản 2 Điều 251
BLHS mà A đã thực hiện trước khi bị kết án về tội giết người. Về tội này, A bị Tòa án xử
phạt 12 năm tù.
Anh (chị) hãy xác định:
1. Trong lần phạm tội mua bán trái phép chất ma túy. A có bị coi là tái phạm hay tái phạm
nguy hiểm không? Tại sao? (1,5 điểm)
A không bị coi là tái phạm cũng như tái phạm nguy hiểm. Theo quy định tại Điều 53 BLHS thì
tái phạm là trường hợp đã bị kết án chưa bị xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý
hoặc thực hiện hành vi phạm tội rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng về cố ý. Còn
A phạm tội giết người theo khoản 1 Điều 123 BLHS mà bị xét xử về tội mua bán trái phép chất
ma túy theo khoản 2 Điều 251 BLHS đã phạm trước khi bị kết án về tội giết người theo khoản 1
Điều 56 BLHS thì đây là tổng hợp hình phạt nhiều bản án.
2. Tổng hợp hình phạt của hai bản án trên? Chỉ rõ căn cứ pháp lý. (1 điểm)
Tổng hợp hai hình phạt của bản án trên là 27 năm. Theo khoản 1 Điều 56 BLHS Tòa án quyết
định hình phạt đối với tội mới là 12 năm tù, rồi tổng hợp với hình phạt chưa chấp hành của bản
án cũ (20 năm đã chấp hành 5 năm là còn 15 năm chưa chấp hành). Vậy tổng hợp hình phạt của
2 bản án trên là 27 năm (12+ 15 năm ra 27 năm).
3. Mức hình phạt thấp nhất mà Tôn án có thể quyết định đối với A về tội mua bán trái
phép chất ma túy nếu có cơ sở áp dụng Điều 54 BLHS đối với tội này? Tại sao? (1,5 diem)

Áp dụng khoản 1 Điều 54 vì trong trường hợp này điều luật đang áp dụng là khoản 2 Điều 251
mà trường hợp nhiều mức áp dụng thì chuyển sang khung hình phạt liền kề thì ta áp dụng khoản
1 Điều 251. Mức thấp nhất chuyển từ khoản 2 chuyển xuống khoản 1 là 2 năm. Có thể mức thấp
nhất là 2 năm và mức cao nhất là dưới 7 năm là mức thấp của khoản 5 đang áp dụng vì khoản 4
nói 7 năm mà điều luật đang áp dụng khoản 5 là mức thấp nhất dưới 7 năm. Vậy có thể áp dụng
hình phạt theo Điều 54 đối với A là từ 2 đến dưới 7 năm.

ĐÔ THỊ MÔN LUẬT HÌNH SỰ - PHẢN CÔNG


Lớp: THƯƠNG MẠI – DÂN SỰ QUỐC TẾ 38B
L Các nhận định sau đúng hay sai? Tại sao? (7 điểm).
1. Thời điểm tội phạm kết thúc có thể xảy ra sau khi tội phạm hoàn thành.
Nhận định đúng. Thời điểm tội phạm hoàn thành là thời điểm tội phạm đã thỏa mãn hết các dấu
hiệu của cấu thành tội phạm, còn thời điểm hành vi phạm tội đã thực sự chấm dứt trên thực tế là
thời điểm tội phạm kết thúc. Câu này đúng vì thời điểm tội phạm hoàn thành có thể trùng nhau
hoặc có thể không trùng nhau với thời điểm tội phạm kết thúc tức là thời điểm tội phạm kết thúc
có thể xảy ra sau khi tội phạm hoàn thành.
2. Người được miễn chấp hành hình phạt thì không còn án tích. (1,5 điểm)
Nhận định sai. Theo khoản 2 Điều 69 BLHS “Người bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm
trọng, tội phạm nghiêm trọng và người được miễn hình phạt không bị coi là có án tích”. Như vậy
câu này đúng khi người bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng tội phạm người được
miễn hình phạt thì không còn án tích.
BAI TAP 1 (3,5 diem)
Vì mâu thuẫn cá nhân, A luôn tìm mọi cách để hãm hại B. Sau khi nghiên cứu lịch sinh
hoạt của B, A đã quyết định ra tay giết chết B. Và lúc 11h đêm 10/9/2009 1 B đang trên
đường trở về nhà sau khi đi chơi với người yêu thì A đã canh sẵn ở vị trí lựa chọn và dùng
thanh sắt dài, đặc ruột đánh liên tiếp nhiều cái vào đầu của B. Sau đó, B được người đi
đường đưa vào bệnh viện cấp cứu nhưng vì vết thương quá nặng nên B đã chết vào ngày
30/10/2009.
Biết rằng: Hành vi của A cấu thành tội giết người theo khoản 1 Điều 93 BLHS; tội giết
người có qui định hậu quả chết người là dấu hiệu định tội.
Anh (chị) hãy xác định: 1. Khách thể của tội phạm do A thực hiện? (1 điểm)
Khách thể của tội phạm do A thực hiện là tính mạng của B.
2. Hành vi chuẩn bị phạm tội giết người của A trong vụ án này là hành vi nào? Tại sao? (1
diễm)
Hành vi chuẩn bị phạm tội giết người của A trong vụ án này là hành động phạm tội. Vì A đã làm
một việc mà pháp luật cấm là dùng thanh sắt đánh vào đầu B.
3. Thời điểm tội phạm hoàn thành là thời điểm nào? Tại sao? (1,5 điểm)
Thời điểm tội phạm hoàn thành là thời điểm B chết vào ngày 30/10/2009. Vì thời điểm hoàn
thành là thời điểm thỏa mãn hết các dấu hiệu của cấu thành tội phạm. trong trường hợp này hành
vi của A cấu thành tội giết người theo khoản 1 Điều 93 BLHS đây là cấu thành tội phạm vật chất
thời điểm tội phạm hoàn thành là thời điểm nạn nhân chết.
BÀI TẬP 2 (3,5 điểm) ĐỀ SAI LUẬT CŨ
Đang chấp hành bản án treo về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ theo khoản 1 Điều 202 BLHS, A lại phạm tội cố ý gây thương tích quy định tại
khoản 3 Điều 104 BLHS. Về tội mới này A bị toà án tuyên phạt 5 năm tù. (Biết rằng bản án
treo mà A đang phải chấp hành là phạt tù 2 năm với thời gian thì thách là 4 năm. A đã
chấp hành được 18 tháng thời gian thử thách thì phạm tội mới)
Hãy xác định:
1. Trong lần phạm tội mới, A có bị coi là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm không Tại
sao? (1,5 điểm)
2. Tổng hợp hình phạt của hai bản án trên. Chỉ rõ căn cứ pháp lý. (1 điểm) 7 năm
3. Thời hiệu thi hành bản án của A về tội cố ý gây thương tích? Chi rõ căn cứ pháp lý.
ĐỀ THI MÔN LUẬT HÌNH SỰ - PHẦN CHUNG
Lớp: THƯƠNG MẠI 39
1. Các nhận định sau đúng hay sai? Tại sao? (3 điểm)
I. Hành vi giúp sức trong đồng phạm phải được thực hiện trước khi người thực hành bắt
tay vào việc thực hiện tội phạm. (1,5 điểm)
Nhận định sai. Người giúp sức là người tạo điều kiện thuận lợi cho người thực hành thực hiện
tội phạm nên hành vi giúp sức phải được thực hiện trước hoặc trong khi người thực hành thực
hiện tội phạm nên hành vi giúp sức thực hiện bất cứ lúc nào trước hoặc trong khi người thực
hành thực hiện tội phạm nhưng bắt buộc phải thực hiện trước khi hành động kết thúc trên thực tế.
Giúp sức để kết thúc tội phạm vào thời điểm sau khi tội phạm hoàn thành là đồng phạm là đúng
bởi vì sau khi tội phạm hoàn thành là tội phạm hoàn thành rồi nhưng chưa kết thúc bây giờ giúp
sức để kết thúc nó thỏa mãn điều kiện ở trên.
2. Thời hạn để xóa án tích đối với người chưa thành niên phạm tội là 3 năm kể từ khi chấp
hành xong bản án 2 năm tù mà người đó không phạm tội mới, (1,5 điểm)
Nhận định sai. Theo khoản 2 Điều 107 thì thời hạn để xóa án tích đối với người chưa thành niên
phạm tội là 3 năm kể từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo
hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi mới trong thời hạn 3
năm trong trường hợp bị phạt tù trên 15 năm.
II - Bài tập (7 điểm) BAI TAP 1 (3 diem)
A và B yêu nhau từ năm 2008. Khi phát hiện A bị nghiện ma túy. B quyết định chia tay với
A. Sau nhiều lần thuyết phục B hàn gắn quan hệ tình cảm nhưng không được A này sinh ý
định tạt axit vào B. Vào lúc 21 giờ ngày 22/11/2010, A pha sẵn 1 bình axit loãng đến nhà B
để thực hiện ý định của mình.
Anh (chị) hãy xác định:
I. Nếu B vắng nhà nên A không thực hiện được hành vi tạt axit thì A có được coi là tự ý
nửa chừng chấm dứt việc phạm tội không? Tại sach (1,5 điểm).

Nếu B vắng nhà nên A không thực hiện được hành vi tạt axit thì A không được coi là tự ý nửa
chừng chấm dứt phạm tội. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội: phải đủ các điều kiện

+ Về giai đoạn phạm tội: phải xảy ra ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc giai đoạn phạm tội chưa
đạt chưa hoàn thành.
+ “tự nguyện” do động lực bên trong chứ không phải do trở ngại khách quan

+ “dứt khoát” phải từ bỏ hẳn ý định phạm tội.

Trong trường hợp này A phạm tội trong giai đoạn chưa đạt chưa hoàn thành vì đây là tội phạm
có cấu thành tội phạm vật chất, hành vi phạm tội được coi là chưa thực hiện hết các dấu hiệu
khách quan khi chưa có hậu quả xảy ra ở đây hậu quả chị B bị thương chưa xảy ra nên coi là giai
đoạn phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành. A không thỏa mãn dấu hiệu “dứt khoát” không từ bỏ
hẳn ý định phạm tội, A không thoả mãn điều kiện “tự nguyện” A không từ bỏ do động lực bên
trong mà do trở ngại khách quan là chị B vắng nhà không thực hiện được hành vi tạt axit.

2. Giả sử C (em của B) ra mở cửa, do nhầm lẫn nên Á đã tạt axit vào C Hành Vi Của A
thuộc loại sai lầm nào? Nêu rõ ảnh hưởng của nó đối với TNHS của A. (1,5đ) (Biết rằng
hành vì tạt axit của A thuộc trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 104 BLHS)
Hành vi của C thuộc loại sai lầm về đối tượng. Vì khi A cầm bình axit A muốn tạt vào cửa phòng
A muốn tạt cô B nhưng người thực chất bị tạt axit là C em cô B (do C mở cửa). Như vậy A có sự
nhầm lẫn từ cô B sang C mà cô B hay C chúng ta gọi là đối tượng tác động khác nhau như vậy
anh A có sự sai lầm về đối tượng. A sai lầm về đối tượng vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự
BÀI TẬP 2 (4 điểm) ĐỀ THI SAI VÌ LUẬT CŨ
A (đã thành niên) phạm hai tội: Tội “Cố ý gây thương tích” theo khoản 1 Điều 104 BLHS
vào ngày 01/10/2010 và tội “Gây rối trật tự công cộng" theo khoản 1 Điều 245 BLHS vào
ngày 01/06/2011.
Hãy xác định:
1. A có bị coi là phạm tội nhiều lần không? Tại sao? (1 điểm)
A không bị coi phạm tội nhiều lần. Vì Phạm tội nhiều lần là trường hợp thực hiện một tội
phạm mà trước đó chủ thể đã phạm tội đó ít nhất 1 lần và chưa bị xét xử. Như vậy trong trường
hợp này A phạm 2 tội khác nhau là tội cố ý gây thương tích và tội gây rối trật tự công cộng” và 1
tội đã bị xét xử là cố ý dây thương tích nên A không bị coi phạm tội nhiều lần.
2. Thời điểm hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội mà A đã thực hiện
(1,5 điểm)
3. Nếu có đủ căn cứ áp dụng Điều 47 BLHS thì có thể có bao nhiêu phương án quyết định
hình phạt nhẹ hơn qui định của BLHS đối với A về tội “cố ý gây thương tích"? Hãy xác
định mức hình phạt tối thiểu có thể áp dụng trong mỗi phương ăn. (1,5 điểm)
ĐỀ THI MÔN LUẬT HÌNH SỰ - PHÂN CHUNG
Lớp: HÌNH SỰ 42
L. Các nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao" (3 điểm)
1. Tuổi chịu TNHS là tiền đề để xác định lỗi của người thực hiện hành vi cho xã hội. (1,5
điểm) .

Nhận định đúng. Tuổi và năng lực chịu TNHS là 2 điều kiện tiền đề để xác định lỗi của người
thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Dưới khía cạnh xã hội 1 người được coi là có lỗi khi có
sự tự do lựa chọn mà để có sự tự do lựa chọn này con người phải đạt đến 1 trình độ nhất định, 1
độ tuổi nhất định mới có được khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi (năng lực
TNHS). Tuổi chịu TNHS là tiền đề để xác định lỗi của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho
xã hội là đúng nó cùng với năng lực TNHS là điều kiện tiền đề. Như vậy Tuổi chịu TNHS là
đúng vì nó là 1 trong 2 tiền đề để xác định lỗi của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội
là đúng. Câu này chỉ sai khi tuổi chịu TNHS là tiền đề duy nhất để xác định lỗi của người thực
hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội hoặc tiền đề để xác định lỗi của người thực hiện hành vi nguy
hiểm cho xã hội là tuổi chịu TNHS.

2. Phạm tội nhiều lần là phạm tội có tính chất chuyên nghiệp (1,5 điểm)

Nhận định sai. Phạm tội nhiều lần là trường hợp thực hiện một tội phạm mà trước đó chủ thể đã
phạm tội đó ít nhất 1 lần và chưa bị xét xử. Chỉ áp dụng tình tiết “phạm tội có tính chất chuyên
nghiệp” khi có đầy đủ các điều kiện sau đây: “Cố ý phạm tội từ năm lần trở lên về cùng một tội
phạm không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình
sự, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích”. Như vậy,
hai khái niệm phạm tội nhiều lần và phạm tội có tính chất chuyên nghiệp không đồng nhất.
Bài tập (7 điểm) BAI TAP 1 (3,5 diem)
Do mâu thuẫn với bà X (mẹ của A) trong việc chia tài sản. A dùng điện để giết bà X. Khi A
phát hiện đoạn dây điện gần tủ thờ bị hở lõi thì A cắt chỗ hở lõi đồng to hơn rồi bảo mẹ
rằng có người mở tủ lấy số đỏ. Bà X chạy lên nhà xem thì bị A xô ngã vào bẫy điện. A còn
lấy chổi dí dây điện vào người bà X khiến bà bắt tình. Tưởng bà X đã chết nên A bò đi,
nhưng bà X được cấp cứu kịp thời nên không chết. Hành vi của A được quy định tại khoản
Điều 121 BLHS (Tội giết người). Biết rằng: Tội giết người là tội phạm có cấu thành vật
chất, hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc.
Anh (chị) hãy xác định:
1. Khách thể của tội phạm do A thực hiện? (1 điểm) tính mạng của Hà
Khách thể của tội phạm do A thực hiện là tính mạng của bà X.
2. Hành vi phạm tội của A được thực hiện ở giai đoạn phạm tội nào? Tại sao? (1 diem)
Hành vi phạm tội của A được thực hiện ở giai đoạn phạm tội chưa đạt đã hoàn thành. Vì
Điều 123 có cấu thành tội phạm vật chất tội phạm được coi là hoàn thành khi bà X chết. Trường
hợp này A đã trực tiếp thực hiện hành vi khách quan đó là lấy dây điện dí vào người bà X, A
chưa thực hiện tội phạm đến cùng: tội giết người có cấu thành vật chất hậu quả chết người là dấu
hiệu bắt buộc mà bà X chưa chết nên A chưa thực hiện hành vi phạm tội đến cùng; A không thực
hiện tội phạm đến cùng do nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn: bà X được cấp cứu kịp thời.
Đây là giai đoạn chưa đạt đã hoàn thành vì A đã làm hết các hành vi mà A cho là cần thiết để gây
ra hậu quả của tội phạm
3. Hành vi của A có đủ điều kiện của tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội giết người
không? Tại sao? (1,5 điểm)

Hành vi của A không đủ điều kiện của tự ý nửa chừng việc phạm tội giết người. Tự ý nửa chừng
chấm dứt việc phạm tội: phải đủ các điều kiện

+ Về giai đoạn phạm tội: phải xảy ra ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc giai đoạn phạm tội chưa
đạt chưa hoàn thành.

+ “tự nguyện” do động lực bên trong chứ không phải do trở ngại khách quan

+ “dứt khoát” phải từ bỏ hẳn ý định phạm tội.

Trong trường hợp này A thực hiện tội phạm ở giai đoạn chưa đat chưa hoàn thành nhưng chưa
thỏa mãn điều kiện tự nguyện từ bỏ hành vi này do động lực bên trong chứ không phải điều kiện
bên ngoài: A không thấy hối lỗi an năm từ bỏ ngăn cản bà X đụng vào sợi dây điện mà mình đã
cắt lõi, A không dứt khoát từ bỏ hẳn ý định phạm tội mà còn dí dây điện vào người bà X. Hành
vi của A không đủ điều kiện của tự ý nửa chừng việc phạm tội giết người
BAI TAP 2 (3,5 diem)
A phạm tội trộm cắp tài sản theo khoản 1 Điều 173 BLHS và bị tuyên phạt 2 năm tù nhưng
cho hưởng án treo với thời gian thử thách là 4 năm. Chấp hành được 2 năm thử thách thì
A lại phạm tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo khoản 1 Điều 260
BLHS và bị Tòa án tuyên phạt 3 năm tù. Biết rằng, tội vi phạm quy định về tham gia giao
thông đường bộ là tội phạm có lỗi vô ý.
Hãy xác định:
I. Trong lần phạm tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. A có bị coi là tái
phạm hoặc tái phạm nguy hiểm không? Tại sao? (1,5 điểm) không
Trong lần phạm tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ A không bị coi là tái
phạm cũng như tái phạm nguy hiểm. Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 70 BLHS thì án tích
của A được quy định là 2 năm sau khi chấp hành xong thời gian thử thách và các nghĩa vụ khác,
mà A phạm tội mới là tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo khoản 1 Điều
260 BLHS nên A phạm tội khi đang có án tích.
Khoản 1 Điều 173 BLHS theo Điều 9 là loại tội phạm ít nghiêm trọng
Khoản 1 Điều 260 BLHS theo Điều 9 là loại tội phạm nghiêm trọng.
Trong trường hợp này A đã bị kết án về tội trộm cắp A chưa được xóa án tích thế mà A phạm tội
mới nghiêm trọng với lỗi vô ý cho nên căn cứ theo khoản 1 Điều 53 A không tái phạm cũng
không tái phạm nguy hiểm.
2.Tổng hợp hình phạt chung đối với A? Chỉ rõ căn cứ pháp lý (1 điểm)
Tổng hợp hình phạt chung đối vơi A là 5 năm tù. Theo khoản 2 Điều 56 BLHS thì Tòa án quyết
định hình phạt đối với tội mới 3 năm tù, rồi tổng hợp với phần hình phạt của chấp hành của bản
án trước là 2 năm tổng cộng 5 năm tù.
3. Thời hiệu thi hành bản án của A về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông, đường
bộ là bao lâu và tính từ thời điểm nào? Chỉ rõ căn cứ pháp lý. (1 điểm)
Căn cứ theo khoản 2 Điều 60 BLHS thì thời hiệu thi hành bản án của A về vi phạm quy định về
tham gia giao thông bị phạt 3 năm tù thì thời hiệu là 5 năm. Theo khoản 4 Điều 60 thì thời hiệu
thi hành bản án hình sự được tính từ ngày bản án có hiệu lực.
Đề thi môn Luật Hình sự 1 (phần chung) lớp TM40 – 2017
Giảng viên: Thầy Thanh Thảo.
1/ Tình tiết loại trừ tính chất phạm tội là tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội
của hành vi (1,5 điểm)
2/ Trong trường hợp có nhiều bản án, thời gian thực tế mà người bị kết án phải chấp hành
hình phạt tù có thời hạn có thể là trên 30 năm. (1,5 điểm)

- Nhận định: Đúng. Tại Khoản 2 Điều 56 BLDS 2015 quy định khi một người đang phải chấp
hành một bản án mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới, Tòa án quyết định hình phạt đối với tội
mới, sau đó tổng hợp với phần tổng hợp với phần hình phạt chưa chấp hành của bản án trước rồi
quyết định hình phạt chung. Tuy nhiên theo điểm a Khoản 1 Điều 55 BLHS 2015 thì hình phạt
chung không được vượt quá 03 năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, 30 năm đối với
hình phạt tù có thời hạn. Vì vậy, tuy quyết định hình phạt của bản án không được vượt quá 30
năm nhưng trên thực tế thì có thể trên 30 năm.

Ví dụ: Anh A phạm tội trộm cắp tài sản theo Điều 173 BLHS 2015 bị phạt 15 năm tù. Khi đang
chấp hành bản án được 2 năm thì anh A phạm tội mới là tội giết người Điều 123 BLHS 2015 bị
tuyên 20 năm tù. Vì vậy, theo Khoản 2 Điều 56 thì tổng hợp hình phạt là 30 năm tù nhưng thực
tế thì 33 năm tù.

Bài 1 A (25 tuổi) và B (26 tuổi) trong quá trình làm ăn A có nợ B một số tiền là 200 triệu
đồng. B đã đòi tiền nhiều lần mà A không trả. Ngày 14.03.2009 B dẫn theo C (15 tuổi) đến
nhà A để “siết nợ”. B xông vào nhà A, cùng C dùng cây, mã tấu đánh và khống chế A để
mang tài sản đi. Tổng giá trị tài sản bị B chiếm đoạt là 100 triệu đồng. Vụ việc sau đó đã
được làm rõ. Anh chị hãy xác định:
a/ Đối tượng tác động của tội phạm trong vụ án này (1,0 điểm)
Đối tượng tác tác động của tội phạm trong vụ án này là tài sản (100 triệu)
b/ Tội phạm mà B thực hiện là loại tội phạm gì nếu căn cứ vào tính chất nguy hiểm cho xã
hội của hành vi phạm tội? Tại sao? (1,0 điểm)
Tội phạm mà B thực hiện là loại tội phạm rất nghiêm trọng. B chiếm đoạt tài sản là 100 triệu
đồng thuộc điểm d khoản 2 Điều 170 BLHS có mức cao nhất của khung hình phạt là 10 năm thì
theo Điều 9 BLHS đây là loại tội phạm rất nghiêm trọng.
c/ B và C có đồng phạm về tội cướp tài sản không? Tại sao? (1,5 điểm)
B và C có đồng phạm về tội cướp tài sản. Vì số lượng người tham gia là 2 người: B, C (B (26
tuổi) đủ tuổi chịu TNHS và đủ năng lực chịu TNHS. C (15 tuổi) thực hiện hành vi phạm tội rất
nghiêm trọng tại khoản 2 Điều 170 nên căn cứ vào khoản 2 Điều 12 BLHS thì C đủ tuổi chịu
trách nhiêm hình sự, đủ năng lực chịu TNHS). Hành vi của những người này được thực hiện
trong sự liên kết, thống nhất, bổ sung tạo điều kiện thuận lợi cho nhau (B xông vào nhà A, cùng
C dùng cây, mã tấu đánh và khống chế A để mang tài sản đi.) Những người này có lỗi cùng cố ý
thực hiện tội phạm thể hiện qua lý trí đối với hành vi: Những người này nhận thức rất rõ hành vi
của mình sẽ làm cho A bị mất tài sản do đòi nợ nhiều lần không trả thông qua hành động những
người này thấy trước hậu quả A bị mất tiền có thể xảy ra. Ý chí nhưng người này mong muốn
hậu quả A bị mất tiền xảy ra.=>> B và C có đồng phạm về tội cướp tài sản.
Đề thi Luật Hình sự – phần chung Quản trị luật 43A
Giảng viên: Cô Tường Vy.
1/ Hành vi giúp sức trong đồng phạm có thể được thực hiện sau khi tội phạm đã hoàn
thành. (1,5 điểm)
Nhận định đúng. Người giúp sức là người tạo điều kiện thuận lợi cho người thực hành thực hiện
tội phạm nên hành vi giúp sức phải được thực hiện trước hoặc trong khi người thực hành thực
hiện tội phạm nên hành vi giúp sức thực hiện bất cứ lúc nào trước hoặc trong khi người thực
hành thực hiện tội phạm nhưng bắt buộc phải thực hiện trước khi hành động kết thúc trên thực tế.
Giúp sức để kết thúc tội phạm vào thời điểm sau khi tội phạm hoàn thành là đồng phạm là đúng
bởi vì sau khi tội phạm hoàn thành là tội phạm hoàn thành rồi nhưng chưa kết thúc bây giờ giúp
sức để kết thúc nó thỏa mãn điều kiện ở trên. Như vậy hành vi giúp sức trong đồng phạm có thể
được thực hiện sau khi tội phạm đã hoàn thành.
2/ Mọi trường hợp đã bị kết án chưa được xóa án tích mà phạm tội mới đều bị coi là tái
phạm. (1,5 điểm)
Nhận định sai. Căn cứ theo khoản 1 Điều 53 BLHS Tái phạm là những trường hợp đã bị kết án,
chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội
về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý. Không phải mọi trường
hợp đã bị kết án chưa được xóa án tích mà phạm tội mới đều bị coi là tái phạm. Có các trường
hợp đã bị kết án chưa được xóa án tích mà phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng do vô vý thì
không được coi là tái phạm.
Bài tập 2
A (15 tuổi) phạm tội Giết người theo quy định tại khoản 1, Điều 123 BLHS và tội Cướp tài
sản theo quy định tại khoản 1, Điều 168 BLHS. A bị đưa ra xét xử về hai tội này cùng một
lúc. A bị Tòa án tuyên phạt 12 năm tù và 02 năm quản chế về tội Giết người, 07 năm tù về
tội Cướp tài sản. (4 điểm)
Anh chị hãy xác định
1/ Quyết định hình phạt của Tòa án đối với A là đúng hay sai? Tại sao? (1 điểm)
A bị Tòa án tuyên phạt 12 năm tù và 02 năm quản chế về tội Giết người, 07 năm tù về tội Cướp
tài sản.
Thứ nhất Tòa tuyên phạt 12 năm tù và 2 năm quản chế về tội giết người đối với A.
Tòa tuyên phạt 12 năm tù là hình phạt chính. Theo khoản 1 Điều 123 BLHS mức cao nhất của
khung hình phạt là tử hình là đối với người thành niên mà A phạm tội lúc 15 tuổi là người chưa
thành niên căn cứ vào khoản 2 Điều 101 BLHS thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng với A
không quá 12 năm tù như vậy Tòa tuyên phạt 12 năm tù là đúng
Tòa tuyên phạt 2 năm quản chế đối với A là hình phạt bổ sung là sai. Vì khoản 1 Điều 123 không
quy định hình phạt quản chế và căn cứ theo khoản 6 Điều 91 BLHS không áp dụng hình phạt bổ
sung đối với người dưới 18 tuổi nên Tòa Tòa tuyên phạt 2 năm quản chế đối với A là sai.
A bị Tòa án tuyên phạt 12 năm tù và 02 năm quản chế về tội Giết người là sai.
Thứ hai A bị Tòa án tuyên phạt 7 năm tù về tội Cướp tài sản. Theo khoản 1 Điều 168 thì mức
cao nhất của khung hình phạt là 10 năm đối với người đã thành niên còn A chưa thành niên căn
cứ vào khoản 1 Điều 101 BLHS mức hình phạt tù có thời hạn cao nhất đối với A không quá ½
của 10 năm tức không quá 5 năm mà Tòa tuyên phạt 7 năm tù về tội Cướp tài sản đối với A là
sai.
Như vậy A bị Tòa án tuyên phạt 12 năm tù và 02 năm quản chế về tội Giết người, 07 năm tù về
tội Cướp tài sản là sai.
2/ Mức hình phạt thấp nhất mà Tòa án có thể quyết định đối với A về tội Giết người nếu có
cơ sở áp dụng Điều 54 BLHS đối với tội này? Chỉ rõ căn cứ pháp lý? (1,5 điểm)
Áp dụng khoản 1 Điều 54 BLHS vì trong trường hợp này điều luật đang áp dụng là khoản 1 Điều
123 mà trường hợp có nhiều mức áp dụng thì chuyển sang khung hình phạt liền kề thì ta áp dụng
khoản 2 Điều 123. Mức thấp nhất chuyển từ khoản 1 xuống khoản 2 là phạt tù 7 năm và mức cao
nhất là dưới 12 năm (không phải 15 năm) là mức thấp của khoản 1 đang áp dụng vì khoản 2 Điều
123 nói 15 năm mà điều luật đang áp dụng là khoản 1 Điều 123 là mức thấp nhất dưới 12 năm.
Vậy Tòa án có thể áp dụng mức hình phạt thấp nhất theo Điều 54 BLHS là từ 7 năm đến 12 năm.
3/ Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội Cướp tài sản do A thực hiện là bao
lâu và tính từ thời điểm nào? Chỉ rõ căn cứ pháp lý (1,5 điểm)
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội Cướp tài sản do A thực hiện là 15 năm theo
khoản 2 Điều 27 BLHS do khoản 1 Điều 168 là loại tội phạm rất nghiêm trọng. Theo khoản 3
Điều 27 BLHS thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực
hiện.
Đề thi môn Luật Hình sự phần chung Hè – 2019
1 Phòng về chính đáng là tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự (1,5 điểm)
2. Án treo chỉ áp dụng cho người phạm tội ít nghiêm trọng. (1,5 điểm)

Nhận định sai. Theo Điều 1 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP thì án treo được định nghĩa như sau:
“Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với
người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các
tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù”. Điều kiện để hưởng
án treo:

● Mức hình phạt tù: Bị Tòa án xử phạt không quá 3 năm.


● Người phạm tội có nhân thân tốt
● Có nhiều tình tiết giảm nhẹ:

● Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định


● Xét thấy không cần thiết phải chấp hành hình phạt.

Án treo chỉ áp dụng cho người phạm tội ít nghiêm trọng là sai vì nó chỉ thỏa mãn điều kiện thứ
nhất (bị tòa án xử phạt không quá 3 năm) không thỏa mãn các điều kiện còn lại

Bài 1
1/ Biết B có quan hệ bất chính với chồng minh nên A đã lên kế hoạch tạt axít B. Sau nhiều
ngày theo dõi. A biết B hay ngủ ở giường kê cạnh cửa sổ. Nửa đêm 25/11, A mang một ca
axit đến nhà B, nhằm vào người đang nằm trên giưởng nơi B thường ngủ tạt một ca axit
rồi bỏ chạy. Người bị bỏng axit trong đêm hôm đó là C (em gái của B từ quê lên chơi). Hậu
quả: C bị bỏng nặng với tỷ lệ tổn thương cơ thể là 67%.
Anh chị hãy xác định. Biết rằng hành vi của A phạm vào tội cố ý gây thương tích được quy
định tại khoản 5 Điều 134 BLHS 2015.
a/. Đối tượng tác động và hậu quả của hành vi phạm tội của A? (1,5 điểm)
Đối tượng tác động là C (em gái của B). Hậu quả của hành vi phạm tội của A là thiệt hại về thể
chất với mức độ thiệt hại là C bị bỏng nặng với tỷ lệ tổn thương cơ thể là 67%.
b. Lỗi của A trong việc gây ra thương tích cho C? Tại sao? (1,0 điểm)
Lỗi của A trong việc gây ra thương tích cho C là cố ý gián tiếp. Lý trí đối với hành vi: A cầm ca
axit tạt vào người B nhưng thật ra C là người bị tạt A nhận thức rõ hành vi của mình nguy hiểm
đối với C. Lý trí đối với hậu quả A thấy trước hậu quả C có thể bị bỏng nặng. Ý chí A không
mong muốn hậu quả C bị bỏng xảy ra nhưng bỏ mặc hâụ quả xảy ra vì hậu quả C bị bỏng không
phù hợp với mong muốn, mục đích của A vì A mang axit đến là muốn tạt B và để đạt được mục
đích đó A chấp nhận hậu quả C bị bỏng.
c. Loại sai lầm của Á trong việc gây ra thương tích cho C" Ảnh hưởng của sai lầm này đến
TNHS của A như thế nào? (1,5 điểm)
Loại sai lầm của A trong việc gây ra thương tích cho C là loại sai lầm về đối tượng. Vì A mang
ca axit muốn tại vào người đang nằm trên giường nơi B thường ngủ A muốn tạt vào B nhưng
thực chất lại tạt vào C. Như vậy A có sự nhầm lẫn từ B thành C hay nhầm lẫn về đối tượng tác
động khác nhau. Như vậy A có sai lầm về đối tượng. A vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự
Bài 2
2/ Vào lúc 2h sáng ngày 11/12 A đang đi trên đường thì phát hiện B đang đi cùng chiều với
mình. A lập tức áp sát và kề dao vào cổ B, yêu cầu B đưa hết toàn bộ tài sản trên người,
nếu không sẽ đâm B. B đưa A số tiền mang theo trên người là 3 triệu đồng cùng một điện
thoại di động trị giá 7 triệu đồng. Hành vi của Á được quy định tại khoản 2 Điều 168
BLHS.
a/ Nếu có căn cứ áp dụng Điều 54 BLHS thì mức hình phạt thấp nhất có thể áp dụng đối
với A là bao nhiêu? Tại sao? (1,0 điểm)
Áp dụng Khoản 1 Điều 54 BLHS vì trong trường hợp này điều luật đang áp dụng là khoản 2
Điều 168 BLHS mà trường hợp nhiều mức áp dụng thì chuyển sang khung liền kề nhẹ hơn thì ta
áp dụng khoản 1 Điều 1 Điều 168 BLHS. Mức thấp nhất chuyển sang từ khoản 2 sang khoản 1 là
phạt tù 3 năm. Mức cao nhất là dưới 7 năm (không phải 10 năm) là mức thấp của khoản 2 đang
áp dụng vì khoản 1 nói 10 năm mà điều luật đang áp dụng khoản 2 là mức thấp nhất dưới 12
năm. Vậy Tòa án có thể áp dụng hình phạt theo Điều 54 đối với A là phạt tù từ 3 năm đến dưới 7
năm.
b/ Tòa án có thể áp dụng hình phạt tịch thu một phần tài sản đối với A hay không? Tại
sao? (1,0 điểm)
Tòa án không thể áp dụng hình phạt tịch thu một phần tài sản đối với A. Vì hình phạt tịch thu tài
sản là hình phạt bổ sung mà khoản 2 Điều 168 không quy định hình phạt bổ sung nên Tòa án
không thể áp dụng dụng hình phạt tịch thu một phần tài sản đối với A.
c/ Cần áp dụng biện pháp tư pháp nào đối với A? Chỉ rõ căn cứ pháp lý? (1,0 điểm)?
Căn cứ Điều 48 BLHS áp dụng biện pháp tư pháp đối với A là trả lại tài sản , sữa chữa hoặc bồi
thường thiệt hoại hoặc công khai xin lỗi.
Đề thi lớp Hình sự 40 Luật Hình sự phần chung
Lớp Hình sự 40
1 - Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo
vệ, (1.5 diem)
Nhận định sai. Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là quan hệ xã hội phát sinh giữa nhà nước
và người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội được luật hình sự bảo vệ.
2 – Có thể quyết định hình phạt tử hình đối với người có hành vi phạm tội giết người chưa
đạt thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 123 BLHS (1.5 điểm)
Nhận định sai. Căn cứ khoản 3 Điều 57 BLHS đối với phạm tội chưa đạt thuộc trường hợp quy
định tại khoản 1 Điều 123 BLHS được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tử hình thì áp
dụng hình phạt tù không quá 20 năm. Như vậy không thể quyết định hình phạt tử hình đối với
người có hành vi phạm tội giết người chưa đạt thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 123
BLHS vì quyết định hình phạt cao nhất là hình phạt tù không quá 20 năm.
Bài tập 1 – 3.5 điểm
Qua tìm hiểu A biết được cả gia đình ông T thường vắng nhà vào buổi tối nên Ạ rủ B, C
đột nhập vào nhà ông T trộm cắp tài sản. A lên kế hoạch thực hiện vào ngày 02/03 và hẹn B
và C có mặt lúc 22h tại con hẻm lối vào nhà ông T. Đúng hẹn, cả A và B đến địa điểm
nhưng không thấy C đến, chờ khoảng 15 phút thì C điện cho A báo không đến được vì mẹ
bị đau nên phải đưa mẹ đi bệnh viện. Dù C không đến nhưng A và B vẫn thực hiện tội
phạm. A phân công B đứng ngoài cảnh giới còn A đột nhập vào trong nhà và chiếm đoạt
được gồm 3 lượng vàng. 20 triệu đồng và 01 máy ảnh. Cả hai lên xe đi được khoảng 100m
thì gặp D (bạn của A và B). A nói đã đột nhập vào nhà ông T trộm cắp tài sản và đưa 3
lượng vàng cùng máy ảnh cho D bảo D bán giùm. Sáng hôm sau, khi D đang bán vàng thì
bị công an bắt giữ. Hành vi trộm cắp tài nêu được quy định tại khoản 2 Điều 173 BLHS
2015.
Hãy xác định:
1 - D có đồng phạm với A, B trong vụ án trên không? Tại sao? (1 điểm)
D có đồng phạm với A, B trong vụ án trên. Vì D giúp sức bán tài sản sau khi A, B trộm cắp tài
sản D giúp sức kết thúc tội phạm sau khi tội phạm hoàn thành thì B cũng là đồng phạm với A, B.
2 – Vai trò của A, B trong vụ án trên? Tại sao? (1 điểm)
A: Người tổ chức cụ thể là người chủ mưu thể hiện qua việc A rủ B, C đột nhập vào nhà ông T
trộm cắp tài sản A là người lên kế hoạch vạch ra đường lối, âm mưu hoạt động hẹn B và C lúc
22h tại con hẻm lối vào nhà ông T đồng thời A là người thực hành thể hiện trực tiếp qua việc A
vào nhà và chiếm đoạt được gồm 3 lượng vàng. 20 triệu đồng và 01 máy ảnh.
B: người giúp sức thể hiện qua việc B đứng ngoài cảnh giới.
3 – C có được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội không? Tại sao? (1.5 điểm)
C không được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Tự ý nửa chừng phải đủ các điều
kiện sau:

+ Về giai đoạn phạm tội: phải xảy ra ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc giai đoạn phạm tội chưa
đạt chưa hoàn thành.

+ “tự nguyện” do động lực bên trong chứ không phải do trở ngại khách quan
+ “dứt khoát” phải từ bỏ hẳn ý định phạm tội.

+ Người giúp sức phải có thêm phải có hành động tích cực ngăn chặn hành động ấy.

Trong trường hợp này, phạm tội ở giai đoạn phạm tội chưa đạt đã hoàn thành vì những người này
thực hiện hành vi đi liền trước hành vi khách quan là hành vi đột nhập và chiếm đoạt tài sản;
chưa thực hiện hết hành vi đến cùng do những người này phạm tội trộm cắp có cấu thành vật
chất mà chưa trộm được tài sản- phạm tội chưa đạt; không thực hiện hành vi đến cuối cùng do
yếu tố khách quan: do công an bắt giữ. Như vậy trường hợp này những người trên đã thực hiện
hết các hành vi được cho là cần thiết để gây ra hậu quả nhưng do nguyên nhân khách quan ngoài
ý muốn nên hậu quả không xảy ra=>> phạm tội chưa đạt đã hoàn thành. C không thỏa mãn điều
kiện về tự nguyện từ bỏ việc phạm tội do động lực bên trong muốn từ bỏ mà do đưa mẹ đến bệnh
viện là do trở ngại khách quan nên không đến được; C không từ bỏ hẳn ý định phạm tội nên
không thỏa mãn điều kiện “dứt khoát”; C không có hành vi tích cực ngăn chặn hành động ấy ví
dụ như báo cho ông T, hay báo cho cảnh sat… Như vậy C không được coi là tự ý nửa chừng
chấm dứt việc phạm tội.

Bài tập 2 – 3.5 điểm


Biết nhà bà M có nhiều tài sản giá trị nên A (17 tuổi) đã trèo tường vào để trộm cắp tài sản.
A mở khóa và định lấy một chiếc SH thì bị bắt giữ. Hành vi của A được quy định tại khoản
2 Điều 173 BLHS 2015 (phạm tội chưa đạt).
Anh chị hãy xác định:
1 – Hình phạt tù cao nhất có thể áp dụng đối với A? Tại sao? (1.5 điểm)
Tại thời điểm A phạm tội 17 tuổi là người chưa thành niên. Tại khoản 2 Điều 173 BLHS mức
hình phạt cao nhất là 7 năm tù đối với người thành niên. Căn cứ khoản 1 Điều 101 thì mức phạt
cao nhất đối với đối với A không quá ¾ của 7 năm tù tức là không quá 5 năm 3 tháng tù. Và căn
cứ khoản 3 Điều 102 thì mức hình phạt cao nhất đối với A 17 tuổi phạm tội chưa đạt không quá
½ của 5 năm 3 tháng là 2 năm 7 tháng 15 ngày.
2 – Thời hiệu truy cứu TNHS đối với tội phạm mà A thực hiện là bao lâu và tính từ thời
điểm nào? Chỉ rõ căn cứ pháp lý? (1 điểm)
Khoản 2 Điều 173 BLHS theo Điều 9 BLHS là loại tội phạm nghiêm trọng. Căn cứ điểm b
khoản 2 Điều 27 BLHS thì thời hiệu truy cứu TNHS đối với tội phạm mà A thực hiện là 10 năm
và khoản 3 Điều 27 BLHS thì thời hiệu tính từ ngày tội phạm được thực hiện.
3 – Tòa án có thể áp dụng độc lập biện pháp tư pháp “Giáo dục tại trường giáo dưỡng mà
không áp dụng hình phạt đối với A được hay không? Tại sao" (1 điểm).
Tòa án có thể áp dụng độc lập biện pháp tư pháp “Giáo dục tại trường giáo dưỡng mà không áp
dụng hình phạt đối với A. Vì biện pháp tư pháp “Giáo dục tại trường giáo dưỡng” có thể thay thế
cho hình phạt và A dưới 18 tuổi thì căn cứ vào khoản 1 Điều 96 thì Tòa án có thể áp dụng độc
lập biện pháp tư pháp “Giáo dục tại trường giáo dưỡng mà không áp dụng hình phạt đối với A.

You might also like