You are on page 1of 2

c/ lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản:

Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản là trường hợp người có chức vụ,
quyền hạn đã (lạm dụng) vượt quá chức vụ, quyền hạn của mình chiếm đoạt tài sản
của người khác.
-Ví dụ: người bác sĩ lạm dụng chức trách khám, kê đơn thuốc cho bệnh nhân đã kê
“khống” đơn thuốc để chiếm đoạt tiền của cơ quan bảo hiểm
-chủ thể: chủ thể đặc biệt, là người có chức vụ, quyền hạn trong tổ chức, doanh nghiệp…
Những người không có chức vụ, quyền hạn vẫn có thể trở thành chủ thể của tội lạm dụng
chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản với vai trò là đồng phạm (ví dụ: Người xúi giục)
-Khách thể: xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức; làm cho cơ quan, tổ
chức bị suy yếu, mất uy tín, mất lòng tin của nhân dân vào chính quyền; cao hơn là chính
thể bị sụp đổ
-khách quan:
+ Thủ đoạn phạm tội: lạm dụng chức vụ, quyền hạn. Tức là người phạm tội đã làm một
việc vượt quá quyền hạn của mình để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
+ Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi chiếm đoạt tài sản.
+ Phương tiện phạm tội: chức vụ, quyền hạn được lạm dụng để thực hiện hành vi
-chủ quan:
- Lỗi: cố ý trực tiếp

- Mục đích: mục đích chiếm đoạt tài sản


- Động cơ: Vu lợi bất chính
Hình phạt của tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản
+ Khung 1: bị phạt tù từ 01 năm đến 06 năm
+ Khung 2: bị phạt tù từ 06 năm đến 13 năm.
+ Khung 3: bị phạt tù từ 13 năm đến 20 năm
+ Khung 4: bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân
+ Hình phạt bổ sung: còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có
thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn
bộ tài sản.

Ví dụ: Nguyễn Văn A là Phó Chủ tịch UBND tỉnh. A chỉ được phân công phụ trách lĩnh
vực văn hóa - xã hội, không được phân công phụ trách lĩnh vực quản lý đất đai nhưng A
vần ra quyết định thu hồi đất của Công ty X để giao cho Công ty Y (là Công ty của gia
đình A). Trường hợp này hành vi của A đã vượt quá chức trách, nhiệm vụ được giao.

You might also like