You are on page 1of 14

Vụ án gian lận điểm ở Hà Giang

Phần I: Tóm tắt vụ án Hà Giang..............................................................................................................1


Phần II: Phân tích.....................................................................................................................................2
QUAN HỆ GIỮA BỘ CÔNG AN - CÁC BỊ CAN (quan hệ hình sự)................................................2
QUAN HỆ GIỮA HỌC SINH- PHỤ HUYNH....................................................................................4
QUAN HỆ GIỮA CÁN BỘ PHÒNG AN NINH CHÍNH TRỊ VÀ CÁN BỘ PHÒNG KHẢO THÍ
(quan hệ hành chính).............................................................................................................................5
QUAN HỆ GIỮA SỞ GIÁO DỤC VÀ CÁN BỘ PHÒNG KHẢO THÍ (quan hệ hành chính).......6
QUAN HỆ GIỮA PHỤ HUYNH VÀ CÁN BỘ PHÒNG KHẢO THÍ...............................................9
QUAN HỆ LUẬT SƯ VÀ CÁC BỊ CÁO ( Quan hệ hình sự)...........................................................11
QUAN HỆ GIỮA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ SINH VIÊN (các sinh viên là các thí sinh liên
quan đến gian lận điểm thi ở Hà Giang)............................................................................................13

Phần I: Tóm tắt vụ án Hà Giang


 Các cột mốc xảy ra:   
11/7—12/7—14-15/7—17/7—19-20/7—23/7
11/7/2018: Công bố điểm thi THPT quốc gia. Dư luận phân tích phổ điểm thi, phát
hiện dấu hiệu bất thường.
12/7/2018: Báo chí nêu nghi vấn bất thường điểm thi. Ban Chỉ đạo thi quốc gia,
tỉnh vào cuộc.
14 - 15/7/2018: Đoàn công tác của Bộ GD-ĐT lên Hà Giang xác minh sự việc;
chấm thẩm định bài thi trắc nghiệm
17/7/2018: Họp báo công bố kết quả chấm thẩm định cho thấy xảy ra sai phạm hơn
330 bài thi của 114 thí sinh. 
19 - 20/7/2018: Khởi tố tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn. Khởi tố, bắt tạm giam 3
tháng ông Vũ Trọng Lương – Phó Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng, Sở
GD-ĐT.
23/7/2018: Khởi tố, bắt tạm giam 3 tháng ông Nguyễn Thanh Hoài – Trưởng
phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng (Sở GD-ĐT) -  người được cho là tiếp tay
cho ông Vũ Trọng Lương thực hiện hành vi phạm tội.
14/10/2019: Toà án Nhân dân tỉnh Hà Giang mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án gian
lận điểm thi THPT Quốc gia 2018.
25/10/2019: TAND tỉnh Hà Giang đã tuyên án 5 bị cáo trong vụ gian lận thi cử ở
tỉnh này. ( 5 bị cáo ở đây là: Nguyễn Thanh Hoài, Vũ Trọng Lương, Triệu Thị
Chính, Lê Thị Dung và Phạm Văn Khuông).
 Có 330 bài thi được chỉnh sửa ( tương đương 114 thí sinh được chỉnh sửa),
trong đó: 
 Tổng điểm chênh lệch cao nhất sau sửa: 29,95 điểm
 Các bài thi được sửa từ 1-1,25 đến 8-9 điểm
 Trích từ: (1), (2). ( Có tham khảo thêm một vài chi tiết từ (3), (4))

Phần II: Phân tích


QUAN HỆ GIỮA BỘ CÔNG AN - CÁC BỊ CAN (quan hệ hình sự)
Bộ công an tỉnh Hà Giang bắt giam và khởi tố các bị can
→ Sự kiện pháp lý: 19/07/2018, cơ quan quan an ninh điều tra Bộ công công an
Hà Giang quyết định khởi tố hình sự để làm làm rõ vụ việc lợi dụng chức vụ,
quyền hạn trong khi khi thi hành công vụ.
→ Vi phạm PL:
- Chủ thể:
+ Cơ quan an ninh bộ công an tỉnh Hà Giang (thay mặt cho Nhà nước):
có năng lực pháp luật (được phát sinh từ khi thành lập tổ chức, không bị
nhà nước hay tòa án hạn chế hay tước đoạt); có năng lực hành vi (có
cùng thời điểm phát sinh và chấm dứt với năng lực pháp luật).
+ Các bị can: có năng lực pháp luật do chưa bị tòa án tước quyền và
nghĩa vụ; có năng lực hành vi ( cụ thể các bị can đều đủ tuổi, khả năng
nhận thức đầy đủ và không mắc các bệnh theo quy định của pháp luật)
- Khách thể: Trật tự quản lý Nhà nước, lập lại trật tự đó trong quản lý giáo
dục.
- Nội dung: 
+ Cơ quan An ninh - Bộ Công An: Có quyền khởi tố, bắt giam, điều tra,
truy tố, xét xử đối với người phạm tội, buộc họ phải chịu những hình
phạt nhất định tương ứng đúng với tính chất và mức độ nguy hiểm của
tội phạm mà họ đã gây ra hoặc tha miễn một số người thực hiện hành vi
phạm tội nếu người này có đầy đủ những điều kiện do pháp luật hình sự
quy định. Mặt khác, có trách nhiệm để bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho
người phạm tội thông qua một loạt những quy định chặt chẽ về quyền và
nghĩa vụ của bị can, bị cáo, người phạm tội hay người bị kết án.

+ Các bị can: có quyền yêu cầu Nhà nước phải đảm bảo các quyền lợi
hợp pháp của mình và chỉ áp dụng các biện pháp chế tài trong giới hạn
luật định và có quyền tự mình bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa
cho hành vi phạm tội của họ. Có trách nhiệm chấp hành các biện pháp
cưỡng chế mà Nhà nước đã áp dụng đối với họ
→ Thực hiện pháp luật:
- Cơ quan an ninh áp dụng pháp luật để truy tố
→ Vi phạm pháp luật đối với chủ thể là các bị can tại phòng khảo thí, cụ thể:
1. Ông Nguyễn Thanh Hoài - Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất
lượng giáo dục:
- Sử dụng quyền hạn vượt quá giới hạn cho phép: là chủ động liên hệ với bị
cáo Vũ Trọng Lương để bàn bạc các thông tin liên quan đến việc sửa điểm,
nhận lời nâng điểm cho các thí sinh…
- Lỗi: Cố ý trực tiếp, bị cáo là người có chức vụ quyền hạn, đủ năng lực trách
nhiệm hình sự, đủ am hiểu quy định của ngành nhưng lại thực hiện hành vi
vi phạm quy chế thi
- Chủ thể: Đã đủ tuổi, có khả năng lý trí và nhận thức, năng lực hành vi đầy
đủ
- Khách thể: gây ảnh hưởng đến tính công bằng, minh bạch trong kì thi

 Theo Bộ Luật Hình sự, Điều 356 (5) tội ông Nguyễn Thanh Hoài bị truy tố
về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, tuyên án 8
năm tù…
2. Ông Vũ Trọng Lương - Phó Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng
giáo dục:
- Khách quan: nhận lời nâng điểm, trực tiếp thực hiện hành vi nâng điểm cho
các thì sinh.
- Khách thể: làm mất tính công bằng, minh bạch trong kì thi
- Chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp, bị cáo là người có chức vụ quyền hạn, đủ năng
lực trách nhiệm hình sự, đủ am hiểu quy định của ngành nhưng lại thực hiện
hành vi vi phạm quy chế thi bằng cách nâng điểm.
- Đã đủ tuổi, có khả năng lý trí và nhận thức, năng lực hành vi đầy đủ.

Tương tự với ông Hoài, ông Lương cũng bị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ,
quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, tuyên án 7 năm tù.
Theo Bộ Luật Hình sự, Điều 356. (5)
Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ
QUAN HỆ GIỮA HỌC SINH- PHỤ HUYNH
- Quan hệ giữa các học sinh và phụ huynh trong vụ án gian lận điểm chủ yếu
là bố mẹ - con cái, các mối quan hệ họ hàng trong gia đình, bạn bè,...(quan
hệ nhân thân)
Phân tích quan hệ giữa ông Khuông và con
- Ông Phạm Văn Khuông Nguyên Phó GĐ Sở GD&ĐT Hà Giang  - con ( che
giấu danh tính) 
→ Quan hệ PL:
- Sự kiện pháp lý: Có quan hệ cha con dẫn đến phát sinh sự việc nhờ vả để
nâng điểm ( cụ thể là 13,3 điểm).
- Chủ thể: Ông Phạm Văn Khuông đã đủ tuổi cũng như có khả năng nhận thức
điều khiển hành vi và tình trạng thể lực cá nhân.
- Khách thể: Đạt được lợi ích phi vật chất: điểm cao → Có cơ hội đậu các
trường đại học danh giá.
→ Vi phạm PL:
- Ông Phạm Văn Khuông đã vi phạm PL
+ Khách quan: Ông Phạm Văn Khuông đã sử dụng quyền hạn vượt
quá giới hạn pháp luật cho phép: Nhờ Nguyễn Thanh Hoài sửa điểm
cho con mình → Gây ra hậu quả đối với xã hội ( Mất suất vào các
trường đại học danh giá đối với các học sinh thi bằng chính thực lực,
khả năng của bản thân)
+ Khách thể: Ông Phạm Văn Khuông đã xâm hại đến 
Điều 13. Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân (6)
1. Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Mọi công dân không
phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, đặc điểm cá nhân,
nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về
cơ hội học tập.
Ở đây ông đã phần nào làm ảnh hưởng đến cơ hội học tập của các
học sinh khác ở các trường đại học.
+ Chủ thể: Ông Phạm Văn Khuông phải chịu trách nhiệm pháp lý về
hành vi nhờ vả để sửa điểm mà mình đã làm → Bị truy tố về tội “Lợi
dụng sự ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi ”
Tại điều 358 Bộ Luật Hình sự 2015: (5)
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua
trung gian đòi, nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây dưới
mọi hình thức để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có
chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc thuộc trách
nhiệm hoặc liên quan trực tiếp đến công việc của họ hoặc làm một
việc không được phép làm, thì bị phạt tù từ 01 đến 06 năm:
b) Lợi ích phi vật chất.
+ Chủ quan: Ông đã phạm lỗi cố ý trực tiếp ( nhận thức rõ được hành
vi nhờ vả để nâng điểm cho con mình là trái PL nhưng vẫn thực hiện
và mong muốn việc nâng điểm xảy ra) 
→ Ông Phạm Văn Khuông đã bị HĐXX tuyên án 1 năm tù treo. (Căn
cứ vào Bộ Luật Hình sự 2015 điều 358) (5)
QUAN HỆ GIỮA CÁN BỘ PHÒNG AN NINH CHÍNH TRỊ VÀ CÁN
BỘ PHÒNG KHẢO THÍ (quan hệ hành chính)
     Cụ thể giữa bà Lê Thị Dung và ông Nguyễn Thanh Hoài.
→ Sự kiện pháp lý: 6/2018, bà Dung có qua nhà và đưa danh sách 4 thí sinh cùng
cháu bà cho ông Hoài, vài ngày sau bà tiếp tục đưa thêm danh sách 15 thí sinh
khác nhờ nâng điểm.
→ Chủ thể: 
- Bà Lê Thị Dung -  phó đội trưởng thuộc Phòng An ninh chính trị nội bộ,
Công an tỉnh Hà Giang: có năng lực pháp luật phát sinh từ khi sinh ra và
chưa bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tước bỏ, đủ tuổi, đủ khả năng nhận
thức và điều khiển hành vi (nhận biết rõ việc mình đang thực hiện)
- Ông Nguyễn Thanh Hoài -  trưởng phòng khảo thí và quản lý chất lượng
giáo dục, Sở GD&ĐT Hà Giang: có năng lực pháp luật phát sinh từ khi sinh
ra và chưa bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tước bỏ, đủ tuổi, đủ khả năng
nhận thức và điều khiển hành vi (nhận biết rõ việc mình đang thực hiện)
→ Khách thể: giúp đỡ xem và nâng điểm cho 20 thí sinh.
→ Vi phạm pháp luật:
1. Bà Lê Thị Dung: 
- Khách quan: Đưa danh sách 20 thí sinh và nhờ ông NTH nâng điểm
- Khách thể: Ảnh hưởng trực tiếp đến tính công bằng trong kì thi, ảnh hưởng
đến công việc của ông NTH…
- Chủ thể: đủ tuổi, có khả năng lý trí và năng lực chịu trách nhiệm trước pháp
luật
- Chủ quan: lỗi vô ý quá tự tin, bị cáo có đủ năng lực lý trí trí để nhận thức
được hành vi vi phạm của minh nhưng lại tin rằng không xảy ra.
 “Chính bản thân tôi lúc đi nhờ chỉ nghĩ tới việc tạo phúc, chứ không nghĩ
anh Hoài nâng tới ngần ấy điểm. Lúc đó tôi mới biết đó là vi phạm pháp
luật" - bị cáo Dung nói
Bị cáo Lê Thị Dung bị truy tố về tội "Lợi dụng sự ảnh hưởng đối với
người có chức vụ quyền hạn để trục lợi" theo quy định tại điểm b khoản
1 Điều 366 Bộ luật hình sự 2015 (5), tuyên phạt 2 năm tù. 
Điều 366. Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để
trục lợi
 1. Người nào trực tiếp hoặc qua trung gian nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây
để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm
hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm của họ hoặc làm một việc không
được phép làm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù
từ 06 tháng đến 03 năm:
         b) Lợi ích phi vật chất

2. Ông Nguyễn Thanh Hoài - Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng
giáo dục:
- Khách quan: Sử dụng quyền hạn vượt quá giới hạn cho phép: là chủ động
liên hệ với bị cáo Vũ Trọng Lương để bàn bạc các thông tin liên quan đến
việc sửa điểm, nhận lời nâng điểm cho các thí sinh…
- Khách thể: gây ảnh hưởng đến tính công bằng, minh bạch trong kì thi
- Chủ thể: Đã đủ tuổi, có khả năng lý trí và nhận thức, năng lực hành vi đầy
đủ
- Chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp, bị cáo là người có chức vụ quyền hạn, đủ năng
lực trách nhiệm hình sự, đủ am hiểu quy định của ngành nhưng lại thực hiện
hành vi vi phạm quy chế thi

Theo Bộ luật hình sự (5), điều 356, ông Nguyễn Thanh Hoài bị truy tố về tội “Lợi
dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, tuyên án 8 năm tù…

QUAN HỆ GIỮA SỞ GIÁO DỤC VÀ CÁN BỘ PHÒNG KHẢO THÍ (quan


hệ hành chính)
→ Sự kiện pháp lý : Sở giáo dục và đào tạo trong kỳ thi trung học phổ thông, liên
kết với phòng khảo thí để hoàn thành công tác tổ chức kỳ thi đầu vào đại học vào
tháng 7/2018.
→ Chủ thể :
 Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Hà Giang và Phòng khảo thí: Có đầy đủ năng lực
pháp luật ( không bị hạn chế bởi nhà nước hay tòa án , có kể từ khi thành lập) năng
lực hành vi ( sinh ra cùng lúc với năng lực pháp luật và chấm dứt cùng nhau)
→ Khách thể: hoàn thành kì thi THPT Quốc gia 
→ Thực hiện pháp luật:
- Thi hành pháp luật: phải tổ chức ki thi theo quy định của nhà nước hằng năm
( mang tính chủ động và bắt buộc).
- Áp dụng pháp luật : Sở giáo dục và đào tạo Hà Giang áp dụng trong quá
trình thi, trong công tác ra đề thi ( in sao đề thi và quy định đối với cán bộ
làm đề) , xử phạt đối với cán bộ coi thi nếu xảy ra điều sai phạm.
→ Vi phạm pháp luật đối với các chủ thể ở Sở GD&ĐT.
- Ở Sở GD&ĐT :
Triệu Thị Chính ( nguyên phó SGDĐT tỉnh Hà Giang) : đã đủ tuổi có đầy
đủ nhận thức và năng lực hành vi đầy đủ .
+ Khách quan :  đưa danh sách 13 thí sinh cho nguyên trưởng phòng Khảo
thí và quản lý giáo dục tỉnh Hà Giang- Nguyễn Thanh Hoài để nhờ can thiệp
sửa điểm môn Ngữ văn.
+ Khách thể : bà Triệu Thị Chính đã xâm hại đến ( Điều 13. Quyền và nghĩa
vụ học tập của công dân - Luật Giáo Dục 2019 (6)) gây ảnh hưởng đến
quyền và lợi ích của các thí sinh tham gia kì thi , kì thi mất đi công bằng và
trong sạch.
+ Chủ thể: Triệu Thị Chính bị khởi tố và phải chịu trách nhiệm hình sự về
tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục
lợi, theo điều 358 Bộ luật Hình sự 2015.(5)
+ Chủ quan: bà đã phạm lỗi cố ý trực tiếp ( biết sai phạm vẫn hành động đưa
danh sách thí sinh , bà có đầy đủ ý thức và trách nhiệm hành vi có đầy đủ
kiến thức về luật ngành )
Phạm Văn Khuông (Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang)
cũng tương tự như bà Lê Thị Chính nhưng khác ở tính khách quan của vi phạm
: Phạm Văn Khuông đã lợi dụng tín nhiệm nhờ Nguyễn Thanh Hoài nâng điểm
cho con trai. Ngoài ra ông còn phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi Lợi
dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi, theo điều 366
Bộ luật Hình sự 2015.(5)
  Sai phạm của cán bộ phòng khảo thí 
Có tất cả 114 thí sinh, với hơn 330 bài thi có tổng điểm đã công bố chênh lên
hơn 1,0 điểm so với điểm chấm thẩm định. Mặt khác, đã có không ít thí sinh có
tổng điểm chênh lên hơn 20 điểm so với điểm chấm thẩm định. Cá biệt có những
thí sinh có tổng điểm được làm tăng lên đến 26,8 điểm, thậm chí 29,95 điểm so với
điểm chấm thẩm định. Qua chấm thẩm định cũng cho thấy một số bài thi có điểm
tăng hơn so với điểm đã công bố từ 0,2 đến 1,0 điểm. Cá biệt có 3 bài thi môn giáo
dục công dân có điểm chấm thẩm định tăng hơn 5,75 điểm so với điểm đã công bố.
Hành vi nâng điểm thi cho thí sinh trong khi chấm thi đã vi phạm rất nghiêm trọng
quy chế thi.
Chủ thể ở phòng khảo thí ( là các bị can đã bị xử lý ở phần 2)
1. Ông Nguyễn Thanh Hoài - Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng
giáo dục:
- Khách quan: Sử dụng quyền hạn vượt quá giới hạn cho phép: là chủ động liên hệ
với bị cáo Vũ Trọng Lương để bàn bạc các thông tin liên quan đến việc sửa điểm,
nhận lời nâng điểm cho các thí sinh…
- Khách thể: gây ảnh hưởng đến tính công bằng, minh bạch trong kì thi
- Chủ thể: Đã đủ tuổi, có khả năng lý trí và nhận thức, năng lực hành vi đầy đủ
- Chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp, bị cáo là người có chức vụ quyền hạn, đủ năng lực
trách nhiệm hình sự, đủ am hiểu quy định của ngành nhưng lại thực hiện hành vi vi
phạm quy chế thi

 Theo Bộ Luật Hình sự, Điều 356. (5)


Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05
năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức
→ Ông NTH bị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi
hành công vụ”, tuyên án 8 năm tù…

2. Ông Vũ Trọng Lương - Phó Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo
dục:
- Khách quan: nhận lời nâng điểm, trực tiếp thực hiện hành vi nâng điểm cho các
thì sinh.
- Khách thể: làm mất tính công bằng, minh bạch trong kì thi.
- Chủ thể : Đã đủ tuổi, có khả năng lý trí và nhận thức, năng lực hành vi đầy đủ.
- Chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp, bị cáo là người có chức vụ quyền hạn, đủ năng lực
trách nhiệm hình sự, đủ am hiểu quy định của ngành nhưng lại thực hiện hành vi vi
phạm quy chế thi bằng cách nâng điểm.

Tương tự với ông Hoài, ông Lương cũng bị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ,
quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, tuyên án 7 năm tù.

Theo Bộ Luật Hình sự, Điều 356. (5)


Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm
đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
QUAN HỆ GIỮA PHỤ HUYNH VÀ CÁN BỘ PHÒNG KHẢO
THÍ 
→ Sự kiện pháp lý: Các phụ huynh đã  “nhờ ” các lãnh đạo của phòng Khảo thí
và Quản lý chất lượng giáo dục sửa điểm cho con em mình, làm trái với quy định
được ban hành. Đồng thời các lãnh đạo cũng đồng ý nhận lời và thực hiện hành
động vi phạm pháp luật

→ Chủ thể: Các phụ huynh và Phòng khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục
( Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Hà Giang ). Bởi vì chủ thể của quan hệ pháp luật là
những tổ chức hay cá nhân dựa trên cơ sở của các quy phạm pháp luật mà tham gia
vào các quan hệ pháp luật, trở thành người mang các quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ
thể. Có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi.

→ Khách thể: Quy định về đảm bảo công tác tổ chức thi và chấm thi chặt chẽ
minh bạch

→ Nội dung:

- Với các phụ huynh: Có quyền được kiến nghị, đóng góp các ý kiến về việc sửa
đổi các quy định,…; có nghĩa vụ phải tuân thủ và nhắc nhở con em tuân thủ
nghiêm các quy định về đảm bảo công tác tổ chức thi và chấm thi,…

- Với phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục: Có quyền kiến nghị các cấp
có thẩm quyền cao hơn về việc sửa đổi các quy định,…; nghĩa vụ thực hiện đúng
và đầy đủ các quy định về đảm bảo công tác tổ chức thi và chấm thi,…

→ Thực hiện pháp luật:

  - Thi hành pháp luật: tổ chức kỳ thi theo đúng quy định được ban hành

 - Áp dụng pháp luật: Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Hà Giang áp dụng trong quá
trình tổ chức thi và chấm thi

→ Vi phạm pháp luật:

   Nguyễn Thanh Hoài ( nguyên trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng
giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang): đã đủ tuổi có đầy đủ nhận thức và
năng lực hành vi

Vi phạm: Nhận lời sửa điểm cho con của 93 phụ huynh.
 Những người này gồm: Bị cáo Phạm Văn Khuông, nguyên Phó Giám đốc Sở GD-
ĐT Hà Giang; La Thị Quý Trinh, Trưởng phòng Tổ chức Cán bộ, Sở GD-ĐT Hà
Giang; Nguyễn Thị Kim Tuyến, Phó Trưởng phòng Giáo dục Thường xuyên, Sở
GD-ĐT tỉnh Hà Giang; Nguyễn Thị Phú, Trưởng phòng Giáo dục mầm non, Sở
GD-ĐT Hà Giang; Phạm Thị Ngọc Hà, Chuyên viên Phòng Giáo dục Mầm non,
Sở GD-ĐT Hà Giang; Mạc Thị Ngân, Chuyên viên Sở GD-ĐT Hà Giang; Trần
Quốc Huy, Chuyên viên Phòng Giáo dục Trung học, Sở GD-ĐT tỉnh Hà Giang; Lê
Thị Như Quỳnh, Chuyên viên Phòng khảo thí, Sở GD-ĐT tỉnh Hà Giang; Triệu
Thị Thơm, Chuyên viên Phòng khảo thí, Sở GD-ĐT tỉnh Hà Giang; Bùi Thị Lê
Vân, Chuyên viên Phòng khảo thí, Sở GD-ĐT tỉnh Hà Giang; Trương Thị Hiên,
nguyên Phó giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Hà Giang; Lê Thị Việt Thanh, Hiệu phó
Trường THCS Điện Biên, TP Hà Giang; Mai Bích Hà, Hiệu phó một Trường
THCS, TP Hà Giang; Trần Thị Huyền, Giáo viên Trường THPT chuyên tỉnh Hà
Giang; Nguyễn Thị Thanh Bình, Hiệu trưởng Trường Trung học Phổ thông dân tộc
Nội trú huyện Quản Bạ; Phùng Văn Thiệu - tổ 5 hoặc tổ 6 Thị trấn Yên Bình;
Phùng Thị Mỹ, chị gái ông Thiệu; Lê Thị Thanh Huyền, Phó trưởng phòng GD-ĐT
huyện Vị Xuyên; Triệu Thị Giang, Phó trưởng phòng Kinh tế đối ngoại thuộc Sở
Kế hoạch và Đầu tư (em ông Triệu Tài Vinh)….(6)

Vũ Trọng Lương (nguyên phó phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục)
cũng đã khai danh sách 14 thí sinh- phụ huynh nhờ sửa điểm

Khách thể: vi phạm nghiêm trọng đến quy chế thi cử của ngành giáo dục, gây ảnh
hưởng tới tính minh bạch, công bằng của kì thi

Xử phạt: Quy định tại điều 356 Bộ luật hình sự 2015 (5), Các bị cáo gồm: Nguyễn
Thanh Hoài và Vũ Trọng Lương bị truy tố về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn
trong khi thi hành công vụ" với mức án lần lượt là 8 năm tù và 7 năm tù

Về phụ huynh:

- Ông Phạm Văn Khuông, nguyên phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Giang và Lê Thị
Dung, nguyên phó đội trưởng thuộc Phòng An ninh Chính trị nội bộ Công an tỉnh
Hà Giang, bị truy tố về tội "Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền
hạn để trục lợi", quy định tại điều 366 Bộ luật Hình sự với mức án treo

- Ông Trần Đức Quý, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang, Trưởng Ban Chỉ đạo Kỳ
thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia năm 2018 tỉnh Hà Giang bị Ban chấp
hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang tra quyết định “ Cảnh cáo”
- Bà Triệu Thị Giang (Phó trưởng phòng Kinh tế đối ngoại thuộc Sở Kế hoạch và
Đầu tư) bị khiển trách vì nhờ người nâng điểm cho cháu ruột, vi phạm những điều
Đảng viên không được làm.

Ngoài ra vẫn chưa xác định được thêm những cá nhân tại Hà Giang có hành vi đưa
tiền hoặc lợi ích vật chất cho 2 bị cáo trên nhằm mục đích sửa điểm thi. Nếu có
hành vi hối lộ trên thì sẽ vi phạm Điều 364 Bộ luật Hình sự năm 2015 (5) với mức
án cao nhất có thể lên đến 20 năm tù

QUAN HỆ LUẬT SƯ VÀ CÁC BỊ CÁO ( Quan hệ hình sự) 


→ Sự kiện pháp lý: Là mối quan hệ hợp đồng giữa khách hàng và các luật sư khi
cần giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp luật các khách hàng sẽ tự tìm đến luật
sư và chấm dứt khi đã giải quyết xong các vấn đề của bị cáo sự kiện pháp lý sẽ
chấm dứt ( cụ thể là các phiên xét xử )

→ Chủ thể: Chủ thể của quan hệ pháp luật là những cá nhân dựa trên cơ sở của
các quy phạm pháp luật mà tham gia vào các quan hệ pháp luật, trở thành người
mang các quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể. Có đầy đủ năng lực pháp luật và năng
lực hành vi.

→ Khách thể: mang lại công lý và làm sáng tỏ sự việc bằng pháp luật.

→ Thực hiện pháp luật:

- Tuân thủ pháp luật :  thực hiện đúng quy định diễn ra tại phiên xét xử .
- Thi hành pháp luật : các luật sư và các bị cáo liên quan đến sự kiện bắt buộc
có mặt tại các phiên xét xử theo luật định .
- Sử dụng pháp luật : bị cáo có quyền chứng minh mình vô tội hay quyền
không chứng minh mình vô tội trong tố tụng hình sự ,được quyền thuê người
bào chữa để đảm bảo lợi ích của mình bằng pháp luật.

→ Vi phạm pháp luật của chủ thể là các bị cáo:

- Nguyễn Thanh Hoài ( nguyên trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất
lượng giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang): đã đủ tuổi có đầy đủ
nhận thức và năng lực hành vi :
+ Khách quan: đã nhân lời sửa điểm cho con của 93 phụ huynh
+ Khách thể: vi phạm nghiêm trọng đến quy chế thi cử của ngành giáo
dục, gây ảnh hưởng tới tính minh bạch, công bằng của kì thi
+ Chủ thể: Đã đủ tuổi, có khả năng lý trí và nhận thức, năng lực hành vi
đầy đủ.
+ Chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp  ( biết sai phạm vẫn hành động , có đầy đủ
ý thức và trách nhiệm hành vi có đầy đủ kiến thức về luật ngành )

Theo đó, bị cáo Nguyễn Thanh Hoài (cựu Trưởng phòng Khảo thí, Sở Giáo
dục Đào tạo (GD-ĐT) Hà Giang bị tuyên phạt 8 năm tù về tội "Lợi dụng chức vụ,
quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

- Bị cáo Vũ Trọng Lương (nguyên phó phòng Khảo thí và Quản lý chất
lượng giáo dục)  đã đủ tuổi có đầy đủ nhận thức và năng lực hành vi.
+ Khách quan: Là người trực tiếp sửa bài thi, nâng điểm thi cho hàng
loạt thí sinh
+ Khách thể: vi phạm nghiêm trọng đến quy chế thi cử của ngành giáo
dục, gây ảnh hưởng tới tính minh bạch, công bằng của kì thi
+ Chủ thể: Đã đủ tuổi, có khả năng lý trí và nhận thức, năng lực hành
vi đầy đủ.
+ Chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp ( biết sai phạm vẫn hành động , có đầy
đủ ý thức và trách nhiệm hành vi có đầy đủ kiến thức về luật ngành) 

Theo đó , bị cáo Vũ Trọng Lương (nguyên phó phòng Khảo thí và Quản lý chất
lượng giáo dục)  theo Quy định tại điều 356 Bộ luật hình sự 2015 (5),  Vũ Trọng
Lương bị truy tố về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ"
bị tuyên phạt 7 năm tù

- Triệu Thị Chính ( nguyên phó SGDĐT tỉnh Hà Giang) : đã đủ tuổi có


đầy đủ nhận thức và năng lực hành vi đầy đủ .
+ Khách quan :  đưa danh sách 13 thí sinh cho cựu trưởng phòng Khảo
thí Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang Nguyễn Thanh Hoài để nhờ
can thiệp sửa điểm môn ngữ văn
+ Khách thể : bà TTC đã xâm hại đến (Điều 13. Quyền và nghĩa vụ
học tập của công dân) gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các thí
sinh tham gia kì thi , kì thi mất đi công bằng và trong sạch.
+ Chủ thể TTC bị khởi tố và phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Lợi
dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục
lợi, theo điều 358 Bộ luật Hình sự 2015.(5)
+ Chủ quan : bà đã phạm lỗi cố ý trực tiếp ( biết sai phạm vẫn hành
động đưa danh sách thí sinh , bà có đầy đủ ý thức và trách nhiệm hành
vi có đầy đủ kiến thức về luật ngành )
- Phạm Văn Khuông (Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang)
cũng tương tự như bà Lê Thị Chính nhưng khác ở tính khách quan của vi
phạm Phạm Văn Khuông đã lợi dụng tín nhiệm nhờ Nguyễn Thanh Hoài
nâng điểm cho con trai. Ngoài ra ông còn phải chịu trách nhiệm hình sự về
hành vi Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục
lợi, theo điều 366 Bộ luật Hình sự 2015.(5)
- Bị cáo Lê Thị Dung (cựu Phó Đội trưởng thuộc Phòng An ninh Chính trị
nội bộ, Công an Hà Giang) : đã đủ tuổi có đầy đủ nhận thức và năng lực
hành vi đầy đủ .
+ Khách quan :  đưa cho bị cáo Nguyễn Thanh Hoài một danh sách 20
thí sinh nhằm giúp đỡ một số phụ huynh nâng điểm cho con em.
+ Khách thể : gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các thí sinh
cùng tham gia kì thi làm cho kì thi mất đi sự công bằng .
+ Chủ thể : Lê Thị Dung (cựu Phó Đội trưởng thuộc Phòng An ninh
Chính trị nội bộ, Công an Hà Giang)  phải chịu trách nhiệm pháp lí về
hành động của mình bị truy tố về tội "Lợi dụng sự ảnh hưởng đối với
người có chức vụ quyền hạn để trục lợi"theo điều 366 Bộ luật Hình sự
2015 (5) và bị phạt 2 năm tù
+ Chủ quan : bà đã phạm lỗi vô ý quá tự tin ( không nhận thấy được
những hậu quả nguy hiểm cho xã hội , bà chỉ nhờ nâng điểm vì
thương người không ngờ nâng quá nhiều điểm )
QUAN HỆ GIỮA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ SINH VIÊN (các sinh viên
là các thí sinh liên quan đến gian lận điểm thi ở Hà Giang)
→ Sự kiện pháp lý:
- Phát sinh khi các học sinh đã tốt nghiệp THPT ứng tuyển vào các trường đại
học 
- Thay đổi khi các học sinh trúng tuyển vào các trường đại học 
- Chấm dứt khi các sinh viên tốt nghiệp tại các trường đại học hay sinh viên bị
các trường đại học cho thôi học
Chủ thể: các trường đại học ( Đại Học Kinh tế Quốc dân, Học viện An Ninh
Nhân Dân, Học viện Cảnh sát nhân dân, Trường Đại học Phòng cháy Chữa
cháy, Trường Đại học Luật Hà Nội, Trường Đại học Y Hà Nội,...), các sinh
viên là các thí sinh liên quan đến việc gian lận điểm thi tại Hà Giang.
Khách thể: thực hiện kỳ tuyển sinh vào đại học một cách thành công. 
→ Thực hiện pháp luật:
- Tuân thủ pháp luật: các trường đại học thực hiện tuyển sinh một cách công
bằng
- Sử dụng pháp luật: các trường đại  xử lý các trường hợp có hành vi gian lận
trong tuyển sinh.
 Trường Đại Học Kinh tế Quốc dân buộc thôi học 7/12 thí sinh còn 5 thí sinh
trong danh sách này vẫn được học do điểm sau thẩm định vẫn đạt điểm
chuẩn ngành mà các sinh viên đang theo học.
 Các trường của Bộ Công an đã trả về địa phương 53 thí sinh ( một đợt 28 thí
sinh và một đợt 25 thí sinh ). Trong số này có 16 thí sinh của Học viện An
Ninh Nhân Dân, 33 thí sinh của Học viện Cảnh sát nhân dân và 4 thí sinh
của Trường Đại học Phòng cháy Chữa cháy. Theo Thiếu tướng Bùi Minh
Giám – Cục trưởng Cục đào tạo ( Bộ Công an ) : “ Các thí sinh có liên quan
đến vụ gian lận thi cử này được tham dự kỳ thi THPT quốc gia năm 2019
nhưng việc có được đăng ký sơ tuyển vào các trường CAND hay không thì
Bộ Công an phải xem xét. Bởi việc xét tuyển vào ngành công an, ngoài điểm
chuẩn còn phải tính đến phẩm chất, giá trị đạo đức”.
 Trường Đại học Y Hà Nội đã buộc thôi học thí sinh có điểm cao thứ ba toàn
trường sau khi phát hiện đây chỉ là điểm gian lận, điểm thực tế của thí sinh
dưới điểm chuẩn.

You might also like