You are on page 1of 8

Phòng chống tham nhũng

1.Kinh nghiệm quốc tế về phòng chống tham nhũng


Ở Trung Quốc, công tác phòng, chống tham nhũng gắn với giáo dục chính trị tư
tưởng và tác phong liêm chính trong toàn Đảng, “giáo dục đạo đức là hàng đầu,
tu dưỡng bản thân là cơ bản”. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng chủ trương kiên
quyết trừng trị nghiêm khắc những kẻ tham nhũng, cho dù đó là ai.
Năm 2018, Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương (CCDI) và Ủy ban Giám sát
quốc gia Trung Quốc (NSC) đã xử lý kỷ luật 621.000 cán bộ, trong đó có 51 cán
bộ từ cấp tỉnh và tương đương trở lên. Những quan chức trên bị kỷ luật liên
quan tới 638.000 vụ việc và các sai phạm chủ yếu là cấp trợ cấp và tiền thưởng
sai quy định, tặng hoặc nhận quà tặng không được phép, sử dụng sai mục đích
ngân sách công như tổ chức các tiệc.

Ở Hàn Quốc hay Australia, nội dung phòng, chống tham nhũng được đưa vào
giảng dạy trong hệ thống trường học để giúp học sinh ý thức được nguyên nhân,
hậu quả, tác hại của việc tham nhũng và giáo dục ý thức lên án tham nhũng ngay
từ khi còn nhỏ
Công khai minh bạch là chìa khóa then chốt

Đối với nhiều nước trên thế giới hiện nay, những lĩnh vực, nội dung cần công
khai tới người dân gồm: Công khai chi tiết thu chi ngân sách; công khai trong
mua sắm tài sản công; công khai trong lĩnh vực xây dựng; công khai việc kê
khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức; công khai quá trình tiếp nhận, bổ
nhiệm cán bộ cũng như việc cấp các bằng cấp… bởi đây là những lĩnh vực có
khả năng dễ nảy sinh tiêu cực và tham nhũng.

Cùng với Đức và Đan Mạch, Phần Lan là một trong số những nước đứng đầu ở
châu Âu về chống tham nhũng. Theo thống kê của Ủy ban châu Âu (2014), chỉ
có khoảng 9% người dân Phần Lan bị ảnh hưởng bởi tham nhũng trong cuộc
sống hằng ngày, trong khi tỷ lệ này trung bình ở châu Âu là ¼. Đất nước này
không chỉ là mô hình cho các nước châu Âu khác, mà còn cho cả thế giới học
hỏi kinh nghiệm về phòng, chống tham nhũng.
Thành công của Phần Lan là kết quả của một sự kết hợp có hiệu quả giữa văn
hóa chống tham nhũng của công dân với thể chế chính trị có mô hình quản trị
tốt. Ở Phần Lan, các đảng chính trị hoạt động minh bạch và công khai các khoản
được tài trợ. Nhờ đó, người dân luôn tin tưởng và đặt lòng tin ở Chính phủ và
các quyết sách của Nhà nước.

Ở Australia, theo pháp luật nước này, Chính phủ có trách nhiệm phải công khai
các quy trình, thủ tục, công khai rút thăm làm thủ tục hành chính thông qua máy
móc, mọi người đều biết thứ tự của nhau và ngăn ngừa tham nhũng do chạy chỗ,
coi trọng tính công khai, minh bạch trong hoạt động đấu thầu, mua sắm tài sản
công. Các cơ quan Thanh tra, Kiểm toán, Ủy ban liêm chính cảnh sát được
quyền yêu cầu bắt buộc đối tượng điều tra phải cung cấp thông tin, giải trình,
nếu phát hiện cung cấp sai thì có thể bị khép vào tội hình sự.

Trong khi đó, luật pháp của Anh, CHLB Đức, Thụy Điển quy định, tất cả các tài
liệu của Chính phủ và các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương (trừ
tài liệu thuộc bí mật quốc gia) đều phải được đăng tải công khai trên báo chí và
trên mạng Internet, kể cả mức lương của Thủ tướng và các Bộ trưởng. Mọi công
chức nhà nước đều có quyền và trách nhiệm cung cấp các thông tin về tổ chức
và hoạt động của cơ quan mình cho phóng viên báo chí và không ai được phép
điều tra, tìm hiểu để xác định nguồn của các thông tin đã được đăng tải trên báo
chí.

2.Kinh nghiệm chống tham nhũng thời kì phong kiến


2.1 Thời Bắc thuộc
Sau khi nước Âu Lạc của An Dương Vương bị rơi vào tay Triệu Đà (179
tr.CN), dân tộc ta đã trải qua thời gian hơn 1.000 năm phong kiến Trung Hoa đô
hộ. Với mưu đồ thống trị, đồng hóa, các quan lại phương Bắc đã dùng quyền uy
của kẻ cai trị để vơ vét của cải tư lợi cho bản thân. Ở mức độ cao hơn, hành vi
tham ô của quan lại cai trị phương Bắc nhiều trường hợp được thực hiện lộ liễu
bằng cướp bóc, chiếm đoạt. Sách Việt sử thông lãm đã ghi: Trên tham nhũng,
dưới càng tham nhũng/Lớn gian tà, bé cũng gian tà/Thầy buông tớ chẳng đành
tha/Quan trên thít một, sai nha thặng mười.
Hành vi tham nhũng được ghi nhận với đối tượng chủ yếu tham ô, nhũng
lạm vơ vét tiền tài, vật lực của người dân Âu Lạc chính là những tên quan đô hộ
đứng đầu nước ta cùng những kẻ dưới quyền lợi dụng chức vụ được giao ở cách
xa chính quyền trung ương. Sách Đại Việt sử ký toàn thư (ĐVSKTT) đã dẫn
chứng: “Trước đây những người làm Thứ sử thấy đất châu có các thứ ngọc trai,
lông trả, tê, voi, đồi mồi, hương lạ, gỗ tốt, nhiều người không liêm khiết, vơ vét
của cải cho đầy, rồi lại xin đổi đi” 63. Sách An Nam chí lược cho biết: Thứ sử
Giao Châu là Chu Thặng đến nước ta nhận chức, khi nhìn thấy thực trạng này đã
viết thư về Trung Hoa với đại ý là đất Giao Châu là nơi xa xôi, tập tục phổ biến
có sự tham ô, bọn cường hào, trưởng sử thì bạo ngược, hà hiếp bóc lột muôn
dân.
2.2 Thời Lý Trần
Nhà nước phong kiến triều Lý (1009 - 1225)
+ Đối với việc thu thuế, các quan nha, thư lại ở lĩnh vực này cùng với mười
phần phải đóng vào kho triều đình, họ được thu riêng một phần gọi là hoành
đầu. Kẻ nào thu quá số ấy thì bị khép vào tội ăn trộm.
+ Đối với Khố ty thu thuế lụa, nếu “ăn lụa” của dân thì cứ mỗi thước lụa bị phạt
100 trượng; “ăn” một tấm lụa đến trên 10 tấm thì theo số tấm, thêm phối dịch 10
năm.
+ Triều Lý cũng là nhà nước quân chủ đầu tiên ban hành Hình thư -bộ luật thành
văn trong lịch sử dân tộc.
+ Năm 1042, vua Lý Thái Tông ban chiếu: Những người thu quá số thuế quy
định sẽ bị ghép vào tội ăn trộm. Người dân tố cáo việc đó được miễn dịch 3
năm. Người ở kinh thành mà cáo giác nạn nhũng nhiễu, tham ô thì được nhận
thưởng bằng hiện vật thu được. Ngoài hình phạt chính, các quan ăn hối lộ từ 1
đến 9 quan thì bị phạt 50 quan tiền; từ 10 quan đến 19 quan, bị phạt từ 60 đến
100 quan; của hối lộ một phần trả lại chủ, một phần sung vào kho quỹ triều đình.
2.3 Thời kỳ Hậu Lê
Thi hành chính sách bổng lộc để hạn chế tham ô, hối lộ: Lê Thánh Tông
sớm thiết đặt chế độ bổng lộc cho quan viên. Trong một đạo sắc dụ ban hành
vào năm Hồng Đức thứ 8 (1477), nhà vua đã nói rõ mục đích và nguyên tắc của
chế độ bổng lộc như sau: “Lộc để khuyến người có công, tùy theo công việc
nặng hay nhẹ, những hoàng tộc và công thần tuy không có hạng định về phẩm
tước, mà cấp lộc còn có từng bậc khác nhau, huống chi các quan văn, quan võ
trong kinh và ngoài các đạo chức việc không giống nhau, thì việc cấp lộc nên
làm cho tỏ rõ việc nặng nhọc, việc nhàn rỗi”
Cũng năm đó, vua chính thức ban hành chế độ bổng lộc cho quý tộc, quan
lại bao gồm nhiều loại như lộc điền 65, tuế lộc (còn gọi là quan lộc) và thực hộ
Chính sách đãi ngộ của Lê Thánh Tông thông qua nhiều loại bổng lộc khác nhau
vừa đảm bảo “không để cho viên quan nào không có việc mà ăn không” vừa
“cân nhắc được người khó nhọc, người có tài năng, mà quyết định bổng lộc
phẩm trật cho thích đáng”
Năm Hồng Đức thứ 14 (1483), nhà vua đã cho ban hành bộ Quốc triều
hình luật (Luật Hồng Đức) bao quát nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm thể chế hóa
một nhà nước phong kiến trung ương tập quyền. Bộ luật đã quy định chống
tham nhũng đồng bộ từ việc đề ra chế độ công vụ chặt chẽ nghiêm minh đến
việc hạn chế những hành vi cấu kết với nhau, cậy thế cậy thần sách nhiễu lương
dân. Bên cạnh Quốc triều hình luật, một số văn bản điển chế và pháp luật được
ban hành dưới thời Lê Thánh Tông (như Thiên Nam dư hạ tập,, Hồng Đức thiện
chính thư) cũng có một số điều khoản liên quan đến việc chống tham ô, nhũng
nhiễu của quan lại. Chẳng hạn: Tự ý thu tiền của dân đinh, binh lính từ 2 mạch
trở lên thì phạt đánh 50 trượng, biếm ba tư; từ 5 mạch trở lên thì phạt đánh 80,
đồ làm khao đinh; từ 7 mạch trở lên thì xử tội đồ làm tượng phường binh; 9
mạch thì xử đồ làm chủng điền binh, 1 quan thì xử tội lưu (“Mười điều về tạp
luật”, Thiên Nam dư hạ tập, tập IX, 1489)68. Với một hệ thống tội danh và
những biện pháp trừng trị vô cùng nghiêm khắc, lại được sự chỉ đạo sát sao của
đấng minh quân nên bộ Luật Hồng Đức - bộ luật chống tham nhũng đã phát huy
hiệu lực, làm nền tảng cho một nhà nước pháp trị phong kiến thân dân, đưa nước
ta trở thành một nhà nước cường thịnh trong thời kỳ Hồng Đức (1459 -1496).
Thiết lập cơ chế thanh tra, giám sát đối với quan lại các cấp: Giữ vai trò
chủ đạo trong hệ thống các cơ quan thanh tra, giám sát quan lại thời Lê Thánh
Tông là Ngự sử đài 69. Trong sắc dụ hiệu định quan chế ngày 26/9/1471, Lê
Thánh Tông đã nói rõ chức trách của Ngự sử đài là chấn chỉnh mọi sai phạm của
bách quan, làm rõ mọi ẩn tình của bách tính
Lê Thánh Tông luôn tuân thủ nguyên tắc không để tình cảm riêng tư chen
vào việc công.
2.4 Thời Nguyễn
vua Minh Mệnh đặc biệt coi trọng cải cách bộ máy hành chính và nổi
tiếng nghiêm khắc.Minh Mệnh thấy cần thiết phải tăng cường củng cố chế độ
quân chủ trung ương tập quyền. vua Minh Mệnh cho ban hành Luật hồi tỵ buộc
tất cả bộ máy điều hành việc nước từ Trung ương tới địa phương đều phải triệt
để chấp hành. Là một ông vua nổi tiếng nghiêm khắc và kiên quyết trừng trị nạn
tham nhũng, trừ hại cho dân, Minh Mệnh luôn thưởng, phạt hết sức nghiêm
minh, kể cả hoàng thân quốc thích xuống đến thứ dân, binh lính đều bình đẳng
trước pháp luật. Năm 1821, Phó Tổng trấn Gia Định là Huỳnh Công Lý và là
nhạc phụ của nhà vua, tham nhũng 30.000 quan tiền, nhà vua gạt tình thâm, ban
chỉ dụ tử hình bố vợ. Tháng 5/1823, viên lại Phủ Nội vụ tên là Lý Hữu Diệm lấy
trộm hơn một lạng vàng, bị phát giác. Theo luật quy định thì tội này sẽ bị chém
đầu, nhưng xét thấy trước đây Diệm có một số công trạng nên bộ Hình giảm
xuống, bắt đi đày viễn xứ. Vụ án tâu lên, vua Minh Mệnh không chấp nhận giảm
án và dứt khoát hạ lệnh cho bộ Hình đưa can phạm ra chợ Đông Ba chém đầu
cho mọi người trông thấy.
3.Tư tưởng HCM trong phong chống tham nhũng
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh có thái độ hết sức nghiêm khắc đối với
tệ nạn tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu. Hồ Chí Minh đưa ra quan niệm về
tham nhũng: “Liêm là trong sạch, không tham lam”
1, Người chỉ ra 2 biểu hiện trong 10 hành vi bất liêm của cán bộ là “Tham
tiền của, tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon, sống yên; Người cán bộ,
cậy quyền thế mà đục khoét dân, ăn của đút, hoặc trộm của công làm của tư”
2. Biểu hiện của bệnh tham ô, theo Hồ Chí Minh đó là “Người cán bộ, cậy
quyền thế mà đục khoét của dân, ăn của đút, hoặc trộm của công làm của tư”
3 là bất liêm, tức không trong sạch, tham lam.
Quan niệm về tham nhũng, lãng phí
Thuật ngữ “tham ô” do Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng lần đầu vào năm 1952,
trong bài “Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu”
4. Người coi tham ô, lãng phí là "tội lỗi đê tiện nhất trong xã hội". Hồ Chí Minh
chỉ rõ bản chất của tham ô: là lấy của công làm của tư, là gian lận tham lam,
tham ô là trộm cướp.
Ngay sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, trong “Thư gửi các đồng chí
tỉnh nhà” (tỉnh Nghệ An, ngày 17/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Cán bộ
ta nhiều người “cúc cung tận tụy”, hết sức trung thành với nhiệm vụ, với Chính
phủ, với quốc dân. Nhưng cũng có người hủ hóa, lên mặt làm quan cách mạng,
hoặc là độc hành, độc đoán, hoặc là dĩ công dinh tư...”6. Hồ Chí Minh cũng chỉ
rõ bản chất, đặc trưng của hành vi tham ô là là biến "của công" thành "của tư", là
gian lận tham lam, trộm cướp. "Của công" chính là tài sản của nhân dân, do
nhân dân đóng góp, phục vụ mục đích chung là giải phóng dân tộc, xây dựng đất
nước. "Của công" thành "của tư" tức là tài sản chung khi không nhằm phục vụ
mục đích chung mà chỉ dành làm của riêng, quỹ riêng cho một tập thể, một địa
phương, "của tư" không chỉ là tài sản riêng của một cán bộ, công chức nào.
Người cho rằng “Tham ô là hành động xấu xa nhất của con người” là “xâm
phạm đến lợi ích chung của nhân dân, tức là kẻ địch của nhân dân”. Tham ô,
lãng phí là tội lỗi đê tiện nhất trong xã hội nên bất cứ hành vi lấy “của công”
làm “của tư” nào (hành vi tham ô hiểu theo nghĩa rộng) cũng đều bị Hồ Chí
Minh coi là hành vi tham ô, cần phải nghiêm trị. Theo nghĩa này, chủ thể của
hành vi tham ô không chỉ là cán bộ, công chức - những người nắm chức vụ,
quyền hạn nhất định trong bộ máy nhà nước mà người dân bình thường, nếu "ăn
cắp của công, khai gian, lậu thuế" cũng có thể là chủ thể của hành vi tham ô. Hồ
Chí Minh còn chỉ ra một hình thức tham ô tinh vi, rất khó nhận thấy trong cuộc
sống đời thường, đó là tham ô gián tiếp. Người nêu ra một ví dụ về tham ô gián
tiếp: “Thí dụ: một cán bộ, Chính phủ, nhân dân trả lương hằng tháng đều cho,
nhưng lại kém lòng trách nhiệm, đứng núi này, trông núi nọ, làm việc chậm
chạp, ăn cắp giờ của Chính phủ, của nhân dân”
7. Đây là hình thức tham ô đặc biệt, tuy không nhanh chóng gây hậu quả nghiêm
trọng như những hành vi trực tiếp chiếm đoạt tài sản công, nhưng tham ô gián
tiếp xảy ra hằng ngày, thường xuyên, liên tục, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt
động đúng đắn của bộ máy nhà nước, hiệu lực của quản lý nhà nước, là một
trong những mối nguy hại lớn đối với sự nghiệp cách mạng của đất nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng phê phán rất nhiều dạng lãng phí, như: lãng
phí sức lao động do không khéo sắp xếp, tổ chức; lãng phí thì giờ do họp hành
kéo dài liên miên nói rất nhiều, thông tin ít, kết qủa ít, “thùng rỗng kêu to”; lãng
phí tiền của do cơ quan dùng vật liệu một cách phí phạm, các xí nghiệp dùng
máy móc và nguyên liệu không hợp lý, không tiết kiệm xăng dầu, người giữ
kho, giữ tiền để thất thoát, để hàng hóa hao hụt, lỗ vốn, ngân hàng không khéo
sử dụng tiền bạc, để cho tiền bạc ứ đọng lại, không lưu thông được, cơ quan
kinh tế lập kế hoạch không thiết thực, không sát với hoàn cảnh, gây lỗ vốn, bộ
đội không biết giữ gìn quân trang, quân dụng và chiến lợi phẩm, nhân dân bỏ
hoang ruộng đất, đốt vàng mã, bán trâu, cầm ruộng để làm đám cưới, đám ma,...
Người rút ra kết luận: “Tham ô là trộm cướp. Lãng phí tuy không lấy của công
đút túi, song kết quả cũng rất tai hại cho nhân dân, cho Chính phủ. Có khi tai hại
hơn nạn tham ô”.
Quan liêu: Cùng với chống tham
ô, lãng phí, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng phê phán nghiêm khắc căn bệnh
quan liêu (Bureaucracy), vì những người và những cơ quan lãnh đạo nào mắc
phải bệnh này thì “có mắt mà không thấy suốt, có tai mà không nghe thấu, có
chế độ mà không giữ đúng, có kỷ luật mà không nắm vững”.
Ba căn bệnh tham ô, lãng phí, quan liêu “là kẻ thù của nhân dân, của bộ
đội và của Chính phủ” 9. Loại kẻ thù này “khá nguy hiểm, vì nó không mang
gươm mang súng, mà nó nằm trong các tổ chức của ta, để làm hỏng công việc
của ta”
“Nó làm hỏng tinh thần trong sạch và ý chí khắc khổ của cán bộ ta. Nó
phá hoại đạo đức cách mạng của ta là cần, kiệm, liêm, chính”. Nó “phá hoại tinh
thần, phí phạm sức lực, tiêu hao của cải của Chính phủ và của nhân dân. Tội lỗi
ấy cũng nặng như tội lỗi Việt gian, mật thám”
Nguyên nhân của tệ tham ô, lãng phí
“Tham ô và lãng phí đều do bệnh quan liêu mà ra”
15. Tệ quan liêu chính là căn nguyên sâu xa, nguyên nhân trực tiếp, là
điều kiện của tham ô, lãng phí.
“Chống tham ô, lãng phí, quan liêu là dân chủ”. Đó cũng
là một hình thức dân chủ tập trung”. Ngay từ thời dựng Đảng, mở lời cho
cuốn “Đường Kách mệnh” (năm1927), lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã đề cao “Tư
cách một người cách mệnh”, Người nhấn mạnh “phải cần,kiệm, nói thì phải làm,
phải biết hy sinh, ít lòng tham muốn về vật chất”. Trong các bài nói và viết
củamình, ngay từ những ngày đầu giành được chính quyền cho đến sau này,
Người rất chú ý đến việc giáo dụccho cán bộ, đảng viên phải nâng cao đạo đức
cách mạng (ĐĐCM), quét sạch chủ nghĩa cá nhân. Trong bàiviết “Thực hành tiết
kiệm, chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu”, Chủ tịch Hồ Chí Minh
dẫn lờiXtalin về cách thức phòng, chống lãng phí và coi đây như một “nghệ
thuật”: “Đồng chí Xtalin dạy chúng ta“Phải tiết kiệm tiền bạc, lại phải chi tiêu
tiền bạc ấy cho hợp lý. Không được phí phạm một đồng xu nào củadân. Phải
dùng toàn bộ tiền bạc ấy vào công nghệ của nước ta.
Tác hại của tệ tham ô, lãng phí, quan liêu
Hồ Chí Minh khẳng định quan liêu, tham ô, lãng phí là "bạn đồng minh
của thực dân, phong kiến",
"là kẻ thù của nhân dân, của bộ đội, của Chính phủ"21. Bởi vì, tham ô,
lãng phí có tác hại rất lớn. Trước hết
và trực tiếp, nó gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, của nhân dân.
Tham ô, lãng phí làm tha hoá, suy thoái đạo đức cách mạng của cán bộ,
phá hoại tinh thần trong
sạch, ý chí vượt khó của cán bộ, nhân dân, xói mòn lòng tin của nhân dân
vào Đảng, Nhà nước.
Quan điểm về chống tham nhũng
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh phải kết hợp chặt chẽ giữa tuyên
truyền, giáo dục và cưỡng
chế, trong đó lấy tuyên truyền, giáo dục là nền tảng, cơ sở. Người nói:
“Trong phong trào chống tham ô,
lãng phí, quan liêu, giáo dục là chính, trừng phạt là phụ”
Người đặc biệt chú trọng biện pháp giáo dục tư tưởng cho
quần chúng. Hồ Chí Minh nói: “làm cho quần chúng khinh ghét tệ tham ô,
lãng phí, quan liêu; biến hàng
trăm, hàng triệu con mắt, lỗ tai cảnh giác của quần chúng thành những
ngọn đèn pha soi sáng khắp mọi nơi,
không để cho tệ tham ô, lãng phí, quan liêu còn chỗ ẩn nấp” Chủ tịch Hồ
Chí Minh là người khởi xướng, phát động, chỉ đạo và hướng dẫn phong trào phê
bình
và tự phê bình trong đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Một là, Làm tốt công tác tư tưởng, làm cho mọi người hiểu tham ô, lãng
phí, quan liêu có hại cho
dân, cho nước như thế nào và vì sao phải chống những nạn ấy? Phải kiên
quyết sửa chữa những nhận thức
không đúng về chống tham ô, lãng phí, quan liêu.

Hai là, Nghiên cứu để có lý luận chống tham ô, lãng phí, quan liêu.
Ba là, Nâng cao ý thức trách nhiệm trong công việc, nâng cao trình độ
quản lý kinh tế - tài chính;
tăng cường kiểm tra, giám sát, không để tạo kẽ hở cho bọn tham ô, lãng
phí, quan liêu đục khoét.
Bốn là, Có phương pháp giữ gìn tiền bạc, thực hành một chế độ tiết kiệm
nghiêm ngặt, nhất là tiết
kiệm trong chi tiêu ở các cơ quan hành chính, giảm thiểu việc họp hành
nếu xét thấy nó không cần thiết.
Người nhận xét: “Hiện nay, có những cuộc khai hội, những lễ kỷ niệm,
những đám yến tiệc tốn hàng vạn,

You might also like