You are on page 1of 12

lOMoARcPSD|18026704

CAU HOI ON TAP MON Lsnnpl

Lịch sử nhà nước và pháp luật (Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh)

Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university


Downloaded by KhanhNhi_Dang (nhidanghongkhanh@gmail.com)
lOMoARcPSD|18026704

1. Nô lệ là đối tượng bóc lột chủ yếu của giai cấp thống trị trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ.
=> Sai. Nô lệ là giai cấp bị bốc lột trực tiếp và chủ yếu ở nhà nước chiếm hữu nô lệ phương Tây.
Còn ở nhà nước chiếm hữu nô lệ phương Đông thì nông dân là giai cấp bị bốc lột trực tiếp và chủ
yếu trong xã hội. Nông dân chiếm số lượng đa số và là lực lượng sản xuất chính trong xã hội lúc
bấy giờ.
2. Trị thủy và chiến tranh là nguyên nhân chính dẫn đến sự ra đời của nhà nước chiếm
hữu nô lệ phương Đông.
=> Sai. Trị thuỷ và chiến tranh là nguyên nhân tác động dẫn đến sự ra đời của nhà nước chiếm
hữu nô lệ phương đông, sự phân hoá giai cấp trong xã hội và mâu thuẫn giữa các giai cấp gay gắt
đến mức không thể điều hoà được mới là nguyên nhân chính đẫn đến sự ra đời của nhà nước
chiếm hữu nô lệ ở phương đông.
3. Trong nhà nước Spart, sau khi thành lập hội đồng năm quan giám sát, quyền lợi của
các quý tộc bị cơ quan này kiểm soát và hạn chế đến mức tối thiểu nhằm mục đích bảo vệ quyền
lợi của tầng lớp bình dân.
=> Sai. Vì hội đồng năm quan có mục đích thành lập là bảo vệ quyền lợi của giai cấp bình dân
nhưng thực chất đây là cơ quan tập trung mọi quyền lực và bảo vệ một cách mạnh mẽ quyền lợi
của tầng lớp quý tộc chủ nô và không phân chia quyền lực cho tầng lớp bình dân.
4. Nhà nước Cộng hòa La Mã cổ đại được tổ chức theo nguyên tắc tập quyền, với quyền
lực nhà nước tập trung toàn bộ vào Vua.
=> Sai. La Mã cổ đại là một nhà nước theo hình thức chính thể cộng hoà quý tộc chủ nô và được
tổ chức theo nguyên tắc tập quyền nhưng quyền lực tập trung chủ yếu ở đại hội xenturi mà thực
chất là nằm trong tay tầng lớp quý tộc chủ nô La Mã.
5. Tại Athens, mô hình dân chủ đã xuất hiện ngay từ khi Athens được xây dựng.
=> Sai. Khi nhà nước Athens mới hình thành thì mô hình chính thể được thiết lập là cộng hoà quý
tộc chủ nô. Sau đó trải qua các cuộc cải cách của các quý tộc công thương thì La Mã mới từng
bước chuyển sang thiết lập mô hình chính thể cộng hoà dân chủ chủ nô.
1. Bộ luật Hammurapi của Lưỡng Hà thừa nhận sự bình đẳng trong xã hội thông qua
nguyên tắc “đồng thái phục thù”.=> Sai. Nguyên tắc “ đồng thái phục thù” là nguyên tắc tàn dư của
xã hội nguyên thuỷ còn tồn tại, cho phép trừng trị cả những người không liên quan đến tội phạm,
nguyên tắc này chỉ căn cứ vào hậu quả xảy ra trên thực tế để áp dụng hình phạt chứ không xét trên
phương diện mức độ lỗi và chủ thể thực hiện hành vi vi phạm.Bản chất của nguyên tắc mang tính trả
thù ngang bằng nhau chứ không thể hiện sự bình đẳng trong xã hội.
2. Mệnh lệnh/ chiếu chỉ/ quyết định của hoàng đế La Mã là một trong những nguồn luật
của pháp luật La Mã thời kỳ cộng hoà hậu kỳ trở đi.=> Đúng. Pháp luật La Mã thời kỳ cộng hoà
hậu kỳ trở đi phát triển dựa trên nguồn luật đa dạng mà trước hết là mệnh lệnh, chiếu chỉ, quyết định
của hoàng đế La Mã. Ngoài ra còn có quyết định của Viện nguyên lão, quyết định của Toà án...
3. Nho giáo là hệ tư tưởng chủ đạo cho việc xây dựng pháp luật ở nhà nước chiếm hữu nô
lệ Trung Quốc.=> Sai. Tư tưởng pháp trị phù hợp với đòi hỏi của xã hội hiện đại lúc bấy giờ nên

Downloaded by KhanhNhi_Dang (nhidanghongkhanh@gmail.com)


lOMoARcPSD|18026704

chiếm ưu thế nên trở thành hệ tư tưởng chủ đạo cho việc xây dựng pháp luật ở nhà nước chiếm hữu nô
lệ cũng như có ảnh hưởng lớn đến phương pháp cai trị của các nhà nước Trung Quốc thời bấy giờ

1. Sự xuất hiện của quan hệ sản xuất phong kiến ở vùng đất Tây La Mã là nguyên nhân
mang tính quyết định đối với sự ra đời của nhà nước phong kiến Tây Âu.=> Đúng. Quan hệ sản
xuất phong kiến đã xuất hiện với đầy đủ các yếu tố của nó: địa chủ, lệ nông và phương thức bốc lột
bằng địa tô. Đây là yếu tố quyết định đối với sự ra đời của nhà nước phong kiến Tây Âu.
2. Cuộc tấn công của tộc người Giecmanh là nguyên nhân mang tính quyết định đối với
sự ra đời của nhà nước phong kiến Tây Âu.=> Sai. Sự tấn công của tộc người Giecmanh là nguyên
nhân mang tính tác động thúc đẩy sự hình thành nhà nước phong kiến Tây Âu. Nguyên nhân quyết định
dẫn đến sự hình thành nhà nước phong kiến Tây Âu là sự xuất hiện của quan hệ sản xuất phong kiến.
3. Ở nhà nước phong kiến Tây Âu, tất cả quyền lực luôn tập trung tuyệt đối trong tay
nhà vua.=> Sai. Tất cả quyền lực chỉ tập trung tuyệt đối vào tay nhà vua ở giai đoạn sơ kỳ. Ở giai đoạn
trung kỳ, quyền lực của nhà vua bị hạn chế bởi tầng lớp thị dân. Đến giai đoạn mạt kỳ thì quyền lực
nhà vua mới được khôi phục trở lại nhưng lại mang hình thức chính thể là quân chủ chuyên chế trung
ương tập quyền.

1. Việc sử dụng các quy định của Luật La Mã cổ đại thể hiện sự kém phát triển của pháp
luật phong kiến Tây Âu.=> Sai. Kinh tế thành thị ngày càng phát triển mạnh, theo đó là các thuơng vụ
, các tranh chấp thương mại cũng ngày càng phát triển, để giải quyết những tranh chấp này, các thị dân
đã tìm về thời cổ đại vận dụng luật La Mã vì bản thân luật La Mã rất phát triển, nó phù hợp với tất cả
các nền kinh tế hàng hoá thị trường. Các vua chúa, lãnh chúa phong kiến cũng vận dụng luật La Mã để
tăng cường quyền lực của mình và đối xử với nông nô như những nô lệ trước đây.
2. Nguồn luật tập quán không có trong nguồn của pháp luật phong kiến Tây Âu.=> Sai.
Khi nhà nước phong kiến Tây Âu mới ra đời, nguồn của pháp luật chủ yếu là các tập quán pháp. Các
tập quán pháp gồm: phong tục tập quán của các bộ tâp người La Mã, người Giecmanh, một trong
những tập quán nổi tiếng lúc bấy giờ là “thần thánh tài phán”.
3. Pháp luật phong kiến Tây Âu rất phát triển, hoàn thiện đặc biệt là các quy định về dân
sự.=> Sai. Pháp luật phong kiến là phương tiện để nhà nước đàn áp, bóc lột quần chúng nhân dân lao
động, bảo vệ địa vị, quyền lợi của tập đoàn phong kiến thế tục và tập đoàn phong kiến giáo hội. Vì vậy,
Pháp luật phong kiến Tây Âu kém phát triển hơn so với pháp luật thời Hy Lạp cổ đại từ hình thức đến
nội dung, đặc biệt là pháp luật về dân sự.

1. Sự xuất hiện của chiến tranh thôn tính là yếu tố mang tính quyết định đối với sự ra đời
của nhà nước phong kiến Trung Quốc. => Sai. Để tiến hành chiến tranh thôn tính đòi hỏi chi phí rất
lớn. Để có đủ tiềm lực theo đuổi chiến tranh, các nước lớn đều lần lượt thi hành những cải cách về kinh
tế, chính trị. Từ đó nền sản xuất và quan hệ sản xuất phong kiến dần hình thành và phát triển. Nền kinh
tế phát triển, đặc biệt là nền kinh tế nông nghiệp đã làm xuất hiện chế độ tư hữu về ruộng đất và xã hội
dần hình thành 2 tầng lớp mới: tầng lớp địa chủ và tầng lớp nông dân tá điền, làm xuất hiện một
phương thức bóc lột mới là bóc lột địa tô. Đây chính là quan hệ sản xuất phong kiến

Downloaded by KhanhNhi_Dang (nhidanghongkhanh@gmail.com)


lOMoARcPSD|18026704

2. Nhà nước phong kiến Trung Quốc ra đời khi chế độ chiếm hữu nô lệ bị khủng
hoảng.=> Sai. Điều kiện, hoàn cảnh ra đời nhà nước phong kiến Trung Quốc được xem xét dưới góc
độ kinh tế và chính trị - xã hội. Điều kiện kinh tế là quá trình hình thành quan hệ sản xuất phong kiến,
điều kiện chính trị - xã hội là hoạt động chiến tranh thôn tính. Hai điều kiện trên là hai yếu tố làm xuất
hiện nhà nước phong kiến Trung Quốc.

3. Ở nhà nước phong kiến Trung Quốc, nhà vua luôn là trung tâm của hoạt động lập pháp
nên không xuất hiện pháp luật thành văn.=> Sai.

1. Nhà nước tư sản thời kỳ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh không can thiệp vào nền
kinh tế. => Đúng. Trong thời kỳ này, nhà nước tư sản hầu như đứng ngoài đời sống kinh tế, xã hội và
nhà nước chỉ can thiệp khi có sự lung lay của chế độ tư hữu, nền kinh tế trong giai đoạn này tự điều
chỉnh bởi quy luật cạnh tranh tự do và quy luật giá trị, các cá nhân tư bản hầu như có đầy đủ quyền
trong việc kinh doanh và bóc lột người lao động. Do đó, thời kỳ này được gọi là thời kỳ của chủ nghĩa
tư bản tự do cạnh tranh
2. Nhà nước tư sản Nhật Bản ra đời là sản phẩm của một cuộc cách mạng tư sản triệt
để.=> Sai. Minh Trị duy tân là một cuộc cach mạng tư sản không triệt để. Vì lãnh đạo cách mạng chủ
yếu là tầng lớp võ sĩ có xu hướng tư bản hoá, còn nhiều liên hệ với chế độ phong kiến, họ đại diện cho
quyền lợi của cả tư sản và phong kiến, về thiết chế chính trị còn bảo lưu nặng nề những yếu rố của
vương quyền, quá đề cao địa vị của thiên hoàng.
3. Quân chủ tuyệt đối là hình thức chính thể của nhà nước tư sản Anh trong thời kỳ
CNTB hiện đại.=> Sai. Quân chủ nghị viện là hình thức chính thể của nhà nước tư sản Anh trong thời
lỳ CNTB hiện đại. Theo đó, vua hoặc nữ hoàng là nguyên thủ quốc gia nhưng chỉ mang tính tượng
trưng, mọi hoạt động của vua hoặc nữ hoàng chỉ nhằm mục đích chính thức hoá về mặt nhà nước các
hoạt động của Nghị viện, Chính phủ, mọi quyết định của vua hoặc nữ hoàng chỉ có hiệu lực thực thi khi
có chữ ký kèm theo của Thủ tướng.
4. Học thuyết phân chia quyền lực nhà nước là cơ sở cho việc tổ chức bộ máy nhà nước
Pháp.

1. Các bản hiến pháp tư sản trong thời kỳ CNTB tự do cạnh tranh đã ghi nhận và bảo vệ
cho quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân một cách triệt để.=> Sai. Bản chất của hiến pháp tư sản
là cương lĩnh chính trị-pháp luật mà trong đó giai cấp tư bản xác định cơ sở kinh tế, chính trị nhằm
củng cố và tăng cường nền chuyên chính của mình. Các bản hiến pháp tư sản tuy có thừa nhận quyền
lợi của cong dân nhưng mặt cơ bản là nhà nước tư sản dùng hiến pháp để đàn áp và áp bức người lao
động, những điều ghi trong hiến pháp về quyền con người, quyền công dân không toàn diện và không
bảo đảm để thực hiện. Hiến pháp tư sản không bảo đảm những quyền cơ bản của con người. của công
dân mà chỉ nhằm đảm bảo quyền lợi của giai cấp tư sản.
2. Quyền bầu cử của công dân đã được ghi nhận và bảo vệ một cách triệt để trong các bản
hiến pháp tư sản.=> Sai. Hiến pháp nhằm ưu đãi và bảo đảm quyền bầu cử cho giai cấp tư sản, ngược
lại tìm mọi cách để quần chúng lao động không được thực hiện quyền bầu cử của mình. Chế độ bầu cử
3

Downloaded by KhanhNhi_Dang (nhidanghongkhanh@gmail.com)


lOMoARcPSD|18026704

chủ yếu dựa trên cơ sở tài sản, nghĩa là phải có tài sản nhất định thì mới có tư cách cử tri và được
quyền bầu cử. Không thừa nhận phụ nữ có quyền bầu cử, có sự phân biệt chủng tộc trong chế định bầu
cử. Một số nước tư sản còn quy định không có bầu cử bình đẳng.

1. Nhà nước đầu tiên ở Việt Nam hình thành là kết quả trực tiếp từ sự đấu tranh giai cấp.=>
Sai. Nhà nước đầu tiên ở Việt Nam hình thành là kết quả của quá trình trị thuỷ thuỷ, thuỷ lợi và nhu cầu
chống chiến tranh.
2. Nhà nước đầu tiên ở Việt Nam hình thành khi mâu thuẫn giai cấp vẫn chưa thật sự gay
gắt.=> Đúng. Nhà nước đầu tiên ở Việt Nam không ra đời theo nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Tức nhà nước ra đời khi mâu thuẫn giữa các giai cấp trong xã hội chưa đạt đến mức độ gay gắt, không
thể điều hoà được mà thông qua các yếu tố tác động dẫn đến sự ra đời của nhà nước đầu tiên ở Việt
Nam. Đó là nhu cầu trị thuỷ, thuỷ lợi và chống chiến tranh.

1. Nặng hành chính – quân sự là đặc trưng của nhà nước thời Ngô – Đinh – Tiền Lê.=>
Đúng. Sự chú trọng của nhà nước đối với việc phòng thủ quốc gia, tăng cường sức mạnh về mặt quân
sự nhằm bảo vệ độc lập chủ quyền của quốc gia trước sự xâm lược của kẻ thù trong khi chính quyền
trung ương còn non trẻ và chưa đủ mạnh.
2. Khoa cử là cách thức chủ yếu được sử dụng để tuyển chọn quan lại thời Ngô – Đinh –
Tiền Lê.=> Sai. Việc tuyển chọn bộ phận quan lại thời Ngô- Đinh- Tiền Lê chưa được quan tâm chú
trọng như các triều đại về sau. Theo Đại Việt sử ký toàn thư và Khâm định Việt sử thông giám cương
mục: vua là người định giai phẩm cho các quan trong triều đình mà không tổ chức thi cử để tuyển chọn
quan lại.
3. Nhà nước thời Ngô – Đinh – Tiền Lê được tổ chức theo mô hình quân chủ hạn chế.=>
Sai. Nhà nước thời Ngô- Đinh- Tiền Lê được tổ chức theo mô hình quân chủ tuyệt đối, đứng đầu tổ
chức bộ máy nhà nước là vua, nắm toàn bộ quyền lực nhà nước cả về vương quyền và thần quyền.
4. Nhà nước thời Ngô – Đinh – Tiền Lê có tính quý tộc – thân vương. => Đúng.

1. Nặng hành chính – quân sự là đặc trưng cơ bản của nhà nước thời Lý – Trần.
=> Sai. Đặc trưng cơ bản của nhà nước thời Lý - Trần không còn nặng tính hành chính - quân sự
mà thay vào đó quân lính đã được tinh gỉan và hạn chế quyền lực quân đội, lấy dân làm gốc sau
đó mới đến xẫ tắc, gian sơn. Xây dựng nền quân chủ không mang tính chuyên chế, hà khắc mà
hài hoà, thân dân.
2. Lưỡng đầu chế thời Trần – Hồ là biểu hiện của mô hình quân chủ hạn chế.
=> Sai. “chính thể lưởng đầu” tồn tại một cách phổ biến vào thời Trần và cả nhà Hồ nhưng không phải
là biểu hiện của mô hình quân chủ hạn chế. Quân chủ hạn chế là là mô hình chính thể trong đó vua
đóng vai trò là nguyên thủ quốc gia nhưng quyền lực của nhà vua bị hạn chế, phải nhường chỗ cho các
thiết chế khác của nhà nước, có sự mâu thuẫn về quyền lực. Trong đó, “chính thể lưỡng đầu” được hiểu
là đất nước có hai người cùng nhau trị vì gồm thái thượng hoàng và vua. Là thể chế lưỡng đầu cùng
dòng dọ nên không có sự mâu thuẫn về quyền lực.
4

Downloaded by KhanhNhi_Dang (nhidanghongkhanh@gmail.com)


lOMoARcPSD|18026704

3. Khoa cử là hình thức chủ yếu để tuyển chọn quan lại thời Lý – Trần.=> Sai. Khoa cử không phải
là hình thức chủ yếu để tuyển chọn quan lại thời Lý - Trần. Để cũng cố vương quyền, các vị vua nhà Lý
- Trần sử dụng chính sách “quý tộc - thân vương” để tuyển chọn quan lại. Những người có mối quan hệ
họ hàng với nhà vua, những người trong dòng tộc được giao cho nắm giữ những chức quan trọng trách
của triều đình.

1. Tổ chức nhà nước ở trung ương giai đoạn đầu Lê Sơ thực hiện nguyên tắc tản quyền
giữa các cơ quan=> Sai. Nguyên tắc tản quyền thực chất là tập quyền nhưng chỉ khác là vua uỷ quyền
cho 1 số cơ quan thay mặt mình quyết định nhưng quyền quyết định tối cao vẫn thuộc về vua. Ở giai
đoạn đầu của thời kỳ nhà Lê. Bộ máy nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc tập quyền, quyền lực tập
trung vào tay vua, dưới vua là hệ thống quan đầu triều nắm giứ những chức quan quan trọng làm nhiệm
vụ trung gian giữa vua và các cơ quan chuyên môn khác và địa phương. Do có vị trí quan trọng nên họ
từng bước thâu tóm quyền lực về tay mình, tự quyết định công việc mà không cần chuyển đến tay nhà
vua.
2. Quan đại thần giai đoạn đầu Lê sơ rất lớn quyền lực.=> Đúng. Do bộ máy nhà nước mang
tính quý tộc thân vương nên quyền lực của vua bị chia sẻ cho quý tộc, hoàng tộc, họ nắm giữ những
chức quan trung gian quan trọng giữa vua và các cơ quan chuyên môn khác, từng bước thao túng, hạn
chế quyền lực của vua, tăng cường quyền lực cho mình.
3. Nhà nước giai đoạn đầu Lê sơ có tổ chức bộ máy đơn giản.=> Sai. Tổ chức bộ máy nhà
nước giai đoạn đầu Lê Sơ khá phức tạp, đặc biệt là tổ chức bộ máy ở địa phương, thành lập tương đối
nhiều cấp trung gian ở địa phương mặc dù lãnh thổ lúc này chưa qúa rộng, dẫn đến sự tốn kém cho
ngân sách nhà nước, làm cồng kềnh bộ máy nhà nước ở địa phương.
4. Chính quyền địa phương giai đoạn đầu Lê sơ nặng hành chính – quân sự. => Đúng.
Triều đại nhà Lê ra đời trong hoàn cảnh chiến tranh loạn lạc, khí đất nước vừa mới trải qua cuộc đấu
tranh giành lại độc lập nên việc tổ chức bộ máy nhà nước mang tính chất hành chính- quân sự là điều
cần thiết lúc bấy giờ. Cấp đạo ở địa phương vừa là đơn vị hành chính lãnh thổ địa phương vừa là đjao
quân để kịp thời ứng phó với chiến tranh có thể xảy ra bất cứ lúc nào, đội ngũ quan đại thần chủ yếu là
quan võ.
5. Tổ chức chính quyền cấp đạo thời kỳ đầu Lê sơ là đơn vị hành chính được tổ chức theo
nguyên tắc “trung ương tập quyền” kết hợp với “chính quyền quân quản”.=> Sai.

1. Vua Lê Thánh Tông thực hiện nguyên tắc tản quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung
ương.=> Đúng. Khi bãi bỏ các chức quan, cơ quan làm nhiệm vụ trung gian giữa nhà vua với triều
đình thì Lê Thánh Tông đã phải thực hiện nguyên tắc tản quyền, đó là không để tập trung quá nhiều
quyền hành vào một hay một số cơ quan mà được trao cho nhiều cơ quan để ngăn chặn sự lạm quyền.
5

Downloaded by KhanhNhi_Dang (nhidanghongkhanh@gmail.com)


lOMoARcPSD|18026704

Mọi công việc trong triều đình phải được báo cáo trực tiếp với vua và phải được bản thân vua ra quyết
định.
2. Vua Lê Thánh Tông tăng cường quyền lực nhà nước cho chính quyền địa phương. =>
Sai. Việc vua chia lại và bãi bỏ các đơn vị hành chính địa phương chứng tỏ sự củng cố chính quyền
trung ương tập quyền. Thu hẹp bớt quyền hành của chính quyền địa phương, đồng thời tăng sự lệ thuộc
vào chính quyền trung ương. Quan võ chỉ nắm quyền hành chính ở các địa phương chứng tỏ vua Lê
Thánh Tông muốn xoá bỏ tình trạng lộng quyền dẫn đến xu hướng cát cứ, ly tâm của quan lại địa
phương, tạo ra sự thống nhất chỉ đạo từ trên xuống dưới, gắn địa phương với trung ương để thống nhất
các mặt hoạt động của đất nước.
3. Vua Lê Thánh Tông phân quyền một cách mạnh mẽ cho chính quyền địa phương.=> Sai.
Vua Lê Thánh Tông đã can thiệp sâu hơn đến các đơn vị hành chính lãnh thổ địa phương bằng cách
thành lập các cơ quan làm nhiệm vụ giám sát các hoạt động của các cơ quan hành chính ở địa phương.
Nhằm mục đích củng cố quyền lực tập trung của nhà vua, hạn chế nạn cường hào cũng như tình trạng
cát cứ địa phương. Vua đã thiết lập bộ máy nhà nước ở địa phương theo nguyên tắc tản quyền.
4. Cấp đạo của chính quyền địa phương thời Lê Thánh Tông được tổ chức theo nguyên tắc
tản quyền.=> Đúng. Không để tập trung quá nhiều quyền hành vào một hay một số cơ quan mà được
trao cho nhiều cơ quan. Việc cấp đạo của chính quyền địa phương được tổ chức theo nguyên tắc tản
quyền nhằm xóa bỏ tình trạng lộng quyền dẫn đến xu hướng cát cứ, ly tâm của quan lại địa phương,
đồng thời tạo ra sự thống nhất chỉ đạo từ trên xuống dưới, gắn địa phương với trung ương để thống
nhất các mặt hoạt động của đất nước.
5. Nguyên tắc phân quyền được áp dụng trong tổ chức bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh
Tông.=> Sai. Vua Lê Thánh Tông đã thực hiện nguyên tắc tản quyền trong thiết lập bộ máy nhà nước ở
trung ương cũng như ở địa phương, chủ trương bãi bỏ những chức quan, cơ quan làm nhiệm vụ trung
gian giữa nhà vua với triều đình. Không để tập trung quá nhiều quyền hành vào một hay một số cơ
quan mà được trao cho nhiều cơ quan, để ngăn chặn sự lạm quyền. Mọi công việc trong triều đình phải
được báo cáo trực tiếp với vua và phải được bản thân vua ra quyết định
6. Chức danh quan đại thần dưới thời vua Lê Thánh Tông có rất nhiều quyền hạn và tham
gia hoạch định các chính sách của nhà nước.=> Sai. Để tăng cường việc tập trung quyền lực vào tay
mình, vua đã bãi bỏ các chức quan và cơ quan làm nhuệm vụ trung gian giữa vua và triều đình, quyền
lực của quan đại thần bị vô hiệu hoá bằng cách không cho kiêm nhiệm các công việc quan trọng nên
trên thực tế họ là những viên quan chỉ có hàm phẩm cao chứ không có thực quyền, không thể can dự
vào việc hành chính của triều đình.
7. Nguyên tắc “tản quyền” trong tổ chức bộ máy nhà nước thời Vua Lê Thánh Tông làm
hạn chế quyền lực của (Vua) Hoàng đế. => Sai. Khi thực hiện nguyên tắc tản quyền thì mọi công việc
trong triều đình phải được báo cáo trực tiếp với vua và phải được bản thân vua ra quyết định. Chính vì
vậy, đã xây dựng được một thiết chế quân chủ tập trung quyền lực vào tay nhà vua, hạn chế sự tham
chính của quý tộc hoàng tộc, loại bỏ khả năng lộng quyền của triều thần.

Downloaded by KhanhNhi_Dang (nhidanghongkhanh@gmail.com)


lOMoARcPSD|18026704

1. Pháp luật thời Lê sơ có tính hình sự hoá.=> Đúng. Pháp luật thời Lê Sơ mang tính tổng
hợp, bao gồm nhiều loại quy phạm pháp luật khác nhau từ hình luật đến dân luật, hành chính, hôn nhân
- gia đình và kể cả luật tố tụng. Tuy nhiên rõ nét nhất vẫn là hình luật, vì bên cạnh mỗi quy định, nhà
làm luật đưa ra các biện pháp chế tài mang tính trừng trị, tức các hình phạt. Do pháp luật nhà Lê không
có sự phân ngành trong hệ thống pháp luật nên có khuynh hướng hình sự hoá những quan hệ xã hội
trong đời sống dân sự, hôn nhân - gia đình... hầu hết các hành vi vi phạm pháp luật đều gắn liền với
hình phạt hình sự.
2. Theo Quốc triều hình luật, lỗi là cơ sở để xem xét phân hoá trách nhiệm hình sự. =>
Sai. Ngoài lỗi là cơ sở đê xem xét phân hoá trách nhiệm hình sự, việc phân hoá trách nhiệm hình sự đối
với người phạm tội còn căn cứ vào các yếu tố nhân thân khác của người phạm tội như: tình trạng sức
khoẻ, bị tàn tật, thái độ thành khẩn, phụ nữ mang thai hay đang nuôi con nhỏ, độ tuổi...( Điều 3, 16,
17, 18...)
3. Pháp luật dân sự thời Lê sơ thừa nhận tính chất bất bình đẳng giữa các bên trong
quan hệ hợp đồng.=> Sai.
4. Theo pháp luật dân sự thời Lê sơ, việc lựa chọn hình thức ký kết hợp đồng chỉ phụ
thuộc vào ý chí, nguyện vọng của các bên.=> BLHĐ không quy định trường hợp cụ thể nào xác lập
hợp đồng văn bản hay bằng miêng. Tuy nhiên, theo Quốc triều thư khế thể thức, các hợp đồng liên
quan đến ruộng đất, nhà cửa, nô tỳ, thuyền bè... đều phải lập bằng văn bản. Những đối tượng khác của
hợp đồng thì do các bên chủ thể thoả thuận, lựa chọn hình thức. Như vậy, theo quy định pháp luật dân
sự thời Lê, các chủ thể được thoả thuận theo ý chí, nguyện vọng của các bên trong việc lựa chọn hình
thức ký kết hợp đồng đối với những đối tượng của hợp đồng là động sản hoặc các đối tượng không
thuộc các đối tượng theo quy định phải lập hợp đồng bằng văn bản khi thoả thuận.
5. Theo Quốc triều hình luật, con gái không được quyền hưởng di sản hương hoả (di sản
dùng vào việc thờ cúng tổ tiên).=> Sai. Theo quy định của luật về thừa kế, di sản hương hoả sẽ được
giao cho con trai, cháu trai giữ, nếu không có con trai, cháu trai thì giao cho trưởng nữ hoặc thứ nữ giữ,
trường hợp không có trưởng nữ, thứ nữ thì giao cho trưởng tộc. Pháp luật vẫn cho phép con gái được
quyền hưởng di sản hương hoả trong trường hợp không có con trai, cháu trai.
6. Pháp luật thừa kế bảo vệ sự bình đẳng một cách tương đối giữa vợ và chồng.
7. Điều kiện kết hôn trong pháp luật thời Lê sơ không bảo vệ quyền lợi của phụ nữ. =>
Sai. Tuy những quy định về HN&GĐ còn quá khắc khe, không bảo vệ lợi ích chung của người phụ nữ
nhưng vẫn có những quy định mang tính chất bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ. Điều 316, Điều 388
quy định cấm kết hôn trong trường hợp có thể ảnh hưởng đến chính trị và trong trường hợp ức hiếp
người phụ nữ, làm hạn chế tình trạng các quan lợi lợi dụng quyền thế của mình hoặc những người giàu
có, uy quyền trong xã hội cưỡng bức, bắt ép con gái nhà lương dân kết hôn trái với ý muốn của họ.
8. Điều kiện kết hôn thời Lê sơ chịu ảnh hưởng bởi học thuyết Nho giáo.=> Đúng. Những
quy định về điều kiện kết hôn trong Luật HN&GĐ thời Lê Sơ chịu ảnh hưởng nặng nề bởi các quan
điểm nho giáo khi quá đề cao vai trò của người gia trưởng, không thừa nhận sự tự nguyện giữa hai bên
nam nữ trong việc kết hôn mà phải lệ thuộc vào ý chí của cha, mẹ. Cấm người phụ nữ kết hôn khi đang
để tang cha mẹ hoặc tang chồng và khi cha mẹ, ông bà đang chấp hành hinh phạt, cho thấy những quy
định của pháp luật quá khắc khe đối với người phụ nữ khi quá đề cao trật tự lễ giáo phong kiến, chức
tiết và chữ hiếu của phụ nữ, con cái.
7

Downloaded by KhanhNhi_Dang (nhidanghongkhanh@gmail.com)


lOMoARcPSD|18026704

9. Quyền tự do kết hôn được thừa nhận trong pháp luật thời Lê sơ.=> Sai. Một trong
những điều kiện kết hôn là phải có sự đồng ý của hai bên cha mẹ. Chính vì vậy mà việc tự nguyện của
hai bên nam nữ không có ý nghĩa trong cuộc hôn nhân thời phong kiến. Xuất phát từ quan niệm nho
giáo cho rằng hôn nhân là quan hệ không xuất phát từ quyền lợi của hai bên nam nữ mà là quyền lợi
của hai bên gia đình, dòng họ, con cái đều đặt dưới sự quản lý và lệ thuộc vào người gia trưởng, mọi
việc trọng đại như cưới xin đều do người cha quyết định.
10. Pháp luật hình sự thời Lê sơ là công cụ để bảo vệ hôn nhân tự nguyện, bình đẳng. =>
Sai.

Giá trị nhân đạo và giá trị dân tộc của pháp luật thời Lê Sơ:
Giá trị nhân đạo:
Mặc dù mang bản chất giai cấp phong kiến nhưng BLHĐ lại chứa đựng nhiều yếu tố tiến bộ với
những quy phạm bảo vệ quyền lợi của người dân, của tầng lớp dười, của nô tỳ, người cô quả, bệnh tật...
Nhiều quy định của Bộ luật tập trung bảo vệ người dân chống lại sự ức hiếp, sách nhiễu của cường hào,
quan lại. Đặc biệt, Bộ luật này còn có một số quy định bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, trẻ em, người dân
tộc thiểu số, điều đó phản ánh truyền thống nhân đạo, truyền thống tôn trọng phụ nữ, tư tưởng “lấy dân
làm gốc”, lấy làng xã làm nền tảng của quốc gia.
- Tính nhân đạo đối với người phạm tội:
Điều luật đầu tiên đề cập đến vấn đề này là Điều 16, mà theo đó, những người phạm tội từ 70 tuổi
trở lên, 15 tuổi trở xuống và những kẻ phế tật phạm tội lưu, đồ trở xuống được chuộc bằng tiền, 80 tuổi
trở lên, 10 tuổi trở xuống và những kẻ bệnh nặng phạm tội phản nghịch, giết người, đáng lẽ phải xử tử
thì trong trường hợp này phải tâu lên để vua quyết định. Những người này phạm tội trộm, đánh người
bị thương thì cũng cho chuộc tội, 90 tuổi trở lên, 7 tuổi trở xuống dù phạm tử tội cũng không áp dụng
hình phạt.
Điều 17 còn lưu ý đến thời điểm phạm tội sao cho có lợi cho tội nhân khi áp dụng luật, theo đó
“khi phạm tội chưa già, tàn tật. Khi già, tàn tật mới phát giác tội thì xử tội theo luật già, tàn tật...Khi
còn nhỏ mà phạm tội, khi lớn mới phát giác tội thì xử tội theo luật tuổi nhỏ”. Nghiêm cấm áp dụng hình
thức tra khảo với một số đối tượng và vấn đề liên quan đến người làm chứng, Điều 665 quy định: “
Những người đáng được nghị xét giảm tội như 70 tuổi trở lên, 15 tuổi trở xuống, người bị phế tật thì
không được tra khảo họ, chỉ cần căn cứ lời khai của nhân chứng mà định tội”.
Với những trường hợp nhất định, pháp luật nghiêm cấm việc đối xử bạo ngược với tù nhân,
trường hợp người tù bị mắc bệnh thì không được tiến hành tra khảo (Điều 669)
Điều 697: “Trường hợp phải nộp tiền ứng với tang vật bị tịch thu nhưng với hoàn cảnh của tội
nhân nghèo khổ cùng cực không nộp nổi thì thuộc lại được phép trình bản ty, để nơi đây tâu lên vua
định đoạt.
Bên cạnh đó để tránh việc lạm dụng bạo lực với tù nhân và bảo vệ quyền lợi thiết yếu của họ.
Điều 707 quy định: “Ngục giám vô cớ hành hạ đánh đập tù nhân bị thương, thì xử tội theo luật đánh
người bị thương,…”
- Tính nhân đạo đối với người gặp khó khăn đặc biệt:
Đối với những người gặp hoàn cảnh khó khăn, không có người để nương tựa thì quan chức địa
phương phải có trách nhiệm giúp đỡ họ. (Điều 294)
8

Downloaded by KhanhNhi_Dang (nhidanghongkhanh@gmail.com)


lOMoARcPSD|18026704

Một số đối tượng cũng cần được giúp đỡ khác là “ những người goá vợ, goá chồng cô độc và
người tàn phế nặng, nghèo khổ không người thân nương tựa, không khả năng tự kiếm sống thì quan sở
tại phải nuôi dưỡng họ, nếu bỏ rơi họ thì bị đánh 50 roi biếm một tư. Nếu họ được cấp cơm áo mà
thuôc lại ăn bớt thì xử theo luật người giữ kho ăn trộm của công”.
- Tính nhân đạo đối với phụ nữ và trẻ em:
Đối với phụ nữ, quyền lợi của đối tượng này được đề cập chủ yếu trong 2 chương “Hộ hôn” và
“Điền sản” với những quy định thể hiện sự coi trọng cá nhân và vai trò của người phụ nữ cũng như bảo
vệ quyền lợi của họ trong việc hương hoả, tế lễ, thừa kế và sở hữu tài sản.
Người vợ, theo phong tục phải lệ thuộc vào chồng, nhưng trong BLHĐ địa vị của người vợ có
những độc lập nhất định như họ có quyền có tài sản riêng, có quyền xin ly hôn trong một số trường hợp
(Điều 308)
Trong trường hợp cưỡng ép phụ nữ kết hôn cũng bị tội theo Điều 320, 338. Khi xảy ra tình trạng
ly hôn, luật xác định tài sản của vợ chồng được hình thành từ 3 nguồn: Phu gia điền sản, thê gia điền
sản, tân tạo điền sản. Khi gia đình tồn tại, tất cả tài sản được coi là của chung, khi ly hôn, tài sản của ai,
người đó được nhận riêng và chia đôi đối với tài sản chung của cả hai.
Điều 403, 404 quy định xử rẩ nặng đối với những trường hợp xâm phạm thân thể, tiết hạnh của
người phụ nữ, kẻ nào “ hiếp dâm thì xử lưu hay chết. Phải nộp tiền tạ tội hơn một bậc đối với tiền tạ tội
gian dâm thường. Nếu gây thương tích cho người đàn bà thì xử nặng hơn một bậc đánh người bị
thương. Nếu làm chết người đàn bà thì điền sản kẻ phạm tội phải giao cho nhà ngườii bị chết”; : Gian
dâm với con gái nhỏ 12 tuổi trở xuống, dù nó thuận tình thì vẫn xử theo tội hiếp dâm”
Điều 482, nếu “ Chồng đánh vợ bị thương, thì xử….Nếu ngộ sát thì không phải tội”
Trong trường hợp người phụ nữ có việc liên quan đến kiện tụng hoặc bị tội thì họ vẫn được bảo
vệ ở mức độ nhất định (Điều 409, 680).
Luật cũng quy định một số vấn đề khác liên quan đến phụ nữ (Điều 424). Với một số tội, mức xử
phạt đối với phụ nữ còn nhẹ hơn đàn ông (Điều 450)
Bên cạnh bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ, BLHĐ còn chú ý đến đối tượng trẻ em (Điều 313,
605)
- Tính nhân đạo đối với một số đối tượng khác
Những đối tượng này gồm người thiểu số thiểu số, nô tỳ, người làm thuê, ở đợ, người mất khả
năng nhận thức (Điều 435, 363, 365, 291, 490)
Đối người dân tộc thiểu số, BLHĐ cũng có một số điều đề cập đến nhằm bảo vệ họ trước sự sách
nhiễu của quan lại, như việc cấm quan quân giữ của ải khi thấy “khách buôn bán và dân Man Liêu qua
cửa ải mà đòi tiền của họ thì bị biếm hai tư”
Việc xử lý đối với người dân tộc phạm tội cũng có những cân nhắc nhẹ nhàng hơn, áp dụng cả tục
lệ của họ (Điều 40, 451, 164, 703)
Giá trị dân tộc (tính dân tộc): Thể hiện đậm nét trong việc kế thừa và phát huy những thành tựu
pháp luật của các triều đại trước, kết hợp với những ưu điểm của pháp luật phong kiến Trung Hoa để
xây dựng một bộ luật phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của Việt Nam. Ngày nay, trẻ em, phụ
nữm người tàn tật, người già yếu... được xếp vào nhóm đối tượng dẽ bị tổn thương cần có sự quan tâm,
giúp đỡ của cộng đồng thì hơn 500 năm trước, trong BLHĐ đã có những quy định về trách nhiệm của

Downloaded by KhanhNhi_Dang (nhidanghongkhanh@gmail.com)


lOMoARcPSD|18026704

xã hội, nhất là của quan chức đối với nhóm người này. Đây chính là một trong những điểm tiến bộ,
nhân đạo của pháp luật thời Lê Sơ.

Điểm tiến bộ của BLHĐ:

Điểm tiến bộ thứ nhất trong luật Hồng Đức là nó có một tiến khá căn bản trong việc cải thiện địa vị của
người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Vai trò của người phụ nữ đã được đề cao hơn rất nhiều so với
các bộ luật đương thời trong khu vực. Nó cho thấy người vợ có quyền quản lý tài sản của gia đình (khi
chồng chết) và họ có quyền thừa kế như nam giới.

Điểm thứ hai, là hình phạt cho phạm nhân nữ bao giờ cũng thấp hơn so với phạm nhân nam. Ví dụ:
Điều 1 quy định trượng hình chỉ đàn ông phải chịu: "Từ 60 cho đến 100 trượng, chia làm 5 bậc: 60
trượng, 70 trượng, 80 trượng, 90 trượng, 100 trượng, tuỳ theo tội mà thêm bớt. Xử tội này có thể cùng
với tội lưu, tội đồ, biếm chức, hoặc xử riêng chỉ đàn ông phải chịu." Điều 680: "Đàn bà phải tội tử hình
trở xuống nếu đang có thai, thì phải để sinh đẻ sau 100 ngày mới đem hành hình. Nếu chưa sinh mà
đem hành hình thì ngục quan bị xử biếm hai tư; ngục quản bị đồ làm bản cục đinh. Dù đã sinh rồi,
nhưng chưa đủ hạn một trăm ngày mà đem hành hình, thì ngục quan và ngục lại bị tội nhẹ hơn tội trên
hai bậc. Nếu đã đủ 100 ngày mà không đem hành hình, thì ngục quan hay ngục lại bị tội biếm hay tội
phạt".

Điểm thứ ba, nó thể hiện chính sách trọng nông của triều Lê. Bộ luật trừng phạt rất nặng các tội như
phá hoại đê điều (điều 596), chặt phá cây cối và lúa má của người khác (điều 601), tự tiện giết trâu
ngựa (điều 580) v.v Những điều luật trong Quốc Triều Hình Luật đã xác định trách nhiệm của nhà nước
thông qua trách nhiệm của hệ thống quan lại nhằm đảm bảo cuộc sống tối thiểu của người nghèo khổ
trong xã hội (Điều 294; Điều 295).

Điểm thứ tư, luật Hồng Đức có nhiều quy định thể hiện tính chất nhân đạo, thể hiện sự quan tâm và
bảo vệ dân thường. Ví dụ: Điều 17 Quốc Triều Hình Luật quy định: "Khi phạm tội chưa già cả tàn tật,
đến khi già cả tàn tật mới bị phát giác thì xử theo luật già cả tàn tật.Khi ở nơi bị đồ thì già cả tàn tật
cũng thế. Khi còn bé nhỏ phạm tội đến khi lớn mới phát giác thì xử tội theo luật lúc còn nhỏ". Quốc
Triều Hình Luật còn thể hiện chính sách khoan hồng đối với người phạm tội tuy chưa bị phát giác và tự
thú trước (trừ phạm tội thập ác hoặc giết người). Điều 18 và điều 19: "Phàm ăn trộm tài vặt của người
sau lại tự thú với người mất của thì cũng coi như là thú ở cửa quan". Điều 21, 22, 23, 24 của Quốc
Triều Hình Luật quy định cho chuộc tội bằng tiền (trừ hình phạt đánh roi vì cho rằng đánh roi có tính
chất răn bảo dạy dỗ nên không phải cho chuộc).

10

Downloaded by KhanhNhi_Dang (nhidanghongkhanh@gmail.com)


lOMoARcPSD|18026704

Điểm thứ năm, luật Hồng Đức vừa tiếp thu có chọn lọc tư tưởng của Nho giáo vừa phát huy những
phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc. Ví dụ: Điều 40: "Những người miền thượng du (miền núi, miền
đồng bào dân tộc ít người cư trú) cùng phạm tội với nhau thì theo phong tục xứ ấy mà định tội. Những
người thượng du phạm tội với người trung châu (miền trung du và miền đồng bằng) thì theo luật mà
định tội.". Có thể nói đây là một trong những điều luật thể hiện rõ nhất tính sáng tạo của nhà làm luật.
Điểm thú vị của quy định này ở chỗ luật pháp dù có hoàn bị đến đâu cũng không thể phủ nhận hoặc
thay thế hoàn toàn vai trò của phong tục tập quán vốn dĩ đã tồn tại lâu dài trước cả khi có luật.

11

Downloaded by KhanhNhi_Dang (nhidanghongkhanh@gmail.com)

You might also like