You are on page 1of 17

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


-------------------

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ


HỌC PHẦN: TƯ DUY SÁNG TẠO VÀ THIẾT KẾ Ý TƯỞNG
Giảng viên: ThS. Nguyễn Hương Ngọc
Cá nhân thực hiện: Nguyễn Lê Hương Giang
Mã sinh viên: 22030727
Lớp: LIT1054.5

Hà Nội, ngày 7 tháng 5 năm 2023

1
MỤC LỤC
ĐỀ BÀI 3
LỜI CẢM ƠN 4
NỘI DUNG 5
Câu 1: Anh/ chị hãy nêu hiểu biết của mình về kế hoạch Odyssey và tạo
lập1 bản kế hoạch của riêng mình. 5
1.1: Kế hoạch Odyssey 5
1.2: Tạo lập một bản kế hoạch của riêng mình 6
1.2.1: Cuộc sống số 1: Cải thiện cuộc sống ở hiện tại, những ý tưởng
được ấp ủ để thực hiện trong 5 năm tới. 6
1.2.2: Cuộc sống số 2: Việc bạn sẽ làm nếu bỗng dưng công việc của bạn
không còn nữa, bạn bị thất nghiệp, cuộc sống số 1 bị dừng lại một cách
đột ngột hoặc nó không còn là sự lựa chọn thích hợp. 6
1.2.3: Cuộc sống số 3: Việc bạn sẽ làm hoặc cuộc đời bạn sẽ sống nếu
như tiền bạc hay hình tượng bản thân không còn là vấn đề. 8
Câu 2: Trình bày dự định của anh/chị về việc vận dụng quy trình tư
duy thiết kế để cải thiện một phương diện trong cuộc sống của bản
thân 8
2.1. Khái niệm tư duy thiết kế 8
2.2. Quy trình của tư duy thiết kế 8
2.3. Vận dụng quy trình thiết kế để cải thiện sự trì hoãn của bản thân
10
2.3.1: Thấu cảm 10
2.3.2: Xác định vấn đề 11
2.3.3: Lên ý tưởng 11
2.3.4: Tạo mẫu 13
2.3.5: Thử nghiệm và đánh giá 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

2
ĐỀ BÀI
Câu 1: Anh chị hãy nêu hiểu biết của mình về kế hoạch Odyssey và
tạo lập một bản kế hoạch của riêng mình.
Câu 2: Trình bày dự định của anh chị về việc vận dụng quy trình tư
duy thiết kế để cải thiện một phương diện trong cuộc sống của bản
thân.

3
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn vì đã đưa học phần “Tư duy sáng tạo và thiết kế ý tưởng” vào
chương trình học của sinh viên. Sau một thời gian học tập lý thuyết, cùng với
quá trình nghiên cứu tài liệu, em đã hoàn thành bài tiểu luận cuối kỳ học phần
Tư duy sáng tạo và thiết kế ý tưởng.

Em cũng xin gửi lời tri ân đến cô Nguyễn Hương Ngọc - Giảng viên môn
học, đã chia sẻ những kiến thức quý giá và bổ ích về môn học. Cô đã luôn tận
tâm và nhiệt tình trong việc giảng dạy, làm cho những tiết học trở nên thú vị
và sinh động, giúp em có đủ những kiến thức cần thiết để hoàn thành phần
tiểu luận này và có thể áp dụng để xây dựng cuộc sống của bản thân em trở
nên tốt hơn.

Trong suốt các buổi học, em đã rất cố gắng trau dồi thêm kiến thức để hoàn
thành bài tiểu luận này. Tuy nhiên, do năng lực và trải nghiệm thực tế của em
còn hạn chế, nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em mong rằng sẽ
nhận được những hỗ trợ và đóng góp ý kiến từ cô để em có thể phát triển hơn
nữa trong quá trình học tập.
Em xin chân thành cảm ơn cô!

4
NỘI DUNG
Câu 1:Anh/ chị hãy nêu hiểu biết của mình về kế hoạch Odyssey và tạo
lập1 bản kế hoạch của riêng mình.
1.1: Kế hoạch Odyssey
Bạn có bao giờ nghĩ về tương lai của mình không? Bạn có bao giờ tự hỏi bạn
sẽ làm gì, sống ở đâu, và hạnh phúc như thế nào trong 5 năm tới không? Nếu
bạn chưa có câu trả lời cho những câu hỏi này, đừng lo lắng. Bạn không phải
là người duy nhất. Thực ra, có rất nhiều người đang trong giai đoạn gọi là
Odyssey, một thời kỳ khám phá và thử nghiệm cuộc sống để tìm ra bản thân
mình.
Ý tưởng về Odyssey được đặt ra bởi David Brooks, một nhà bình luận xã hội
của tờ New York Times, khi ông nói rằng từ 20 đến 35 tuổi là thời gian phiêu
lưu của con người, khi họ chuyển từ tuổi thanh thiếu niên sang tuổi trưởng
thành và hình thành nhân cách của mình. Odyssey cũng là tên của một công
cụ thiết kế cuộc sống do Bill Burnett và Dave Evans giới thiệu trong cuốn
sách nổi tiếng “Designing your life”. Trong một cuộc trò chuyện với Life
Sprint, Gregory Heller, một chuyên gia về sự nghiệp, đã chia sẻ về những lợi
ích của việc có một kế hoạch Odyssey riêng cho mình. Nếu bạn chưa từng
nghe về công cụ này, thì kế hoạch Odyssey là một kế hoạch 5 năm đặc biệt.
Nó không phải là một danh sách các mục tiêu cứng nhắc mà là một quá trình
sáng tạo về những khả năng và mong muốn của bạn trong tương lai.
Kế hoạch Odyssey là một phương pháp giúp hướng dẫn con người tìm kiếm
mục tiêu trong cuộc sống và thiết kế kế hoạch để đạt được những mục tiêu đó.
Tác giả Bill Burnett và Dave Evans đã phát triển kế hoạch này bằng cách dựa
trên nguyên lý thiết kế, danh tiếng của họ và sự khám phá của họ về những
nguyên tắc cơ bản để tạo ra cuộc sống mà mỗi cá nhân đều thực sự muốn.
Kế hoạch Odyssey cung cấp cho chúng ta một hệ thống để thiết kế cuộc đời
của mình và đạt được mục tiêu một cách hiệu quả. Đó có thể là một công việc
mới, một mối quan hệ tốt đẹp hơn, hoặc sự cân bằng trong cuộc sống của
5
mình. Kế hoạch Odyssey không chỉ giúp chúng ta đạt được những mục tiêu
cụ thể mà còn giúp chúng ta tìm ra sự nghiêng về định hướng hạnh phúc và
tham gia vào một cuộc sống có ý nghĩa.
1.2: Tạo lập một bản kế hoạch của riêng mình
Mỗi con người chúng ta đều có ít nhất ba năng lực tiềm ẩn, vì thế theo kế
hoạch Odyssey, nhiệm vụ của chúng ta là hãy tưởng tượng ra nhiều phiên bản
khác nhau của cuộc đời trong 5 năm tới và phác thảo nó.
1.2.1: Cuộc sống số 1: Cải thiện cuộc sống ở hiện tại, những ý tưởng được
ấp ủ để thực hiện trong 5 năm tới.

Hình 1: 1: Cuộc
Cuộc
Hình sốngsống
số 1 số 1 – Năng
– Năng động động
và cầnvàmẫn
cầnvới
mẫn vớiviệc
công côngtruyền
việc truyền
thông
thông.

6
1.2.2: Cuộc sống số 2: Việc bạn sẽ làm nếu bỗng dưng công việc của
bạn không còn nữa, bạn bị thất nghiệp, cuộc sống số 1 bị dừng lại một cách
đột ngột hoặc nó không còn là sự lựa chọn thích hợp.

Hình 2: Cuộc sống số 2 – Mang đến một thế giới mới qua ngôn ngữ

7
1.2.3: Cuộc sống số 3: Việc bạn sẽ làm hoặc cuộc đời bạn sẽ sống nếu
như tiền bạc hay hình tượng bản thân không còn là vấn đề.

Hình 3: Cuộc sống số 3 – Cuộc sống bình yên như Ghibli


Câu 2: Trình bày dự định của anh/chị về việc vận dụng quy trình tư
duy thiết kế để cải thiện một phương diện trong cuộc sống của bản
thân
2.1. Khái niệm tư duy thiết kế
Tư duy thiết kế là quá trình tư duy và phân tích để tạo ra các giải pháp thiết
kế hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu của người dùng và thị trường. Tư duy
thiết kế không chỉ bao gồm khả năng tưởng tượng sáng tạo mà còn cần phải
có kỹ năng phân tích, tổng hợp và xác định những hạn chế và cơ hội của sản
phẩm. Tư duy thiết kế cũng liên quan đến việc tạo ra các giải pháp dựa trên
thực tế thay vì chỉ dựa trên khả năng tưởng tượng của con người. Tư duy thiết
kế cần phải được phát triển và rèn luyện thông qua việc học tập, trải nghiệm
và thực hành.
2.2. Quy trình của tư duy thiết kế
Tư duy thiết kế là quá trình tư duy và phân tích để tạo ra các giải pháp thiết
kế hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu của người dùng và thị trường. Tư duy
8
thiết kế không chỉ bao gồm khả năng tưởng tượng sáng tạo mà còn cần phải
có kỹ năng phân tích, tổng hợp và xác định những hạn chế và cơ hội của sản

phẩm. Tư duy thiết kế cũng liên quan đến việc tạo ra các giải pháp dựa trên
thực tế thay vì chỉ dựa trên khả năng tưởng tượng của con người. Tư duy thiết
kế cần phải được phát triển và rèn luyện thông qua việc học tập, trải nghiệm
và thực hành.hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu của người dùng và thị
trường. Tư duy thiết kế không chỉ bao gồm khả năng tưởng tượng sáng tạo
mà còn cần phải có kỹ năng phân tích, tổng hợp và xác định những hạn chế
và cơ hội của sản phẩm. Tư duy thiết kế cũng liên quan đến việc tạo ra các
giải pháp dựa trên thực tế thay vì chỉ dựa trên khả năng tưởng tượng của con
người. Tư duy thiết kế cần phải được phát triển và rèn luyện thông qua việc
học tập, trải nghiệm và thực hành.
Thấu cảm (Empathize) : Là bước đầu tiên và quan trọng nhất của quy trình
tư duy thiết kế, để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mong muốn, bạn cần hiểu
người dùng của mình là ai và họ cần gì. Để làm được điều đó, chúng ta cần
đặt mình vào vị trí của họ và lắng nghe những gì họ muốn nói, những mong
muốn, kỳ vọng. Giai đoạn này yêu cầu chúng ta phải giao tiếp trực tiếp, hỏi
đáp, khuyến khích người dùng chia sẻ những suy nghĩ và cảm xúc của họ.
Thấu cảm giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện và đa chiều về thế giới, cuộc
sống của ngươid dùng qua nhiều góc độ khác nhau.

Xác định vấn đề (Define): Sau khi xác định được những vấn đề thì nhiệm vụ
của chúng ta là phải tổng hợp, lựa chọn vấn đề quan trọng, có thể giải quyết.
9
Tập trung vào vấn để được đưa ra và luôn có một quan điểm rõ ràng, tuyên bố
mang tính khả thi.
Lên ý tưởng (Ideate): Đưa ra càng nhiều ý tưởng càng tốt (brainstorm), phá
bỏ rào càn để các ý tưởng có thể "go crazy" nhưng không nên viển vông và xa
rời thực tế, kết hợp và chọn ra một giải pháp khả thi nhất có thể.
Tạo mẫu (Prototype): Tạo ra các bản vẽ, mô hình, mô phỏng sản phẩm theo
những gì mình muốn thể hiện.
Thử nghiệm (Test): Cho thử nghiệm, chạy thử sản phẩm và nhận phản hồi.
=> Quy trình của tư duy thiết kế là một vòng tròn khép kín, lặp lại và không
ngừng phát triển để đạt được mục tiêu tốt nhất.
2.3. Vận dụng quy trình thiết kế để cải thiện sự trì hoãn của bản thân
2.3.1: Thấu cảm
Trước hết, em sẽ tự thấu cảm bản thân để nhìn nhận và tìm hiểu rõ hơn những
vấn đề em đang gặp phải.

10
Hình 5: Sơ đồ quá trình tự thấu cảm bản thân
Trong quá trình thấu cảm, em nhận thấy vấn đề quan trọng và cần cải thiện
nhất của bản thân em đó là sự trì hoãn. Do thói quen trì hoãn nên em liên tục
cảm thấy stress vì deadline dày đặc dù may mắn rằng em chưa gặp tình trạng
trễ deadline, và càng trì hoãn em càng dành nhiều thời gian để lướt web, truy
cập mạng xã hội nhiều hơn. Cũng chính vì trì hoãn nên bản thân em đã chưa
thể hoàn thành mong muốn nâng cao khả năng ngoại ngữ của bản thân.
2.3.2: Xác định vấn đề
Sau khi nhận thức được vấn đề của bản thân đó là sự trì hoãn, em bắt đầu
nghiên cứu và tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Nguyên nhân
đầu tiên dẫn đến tình trạng trì hoãn đó là chủ nghĩa cầu toàn, em luôn rất sợ
sai sót và mong muốn bản thân có thể làm đúng ngay từ đầu, tư duy này được
xem là tư duy cố định trong tâm lý học. Và điều đó rất tai hại khi em nhận
được đề bài của mỗi môn học, em luôn cảm thấy là nó thật khó, không biết
như thế nào để làm cho đúng và em bắt đầu trì hoãn. Nguyên nhân thứ hai là
câu thần chú “Lát nữa làm”, “Để mai làm”, "Để làm sau”, em luôn cảm thấy
bản thân có rất nhiều thời gian và tự áng chừng trong tưởng tượng rằng nếu
làm một việc A việc B việc C thì chỉ tốn một khoảng thời gian nhất định thôi

11
và “đến lúc đó làm vẫn kịp”, chính sự tưởng tượng đó tạo khoảng cách xa rời
thực tế, để đến khi bản thân thật sự bắt tay vào làm thì cảm thấy khó và mất
rất nhiều thời gian dẫn đến sự thiếu động lực và chán nản. Không biết bắt đầu
giải quyết vấn đề và công việc như thế nào, bắt đầu từ đâu cũng dẫn đến sự trì
hoãn. Những rào cản như mạng xã hội, email, những thông báo,... cũng làm
xao lãng, mất tập trung khiến cho bản thân em có thể ngay lập tức dừng công
việc đang làm để cầm điện thoại và kiểm tra thông báo, tin nhắn,... Và em đã
từng trì hoãn vô số lần như: hoãn việc ôn bài, học bài cho đến gần kỳ thi mới
cắm đầu cắm cổ vào học và ước gì mình có nhiều thời gian hơn; hoãn các
công việc, giải quyết vấn đề cho đến gần hạn chót hoặc đến khi nó trở nên
khẩn cấp; hoãn làm bài tập cho đến khi em nghĩ rằng nó có đủ thông tin và tài
nguyên....
2.3.3: Lên ý tưởng
Sau quá trình thấu cảm và xác định vấn đề, em tiến hành hình thành và phác
thảo ý tưởng để khắc phục tình trạng trì hoãn của bản thân. Dưới đây là
những ý tưởng của em:

● Để giải quyết tình trạng trì hoãn, em sẽ thiết kế một kế hoạch chi tiết để

tăng tính kỷ luật của bản thân em. Kế hoạch có nhiệm vụ và mục tiêu cụ thể,
chia nhỏ từng mục tiêu để dễ dàng thực hiện. Kế hoạch sẽ nêu rõ về thời gian
học, kiểm soát deadline và kiểm soát thời gian sử dụng điện thoại. Kế hoạch
sẽ được lên theo tuần và luôn có phương án thay đổi linh hoạt với lịch học
trên trường cũng như những công việc phát sinh của em. Em sử dụng app
Forest để đo lường thời gian học tập, áp dụng quy tắc pomodoro với 50 phút
học tập và 10 phút nghỉ ngơi. Giới hạn thời gian sử dụng điện thoại là 1 tiếng
đồng hồ một ngày, trong đó có 30 phút để check tin nhắn, gmail, thông báo và
30 phút dành cho việc giải trí. Đồng thời, em sẽ dần thay thế những thói quen
như lướt mạng xã hội trong vô thức, tiếp cận những thông tin độc hại bằng
việc dành thời gian để đọc sách, tập thể dục mỗi ngày. Khi thay thế những
thói quen xấu bằng những thói quen tốt sẽ giúp nâng cao tinh thần, cải thiện
12
sức khỏe tâm lý và năng suất làm việc. Đồng thời, em sẽ tự khen thưởng bản
thân bằng những phần quà nho nhỏ để tạo động lực có thể làm được tốt hơn.

● Xóa bỏ hoàn toàn các nền tảng mạng xã hội, sử dụng phương pháp

Dopamine detox - loại bỏ những thói quen xấu, cai nghiện những việc lướt
những video ngắn, tiếp thu những tin tức độc hại. Xếp lịch dày đặc, và gia
hạn deadline sớm. Tuy nhiên ý tưởng này mang hơi hướng độc hại, việc xóa
bỏ hoàn toàn các nền tảng mạng xã hội ngay lập tức sẽ khiến bản thân em khó
thích nghi, nếu lịch làm việc được xếp kín mà không có chỗ cho sự giải trí
cũng khiến em dễ chán nản và bỏ cuộc. Không thể ngay lập tức loại bỏ hoàn
toàn những rào cản gây trì hoãn mà cần có thời gian lượt bớt từng chút từng
chút một.

● Hoàn thành ngay lập tức các dự án được giao, khiến cho bản thân trở

nên bận rộn, đăng ký tham gia nhiều chương trình ngoại khóa. Tuy vậy,
không phải dự án nào cũng có thể hoàn thành ngay lập tức vì cần thời gian
bàn bạc và thảo luận, đưa ý kiến của các bạn trong nhóm, việc cùng lúc tham
gia nhiều dự án cũng sẽ gây sức ép và choáng ngợp với bản thân em.
Như vậy, em cảm thấy ý tưởng khả thi và phù hợp nhất là ý tưởng đầu tiên.
Khi đã lựa chọn được ý tưởng ưng ý, em bắt tay vào làm mẫu thử và tiến
hành thử nghiệm.

13
2.3.4: Tạo mẫu
Em sẽ lập kế hoạch chi tiết trong một tuần, chia nhỏ nhiệm vụ để giảm bớt sự
khó khăn và có định hướng rõ ràng hơn. Mẫu thử diễn ra trong vòng 1 tuần
(01/05/2023 – 07/05/2023).

Hình 6: Bảng phân tích và chia nhỏ nhiệm vụ trong một tuần

14
Hình 7: Ứng dụng Forest

Hình 8: Kế hoạch chi tiết một tuần loại bỏ sự trì hoãn

15
2.3.5: Thử nghiệm và đánh giá
Sau một tuần thử nghiệm bản kế hoạch trên, cuộc sống của em đã có những
thay đổi đáng kể. Em đã hoàn thành đúng hạn những nhiệm vụ đã đề ra,
không còn tình trạng vừa lo lắng vì chưa hoàn thành bài vừa lướt facebook,
instagram nữa. Em cũng đã kịp thời học hết cuốn Hán ngữ sơ cấp 1 và cải
thiện khả năng tiếng Anh, sức khỏe thể chất và tinh thần dần cải thiện hơn khi
em loại bỏ dần những thói quen độc hại và thay vào đó là những sở thích lành
mạnh. Bản kế hoạch vẫn cần được phát triển và thay đổi hơn nữa trong tương
lai để đảm bảo đem lại hiệu quả tối ưu nhất cho bản thân em.

16
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. https://ybox.vn/ky-nang/tomo-8-nguyen-nhan-cua-su-tri-hoan-ly-do-
ban-khong-the-hoan-thanh-xong-viec-kmgeucp5mn
2. Bill Burnett và Dave Evans (2019), “Thiết kế một cuộc đời đáng sống”,
NXB Tổng hợp TP HCM, TP HCM

17

You might also like