You are on page 1of 6

Câu 1:

- Khái niệm nhóm (đội): Là tập người với số lượng nhỏ, phụ thuộc lẫn nhau,
có chung mục đích, cùng hợp tác trong thời gian dài để đạt được kết quả
khác biệt (5~7 người)
Các giai đoạn phát triển của nhóm
 Forming (Thành lập)
 Storming (Sóng gió)
 Norming (Thiết lập chuẩn mực)
 Performing (Hoạt động)
 Adjourning (Rời bỏ)
- SL thành viên nhóm nên là số lẻ vì thường khi có việc quyết định hoặc bỏ
phiếu sẽ dễ dàng chọn ra kquả; hơn là nhiều khi ra kquả cân bằng của nhóm
số chẵn...
Câu 2:
- Lợi ích của làm việc nhóm:
+ Năng suất làm việc tăng lên
+ Học hỏi được từ nhiều người khác
+ Sáng tạo hơn trong mọi thứ
+ Trở thành người có tính cộng đồng cao hơn
+ Thêm nhiều bạn bè và sự trợ giúp
- Các yếu tố trở thành đội làm việc hiệu quả:
+ Mục tiêu rõ ràng và tạo cảm hứng
+ Tổ chức hướng tới kết quả
+ Thành viên có năng lực
+ Môi trường cộng tác
+ Được ghi nhận
+ Lãnh đạo có nguyên tắc
Câu 3:
- Có 4 cặp tính cách
1. Hướng nội – Hướng ngoại
Hướng ngoại:
+ Thích đi lại, thích kết bạn, dễ gần
+ Thích làm việc theo nhóm
+ Nói trước, nghĩ sau
+ Làm nhiều việc 1 lúc
+ Không giấu ý nghĩ của mình
Hướng nội:
+ Dè dặt, thích sống riêng tư, khép kín
+ Thích làm việc 1 mình hoặc ít người
+ Nghĩ cẩn thận khi nói ra
+ Chú tâm làm từng việc một
+ Giấu những ý nghĩ của mình
2. Cảm giác – Trực giác
Cảm giác:
+ Tập trung vào chi tiết
+ Thích cách giải quyết đơn giản, mang tính thực tế cao
+ Thích những thông tin cụ thể
+ Đánh giá mọi thứ bằng giác quan, tư duy logic
+ Giỏi áp dụng kinh nghiệm
+ Coi trọng các lối mòn tư duy
Trực giác:
+ Tập trung vào toàn cảnh
+ Khả năng áp dụng lý thuyết vào thực tế rất tốt
+ Thích thông tin trừu tượng
+ Thường lo xa, nghĩ đến những việc xảy ra trong tương lai
+ Trí tưởng tượng tốt, khả năng sáng tạo cao
3. Lý trí – Cảm xúc
Lý trí:
+ Làm việc: Hướng công việc
+ Khách quan & có lập trường vững chắc
+ Thích tranh luận
+ Thích đi họp chỉ bàn về công việc
+ Coi trọng năng lực, lý lẽ & sự công bằng
+ “Nghĩ bằng đầu óc”
Cảm xúc:
+ Làm việc: Hướng vào con người
+ Chủ quan, thường khích lệ người khác
+ Không thích tranh luận
+ Thích những vấn đề XH xen vào cuộc họp
+ Coi trọng các mqh
+ Khéo ăn nói
+ “Nghĩ bằng trái tim”
4. Nguyên tắc – Linh hoạt
Nguyên tắc:
+ Coi trọng trật tự & tổ chức
+ Biết điều khiển công việc của mình
+ Thích đặt thời hạn công việc
+ Chủ trương: làm trước - chơi sau
+ Cần những chuẩn mực
+ Lên kế hoạch cụ thể hoàn thành công việc
Linh hoạt:
+ Coi trọng sự linh động
+ Làm theo dòng chảy công việc
+ Không thích có thời hạn cho công việc
+ Chủ trương: chơi trước - làm sau
+ Cảm thấy gò bó bởi các chuẩn mực
+ Nước đến chân mới nhảy
Câu 4:
- Phân biệt lãnh đạo vs quản lý:
+ Lãnh đạo: Đưa ra tầm nhìn, tạo ảnh hưởng, dẫn dắt định hướng…
+ Quản lý: Kiểm soát, , chịu trách nhiệm, tiến hành và giải quyết vấn đề
- Nhóm trưởng nhóm em thuộc là lãnh đạo
- Các kiểu phong cách lãnh đạo: Độc đoán – Dân chủ – Tự do
 Không có kiểu phong cách nào luôn luôn là hiệu quả
- Mô hình 5M: Truyền cảm hứng, đưa ra quyết định, có vấn các TV, cách cư
xử mẫu mực, quản lý nhóm
Câu 5:
- Các tạo thiện cảm khi giao tiếp nơi công sở:
+ Luôn nở nụ cười thân thiện
+ Thái độ đúng mực; trang phục lịch sự, sạch sẽ
+ Sử dụng tên người đối diện khi giao tiếp
+ Khen ngợi chân thành
+ Đặt câu hỏi với người nói chuyện
- IQ (20%) và EQ (80%) trong thành công
- Cách lắng nghe thành công: Sử dụng ngôn ngữ “Tôi” – Tập trung vào
người nói thay vì đánh giá người nghe
+ Duy trì giao tiếp bằng ánh mắt
+ Không/hạn chế ngắt lời
+ Tập trung chú ý vào thông điệp
+ Diễn đạt lại thông điệp bằng ngôn ngữ của bạn
+ Đặt ra câu hỏi
Câu 6:
- Bài thuyết trình thuyết phục
+ Định nghĩa: là một hành động hoặc quá trình trình bày các lập luận để lay
chuyển, khuyến khích hoặc thay đổi đối tượng của bạn
+ Chức năng: Kích thích, thuyết phục, kêu gọi hành động, tăng sự quan
tâm, dung hoà các điểm…
- 5 bước thuyết trình xuất sắc
1. Cuốn hút trí não (bằng tiêu đề hấp dẫn)
2. Nét mặt ngỡ ngàng (bằng yếu tố thu hút sự chú ý)
3. Bồi đắp thân thể (bằng nội dung chi tiết)
4. Thắt chặt trọng tâm (bằng cách tổng hợp các ý chính)
5. Dẫn bước (bằng lời yêu cầu hành động rõ ràng)
- Nội dung mô hình chữ T (Đưa ra luận điểm thuyết phục): Quan điểm – Lập
luận – Bằng chứng
- Trình bày khi trao nhận giải thưởng:
1. Chuẩn bị
2. Nhận giải
+ Nói lời cảm ơn
+ Tính liên quan: Nêu tên tất cả những người đã giúp đỡ, không nói điều
tiêu cực…
+ Sự công nhận
3. Cách tiếp cận gây bất ngờ
+ Tạo sự hồi hộp bằng cách liệt kê thành tích của người thắng giải từ
chung đến cụ thể, kết thúc bằng cách cho khán giả biết 1 thành tích đặc
biệt và cuói cùng công bố tên người đó…
4. Cách tiếp cận trực tiếp
5. Lùi lại
Câu 7:
1. 4 nguyên tắc khi viết nơi công sở:
- Chú ý đến tiểu tiết: chính tả, cấu trúc, địa chỉ người nhận,...
- Nắm vững ý nghĩa mục tiêu
- Xem xét khía cạnh không lời của thông điệp
- Xem lại, suy ngẫm và sửa đổi
2. Cách luyện kỹ năng viết ở nhà
- Hãy tập cho cơ bắp viết lách mỗi ngày dù chỉ là 1 bức thư, note danh sách
phác họa 1 nhân vật viết đoạn mở đầu.
- Những câu viết giống như những vũ công, những vận động viên. Không tập
luyện thì cơ bắp sẽ teo lại"
3. Có 3 phong cách viết nơi công sở:
- Dân dã
- Thân mật
- Trang trọng: thường sử dụng trong công sở, thể hiện sự chuyên nghiệp, tôn
kính…
 Không có phong cách nào là tối ưu nhất
Câu 8:
1. Những điều cần chuẩn bị khi đi phỏng vấn
Phần 1:
+ Ăn mặc gọn gàng, lịch sự
+ Câu hỏi – Câu trả lời
+ Thông tin về công ty
+ Tâm lý
Phần 2: Các hình thức PV tuyển dụng
+ PV một – một
+ PV song – song
+ PV hội đồng
+ PV Stress
+ PV khả năng ứng xử
+ PV thử thách
+ PV kiểu Microsoft
2. Các câu hỏi thường gặp
Phần 3: Kỹ năng hồi đáp
- Dự đoán các câu hỏi chính:
+ GT bản thân
+ Trình bày điểm mạnh – yếu
+ Quá trình học tập
+ KN làm việc/mức lương
+ Mục tiêu nghề nghiệp
+ Hiểu biết về tổ chức và công việc
- Phương pháp PAR: củng cố bằng chứng
+ Vấn đề
+ Hành động
+ Kết quả
3. Một số nguyên tắc hồi đáp
- Sự cụ thể (đi vào trọng tâm)
- Mô tả thách thức trong CV đã đảm nhận
- Tập trung vào trọng tâm
- Thái độ lịch sự, nhã nhặn
Câu 9:
1. Thành phần của 1 CV
- Vị trí ứng tuyển
- Thông tin CN: Họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, sđt và email liên lạc
- Mục tiêu nghề nghiệp: mục tiêu ngắn hạn – dài hạn
- Trình độ học vấn: bằng cấp cá nhân
- KN làm việc: Chỉ nên viết những công việc trong cùng nghành nghề, có
lquan đến vị trí ứng tuyển
- Kỹ năng: Tin học văn phòng, Kỹ năng mềm, Giao tiếp, Thuyết trình hoặc
các kỹ năng đặc thù của cviệc như thiết kế, lập trình…
- Chứng chỉ: ngoại ngữ, tin học…
- Giải thưởng – Người tham chiếu (nếu có)
- Hoạt động ngoại khoá
2. Nguyên tắc khi làm CV
- Trình bày rõ ràng, đẹp (không quá sặc sỡ, gây rối mắt)
- Chú ý từ khoá trong yêu cầu cviệc để đưa vào thông tin phù hợp
- CV ngắn gọn và súc tích (độ dài 1-2 trang)
- Chú ý định dạng CV: nếu gửi CV online, xuất ra file pdf để đảm bảo hiển
thị không bị lỗi
- Xem xét và sửa lỗi chính tả

You might also like