You are on page 1of 41

1.

CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẨN ĐOÁN


Câu 1. Ma sát phụ thuộc vào những yếu tố nào?
A. Vận tốc trượt, tải trọng và nhiệt độ
B. Vận tốc trượt, tải trọng
C. Vận tốc trượt, tải trọng và điều kiện ma sát
D. vận tốc, nhiệt độ, tải trọng và môi trường tiếp xúc
Câu 2. Giảm tỷ số S/D nhằm mục đích gì? (S: hành trình của piston, D:
đƣờng kính của xilanh) uuyu
A. Giảm kích thước động cơ.
B. Khả năng đốt cháy nhiên liệu tốt hơn
C. Tăng công suất động cơ, tiết kiệm nhiên liệu.
D. Giảm vận tốc trượt của piston trong xi lanh động cơ đốt trong
Câu 3. Phƣơng pháp chẩn đoán có những loại nào?
A. Phương pháp chẩn đoán đơn giản, tự chẩn đoán
B. Thông qua cảm nhận của con người, xác định các thông số chẩn đoán
thông qua dụng cụ đo,
sử dụng máy quét mã lỗi
C. Chẩn đoán bằng màu khói, mùi khói và bằng tiếng ồn
D. Chẩn đoán bằng giác quan và chẩn đoán bằng dụng cụ đo
Câu 4. Các biện pháp khắc phục hao mòn hƣ hỏng là gi?
A. Biện pháp thiết kế, biện pháp công nghệ, chế độ sử dụng
B. Biện pháp thiết kế, biện pháp giảm ma sát, giảm áp suất tác dụng lên bề
mặt tiếp xúc, tăng
bền bề mặt, sử dụng và bảo quản hợp lý
C. Chọn tỷ số S/D hợp lý và chọn vật liệu tốt
D. Chăm sóc bảo dưỡng hợp lý
Câu 5. Loại séc măng nào mòn đều?
A. Séc măng không đẳng áp
B. Séc măng đẳng áp
C. Tùy theo chế độ sử dụng
D. Không phải các ý trên
Câu 6. Lắp đặt séc măng nhƣ thế nào để đảm bảo hao mòn đều và ít lọt
khí?
A. Miệng các séc măng cách đều nhau trên chu vi của piston
B. Lựa chọn séc măng hợp lý
C. Miệng các séc măng nằm trong vùng 300
so với đường tâm chốt piston và cách đều nhau
D. Các ý trên
Câu 7. Hao mòn không bình thƣờng của trục khuỷu là do những yếu tố
nào?
A. Do thanh truyền chế tạo lệch tâm nên phân bố lực không đều
B. Khoan lỗ dẫn dầu không hợp lý làm lắng đọng chất cặn bẩn về 1 phía
C. Chế độ sử dụng không tốt
D. Cả A và B đúng
Câu 8. Hao mòn bình thƣờng của chốt khuỷu dựa trên điều kiện nào?
A. Dựa trên số lần lực tác dụng lên chốt khuỷu
B. Dựa trên áp suất tác dụng lên chốt
C. Dựa trên áp suất tác dụng lên chốt và số lần lực tác dụng lên chốt khuỷu
D. Dựa vào chất bôi trơn
Câu 9. Tự chẩn đoán là gì?
A. Là sự chẩn đoán cần các dụng cụ đo có độ chính xác cao
B. Là sự lưu trữ thông tin chẩn đoán trên ECU, con người giao tiếp được các
thông tin đó bằng nhiều phương pháp
C. Là sự chẩn đoán không cần các dụng cụ đo, mà chỉ cần kinh nghiệm của
người thợ
D. Là sự lưu trữ thông tin chẩn đoán trên ECU, con người chỉ giao tiếp được
các thông tin đó thông qua máy chẩn đoán
Câu 10. Xi lanh có điều kiện làm việc nhƣ thế nào?
A. Chịu nhiệt độ, tải trọng, vận tốc trượt, cao
B. Chịu nhiệt độ, tải trọng, vận tốc trượt, cao, môi trường có chất gây ăn mòn
C. Chịu nhiệt độ, tải trọng, vận tốc trượt, cao và thay đổi, môi trường có chất
gây ăn mòn
D. Chịu nhiệt độ, tải trọng, vận tốc trượt, cao và thay đổi
Câu 11. Phƣơng pháp chẩn đoán đơn giản có sử dụng dụng cụ đo
không?
A. Chỉ quan sát, không sử dụng dụng cụ đo
B. Không sử dụng dụng cụ đo
C. Có sử dụng dụng cụ đo
D. Quan sát, nghe, ngủi mùi khói, không sử dụng dụng cụ đo
Câu 12. Hao mòn xi lanh theo phƣơng dọc trục có đặc điểm gì?
A. Mòn nhiều nhất ở điểm chết trên của piston
B. Mòn nhiều nhất ở điểm chết trên của séc măng khí thứ nhất theo phương
lực ngang
C. Mòn nhiều nhất ở phần giữa, vì vận tốc phần giữa lớn nhất
D. Mòn nhiều nhất ở điểm chết trên của séc măng khí thứ nhất theo phương
vuông góc lực ngang
Câu 13. Ma sát theo quan điểm hiện đại có gì khác so với trƣớc đây?
A. Hệ số ma sát là hằng số
B. Hệ số ma sát không phải là hằng số
C. Hệ số ma sát thay đổi theo tải trọng và vận tốc trượt
D. Hệ số ma sát thay đổi tùy điều kiện ma sát
Câu 14. Hao mòn xi lanh theo phƣơng hƣớng tâm có đặc điểm gì?
A. Mòn tạo nên hình ô van, có trục lớn theo phương chốt piston, trục nhỏ
theo phương lực ngang
B. Mòn đều
C. Mòn tạo nên hình ô van, có trục lớn theo phương lực ngang, trục nhỏ theo
phương chốt piston
D. Ý khác
Câu 15. Hao mòn là gì?
A. Là sự thay đổi kích thước của chi tiết chỉ xảy ra trên bề mặt chi tiết
B. Là sự phá hoại bề mặt chi tiết xảy ra không có qui luật và ở mức độ vĩ mô
C. Là sự thay đổi kích thước của chi tiết
D. Là sự phá hoại dần dần bề mặt ma sát, thể hiện ở sự thay đổi kích thước
dần dần theo thời
Câu 16. Cách nào KHÔNG kiểm tra đƣợc hao mòn séc măng?
A. Lăn trong rãnh séc măng không đảo, chứng tỏ bề dạy séc măng còn đảm
bảo
B. Kiểm tra thông qua khe hở miệng
C. Kiểm tra thông qua lực bung, khi séc măng mòn nhiều lực bung sẽ giảm
D. Kiểm tra màu sắc séc măng có bị cháy do nhiệt độ cao hay không
Câu 17. Trục khuỷu mòn khuyết thì dùng phƣơng pháp nào sau đây để
sửa chữa?
A. Mạ B. Mài C. Doa D.
Tiện
Câu 18. Trục khuỷu hỏng do mỏi KHÔNG DO YẾU TỐ NÀO?
A. Cổ trục thiết kế quá lớn, gây lực ly tâm ảnh hưởng đến sức bền mỏi
B. Các cổ trục không đồng tâm gây tải trọng phụ trong quá trình sử dụng,
thay đổi tải đột ngột
C. Không có góc lượn hoặc góc lượn không đúng, không làm cùn các cạnh
sắc của lỗ dầu
D. Có kết cấu không hợp lý: không có độ trùng điệp.
Câu 19. Hƣ hỏng là gì?
A. Là sự phá hoại dần dần bề mặt ma sát, thể hiện ở sự thay đổi kích thước
dần dần theo thời
gian
B. Là sự thay đổi kích thước của chi tiết
C. Là sự thay đổi kích thước của chi tiết chỉ xảy ra trên bề mặt chi tiết
D. Là sự phá hoại bề mặt chi tiết xảy ra không có qui luật và ở mức độ vĩ mô
Câu 20. Điều kiện ma sát theo quan điểm hiện đại là gì?
A. Tải trọng, vận tốc trượt và nhiệt độ
B. Tải trọng và vận tốc trượt
C. Nhiệt độ và tải trọng
D. Các yếu tố liên quan đến vật liệu và môi
trường
Câu 21. Câu nào dƣới đây thuộc biện pháp thiết kế trong khắc phục hao
mòn hƣ hỏng là gì?
A. Chế độ làm việc B. Chọn loại ma sát
C. Chăm sóc bảo dưỡng kỹ thuật kịp thời D. Tăng cứng bề mặt
Câu 22. Hao mòn chi tiết ảnh hƣởng bởi các yếu tố chính nào?
A. Áp suất, lực tác dụng, nhiệt độ, vận tốc, môi trường
B. Áp suất, lực tác dụng, vận tốc
C. Tải trọng, nhiệt độ, vận tốc, điều kiện ma sat
D. Nhiệt độ, áp suất, vận tốc

2. BẢO DƢỠNG, SỬA CHỮA


VÀ ĐIỀU KIỆN ĐƯA Ô TÔ VÀO SỬA CHỮA
Câu 1. Theo quy định chung có mấy cấp bảo dƣỡng?
A. 3 B. 2 C. 5 D. 4
Câu 2. Chọn câu SAI khi nói về quá trình bảo dƣỡng?
A. Bảo dưỡng được chia làm ba loại: bảo dưỡng ngày, bảo dưỡng định kỳ và bảo
dưỡng theo mùa
B. Bảo dưỡng định kỳ do công nhân trạm bảo dưỡng thực hiện
C. Bảo dưỡng ngày do lái xe thực hiện
D. Tháo toàn bộ các chi tiết để kiểm tra, thay dầu mỡ và thay thế
Câu 3. Bảo dƣỡng ngày thông thƣờng do ai thực hiện và các công việc chủ yếu
là gì?
A. Do công nhân trong xưởng bảo dưỡng thực hiện
B. Do lái xe thực hiện
C. Do công nhân trong xưởng bảo dưỡng thực hiện, công việc chủ yếu là làm sạch,
kiểm tra
tình trạng kỹ thuật của ô tô
D. Do lái xe hoặc công nhân trong xưởng bảo dưỡng thực hiện, công việc chủ yếu là
làm sạch,
kiểm tra đơn giản tình trạng kỹ thuật của ô tô
Câu 4. Chu kỳ bảo dƣỡng định kỳ sau chạy rà nhƣ thế nào?
A. Ô tô con 15.000km ô tô khách 10.000km B. Ô tô con 15.000km ô tô khách 8.000km
C. Ô tô con 10.000km ô tô khách 8.000km D. Ô tô con 8.000km ô tô khách 10.000km
Câu 5. Bảo dƣỡng định kỳ gồm những công việc gì?
A. Thay dầu, mỡ, lọc
B. Tẩy rửa, kiểm tra, chẩn đoán, siết chặt và điều chỉnh các cụm, tổng thành, hệ thống
trên ô
tô, thay dầu, mỡ, lọc
C. Tẩy rửa, kiểm tra, sửa chữa, siết chặt và điều chỉnh các cụm, tổng thành, hệ thống
trên ô tô
D. Tháo các chi tiết, kiểm tra đo đạt
Câu 6. Các nội dung nào KHÔNG PHẢI của bảo dƣỡng kỹ thuật định kỳ đối với
động cơ
đốt trong nói chung?
A. Kiểm tra, điều chỉnh khe hở nhiệt xu páp
B. Cân cam
C. Kiểm tra, súc rửa thùng chứa nhiên liệu
D. Tháo bầu lọc dầu thô, xả cặn, rửa sạch
Câu 7. Các nội dung nào KHÔNG PHẢI của bảo dƣỡng kỹ thuật định kỳ đối với
động cơ
đốt trong nói chung?
A. Kiểm tra, điều chỉnh khe hở nhiệt xu páp
B. Rửa bầu lọc không khí của máy nén khí và bộ trợ lực chân không
C. Rà xu páp
D. Độ căng dây đai dẫn động quạt gió, bơm nước, bơm hơi
Câu 8. Các nội dung nào KHÔNG PHẢI của bảo dƣỡng kỹ thuật định kỳ đối với
động cơ
đốt trong nói chung?
A. Kiểm tra áp suất xi lanh động cơ
B. Kiểm tra hao mòn xi lanh
C. Kiểm tra độ rơ trục bơm nước, puli dẫn động...
D. Độ căng dây đai dẫn động quạt gió, bơm nước, bơm hơi
Câu 9. Các nội dung nào KHÔNG PHẢI của bảo dƣỡng kỹ thuật định kỳ đối với
động cơ
đốt trong nói chung?
A. Kiểm tra độ rơ trục bơm nước, puli dẫn động... B. Kiểm tra hao mòn trục khuỷu
C. Kiểm tra áp suất xi lanh động cơ D. Kiểm tra, điều chỉnh khe hở nhiệt xu páp
Câu 10. Các nội dung nào KHÔNG PHẢI của bảo dƣỡng kỹ thuật định kỳ đối với
động cơ
đốt trong nói chung?
A. Kiểm tra độ rơ trục bơm nước, puli dẫn động...
B. Kiểm tra hệ thống cung cấp nhiên liệu
C. Kiểm tra hao mòn séc măng
D. Độ căng dây đai dẫn động quạt gió, bơm nước, bơm hơi
Câu 11. Các nội dung nào KHÔNG PHẢI của bảo dƣỡng kỹ thuật định kỳ đối với
hệ thống
điện?
A. Kiểm tra các công tắc, đầu tiếp xúc đảm bảo hệ thống điện hoạt động ổn định
B. Kiểm tra hộp cầu chì, toàn bộ các đèn, nếu cháy, hư hỏng phải bổ sung. Điều chỉnh
độ chiếu
sáng của đèn pha, cốt cho phù hợp theo quy định
C. Kiểm tra điện thế, kiểm tra mức, nồng độ dung dịch nếu thiếu phải bổ sung, nếu
cần phải
súc, nạp ắc quy. Bắt chặt đầu cực, giá đỡ ắc quy
D. Kiểm tra tình trạng mòn chổi than máy đề
Câu 12. Các nội dung nào KHÔNG PHẢI của bảo dƣỡng kỹ thuật định kỳ đối với
hệ thống điện?
A. Kiểm tra toàn bộ hệ thống điện. Bắt chặt các đầu nối giắc cắm tới máy khởi động,
máy phát,bộ chia điện, bảng điều khiển, đồng hồ và các bộ phận khác.
B. Kiểm tra hao mòn chổi than máy phát
C. Điều chỉnh bộ căng dây đai dẫn động máy phát, kiểm tra, điều chỉnh sự làm việc
của rơ le
D. Kiểm tra các công tắc, đầu tiếp xúc đảm bảo hệ thống điện hoạt động ổn định
Câu 13. Các nội dung nào KHÔNG PHẢI của bảo dƣỡng kỹ thuật định kỳ đối với ly
hợp, hộp số, trục các đăng?
A. Kiểm tra lượng dầu trong hộp số, cơ cấu dẫn động ly hợp
B. Kiểm tra, điều chỉnh bàn đạp ly hợp, lò xo hồi vị và hành trình tự do của bàn đạp
C. Kiểm tra độ mòn của ly hợp. Nếu cần phải thay
D. Đo độ mòn các bánh răng hộp số
Câu 14. Các nội dung nào KHÔNG PHẢI của bảo dƣỡng kỹ thuật định kỳ đối với
ly hợp, hộp số, trục các đăng?
A. Đo độ mòn các trục hộp số
B. Kiểm tra, điều chỉnh bàn đạp ly hợp, lò xo hồi vị và hành trình tự do của bàn đạp
C. Kiểm tra các khớp nối, cơ cấu dẫn động và hệ thống truyền động ly hợp. Đối với ly
hợp thủy lực phải kiểm tra độ kín của hệ thống và tác dụng của hệ truyền động, siết chặt
giá đỡ bàn đạp ly hợp
D. Kiểm tra tổng thể sự làm việc bình thường của ly hợp, hộp số, các đăng. Nếu còn
khiế khuyết phải điều chỉnh lại
Câu 15. Chu kỳ bảo dƣỡng đƣợc xác định nhƣ thế nào?
A. Được tính theo quãng đường hoặc thời gian khai thác của ôtô, tùy theo định ngạch
nào đến
trước
B. Được tính theo quãng đường ô tô làm việc
C. Được tính theo thời gian ô tô làm việc
D. Xác định theo cách khác
Câu 16. Các công việc chủ yếu của bảo dƣỡng theo mùa là gì?
A. Xúc rửa hệ thống làm mát, thay dầu nhờn, mỡ
B. Kiểm tra bộ hâm nóng nhiên liệu, bộ sấy khởi động
C. Làm những công việc liên quan chuyển điều kiện làm việc mùa này sang mùa khác
D. Xúc rửa hệ thống làm mát
Câu 17. Cốt sửa chữa là gì?
A. Cốt sửa chữa là bậc tăng, giảm kích thước được qui định giữa nhà chế tạo phụ tùng

người sửa chữa sau mỗi lần sửa chữa
B. Là quy định sửa chữa đối trục khuỷu, mỗi bậc giảm là 0,25mm theo đường kính
C. Cốt sửa chữa là độ tăng, giảm kích thước được qui định giữa nhà chế tạo phụ tùng
và người
sửa chữa sau mỗi lần sửa chữa
D. Là quy định sửa chữa đối với xi lanh, mỗi bậc tăng là 0,25mm theo đường kính
Câu 18. Xác định độ mòn giới hạn gồm những tiêu chuẩn nào?
A. Theo quy định độ mòn
B. Tiêu chuẩn về độ mòn giới hạn, tiêu chuẩn về khả năng làm việc, tiêu chuẩn kinh tế
C. Tiêu chuẩn công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kinh tế
D. Ý khác
Câu 19. Theo tiêu chuẩn kỹ thuật để xác định độ mòn giới hạn dựa vào điều kiện
nào?
A. Hlv <Hgh B. Tùy theo từng trường hợp C. Hlv >Hgh D. Ý
khác
Câu 20. Đối với hệ thống phanh dựa vào tiêu chuẩn nào để xác định độ mòn giới
hạn?
A. Tiêu chuẩn kinh tế B. Tiêu chuẩn kỹ thuật C. Tiêu chuẩn công nghệ D. Ý khác
Câu 21. Đối với hệ thống lái dựa vào tiêu chuẩn nào để xác định độ mòn giới
hạn?
A. Tiêu chuẩn kỹ thuật B. Tiêu chuẩn công nghệ C. Tiêu chuẩn kinh
tế D. Ý khác
Câu 22. Đối với hệ thống truyền lực dựa vào tiêu chuẩn nào để xác định độ mòn
giới hạn?
A. Tiêu chuẩn kinh tế B. Tiêu chuẩn kỹ thuật C. Tiêu chuẩn công nghệ D. Ý khác
Câu 23. Khi doa xi lanh thì doa theo cốt, thông thƣờng tăng 1 cốt thì đƣờng
kính tăng lên
bao nhiêu?
A. 0,25 mm B. 0,50 mm C. 0,10 mm D. 1,00 mm
Câu 24. Mài chép hình là kỹ thuật dùng để gia công sửa chữa chi tiết nào?
A. Thân máy B. Trục khuỷu C. Trục cam D. Nắp máy
Câu 25. Đây là đồ thị gì, tên các vùng của đồ thị?
A. Đồ thị hao mòn chi tiết dạng trục, 1: thời gian chạy rà, 2: thời gian làm việc, 3: thời
gian
không cho phép làm việc
B. Đồ thị hao mòn chi tiết, 1: thời gian chạy rà, 2: thời gian làm việc, 3: thời gian không
cho
phép làm việc
C. Đồ thị hao mòn chi tiết dạng lỗ, 1: thời gian chạy rà, 2: thời gian làm việc, 3: thời
gian
không cho phép làm việc
D. Tất cả các ý trên

3. KIỂM TRA PHÂN LOẠI CHI TIẾT


Câu 1. Chọn câu SAI khi phân loại chi tiết trong quá trình kiểm tra
sửa chữa?
A. Chi tiêt hư hỏng B. Chi tiết phải sửa chữa mới dùng được
C. Chi tiết còn dùng được không cần sửa chữa D. Chi tiết bỏ đi
Câu 2. Phân loại chi tiết khi kiểm tra nhƣ thế nào là đúng?
A. Chi tiết còn dùng được không cần sửa chữa, chi tiết phải sửa chữa
mới dùng được
B. Chi tiết chưa bị mòn, chi tiết đã bị mòn
C. Chi tiết bị hư hỏng, chi tiết chưa bị hư hỏng
D. Chi tiết hư hỏng, chi tiết còn dùng được, chi tiết mua mới
Câu 3. Các chi tiết trong động cơ và ô tô có những dạng hƣ hỏng
nào?
A. Chi tiết biến dạng, thay đổi kích thước do hao mòn, thay đổi về tính
chất, hư hỏng đột xuất
ở mức vĩ mô
B. Cong, xoắn trục dẫn đến sự không song song, không vuông góc
giữa các bề mặt, các cổ
trục...
C. Mòn côn, ô van, giảm chiều cao, mất tính chính xác của biên dạng
làm việc
D. Gãy vỡ, sứt mẽ, nứt, thủng
Câu 4. Có các phƣơng pháp nào để kiểm tra các chi tiết của động
cơ?
A. Quan sát, đo lượng mòn, kiểm tra hư hỏng ngầm
B. Sử dụng các dụng cụ chuyên dùng: ca líp, các loại dưỡng, con lăn,
trục chuẩn, các loại vòng
chuẩn...
C. Sử dụng các dụng cụ đặc biệt để phát hiện hư hỏng ngầm hoặc
kiểm tra tính chất chi tiết
D. Dùng các dụng cụ đo để xác định kích thước: thước kẹp, pam me,
đồng hồ đo lỗ, đo chiều
sâu, căn lá, mũi V, bàn rà.
Câu 5. Chi tiết nhƣ thế nào thì cho phép dùng lại, không cần sửa
chữa?
A. Chi tiết đã qua chạy rà
B. Chi tiết có thời gian làm việc ≤ 2 lần thời gian làm việc của chi tiết
chính
C. Chi tiết có thời gian làm việc ≥ 2 lần thời gian làm việc của chi tiết
chính
D. Chi tiết còn khả năng làm việc
Câu 6. Cặp chi tiết nào cho phép có lƣợng mòn khi lắp ghép?
A. Piston-sécmăng B. Lỗ bu lông-bu lông bánh đà
C. Piston-xi lanh D. Trục khuỷu-bạc
Câu 7. Cặp chi tiết nào không cho phép có lƣợng mòn khi lắp
ghép?
A. Trục-bạc bơm nước B. Piston-chốt piston
C. Lỗ bu lông-bu lông bánh đà D. Xu páp- ống dẫn hướng
Câu 8. Xi lanh đƣợc đo kiểm tra độ mòn nhƣ thế nào?
A. Theo chiều dọc đo 3 vị trí: điểm chết trên của séc măng khí thứ
nhất, điểm giữa và điểm
chết dưới của séc măng khí cuối cùng
B. Ứng với mỗi vị theo chiều dọc đo theo hai hướng: song song với
chốt piston và vuông góc
chốt piston
C. Kiểm tra 2 vị trí giữa của xi lanh
D. A + B đúng
Câu 9. Chốt khuỷu và cổ trục chính đƣợc đo kiểm tra độ mòn nhƣ
thế nào?
A. Đo tại hai mặt cắt cách má khuỷu 5-10mm, theo hai phương thẳng
đúng và vuông góc với
điểm chết dưới và điểm chết trên
B. Đo ở giữa theo hai phương
C. Đo ở giữa và tại hai mặt cắt cách má khuỷu 5-10mm, theo hai
phương
D. Một kiểu đo khác
Câu 10. Giới hạn độ cong thanh truyền là bao nhiêu?
A. 0,16 mm/100 mm chiều dài B. 1,00 mm/100 mm chiều dài C. 0,25
mm/100 mm chiều dài D. 0,50 mm/100 mm chiều dài
Câu 11. Giới hạn bề dày tán nấm xu páp bao nhiêu thì phải thay
thế?
A. ≤ 0,5mm B. ≤ 1,5mm C. ≤ 1,0mm D. Ý khác
Câu 12. Giới hạn lớn khe hở giữa thân xu páp và ống dẫn hƣớng
xu páp là bao nhiêu?
A. 0,05 mm B. 1,00 mm C. 0,50 mm D. 0,10 mm
Câu 13. Dùng những chất liệu gì để kiểm tra kín xu páp?
A. Khí nén B. Bột màu C. Nhớt D. Xăng
Câu 14. Bánh răng cần kiểm tra nào?
A. Mòn B. Độ đồng tâm của vòng tròn chia và tâm
trục
C. Nứt, sứt, mẽ răng D. Tất cả các ý trên
Câu 15. Kiểm tra cân bằng tĩnh áp dụng cho chi tiết nào?
A. Chi tiết có đường kính khá lớn so với chiều dài trục như các bánh
răng, bánh đà...
B. Các chi tiết trục có hình dạng phức tạp
C. Các chi tiết trục có tốc độ quay cao như trục khuỷu
D. Ý khác
Câu 16. Kiểm tra cân bằng động áp dụng cho chi tiết nào?
A. Các chi tiết dạng trục dài, các chi tiết quay với tốc độ cao...
B. Các chi tiết như các bánh răng, bánh đà...
C. Chi tiết có đường kính khá lớn so với chiều dài trục
D. Ý khác
Câu 17. Có các phƣơng pháp nào để kiểm tra cân bằng tĩnh
A. Kiểm tra trên V lăn hoặc dao lăn hoặc mâm xoay B. Kiểm tra bằng
từ trường
C. Kiểm tra trên máy phát hiện hư hỏng ngầm D. Tất cả các ý trên
Câu 18. Có những biện pháp nào để kiểm tra hƣ hỏng ngầm?
A. Dùng khí nén hay nước có áp suất, kiểm tra vết nứt bằng từ trường
B. Kiểm tra vết nứt bằng quang tuyến, kiểm tra theo hiệu ứng xung
C. Kiểm tra thủ công
D. Tất cả các ý trên
Câu 20. Hình vẽ thể hiện nội dung kiểm tra gì?

A. Kiểm tra độ cong của thân xu páp bằng đồng hồ 6, kiểm tra độ
vuông góc tán xu páp bằng
đồng hồ 7
B. Kiểm tra độ cong của thân xu páp bằng đồng hồ 6, kiểm tra độ độ
dày tán xu páp bằng đồng
hồ 7
C. Kiểm tra độ mòn thân xu páp bằng đồng hồ 6, kiểm tra độ độ dày
tán xu páp bằng đồng hồ
7
D. Kiểm tra độ mòn của thân xu páp bằng đồng hồ 6, kiểm tra độ
vuông góc tán xu páp bằng
đồng hồ 7

4. THÁO, LẮP, CHẠY RÀ, THỬ XE

Câu 1. Công việc tháo động cơ, ô tô có những yêu cầu gì?
A. Phải hợp lý nhất nhằm đảm bảo năng suất và chất lượng tháo
B. Phải đảm bảo an toàn cho chi tiết tháo, tăng tính kinh tế sửa chữa
C. Phải cơ giới hoá, tự động hoá, cải tiến dụng cụ tháo để giải phóng
lao động nặng nhọc và để
tăng năng suất lao động.
D. Tất cả các ý trên
Câu 2. Công việc lắp động cơ, ô tô có những yêu cầu gì?
A. Phải có các nguyên công kiểm tra chặt chẽ ở từng công đoạn lắp,
sử dụng nhiều dụng cụ
kiểm tra
B. Phải đảm bảo độ chính xác lắp ghép, vị trí tương quan giữa các bề
mặt lắp ghép
C. Sử dụng nhiều dụng cụ, thiết bị, đồ gá, với trình độ tay nghề, kinh
nghiệm cao
D. Tất cả các ý trên
Câu 3. Khi lắp động cơ công việc chuẩn bị nhƣ thế nào?
A. Sắp bộ chi tiết, kiểm tra cân bằng tĩnh, động các chi tiết, lắp trước
một số nhóm chi tiết có
yêu cầu lắp riêng
B. Kiểm tra cân bằng tĩnh, động các chi tiết, lắp trước một số nhóm chi
tiết có yêu cầu lắp
riêng
C. Sắp bộ chi tiết, kiểm tra cân bằng tĩnh, động các chi tiết, kiểm tra
hao mòn
D. Tất cả các ý trên
Câu 4. Công việc chính của sắp bộ chi tiết trong quy trình lắp
động cơ nhằm mục đích gì?
A. Để giảm thời gian lắp B. Tăng chất lượng và thời gian lắp động cơ
C. Để các chi tiết lắp khỏi bị lẫn lộn D. Ý khác
Câu 5. Chi tiết nào của KHÔNG NÊN đổi lẫn với động cơ khác?
A. Bình ắc quy, máy phát B. Trục khuỷu, bánh đàC. Bu gi, vòi phun D. Ý
khác
Câu 6. Các dụng cụ tháo lắp nào là dụng cụ vạn năng?
A. Vòng kẹp séc măng B. Dụng cụ kiểm tra độ dôi lót xi lanh
C. Clê khí (súng tháo ốc bằng khí nén) D. Giá lắp động cơ
Câu 7. Các dụng cụ tháo lắp nào là dụng cụ vạn năng?
A. Vam (cảo) tháo chi tiết ghép có độ dôi B. Dụng cụ ép chốt piston
động cơ đốt trong
C. Dụng cụ tháo lắp nút dầu trên trục khuỷu D. Ý khác
Câu 8. Những cặp chi tiết nào dƣới đây không cho phép có độ
mòn khi lắp ghép?
A. Piston-sécmăng, piston-xi lanh, piston-chốt piston, trục khuỷu-bạc,
vỏ bơm-bánh răng bơm
dầu...
B. Lỗ bu lông-bu lông bánh đà, trục-bạc bơm nước, trục-bạc bơm dầu
C. Con đội-dẫn hướng, xu páp-dẫn hướng
D. Chi tiết hệ thống truyền lực, các bánh răng, then hoa-rãnh then
Câu 9. Trong dây chuyền tháo có các bƣớc công nghệ nào?
A. Tháo sơ bộ và tháo chi tiết
B. Tháo cụm và tháo chi tiêt
C. Tháo toàn xe, tháo cụm và tháo chi tiết
D. Tháo các chi tiết bên ngoài trước rồi tháo các chi tiết trong
Câu 10. Khi siết các bu lông nắp máy thì siết theo trình tự nào?
A. Từ trái qua phải B. Từ giữa ra C. Từ hai đầu vào D. Từ phải qua trái
Câu 11. Chọn câu SAI trong quá trình tháo lắp?
A. Quá trình tháo phải kết hợp với làm sạch B. Quá trình tháo phải kết
hợp với kiểm tra
C. Quá trình lắp phải kết hợp với kiểm tra D. Các chi tiết quá cứng có
thể dùng búa để
tháo
Câu 12. Yếu tố nào không ảnh hƣởng đến chất lƣợng chạy rà
động cơ?
A. Địa điểm chạy rà B. Thời gian chạy rà C. Tải trọng D. Chế độ bôi
trơn

5. CHẨN ĐOÁN TRẠNG THÁI KỸ THUẬT ĐỘNG CƠ

Câu 1. Tỷ lệ ảnh hƣởng lớn nhất làm giảm công suất động cơ là
do cơ cấu hay hệ thống nào?
A. Do hệ thống bôi trơn B. Do hệ thống nhiên liệu
C. Do nhóm bao kín buồng cháy D. Do hệ thống đánh lửa
Câu 2. Hƣ hỏng nào dẫn đến giảm công suất động cơ?
A. Do hệ thống đánh lửa B. Do hệ thống nhiên liệu
C. Do nhóm bao kín buồng cháy D. Do các yếu tố trên
Câu 3. Các hiện tƣợng của động cơ khi công suất có ích giảm là
gì?
A. Động cơ quá nóng, khí thải màu xanh sẫm B. Áp suất cuối kỳ nén
yếu (pc giảm)
C. Khả năng tăng tốc kém, máy rung động nhiều D. Các yếu tố trên
Câu 4. Có những phƣơng pháp nào đề xác định công suất có
ích của động cơ trong chẩn
đoán?
A. Đo không dùng phanh
B. Đo theo gia tốc, đo trên phanh thử
C. Đo theo gia tốc
D. Đo không dùng phanh, đo theo gia tốc, đo trên phanh thử
Câu 5. Xác định công suất có ích theo phƣơng pháp không
phanh là gì?
A. Đẩy xe, vào số xác định vận tốc động cơ
B. Đẩy xe không dùng phanh, xác định gia tốc quán tính của xe
C. Chỉ cho 1 máy hoạt động, các máy khác làm phanh cản do không
hoạt động, đo tốc độ động

D. Đẩy xe, vào số xác định vận tốc ô tô
Câu 6. Xác định công suất có ích theo phƣơng pháp không
phanh là gì?
A. Sử dụng xe khác kéo để xác định công suất.
B. Cho 1 xi lanh làm việc các xi lanh khác không làm việc mà chỉ
dùng làm tải.
C. Sử dụng phanh ngoài chứ không phải phanh của xe đó
D. Cho xe chạy nhưng không sử dụng phanh.
Câu 7. Biện pháp nào dƣới đây KHÔNG THỂ xác định đƣợc
công suất động cơ?
A. Đo bằng phanh thử
B. Đo tốc độ của động cơ ứng với từng xi lanh làm việc
C. Đo gia tốc
D. Đo tiêu hao nhiên liệu
Câu 8. Chẩn đoán theo thành phần khí thải là gì?
A. Sử dụng các thiết bị phân tích khí, để xác định thành phần khí
thải như: CO, CO2, H2O
(hơi), SO2, NOx, HC, bồ hóng.
B. Xác định thành phần khí thải thông qua mùi khói nhờ kinh
nghiệm
C. Xác định thành phần khí thải thông qua màu khói, mùi khói nhờ
kinh nghiệm
D. Sử dụng các thiết bị phân tích khí, để xác định thành phần khí
thải, màu khí...
Câu 9. Khi chẩn đoán theo thành phần khí thải nếu ở chế độ
kinh tế mà tồn tại HC và O2 thì
chứng tỏ có hƣ hỏng gì?
A. Kẹt chân ga B. Bơm tăng tốc không hoạt động
C. Có hiện tượng bỏ máy D. Hư hỏng khác
Câu 10. Khi chẩn đoán theo thành phần khí thải; nếu ở chế độ
tăng tốc thì thành phần nào
tăng?
A. CO B. HC C. O2 D. NOx
Câu 11. Khi chẩn đoán theo thành phần khí thải; nếu ở chế độ
toàn tải thì thành phần nào
tăng?
A. NOx B. HC C. CO D. O2
Câu 12. Hàm lƣợng mạt kim loại: Fe, Cr trong dầu nhờn tăng
lên chứng tỏ chi tiết nào
mòn?
A. Trục khuỷu B. Bạc lót C. Piston D. Xi lanh
Câu 13. Hàm lƣợng mạt các nguyên tố: Fe, C, Ni trong dầu
nhờn tăng lên chứng tỏ chi tiết
nào mòn?
A. Xi lanh B. Piston C. Bạc lót D. Trục khuỷu
Câu 14. Hàm lƣợng mạt kim loại: Al, Sn trong dầu nhờn tăng
lên chứng tỏ chi tiết nào
mòn?
A. Trục khuỷu B. Xi lanh C. Piston D. Bạc lót
Câu 15. Hàm lƣợng mạt các nguyên tố: Al, Si trong dầu nhờn
tăng lên chứng tỏ chi tiết nào
mòn?
A. Trục khuỷu B. Xi lanh C. Bạc lót D. Piston
Câu 16. Tiếng ồn cơ khí trong động cơ đƣợc chia ra làm mấy
vùng?
A. 2 B. 4 C. 5 D. 3
Câu 17. Tiếng ồn của trục cam - con đội, cò mổ đủa đẩy có đặc
điểm gì?
A. Âm thanh phát ra trầm
B. Âm thanh phát ra nhỏ, đặc biệt rõ khi động cơ ở chế động không
tải
C. Nghe rõ ở mọi chế độ tải trọng động cơ
D. Nghe rõ khi thay đổi tải trọng.
Câu 18. Tiếng gõ của séc măng, piston với xi lanh, chốt đầu
nhỏ, đầu nhỏ và bạc đầu nhỏ
thanh truyền có đặc điểm gì?
A. Nghe có tiếng hú
B. Nghe rõ ở mọi chế độ tải trọng
C. Âm thanh phát ra đều
D. Đặc biệt rõ khi động cơ làm việc ở chế độ thay đổi tải trọng
Câu 19. Tiếng gõ của trục khuỷu với bạc biên đặc điểm gì?
A. Âm thanh phát ra đều
B. Nghe rõ ở mọi chế độ tải trọng
C. Nghe có tiếng hú
D. Âm thanh phát ra trầm, đặc biệt rõ khi động cơ làm việc với chế
độ thay đổi tải trọng
Câu 20. Động cơ diesel làm việc tốt, quá trình cháy triệt để,
màu khí xả nhƣ thế nào?
A. Màu xanh nhạt B. Màu nâu nhạt C. Màu trắng D. Màu nâu sẫm
chuyển đen:
Câu 21. Động cơ diesel có khí xả màu xanh đen, hƣ hỏng có
thể là?
A. Máy quá thừa nhiên liệu B. Hư hỏng séc
măng, piston, xi lanh
C. Một vài xi lanh không làm việc D. Hư hỏng khác
Câu 22. Động cơ diesel có khí xả màu nâu sẫm chuyển đen, hƣ
hỏng có thể là?
A. Cấp vừa đủ nhiên liệu B. Máy quá thừa nhiên liệu
C. Hư hỏng séc măng, piston, xi lanh D. Một vài xi lanh không làm
việc
Câu 23. Động cơ xăng làm việc tốt, quá trình cháy triệt để, màu
khí xả nhƣ thế nào?
A. Màu nâu sẫm chuyển đen B. Màu xanh nhạt
C. Không màu hay xanh nhạt (xanh da trời) D. Màu trắng
Câu 24. Động cơ xăng nhiên liệu có lẫn nƣớc, hở đệm nắp máy,
màu khí xả nhƣ thế nào?
A. Màu trắng B. Không màu hay xanh nhạt C. Màu xanh nhạt
D. Màu nâu sẫm chuyển đen
Câu 25. Động cơ xăng có khí xả sẫm đen, hƣ hỏng có thể là?
A. Một vài xi lanh không làm việc B. Máy quá thừa nhiên liệu
C. Máy thiếu nhiên liệu D. Hư hỏng séc măng, piston, xi lanh
Câu 26. Khe hở chấu bugi ô tô sử dụng hệ thống đánh lửa bằng
má vít có giá trị bằng bao
nhiêu?
A. 1 - 1,5 mm B. 0,6 - 0,7 mm C. Lớn hơn 1mm D. 0,5 - 0,6mm
Câu 27. Khe hở chấu bugi ô tô sử dụng hệ thống đánh lửa điện
tử giá trị bằng bao nhiêu?
A. 0,9 - 1,5 mm B. 0,5 - 0,6mm C. Giá trị khác D. 0,6 - 0,7 mm
Câu 28. Động cơ hoạt động tốt chấu bu gi sẽ có màu gì?
A. Màu trắng B. Màu đen C. Màu trắng, ướt D. Màu hồng (hay
vàng nâu)
Câu 29. Bu gi đen và khô thì tình trạng động cơ thế nào?
A. Bu gi không đánh lửa B. Hệ thống nhiên liệu cấp hòa khí giàu
C. Thiếu nhiên liệu D. Dầu bôi trơn sục lên buồng cháy
Câu 30. Bu gi có màu trắng thì tình trạng động cơ thế nào?
A. Hệ thống nhiên liệu cấp hòa khí nghèo B. Tia lửa điện yếu
C. Tia lửa điện quá mạnh D. Hệ thống nhiên liệu cấp hòa khí giàu
Câu 31. Nhóm bao kín buồng cháy gồm những chi tiết hay bộ
phận nào?
A. Piston - xi lanh - séc măng, xu páp, bu gi (vòi phun), đệm nắp
máy
B. Piston - xi lanh - séc măng, xu páp - đế xu páp, bu gi (vòi phun),
đệm nắp máy, nắp máy
C. Piston - xi lanh - séc măng, xu páp - đế xu páp, bu gi (vòi phun),
đệm nắp máy, thân máy
D. Piston, xu páp, bu gi
Câu 32. Áp suất cuối kỳ nén của động cơ xăng vào khoảng?
A. Từ (1 - 7) kg/cm2 B. Từ (7 - 15) kg/cm2 C. Từ (15 - 22) kg/cm2 D.
Từ (22 - 30)
kg/cm2
Câu 33. Xác định mòn của piston - xi lanh - séc măng trong
chẩn đoán bằng cách nào?
A. Đo áp suất cuối kỳ nén
B. Đo độ lọt khí các te
C. Đo độ mòn nhóm bao kín buồng cháy
D. Đo áp suất cuối kỳ nén kết hợp với đo độ lọt khí các te
Câu 34. Áp suất cuối kỳ nén phụ thuộc vào yếu tố nào?
A. Độ kín khít của các chi tiết trong nhóm bao kín buồng cháy
B. Độ kín khít của các chi tiết trong nhóm bao kín buồng cháy, tỷ số
nén, nhiệt độ động cơ, tốc
độ động cơ, dầu bôi trơn
C. Tỷ số nén, nhiệt độ động cơ, tốc độ động cơ, dầu bôi trơn
D. Không phải các ý trên
Câu 35. Bằng kinh nghiệm, dầu nhờn không còn sử dụng đƣợc
nữa khi nào?
A. Có mạt kim loại trong dầu bôi trơn
B. Màu dầu nhờn đen, cảm nhận độ nhớt giữa hai ngón tay không
còn, có mạt kim loại trong
dầu bôi trơn
C. Màu dầu nhờn đen, cảm nhận độ nhớt giữa hai ngón tay không
còn
D. Phương pháp khác
Câu 36. Khi chẩn đoán bằng cảm nhận mùi, mùi của các trƣờng
hợp nào có thể cảm nhận
đƣợc?
A. Mùi khét do dầu nhờn rò rỉ bị cháy xung quanh động cơ
B. Mùi khét đặc trưng từ vật liệu cách điện
C. Mùi nhiên liệu cháy không hết thải ra theo đường khí xả hoặc
mùi nhiên liệu thoát ra theo
đường thông áp của buồng trục khuỷu
D. Tất cả các trường hợp trên
Câu 37. Khi chẩn đoán bằng cảm nhận mùi, mùi của các trƣờng
hợp nào KHÔNG cảm
nhận đƣợc?
A. Mùi khét do dầu nhờn rò rỉ bị cháy xung quanh động cơ
B. Mùi khét đặc trưng từ vật liệu cách điện
C. Mùi nhiên liệu cháy không hết thải ra theo đường khí xả hoặc
mùi nhiên liệu thoát ra theo
đường thông áp của buồng trục khuỷu
D. Mùi của khí thải động cơ hoạt động bình thường
Câu 38. Xác định câu trả lời SAI khi thấy áp suất dầu bôi trơn
giảm?
A. Độ nhớt dầu bôi trơn lớn hơn qui định. B. Bầu lọc hỏng.
C. Khe hở bạc trục lớn D. Bơm dầu bị mòn
Câu 39. Xác định câu trả lời SAI khi thấy áp suất dầu bôi trơn
tăng?
A. Đường dầu về bị tắc B. Không xảy ra hiện tượng tăng áp suất
dầu bôi trơn
C. Van an toàn hỏng D. Độ nhớt dầu bôi trơn tăng
Câu 40. Xác định câu trả lời SAI khi nói nguyên nhân động cơ
xăng khó nổ?
A. Van làm đậm bị kẹt B. Mức xăng trong bầu phao thấp
C. Gíc lơ không tải quá nhỏ (tắc) D. Tia lửa điện bu gi yếu
Câu 41. Xác định câu trả lời SAI khi nói nguyên nhân động cơ
xăng tăng tốc kém?
A. Bơm tăng tốc bị mòn, hỏng. B. Đường ống nạp hở
C. Chỉnh chế độ không tải không tốt D. Van làm đậm không mở khi
nhấn hết
chân ga.
Câu 42. Áp suất của bơm xăng điện nằm trong khoảng nào là
còn sử dụng đƣợc?
A. 1- 2 kG/cm2 B. 1- 6 kG/cm2 C. 6 - 10 kG/cm2 D. 3 - 6 kG/cm2
Câu 43. Trong hệ thống nhiên liệu diesel nếu van cao áp đóng
không kín thì hiện tƣợng gì sẽ
xảy ra?
A. Sai qui luật cung cấp, động cơ có khói đen, máy nóng
B. Động cơ có khói đen do phun rớt, máy nóng, đóng muội trong
buồng cháy
C. Áp suất đẩy và lưu lượng bơm không đủ
D. Làm giảm lưu lượng cung cấp
Câu 44. Vào cuối kỳ nén của động cơ diesel, dầu diesel đƣợc
kim phun phun vào buồng đốt
với?
A. Áp suất khoảng 75 kg/cm2
ở dạng sương
B. Áp suất khoảng 150 kg/cm2
ở dạng hạt nhiên liệu nhỏ
C. Áp suất khoảng 75 kg/cm2 ở dạng hạt nhiên liệu nhỏ
D. Áp suất trên 150 kg/cm2
ở dạng sương
Câu 45. Tìm câu SAI: Lƣu lƣợng nhiên liệu cung cấp cho động
cơ diesel giảm là do:
A. Lò xo đẩy piston bơm cao áp yếu B. Mòn xi lanh, piston bơm cao
áp
C. Cân bơm bị sai D. Mòn cam và con lăn
Câu 46. Động cơ diesel không nổ đƣợc thông thƣờng do các
nguyên nhân nào?
A. Động cơ lạnh B. Piston - xi lanh mòn
C. Chất lượng phun không đảm bảo D. Thiếu dầu bôi trơn
Câu 48. KHÔNG DÙNG phƣơng pháp nào trong các phƣơng
pháp sau đây để kiểm tra
mòn bộ đôi xi lanh - piston bơm cao áp?
A. Thử trượt nghiêng B. Thử kín thuỷ lực C. Dùng pan me đo D. Thử
áp suất nén
tối đa
Câu 49. Tìm câu SAI: Khi động cơ bị quá nóng là do:
A. Bộ tản nhiệt hoặc bình ngưng bộ điều hòa không khí bị nghẹt
B. Tia lửa điện quá mạnh.
C. Đai chùng.
D. Chất làm mát thiếu hoặc bẩn.
Câu 50. Khi bu gi không đánh lửa thứ tự kiểm tra nhƣ thế nào?
A. Điện ở dây cao thế, kiểm tra IC, kiểm tra bô bin, điện nguồn
B. Điện nguồn, kiểm tra IC, điện ở dây cao thế, kiểm tra IC, kiểm tra
bô bin
C. Điện ở dây cao thế, điện nguồn, kiểm tra IC, kiểm tra bô bin
D. Điện nguồn, điện ở dây cao thế, kiểm tra IC, kiểm tra bô bin
Câu 51. Tia lửa điện bu gi yếu là do yếu tố nào?
A. Do bu gi bị bẩn hoặc má vít bẩn, dây cao áp bị rò điện
B. Bộ điều chỉnh góc đánh lửa sớm chân không không hoạt động
C. Góc đánh lửa sớm không đúng
D. Bộ điều chỉnh góc đánh lửa sớm ly tâm không hoạt động
Câu 52. Tụ điện trong hệ thống đánh lửa thƣờng có các công
dụng gì?
A. Dập tắt dòng tự cảm ở cuộn sơ cấp của bôbin B. Tăng điện áp
đánh lửa
C. Bảo vệ tiếp điểm D. Tất cả đều đúng
Câu 54. Đối với hệ thống tự chẩn đoán, khi đèn check sáng
(không tắt) nghĩa là?
A. Báo tính trạng các hệ thống bình thường B. Báo có sự cố hư
hỏng
C. Tự báo mã chẩn chẩn đoán D. Ý khác
Câu 55. Đối với hệ thống phun xăng điện tử của hãng TOYOTA,
chế độ Normal mode có
tác dụng gì?
A. Để tìm chẩn đoán hư hỏng ở các bộ phận xe
B. Để tự động sửa chữa các hỏng hóc
C. Dùng để xóa bộ nhớ cũ (code cũ) và nạp lại từ đầu (code mới)
sau khi đã sửa chữa hư hỏng
D. Không phải các ý trên
Câu 56. Đối với hệ thống phun xăng điện tử của hãng TOYOTA,
chế độ Test mode có tác
dụng gì?
A. Để tự động sửa chữa các hỏng hóc
B. Dùng để xóa bộ nhớ cũ (code cũ) và nạp lại từ đầu (code mới)
sau khi đã sửa chữa hư hỏng
C. Để tìm chẩn đoán hư hỏng ở các bộ phận xe
D. Không phải các ý trên
Câu 57. Đối với hệ thống phun xăng điện tử của hãng TOYOTA,
chế độ Normal mode cần
nối tắt các lỗ nào trên giắc chẩn đoán?
A. TE1 và BAT B. E1 và TE1 C. E1 và TE2 D. Các lỗ khác
Câu 58. Đối với hệ thống phun xăng điện tử của hãng TOYOTA,
chế độ Test mode cần nối
tắt các lỗ nào trên giắc chẩn đoán?
A. E2 và TE2 B. E1 và TE2 C. T1 và TE1 D. Các lỗ khác

Câu 59. Hình vẽ thể hiện điều gì?


A. Báo áp suất dầu quá cao B. Chẩn đoán động
cơ và ô tô bằng tín hiệu đèn
C. Báo nhiệt độ nước làm mát tăng D. Tất cả các ý trên
Câu 60. Hình vẽ thể hiện điều gì?

A. Chẩn đoán động cơ bằng máy Scan mã lỗi


B. Đo các thông số điện và điện tử trên ô tô
C. Đo các thông số của động cơ và ô tô bằng đồng hồ VOM
D. Tất cả các ý trên

Câu 61. Hình vẽ thể hiện điều gì?


A. Cách chẩn đoán bằng đèn check
B. Các kiểu giắc nối truyền dữ liệu chẩn đoán động cơ và ô tô
C. Cách nối tắt các chân của giắc chẩn đoán
D. Các ý trên
Câu 63. Câu nào mô tả KHÔNG ĐÚNG vùng nghe tiếng gõ

động cơ?
A. Vùng 4: bao gồm tiếng gõ của trục khuỷu với bạc cổ trục chính
B. Vùng 2: bao gồm tiếng gõ của séc măng, piston với xi lanh, chốt
đầu nhỏ, đầu nhỏ và bạc
đầu nhỏ thanh truyền
C. Vùng 3: bao gồm tiếng gõ của trục khuỷu với bạc biên
D. Vùng 5: tiếng gõ của puli dẫn động bơm nước, quạt làm mát

6. CHẨN ĐOÁN CÁC HỆ THỐNG Ô TÔ


C1: Áp suất hơi bơm lốp xe du lịch thường là?

Select one:
a. 2,2-2,8 kg/cm2
b. 3,5 kg/cm2 trở lên
c. nhỏ hơn 1,5 kg/cm2
d. 2,8 - 3 kg/cm2

C2 Trên một chiếc lốp xe ô tô có ghi MAX.PRESS 32 psi, thì áp suất lốp
bơm bao nhiêu?
Select one:
a. 2,2 kg/cm2 trở lên
b. Trên 32 psi
c. Bơm đến 2,2 kg/cm2
d. 3,2 kg/cm2

C3 Trước khi chẩn đoán các hệ thống của ô tô cần kiểm tra điều gì trước tiên:
Select one:
a. Áp suất lốp
b. Kiểm tra phanh
c. Cụm bánh xe, moay ơ
d. Lốp xe

C5 Mòn nhiều ở phần giữa của bề mặt lốp là do các nguyên nhân nào?

Select one:
a. Thiếu áp suất
b. Chỉnh sai độ chụm
c. Chỉnh sai các góc đặt bánh xe
d. Áp suất lốp cao

c4 Chọn câu trả lời SAI nói về bánh xe?

Select one:
a. Bánh xe ô tô du lịch hiện nay sử dụng lốp có ruột
b. Bánh xe ô tô du lịch hiện nay sử dụng lốp không có ruột
c. Lớp mành của bánh xe ô tô tải có thể là cáp thép
d. Tất cả đều sai

c6 Các hư hỏng của bánh xe gồm?


Select one:
a. Rơ lỏng các liên kết
b. Không cân bằng bánh xe
c. Các ý trên
d. Mòn bề mặt ngoài của lốp

c7 Đối với lốp ô tô, để đảm bảo cho lốp mòn đều và tăng tuổi thọ của lốp cần
phải làm gì?

Select one:
a. Chỉnh các góc đặt bánh xe
b. Khoảng (3.000 - 4.000)km cần thay đổi vị trí của lốp
c. Thường xuyên chỉnh độ chụm
d. Khoảng (5.000 - 9.000)km cần thay đổi vị trí của lốp

c8 Khi tăng ga, tốc độ xe không tăng theo tương ứng là do hư hỏng bộ phận
nào?

Select one:
a. Do hộp số
b. Do ly hợp bị trượt
c. Do ly hợp ngắt không hoàn toàn
d. Không phải các yếu tố trên

c9 Ly hợp sẽ ảnh hưởng như thế nào nếu: Đĩa ma sát và đĩa ép bị mòn nhiều,
lò xo ép bị gãy hoặc yếu, đĩa ma sát bị dính dầu hoặc bị chai cứng, bàn đạp ly
hợp không có hành trình tự do, thể hiện xe kéo tải kém, ly hợp bị nóng

Select one:
a. Ly hợp ngắt không hoàn toàn
b. Ly hợp bị kêu
c. Ly hợp bị hư hỏng khác
d. Ly hợp bị trượt

c10 Sang số khó, gây va đập ở hộp số là do những hư hỏng nào?

Select one:
a. Ly hợp bị trượt
b. Ly hợp bị kêu
c. Ly hợp bị dính dầu
d. Ly hợp ngắt không hoàn toàn

Câu 11. Hành trình tự do bàn đạp ly hợp đối với ô tô du lịch bao nhiêu là
phù hợp?
A. 0,2 -0,25 mm B. 2 - 2,5 mm C. 20 - 25 mm D. 20 - 25 cm
Câu 12. Bộ phận nào của bộ ly hợp khi vênh (đảo) không sửa chữa đƣợc
mà phải thay?
A. Bánh đà B. Khung ly hợp C. Đĩa ma sát D. Đĩa ép
Câu 13. Biện pháp nào dƣới đây KHÔNG PHẢI để xác định ly hợp bị
trƣợt?
A. Giài số cao đóng ly hợp B. Gài số thấp, mở
ly hợp
C. Giữ xe trên dốc, hoặc đẩy xe D. Phán đoán qua mùi khét
Câu 14. Ly hợp ngắt không hoàn toàn có thể do yếu tố nào?
A. Lò xo ép yếu B. Hành trình tự do bàn đạp quá nhỏ
C. Điều chỉnh các cần bẩy không đều D. Đĩa ma sát quá mòn
Câu 15. Điều chỉnh hành trình tự do của bàn đạp lý hợp ô tô là gì?
A. Điều chỉnh bằng cách thay đổi chiều dài của thanh kéo bằng vít chỉnh
hoặc chiều dài của
dây cáp
B. Nếu tại đầu đòn mở bố trí các bu lông điều chỉnh thì cần nới đai ốc để điều
chỉnh bu lông
tiến ra hoặc vào nhằm thay đổi khoảng cách cần điều chỉnh
C. Nếu đòn mở được lắp trên bu lông điều chỉnh thì thay đổi chiều cao của bu
lông bắt vào vỏ
của ly hợp để thay đổi khoảng cách cần điều chỉnh
D. Tất cả các ý trên
Câu 16. Lò xo giảm chấn của ly hợp bị liệt, hiện tƣợng nào xảy ra?
A. Ly hợp bị trượt B. Ly hợp đóng đột ngột
C. Ly hợp ngắt không hoàn toàn D. Không phải các ý trên
Câu 17. Ổ bi T (bi chà) trong ly hợp bị mòn, ảnh hƣởng đến ly hợp nhƣ
thế nào?
A. Tăng hành trình tự do của bàn đạp ly hợp, làm ly hợp ngắt không hoàn
toàn
B. Ly hợp bị trượt
C. Ly hợp phát ra tiếng kêu
D. Không phải các ý trên
Câu 18. Nguyên nhân nào KHÔNG ảnh hƣởng đến việc khó gài số?
A. Càng gạt, thanh trượt mòn B. Bánh răng mòn
C. Bộ đồng tốc mòn nhiều D. Ly hợp ngắt
không hoàn toàn
Câu 19. Trong hộp số thanh trƣợt cong, mòn, khớp cầu mòn, bộ đồng
tốc mòn nhiều sẽ ảnh
hƣởng nhƣ thế nào?
A. Sang số khó, vào số nặng B. Có tiếng va đập mạnh
C. Tự động nhảy số D. Không phải các yếu tố trên
Câu 20. Cầu chủ động khi làm việc nóng là do?
A. Chỉnh các bánh răng của truyền lực chính quá chặt B. Bánh răng bị
mòn
C. Thừa dầu bôi trơn D. Trục bộ vi sai mòn
Câu 21. Yếu tố nào KHÔNG làm cho vành tay lái nặng?
A. Hộp tay lái thiếu dầu bôi trơn B. Hộp tay lái cũ, mòn
C. Lốp xe mòn, bơm quá căng D. Bơm dầu trợ lực hỏng
Câu 22. Nguyên nhân nào làm cho tay lái nặng?
A. Áp suất hơi của các lốp xe dẫn hướng không đủ hoặc không đều
B. Hệ thống trợ lực hỏng
C. Các chi tiết ma sát của hệ thống lái thiếu dầu mỡ bôi trơn
D. Các ý trên
Câu 23. Độ rơ (hành trình tự do) vành tay lái có giá trị thích hợp nằm
trong khoảng nào?
A. 5 - 100 B. 20 - 250 C. 2 - 2,50 D. 30 - 450
Câu 24. Trong hệ thống lái góc doãng thƣờng có giá trị bao nhiêu?
A. 0 đến 50 B. -100
đến 100 C. -5
0
đến 50 D. Thông số khác
Câu 25. Trong hệ thống lái độ chụm thƣờng có giá trị bao nhiêu?
A. 2 đến 10 mm B. 0 đến 6 mm C. 10 đến 16 mm D. Thông số khác
Câu 26. Cách làm nào sau đây để chỉnh độ chụm bánh xe dẫn hƣớng?
A. Dùng bu lông lệch tâm để chỉnh B. Vặn xoay thanh kéo ngang
C. Dùng đệm chêm D. Xê dịch đầu trụ đỡ
Câu 27. Bánh xe mòn đều nhƣng mòn nhanh là do?
A. Góc nghiêng ngoài bánh xe lớn B. Góc nghiêng dọc chốt lớn
C. Góc nghiêng ngang chốt lớn D. Độ chụm không đúng
Câu 28. Các biểu hiện của ô tô khi hƣ hỏng hệ thống phanh là gì?
A. Phanh không ăn, phanh bị dật, phanh ăn không đều ở các bánh xe, phanh
bị bó, có tiếng kêu
trong trống phanh
B. Phanh không ăn, phanh bị dật, phanh ăn không đều ở các bánh xe, phanh
bị bó, có tiếng kêu
trong trống phanh, mức dầu giảm
C. Phanh không ăn, phanh bị dật, phanh ăn không đều ở các bánh xe, phanh
bị bó, có tiếng kêu
trong trống phanh, hư trợ lực
D. Ý khác
Câu 29. Trƣờng hợp nào làm cho phanh không ăn?
A. Má phanh dính dầu, má phanh bị ướt, tang trống bị các vết rãnh vòng, má
phanh ép không
hết lên tang trống. Má phanh bị chai cứng
B. Khe hở má phanh và tang trống lớn
C. Do trợ lực không hiệu quả.
D. Các ý trên
Câu 30. Đối với phanh dầu: Khi dẫn động phanh bị lọt khí trong đƣờng
ống thuỷ lực, dầu
phanh bị chảy, piston của xi lanh phanh chính bị kẹt, piston xi lanh con
bị kẹt, đƣờng ống dầu
bẩn, tắc. Ảnh hƣởng đến ô tô nhƣ thế nào?
A. Phanh bị bó B. Phanh không ăn C. Phanh bị kêu D. Các ý trên
Câu 31. Đối với phanh khí: Áp suất trong bầu phanh không đủ, bộ điều
chỉnh áp suất
không làm việc, dây cua roa máy nén bị chùng làm áp suất giảm, bầu
phanh không kín,
đƣờng ống dẫn khí bị hở, ảnh hƣởng đến ô tô nhƣ thế nào?
A. Phanh không ăn B. Phanh bị kêu C. Phanh bị bó D. Các ý trên
Câu 32. Khi: Lò xo kéo các guốc phanh bị gãy, má phanh bị gãy, khe hở
má phanh và trống
phanh không đúng qui định nhỏ quá, gối đỡ má phanh mòn, trục trái
đào bị rơ, tang trống bị
đảo, ổ bi moay ơ bị rơ, ảnh hƣởng đến ô tô nhƣ thế nào?
A. Phanh bị bó B. Phanh không ăn C. Phanh bị kêu D. Ý khác
Câu 33. Khi: Lò xo kéo các guốc phanh bị gãy, má phanh bị gãy, khe hở
má phanh và trống
phanh không đúng qui định nhỏ quá, gối đỡ má phanh mòn, trục trái
đào bị rơ, tang trống bị
đảo, ổ bi moay ơ bị rơ, ảnh hƣởng đến ô tô nhƣ thế nào?
A. Phanh bị kêu B. Phanh không ăn C. Phanh bị bó D. Phanh bị dật
Câu 34. Khi hệ thống phanh: Piston của xi lanh bánh xe bị kẹt (phanh
dầu), điều chỉnh sai
cam nhả (phanh khí), má phanh và tang trống bị mòn, điều chỉnh sai khe
hở tang trống, má
phanh, ảnh hƣởng đến ô tô nhƣ thế nào?
A. Phanh bị bó B. Phanh không ăn C. Phanh bị kêu D. Ý khác
Câu 35. Khi hệ thống phanh: Piston của xi lanh bánh xe bị kẹt (phanh
dầu), điều chỉnh sai
cam nhả (phanh khí), má phanh và tang trống bị mòn, điều chỉnh sai khe hở
tang trống, má
phanh, ảnh hƣởng đến ô tô nhƣ thế nào?
A. Phanh ăn không đều ở các bánh xe B. Phanh bị kêu
C. Phanh không ăn D. Phanh bị bó
Câu 36. Guốc phanh bị dính vào trống, lò xo trả guốc phanh bị gãy, má
phanh bị tróc ra
khỏi guốc phanh, ảnh hƣởng đến ô tô nhƣ thế nào?
A. Phanh bị kêu B. Phanh không ăn
C. Phanh ăn không đều ở các bánh xe D. Các ý trên
Câu 37. Guốc phanh bị dính vào trống, lò xo trả guốc phanh bị gãy, má
phanh bị tróc ra
khỏi guốc phanh, ảnh hƣởng đến ô tô nhƣ thế nào?
A. Phanh bị bó B. Phanh ăn không đều ở các bánh xe
C. Phanh không ăn D. Phanh bị kêu
Câu 39. Đối với hệ thống phanh dầu: Lỗ bổ sung dầu ở xi lanh chính bị
bẩn, tắc, vòng cao
su của xi lanh chính bị nở ra, kẹt, piston xi lanh chính bị kẹt, ảnh hƣởng đến
ô tô nhƣ thế
nào?
A. Phanh bị bó B. Phanh ăn không đều ở các bánh xe
C. Phanh không ăn D. Phanh bị kêu
Câu 40. Kiểm tra, điều chỉnh hệ thống phanh gồm có những nội dung
nào?
A. Xác định hiệu quả phanh
B. Đo lực phanh và hành trình bàn đạp phanh
C. Đo lực phanh và hành trình cần kéo phanh tay
D. Tổng hợp các ý trên đồng thời còn thêm một số nội dung khác
Câu 42. Có những phƣơng pháp nào để xác định hiệu quả phanh của ô
tô?
A. Đo lực phanh hoặc mômen phanh trên bệ thử B. Đo quãng đường phanh
trên đường
C. Đo gia tốc chậm dần, thời gian phanh trên đường D. Gồm các ý trên
Câu 43. Phƣơng pháp nào để xác định hiệu quả phanh của ô tô có độ
chính xác cao nhất?
A. Đo gia tốc chậm dần, thời gian phanh trên đường B. Đo quãng
đường phanh trên đường
C. Đo lực phanh hoặc mômen phanh trên bệ thử D. Phương pháp khác
Câu 44. Hiệu lực phanh giảm KHÔNG THỂ do nguyên nhân nào?
A. Má phanh mòn nhiều B. Hệ thống dầu phanh có gió
C. Đường kính trống phanh tăng D. Má phanh chai, bẩn
Câu 45. Đạp bàn đạp phanh chạm sàn xe nhƣng phanh không hiệu quả
là do?
A. Xy lanh chính hỏng hoặc má phanh mòn quá giới hạn B. Điều chỉnh sai
các thanh nối hoặc khe hở má phanh
C. Thiếu dầu hoặc lọt khí vào hệ thống phanh D. Các ý trên
Câu 47. Hình vẽ thể hiện việc điều chỉnh gì?

A. Điều chỉnh khe hở má phanh với trống phanh phía dưới


B. Điều chỉnh xả gió cho cơ cấu phanh
C. Điều chỉnh khe hở má phanh với trống phanh phía trên và phía dưới
D. Điều chỉnh khe hở má phanh với trống phanh phía trên

Câu 48. Hình vẽ thể hiện nội dung gì?


A. Bổ sung dầu cho hệ thống phanh B. Bổ sung dầu cho cơ cấu phanh
C. Điều chỉnh xả gió cho hệ thống phanh dầu D. Điều chỉnh xả gió tại cơ cấu
phanh banh xe

Câu 49. Hình vẽ thể hiện nội dung gì?


A. Đo hành trình tự do của vành tay lái B. Đo khả năng đánh lái của vành lái
C. Đo độ rơ của trục tay lái D. Tất cả các ý trên
Câu 50. Hình vẽ thể hiện nội dung gì?
A. Đo lực đánh lái khi nâng bánh xe dẫn hướng khỏi mặt đất
B. Đo lực đánh lái khi bánh xe dẫn hướng tiếp xúc mặt đất ở trạng thái đầy
tải
C. Đo lực đánh lái khi bánh xe dẫn hướng tiếp xúc mặt đất ở trạng thái không
tải
D. Không phải các ý trên

Câu 51. Hình vẽ thể hiện nội dung gì?


A. Kiểm tra độ rơ khớp dẫn động lái B. Kiểm tra dẫn động lái
C. Kiểm tra độ rơ cơ cấu lái D. Kiểm tra nhíp
Câu 52. Câu nào KHÔNG PHẢI hƣ hỏng của bộ phận dẫn hƣớng của
hệ thống treo?
A. Sai lệch các thông số cấu trúc, các chỗ điều chỉnh, vấu giảm va, vấu tăng
cứng…
B. Biến dạng khâu: đòn giằng, bệ đỡ, bệ xoay, dầm cầu, nhíp lá, quang treo.
C. Mòn các khớp trụ, khớp cầu.
D. Nhíp bị giảm độ cứng, vở ụ tăng cứng
Câu 53. Câu nào KHÔNG PHẢI hƣ hỏng của bộ phận đàn hồi của hệ
thống treo?
A. Biến dạng khâu: đòn giằng, bệ đỡ, bệ xoay, dầm cầu, nhíp lá, quang treo.
B. Bó kẹt nhíp do hết mỡ bôi trơn làm tăng độ cứng
C. Nhíp bị giảm độ cứng, vở ụ tăng cứng
D. Gãy bộ phận đàn hồi do quá tải khi làm việc
Câu 54. Câu nào KHÔNG PHẢI hƣ hỏng của bộ giảm chấn của hệ
thống treo?
A. Hở phớt bao kín và chảy dầu của giảm chấn B. Mòn bộ đôi xi lanh, piston
C. Nhíp bị giảm độ cứng, vở ụ tăng cứng D. Dầu biến chất sau một thời gian
sử dụng
Câu 55. Câu nào KHÔNG PHẢI hƣ hỏng của bộ giảm chấn của hệ
thống treo?
A. Bó kẹt nhíp do hết mỡ bôi trơn làm tăng độ cứng
B. Do quá tải trong làm việc, cần piston giảm chấn bị cong, gây kẹt hoàn toàn
giảm chấn
C. Thiếu dầu, hết dầu đều xuất phát từ các hư hỏng của phớt bao kín
D. Kẹt van giảm chấn có thể xảy ra ở hai dạng
Câu 56. Sử dụng các phƣơng pháp nào để do hiệu quả của phanh tay?
A. Kiểm tra trên bệ thử phanh, kiểm tra trên đường phẳng, đếm tiếng "tách"
khi kéo phanh tay
B. Kiểm tra trên bệ thử phanh, kiểm tra trên đường phẳng, kiểm tra trên dốc
C. Kiểm tra trên bệ thử phanh, kiểm tra trên đường phẳng, đo lực phanh
D. Tất cả các ý trên đều đúng
Câu 57. Khe hở giữa trống phanh và má phanh phía trên đối cơ cấu
phanh dầu, phanh khí
là bao nhiêu?
A. Phanh dầu (0,2 ÷ 0,25)mm, phanh khí (0,6 ÷ 1)mm B. Phanh dầu (0,4
÷ 0,5)mm, phanh khí (0,4 ÷ 0,5)mm
C. Phanh dầu (0,2 ÷ 0,25)mm, phanh khí (0,4 ÷ 0,5)mm D. Không phải các
giá trị trên

You might also like