You are on page 1of 29

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐH KIẾN TRÚC MỤCTP.HCM


LỤC
A. ĐỀ TÀI 1:KHOA XÂYTỐ
CÁC YẾU DỰNG
GÂY HẠI TRONG XÂY DỰNG – CÁCH
PHÒNG CHỐNG.............................................................................................................
I. KHÁI NIỆM........................................................................................................
1. Yếu tố gây hại:.................................................................................1
2. Vệ sinh lao động:.............................................................................1
3. Bệnh nghề nghiệp:...........................................................................1
II. PHÂN LOẠI:......................................................................................................
TIỂU
1. Tiếng LUẬN
ồn:..........................................................................................1
2. CHUYÊN ĐỀ
Rung.................................................................................................1
3. Bức xạ...............................................................................................1
4. Bụi.....................................................................................................1

AN TOÀN 5. Vi khí hậu.........................................................................................1


III. ẢNH HƯỞNG:....................................................................................................
1. Tiếng ồn............................................................................................1

LAO ĐỘNG 2.
3.
Rung.................................................................................................1
Bức xạ:..............................................................................................2
4. Bụi:...................................................................................................2
5. Vi khí hậu:........................................................................................2
6. Phân biệt với yếu tố nguy hiểm:.....................................................2
IV. GIẢI PHÁP:........................................................................................................
1. Đối với người sử dụng lao động:.....................................................2
2. Đối công nhân người lao động.......................................................3
V. KẾT LUẬN.........................................................................................................
B. ĐỀ TÀI 2: AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG CÔNG TÁC XÂY TÔ,
SVTH: PHAN CAO KỲ
TRÁT:...............................................................................................................................
I. KHÁI NIỆM:......................................................................................................
MSSV: 19520100150
II. AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG CÔNG TÁC THI CÔNG XÂY.................
LỚP 1. HP:
Các50003302
nguyên nhân gây tai nạn trong khi thi công công tác xây.....4
2. Các tai nạn trong công tác xây:......................................................5
GVHD: THẦY NGUYỄN AN NINH
3. Các biện pháp phòng tránh............................................................6
III. AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG CÔNG TÁC THI CÔNG TÔ
TRÁT............................................................................................................................

2
1. Các sự cố có thể xảy ra khi tô trát trong công trình.....................7
2. Quy trình tô trát..............................................................................8
3. Yêu cầu khi tô trát:.........................................................................8
4. An toàn khi tô trát:..........................................................................9
IV. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁ NHÂN VÀ TỔ CHỨC TRONG CÔNG
TÁC AN TOÀN LAO ĐỘNG KHI XÂY, TRÁT.......................................................
1. Đối với doanh nghiệp:.....................................................................9
2. Đối với người lao động:.................................................................10
C. ĐỀ TÀI 3: AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG THI CÔNG HÀN CẮT.
11
I. KHÁI NIỆM:....................................................................................................
II. AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG CÔNG TÁC THI CÔNG XÂY...............
1. Các nguyên nhân gây tai nạn trong hàn cắt kim loại:................11
2. Các biện pháp phòng chống tai nạn trong thi công hàn cắt:......12
3. Các quy định an toàn trong thi công hàn cắt:.............................12
a) Những qui định chung:..............................................................................
b) Quy định an toàn đối với công tác hàn điện.............................................
c) Quy định an toàn đối với công tác hàn hơi:.............................................
d) Quy định an toàn khi thực hiện công tác cắt............................................
III. KẾT LUẬN.......................................................................................................
D. ĐỀ TÀI 4: AN TOÀN TRONG SỬ DỤNG HÓA CHẤT TRONG
XÂY DỰNG....................................................................................................................
I. KHÁI NIỆM......................................................................................................
II. AN TOÀN LAO ĐỘNG KHI SỬ DỤNG HÓA CHẤT TRONG
XÂY DỰNG................................................................................................................
1. Thực trạng an toàn lao động trong sử dụng hóa chất:...............16
2. Ảnh hưởng của hóa chất với người lao động:..............................16
a) Nguyên nhân:.............................................................................................
b) Ảnh hưởng:.................................................................................................
c) Các vấn đề có thể mắc do hóa chất:..........................................................
3. Các biện pháp phòng ngừa:..........................................................18
a) Đào tạo nguồn lao động có kiến thức về an toàn lao động:.....................
b) Cần tìm hiểu kĩ cách sử dụng cũng như bảo quản hóa chất:..................
c) Trang bị bảo hộ lao động:.........................................................................
III. KẾT LUẬN.......................................................................................................
ĐỀ TÀI 5: AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG THI CÔNG CÔNG TÁC
ĐẤT.................................................................................................................................
I. KHÁI NIỆM:....................................................................................................
II. THI CÔNG ĐẤT:.............................................................................................
III. VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TÁC ĐẤT:.....................................
1. Vai trò:...........................................................................................20
2. Đặc điểm:.......................................................................................20
IV. AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG THI CÔNG CÔNG TÁC ĐẤT:
21
1. Các sự cố có thể xảy ra trong quá trình thi công:.......................21
2. Biện pháp phòng tránh sự cố:.......................................................21
a) Chống vách đất bị sụt nở :.........................................................................
b) Phòng ngừa người ngã xuống hố :............................................................
c) Phòng ngừa đất đá lăn rơi từ trên cao xuống hố, hào.............................
d) Phòng ngừa người bị ngạt thở khí độc.....................................................
V. KẾT LUẬN.......................................................................................................
A. ĐỀ TÀI 1: CÁC YẾU TỐ GÂY HẠI TRONG XÂY DỰNG – CÁCH
PHÒNG CHỐNG.
Công trường là nơi bận rộn, công nhân phải tiếp xúc nhiều với máy móc,
trang thiết bị, công cụ và môi trường... Đây là một quá trình hoạt động đa dạng
và rất phức tạp, vì vậy tìm ẩn rất nhiều những mối nguy hiểm ... làm cho người
lao động có thể bị mắc bệnh nghề nghiệp, vì vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để
hạn chế được các ảnh hưởng này đến mức thấp nhất.
I. KHÁI NIỆM
1. Yếu tố gây hại:
Là những yếu tố có trong môi trường xây dựng tác động xấu đến sức
khỏe của người lao động (điều kiện lao động không thuận lợi, vượt quá giới
hạn của quy chuẩn vệ sinh lao động cho phép) gây bệnh nghề nghiệp. Đó là vi
khí hậu, tiếng ồn, rung động, phóng xạ, ánh sáng, bụi, các chất, hơi, khí độc,
các sinh vật có hại...
2. Vệ sinh lao động:
Vệ sinh lao động là các biện pháp đảm bảo môi trường làm việc, bảo vệ
tính mạng, sức khoẻ cho người lao động và giữ vệ sinh môi trường chung.
3. Bệnh nghề nghiệp:
Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của
nghề nghiệp tác động tới người lao động. Bệnh xảy ra cấp tính hoặc từ từ. Một
số bệnh nghề nghiệp không chữa khỏi và để lại di chứng. Bệnh nghề nghiệp có
thể phòng tránh được.
II. PHÂN LOẠI:
1. Tiếng ồn:
Tiếng ồn là âm thanh gây khó chịu cho con người, phát sinh do sự
chuyển động của các chi tiết hoặc bộ phận của máy do va chạm.
2. Rung
Rung là hoạt động cơ học có ảnh hưởng lâu dài đến cơ thể của người lao
động.
3. Bức xạ
Nguồn bức xạ:
Mặt trời phát ra bức xạ hồng ngoại, tử ngoại.
Hồ quang, hàn cắt kim loại, nắn đúc thép phát ra bức xạ tử ngoại.
4. Bụi
Bụi là tập hợp của nhiều hạt có kích thước nhỏ bé tồn tại trong không
khí; nguy hiểm nhất là bụi có kích thước từ 0,5 5 micrômét; khi hít phải loại
bụi này sẽ có 70 80% lượng bụi đi vào phổi và làm tổn thương phổi hoặc gây
bệnh bụi phổi.
5. Vi khí hậu.
Vi khí hậu là trạng thái lý học của không khí trong khoảng không gian
thu hẹp của nơi làm việc bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt và
tốc độ vận chuyển của không khí. Các yếu tố này phải đảm bảo ở giới hạn nhất
định, phù hợp với sinh lý của con người.
III. ẢNH HƯỞNG:
1. Tiếng ồn
Làm việc trong điều kiện có tiếng ồn dễ gây các bệnh nghề nghiệp như
điếc, viêm thần kinh thực vật, rối loạn cảm giác hoặc làm giảm khả năng tập
trung, giảm khả năng nhạy bén. Người mệt mỏi, cáu gắt, buồn ngủ. Tiếp xúc
với tiếng ồn lâu sẽ bị giảm thính lực, điếc nghề nghiệp hoặc bệnh thần kinh, dễ
dẫn đến tai nạn lao động.
2. Rung
Việc rung từng bộ phận có ảnh hưởng đến cục bộ xuất hiện ở cánh tay
và ngón tay khi làm việc với búa máy , cưa máy. Quá trình làm việc bị rung
nhiều lâu làm tay bị mất cảnh giác và ngoài ra gây thương tổn huyết quản, thần
kinh, khớp xương, cơ bắp, xúc giác và lan rộng, thâm nhập vào hệ thống thần
kinh trung ương, hệ tuần hoàn nội tiết.
Rung toàn thân thường xảy ra đối với những người làm việc trên
phương tiện giao thông, máy hơi nước, máy nghiền... Chấn động làm co hệ
thống huyết mạch, tăng huyết áp và nhịp đập tim. Tuỳ theo đặc tính chấn động
tạo ra thay đổi ở từng vùng, từng bộ phận trên cơ thể người.
3. Bức xạ:
Người ta có thể bị say nắng, giảm thị lực (do bức xạ hồng ngoại), đau
đầu, chóng mặt, giảm thị lực, bỏng (do bức xạ tử ngoại) và dẫn đến tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp.
4. Bụi:
Mức độ nguy hiểm, có hại của bụi phụ thuộc vào tính chất lý học, hóa
học của bụi. Bụi có thể gây cháy hoặc nổ ở nơi có điều kiện thích hợp; làm
giảm khả năng cách điện của bộ phận cách điện, gây chập mạch; Gây mài mòn
thiết bị trước thời hạn; Làm tổn thương cơ quan hô hấp xây sát, viêm kinh niên,
tuỳ theo loại bụi có thể dẫn đến viêm phổi, ung thư phổi; Gây bệnh ngoài da;
Gây tổn thương mắt.
5. Vi khí hậu:
Nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn tiêu chuẩn cho phép làm suy nhược cơ
thể, tê liệt sự vận động. Do đó, làm tăng mức độ nguy hiểm khi sử dụng máy
móc thiết bị,… Nhiệt độ quá cao sẽ gây bệnh thần kinh, tim mạch, bệnh ngoài
da, say nắng, say nóng, đục nhãn mắt nghề nghiệp
Độ ẩm cao có thể dẫn đến tăng độ dẫn điện của vật cách điện, tăng nguy
cơ nổ do bụi khí, cơ thể khó bài tiết qua mồ hôi.
Các yếu tố tốc độ gió, bức xạ nhiệt nếu cao hoặc thấp hơn tiêu chuẩn vệ
sinh cho phép đều ảnh hưởng đến sức khỏe, gây bệnh tật và giảm khả năng lao
động của con người.
6. Phân biệt với yếu tố nguy hiểm:
Yếu tố nguy hiểm: Là những yếu tố có trong môi trường xây dựng có
thể gây chấn thương, bệnh tật nguy hiểm cho người lao động và làm thiệt hại
về tài sản, môi trường. Đó là các bộ phận và cơ cấu chuyển động của máy thiết
bị, nguy hiểm điện, nguy hiểm nổ, nguy hiểm nhiệt, nguy hiểm do hóa chất
công nghiệp..
IV. GIẢI PHÁP:
1. Đối với người sử dụng lao động:
Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về an toan, yếu tố có hại và các biện
pháp bảo đảm an toàn, phòng trừ yếu tố có hại tại công trinh cho người lao
động; hướng dẫn quy định về an toàn, vệ sinh lao động cho các thực tập sinh,
người có thẩm quyền, làm việc trong công trinh
Người quản lý phụ trách an toàn, vệ sinh trong công trình, người làm
công tác an toàn, vệ sinh trong công trinh phải dự khóa huấn luyện an toàn, vệ
sinh lao động và được tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cấp giấy
chứng nhận sau khi kiểm tra, sát hạch đạt yêu cầu.
Tổ chức huấn luyện cho công nhân làm theo hợp đồng và cũng như
không theo hợp đồng những kỹ năng cần thiết để phòng chống các yếu tố có
hại trong xây dựng
Các yếu tố có hại như tiếng ồn, bụi, rung,… trong xây dựng là điều
không thể tranh khỏi. Chủ đầu tư cần trang bị đủ đồ bảo hộ cho công nhân như
nón, găng tay, khẩu trang, mắt kiếng,… cho người lao động
Bảo đảm máy, thiết bị, vật tư, chất được sử dụng, vận hành, bảo trì, bảo
quản tại nơi làm việc theo quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động,
hoặc đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động đã được công bố,
áp dụng và theo nội quy, quy trình bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại công
trinh.
Tổ chức kiểm tra, đánh giá các yếu tố có hại định kỳ hoặc khi cần thiết
tại công trinh để tiến hành các biện pháp về công nghệ, kỹ thuật nhằm loại trừ,
giảm thiểu yếu tố có hại tại nơi làm việc, cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc
sức khỏe cho người lao động.
2. Đối công nhân người lao động
Chấp hành quy định, nội quy, quy trình, yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao
động trong công trình
Nắm vững kiến thức, kỹ năng về các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh
lao động tại nơi làm việc; sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân
đã được cung cấp, các thiết bị an toàn, vệ sinh lao động tại công trình trong quá
trình thi công.
Tham gia huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động trước khi sử dụng các
máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
Ngăn chặn nguy cơ trực tiếp gây mất an toàn, vệ sinh lao động, hành vi
vi phạm quy định an toàn, vệ sinh lao động trong công trình; báo cáo kịp thời
với người có trách nhiệm khi biết tai nạn lao động, sự cố hoặc phát hiện nguy
cơ xảy ra sự cố, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp; chủ động tham gia
ứng cứu, khắc phục sự cố, tai nạn lao động theo phương án xử lý sự cố, ứng
cứu khẩn cấp.
V. KẾT LUẬN
Thực trang hiện nay cho thấy việc chấp hành các qui định về chăm sóc
sức khỏe cho công nhân vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc. Có thể dễ dàng
nhận thấy việc nội bộ công ty không có các mục quy định thời gian khám sức
khỏe định kỳ hàng năm, các công ty yêu cầu NLĐ tự khám sức khỏe và nộp lại
giấy khám cho công ty. Nhiều NLĐ bỏ qua việc khám sức khỏe vì cho rằng nó
rườm rà, mất tg. Chưa có biện pháp cụ thể để xử lsi cách tình trạng không tham
gia khám sức khỏe tại doanh nghiệp hay việc mau giấy khám sức khỏe hiện nay
cũng đang tăng lên

B. ĐỀ TÀI 2: AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG CÔNG TÁC XÂY TÔ,


TRÁT:
An toàn lao động trong xây tô là giải pháp phòng chống tác động của
các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại nhằm bảo đảm không làm suy giảm sức
khỏe, thương tật, tử vong đối với con người, ngăn ngừa sự cố gây mất an toàn
lao động trong thi công xây dựng công trình.
I. KHÁI NIỆM:
Trát là những bước cơ bản nhất khi chúng ta xây nhà và thi công nhà,
khi tiến hành xây xong ta trộn vữa để trát cần trát thật mịn và đúng quy cách để
đảm bảo thẩm mỹ ngôi nhà cũng như độ bền lâu của ngôi nhà. Có thể nói đây
là một trong số những bước quan trọng quyết định vẻ đẹp cho ngôi nhà. 
II. AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG CÔNG TÁC THI CÔNG XÂY
1. Các nguyên nhân gây tai nạn trong khi thi công công tác xây.
Về kỹ thuật
 Xây dựng không đúng kỹ thuật (xây bị nghiêng, không căng dây, khối
xây không đông đặc và vững chắc…)
 Chọn vật liệu không đúng với thiết kế.
 Không phân đợt xây phù hợp.
 Các lỗi do trang thiết bị kĩ thuật ( nguy cơ điện giật của đèn chiếu khi
làm việc vào ban đêm. việc lắp đặt trang thiết bị nâng hạ và hành lang an
toàn ở phần trên khi sử dụng giàn giáo di động.
 Thiếu kiểm tra nguy cơ dịch chuyển, rơi ngã khi chất khối, tảng, kiểm
tra xem đã dọn dẹp gọn gàng, sạch sẽ xung quanh nơi xây chất gạch
chưa. Kiểm tra xem có nguy cơ vấp phải và đổ ngã không, thiếu chuẩn
bị kĩ khi lắp đặt sàn thao tác khi làm việc trên cao.
Về an toàn
 Công nhân vi phạm nội quy an toàn lao động và kỹ thuật lao động: Đi
đứng, làm việc trên đỉnh tường, làm việc trên cao chỗ nguy hiểm không
đeo dây an toàn. Chất quá nhiều vật liệu trên sàn thao tác.
 Không trang bị đầy đủ các lưới bảo hộ an toàn, trang thiết bị cần thiết.
 Do chủ quan khi thi công, lắp dàn giáo không đúng kỹ thuật, không
trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ.
 Người ngã từ trên cao do khi vận chuyển vật liệu, làm việc trên cao
không bố trí các phương tiện làm việc trên cao vững chắc an toàn như
giáo ngoài, giáo ghế, sàn thao tác không có lan can.
 Vật liệu, dụng cụ từ trên cao rơi xuống do ở phía trên chỗ làm việc hoặc
lối người qua lại phía dưới không có sàn hoặc lưới đỡ bảo vệ.
2. Các tai nạn trong công tác xây:
 Nguyên vật liệu được chất một cách không an toàn và bị rơi rớt khi đang
xếp gạch và khối, tảng
 Trượt ngã và rơi xuống khi đang thi công xếp chất gạch trong trạng thái
chưa lắp dặt hành lang an toàn trên giàn giáo di động.
 Va chạm giữa người lao động và xe nâng xung quanh khu vực vận chuyển,
nâng kéo khối tảng bằng xe nâng.
 Khi đang thi công hoàn thiện bề mặt bê tông trên giàn giáo treo, người lao
động rơi ngã do dây thừng nối trên sân thượng bị tháo rời
 Người lao động rơi ngã xuống các khe lỗ khi đang thi công xây tường trong
tình trạng không lắp đặt nắp che các khe lỗ xung quanh địa điểm thi công
xây tường. 
 Khi đang thực hiện bốc dỡ gạch bằng xe nâng, pallet tường mất cân bằng và
đổ ngã về phía người lao động. 
 Vật liệu, dụng cụ từ trên cao rơi xuống do ở phía trên chỗ làm việc hoặc lối
người qua lại phía dưới không có sàn hoặc lưới đỡ bảo vệ.
 Tổn thương nhãn cầu do vật chất bắn tung tóe khi thực hiện loại bỏ vật lồi
ra trên bề mặt để thi công
 Xây tường khẩu độ cao, nhịp lớn mà không có bổ trụ giằng tường
3. Các biện pháp phòng tránh.
 Trước khi xây phải kiểm tra xem xét tình trạng của móng hoặc phần tường
đã xây trước cũng như tình trạng các phương tiện làm việc trên cao như:
Giàn giáo, kiểm tra việc sắp xếp bố trí vật liệu và vị trí người công nhân
làm việc trên sàn thao tác có ảnh hưởng không.
 Khi xây tường cao dưới 7m phải làm rào ngăn ở phía người dọc theo chu vi
công trình cách tường 1,5m để phòng ngừa dụng cụ vật liệu rơi xuống đầu
người.
 Phải che chắn những lỗ tường từ tầng 2 trở lên nếu lỗ đó người chui qua
được.
 Không đứng trên mặt tường để xây, không dựa thang vào tường mới xây để
lên xuống.
 Khi đưa vật liệu lên cao phải dùng các thiết bị nâng như thăng tải, tời, cần
trục.
 Không ném gạch, dụng cụ từ trên cao xuống đất.
 Trang bị các phương tiện phòng hộ lao động như giầy, mũ nhựa, dây an
toàn, găng tay, ủng đầy đủ cho công nhân.
 Không đổ mùn rác xây dựng bừa bãi xuống đất, nhất là trong khu dân cư
làm ô nhiễm môi trường. Mùn rác xây dựng phải được tập trung một chỗ để
chuyển
ra bãi rác thải quy định.
 Công nhân làm việc với xi măng hoặc sàng cát phải đeo khẩu trang để tránh
hít bụi ảnh hưởng đến sức khỏe của họ.
 Thường xuyên phổ biến nội quy về an toàn lao động và kỷ luật lao động cho
công nhân, có sổ theo dõi các buổi tập huấn về an toàn và vệ sinh lao động
cho công nhân.
 Công nhân làm việc trên cao phải đảm bảo sức khỏe tốt, không bị chóng
mặt.
 Cấm dùng bia rượu trong khi làm việc.
 Giàn giáo phải được lắp đặt chắc chắn, giằng giữ ổn định, có lan can bảo
vệ.
 Cấm kê các cột chống giàn giáo bằng gạch hoặc đá.
Sau khi xây cần kiểm tra lại các hạng mục để đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó
cần chia đợt xây. Chiều cao của một đợt xây khoảng 1,5 m. Trong mỗi đợt xây
có một hay nhiều phân đoạn. Xây hết các phân đoạn trong một đợt xây thì nên
quay về xây tiếp phân đoạn đầu tiên của đợt xây tiếp trên, sau khi đã bắc giáo
công tác.
III. AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG CÔNG TÁC THI CÔNG TÔ
TRÁT
Công tác trát bao gồm trát tường trong, tường ngoài, trần, phào và trát tạo các
chi tiết kiến trúc cho công trình. Công tác trát chủ yếu được thực hiện bằng thủ
công. Ngoài ra, một số công trường sử dụng máy phun vữa để tát. Khi làm
việc, tại nhiều vị trí, người công nhân phải làm việc ở trên cao so với mặt đất
hoặc mặt sàn nhà tầng nhà theo chiều cao công trình. Với sự trợ giúp của hệ
thống dàn giáo.
1. Các sự cố có thể xảy ra khi tô trát trong công trình.
 Các nguy cơ gây tai nạn té ngã khi tô trát các mảng tường trên cao (không
có hành lang an toàn, không trang bị dây hoặc mũ)
 Các nguy cơ gây tai nạn về rò điện, giật điện trong công trình khi làm việc
với máy và thiết bị xây dựng, nếu sử dụng biện pháp trát bằng máy.
 Các mảng vữa trát trần rơi xuống mặt, đầu người công nhân do nền trát quá
ẩm khiến vữa trát bị chảy gây thương tích cho người công nhân không đội
mũ bảo hộ
 Vòi phun vữa có thể bị hở hay thủng khiến vữa phun vào người công nhân
do công nhân không được đào tào hướng dẫn về máy phun vữa và tuân thủ
đúng quy trình kỹ thuật
2. Quy trình tô trát
B1. Trát phía trên trước, phía dưới sau, trát từ góc trát ra, trát nhát sau phải liền
mí với nhát trước, mặt vữa chỗ giáp mí phải bằng phẳng
B2. Lúc trát nên chừa các mốc lại và cố gắng trát mặt tường cho phẳng để
người cán không phải sửa chữa nhiều
B3. Trát xong nửa trên của bức tường rồi mới trát nửa dưới, hoặc có tổ chuyên
trát trên và có tổ đồng thời trát dưới, tuỳ theo mặt trát rộng hẹp mà bố trí cho
hợp lý
B4. Cán thước
B5. Xoa nhẵn
B6. Bảo dưỡng (Không va chạm vào vị trí mới trát, vài ngày sau khi trát cần
tưới nước cho ẩm mặt trát, nhất là khi trời khô hanh, nắng gắt. Che mưa, nắng
2 3 ngày đầu)
3. Yêu cầu khi tô trát:
 Kiểm tra nguy cơ mảnh vụn xi măng bị bắn tung tóe khi thực hiện xử lý
nền như loại bỏ vật nhô ra trên bề mặt.
 Kiểm tra nguy cơ điện giật của đèn điện tạm thời (đèn chiếu sáng) khi làm
việc ban đêm.
 Kiểm tra việc sử dụng dụng cụ vận chuyển chuyên dụng khi vận chuyển
nguyên vật liệu như xi măng…
 Kiểm tra việc sử dụng dụng cụ bảo hộ cá nhân như mũ bảo hộ, giày bảo
hộ.
 Kiểm tra nguy cơ điện giật của thiết bị dùng để trộn vữa xi măng.
 Kiểm tra nguy cơ đổ ngã thang đứng dùng để thi công trát vữa.
 Kiểm tra xem đã thực hiện các biện pháp xử lý an toàn (như lắp đặt nắp đặt
khe lỗ xung quanh địa điểm thi công) chưa.
 Kiểm tra việc lắp đặt lan can an toàn, thang di chuyển lên xuống ở phần
trên khi sử dụng giàn giáo treo.
 Kiểm tra việc tiếp đất của trang thiết bị dùng để trộn xi măng vữa, lắp đặt
cầu dao ngắt điện. 
4. An toàn khi tô trát:
Đề phòng tai nạn lao động (TNLĐ) khi trát trong, trát ngoài công trình
 Chỉ được tiến hành công tác trát trong sau khi đã lắp đặt xong khung
cửa, vách ngăn, hộp thông gió và các công việc xây lắp chuyên môn
khác
 Chỉ được phép dùng thang treo ở những nơi riêng biệt, có khối lượng ít.
  Điện dùng cho công tác trát trong bể và hầm kín phải có điện áp không
lớn hơn 36 vôn.
 Sấy khô vữa trát ở trong nhà máy sấy dùng hơi đốt hoặc dầu phải do
công nhân chuyên môn điều khiển. Máy sấy phải cố định chắc chắn.
Đề phòng tai nạn lao động khi sử dụng máy phun vữa
 Chỉ sử dụng công nhân đã được đào tạo về sử dụng máy phun vữa đào
tạo về sử dụng máy phun vữa vì công việc này đòi hỏi thực hiện rất
nghiêm túc quy trình kỹ thuật và kỹ thuật an toàn.
 Công nhân vận hành máy cần được trang bị các phương tiện bảo hộ lao
động như mặt nạ, kính hoặc gang tay…
 Những người không có trách nhiệm phải đứng cách xa máy ít nhất 10m.
 Trước khi làm việc, phải kiểm tra tất cả các bộ phận của máy như: vòi
phun, đường ống cao su, đồng hồ báo áp lực, van an toàn hoặc hệ thống
tín hiệu…
IV. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁ NHÂN VÀ TỔ CHỨC TRONG
CÔNG TÁC AN TOÀN LAO ĐỘNG KHI XÂY, TRÁT.
1. Đối với doanh nghiệp:
Trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động, bảo đảm an toàn lao động.
Công ty sử dụng lao động phải bảo đảm nơi làm việc đạt tiêu chuẩn về không
gian, độ thoáng, chuẩn vệ sinh. Công ty sử dụng lao động phải có đủ các
phương tiện che chắn các bộ phận dễ gây nguy hiểm.
Công ty sử dụng lao động phải tổ chức kiểm tra sức khỏe miễn phí định
kì cho công nhân.
Nơi làm việc có yếu tố dễ gây tai nạn lao động phải đuợc công ty sử
dụng lao động phải trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế và trang bị bảo hộ lao
động thích hợp
2. Đối với người lao động:
Người lao động phải tuân thủ các quy định về an toàn lao động, vệ sinh
lao động và nội quy lao động của doanh nghiệp. Mọi tổ chức và cá nhân có liên
quan đến lao động, sản xuất phải tuân theo pháp luật về an toàn lao động, vệ
sinh lao động và về bảo vệ môi trường.
C. ĐỀ TÀI 3: AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG THI CÔNG HÀN CẮT.
Thi công hàn cắt là công tác không thể thiếu trên công trường xây dựng.
Tuy nhiên, nếu không đảm bảo ATLĐ thì hoạt động hàn cắt luôn tiềm ẩn nguy
cơ tai nạn khiến người lao động bị tàn tật và đôi khi phải trả giá bằng cả mạng
sống. Theo số liệu thống kê, trong năm 2021 tai nạn lao động do thi công hàn
cắt chiếm 21,88% trong tổng số các vụ tai nạn lao động trên công trường xây
dựng. Tỷ lệ này chỉ xếp sau tai nạn do té ngã từ trên cao và do điện giật.
I. KHÁI NIỆM:
Hàn kim loại là quá trình công nghệ sử dụng ngọn lửa khi cháy có nhiệt
độ cao để làm nóng chảy các kim loại và cho chúng kết dính với nhau theo tiêu
chuẩn. Bằng sự hàn nóng, con người có thể liên kết được hầu hết các kim loại
và hợp kim với độ dày bất kỳ.
Phân loại:
 Hàn điện: dùng hồ quang điện được tao ra bởi que hàn để làm
nóng chảy kim loại hàn và ngay cả que hàn để điền vào vị trí hàn
 Hàn hơi: phương pháp hàn sử dụng nhiệt của ngọn lửa sinh ra khi
đốt cháy các chất khi cháy (C2H2, CH4, C6H6…)
Cắt kim loại là việc sử dụng ngọn lửa khí cháy có nhiệt độ cao hơn làm
nóng chảy các tấm, thanh kim loại thành các tấm, các thanh có kích thước cần
dùng, hoặc khi phá dỡ các kết cấu kim loại liên kết với nhau.
II. AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG CÔNG TÁC THI CÔNG XÂY
1. Các nguyên nhân gây tai nạn trong hàn cắt kim loại:
Về kĩ thuật:
 Do sử dụng điện quá công suất cho phép hoặc mối nối điện của máy hàn và
máy cắt bị hở dẫn đến tai nạn lao động.
 Hàn cắt gần nơi chứa các chất dễ cháy nổ, khi tia lửa tiếp xúc sẽ dễ sinh ra
cháy nổ.
 Do sử dụng máy cắt và máy hàn không đạt yêu cầu về an toàn, các thiết bị
khuyết thiếu bộ phận.
 Máy cắt và máy hàn sử dụng lâu ngày không được kiểm tra và bảo trì
thường xuyên. Dẫn đến các chi tiết máy bị cong vênh, hư hỏng dẫn đến tai
nạn.
Về an toàn:
 Do người công nhân lao động thiếu kiến thức về an toàn lao động, chủ quan
trong quá trình lao động
 Không trang bị đủ đồ bảo hộ, để cho hồ quang điện và khói hàn tiếp xúc
trực tiếp với mắt và da.
2. Các biện pháp phòng chống tai nạn trong thi công hàn cắt:
 Trước khi tiến hành hàn cắt cần phải kiểm tra kỹ lại toàn bộ hệ thống thiết
bị, máy móc.
 Trong quá trình hàn cắt phải có biện pháp che chắn hoặc thi công cách xa
những vật liệu dễ cháy nổ.
 Công nhân hàn cắt cần phải được tập huấn về nghiệp vụ, nắm vững các
kiến thức an toàn trong thi công hàn cắt. Phải trang bị đầy đủ đồ bảo hộ
như kính chắn, quần áo, mũ bảo hộ,....
 Khi mỏ hàn đang nóng đỏ thì không được mang ra khỏi vị trí làm việc, khi
nghỉ giải lao thì phải tắt lửa mỏ hàn.
 Phải bố trí sẵn các phương tiện và thiết bị chữa cháy để kịp thời dập tắt
đám cháy khi có sự cố xảy ra.
 Luôn phải có cán bộ giám sát an toàn túc trực để thường xuyên kiểm tra và
nhắc nhở công nhân thực hiện đúng quy định an toàn. Bên cạnh đó, cán bộ
an toàn phải phản ứng kịp thời đưa người tan nạn đi cấp cứu sớm nhất
3. Các quy định an toàn trong thi công hàn cắt:
a) Những qui định chung:
 Trước mỗi ca làm việc phải kiểm tra tất cả các thiết bị, dụng cụ, vật liệu và
dụng cụ chữa cháy.
 Trong khu vực thi công hàn cắt, phải dọn sạch các chất dễ cháy nổ trong
bán kính 5m. Còn đối với vật liệu và thiết bị có khả năng bị nổ phải di
chuyển đi nơi khác.
 Phải có các biện pháp chống sụp đổ khi cắt các bộ phận của kết cấu khi
hàn.
 Khi thi công trong các phòng kín, phải tiến hành thông gió tốt.
 Phải kiểm tra nồng độ các chất khí dễ gây cháy nổ và phải tiến hành các
biện pháp nhằm đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ theo quy định hiện
hành.
 Không được đồng thời hàn hơi và hàn điện trong các không gian kín.
 Khi hàn trong các không gian kín phải có đèn chiếu sáng đặt ở bên ngoài
hoặc dùng đèn di động cầm tay, điện áp không được lớn hơn 12V.
 Người lao động phải được trang bị đầy đủ trang bị an toàn lao động.
 Chỉ được hàn cắt trên cao khi đã có biện pháp chống cháy và biện pháp
bảo đảm an toàn cho vật liệu, thiết bị và người làm việc đi lại ở phía dưới.
 Khi thi công hàn cắt gần các thiết bị điện đang hoạt động phải có biện pháp
đề phòng điện giật.
b) Quy định an toàn đối với công tác hàn điện
 Việc sử dụng máy hàn điện và công việc hàn điện phải tuân thủ QCVN
03:2011/BLĐTBXH.
 Phần kim loại của thiết bị hàn điện và sản phẩm hàn phải được nối đất bảo
vệ để chống bị rò điện.
 Mối nối các dây dẫn phải được bọc cách điện và đảm bảo gắn chặt với thiết
bị hàn.
 Mối nối các dây dẫn phải được bọc cách điện và đảm bảo gắn chặt với thiết
bị hàn.
 Không để va chạm làm hỏng vỏ cách điện, không để cáp điện tiếp xúc với
nước, dầu, cáp thép, đường ống có nhiệt độ cao.
 Mối nối giữa các dây dẫn phải đảm bảo cố định chắc chắn bằng cách kẹp,
bulông hoặc hàn.x
 Chỉ được lấy nguồn điện hồ quang từ máy hàn xoay chiều, máy hàn một
chiều, máy chỉnh lưu. Không được lấy trực tiếp từ lưới điện.
 Khi hàn trong các không gian kín bằng kim loại, máy hàn phải để ngoài.
Công nhân phải được trang bị mũ cao su, giầy hoặc thảm cách điện và
găng tay cao su.
 Các máy hàn để ngoài trời phải được che chắn; không được hàn ở ngoài
trời khi có mưa, bão.
 Hàn ở nơi có nhiều người cùng làm việc hoặc ở những nơi có nhiều người
qua lại phải có tấm chắn làm bằng vật liệu không cháy để ngăn cách bảo vệ
những người xung quanh.
 Trên các máy hàn điện và hàn đường phải lắp kính che các điện cực ở phía
thợ hàn đứng làm việc.
 Trước khi tiến hành công việc hàn dưới nước, phải khảo sát công trình
định hàn một cách tỉ mỉ. Phải lập biện pháp thi công và được thẩm tra thận
trọng.
c) Quy định an toàn đối với công tác hàn hơi:
 Đất đèn (cacbua canxi) phải được bảo quản trong thùng kín; để ở nơi khô
ráo thoáng mát và được phòng cháy.
Khi sử dụng bình sinh khí axêtylen, không được để áp suất hơi vượt quá
quy định cho phép
 Không được tháo bỏ các bộ phận điều chỉnh tự động, các van an toàn, đồng
hồ đo áp suất.
 Không được đặt bình hơi ở lối đi lại, ở gần cầu thang, ở tầng hầm, chỗ
đông người nếu không có biện pháp bảo vệ phòng khi bình bị nổ.
 Bình chứa khí axêtylen phải có bầu dập lửa. Trước mỗi lần sử dụng và ít
nhất hai lần trong mỗi ca làm việc phải kiểm tra lại mức nước trong bầu
dập lửa.
 Khi nghiền đất đèn phải đeo kính và khẩu trang. Khi lấy đất đèn còn lại
trong bình sinh khí ra phải đeo găng tay cao su.
 Các bình chứa và axêtylen dùng khi hàn phải đặt nơi thoáng mát, khô ráo,
có mái che mưa nắng, cách xa đường dây điện trần hoặc các vật đã bị nung
nóng.
 Không được vác các bình chứa khí trên vai hoặc lăn trên đường.
 Các phương tiện vận chuyển phải có bộ phận giảm xóc.Nếu vận chuyển
đường dài, phải xếp chai theo chiều ngang của xe và mỗi chai phải có 2
vòng đệm bằng cao su hoặc chão gai có đường kính 25mm.
 Trước khi hàn hơi, thợ hàn phải kiểm tra các đầu dây dẫn khí mỏ hàn, chai
hơi, đồng hồ và bình sinh khí.
 Khi hàn trong các công trình đang xây dựng hoặc hàn trong các phòng
đang lắp đặt thiết bị phải thông gió cục bộ.
d) Quy định an toàn khi thực hiện công tác cắt
 Các trang bị bảo hộ lao động phải đạt yêu cầu an toàn.
 Phải kiểm tra để đảm bảo máy cắt cầm tay có nắp che tia lửa bắn.
 Phải kiểm tra máy cắt trước khi thi công để đảm bảo máy cắt cầm tay có
nắp che tia lửa bắn.
 Phải đảm bảo lưỡi cắt được siết chặt. Bề mặt đá không mẻ, rạn nứt; khi
chạy không tải phải không có hiện tượng nghiêng đảo.
 Khi tiến hành cắt thì không ngồi đối diện với hướng cắt. Thao tác cắt từ từ,
tránh dùng lực quá mạnh làm mẻ đá cắt. Trong trường hợp khi cắt có hiện
tượng mẻ đá, dừng máy ngay lập tức. Tránh tiếp xúc trực tiếp với những vị
trí đã cắt phòng ngừa bị phỏng, đứt tay.
 Khi tiến hành cắt thì người lao động cần hiểu rõ cấu tạo, nguyên tắc hoạt
động của máy. Máy phải được đặt trên bề mặt phẳng, khi cắt thì người lao
động phải tập trung cao độ để xử lý kịp các sự cố.
 Khi không sử dụng máy cắt thì phải tắt công tắc máy, sau đó tắt CB nguồn
và vệ sinh sạch sẽ mặt bằng xung quanh máy.
 Phải thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng máy cắt. Tuyệt đối không sử
dụng máy cắt không đáp ứng tiêu chuẩn an toàn thiết bị.
III. KẾT LUẬN
Việc đảm bảo ATLĐ khi thi công hàn cắt là nhiệm vụ quan trọng trong
thi công xây dựng. Do đó người Kỹ Sư Xây Dựng cần trang bị đầy đủ kiến
thức, hiểu biết về công tác ATLĐ trong thi công hàn cắt. Đồng thời dựa vào
kinh nghiệm và phản ứng nhanh nhạy của cá nhân để phán đoán và xử lý các
trường hợp cụ thể. Để từ đó hạn chế tai nạn lao động do hàn cắt gây ra, giúp
giảm thiệt hại về người và của
D. ĐỀ TÀI 4: AN TOÀN TRONG SỬ DỤNG HÓA CHẤT TRONG XÂY
DỰNG.
Làm việc với hóa chất dù trực tiếp hay gián tiếp về lâu dài thì sẽ không thể
tránh khỏi việc bị nhiễm độc từ hóa chất. Một trong số những trường hợp hóa
chất mang lại nguy hiểm khác có thể là trực tiếp và ngay tại thời điểm gây hại.
Trong đó phần lớn, mức độ nguy hiểm của hóa chất có thể dẫn đến tỷ lệ tử
vong cao. Do đó cần hết sức cẩn thận khi sử dụng hóa chất trong xây dựng.
I. KHÁI NIỆM
Hóa chất hay là chất hóa học. Nó là một dạng của vật chất mà có đặc tính hóa
học không đổi. Không thể tách nó ra thành những thành phần nhỏ hơn bằng các
phương pháp tách vật lý mà không làm bẻ gãy các liên kết hóa học.
Hóa chất tồn tại ở nhiều trạng thái khác nhau: khí, lỏng, rắn, và plasma. Các
hóa chất trong xây dựng đến từ các sản phẩm như: xi măng, keo dán, sơn, các
chất tẩy rửa, phụ gia,….
An toàn hóa chất là thực hiện sử dụng các hóa chất hóa học nghề nghiệp theo
cách đảm bảo an toàn và sức khỏe của con người, ngăn ngừa thiệt hại cho môi
trường. An toàn hóa chất bao gồm tất cả mọi khía cạnh của việc sử dụng hóa
chất, bao gồm sản xuất, vận chuyển và xử lý hóa chất
II. AN TOÀN LAO ĐỘNG KHI SỬ DỤNG HÓA CHẤT TRONG
XÂY DỰNG.
1. Thực trạng an toàn lao động trong sử dụng hóa chất:
Tại Việt Nam, hằng năm tại nạn do hóa chất trong ngành xây dựng nói
riêng và những ngành khác nói chung luôn là một trong những nguyên nhân
hàng đầu gây ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo
như thống kê của Bộ Lao động Thương bình và Xã hội.
Trong 5 năm từ 2010 – 2015, xảy ra 318 vụ tai nạn lao động liên quan
đến hóa chất làm 320 người bị tai nạn lao động, trong đó làm 16 người tử vong
Tại nước ngoài có tới 190.000 ca bênh và 50.000 ca tử vong do tai nạn lao
động liên quan đến hóa chất theo Bộ Lao động, Cơ quan Quản lý An toàn Lao
động và Sức khỏe Mỹ.
2. Ảnh hưởng của hóa chất với người lao động:
a) Nguyên nhân:
Nhiều công nhân không nhận ra họ đã tiếp xúc với bất kỳ hóa chất nào,
cho đến khi tình trạng sức khỏe liên quan đến phơi nhiễm chất độc xuất hiện.
Họ có thể không nhớ được họ đã tiếp xúc khi nào, ở địa điểm nào hoặc trong
hoàn cảnh nào họ đã tiếp xúc với hóa chất nguy hiểm.
Không giống như các loại chấn thương phổ biến khác, ảnh hưởng của
hóa chất diễn ra âm thầm và người lao động không bao giờ biết rằng họ đã tiếp
xúc với một hóa chất đe dọa tính mạng.
Việc sử dụng các vật liệu và hóa chất độc hại thường được coi là mối
nguy hiểm chính trong các ngành sản xuất nhưng thường có thể bị bỏ qua trong
xây dựng. Hằng ngày công nhân xây dựng đang xử lý, sử dụng và thải ra các
vật liệu độc hại trên công trường.
Người lao động cũng tiếp xúc với các hóa chất và vật liệu nguy hiểm
như xút, phụ gia bê tông và thạch cao, dung môi, sơn, hóa chất xử lý gỗ, thuốc
trừ sâu... và các chất dễ cháy như propan có thể gây bỏng, phát ra khói độc hại
và hiện hữu mối đe dọa nổ hoặc cháy.
b) Ảnh hưởng:
Ảnh hưởng cấp tính: Những loại tác động này xảy ra ngay lập tức hoặc
trong thời gian ngắn (vài phút hoặc vài giờ) sau khi tiếp xúc. Có thể tử vong do
một số chất độc hại. Tiếp xúc với hóa chất thường đột ngột, ngắn hạn và nồng
độ cao. Ví dụ, nếu một công nhân tiếp xúc với khí carbon monoxide, họ có thể
nhanh chóng bị đau đầu, suy sụp hoặc thậm chí tử vong.
Ảnh hưởng mãn tính: Các tác dụng mãn tính thường phát triển sau khi
tiếp xúc liên tục hoặc lặp đi lặp lại với một hóa chất nguy hiểm. Sự phơi nhiễm
lâu dài này đôi khi có thể xảy ra trong vài năm. Ví dụ, một công nhân có thể bị
ung thư phổi do tiếp xúc lâu dài với amiăng.
c) Các vấn đề có thể mắc do hóa chất:
AMIANG: Tiếp xúc đáng kể với amiăng có thể gây ra các vấn đề về hô
hấp, ung thư phổi và ung thư niêm mạc phổi nhiều năm sau khi tiếp xúc.
KHÓI HÀN: Tiếp xúc cấp tính với khói và khí hàn có thể gây kích ứng
mắt, mũi và cổ họng, chóng mặt và buồn nôn.Tiếp xúc lâu dài với khói hàn có
thể gây ra những ảnh hưởng lâu dài như tổn thương phổi và các loại ung thư,
bao gồm phổi, thanh quản và đường tiết niệu.
Ảnh hưởng sức khỏe từ một số loại khói có thể bao gồm sốt khói kim loại, loét
dạ dày, tổn thương thận và tổn thương hệ thần kinh. Tiếp xúc lâu dài với khói
mangan có thể gây ra các triệu chứng giống như Parkinson.
CHẤT PHỤ GIA – DUNG MÔI: Có độc tính đối với hệ thần kinh, ảnh
hưởng đến sinh sản, tổn thương gan, thận, suy hô hấp, ung thư. Các triệu chứng
cấp tính khi tiếp xúc quá mức: kích ứng da, mắt, mũi, chóng mặt, nhức đầu,
nặng có thể ngất xỉu.
SILICA: Gây ra sẹo phổi và bệnh tật theo thời gian. Các hạt nhỏ hơn có
thể được hít vào sâu trong phổi, nơi chúng có thể gây ra tổn thương.
CHÌ:, Gây ngộ độc chì với các triệu chứng thường gặp là: Ăn không
ngon, buồn nôn, co thắt dạ dày, táo bón, khó ngủ, mệt mỏi, đau đầu, cơ, khớp,
thiếu máu…
3. Các biện pháp phòng ngừa:
a) Đào tạo nguồn lao động có kiến thức về an toàn lao động:
Công nhân xây dựng phải nhận thức được các vật liệu nguy hiểm mà họ
có thể sẽ xử lý và tiếp xúc tại công trường cũng như các biện pháp và biện pháp
phòng ngừa cụ thể mà họ phải thực hiện khi tiếp xúc với các vật liệu này để
bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của họ. Các khóa đào tạo cụ thể phải được cung
cấp các tài liệu về các hóa chất mà họ sẽ gặp phải và thực hành tốt nhất để xử
lý, sử dụng và bảo quản các tài liệu đó.
Tìm hiểu về các thủ tục và thiết bị khẩn cấp. Biết cách sơ tán, biết cách
báo cáo khẩn cấp và cách để đối phó với các sự cố xảy ra. Nên học cách sơ cấp
cứu để bảo vệ chính mình và giúp đỡ đồng nghiệp khi bị thương.
b) Cần tìm hiểu kĩ cách sử dụng cũng như bảo quản hóa chất:
 Mọi hóa chất bao gồm xút ăn da, sơn có chì, dung môi, keo dán, chất kết
dính… phải được cất giữ trong kho bảo quản hóa chất có dây buộc, an
toàn. Việc sử dụng kho bảo quản hóa chất có khóa sẽ giảm thiểu nguy
cơ nhân viên không có thẩm quyền xử lý các vật liệu nguy hiểm và cũng
làm giảm nguy cơ cháy, nổ, rò rỉ.
 Gắn nhãn mác chính xác, tránh nhầm lẫn các hóa chất với nhau.
 Đọc kỹ nhãn mác và bảng dữ liệu an toàn của hóa chất trước khi sử
dụng.
 Đảm bảo chắc chắn sự hiểu biết về các nguy cơ và biện pháp phòng
ngừa.
 Chỉ sử dụng hóa chất đúng với mục đích của nó. Không nên hiếu kỳ kết
hợp các hóa chất với nhau khi chưa có cơ sở lý thuyết.
 Giữ gìn cơ thể sạch sẽ, rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch rửa tay
chuyên dụng sau khi tiếp xúc với hóa chất. Dọn dẹp lại công trường sau
khi sử dụng hóa chất.
c) Trang bị bảo hộ lao động:
PPE (Personal Protective Equiment) hay Thiết Bị Bảo Hộ Cá Nhân là
một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để đảm bảo an toàn cho công nhân
trên công trường.
PPE bao gồm quần áo, găng tay, bảo vệ mắt và mặt, bảo vệ hô hấp và
bảo vệ thính giác. PPE thường được sử dụng như một phương sách cuối cùng
khi các biện pháp kiểm soát kỹ thuật và hành chính không khả thi hoặc không
hiệu quả trong việc giảm mức độ phơi nhiễm với mối nguy hiểm. Điều quan
trọng cần nhớ là PPE không loại bỏ hoặc giảm tiếp xúc và có thể tạo ra các mối
nguy hiểm khác. Ví dụ, nếu mặt nạ phòng độc không được kiểm tra vừa vặn và
đeo đúng cách, chúng thực sự có thể làm tăng mức độ tiếp xúc bằng cách tạo ra
một lớp bịt kín quanh mặt ngăn cản sự thông gió thích hợp.
III. KẾT LUẬN
Tiếp xúc với các hóa chất và vật liệu độc hại liên tục nổi lên như một
nguyên nhân ngày càng tăng gây ra thương tích và bệnh tật trên các công
trường xây dựng. An toàn hóa chất không nên chỉ thể hiện ở dạng từng dòng
hoặc suy nghĩ sau trong các chương trình và thủ tục được trình cho nhân viên
xây dựng. Nó phải được thiết lập như một mối quan tâm an toàn nổi bật giống
như bất kỳ mối quan tâm nào khác đối với công nhân xây dựng.
Một trong những thách thức lớn nhất để bảo vệ công nhân xây dựng khỏi chấn
thương do hóa chất là nhận thức. Mặc dù các đồ bảo hộ và quy trình được tuân
thủ liên quan đến các hóa chất có tác động sinh lý tức thì, nhưng người lao
động cần được giáo dục rằng các rủi ro sức khỏe lâu dài khi tiếp xúc và thực
hành làm việc không an toàn đều nguy hiểm như nhau.

ĐỀ TÀI 5: AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG THI CÔNG CÔNG TÁC


ĐẤT
I. KHÁI NIỆM:
Công tác đất là quá trình bao gồm nhiều nhiều hoạt động như đào đất,
đắp đất, san đất, bóc đất, lấp đất, đầm đất,..
Trong thi công xây đựng công tác đất chiếm một vị trí quan trọng. Chất lượng
và tiến độ thi công đất có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng và tiến độ thi
công nền và móng công trình.
II. THI CÔNG ĐẤT:
Có hai phương pháp thi công đất chủ yếu:
 Thi công đất bằng phương pháp thủ công là phương pháp truyền thống,
được áp dụng cho các công trình nhỏ, khối lượng đào đắp ít. Dụng cụ để
làm đất là xẻng, cuốc, mai, cuốc chim,… Để vận chuyển đất người ta
dùng quang gánh, xe cút kít một bánh, xe cải tiến.
 Thi công cơ giới là sử dụng các loại máy đào, máy cạp, ủi để đào, xúc
đất; dùng ô tô, băng chuyền để vận chuyển đất và các loại máy đầm để
đầm chặt.
III. VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TÁC ĐẤT:
1. Vai trò:
Vai trò của công tác đất đối với công trình xây dựng:
 Xây dựng các công trình trước hết phải làm các công tác đất như: san
nền, đào móng, đắp nền. Ở nhiều công trình, công việc này có thể
chiếm đến 60% khối lượng công việc.
 Chất lượng và tiến độ thi công đất có ảnh hưởng quyết định đến chất
lượng và tiến độ thi công nền và móng công trình.
2. Đặc điểm:
Khối lượng công tác đất và mức độ khó dễ trong thi công đất phụ thuộc
vào đặc tính cấu tạo của công trình, loại móng, điểu kiện địa chất, địa hình, khí
hậu, thời tiết,… Nói chung thi công đất khối lượng lớn, công việc nặng nhọc có
thể gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại.
IV. AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG THI CÔNG CÔNG TÁC
ĐẤT:
1. Các sự cố có thể xảy ra trong quá trình thi công:
Sụp đổ đất lúc đào hào, hố sâu do chiều sâu đào thẳng đứng vượt quá
giới hạn cho phép mà không gia cố hoặc đào với mái dốc không ổn định, các
gia cố chống đỡ thành hào, hố không đúng kỹ thuật, không đảm ổn định, tháo
dỡ không đúng kĩ thuật
Té ngã xuống hố đào do không đeo dây bảo hộ an toàn, lên, xuống hố,
hào sâu không có thang hoặc không tạo bậc ở vách hố, hào; leo trèo theo kết
cấu chống vách; nhảy xuống và đu người lên miệng hố hào. Không có biển báo
nguy hiểm, hàng rào hoặc đèn báo hiệu vào ban đêm
Đất đá lăn từ trên bờ xuống do đất đào lên đổ sát mép hố, hào. Các
phương tiện vận chuyển qua lại gần làm văng, hất đát đá xuống hố.
Ngạt hơi độc do trong đất có chứa khí CO, hoặc đất nhiễm độc, tỏa khí
qua các hố, hào bỏ lâu ngày sau đó thi công lại
Tai nạn do máy thi công nguyên nhân đến từ các phương tiện thi công
đất (xe vận chuyển, máy đào, máy ủi, máy đầm,…) không tuân thủ đầy đủ các
quy định an toàn như đường đi lại, vị trí đứng làm việc, chiếu sáng, tín hiệu,…
2. Biện pháp phòng tránh sự cố:
a) Chống vách đất bị sụt nở :
Đào hố, hào sâu vách đứng không gia cố chống vách:
 Chỉ đươc đào với vách đứng ở đất nguyên thổ, có độ ẩm tự nhiên, không
có mạch nước ngầm và xa các nguồn chấn động với chiều sâu giới hạn.
 Khi đào hố, hào sâu bằng máy ở nơi đất dính có độ chặt cao thì cho phép
đào vách đứng sâu tới 3m nhưng không được có người ở dưới.
 Trong suốt quá trình thi công phải thường xuyên xem xét tình hình ổn
định vững chắc của vách hố, hào, nếu thấy ở trên vách có các vết rạn nứt
có thể bị sạt lở thì phải ngừng ngay công việc.
 Khi đào hố, hào sâu với vách đứng tuyệt đối không được đào kiểu hàm
ếch.
Đào hố, hào sâu vách đứng có chống vách:
 Đào hố, hào sâu ở những nơi đất bị xáo trộn (đất đắp, đất đã được làm
tơi trước bằng nổ mìn), mức nước ngầm cao và vách đào thẳng đứng thì
phải chống vách. Phải dùng ván dày 4 5cm, đặt chúng nằm ngang áp sát
vào vách đất theo mức đào sâu dần, phía ngoài có cọc đứng giữ với các
văng chống ngang
 Đối với các hố, hào có độ sâu lớn, việc chống vách phải thực hiện thành
nhiều đợt từ trên xuống, mỗi đợt cao từ 1 – 1,2m.
 Trong quá trình đào đất thủ công hay bằng máy hoặc tiến hành các công
việc khác không được va chạm mạnh có thể làm xê dịch vị trí hoặc hư
hỏng các bộ phận chống vách.
 Nếu có điều gì nghi ngờ (vách lát bị phình, văng cọc đứng bị uốn cong
nhiều, v.v.) có thể dẫn tới dãy sập thì phải ngừng thi công, mọi người ra
khỏi hố, hào và có biện pháp gia cố kịp thời)
 Khi lấp đất vào hố, hào phải tiến hành tháo dỡ kết cấu chống vách theo
từng phần từ dưới lên theo mức lấp đất, không được dở một lúc tất cả.
b) Phòng ngừa người ngã xuống hố :
 Khi đào hố, hào sâu công nhân lên xuống hố, hào phải dùng thanh bắc
chắc chắn hoặc tạo bậc lên xuống ở những nơi đã quy định.
 Không dược nhảy khi xuống, không được đu người lên vách hố, hào hay
leo trèo theo kết cấu chống vách để lên.
 Khi phải đứng làm việc trên mái có độ dốc lớn hơn 450 mà chiều sâu
hố, hào hoặc chiều cao mái dốc trên 3m hoặc khi độ đốc của mái đất nhỏ
hơn 450 mà mái dốc lại trơn ướt thi công nhân phải đeo dây an toàn
buộc vào cọc chắc chắn.
 Khi đào hố, hào ở nơi có nhiều người đi lại như bên cạnh đường đi đào
cách mép hố, hào 1m phải làm rào ngăn chắc chắn cao ít nhất 1m và có
biển báo, ban đêm phải có đèn đỏ báo hiệu.
 Để đi lại qua hố, hào phải bắc cầu nhỏ rộng ít nhất 0,8m đối với cầu đi
lại một chiều và rộng 1,5m đối với cầu đi lại hai chiều, cầu có lan can
bảo vệ chắc chắn cao 1m. Ban đêm phải có đèn chiếu sáng cầu.
c) Phòng ngừa đất đá lăn rơi từ trên cao xuống hố, hào.
 Đất đá từ dưới đổ lên bờ phải để cách xa mép hố, hào ít nhất là 0,5m.
 Đống đất đổ lên bờ phải có độ dốc không quá 450 so với phương nằm
ngang. Khi đào nếu có các tảng đá nhô ra khỏi mặt phẳng mái dốc cần
phải phá bỏ đi từ phía trên.
 Trong lúc nghỉ giải lao mọi người không được ngồi ở dưới hố, hào. Hố,
hào đào ở gần đường đi lại, vận chuyển xung quanh mép cần dựng ván
chắn cao 15cm.
 Khi đào đất bằng máy đào, trong lúc máy đang hoạt động, cấm công
nhân đứng trong phạm vi tầm quay của tay cầm máy đào.
 Không được bố trí người làm việc trên miệng hố, hào trong khi đang có
người làm việc ở dưới.
d) Phòng ngừa người bị ngạt thở khí độc.
 Khi đào hố, hào sâu nếu phát hiện thấy hơi khí khó ngửi, hoặc có hiện
tượng người chóng mặt, khó thở, nhức đầu,… thì phải ngừng ngay
công việc mọi người phải ra xa chỗ đó hoặc phải lên bờ ngay để đề
phòng nhiễm độc
 Trước khi xuống làm việc ở hố, hào sâu phải kiểm tra không khí xem
có hơi khí độc không bằng dụng cụ (đồng hồ)
 Khi phát hiện có hơi khí độc thì phải có biện pháp làm thoát chúng
bằng quạt gió, máy nén khí.
V. KẾT LUẬN
Trong lính vực xây dựng, công tác đất là quá trình nguy hiểm và nhiều
rủi ro, gây thiệt hại nghiêm trọng nhất. Do vậy cần chuẩn bị cẩn thận và trang
bị đầy đủ trang thiết bị bảo hộ cho người lao động.Việc đảm bảo ATLĐ trong
công tác đất là nhiệm vụ quan trọng trong thi công xây dựng, giúp ngăn ngừa
được tai nạn lao động, từ đó hạn chế ốm đau, giảm sút sức khỏe người lao động
từ đó góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động
và bảo vệ môi trường từ đó mang đến những lợi ích về kinh tế, xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:


Tiểu luận được tham khảo từ các bài thuyết trình của các nhóm sinh viên
và nhiều nguồn thông tin:
 An toàn lao động trong xây dựng: Tất cả thông tin bạn cần biết (hbcg.vn)
 Ngành xây dựng: Những rủi ro và biện pháp phòng tránh trong công việc
đào xúc - STVN (Công ty TNHH An toàn lao động Việt Nam)
(antoanlaodongvn.vn)
 HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG HÀN CẮT KIM LOẠI
(daotaoantoan.vn)
 An Toàn Hóa Chất Là Gì - Biện Pháp Giữ An Toàn Trong Công Nghiệp
(vntradimex.com)
 An toàn lao động trong hàn, cắt kim loại | giaoduc.edu.vn
 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 số 84/2015/QH13
 [Kỹ thuật thi công]Chương 2-Công tác đất (123docz.net)

You might also like