You are on page 1of 28

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING


KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

LỚP HỌC PHẦN: 6522

TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG

BÁO CÁO TIỂU LUẬN

Tên đề tài:

MÔI TRƯỜNG CỦA THẾ GIỚI


HIỆN NAY

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Trương Đình Hải Thụy


Sinh viên thực hiện: Trương Lê Phương Thảo
Mã số SV: 2021009788

Tp. Hồ Chí Minh, 06/ 2021


LỜI GIỚI THIỆU
Thế giới hiện nay đang phát triển xoay quanh tiến trình công nghiệp hóa và hiện
hóa qua từng này bằng việc áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật và công nghệ cao
trong quá trình tạo ra các loại hình sản phẩm cho đến ý thức sử dụng sản phẩm của
người tiêu dùng nói chung và cách xử lý rác thải của từng cá nhân nói riêng đã và đang
tiếp tục gây sức ép lên môi trường tự nhiên.

Vậy nên đi kèm điều đó là vấn đề ô nhiễm môi trường cũng ngày càng gia tăng
đáng kể và đây là vấn đề nghiêm trọng mà không chỉ mỗi chúng mà mà là cả thế giới
đang phải đối mặt với sự sống còn của Trái Đất, là vấn đề cấp bách mà tất cả mọi
người đều phải chung tay đồng lòng giải quyết bởi vì chính những hành động vô ý
thức của chúng ta đã hủy hoại nó, gây ô nhiễm trầm trọng.

Thông qua bài tiểu luận này, tôi muốn mang một số thông tin thực tế hiện nay,
nguyên nhân và hậu quả cùng với giải pháp đi kèm để hướng mọi người đến một ý
thức tốt hơn từ đó cùng nhau chung tay, bảo vệ cho một trái đất xanh sạch đẹp hơn.

Bài viết này gồm 3 phần:

Phần 1: Giải thích vấn đề và thực trạng ô nhiễm môi trường của thế giới hiện
nay.

Phần 2: Nguyên nhân và hậu quả của việc ô nhiễm hệ sinh thái, môi trường.

Phần 3: Giải pháp hiệu quả cho vấn đề sinh thái toàn cầu hiện nay.

Trương Lê Phương Thảo


MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU............................................................................................................i

MỤC LỤC........................................................................................................................ii

LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................iii

DANH MỤC HÌNH ẢNH..............................................................................................iv

1. Giải thích vấn đề về thực trạng ô nhiễm môi trường của thế giới hiện nay:....1

1.1. Vai trò của môi trường và khái niệm ô nhiễm môi trường:....................1

1.2. Các dạng ô nhiễm môi trường:...............................................................2

1.3. Thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay:.............................................4

2. Nguyên nhân và hậu quả của việc ô nhiễm hệ sinh thái, môi trường:...............9

2.1. Nguyên nhân từ việc ý thức của con người:...........................................9

2.2. Nguyên nhân từ thiên thiên:.................................................................10

2.3. Nguyên nhân từ các doanh nghiệp và các chất thải công nghiệp:......10

2.4. Ô nhiễm do các chất độc hóa học và chất phóng xạ:............................11

3. Hậu quả của việc ô nhiễm môi trường:..............................................................12

4. Giải pháp cho các vấn đề ô nhiễm môi trường..................................................16

4.1. Các biện pháp cá nhân:.........................................................................16

4.2. Các biện pháp đối với mỗi Chính phủ:.................................................17

KẾT LUẬN....................................................................................................................20

TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................v

Trương Lê Phương Thảo


LỜI CẢM ƠN
Thông qua bài báo cáo này em xin cảm ơn trường Đại học Tài chính- Marketing,
đội ngũ giảng viên khoa, và đặc biệt là cô Trương Đình Hải Thụy đã tạo điều kiện cho
em tiếp xúc với môn học này để mở mang kiến thức về “vấn đề ô nhiễm môi trường
thế giới hiện nay”. Qua đó em có thể nhận thức một cách đầy đủ và toàn diện vấn đề
này.

Em xin chân thành cảm ơn và mong được thầy cô đóng góp thêm ý kiến thêm
cho bài tiểu luận của em.

Sinh viên thực hiện

Thảo

Trương Lê Phương Thảo

Trương Lê Phương Thảo


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Vai trò to lớn của môi trường đối với sự sống.............................................................................................1
Hình 2: Ô nhiễm môi trường đang càng ngày tàn phá Trái Đất...............................................................................2
Hình 3: Rác thải chất thành đống tại các bãi đất trống...........................................................................................2
Hình 4: Nước thải từ các nhà máy, xí nghiệp đổ ra sông hồ....................................................................................3
Hình 5: Khí thải tại các khu công nghiệp hằng ngày.................................................................................................4
Hình 6: Rác thải tại các khu công nghiệp..................................................................................................................6
Hình 7: Rác thải để lại sau mỗi trận lũ lụt................................................................................................................7
Hình 8: Hành động vứt rác thải bừa bãi ở nơi công cộng........................................................................................9
Hình 9: Cháy rừng gây ô nhiễm không khí..............................................................................................................10
Hình 10: Chất thải từ nhà máy chưa qua xử lý ngang nhiên được đổ xuống kênh, ao, hồ...................................11
Hình 11: Ô nhiễm chất phóng xạ ảnh hưởng rất lớn đến con người và các loài sinh vật khác.............................12
Hình 12: Các hạt bụi mịn với kích thước nhỏ hơn 2,5-micron là đáng bận tâm nhất, vì chúng có khả năng xâm
nhập sâu vào phổi...................................................................................................................................................13
Hình 13: Rặng san hô bị ảnh hưởng bởi các chất axit trong nước.........................................................................14
Hình 14: Hậu quả của việc biến đổi khí hậu............................................................................................................14
Hình 15: Tác động của biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường đến nền kinh tế Việt Nam có thể diễn ra mạnh
mẽ và nghiêm trọng hơn........................................................................................................................................16

Trương Lê Phương Thảo


1. GIẢI THÍCH VẤN ĐỀ VỀ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
CỦA THẾ GIỚI HIỆN NAY:

1.1. Vai trò của môi trường và khái niệm ô nhiễm môi trường:

Môi trường là không gian sống của con người và các loại sinh vật khác tên Trái
Đất, môi trường cung cấp các tài nguyên thiên nhiên như rừng, các loài động vật, các
hệ sinh thái kể cả trên cạn và ở dưới nước… và những yếu tố vật chất tạo nên quan hệ
mật thiết với nhau, cùng nhau phát triển. Môi trường là những thứ bao quanh chúng ta
và bảo vệ ngăn lại các tia bức xạ và ta cực tím của mặt trời nhưng đến ngày nay thì
chính con người đã và đang ngày càng phá hủy đi chính nơi và đang bảo vệ mình.

Vai trò
Hình 1: Vai
to lớn
trò to
củalớn
môi
của
trường
môi trường
đối vớiđối
sự với
sốngsự sống

Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường bị thay đổi các tính chất hóa học,
lý học và sinh học và bao gồm những chất độc hại gây những biến đổi xấu và ảnh
hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người và các sinh vật sống trên Trái Đất. Ô nhiễm
môi trường chủ yếu do các hoạt động trong quá trình sinh sống, sản xuất, ... của con
người gây nên và 1 phần là do các yếu tố tự nhiên tạo thành chẳng hạn như sạc lở,

Trương Lê Phương Thảo Trang |


sông nước bị nhiễm mặn, … làm giảm chất lượng nguồn nước tự nhiên hay là khói độc
của việc núi lửa phun trảo, …

1.2. Các dạng ô nhiễm môi trường:

Ô nhiễm môi trường tồn tại ở nhiều dạng. Ví dụ: ô nhiễm môi trường đất, ô
nhiễm nước, ô nhiễm không khí, …và nhiều loại ô nhiễm khác đang tồn tại xung
quanh ta. Dưới đây là 3 dạng ô nhiễm môi trường đáng lo ngại nhất hiện nay:

Hình 2: Ô nhiễm môi trường đang càng ngày tàn phá Trái Đất
nhiễm môi trường đất: Đất là một tài nguyên vô giá mà chúng ta được ban tặng, là nơi
để con người và các loài động vật trên cạn sinh tồn và phát triển, thế nhưng lại chính
chúng ta đang ngày một hủy hoại nó bằng những đống rác thải khổng lồ do chính việc
còn thiếu ý thức trong việc xử lý chất thải hằng ngày bên cạnh việc phương thức xử lý
chưa được tốt tại các quốc gia đang phát triển dẫn đến bản chất tự nhiên của đất bị thay
đổi theo từng ngày.

Trương Lê Phương Thảo Trang |


Hình 3: Rác thải chất thành đống tại các bãi đất trống
Ô nhiễm môi trường nước: Ô nhiễm nước là dạng ô nhiễm nguy hiểm nhất, bởi vì
toàn bộ sự sống trên Trái Đất đều gắn liền với nước. Ô nhiễm môi trường nước được
hiểu là với sự xuất hiện của các chất lạ ở thể rắn, thể lỏng hoặc những tạp chất khác
nhau gây nên sự biến đổi về tính chất vật lí, sinh học và hóa học của nước. Gây nguy
hiểm đến sự sống của các loài động vật sống ở dưới nước và ngay cả trên cạn bao gồm
con người. Không những thế ô nhiễm nguồn nước còn gây ảnh hưởng đến các hoạt
động sản xuất của các nhà máy xí nghiệp, sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp và công
thương nghiệp, …

Hình 4: Nước thải từ các nhà máy, xí nghiệp đổ ra sông hồ

Ô nhiễm không khí: Là sự có mặt của các chất độc hại trong không khí gây ảnh
hưởng đến sức khỏe của con người, hoặc có mùi gây khó chịu làm biến đổi các thành
phần có trong bầu khí quyển. Ô nhiễm không khí là chủ đề được mọi người quan tâm
không chỉ riêng quốc gia nào. Mỗi năm con người khai thác hàng tỉ tấn than đá, dầu
mỏ, khí đốt.. và thải các khí độc ra ngoài không khí. Không những thế các hoạt động
sinh hoạt hằng ngày của con người cũng góp phần làm xấu đi bầu khí quyển. Khói bụi
từ các phương tiện đi lại xe máy, các loại khí độc từ các nhà máy xí nghiệp ngày ngày
thải ra tạo thành những làn sương mù mang đầy rẫy những khí thải độc hại đến con
người và các loài sinh vật khác nhau.

Trương Lê Phương Thảo Trang |


Hình 5: Khí thải tại các khu công nghiệp hằng ngày

Trương Lê Phương Thảo Trang |


1.3. Thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay:

Việc giải quyết ô nhiễm môi trường là một vấn đề vô cùng nan giải mà chung ta
đã và đang phải đối mặt với nó. Cuộc sống của người dân ngày càng tiến bộ và mức
sống cũng được nâng cao lên rất nhiều, chính vì thế người dân đã tận dụng khi thác tối
đa tài nguyên thiên nhiên một cách vô ý thức tạo ra những vấn đề ô nhiễm ngày càng
nặng hơn. Thực trạng này cứ tiếp tục kéo dài ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và
sức khỏe con người nghiêm trọng. Ta có thể thấy những con số đáng báo động đỏ dưới
dây và trên thực tế có lẽ còn cao hơn nữa và ngày càng tăng không có dấu hiệu giảm.

Cụ thể, hàng năm nước ta tiêu thụ 10000 tấn hóa chất bảo vệ thực vật, 2,3 tấn rác
thải sinh hoạt, 7 triệu tấn chất thải rắn công nghiệp …Quả thực, chưa bao giờ vấn đề
môi trường lại trở thành điểm nóng như hiện tại. Đặc biệt, 283 khu công nghiệp của cả
nước đang “tẩm ướp” vào môi trường 550.000m3 nước thải mỗi ngày. Đáng ngại thay,
trong 615 cụm công nghiệp chỉ có 5% có hệ thống xử lý nước thải, hơn 500 cơ sở có
công nghệ sản xuất lạc hậu. Chưa kể, 5000 doanh nghiệp, 4500 làng nghề, 13500 cơ sở
y tế phát sinh hàng chục tấn chất thải ra môi trường. thế mà, lượng nước thải, rác thải
vẫn đang ngày/đêm chưa được xử lý. Chúng chẳng khác nào mối nguy tiềm ẩn đe dọa
đến sự sống của con người. Đây đều là những thống kê cho thấy, tình trạng ô nhiễm
môi trường đang ở mức báo động. Nó chẳng khác nào khối u nhọt đang tiến triển từng
ngày.

Nếu không giải quyết triệt để, lâu ngày sẽ hình thành bệnh nan y “vô phương cứu
chữa”. 1

Thực trạng môi trường đất:

Những mảng đất xanh ngày càng ít đi do sự khai phá của con người để phục vụ
những lợi ích của bản thân đặc biệt sở thích “gỗ hóa” – Bất kỳ thứ gì trong nhà cũng
phải làm từ gỗ thì mới cho là đẹp và sang trọng trong khi chúng ta hoàn toàn có thể
dùng các chất liệu khác để kết hợp với nhau cho kiến trúc nội thất trong nhà. Điều này
dẫn đến thay đổi môi trường hệ sinh thái rừng, ngày càng nhiều tin tức sạt lỡ đất đá hư
hại hoa màu, ảnh hưởng đến tính mạng tại các khu dân cư ven đồi núi, đất đỏ chài lở

1
Trích nguồn Bộ Tài nguyên và Môi trường

Trương Lê Phương Thảo Trang |


xuống sông hồ làm thay đổi môi trường nước đột ngột, xác chết động vật tại những
khu vực này không được xử lý làm đất bị ô nhiễm.

Những khu công nghiệp ngày càng mọc lên nối đuôi nhau trong khi đó đất canh
tác lại giảm sút đáng kể. Đặc biệt, việc các nhà máy sản xuất lén thải chất thải công
nghiệp bao gồm chất thải rắn và lỏng chưa được xử lý trước khi thải ra môi trường
hiện vẫn tồn tại đáng kể ở Việt Nam ta, có lẻ vì luật pháp dành để xử lý vấn đề này
chưa nghiêm, chưa thỏa đáng nên vấn đề này chưa được giảm.

Hình66:
Hình : Rác
Rácthải
thảitại
tạicác
cáckhu
khucông
côngnghiệp
nghiệp

Nhịp độ gia tăng dân số càng cao gây ra vấn đề “đất chật người đông”. Nhiều
người ý thức kém lại thản nhiên vứt rác bừa bãi lâu ngày gây nên ô nhiễm môi trường
đất. Tại các khu vực dân cư đông đúc ta có thể dễ dàng tìm thấy một bãi rác chất đống,
1 dòng sông màu đen và ngập rác do chất thải, dù cho hình ảnh các bạn sinh viên tình
nguyện đâu đó vẫn luôn xuất hiện sẵn sàng hỗ trợ dọn, giúp lưu thông dòng chảy trở
lại nhưng vài ba hôm lại đâu vào đây. Do đó chất lượng nguồn đất càng ngày càng bị
suy thoái hơn.

Thực trạng môi trường nước:

Trương Lê Phương Thảo Trang |


Điều đáng báo động đỏ hiện nay hằng ngày đều xuất hiện rải rác trên các mặt báo
chính là ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam ta chứ không đâu xa đang ngày càng trở nên
nghiêm trọng hơn.

Yếu tố đầu tiên có thể nói đến là do thiên tai, tại Việt Nam đặc biệt là khu vực
Miền Trung hằng năm đều xảy ra lũ lụt kéo dài trong giai đoạn giữa đến cuối năm, làm
cho hoa màu, cây cỏ động vật chết và sau đó phân hủy hòa vào lòng đất và các dòng
nước ngầm. Lũ lụt còn mang theo rác từ những bãi rác tập kết phân tán ra khắp mọi
nơi trở lại gây ô nhiễm và độc hại cho người dân những khu vực đó.

Yếu tố thứ hai chính là do sinh hoạt của con người, phát sinh từ các hộ dân,
trường học, bệnh viện, khách sạn, … thải ra môi trường nước thải sinh hoạt mà thành
phần cơ bản của loại hình này là các chất hữu cơ rất dễ phân hủy sinh học, dầu mỡ, vi
sinh trùng. Các yếu tố này nhiều hay ít là phụ thuộc vào mức sống của người dân, mà
mức sống ngày càng tăng lên thì chắc chắn một điều lượng nước thải sinh hoạt và khối
lượng sẽ ngày càng tăng nếu như ý thức của người dân và sự kiểm soát thông qua luật
pháp, quy định không được chặc chẽ.

Yếu tố chính thức ba gây ra ô nhiễm môi trường nước cũng rất quen thuộc khi đã
xuất hiện trong một số phân tích sơ lược ở trên chính là cụm từ “Khu công nghiệp” –
Nơi góp phần rất nhiều vào sự ổ nhiễm của môi trường hiện nay khi không kiểm soát
kĩ những nơi này. Bên cạnh làm ô nhiễm môi trường đất thì còn có nước và cả không
khí. Nổi bật trên báo chí và còn lưu giữ thông tin đến ngày nay là vụ nhà máy Vedan
xả thải ra sông Đồng Nai làm tôm cá chết hàng loạt.

Trương Lê Phương Thảo Trang |


Ở nước ta hiện có hơn 2.360 con sông và hàng nghìn ao hồ mà ở đó tồn tại sự
sống của rất nhiều động thực vật và kể cả chính con người chúng ta. Tuy nhiên nhiều

Hình 7: Rác thải để lại sau mỗi trận lũ lụt

nơi đang bị ùn ứ, tắt nghẽn không còn thấy động thực vật mà thay vào đó chỉ là rác và
rác chưa được xử lý. Theo thống kê từ Bộ Y Tế và Bộ Tài Nguyên Môi Trường hằng
năm có đến khoảng 9000 người tử vong và 200.000 ca mắc bệnh ung thư chủ yếu do
sử dụng nguồn nước ô nhiễm. Miền Bắc (Đồng bằng Sông Hồng) và Miền Nam (Sông
Sài Gòn) là 2 khu vực tập trung đông dân cư gây ra ô nhiễm nguồn nước chủ yếu do
con người. Còn lại Miền Trung và khu vực Miền Nam (Đồng bằng Sông Cửu Long)
nguyên nhân chính gây ô nhiễm nước là từ lũ lụt, ngập mặn, …

Thực trạng ô nhiễm không khí:

Có thể nói năm 2020 là một năm “trong cái rủi có cái may” của thế giới khi mà
đại dịch Covid – 19 ập đến làm cho hàng loạt nhà máy đóng cửa, việc tiêu thụ nhiên
liệu hóa thạch giảm mạnh làm cho chất lượng không khí được cải thiện đáng kể và
việc áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế sự lây lan của dịch cũng góp phần làm cải
thiện chất lượng không khí ở 84% các quốc gia được khảo sát, đặc biệt ở các thành
phố lớn so với năm 2019 như: Bắc Kinh giảm 11%, Chicago giảm 13%, Delhi giảm
15%, London giảm 16%, Paris giảm 17%, Seoul giảm 16%. Tuy nhiên, sau khi dịch
qua đi thì có lẻ mọi thứ sẽ quay trở lại như ban đầu. Có chăng là nhờ vào dịch chúng ta

Trương Lê Phương Thảo Trang |


sẽ nhìn nhận được và hạn chế được phần nào khí thải vào môi trường mà thôi. Một số
thống kê chung tại các điểm nóng trên thế giới:

- Không khí vẫn tiếp tục chịu sự ô nhiễm của biến đổi khí hậu, năm 2020 là năm
nóng nhất được ghi nhận, và tại Califonia, Nam Mỹ, Siberia, Australia là các
nơi chịu mức độ ô nhiễm khí hậu cực kì cao do ảnh hưởng của cháy rừng và
bão cát làm cho khí hậu nóng lên tạo ra khí độc.

- Ấn Độ: Năm 2020 là năm khi hậu tại đây có sự cải thiện so với năm 2019, tuy
nhiên nước này vẫn đứng đầu trong bảng xếp hạng các quốc gia bị ô khi có đến
22 trong danh sách 30 thành phố ô nhiễm nặng nhất thế giới.

- Trung Quốc: Tương tự Ấn Độ, năm 2020 ở đây cũng có con số thống kê rất tốt
khi có đến 86% thành phố có không khí sạch hơn năm trước. Tuy nhiên Huyện
Hồ Tân thuộc tỉnh Hà Nam ở Trung Quốc được xem là nơi ô nhiễm nhất thế
giới trong năm 2020.

- Hoa Kỳ: Vì thiên tai cháy rừng xảy ra liên tục ở Califonia, Oregon, Washington
đã làm cho nơi này có đến 77/100 thành phố ô nhiễm nhất thế giới theo thống
kê vào tháng 9 năm 2020 và mức độ nhiễm hạt trung bình toàn Hoa Kỳ tăng
6,7%.

- Nam Á: Nơi tập hợp các quốc gia ô nhiễm nhất thế giới khi có đến 42/50 thành
phố ô nhiễm nhất thế giới tại Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan.

- Nhiều quốc gia tại Đông Nam Á, Châu Phi, Nam Á và Châu Mỹ kinh tế còn
hạn hẹp nên thiếu các thiết bị đo lường mức độ ô nhiễm theo chuẩn thế giới để
từ đó kiểm soát và đồng hành cùng thế giới trong chiến dịch cải thiện chất
lượng không khí chung. Tuy nhiên, tại Việt Nam ta thuộc khu vực nói trên có
thể nhận thấy rõ, không khí vẫn đang ô nhiễm trầm trọng bởi sương mù đen vào
buổi sáng, và khí xe máy hay các đốt rác tại khu khu tự lập chúng ta có thể dễ
dàng chứng kiến hằng ngày.

Trương Lê Phương Thảo Trang |


2. NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ CỦA VIỆC Ô NHIỄM HỆ SINH
THÁI, MÔI TRƯỜNG:

2.1. Nguyên nhân từ việc ý thức của con người:

Đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc ô nhiễm môi trường hiện nay. Chính vì
những suy nghĩ kém ý thức của con người khiến họ có những hành động gây ảnh
hưởng xấu đến môi trường. Họ thản nhiên vứt rác thải ra ngoài đất, nước... vv mà
không suy nghĩ đến những hệ lụy nghiêm trọng từ những việc nhỏ bé đó gây nên. Đối
với một số cá nhân người ta nghĩ rằng việc đó là nhỏ bé chỉ một mảnh rác, túi nilon
hay bã kẹo cao su ... thì sẽ không làm ảnh hưởng gì lớn gì đến môi trường và việc nghĩ
rằng “môi trường đã bị ô nhiễm rồi thì có giải quyết hay thêm bớt tí cũng không ảnh
hưởng gì”. Chính vì những suy nghĩ kém hiểu biết và ý thức kém khiến cho môi
trường ngày càng suy thoái nghiêm trọng. Nó cũng làm ảnh hưởng đến suy nghĩ và
việc tư duy dạy bảo cho thế hệ trẻ sau này.

Hình 8: Hành động vứt rác thải bừa bãi ở nơi công cộng.

Trương Lê Phương Thảo Trang |


2.2. Nguyên nhân từ thiên thiên:

Các hiện tượng, thảm họa của thiên nhiên: sự phun trào của núi lửa, động đất,
bão lũ,.. xảy ra cũng là một trong những nguyên nhân gây nên ô nhiêm môi trường.
Hằng năm ở các nước quanh vành đai lửa Thái Bình Dương như Nhật Bản hay xảy ra
hiện tượng núi lửa phun trào, điều này đã làm cho một lượng lớn khí thải độc hại lẫn
vào trong bầu khí quyển, chưa dừng lại ở đó khói bụi và khí độc cũng có nhiều trong
các vụ cháy rừng khiến cho bầu không khí không còn trong lành nữa.

Trương Lê Phương Thảo Trang |


2.3. Nguyên nhân từ các doanh nghiệp và các chất thải công nghiệp:

Ngày nay, các doanh nghiệp ngày càng mọc lên liên tục và nối dài. Tuy nhiên
không phải ai cũng ý thức được về trách nhiệm bảo vệ môi trường. Trong quá trình sản
xuất các nhà máy đã thải ra khí CO2, NO, SO2 vào không khí. Hơn thế nữa các chất
thải công nghiệp đâu đó vẫn hằng ngày đi vào long đất, đi vào các sông suối và ngay
cả ngoài biển. Các nhà máy nhiệt điện sử dụng than khiến bầu không khí bị ô nhiễm
nặng nề. Thêm vào đó là một số nhà máy xí nghiệp lại bỏ qua quy trình xử lí nước thải
mà lại thải trực tiếp ra ngoài sông hồ khiến cá chết hàng loạt. Các doanh nghiệp nhà
máy vẫn thản nhiên hoạt động và vi phạm nhưng một số cơ quan chức năng bảo vệ

Hình 9: Cháy rừng gây ô nhiễm không khí


môi
trường vẫn tiếp tay cho những hành động sai trái này.

2.4. Ô nhiễm do các chất độc hóa học và chất phóng xạ:

Các chất phóng xạ được bắt nguồn từ các nhà máy điện hạt nhân, nhà máy điện
nguyên tử, các vũ khí hạt nhân. Chúng có trong không khí và có thể gây ra những đột

Hình 10: Chất thải từ nhà máy chưa qua xử lý ngang nhiên được đổ xuống kênh, ao, hồ
biến trong cơ thể con người và các bệnh di truyền, chất độc màu da cam. Chất độc hóa
học cũng được tìm thấy ở những thửa ruộng hay những nơi trồng trọt, người dân kém
hiểu biết nên khi sử dụng quá liều hoặc sử dụng sai chỉ dẫn có thể gây hại cho môi
trường, rác thải và lượng thuốc tồn dư trong bao bì lại bị vứt ra môi trường khó có thể
phân hủy tạo ra các mầm bệnh trong đất và trong nước.

Trương Lê Phương Thảo Trang |


3. HẬU QUẢ CỦA VIỆC Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG:
Ảnh hưởng đến sức khỏe con người: Sống trong môi trường bị ô nhiễm là tác
nhân trực tiếp gây ra các bệnh tật trên cơ thể con người, hằng ngày khi hô hấp chúng ta
hít phải những chất độc, bụi bẩn có trong không khí, đến khi tích tụ một lượng đủ lớn
thì sẽ khiến phổi bị suy giảm chức năng, còn gây ra các bệnh về đường hô hấp. không
những gây ảnh hưởng trực tiếp mà còn ảnh hưởng gián tiếp qua nhiều thế hệ, gây ra
những căn bệnh ung thư di truyền cho các thế hệ sau này, các trẻ em vừa mới sinh ra
đã phải chịu những căn bệnh hiểm nghèo, những tật nguyền mà phải mang theo suốt
đời. Ngoài ra ô nhiễm nước gây ra xấp xỉ 14.000 cái chết mỗi ngày, chủ yếu do ăn
uống bằng nước bẩn chưa được xử lý ở các nước đang phát triển. Ước tính có khoảng
500 triệu người Ấn Độ không có nhà vệ sinh đúng cách, và khoảng 580 người Ấn Độ

Hình 11: Ô nhiễm chất phóng xạ ảnh hưởng rất lớn đến con người và các loài sinh vật khác
chết mỗi ngày vì ô nhiễm nước. Gần 500 triệu người Trung Quốc thiếu nguồn nước
uống an toàn. Một phân tích năm 2010 ước tính rằng 1,2 triệu người chết sớm/yểu một
năm ở Trung Quốc do ô nhiễm không khí. Năm 2007, ước tính ở Ấn Độ, ô nhiễm
không khí được tính là gây nên 527.700 ca tử vong. Các nghiên cứu ước tính số người
chết hàng năm ở Hoa Kỳ có thể hơn 50.000. Các chất hóa học và kim loại nặng nhiễm
trong thức ăn nước uống có thể gây ung thư không thể chữa trị.2

2
Trích nguồn: wikipedia

Trương Lê Phương Thảo Trang |


Hình 12: Các hạt bụi mịn với kích thước nhỏ hơn 2,5-micron là đáng bận tâm nhất, vì chúng có khả năng
xâm nhập sâu vào phổi.

Ảnh hưởng đến hệ sinh thái: khi môi trường bị ô nhiễm, đặc biệt là không khí bị
ô nhiễm sẽ gây ra hiện tượng mưa axit. Chúng sẽ giết chết các loài sinh vật và phá hủy
hệ sinh thái của các khu rừng nguyên sinh. Nó còn làm giảm độ pH của đất đai, khó có
thể trồng trọt bởi vì đất bị khô cằn hơn, ảnh hưởng đến các cơ thể sống khác trong lưới
thức ăn. Đối với môi trường nước, đặc biệt là biển, việc ô nhiễm môi trường có sức
ảnh hưởng rất lớn đến hệ sinh thái dưới nước, các rặn san hô cũng bị nguy hiểm khi
tiếp xúc trực tiếp với các chất thải nhà máy, dầu khí. Nhóm nghiên cứu thuộc dự án
CSS đã bắt tay vào việc lập bản đồ rạn san hô Barrier khổng lồ của Úc từ tháng 9-
2012. Các nhà khoa học sử dụng một chú robot, được trang bị máy ảnh công nghệ cao
SeaView SVII, lặn sâu dưới đại dương. Cứ sau mỗi ba giây, robot lại gửi về trung tâm
những bức ảnh sắc nét với góc chụp được mở rộng đến 360 độ. Kết hợp thiết bị GPS
để xác định chính xác vị trí và hướng của bức ảnh, các nhà khoa học đã đưa ra những
đánh giá về tình trạng sức khỏe của các rạn san hô. Sau khi nghiên cứu, các chuyên gia
cho biết, khoảng 50% rạn san hô trên toàn thế giới đã bị phá hủy trong 30 năm qua. Và
mỗi năm, từ 1-2% rặng san hô trên toàn thế giới lại bị phá hủy do sự ô nhiễm bờ biển

Trương Lê Phương Thảo Trang |


và sự biến đổi khí hậu. 3 Sinh vật sinh sống dưới đáy biển cũng có thể bị đe dọa bởi
những chất độc trong nước thải, sự cố tràn dầu khí và ngay cả rác thải mà con người
vứt vào biển. Ô nhiễm môi trường đang dần tăng và không ngừng lại kéo theo việc
Trái Đất ngày càng nóng dần lên, khiến băng tan ở Bắc Cực, mực nước biển dâng lên
và gây hiệu ứng nhà kính, …

Hình 13: Rặng san hô bị ảnh hưởng bởi các chất axit trong nước

3
Trích nguồn: Báo điện tử online Tuổi trẻ

Trương Lê Phương Thảo Trang |


Hình 14: Hậu quả của việc biến đổi khí hậu.

Ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế -xã hội: khi môi trường ô nhiễm nặng, con
người xuất hiện các triệu chứng bệnh làm giảm năng suất lao động đi đáng kể. Chi phí
đầu tư vào y tế và đầu tư vào việc khắc phục hậu quả do ô nhiễm môi trường để lại
cũng chưa bao giờ ngừng lại và tiếp tục tăng cao. Các hoạt động du lịch ở những khu
rừng sinh thái cũng giảm đi đáng kể vì môi trường không còn trong lành như trước
đây. Số tiền đầu tư để tu sửa lại các khu sinh thái là rất lớn. Mặt khác, sự suy thoái
chất lượng môi trường nước đã làm giảm sút chất lượng và số lượng các mặt hàng như
thủy hải sản bởi vì nguồn nước bị ô nhiễm. Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy,
biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường đang có những tác động mạnh mẽ đến nhiều
mặt của nền kinh tế nước ta. Theo chỉ số về mức độ tổn thương cho biến đổi khí hậu
(CCVI), Việt Nam xếp hạng thứ 23 trong tổng số 193 quốc gia, và là một trong 30
nước chịu “rủi ro rất cao”; trong đó, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước
bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Cùng với quá
trình phát triển kinh tế, tình trạng ô nhiễm môi trường và sự cố môi trường ngày càng
gia tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của Việt Nam trong trung và dài
hạn. Đặc biệt, ô nhiễm nguồn nước, không khí, đất đai tại các đô thị, khu dân cư lớn,
các làng nghề đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng. Theo dự báo, nếu không có
giải pháp phù hợp, GDP trong giai đoạn 2016 -2020 có thể giảm 0,6% GDP mỗi năm.
Ông Đặng Đức Anh, Trưởng ban Ban Phân tích dự báo kinh tế xã hội quốc gia, Trung

Trương Lê Phương Thảo Trang |


tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) phân tích,
dự báo về biến đổi khí hậu càng ngày càng trở nên nghiêm trọng, tác động giảm sản
xuất, mất đất nông nghiệp và ảnh hưởng đến đời sống của dân cư, kéo theo ảnh hưởng
đến hoạt động của doanh nghiệp cũng như nguồn thu của ngân sách. “Tất cả những tác
động đó sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến tốc độ tăng trưởng. Ở đây chúng tôi dự báo
khoảng 0,6% GDP/năm nếu tốc độ tăng trưởng của chúng ta khoảng 6,5-6,6%, nếu
không có những giải pháp hiệu quả thì tốc độ tăng trưởng sẽ chỉ còn khoảng 6%”, ông
Đức Anh chỉ rõ.4

4.
G

Hình 15: Tác động của biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường đến nền kinh tế Việt Nam có thể diễn ra mạnh mẽ và
nghiêm trọng hơn.
IẢI PHÁP CHO CÁC VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG.

Ô nhiễm môi trường là một vấn đề nan giải không chỉ riêng của mỗi nước nào
mà là vấn đề chung của toàn thế giới. Bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ sự sống
của chúng ta và cả Trái Đất. Vì vậy chúng ta cần phải cùng nhau chung tay góp phần
để môi trường trở nên xanh sạch đẹp hơn bằng những biện pháp sau đây:

4
Trích nguồn: VOV Báo điện tử đài tiếng nói Việt Nam

Trương Lê Phương Thảo Trang |


4.1. Các biện pháp cá nhân:

Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ quan trọng đối với mỗi chúng ta, và đương nhiên
điều đó không thể được thực hiện trong ngày một, ngày hai mà phải được thực hiện
một cách lâu dài. Chúng ta có thể thực hiện các biện pháp sau đây:

- Trồng nhiều cây xanh: cây xanh không những cung cấp khí oxy cho bầu
không khí và hấp thụ khí cacbon tạo ra bầu không khí trong lành, mà còn giúp chống
xói mòn đất mỗi khi lũ lụt kéo đến. Trồng cây xanh còn giúp nâng cao về mặt thẩm mĩ
cho môi trường, hạn chế chặt phá cây bừa bãi.

- Sử dụng các đồ vật có chất liệu từ thiên nhiên, ưu tiên sản phẩm tái chế:
Thuốc bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu hay các loại hóa chất độc hại được sử dụng
hằng ngày cũng chính là nguyên nhân gây ra các căn bệnh ung thư khó chữa. Ngày
nay các sản phẩm thay thế cho các vật dụng được làm từ nhựa ví dụ ống hút được làm
từ giấy, gạo, tre… ngày càng được phổ biến hơn. Vì vậy, thay vào đó thì chúng ta có
thể sử dụng các các chất liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên để bảo vệ môi trường và bảo
vệ sức khỏe chính bản thân.

- Sử dụng nguồn năng lượng sạch, tiết kiệm điện: Chúng ta nên và cần thay
đổi thói quen về việc sử dụng các nguồn năng lượng có thể tái tạo. Bất cứ khi nào con
người cũng có thể sử dụng như các năng lượng từ gió, ánh nắng mặt trời, năng lượng
từ nước… đây đều là các loại năng lượng sạch vì việc sản xuất và tiêu thụ chúng
không làm phát sinh khí thải gây hiệu ứng nhà kính như sử dụng các loại nhiên liệu
hóa thạch.

- Sử dụng túi giấy thay vì sử dụng túi nilon: túi nilon phải mất đến hàng
trăm, hàng nghìn năm mới có thể phân hủy được. Nó không những tồn tại lâu năm ở
trong đất mà còn có mặt ở sông biển, ảnh hưởng đến các loài sinh vật sống dưới nước.
Vì vậy, chúng ta hãy nên sử dụng túi giấy, túi vải để thay thế cho loại túi nilon.

4.2. Các biện pháp đối với mỗi Chính phủ:

Bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình CNH, HĐH hiện nay là yêu cầu cấp
thiết đặt ra đối với cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp
và của mọi công dân. Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề này, những năm qua

Trương Lê Phương Thảo Trang |


Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về bảo vệ môi trường,
điển hình là Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị (Khoá IX)
về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; Chỉ thị số 29-
CT/TW ngày 21/01/2009 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số
41-NQ/TW của Bộ Chính trị; Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi); các nghị định của
Chính phủ hướng dẫn thực hiện Luật Bảo vệ môi trường... Các chỉ thị, nghị quyết, văn
bản pháp quy này đi vào cuộc sống đã bước đầu tạo ra một số chuyển biến tích cực
trong hoạt động bảo vệ môi trường, song vẫn còn nhiều mặt chưa đáp ứng được đòi
hỏi của thực tiễn. Để ngăn chặn, khắc phục và xử lí có hiệu quả những hành vi gây ô
nhiễm môi trường, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp chủ yếu sau đây:

Một là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó
những chế tài xử phạt (cưỡng chế hành chính và xử lí hình sự) phải thực sự đủ mạnh
để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. Bên cạnh đó, cần xây dựng đồng bộ hệ thống
xử lý môi trường trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế,
đồng thời tổ chức giám sát chặt chẽ nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp và thân
thiện hơn với con người.

Hai là, tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi
trường (thường xuyên, định kỳ, đột xuất); phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên
môn, nhất là giữa lực lượng thanh tra môi trường với lực lượng cảnh sát môi trường
các cấp, nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lí kịp thời, triệt để những hành vi gây ô
nhiễm môi trường của các tổ chức, cá nhân. Đồng thời, nâng cao năng lực chuyên
môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác môi trường; trang bị các
phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả hoạt động của các lực lượng này.

Ba là, chú trọng công tác quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp,
các làng nghề, các đô thị, đảm bảo tính khoa học cao, trên cơ sở tính toán kỹ lưỡng,
toàn diện các xu thế phát triển, từ đó có chính sách phù hợp; tránh tình trạng quy
hoạch tràn lan, thiếu đồng bộ, chồng chéo như ở nhiều địa phương thời gian vừa qua,
gây khó khăn cho công tác quản lí nói chung, quản lí môi trường nói riêng. Đối với các
khu công nghiệp, cần có quy định bắt buộc các công ty đầu tư hạ tầng phải xây dựng
hệ thống thu gom, xử lí nước thải, phân tích môi trường tập trung hoàn chỉnh mới

Trương Lê Phương Thảo Trang |


được phép hoạt động, đồng thời thường xuyên có báo cáo định kỳ về hoạt động xử lí
nước thải, rác thải tại đó.

Bốn là, chú trọng và tổ chức thực hiện nghiêm túc việc thẩm định, đánh giá tác
động môi trường đối với các dự án đầu tư, trên cơ sở đó, cơ quan chuyên môn tham
mưu chính xác cho cấp có thẩm quyền xem xét quyết định việc cấp hay không cấp
giấy phép đầu tư. Việc quyết định các dự án đầu tư cần được cân nhắc kỹ lưỡng giữa
lợi ích đem lại trước mắt với những ảnh hưởng của nó đến môi trường về lâu dài. Thực
hiện công khai, minh bạch các quy hoạch, các dự án đầu tư và tạo điều kiện để mọi tổ
chức và công dân có thể tham gia phản biện xã hội về tác động môi trường của những
quy hoạch và dự án đó.

Năm là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã
hội nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo
vệ môi trường, trách nhiệm xã hội của người dân, doanh nghiệp trong việc gìn giữ và
bảo vệ môi trường; xây dựng ý thức sinh thái, làm cho mọi người nhận thức một cách
tự giác về vị trí, vai trò, mối quan hệ mật thiết giữa tự nhiên - con người - xã hội. 5

5
Trích nguồn: Tài nguyên môi trường

Trương Lê Phương Thảo Trang |


KẾT LUẬN
Như đã thấy, hiện nay vấn đề môi trường đã và đang tiếp tục là vấn đề nóng từ
sách báo cho đến phương tiện thông dụng hiện nay là truyền thông thông qua internet.
Do đó, việc khi tôi phân tích đề tài này đã được tiếp cận với nguồn dữ liệu vô cùng
phong phú, nhiều thông tin mới và hữu ý phù hợp với đề tài. Nên có thể nói đây là một
điều kiện hết sức thuận lợi cho việc khai thác thông tin về đề tài này.

Tuy nhiên, mặt trái của việc quá nhiều thông tin là việc xác định đâu là thông
tin mới, mang tính chính thống để đưa vào bài luận này là điều rất khó khăn. Rất nhiều
website cung cấp thông tin dù cho là hữu ích nhưng tính chính thống không có, từ đó
chọn và sàn lọc thông tin để bài luận có nội dung gắn liền với thực tế hiện tại nhất và
chính xác nhất có thể là điều tôi đã dành nhiều thời gian với mong muốn mang lại một
phần trình bày hữu ích nhất có thể với khả năng của mình.

Trong quá trình phân tích và chỉnh sửa cấu trúc bài luận như giảng viên hướng
dẫn, tôi đã tích lũy được kinh nghiệm cho mình và hiểu được như thế nào là một bài
tiểu luận khoa học thông qua kiến thức và thực tế của môn học mà tôi đã áp dụng trong
bài luận này.

Một lần nữa, tôi xin cảm ơn quý Nhà trường, Khoa, và Cô đã tạo điều kiện cho
tôi để có được những kinh nghiệm hữu ích cho cho các bài luận ở các môn học khác
sau này.

Trương Lê Phương Thảo Trang |


Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài:

Qua bài tiểu luận “về vấn đề ô nhiễm môi trường”, em được mở mang kiến thức về
thực trạng môi trường hiện nay và tiếp thu nhiều kinh nghiệm trong việc bảo vệ môi
trường và trong cuộc sống. Kèm theo đó em vẫn gặp một ít khó khăn trong việc chọn
lọc dữ liệu đảm bảo dữ liệu mình lấy trên mạng là dữ liệu sạch và có nguồn gốc rõ
ràng.

Kinh nghiệm đạt được:

Nắm bắt được cách làm và cách trình bày của một bài tiểu luận hoàn chỉnh.

Trương Lê Phương Thảo Trang |


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trang thông tin điện tử: http://socongthuong.tuyenquang.gov.vn/tin-tuc-su-


kien/nang-luong-moi-truong/thuc-trang-o-nhiem-moi-truong-o-viet-nam-va-
cac-giai-phap-khac-phuc-60.html

2. Tạp chí môi trường và cuộc sống: https://tapchimoitruong.com/nguyen-nhan-


gay-o-nhiem-moi-truong/

3. Wikipedia:https://vi.m.wikipedia.org/wiki/%C3%94_nhi%E1%BB%85m_m
%C3%B4i_tr%C6%B0%E1%BB%9Dng

4. Tài nguyên và môi trường: http://tainguyenmoitruong.com.vn/o-nhiem-moi-


truong-la-gi-nguyen-nhan-va-giai-phap-khac-phuc/

Trương Lê Phương Thảo

You might also like