You are on page 1of 3

Họ và tên: Lê Thị Chi

Lớp:k28a15
Môn: LSDCSVN
1 Bước đột phá đầu tiên trong tư duy đổi mới kinh tế Đại hội V
1.1 Hoàn cảnh: Sau bước đột phá đầu tiên của cả quá trình tư duy đổi mới, Hội
nghị Trung ương lần thứ 6, khóa IV (1979), cùng với “những chủ trương đổi mới
từng phần trên lĩnh vực kinh tế - xã hội” , Đảng ta đã đưa ra nhiều quyết định mới
“về việc tận dụng đất đai, cải tiến quản lý nông nghiệp, cải tiến công tác phân
phối và lưu thông được nhân dân đón nhận và đạt nhiều chuyển biến tốt đẹp.
Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế cơ bản như việc thực hiện trình tự chưa hợp lý
vấn đề cải tiến công các phân phối, lưu thông ( bước phải thực hiện trước) rồi
mới khuyến khích sản xuất ( bước dựa trên cơ sở của phân phối, lưu thông mà
thực hiện sau đó). Đổi mới từng phần nền kinh tế trên nền mô hình chủ nghĩa xã
hội cũ, chế độ quan liêu bao cấp vẫn được giữ lại làm cho vấn đề về giá và lương
càng trở lên nóng hổi khi sau chiến tranh nguồn vốn không hoàn trả cạn kiệt mà
đất nước ta vẫn phải đối mặt với việc phục hồi hậu quả chiến tranh.
Tháng 5-1981, Bộ Chính trị phát hiện ra thiếu sót ấy đã đề ra Chỉ thị số 109 để
“điều chỉnh lại hệ thống giá cả và tiền lương song không quán triệt được quan
điểm xóa bỏ quan liêu bao cấp, cải tiến giá và lương một cách nửa vời, đơn độc,
chấp vá và không gắn với cải cách quản lý kinh tế, tổ chức sản xuất”. Làm cho
tình hình giá cả chuyển biến ngày càng xấu hơn. Giá cả thấp hơn giá trị, không có
tiền để sửa chữa hao mòn tư bản cố định… tiền lương không đủ để trả tiền thỏa
đáng cho cán bộ, công nhân. Nắm bắt được tình hình cấp bách đó mà tư tưởng đổi
mới về tiền của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa V là bước đột
phá đầu tiên sau Đại hội V (1982)
1.2 Nội dung:
Hội nghị nhận định việc xóa bỏ quan liêu bao cấp trong giá và lương là nhiệm vụ
hết sức cấp bách, để đạt được điều đó cần phải đạt được những mục tiêu: “Thúc
đẩy phát triển sản xuất theo cơ cấu hợp lý (ngành, vùng, thành phần), khai thác
tối đa tiềm năng lao động, đất đai; ổn định đời sống nhân dân; góp phần từng
bước tạo ra nguồn tích lũy; đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa. Và các phương
hướng như “tính đủ chi phí hợp lý trong giá thành sản phẩm, giá cả đảm bảo bù
đắp chi phí hợp lý, xóa bỏ tình trạng Nhà nước mua thấp, bán thấp và bù lỗ bất
hợp lý, thực hiện cơ chế một giá; tiền lương thực tế đảm bảo đời sống cho nhân
dân, thực hiện trả lương bằng tiền, chế độ lương thống nhất có tính đến sự khác
biệt hợp lý; xác lập quyền tự chủ về tài chính của các ngành kinh tế - kĩ thuật;
chuyển từ quan liêu bao cấp sang hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ
nghĩa”.Từ đó Hội nghị xác định những chủ chương và biện pháp lớn:
-Về giá cả: Hội nghị nhấn mạnh việc điều chỉnh mặt bằng giá cả, bao gồm cả các
quan hệ tỷ giá
và cơ chế quản lý giá phải dựa trên những nguyên tắc sau: “Phù hợp với sức mua
thực tế; định giá dựa trên kế hoạch, thực hiện hạch toán kinh tế và kinh doanh xã
hội chủ nghĩa, vận dụng quy luật giá trị và quan hệ cung – cầu; coi nông nghiệp là
mặt trận hàng đầu, phải lấy giá thóc làm chuẩn; phân công, phân cấp hợp lý theo
nguyên tắc tập trung dân chủ phù hợp với thực tế.
-Về lương, Hội nghị nêu ra nguyên tắc về chủ trương, chính sách là “quán triệt
nguyên tắc phân phối theo lao động” , “xóa bỏ bao cấp, dần khắc phục chênh lệch
bất hợp lý và tính chất bình quân; phải cải thiện đời sống của công dân và các lực
lượng vũ trang; khôi phục lại trật tự về lương, thưởng.
Đảng ta đưa ra những chủ trương như sau: “Bãi bỏ chế độ cung cấp hiện vật theo
giá bù lỗ, chuyển sang chế độ trả lương bằng tiền, xác định lại hệ thống lương cơ
bản trên phạm vi cả nước; sắp xếp lại các mức lương, phụ cấp, tiền thưởng; phụ
cấp đắt đỏ phải được trung ương thống nhất quy định cho từng vùng; điều chỉnh
chế độ trợ cấp xã hội
-Về tài chính và tiền tệ, Hội nghị xác định vấn đề tài chính và lưu thông tiền tệ
cần phải được
chấn chỉnh đồng thời cùng giá và lương, và các chủ trương là: “Phấn đấu hạ giá
thành và phí lưu
thông, giữ chắc và huy động mạnh mẽ các nguồn thu cho ngân sách nhà nước trên
cơ sở phát triển sản xuất và cải tiến quản lý; thực hiện chế độ tự chủ tài chính;
điều chỉnh mối quan hệ giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương,
thực hiện chế độ phân cấp ngân sách trên cơ sở ba cấp cùng làm chủ (toàn xã hội,
tập thể, cá nhân); cải tiến lưu thông tiền tệ; kiểm soát bằng đồng tiền và lỷ luật tài
chính”
2 Bước đột phá thứ hai trong tư duy đổi mới kinh tế sau Đại hội V
2.1 Hoàn cảnh
Không thể phủ nhận rằng nghị quyết của Hội nghị lần thứ 8 khóa V là một bước
đột phá lớn trong tư tưởng đối mới nền kinh tế, nhưng việc tổ chức và triển khai
những chính sách đó của Đảng ta vẫn mắc phải những sai lầm như “vội vàng đổi
tiền và tổng điều chỉnh giá lương 13” trong khi bối cảnh thực tiễn vẫn chưa sẵn
sàng
về mọi mặt cho sự thay đổi đột ngột đó. Bởi vậy mà tư tưởng thì đúng đắn, nhưng
hành động lại sai lầm làm cho tình hình kinh tế trở lên khủng hoảng nghiêm trọng
hơn. Gánh hậu quả nghiêm trọng, ta một lần nữa ngồi lại để xem xét tình hình
thật kĩ lưỡng và lần này Hội nghị Bộ Chính trị (8-1986) đã đưa ra kết luận “ Về
một số vấn đề thuộc quan điểm kinh tế” – bước đột phá thứ hai sau Đại hội V
trong đổi mới tư duy.
2.2 Nội dung
Bộ Chính trị nhấn mạnh ta cần tiếp tục suy nghĩ, tổ chức nghiên cứu lý luận và
tổng hết thực tiễn để nhận thức của ta phù hợp hơn với thực tiễn, và chặng
đường đầu tiên của thời kỳ quá độ.
Về cơ cấu kinh tế, Hội nghị cho rằng một nền kinh tế có cơ
cấu hợp lý mới có thể phát triển ổn định, và
việc bố trí cơ cấu ngành kinh tế, sản xuất, đầu tư là những vấn đề quan trọng hàng
đầu. Mục tiêu chính là “lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu, đồng thời phát
triển công nghiệp nhẹ và vừa”.
Về cải tạo xã hội chủ nghĩa, Bộ Chính trị cho rằng, ta chưa
nắm vững quy luật đẩu mạnh cải tạo xã hội
chủ nghĩa là việc cần phải thực hiện thường xuyên, liên tục trong suốt thời kỳ quá
độ. cần đi dần dần, không cần vội vàng, nhảy bước; và cần nhận thức đúng đắn
nền kinh tế của chúng ta lúc này là nền kinh tế nhiều thành phần, từ đó mới có
thể tiến thành đúng đắn những chiến sách, chiến lược để tận dụng và phát
triển nguồn nhân lực; cải tiến chế độ quản lý, phân phối.
Về cơ chế quản lý kinh tế, đổi mới kế hoạch hóa theo
nguyên tắc phát huy vai trò chủ đạo của các quy
luật kinh tế, đồng thời phát huy đúng đắn các quy luật của nền kinh tế thị trường;
làm cho các đơn vị kinh tế có quyền trong tự chủ sản xuất, kinh doanh, phân biệt
chức năng quản lý hành chính của Nhà nước với chức năng quản lý sản xuất, kinh
doanh của các đơn vị kinh tế; phân công, phân cấp bảo đảm các quyền của Nhà
nước, quyền chủ động của địa phương, quyền tự chủ sản xuất kinh doanh

You might also like