You are on page 1of 3

Hướng dẫn cách làm Nội dung 8 phần 2: NỘI DUNG ĐƯỜNNG

MỚI ĐỔI MỚI VỀ TƯ DUY KINH TẾ DO ĐẠI HỘI VI (12/1986)


CỦA ĐẢNG ĐỀ RA

1. Hoàn cảnh lịch sử: Đại hội VI 12/1986


 Tình hình thế giới
- Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đang phát triển mạnh mẽ, xu
thế đối thoại trên thế giới đang dần thay thế xu thế đối đầu
- Đổi mới đã trở thành xu thế của thời đại. Liên Xô và cá nước
XHCN đều tiến hành cải tổ.
 Tình hình Việt Nam
- Việt Nam đang bị các đế quốc và thếlực thù địch bao vây, cấm vận
và ỏ tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội. Lương thực, thực
phẩm, hàng tiêu dùng đều khan hiếm; lạm phát tăng từ 300% năm
1985 lên hơn 774% năm 1986
NỘI DUNG ĐƯỜNNG MỚI ĐỔI MỚI VỀ TƯ DUY KINH TẾ
DO ĐẠI HỘI VI (12/1986) CỦA ĐẢNG ĐỀ RA
a) Bốn bài học kinh nghiệm
Một là, trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư
tưởng “lấy dân làm gốc”.
Hai là, Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và
hành động theo quy luật khách quan.
Ba là, phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc vối sức mạnh thời đại trong
điều kiện mổi.
Bốn là, chăm lo xây dựng Đảng ngang tầm với một đảng cầm quyền
lãnh đạo nhân dân tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.
b) Nội dung đổi mới về tư duy kinh tế
 Đại hội Đảng đã đổi mới tư duy lý luận là cơ bản, đổi mới tư
duy kinh tế là trọng tâm, đổi mới cả nội dung, phương thức lãnh
đạo, công tác cán bộ của Đảng.
Trong bài viết này, em chỉ phân tích đổi mới tư duy về kinh tế.
 Thực hiện nhất quán chính sách phát triển nhiều thành phần kinh tế. Đổi mới
cơ chế quản lý, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, hành chính, bao cấp, chuyển
sang hạch toán, kinh doanh, kết hợp kế hoạch với thị trường.

Nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát:

 Sản xuất đủ tiêu dùng và có tích lũy


 Xây dựng và hoàn thiện một bước quan hệ sản xuất mới phù hợp với tính chất và
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
 Bước đầu tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý, chú trọng ba chương trình kinh tế lớn là
Lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu

Nhằm mục tiêu dảm bảo nhu cầu lương thực, hàng thiết yếu của xã hội, tạo được
một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực, Đảng ta đã đề ra ba chương trình mục tiêu về
lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu là nội dung chính của
công nghiệp hóa XHCN trong chặng đường đầu tiên:

- Về lương thực - thực phẩm: Bảo đảm nhu cầu lương thực của xã hội và có dự
trữ; đáp ứng một cách ổn định nhu cầu thiết yếu về thực phẩm. Mức tiêu dùng
lương thực, thực phẩm đủ tái sản xuất sức lao động.
- Về hàng tiêu dùng: Đáp ứng được nhu cầu của nhân dân về những hàng tiêu
dùng thiết yếu.
- Về hàng xuất khẩu: Tạo được một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực; tăng nhanh
kim ngạch xuất khẩu đáp ứng nhu cầu nhập khẩu

Ba chương trình này định hướng cho việc sắp xếp lại nền kinh tế theo cơ cấu hợp lý:

 Bố trí lại cơ cấu sản xuất và điều chỉnh lớn cơ cấu đầu tư nhằm khai thác có hiệu
quả khả năng lao động, kỹ thuật hiện có.
 Bảo đảm cho nông nghiệp, kể cả lâm nghiệp, công nghiệp thật sự là mặt trận hàng
đầu, đáp ứng nhu cầu về vốn đầu tư, vật tư và lao động kỹ thuật;
 Tập trung trước hết cho những vùng trọng điểm nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao.
 Tăng cường và kết hợp ngành khoa học kỹ thuật, khoa học tự nhiên và khoa học
xã hội.
 Khẩn trương sửa đổi, bổ sung các chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách về
cung ứng vật tưgiá, thuế
 Nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại và đáp ứng nhu cầu nhập khẩu.

Đại hội đã nêu ra năm phương hướng cơ bản của chính sách kinh tế – xã hội và đề ra
hệ thống các giải pháp để thực hiện mục tiêu:
 Bố trí lại cơ cấu sản xuất
 Điều chỉnh lớn cơ cấu đầu tư
 Xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa
 Sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế.

Coi nền kinh tế nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ, đổi mới chế độ
quản lý kinh tế, dứt khoát xóa bỏ cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp, chuyển sang cơ
chế kế hoạch hóa theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, phát huy
động lực của khoa học kỹ thuật, mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.

Ý NGHĨA:
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của ĐCSVN(1986) có ý nghĩa vô cùng quan
trọng trong việc mở đầu quá trình đổi mới

- Đại hội đã đánh dấu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế mở ra cơ hội phát triển mới
và thúc đẩy sự cải thiện cuộc sống nhân dân. Đưa Việt Nam thoát khỏi sự
khủng hoảng.
- Đại hội được đánh giá là “Đại hội trí tuệ - dân chủ, đoàn kết và đổi mới”

You might also like