You are on page 1of 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


-------***-------

TIỂU LUẬN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM


ĐỀ TÀI:
CÁC BƯỚC ĐỘT PHÁ VỀ KINH TẾ
ĐƯỢC THỰC HIỆN TRONG GIAI ĐOẠN 1979 – 1981 VÀ 1985 – 1986

NHÓM 8 - TRIE117(GD1-HK2-2122)CLC.5
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thủy

Sinh viên MSSV


Đinh Phương Anh 2012530003
Nguyễn Việt Dũng 2012340009
Vương Đỗ Mai Hạnh 1911150528
Lê Đức Hiếu 2014450206
Phan Huy Khải 2013450024
Bùi Thảo Mai 1914450031
Nguyễn Thảo Ngọc 2014340208

Hà Nội, tháng 3 năm 2022


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

PHẦN NỘI DUNG 4

I. Cơ sở lý luận 4

1. Đổi mới tư duy kinh tế 4

2. Tính tất yếu của đổi mới tư duy kinh tế 4

II. Các bước đột phá về kinh tế trong giai đoạn 1979 - 1981 và 1985 – 1986 5

1. Giai đoạn 1979-1981 5

2. Giai đoạn 1985-1986 7

III. Đánh giá và bài học kinh nghiệm 9

1. Một số đánh giá 9

2. Bài học kinh nghiệm cho giai đoạn sau 11

KẾT LUẬN 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

2
LỜI MỞ ĐẦU
Kinh tế là lĩnh vực có ý nghĩa quyết định đối với kiến trúc thượng tầng chính trị, sự
tồn tại cũng như phát triển của xã hội. Bởi lẽ đó, những chính sách, đường lối, chủ trương
kinh tế của mỗi chính đảng cầm quyền là tối quan trọng, chi phối và quyết định trình độ
phát triển của mỗi quốc gia.
Sau chiến thắng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Việt Nam đã đạt được
nhiều thành tựu trong xây dựng và bảo vệ nước nhà. Song, tình hình kinh tế nước ta lâm
vào khủng hoảng trầm trọng, ngày càng bộc lộ nhiều yếu kém. Thực tiễn lịch sử cùng
những chuyển biến sâu rộng của cục diện thế giới bấy giờ đòi hỏi Đảng ta phải đổi mới tư
duy kinh tế nhằm lãnh đạo đất nước khắc phục khó khăn, vượt qua những thách thức
trước mắt để tìm kiếm con đường đưa Việt Nam tiến lên. Đây thực chất là quá trình
chuyển hóa từ sự bảo thủ, trì trệ sang canh tân, đổi mới với ba bước đột phá lớn. Diễn ra
trong suốt giai đoạn 1979 – 1991 và 1985 – 1986, các bước đột phá này trở thành tiền đề
mang ý nghĩa lịch sử to lớn, trực tiếp định hướng và hình thành đường lối đổi mới toàn
diện đất nước của Đảng sau này.
Với ý nghĩa đó, nhóm chúng tôi chọn đề tài “Các bước đột phá về kinh tế được
thực hiện trong giai đoạn 1979 – 1991 và 1985 – 1986” nhằm làm rõ những đổi mới trong
tư duy chủ trương kinh tế của Đảng trong hai giai đoạn này.

3
PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận
1. Đổi mới tư duy kinh tế
Tư duy là nền tảng của những tư tưởng, lý thuyết, học thuyết về sự phát triển.
Trong lĩnh vực kinh tế, đó là những tư tưởng, lý thuyết, học thuyết kinh tế và các trường
phái kinh tế. Trong thực tiễn, tư duy phát triển kinh tế - xã hội thể hiện ở những mục tiêu,
định hướng phát triển thông qua các chủ trương, chính sách kinh tế - xã hội, được thể hiện
bằng luật pháp, chính sách cụ thể trong từng lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Khi nói đến tư duy mới hay đổi mới tư duy phát triển kinh tế - xã hội là nói tới
những thay đổi lớn trong quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách phát triển kinh tế -
xã hội, trong pháp luật, thể chế và chính sách quản lý. Tư duy mới sẽ có chính sách mới,
chính sách mới sẽ tạo ra phong trào mới, phong trào mới sẽ tạo ra kết quả mới. Vì thế, đổi
mới tư duy là khởi đầu cho quá trình phát triển mới.
Tư duy mới hay đổi mới tư duy có vai trò đặc biệt quan trọng, mở đường và tạo
không gian cho sự phát triển. Quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta cho thấy vai
trò đặc biệt của tư duy lý luận đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, đối với vận mệnh của
dân tộc trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
2. Tính tất yếu của đổi mới tư duy kinh tế
Mọi công cuộc đổi mới đều bắt đầu từ đổi mới tư duy. Công cuộc đổi mới toàn
diện đất nước do Đảng khởi xướng cũng bắt đầu từ phải đổi mới tư duy. Bối cảnh đất
nước rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng về kinh tế - xã hội lúc đó đặt ra tình huống “đổi
mới hay là chết”; Đảng ta với bản lĩnh và quyết tâm chính trị rất cao, chỉ rõ phải “nhìn
thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”, và rút ra phải mở đầu công cuộc
đổi mới bằng “đổi mới tư duy”, trước hết là đổi mới tư duy kinh tế. Trọng tâm của đổi
mới tư duy lúc đó là phải thoát ra khỏi thể chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp;
từng bước tiếp cận và đi vào kinh tế thị trường; tìm cách thoát khỏi bao vây, cấm vận,
thực hiện mở cửa và hội nhập quốc tế. Tư duy đổi mới đó là nền tảng lý luận để xây dựng
đường lối, chủ trương, chiến lược và cơ chế, chính sách phát triển đúng đắn, tạo nên động
lực phát triển mạnh mẽ, đưa đất nước ta đạt được những thành tựu có ý nghĩa lịch sử.

4
Đổi mới tư duy kinh tế là những nhận thức về sự cần thiết phải giải phóng mạnh
mẽ lực lượng sản xuất, sự cần thiết phải tạo ra động lực thiết thực cho người lao động - đó
là quan tâm đến lợi ích kinh tế, lợi ích vật chất thiết thân của người lao động. Những tư
duy đổi mới về kinh tế đó tuy mới mang tính chất từng mặt, từng bộ phận, chứa cơ bản và
toàn diện, nhưng lại là bước chuẩn bị quan trọng, tạo tiền đề cho bước phát triển nhảy vọt.
II. Các bước đột phá về kinh tế trong giai đoạn 1979 - 1981 và 1985 – 1986
1. Giai đoạn 1979-1981
1.1. Bối cảnh lịch sử
Việc thực hiện kế hoạch kinh tế 5 năm 1976-1980 gặp nhiều khó khăn. Trước tiên
là nguồn viện trợ từ phía các nước xã hội chủ nghĩa giảm sút. Đặc biệt, viện trợ từ Trung
Quốc chấm dứt hoàn toàn từ năm 1977. Các nguồn viện trợ này gồm những mặt hàng
quan trọng như gạo, sợi, đường, sữa, vải vóc, thuốc men, v.v…. Từ năm 1979, quan hệ
Việt Nam – Trung Quốc bị đổ vỡ sau Chiến tranh biên giới phía Bắc. Trung Quốc rút bỏ
viện trợ chuyên gia và vận động Hoa kiều về nước đồng thời cũng tiến hành hoạt động
phá hoại biên giới trên bộ và trên biển thường xuyên. Tháng 1 năm 1979, Việt Nam phản
công đánh sang Campuchia. Chiến sự ở biên giới phía Bắc bùng nổ. Chi phí quốc phòng
lại càng tăng vọt. Viện trợ cho Lào và Campuchia cũng tăng lên. Trong khi đó, nhiều
nước phương Tây và Nhật Bản vốn có viện trợ cho Việt Nam đã ngừng cung cấp viện trợ.
Cả năm 1979, đồng bằng sông Cửu Long chịu những trận lũ lớn. Diện tích canh tác bị
ngập úng tới 5-6 tháng. Ngoài ra, là cơ chế kinh tế mới áp dụng ở miền Nam đã khiến cho
nền kinh tế miền Nam nói riêng và cả nước nói chung sa sút. Kế hoạch 5 năm 1976-1980
vấp phải một số sai lầm khuyết điểm chủ yếu do tư tưởng chủ quan nóng vội, giáo điều
thể hiện rõ nhất qua việc đề ra phương châm tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên
chủ nghĩa xã hội, đề ra các mục tiêu, chỉ tiêu quá cao, không tính đến khá năng thực hiện
và điều kiện cụ thể của đất nước sau thống nhất. Sai lầm trong cả chủ trương cải tạo, quản
lý kinh tế, thể hiện tư tưởng bảo thủ, trì trệ. Kinh tế Việt Nam mất cân đối lớn, kinh tế
quốc doanh và tập thể luôn thua lỗ nặng, không phát huy tác dụng. Kinh tế tư nhân và cá
thể bị ngăn cấm triệt để. Sản xuất chậm phát triển, thu nhập quốc dân, năng suất thấp, đời
sống nhân dân khó khăn, xã hội nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực.

5
1.2. Bước đột phá thứ nhất: Hội nghị Trung ương 6 (Tháng 08/1979)
Bước đột phá mở đầu là Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 6, khóa IV
(8/1979) với chủ trương bằng mọi cách “làm cho sản xuất bung ra”. Đây được coi là bước
đột phá đầu tiên của quá trình tìm tòi, cải tiến quản lý kinh tế, thử nghiệm cách làm ăn
mới khi chấp nhận kinh tế tư hữu và thị trường tự do tồn tại bên cạnh và đồng hành với
“Thị trường có tổ chức”. Đồng thời, hội nghị có những đổi mới tư duy quan trọng, thể
hiện trên những nội dung cơ bản về cơ chế quản lý kinh tế, về những chính sách phát triển
sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, trước hết là sản xuất
nông nghiệp.
Trong sản xuất nông nghiệp, việc tìm tòi cơ chế khoán, thừa nhận kinh tế hộ như
một động lực mới đã có nhiều mô hình hay. Trước đó, Hà Nội đã thực hiện chế độ “3
khoán” (khoán chi phí sản xuất, khoán công điểm, khoán sản lượng) trong nông nghiệp,
nhưng là khoán chung đến đội sản xuất. Nay theo Chỉ thị 100-CT/TƯ, Hà Nội khoán sản
phẩm đến nhóm lao động và người lao động tỏng hợp tác xã nông nghiệp nhằm phát huy
quyền làm chủ và tính tích cực trong sản xuất của mỗi người, mỗi gia đình; khuyến khích
hơn nữa lợi ích thiết thực của người lao động, làm cho người lao động thực sự gắn bó với
sản phẩm cuối cùng. Bên cạnh đó, cũng góp phần xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao
cấp; tạo hiệu quả lớn cho nông nghiệp và tăng thu nhập cho xã viên. Điều này được thể
hiện ở việc tốc độ bình quân trong nông nghiệp thời kỳ (1976-1980) là 1,9%; thời kỳ
(1981 - 1985) là 4,9%. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế, bất cập.
Trong lĩnh vực công nghiệp, trên cơ sở “xé rào” trong các doanh nghiệp Nhà nước
xuất hiện và làm thí điểm nhằm phát triển công nghiệp, nhất là ở Thành phố Hồ Chí Minh
và Long An, Chính phủ kịp thời ban hành những quyết định về quyền chủ động trong sản
xuất kinh doanh và quyền tự chủ về tài chính của các xí nghiệp quốc doanh. Bên cạnh đó,
cũng đề cập đến việc mở rộng hình thức trả lương khoán, lương sản phẩm và vận dụng
hình thức tiền thưởng trong các đơn vị sản xuất Nhà nước. Nhờ đó những khó khăn trong
sản xuất, kinh doanh bước đầu được tháo gỡ và nền công nghiệp bắt đầu có chiều hướng
đi lên.
Trong mặt trận phân phối, lưu thông, quyết định 26/NQ-TW đề ra bởi Bộ Chính trị
ngày 23/06/1980 về cải tiến công tác phân phối, lưu thông. Nghị quyết nhấn mạnh nguyên
6
tắc giá cả phù hợp với chi phí sản xuất và lưu thông, tạo tiền đề cần thiết để xóa bỏ từng
bước chế độ cung cấp theo tem phiếu. Bên cạnh đó, Nghị quyết 04-NQ/TW tập trung giải
quyết "Một số vấn đề cấp bách về phân phối lưu thông”. Với Nghị quyết 04-NQ/TU,
thành phố đã từng bước xóa bỏ "ngăn sông cấm chợ'', tháo gỡ ách tắc trong phân phối lưu
thông.
Cùng với những chủ trương đổi mới từng phần trong lĩnh vực kinh tế xã hội, Đảng
còn quan tâm kiện toàn bộ máy Nhà nước, củng cố quốc phòng, an ninh, tăng cường công
tác xây dựng Đảng, bảo đảm cho Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, đủ sức
lãnh đạo, để cách mạng tiến lên.
Nhìn tổng quát, thời kỳ 1979 – 1981, Đảng có khiều tìm tòi, đổi mới, nhưng chủ
yếu trong lĩnh vực kinh tế. Điều đó phản ánh đúng thực tiễn nư­ớc ta đang lâm vào cuộc
khủng hoảng kinh tế – xã hội. Những chủ trương, chính sách đổi mới thời kỳ này là
những giải pháp mang tính cấp thiết, nhằm tháo gỡ những khó khăn trước mắt. Qua tổ
chức thực tiễn đã đem lại nhiều kết quả, song chưa vững chắc. Điều đó chứng tỏ những
tìm tòi, đổi mới đó chưa mang tính toàn diện, chưa đủ sức giải quyết những vấn đề do
thực tiễn đặt ra, đòi hỏi Đảng cần tiếp tục tìm tòi, đổi mới hơn nữa.
2. Giai đoạn 1985-1986
2.1. Bối cảnh lịch sử
Nhận ra những bất cập của cơ chế kinh tế hiện hành sau hai lần thực hiện Kế hoạch
kinh tế 5 năm, đặc biệt các cuộc cải cách giá, lương, tiền. Cuộc cải cách cuối cùng vào
tháng 8 năm 1985. Lúc đó, chúng ta làm cùng lúc ba việc: thay đổi giá cả hàng hóa, thay
đổi chế độ tiền lương, đổi tiền với hy vọng sự thay đổi đồng loạt này sẽ mang lại kết quả
tích cực. Tới tháng 10.1985, sự thay đổi này không mang lại kết quả như ý khi giá cả leo
thang, lương không đủ sống do bản chất nền kinh tế bị mất cân đối. Nhà nước bắt đầu có
một số thay đổi trong chính sách quản lý kinh tế. Bước sang năm 1986, Đảng và Chính
phủ nhận ra, không thể tiến hành cải cách cục bộ trong khi không thay đổi cơ chế quản lý
kinh tế. Từ đây, chúng ta có đường lối đổi mới cơ chế quản lý và biên chế trong nước,
đoạn tuyệt với kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp để chuyển sang kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, mở cửa hội nhập quốc tế. Qua đây, Nhà
nước cũng nhận ra rằng không thể quản lý nền kinh tế mà không dựa vào phản ứng của
7
các thành phần kinh tế như xí nghiệp quốc doanh, hợp tác xã, người dân… Đường lối đổi
mới của Đảng nhanh chóng được sự hưởng ứng rộng rãi của quần chúng nhân dân, khơi
dậy tiềm năng và sức sáng tạo của các loại hình kinh tế để phát triển sản xuất, tạo thêm
nhiều việc làm cho người lao động, tăng sản phẩm cho xã hội. Công cuộc đổi mới năm
1986 là kết quả của quá trình đấu tranh về tư duy. Nhờ uy tín của Tổng Bí thư Trường
Chinh, tinh thần dám chịu trách nhiệm, ủng hộ quan điểm đổi mới dám đứng ra bác bỏ cơ
chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp để chuyển sang kinh tế hàng hoá nhiều
thành phần đã làm thay đổi căn bản tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam lúc đó.
2.2. Bước đột phá thứ 2: Hội nghị Trung ương 8 khóa V (1985)
Hội nghị Trung ương 8 khoá V (tháng 6-1985) đánh dấu bước đột phá thứ hai về
đổi mới tư duy kinh tế với chủ trương dứt khoát xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao
cấp, thực hiện cơ chế một giá; xoá bỏ chế độ cung cấp hiện vật theo giá thấp; chuyển mọi
hoạt động sản xuất - kinh doanh sang cơ chế hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa;
chuyển ngân hàng sang nguyên tắc kinh doanh. Tháng 9 năm 1985, cuộc tổng điều chỉnh
giá lương - tiền được bắt đầu bằng việc đổi tiền, xóa bỏ hoàn toàn chế độ tem phiếu và rất
nhiều những cải cách khác. Một số biện pháp tiêu biểu có thể kể đến như: Xác định giá
phù hợp với giá trị và với sức mua thực tế của đồng tiền, định giá trên cơ sở lấy kế hoạch
làm trung tâm, quản lý giá cả phải có phân công, phân cấp hợp lý theo nguyên tắc tập
trung dân chủ, phù hợp với thực tế, cải tiến công tác tài chính và lưu thông tiền tệ.
Tuy kế hoạch cải cách giá – lương – tiền đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng
trong thời gian cuối năm 1985 và năm 1986, song chính điều này đã làm cho Đảng và
Chính phủ nhận ra rằng đã cải cách là phải cải cách triệt để.
2.3. Bước đột phá thứ 3: Hội nghị Bộ chính trị khóa V (08/1986)
Hội nghị Bộ Chính trị khóa V (8-1986) là bước đột phá thứ ba với "Kết luận đối
với một số vấn đề thuộc về quan điểm kinh tế" với ba nội dung chính: Nội dung thứ nhất
là: Trong bố trí cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, phải lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu;
ra sự phát triển công nghiệp nhẹ; phát triển có chọn lọc công nghiệp nặng. Nội dung thứ
hai là trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, phải xác định cơ cấu kinh tế nhiều thành phần là một
đặc trưng của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Và nội dung cuối cùng là
trong cơ chế quản lý kinh tế, lấy kế hoạch làm trung tâm, đồng thời phải sử dụng đúng
8
quan hệ hàng hóa tiền tệ, dứt khoát xóa bỏ cơ chế tập trung, bao cấp, chính sách giá phải
vận dụng quy luật giá trị, tiến tới thực hiện cơ chế một giá.
Nổi bật nhất của tư duy mới về cơ cấu kinh tế lúc bấy giờ là phải đẩy mạnh phát
triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, cho phép và khuyến khích kinh tế tư nhân, cá thể
phát triển, chú ý kích thích kinh tế tư nhân, cá thể phát triển, chú ý kích thích lợi ích cá
nhân làm động lực cho phát triển kinh tế, điều chỉnh việc xây dựng cơ cấu kinh tế ngành.
Có thể nói, tiến trình đổi mới ở Việt Nam được bắt đầu từ đột phá nông nghiệp với chính
sách cơ chế khoán, từ khoán sản phẩm trong nông nghiệp, lợi ích cá nhân của người nông
dân được coi trọng và kinh tế hộ gia đình nông dân được xác định là đơn vị kinh tế cơ bản
ở nông thôn. Việc phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường sẽ
làm khơi dậy được tiềm năng sáng tạo ở nông thôn, giải phóng mọi năng lực sản xuất, tạo
động lực thực sự cho nông dân bằng việc giải quyết hợp lý các quan hệ lợi ích trong nông
nghiệp và nông thôn.
Đại hội VI của Đảng năm 1986 với đường lối đổi mới toàn diện đất nước đã đáp
ứng yêu cầu bức thiết của yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội để đưa đất nước ra khỏi tình
trạng khủng hoảng kinh tế-xã hội, xác định nhiệm vụ đổi mới và là vấn đề có ý nghĩa
sống còn của cách mạng. Thành công của Đại hội đã mở ra một bước ngoặt có ý nghĩa
lịch sử của cách mạng Việt Nam, đưa đất nước bước sang một giai đoạn phát triển mới.
III. Đánh giá và bài học kinh nghiệm
1. Một số đánh giá
1.1. Những đóng góp và ý nghĩa

Đường lối đổi mới, trước hết là đổi mới tư duy kinh tế của Đảng tại Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ VI đã đưa đến cho cách mạng nước ta nguồn sức mạnh mới trên
con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội, đánh dấu bước ngoặt lịch sử về đổi mới tư duy lý
luận, đặt nền móng cho việc hình thành quan niệm mới về chủ nghĩa xã hội và con đường
đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Sự ra đời của đường lối mới tại Đại hội VI đã đáp ứng
những đòi hỏi bức thiết của đất nước là làm sao tìm ra được những chủ trương, giải pháp
nhằm xoay chuyển tình thế, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội.

9
Quá trình tìm tòi con đường quá độ thích hợp lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta của
Đảng từ tháng 8 năm 1979 đến tháng 12 năm 1986 là quá trình từ đổi mới từng phần, từng
lĩnh vực riêng lẻ, tiến lên đổi mới toàn diện, đồng bộ và triệt để. Quá trình đó diễn ra từ
hai phía: từ các phong trào quần chúng ở cơ sở và sự lãnh đạo chặt chẽ, sáng tạo của
Đảng ta. Đường lối đổi mới của Đảng là sản phẩm của ý Đảng, lòng dân. Do đó, đường
lối sớm được thực hiện hóa, mang lại kết quả trong cuộc sống. Điều đó chứng tỏ quá trình
tìm tòi con đường thích hợp đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là đúng đắn, phù hợp với
thực tiễn Việt Nam, xu thế của thời đại và hợp quy luật, thể hiện rõ bản lĩnh độc lập, tự
chủ, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

1.2. Hạn chế và nguyên nhân

Trên cơ sở tổng kết thực tiễn, nghiên cứu, phát triển lý luận, Đại hội đã đánh giá
thực trạng kinh tế - xã hội, đặt nền tảng cho việc tìm ra con đường thích hợp quá độ lên
chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, Đại hội cũng còn một số hạn chế trong việc đề ra những giải
pháp cụ thể nhằm tháo gỡ khó khăn trước mắt của cách mạng nước ta.

- Về mặt kinh tế:

Cùng với phản ứng tiêu cực của toàn bộ xã hội (lãn công, ăn cắp…), các hành động
chống lại đường lối chung vẫn tiếp diễn. Những gì xảy ra ở miền Nam đã biểu hiện được
thành một phong trào có quy mô lớn, diễn ra công khai và được những người lãnh đạo địa
phương ủng hộ lúc khởi đầu. Đã xuất hiện một số mô hình tháo gỡ trong một số cơ sở sản
xuất công nghiệp như Công ty bột giặt miền Nam đã tổ chức lại sản xuất, liên kết với
nhiều tỉnh miền Tây và miền Trung khai thác nguyên liệu, trao đổi thành phẩm, xây dựng
phương án sản xuất ngoài kế hoạch, pháp lệnh, nâng cao được thu nhập cho công nhân.
Có thể thấy nội dung “tháo gỡ” về mặt kinh tế đã mang ý nghĩa chống tập trung quá đáng
theo mô hình “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” áp đặt vào miền Nam: đó chính là phản ứng
tự nhiên của sản xuất muốn mở rộng, giao lưu, không chấp nhận đường lối bắt mọi thứ
phải tập trung vào nhà nước. Đây chính là những cựa quậy ban đầu để dần dần tiến tới đòi
quyền tự trị cho cơ sở được phát triển về sau. Chủ trương “tháo gỡ” này bắt đầu từ thành
phố Hồ Chí Minh đã mang ý nghĩa đặc biệt. Nó xuất phát từ trung tâm kinh tế, văn hóa

10
của một miền đất đã có truyền thống lâu năm về tiếp cận với những biến chuyển nhanh
chóng của thế giới, đã từng một thời hội nhập với thế giới để phát triển.

- Về mặt tư tưởng, nếp sống:

Đồng thời với việc chống áp đặt kinh tế cũng đã xuất hiện xu hướng của những
người tham gia cách mạng ở miền Nam, chống lại sự xâm nhập của lề lối quản lý mang từ
miền Bắc vào đối với những vùng gọi là “mới giải phóng”. Tuy mang màu sắc “Bắc
Nam” nhưng bấy giờ ý nghĩa chính trị và tâm lý của sự phản ứng mang ý nghĩa văn hoá
rõ rệt. Các hiện tượng sau đây có lẽ sẽ không bao giờ xóa được khỏi ký ức con người vào
cái thời cực kỳ đen tối ấy: cùng với việc đi truy lùng, tịch thu và cả phá phách những thứ
gọi là “chiến lợi phẩm”, người ta bắt đầu tiến hành những chiến dịch cải tạo rầm rộ như
chặn đường cắt tóc, cắt quần thanh niên, chặn đường rút xăng trong xe gắn, có nơi bắt xe
đạp phải mang biển số, nhập kinh thánh vào hàng sách “đồi trụy và phản động” cần phải
tịch thu… Tất cả đều nhân danh cho “cách mạng”, “lành mạnh”, “tiến bộ”. Giới quan
chức đã phản ứng quyết liệt và có nhiệm vụ gác cổng về mặt tư tưởng cho Đảng. Tất cả
đều đã bị kết án gay gắt như: “phản động”, “chống đảng một cách tinh vi”,…

2. Bài học kinh nghiệm cho giai đoạn sau


Trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm
gốc”. Muốn được lòng dân, có lòng dân thì toàn bộ hoạt động của Đảng cũng như mọi
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng
chính đáng của Nhân dân, nhằm vào mục đích vì lợi ích của Nhân dân. Thực hiện đầy đủ,
có chất lượng quyền và nghĩa vụ công dân, đặc biệt không chỉ là tôn trọng mà phải tạo cơ
chế để dân phát huy đầy đủ, có hiệu quả quyền làm chủ của mình. Có như vậy, chắc chắn
chúng ta sẽ góp phần tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực và tiến bộ trong mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội.
Đảng phải luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách
quan. Những quy luật khách quan (mâu thuẫn, lượng chất, cơ sở hạ tầng quyết định kiến
trúc thượng tầng) chi phối sự phát triển của đất nước trong từng giai đoạn. Trong giai
đoạn 1976-1986, Đảng xuất phát từ chủ quan duy ý chí, nhiều chủ trương nóng vội chưa
thực hiện được.
11
Đồng thời, phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều
kiện mới. Sức mạnh dân tộc là sức mạnh nội lực về kinh tế, văn hóa, xã hội, còn sức mạnh
thời đại là sức mạnh khách quan, những thuận lợi chi phối từng giai đoạn. Giai đoạn
1976-1986, lòng tin của nhân dân với Đảng giảm sút và chưa thể quốc tế hóa.
Xây dựng Đảng ngang tầm với một đảng cầm quyền lãnh đạo nhân dân tiến hành
cách mạng xã hội chủ nghĩa. Vấn đề cấp bách là tăng cường sức chiến đấu và nâng cao
năng lực lãnh đạo, năng lực tổ chức thực tiễn của Đảng. Trước đó, việc xây dựng, chỉnh
đốn Đảng chưa toàn diện dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng về chủ trương, chính sách
lớn về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện.

12
KẾT LUẬN
Đổi mới tư duy, cụ thể là tư duy kinh tế, đóng góp vai trò quan trọng trong việc
nâng cao năng lực và tầm vóc đi lên của mỗi cá nhân, tổ chức, và xã hội. Thế nhưng đổi
mới tư duy là quá trình rất khó khởi động. Một khi đã thấy rõ những nội dung cần đổi mới
trong tư duy, thảo luận sâu sắc và kiên quyết đổi mới triệt để là những bước đi ban đầu rất
quan trọng. Đổi mới tư duy kinh tế sẽ tạo nên nền tảng vững chắc và sức mạnh tiềm tàng
cho dân tộc ta phát triển sáng tạo, bền vững, bao trùm, đi tới vị thế vẻ vang và xứng đáng
của mình trong cộng đồng thế giới.
Sau thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng đã kịp
thời lãnh đạo thực hiện bước chuyển giai đoạn cách mạng đưa cả nước quá độ lên chủ
nghĩa xã hội. Thời kỳ cách mạng (1979 - 1986), Đảng có ưu điểm và thành tựu trong
hoạch định đường lối, trong lãnh đạo xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Về kinh tế, Đảng đã có
cố gắng tìm tòi, đổi mới từng phần và có những bước đột phá kinh tế giai đoạn 1979-1981
và 1985-1986. Tuy nhiên, thời kỳ này Đảng vẫn còn bộc lộ sự lạc hậu trong nhận thức lý
luận và trong tổ chức thực hiện. Từ những thành tựu và những khuyết điểm, sai lầm Đảng
đã rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, là
cơ sở hình thành đường lối đổi mới toàn diện được xác định ở Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VI của Đảng, qua đó áp dụng cho công cuộc đổi mới hoàn toàn giai đoạn sau
1986.

13
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nhiều tác giả, 2019, “Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam”, Bộ Giáo dục và
Đào tạo.
2. Lê, M.N. (2018), Đổi mới tư duy kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa Việt Nam-Một số vấn đề lý luận và thực tiễn. [trực tuyến] Truy cập tại:
http://hdll.vn/vi/nghien-cuu---trao-doi/doi-moi-tu-duy-kinh-te-trong-nen-kinh-te-thi-truo
ng-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia-viet-nam-mot-so-van-de-ly-luan-va-thuc-tien.html [Đã
truy cập 21 Tháng Ba 2022].
3. Trần, Q.T. (2018). Đổi mới tư duy phát triển để tạo bước bứt phá của đất nước trong giai
đoạn mới. [trực tuyến] Truy cập tại:
http://hdll.vn/vi/nghien-cuu---trao-doi/doi-moi-tu-duy-phat-trien-de-tao-buoc-but-pha-cu
a-dat-nuoc-trong-giai-doan-moi.html [Đã truy cập 24 Tháng Ba 2022].
4. Chu, V.C. (2018). Đổi mới tư duy là yếu tố quyết định, mở đường cho sự phát triển kinh
tế - xã hội có tính đột phá ở nước ta trong thời kỳ mới. [trực tuyến]. Truy cập tại:
https://tcnn.vn/news/detail/40756/Doi_moi_tu_duy_la_yeu_to_quyet_dinh_mo_duong_c
ho_su_phat_trien_kinh_te_xa_hoi_co_tinh_dot_pha_o_nuocall.html. [Đã truy cập 26
Tháng Ba 2022].
5. Nguyễn, H. (2020). Những dấu ấn quan trọng về kinh tế - xã hội trong hành trình 75
năm thành lập và phát triển đất nước qua số liệu thống kê. [trực tuyến]. Truy cập tại:
https://www.gso.gov.vn/su-kien/2020/09/23410/ [Đã truy cập 28 Tháng Ba 2022].
6. Hoàng, N. (2019). 3 lần khủng hoảng và 3 lần kinh tế Việt Nam chuyển mình sau 1975.
[trực tuyến] Báo Gia Lai. Truy cập tại:
https://baogialai.com.vn/channel/8209/201905/3-lan-khung-hoang-va-3-lan-kinh-te-viet-
nam-chuyen-minh-sau-1975-5631062/ [Đã truy cập 27 Tháng Ba 2022].
7. Nguyễn, C.M. (2019). Bài 6: Đổi mới tư duy về kinh tế thị trường và bài học cho hôm
nay. [trực tuyến] hanoimoi.com.vn. Truy cập tại:
https://hanoimoi.com.vn/ban-in/Chinh-tri/960377/bai-6-doi-moi-tu-duy-ve-kinh-te-thi-tr
uong-va-bai-hoc-cho-hom-nay [Đã truy cập 28 Tháng Ba 2022].
8. Tapchicongsan.org.vn. (2022). Tạp chí Cộng sản. [trực tuyến] Truy cập tại:
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/nhung-chang-duong-phat-trien/-/2018/351
14
39/chuong-iii--tap-chi-cong-san-tu-1977-den-1986.aspx [Đã truy cập 22 Tháng Ba
2022].

15

You might also like