You are on page 1of 1

KẾT LUẬN: VẬY TẠI SAO PHÁP LUẬT VÀ DOANH NGHIỆP LUÔN

PHẢI SONG HÀNH VỚI NHAU THÌ MỚI ỔN ĐỊNH?

Tự đặt ra vấn đề như sau:

 Vấn đề 1: Nếu một xã hội không có pháp luật thì sẽ như thế nào?

- Xã hội không có pháp luật thì con người sẽ không còn chịu sự quản lý của 1 quy
tắc xử sự chung nào mang tính bắt buộc, mọi hoạt động đều dựa vào ý thức của
mọi người dân.
- Xã hội không có pháp luật chúng ta không thể dựa vào căn cứ nào để xét xử và
giải quyết vấn đề xã hội => XH sẽ trở nên hỗn hoạn, mất ổn định không có quy củ,
không thể phát triển và dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng.
 Vậy nên, pháp luật xuất hiện để điều chỉnh và vận hành XH theo quỹ đạo đúng
đắn và phù hợp nhất.

 Vấn đề 2: Nếu không có pháp luật, thị trường doanh nghiệp có phát triển theo
hướng lành mạnh và phù hợp?

- Doanh nghiệp là 1 chủ thể có sức ảnh hưởng lớn trong xã hội. Việc thực hiện pháp
luật của doanh nghiệp, cũng có những tác động mạnh mẽ đến các chủ thể khác
trong xã hội và sự phát triển của kinh tế - xã hội.
- Thực tế, các doanh nghiệp hiện nay chưa phát triển theo hướng lành mạnh và phù
hợp như là: trong các lĩnh vực pháp luật về thuế, môi trường và lao động. Tình
trạng các doanh nghiệp không có hợp đồng kinh doanh, nợ động thuế, trốn tránh
nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, xả thải gây ô nhiễm môi
trường còn xảy ra với số lượng lớn,…=> Không có pháp luật, các tình trạng này sẽ
mãi tiếp diễn không ngừng và dẫn đến những hệ lụy ảnh hưởng lớn đến sự phát
triển của kinh tế- xã hội.
 Vậy nên: Pháp luật đưa ra những quy định cho phép/ không cho phép/ hoặc những
đòi hỏi buộc các doanh nghiệp phải tuân thủ.

 Kết luận: Pháp luật và doanh nghiệp luôn phải tồn tại song hành thì XH mới ổn
định và đảm bảo an toàn.

You might also like