You are on page 1of 4

Ví dụ về khả năng - hiện thực

Ví dụ 1:
Sinh viên có điều kiện kinh tế khó khăn

→ Muốn du học thạc sĩ học bổng 100%

→ Đặt ra mục tiêu là đạt bằng cử nhân loại giỏi, đạt đề tài nghiên cứu khoa học
cấp quốc gia. Ngoài ra sinh viên đó cần có ý chí phấn đấu, nhà nước tạo điều
kiện...

=> ĐÓ LÀ CÁC KHẢ NĂNG

▪ Thực tế thứ nhất: bạn không có sự cố gắng, không quyết tâm

→ thất bại, không hiện thực hoá được những khả năng .

▪ Thực tế thứ hai: bạn cố gắng, quyết tâm đạt được mục tiêu và thực hoá được
những khả năng

→ thành công du học. Sau khi đã được đi du học thì sẽ có những khả năng mới
xảy ra, ví dụ như là học lên bằng tiến sĩ ở nước ngoài và lên giáo sư, định cư ở
nước ngoài,...

✅ Khả năng và hiện thực không tách rời nhau; làm tiền đề cho nhau, chuyển hóa
lẫn nhau. Khả năng trong những điều kiện nhất định thì biến thành hiện thực, hiện
thực mới lại mở ra khả năng mới.

Ví dụ 2: *
- Xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Những năm 86, 87,
88, 89 là những năm nhân dân ta gặp rất nhiều khó khăn về cuộc sống sinh hoạt
(tiền mất giá, giá hàng tăng...)

=> ĐÂY LÀ HIỆN THỰC.

- Đại hội Đảng lần thứ VI trước hiện thực như vậy đã khắc phục những khó khăn,
Đảng ta đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp đúng đắn, xử trí một cách khéo léo
tạo điều kiện để từng bước biến khả năng thực tế thành hiện thực như thay đổi tiền
lương, tăng phụ cấp, mở cửa đối với các nước, xây dựng cơ chế mở. Trong đó có
vấn đề đổi mới tư duy (trước tiên là tư duy kinh tế) dần dần từng bước đổi mới
toàn diện, thay đổi tình trạng kinh tế của xã hội.

→ Điều kiện Hiện thực mới: Kinh tế phát triển, dân số ổn định, chính trị, trật tự an
toàn xã hội, giảm được sự lạm phát, hàng hóa dồi dào,...

→ Tạo ra khả năng mới:

+ Mở rộng nền kinh tế nhiều thành phần, giao lưu, buôn bán với các nước, củng cố
địa vị đất nước ta.

+ Mở rộng quan hệ ngoại giao, bắt tay hữu hảo với các nước lớn có nền kinh tế
mạnh.

 Hiện thực mới để có điều kiện xây dựng đất nước dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng dân chủ văn minh.

✅ Cùng trong nhiều điều kiện nhất định, ở cùng một sự vật có thể tồn tại một số
khả năng chứ không phải chỉ có một khả năng.

* https://www.wattpad.com/amp/914027
Ví dụ về bản chất - hiện tượng
Ví dụ 1:
Có thể thấy các hiện tượng “ảo ảnh” khi quan sát các hiện tượng tự nhiên; hoặc các
hiện tượng che giấu bản chất thực sự qua quan sát một số hiện tượng trong đời
sống hoạt động của con người và xã hội.

- Ví dụ cụ thể a:
► Dọc theo bờ biển Mauritius, có
một con sông màu xanh ngọc lam của
Ấn Độ Dương. Nhiều người vẫn nhận
nhầm rằng đây là một trong số những
thác nước ngầm trên thế giới nhưng
sự thật không phải vậy. Trong hiện
tượng ảo ảnh này, dòng nước chúng ta
nhìn thấy thực sự chỉ là cát từ cao
nguyên Mascarene bị nước biển cuốn
theo.
(Ảnh: Myroslava Bozhko/Shutterstock)

Nguồn: https://www.elle.vn/the-gioi-van-hoa/hien-tuong-ao-anh-trong-tu-nhien
- Ví dụ cụ thể b:

► Mặt đường nhựa nóng, không


khí tại gần mặt đất có nhiệt độ cao
hơn không khí trên cao, dẫn đến
chiết suất không khí tăng theo độ
cao, các tia sáng từ bầu trời xanh có
thể được khúc xạ toàn phân đến mắt
người quan sát. Do không khí luôn
có các dòng đối luu gây nhiễu loạn
chiết suất, hình ảnh thu được luôn
dao động như khi nhìn hình ảnh báu
trời phản xạ từ mặt nước vậy nên ta
có thể nhìn như thấy vũng nước trên
đường.
Nguồn lời giải thích: https://hoc247.net/hoi-dap/vat-ly-7/vi-sao-nhung-ngay-troi-
nang-di-tren-duong-nhua-ta-thay-tren-mat-duong-nhu-the-co-mot-lop-nuoc--
faq372908.ht

Ví dụ 2: **
- Trong các xã hội có giai cấp, bất kỳ nhà nước nào cũng là một bộ máy trấn áp của
giai cấp này đối với giai cấp khác. Bản chất ấy thể hiện ở chỗ bất kỳ nhà nước nào
cũng có quân đội, cảnh sát, tòa án, nhà tù, v.v. Tất cả bộ máy này đều nhằm mục
đích trấn áp sự phản kháng của giai cấp khác để bảo vệ quyền lợi kinh tế và chính
trị của giai cấp thống trị.

- Bản chất của xã hội tư bản là sự mâu thuẫn giữa tính xã hội lực lượng sản xuất
mâu thuẫn với tính chất chiếm hữu tư nhân tư bản đối với tư liệu sản xuất.

=> Giữa người bị bóc lột (giai cấp vô sản) mâu thuẫn với người bóc lột (giai cấp tư
sản). Bản chất đó được biểu hiện bằng những hiện tượng vô cùng phong phú và
phức tạp: đó là cuộc khủng hoảng chu kỳ:

+ Nạn thất nghiệp thường xuyên xảy ra

+ Cuộc sống xa hoa trụy lạc của giai cấp tư sản.

+ Đời sống cực khổ của giai cấp vô sản và người lao động.

■ Năm 1930: Bản chất xã hội nước ta là chế độ thuộc địa và nửa phong kiến. Cho
nên đế quốc Pháp đã xây dựng bộ máy cai trị (hình thức)

=> Bản chất được biểu hiện bởi hình thức:

+ Nam kỳ bảo hộ (Bộ máy do Pháp cai trị).

+ Ở Trung kỳ: giữ nguyên bộ máy của giai cấp phong kiến làm bù nhìn để phục vụ
cho công việc xâm lược của chúng.

+ Ở Bắc kỳ: Chúng xây dựng chế độ tự trị (Bên cạnh đó có quan thầy của chủ
nghĩa thực dân đế quốc). ✅ Đây chính là sự thể hiện bản chất nào thì hiện tượng
đó.

** https://www.wattpad.com/amp/914025

You might also like