You are on page 1of 10

I.Phân tích các nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng.

Nêu ý
nghĩa của việc nghiên cứu các nguyên tắc trên.

1.Nguyên tắc khách quan

- Phép biện chứng duy vật khẳng định tính khách quan của các mối liên hệ, tác động
trong thế giới. Có mối liên hệ, tác động giữa các sự vật, hiện tượng vật chất với nhau.
Có mối liên hệ giữa giữa sự vật, hiện tượng vật chất với các hiện tượng tinh thần. Có
mối liên hệ giữa những hiện tượng tinh thần với nhau ( mối liên hệ và tác động giữa
các hình thức của nhận thức)… Các mối liên hệ, tác động đó suy đến cùng đều là sự
quy định, tác động qua lại, chuyển hóa và phụ thuộc lẫn nhau giữa các sự vật, hiện
tượng.

- Với nguyên tắc này, nhận thức về sự vật phải xuất phát từ chính bản thân sự vật hiện
tượng đó với những thuộc tính, mối liên hệ bên trong vốn có của nó. Vì vậy, nhận
thức cần đạt tới cái bản chất, cái quy luật chi phối sự vật.

2. Nguyên tắc toàn diện

-Là một trong những nguyên tắc cơ bản của phép biện chứng duy vật, được xác lập
trực tiếp từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.

-Yêu cầu:

+ Thứ nhất: khi xem xét đối tượng cụ thể, cần đặt nó trong chỉnh thể thống nhất của
tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính, các mối liên hệ của chính thể
đó.

+ Thứ hai: chủ thể phải rút ra được các mặt, các mối liên hệ tất yếu của đối tượng đó
và nhận thức chúng trong sự thống nhất hữu cơ nội tại nhận thức mới có thể phản ánh
được đầy đủ sự tồn tại khách quan với nhiều thuộc tín, nhiều mối liên hệ, quan hệ và
tác động qua lại của đối tượng.

+Thứ ba: cần xem xét đối tượng này trong mối liên hệ với đối tượng khác và với môi
trường xung quanh, mối quan hệ trung gian, gián tiếp.
+Thứ tư: quan điểm toàn diện, tránh phiến diện, siêu hình và chiết trung, nguỵ biện.

-Ý nghĩa:

- Không phạm phải sai lầm cứng nhắc, máy móc, một chiều… về sự vật.

- Thấy được vai trò của toàn bộ các mặt trong từng gia đoạn cũng như của toàn bộ quá
trình phát triển của từng mối liên hệ cụ thể của đối tượng.

3. Nguyên tắc phát triển

- Là một nguyên tắc phương pháp luận cơ bản, quan trọng của nhận thức và thực tiễn
cơ sở khách quan của nguyên tắc này là nguyên lý của phép biện chứng duy vật về sự
phát triển.

- Nguyên tắc phát triển đòi hỏi khi xem xét đối tương phải đặt trong trạng thái vận
động, biến đổi, chuyển hoá để không chỉ nhận thức đối tượng ở hiện tại mà còn thấy
được khuynh hướng phát triển trong tương lai.

- Để thực hiện những đòi hỏi trên thì phải chỉ ra nguồn gốc, động lực cơ bản của phát
triển là mâu thuẫn.

- Làm rõ những mâu thuẫn, những xu hướng đối lập trong nó để dỗi theo cuộc đấu
tranh và sự vận động của đối tượng cho cuộc đấu tranh từ giai đoạn này đến giai đoạn
khác.

- Vai trò: chỉ ra những chuyển hóa từ trạng thái chất này sang trạng thái khác.

- Đòi hỏi quan niệm của sự phát triển

-Quá trình trạng thái qua nhiều giai đoạn: đặc điểm, tính chất, hiện thực khác nhau
phải phân tích cụ thể để tìm hiện thực tác động phù hợp nhằm thúc đẩy hay hạn chế sự
phát triển.

-Yêu cầu trong hoạt động phát triển:

+Phải nhạy cảm với cái mới.


+Sớm phát hiện ra nó.

+Ủng hộ cái mới hợp quy luật.

+Chống lại quan điểm bảo thủ, trì trệ.

- Trong quá trình chịu thất bại tạm thời con đường phát triển trở nên phức tạp tạo điều
kiện cho cái mới chiến thắng, tìm mọi cách vượt qua cản trở từ đó chủ thể sẽ vững tin
ở cái mới.

- Trong quá trình thay đổi cái cũ cần kế thừa có chọn lọc, cải tạo yếu tố thích cực phát
triển sáng tạo chú trọng cái mới.

- Ý nghĩa: góp phần khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến trong hoạt động,
nhận thức và hoạt động thực tiễn.

4. Nguyên tắc lịch sử - cụ thể:

- Nguyên tắc lịch sử - cụ thể là sự bổ sung quan trọng cho hai nguyên tắc toàn diện và
nguyên tắc phát triển.

- Cơ sở của nguyên tắc này là hai nguyên lí: nguyên lí về mối liên hệ phổ biến và
nguyên lí về sự phát triển.

- Nội dụng:

+ Nguyên tắc này đòi hỏi nhận thức đầy đủ về đối tượng, phải đặt nó trong quá trình
phát sinh, phát triển, chuyển hóa ở các hình thức biểu hiện, những ngẫu nhiên tác
động lên quá trình tồn tại của đối tượng trong không gian và thời gian cụ thể, gắn liền
với điều kiện, hoàn cảnh tồn tại cụ thể của nó.Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn
phải biết phân tích tình hình cụ thể.

+ Nguyên tắc này đòi hỏi xem xét đối tượng trong các mối liên hệ cụ thể. Việc xem
xét các mặt, các mối liên hệ cụ thể của đối tượng trong quá trình hình thành, phát
triển, diệt vong của nó, cho phép nhận thức đúng đắn bản chất của nó và từ đó định
hướng đúng cho hoạt động thực tiễn.
-Yêu cầu:

+Phải nhận thức được vận động có tính phổ biến. Nhận thức được sự vận động làm
cho đối tượng xuất hiện, phát triển theo những quy luật nhất định, chỉ rõ những giai
đoạn cụ thể mà nó trải qua trong giai đoạn phát triển, giải thích được những thuộc
tính, những mối liên hệ tất yếu, những đặc trưng chất và lượng vốn có của đối tượng.

+Chỉ ra các quy luật khách quan quy định sự vận động, phát triển của đối tượng, quy
định sự tồn tại hiện thời và khả năng chuyển hóa thành đối tượng mới nhờ phủ định,
chỉ ra rằng, đối tượng mới là sự kế tục đối tượng cũ thông qua phủ định của phủ định,
là sự bảo tồn đối tượng cũ dưới dang vượt bỏ, cải tạo cho phù hợp với đối tượng mới.

+Xem xét đối tượng trong các mối liên hệ cụ thể của chúng và sự phụ thuộc của quá
trình đó vào trình độ phát triển của xã hội, trình độ phát triển của sản xuất và các
thành tựu khoa học

-Ý nghĩa: Nhờ nguyên tắc này có thể phản ánh được sự vận động lịch sử phong phú và
đa dạng của các hình thức biểu hiện cụ thể của đối tượng, để qua đó nhận thức được
bản chất của nó.

II.Vận dụng các nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật biện chứng vào việc nghiên
cứu ô nhiễm môi trường nước ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.

- Con người vừa là chìa khoá thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, vừa là nguyên nhân
tác động vào môi trường dẫn đến suy thoái và chính họ là nạn nhân cho hậu quả mình
gây ra. Ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng bởi sự tác động của con người đến
môi trường ngày càng gia tăng với quy mô cũng như cường độ cao. Khi sự ô nhiễm
môi trường đã xuất hiện thì rất khó để loại bỏ hoặc không thể nào loại bỏ chất ô nhiễm
ra khỏi môi trường sống. Tình trạng này làm ảnh hưởng tai hại đến đời sống, sức khoẻ
con người, nền kinh tế, các nguồn lợi tự nhiên, hệ sinh thái và các mặt khác của xã
hội,…Vấn đề môi trường, bảo vệ môi trường là mối quan tâm hàng đầu của nhân loại.
Đặc biệt là môi trường nước. Nước có tầm quan trọng trong cuộc sống con người và
xã hội. Nước là môi trường sống, là nguồn sống con người. Nếu không có nước thì sẽ
không có sự sống. Nước đáp ứng nhu cầu của mọi người và cả xã hội, đặt biệt là con
người. Hiện nay, ô nhiễm môi trường nước đang có xu hướng gia tăng và là vấn đề
đáng báo động ở Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.

1. Khái niệm

- Ô nhiễm môi trường nước là việc nguồn nước tại các ao, hồ, sông, suối, kênh, rạch,
mạch nước ngầm, biển…. chứa các chất độc hại với hàm lượng cao gây nguy hiểm
cho sức khỏe của con người và động thực vật. Những chất độc hại này đến từ tự nhiên
và đặc biệt là từ công nghiệp, sinh hoạt là những tác nhân chính gây ra ô nhiễm môi
trường nước như hiện nay.

2. Thực trạng

- Theo số liệu từ cuộc khảo sát của Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí
Minh, hiện nay mỗi ngày hệ thống kênh rạch sông ngòi trên địa bàn thành phố phải
chịu 40 tấn rác thải sinh hoạt và 70000m 3 nước thải từ sinh hoạt sản xuất chưa qua xử
lý thải trực tiếp xuống nguồn nước.

- Hình ảnh những dòng kênh nước đen ngòm, bốc mùi hôi đã trở nên quen thuộc với
người dân ở Thành phố Hồ Chí Minh. Chất lượng nước ở những đoạn sông chính có
nồng độ vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 đến 3 lần.

- Không những các con kênh trong nội thành thành phố bị ô nhiễm, các dòng sông lớn
cung cấp nước sinh hoạt cũng đang trong tình trạng báo động. Các nguồn nước thải
sinh hoạt nước thải công nghiệp, nông nghiệp đều tác động đến nguồn nước trên mặt
sông Sài Gòn.

3. Nguyên nhân

* Nguyên nhân khách quan:

- Chủ yếu là do quá trình mưa bão, lũ lụt, tuyết tan… đó là chưa kể đến các hoạt động
của các sinh vật và xác động vật chết. Khi cây cối hoặc động vật, sinh vật chết, chúng
sẽ bị phân hủy thành chất hữu cơ và ngấm xuống lòng đất và sau đó đi vào nước.
Chính điều này sẽ dẫn đến nguồn nước ngầm bị ô nhiễm, tiếp đến là nước mặt sông,
suối, ao, hồ, mương….

*Nguyên nhân chủ quan:

- Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa phát triển gây sức ép lớn đến tài nguyên nước.
Các hoạt động sản xuất tại các nhà máy, khu công nghiệp thường thải ra nước thải.
Nước thải công nghiệp có thành phần không cố định, chứa nhiều chất độc hại ảnh
hưởng đến sức khỏe con người.

- Nước thải, rác thải sinh hoạt được thải trực tiếp ra ngoài sông, ao hồ, kênh rạch…
khiến cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại thành phố và nông thôn tăng. Ngoài ra,
tại nhiều cơ sở, bệnh viện hệ thống thu gom và xử lý nước thải vẫn chưa được triệt để
dẫn đến ô nhiễm nước ngày càng bị ô nhiễm nặng hơn.

- Việc chăn nuôi gia súc, gia cầm không thể tránh khỏi tình trạng thức ăn thừa hay
phân… Ngoài ra, trong quá trình trồng trọt, đa phần người nông dân đều phải sử dụng
thuốc trừ sâu, phân bón hóa học để tránh sâu bọ và tăng khả năng sinh trưởng cho cây,
tuy nhiên, họ không biết rằng, lượng hóa chất tồn dư sẽ ảnh hưởng tới nguồn nước
mặt và lâu dần ngấm xuống tầng nước ngầm gây ô nhiễm.

- Nhận thức kém, tư tưởng lạc hậu về việc bảo vệ môi trường nước cùng cơ sở hạ tầng
bị hạn chế, thiếu hụt dẫn tới ô nhiễm nước. Bên cạnh đó, hoạt động quản lý đến từ các
cấp, các tổ chức còn lỏng lẻo, chưa chặt chẽ, nhiều lỗ hổng khiến người dân chịu
nhiều ảnh hưởng, nhất là vấn đề nước sạch

4. Ảnh hưởng

- Ô nhiễm môi trường nước đang ở mức báo động, chất lượng nguồn nước mặt và
ngầm ô nhiễm nặng nề dẫn đến nhiều hệ luỵ về sức khoẻ, môi trường và là thách thức
rất lớn đối với chính quyền và người dân. Nhất là nhiều nơi đang sử dụng nguồn nước
ngầm hoặc mua nước về nấu ăn, nước uống.
* Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước ảnh hưởng đến con người là tỉ lệ người
mắc bệnh cấp và mãn tính như ung thư, viêm da, tiêu chảy... ngày càng gia tăng.
Người dân sống quanh khu vực ô nhiễm ngày càng mắc nhiều loại bệnh do nguồn
nước bẩn trong sinh hoạt.

- Ảnh hưởng từ ô nhiễm môi trường đối với con người chủ yếu là về sức khoẻ:

+Được biết đến ảnh hưởng nhiều nhất với chúng ta là đường hô hấp, dị ứng,hen
suyễn,kích ứng mắt và mũi hoặc các dạng nhiễm trùng đường hô hấp khác.

+Ô nhiễm nước ảnh hưởng đến sức khoẻ con người bởi các hợp chất hữu cơ: các hợp
chất hữu cơ thường độc và có độ bền sinh học cao, đặc biệt là các hidrocacbon thơm
gây ô nhiễm môi trường mạnh, gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ con người. Các hợp
chất hữu cơ như: phenol, chất bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu, linden, sevin,
endrin... và các chất tẩy hoạt tính đều là những chất ảnh hưởng không tốt đến sức
khoẻ, nếu nhiễm phải, nguy cơ gây ung thư rất cao.

+Nguồn nước nhiễm kim loại nặng có độc tính cao như thuỷ ngân, chì, asen...: Các
kim loại nặng có trong nước là cần thiết cho sinh vật và con người vì chúng ta là
nguyên tố vi lượng mà sinh vật cần tuy nhiên nếu hàm lượng quá cao sẽ ảnh hưởng
đến sức khoẻ con người, gây nhiễm độc trầm trọng sau đó dẫn đến rất nhiều bệnh như
đột biến, ung thư.

+Các vi khuẩn có hại trong nước bị ô nhiễm có từ chất thải sinh hoạt của con người,
động vật có thể gây ra các bệnh tả, bại liệt và thương hàn. Trong một vài nghiên cứu
cho thấy, khi sử dụng nước nhiễm asen để ăn uống, con người có thể mắc bệnh ung
thư da. Người nhiễm chì lâu ngày có thể mắc bệnh thận, thần kinh, nhiễm Amoni,
nitrat, nitrit gây bệnh da xanh, thiếu máu. Nếu nhiễm lưu huỳnh lâu ngày, con người
có thể bị bệnh về đường tiêu hoá. Nhiễm natri gây bệnh tim mạch và cao huyết áp.

- Ảnh hưởng đến động vật: Ô nhiễm môi trường chủ yếu ảnh hưởng đến động vật
bằng cách gây hại đến cho môi trường sống của chúng, gây độc hại cho chúng. Việc
nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp đổ ra sông hồ hàng loạt như hiện nay thì
ảnh hưởng đầu tiên dễ nhận thấy nhất là các loại cá, tôm chết hàng loạt tại các bờ
biển, ao hồ nuôi. Vì nước là môi trường sống của các loài thuỷ sản, khi nguồn nước bị
ô nhiễm nặng nề, chúng sẽ không thể phát triển thậm chí sẽ nhiễm độc rồi chết. Khi cá
nhiễm độc từ nguồn nước ô nhiễm, nếu sử dụng cũng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng
đến sức khoẻ con người.

- Ảnh hưởng đến thực vật: Không chỉ ảnh hưởng đến hệ sinh vật sống dưới nước mà
một trong những tác hại của ô nhiễm nước còn ảnh hưởng đến đời sống của hệ thực
vật trên cạn, dùng nước bị ô nhiễm để tưới tiêu cho cây trồng, hoa màu sẽ khiến chúng
bị còi cọc, chậm phát triển. Nếu mức độ nhiễm bẩn của nước quá lớn còn làm thực vật
bị chất hàng loạt, đất đai ngày càng bị cằn cỗi, dễ xói mòn.Việc sử dụng quá nhiều
thuốc hoá học, phân bón và các chất bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất nông
nghiệp dần dần làm nguồn nước ô nhiễm trầm trọng, dẫn tới tình trạng cây trồng
không thể phát triển, thậm chí chết hàng loạt, gây thiệt hại về kinh tế đối với người
dân.

- Ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm: ô nhiễm nguồn nước ngoài việc tạo ra các cặn lơ
lửng trong nước mặt, các chất thải nặng lắng xuống đáy sông. Sau một thời gian phân
hủy, 1 phần được các sinh vật tiêu thụ, một phần sẽ thấm xuống mạch nước bên dưới
qua đất và làm biến đổi tính chất của nguồn nước ngầm.

- Ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt: các chất thải ra môi trường nước và các sinh
vật tiêu thụ gây ra nhiều vấn đề khác nhau. Người dân phụ thuộc vào nguồn nước mặt
để ăn uống, vệ sinh và giặt giũ. Nếu nguồn nước này bị ô nhiễm thì sẽ là một thảm
họa, đây chính là cách mà bệnh tật phát sinh và lây lan nhanh.

- Ảnh hưởng đến kinh tế: ô nhiễm nguồn nước có thể gây tổn hại cho nền kinh tế vì
gây nhiều tốn kém chi phí để xử lý và ngăn ngừa tình trạng ô nhiễm, để các chất thải
không bị phân hủy nhanh chóng tích tụ trong nước và chảy vào các đại dương.

5. Giải pháp
-Đối với nước thải, cần xây dựng hệ thống xử lý nước thải để xử lý rồi sau đó mới thải
ra ngoài môi trường. Tránh tình trạng nước không xử lý xả ra bên ngoài gây ô nhiễm
nguồn nước. Đặc biệt nước thải từ các khu công nghiệp, y tế. Cần phải qua quy trình
xử lý khoa học, đúng quy định trước khi xả ra ngoài môi trường.

- Xử lý rác thải sinh hoạt đúng cách: sử dụng vật dụng có nắp đậy kín, nhất là những
khu tập thể, công cộng. Hạn chế sử dụng bao ni lông và ưu tiên các vật dụng có thể tái
chế và dễ phân huỷ…

-Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm nước tránh lãng phí, kiểm tra thường xuyên ống dẫn
nước. Không đổ dầu mỡ, chất béo xuống bồn rửa chén. Thay vào đó hãy đổ chúng vào
một bình thu gom và loại bỏ như chất thải rắn.

- Trồng nhiều cây để giảm xói mòn đất, ngăn chặn các chất độc hại và hóa chất chảy
vào nguồn nước

-Nâng cao ý thức sử dụng và xử lý rác thải của người dân: đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, giáo dục về môi trường.

-Thực hành nông nghiệp xanh: quản lý và sử dụng thuốc diệt cỏ, trừ sâu một cách hợp
lý. Sử dụng kĩ thuật làm giảm thiểu sâu bệnh và giảm sự phụ thuộc vào hoá chất.

- Sử dụng các nguồn năng lượng sạch để thay thế và áp dụng trong sản xuất công
nghiệp. Ví dụ như năng lượng mặt trời, năng lượng gió…Đây là một giải pháp an toàn
có thể hạn chế được nguồn rác thải và nước thải độc hại.

III. Nêu ý nghĩa, tầm quan trọng và nhận định của bản thân sau khi nghiên cứu
vấn đề trên.

-Ý nghĩa:

+Nhờ có sự xuất phát từ thực tiễn khách quan (thực trạng ô nhiễm môi trường nước),
lấy thực tế khách quan làm cơ sở, phương tiện để tìm ra giải pháp.

+Phản ánh được thực trạng ô nhiễm môi trường nước hiện nay ở TPHCM và tìm ra
được bản chất của nó.
- Tầm quan trọng: Nhờ việc nghiên cứu qua nhiều năm, nhiều giai đoạn, phân tích cụ
thể môi trường nước của TPHCM. Để tìm ra nguyên nhân và biện pháp nhằm hạn chế
vấn đề ô nhiễm môi trường nước.

- Quan điểm: thông qua các vấn đề đã được đưa ra cho thấy ô nhiễm môi trường nước
đang là vấn đề đáng báo động hiện nay. Chúng ta thấy rằng tình trạng ô nhiễm môi
trường nước ở các khu vực đông dân cư trong TPHCM đang diễn ra hàng ngày, khi
người dân chưa có đủ ý thức về bảo vệ, giữ gìn vệ sinh môi trường. Bên cạnh đó,
TPHCM lại là trung tâm công nghiệp lớn nhất Việt Nam, là môi trường hoạt động
công nghiệp mạnh mẽ do đó mà việc ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm môi
trường nước nói riêng luôn trong tình trạng báo động. Do vậy, việc bảo vệ môi trường,
đặc biệt là bảo vệ môi trường nước cần có sự quan tâm, sự tham gia về việc bảo vệ
môi trường của tất cả mọi người. Toàn dân hợp sức bảo vệ môi trường là điều cần
thiết với mỗi cá nhân vì chúng ta đều sống chung một bầu không khí là nơi có sự sống
và đều sử dụng nguồn nước cùng nhau, trong mọi sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt nước
là nguồn tài nguyên đang dần bị cạn kiệt và ô nhiễm bởi con người gây ra. Ngoài ra,
còn rất nhiều nơi không có nước sạch để dùng. Bên cạnh đó, có khá nhiều các ca bệnh
liên quan đến việc ô nhiễm nguồn nước sạch. Chính vì vậy, chúng ta cần chung tay
đẩy mạnh tuyên truyền để nâng cao ý thức của mọi người về việc bảo vệ, giữ gìn
nguồn nước sạch. Xử lý nghiêm các hành vi gây ô nhiễm môi trường nước. Mỗi cá
nhân hãy cô gắng làm tốt, ý thức trong công tác bảo vệ môi trường nước ở Việt Nam
nói chung và TPHCM nói riêng để những vấn đề đó không còn là thực trạng đáng báo
động đối với môi trường như hiện nay.

You might also like