You are on page 1of 3

Dương Đình Hạ Uyên

Mssv: 2153401020296
TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC
Nhóm 2

* Phạm trù bản chất và hiện tượng:


Thứ nhất, bản chất và hiện tượng là cặp phạm trù triết học luôn tồn tại trong mối
quan hệ gắn liền với nhau, cái này không thể tồn tại nếu thiếu cái kia. Để hiểu rõ về một
vấn đề hay một sự vật nào thì cần phải xem xét nhiều khía cạnh và đi vào bản chất chứ
không nên chỉ dừng lại ở hiện tượng vì bản chất là cái ở sâu trong hiện tượng. Bản chất
không tồn tại ở dạng thuần tuý mà nó tồn tại thông qua hiện tượng dưới hình thức
đã bị cải biến vì thế cần phải đi sâu vào bên trong mới có thể tìm hiểu và làm rõ bản
chất được. Bản chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tổng thể các mối liên hệ khách
quan, tất nhiên, tương đối ổn định bên trong1. Chính vì thế, không nên đánh giá bản
chất của sự vật, hiện tượng bằng sự chủ quan mà phải đánh giá bằng sự khách quan
vì bản chất tồn tại bên trong sự vật, hiện tượng chứ không phải bên ngoài nó.

Thứ hai, bản chất là sự thống nhất giữa các mặt, các mối liên hệ tất nhiên vốn có
của sự vật, hiện tượng2. Hơn nữa, bản chất ở sâu trong sự vật, hiện tượng và nó cũng là
cái tương đối ổn định, quyết định tính chất của sự vật còn hiện tượng là cái bất ổn, hay
thay đổi nên khi muốn thay đổi một sự vật, hiện tượng, chỉ cần thay đổi bản chất.
Cũng chính vì thay đổi bản chất nên quá trình này vô cùng phức tạp và đòi hỏi
nhiều sự kiên nhẫn, không nên vội vàng đồng thời cần phải vận dùng nhiều quy luật
khách quan quy định sự vận động, phát triển.

Kết luận, trong hoạt động nhận thức không nên dừng lại ở hiện tượng mà
phải đi đến được nhận thức bản chất ở sự vật. Còn trong hoạt động thực tiễn, cần
phải dựa vào bản chất để xác định cách thức thay đổi sự vật hợp lí không dựa vào
hiện tượng.

1
GT Triết học Mác – Lênin.
2
GT Triết học Mác – Lênin.
*Phạm trù khả năng và hiện thực:
Một trong những cặp phạm trù có tính liên hệ với nhau và không thể tách rời nhau
là cặp khả năng và hiện thực. Vì khả năng là cái chưa có, dễ đổi còn hiện thực là cái
luôn tồn tại nên trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, không nên lấy khả năng
làm cái chủ chốt, định hướng. Chính vì khả năng dễ bị thay đổi nên cần phải xem
xét trước những khả năng gì sẽ xảy ra. Tuy vậy, ta vẫn cần phải xác định rõ khả năng
đó phải gắn liền với thực tiễn, không thể để xa rời thực tiễn. Mặc dù không dựa vào khả
năng vì tính không ổn định của nó nhưng ta vẫn phải tính toán đến những loại khả
năng có thể xuất hiện để từ đó tạo điều kiện cho sự vật, hiện tượng vận động và phát
triển.

Xem xét sự vật, hiện tượng trong một số điều kiện nhất định, không phải lúc
nào cũng tồn tại một khả năng vốn có mà sẽ làm phát sinh nhiều khả năng mới. Khi
có khả năng mới xuất hiện, có những cái sẽ phức tạp hơn hoặc cũng có thể dễ dàng hơn,
ta cần phải tìm chọn cái nào có tính khả thi và phù hợp với hiện thực nhất mà thực hiện.
Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, ta phải xác định rõ các loại khả năng khi
chọn lựa, có loại khả năng gần, khả năng xa hay khả năng tất nhiên, khả năng ngẫu
nhiên,… Xác định đúng khả năng sẽ giúp cho viện hiện thực hoá khả năng ta muốn
dễ dàng và khoa học hơn.

Khả năng trong tự nhiên sẽ tự động phát triển thành hiện thực nhưng trong
xã hội, khả năng sẽ cần thêm những hoạt động của con người tác động vào. Chính vì
thế, ta phải tạo ra những điều kiện thích hợp nhất để khả năng có thể phát triển theo
hướng tốt nhất. Khi thực hiện quá trình chuyển biến khả năng thành hiện thực, cần
tránh hai sai lầm mang tính quan trọng là tuyệt đối hoá nhân tố chủ quan và bỏ qua
nó trong quá trình biến khả năng trở thành hiện thực.

Kết luận, trong phạm trù hiện thực và khả năng cần phải xác định rõ khả
năng phù hợp với thực tiễn và các điều kiện nhất định để tiến hành phát triển khả
năng thành hiện thực. Đồng thời, trong hoạt động nhận thức và thực tiễn phải dựa
trên hiện thực, tránh dựa vào khả năng.

Câu hỏi:
1. Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn của phạm trù bản chất và hiện thực, khi
xem xét một sự vật cần làm gì?
A. Đi vào bản chất
B. Kìm hãm nó
C. Thay đổi nó
D. Đi vào hiện tượng
2. Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn của phạm trù hiện thực và khả năng, cần
tránh điều gì?
A. Rút ra quy tắc thay đổi và phát triển khả năng thành hiện thực
B. Tuyệt đối hoá nhân tố chủ quan và bỏ qua nó trong quá trình biến khả
năng trở thành hiện thực.
C. Thay đổi điều kiện để biến khả năng thành hiện thực
D. Tác động , làm thay đổi nội dung của khả năng trong quá trình biến khả năng
thành hiện thực.

You might also like