You are on page 1of 2

Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA CẶP PHẠM TRÙ “KHẢ NĂNG

VÀ HIỆN THỰC”
Ý nghĩa phương pháp luận
1. Trong hoạt động thực tiễn, phải dựa vào thực tế nhưng cũng cần tính đến các
khả năng.
– Trong hoạt động thực tiễn, việc quyết định, trù tính các kế hoạch cần dựa và hiện
thực chứ không thể dựa vào khả năng. Vì hiện thực là cái đang thực sự tồn tại,
còn khả năng là cái chưa có.
Ta cần phải thấy rõ sự khác biện về chất giữa khả năng và hiện thực. Nếu lẫn lộn
giữa khả năng và hiện thực, ta sẽ phải gánh hậu quả tai hại trong thực tiễn.
– Tuy nhiên, nói như vậy không phải là bỏ qua, xem thường khả năng. Mà ta
phải tính đến các khả năng để đề ra chủ trương, kế hoạch, bởi khả năng biểu hiện
khuynh hướng phát triển của sự vật trong tương lai.
Nếu ta tách rời khả năng và hiện thực, chúng ta sẽ không thấy khả năng tiềm ẩn
trong sự vật, dẫn đến không dự đoán được tương lai phát triển của sự vật. Hoặc sẽ
không thấy khả năng có thể biến thành hiện thực, do đó không tạo ra những điều
kiện thiết yếu để thúc đẩy hoặc ngăn cản sự chuyển biến tùy theo mục đích của
mình.
2. Thực hiện quy trình, cách thức xác định các khả năng trong thực tiễn.
– Nhiệm vụ của nhận thức nói chung, của nhận thức khoa học nói riêng là phải tìm
ra, xác định cho được các khả năng phát triển của sự vật.
– Khi xác định các khả năng, ta cần chú ý:
+ Chỉ có thể tìm ra các khả năng phát triển của sự vật trong chính bản thân sự vật
ấy chứ không thể ở nơi nào khác. Vì khả năng là do sự vật gây nên và tồn tại trong
sự vật.
+ Chỉ có thể căn cứ vào tương quan lực lượng giữa các mặt ở bên trong sự vật, vào
mâu thuẫn nội tại trong nó, và vào những điều kiện bên ngoài để dự kiến khuynh
hướng phát triển của khả năng.
Sở dĩ là do khả năng nảy sinh vừa do tác động qua lại giữa các mặt ở bên trong sự
vật, vừa do sự tác động của sự vật với hoàn cảnh bên ngoài.
+ Vì khả năng tồn tại trong chính bản thân sự vật, gắn bó chặt chẽ với sự vật nên
ra dễ nhầm lẫn khả năng với hiện thực. Để tránh nhầm lẫn, ta cần lưu ý: Hiện
thực là cái đã có, đã tới, còn khả năng là cái hiện chưa có, chưa tới.
+ Chúng ta không được tách rời khả năng khỏi hiện thực. Lý do là vì khả
năng nằm ngay trong hiện thực, gắn bó chặt chẽ với hiện thực.
3. Tiến hành lựa chọn và thực hiện các khả năng.
Sau khi xác định được khả năng phát triển của sự vật, nhiệm vụ của hoạt động
thực tiễn là phải tiến hành lựa chọn và thực hiện các khả năng. Trong quá trình
thực hiện nhiệm vụ này, ta cần lưu ý:
– Trong hoạt động thực tiễn cần tính đến mọi khả năng có thể có để dự án các kế
hoạch hành động, dù những khả năng đó là tốt hay xấu, tiến bộ hay lạc hậu. Chỉ
có như vậy ta mới tránh rơi vào bị động trong thực tiễn.
– Trong số các khả năng hiện có của sự vật, cần trước hết chú ý đến khả năng tất
nhiên, đặc biệt là các khả năng gần, vì đó là những khả năng dễ biến thành hiện
thực hơn cả.
– Vì một khả năng chỉ biến thành hiện thực khi có đủ những điều kiện cần thiết,
nên cần chủ động tạo ra những điều kiện cần và đủ để có được hiện thực theo
mong muốn.
– Trong lĩnh vực xã hội, phải có sự tham gia của con người (nhân tố chủ quan)
để khả năng biến thành hiện thực. Nên tùy theo yêu cầu của hoạt động thực tiễn,
ta cần tạo mọi điều kiện để nhân tố con người tham gia tích cực vào quá trình biến
đổi hoặc ngăn cản sự biến đổi khả năng thành hiện thực.
Ở đây, ta cần tránh hai thái cực sai lầm:
+ Tuyệt đối hóa vai trò của nhân tố chủ quan. Tức là chỉ cần có con người là khả
năng sẽ biến thành hiện thực.
+ Xem thường nhân tố chủ quan. Tức là không tin tưởng vào năng lực của con
người trong việc biến khả năng thành hiện thực.
=>+ Hiện thực và khả năng tồn tại trong mối quan hệ chuyển hoá lẫn nhau: mỗi
hiện thực đều bao hàm những khả năng nhất định. Khi khả năng này trở thành hiện
thực trong tương lai thì hiện thực mới đó lại có thể xuất hiện những khả năng
mới... Vì vậy, trong nhận thức và thực tiễn có thể xuất phát từ hiện thực để phát
hiện khả năng và có thể chủ động biến khả năng đó trở thành hiện thực trong tương
lai...

+ Mỗi khả năng đều xuất phát từ một hiện thực nhất định; đồng thời, trong một
hiện thực thường xuất hiện nhiều khả năng (khả năng gần, khả năng xa, khả năng
đã đủ điều kiện thực hiện và chưa đủ điều kiện trở thành hiện thực,...). Vì vậy,
trong nhận thức và thực tiễn cần phát hiện khả năng từ hiện thực (tránh khả năng
ảo - không xuất phát từ hiện thực), đồng thời cần có sự phân loại và lựa chọn khả
năng có tính khả thi nhất và khả năng tối ưu trong một điều kiện xác định.

You might also like