You are on page 1of 17

Bài 2: Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự con

người
A. Khái niệm chung
1. Khái niệm
Giáo trình
2. Các đặc trưng
2.1 Khách thể
- Khách thể loại: qhxh bị xâm hại (tính mạng, sức khỏe,...)
<?> Khách thể bị xâm hại và khách thể loại là gì?
=> Thường là tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự,…
=> Trong tội giết người, chỉ có tính mạng là khách thể => ko đồng thời khách
thể là tính mạng và sức khỏe
- Phân loại
+ Tội xâm phạm tính mạng (Đ123-Đ133)
+ Tội xâm phạm sức khỏe (Đ134-Đ140)
+ Tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự (Đ141-Đ147 và Đ150-Đ156)
+ Tội phạm khác (Đ148, Đ149)
- Xác định đối tượng sai thì xác định tội danh sai
- Đối tượng tác động: con người ĐANG SỐNG và phải là người khác
- Thời điểm bắt đầu sự sống: từ khi sinh ra
<?> Giết phụ nữ có thai là giết 2 người => Sai vì đứa trẻ chưa được sinh ra
- Thời điểm chấm dứt sự sống là khi tim ngừng đập, não ngừng hoạt động
ĐỒNG THỜI
Vd: Vụ án TMV Cát Tường. Cô A đi đến TMV hút mỡ bụng từ sáng cho tới
chiều hôm sau không thấy về thì gia đình đi tìm. Thẩm mỹ chia làm 2 dạng: can
thiệp ngoài da (ko chảy máu, ko gây tê, ko gây mê, botox,…); can thiệp bằng
hình thức phẫu thuật (bv thẩm mỹ). TMV Cát Tường ko đủ điều kiện chuyên sâu
để hành nghề nhưng bs Cường tự tin. Khi tiêm thuốc mê, thuốc tê thì cô A bị
sốc phản vệ nhưng ko cấp cứu được. Sau khi cô A chết thì bác sĩ gọi cho bảo vệ
vào và bắt đầu lên kế hoạch phi tang xuống sông. Nhà cô A tìm khắp sông
Hồng vẫn ko thấy
Đặt vấn đề trong tình huống này
- Có hành vi xâm hại đến tính mạng sức khỏe ko? => Có. Hành vi 1 dưới dạng
hành động là tiêm thuốc vào người cô này dẫn đến hậu quả là cô này chết thì
hành vi này ko là hành vi giết người. Vì chỉ thực hiện chuyên môn nghề nghiệp
nhưng ko được phép dẫn đến hậu quả chết người => cấu thành Điều 315
- Sau khi cô A chết, bs có hành vi chặt xác. Vậy có hành vi xâm phạm thi thể
ko? => Có hành vi xâm phạm thi thể vì cô A chết rồi. Xâm phạm tính mạng là
khi đối tượng tác động là con người còn sống
2.2 Biểu hiện khách quan
2.2.1 Hành vi khách quan
- Có những dạng cấu thành vật chất
+ Đối với Đ123 lỗi cố ý gián tiếp thì hậu quả là cơ sở để xác định tội
phạm, tội này hay tội kia (mô hình 1)
+ Đối với Đ123 lỗi cố ý trực tiếp và khoản 1 Đ124 lỗi cố ý trực tiếp thì
hậu quả là cơ sở để xác định thời điểm hoàn thành tội phạm (mô hình 2)
- Hành vi khách quan đc thể hiện dưới dạng: hành động hoặc ko hành động
- Phân nhóm hành vi: hành vi xâm phạm tính mạng/sức khỏe/nhân phẩm/...
2.2.2 Hậu quả
- Thiệt hại về tính mạng/ sức khỏe và các tổn hại về tinh thần
- Thiệt hại phi vật chất: rối loạn về tinh thần hành vi
2.3 Mặt chủ quan
- Các dạng lỗi:
+ Lỗi cố ý: Đ123 – 126, Đ131, 136
+ Lỗi vô ý
- Tội phạm với 2 hình thức lỗi: Đ127, 130, 137
- Tội phạm quy định dấu hiệu động cơ là dấu hiệu bắt buộc: Đ126, 127, 136,
137
- Tội phạm quy định dấu hiệu mục đích là dấu hiệu bắt buộc: Đ150, 151, điểm a
K1 Đ156
2.4 Chủ thể
- Chủ thể thường
- Chủ thể đặc biệt: đáp ứng yêu cầu về chủ thể mới cấu thành tội danh
+ Người mẹ mới sinh con trong vòng 7 ngày tuổi: Đ124
+ Qh lệ thuộc: Đ130, Đ140
+ Người từ đủ 18t trở lên: Đ145, 146, 147
B. Các tội phạm cụ thể
1. Điều 123: Tội giết người
- CTTP cơ bản + CTTP chung
* Dấu hiệu cơ bản của tội giết người
- Đối tượng tác động: con người còn đang sống
- Khách thể: xâm phạm quyền sống của con người
- Hành vi khách quan: tước bỏ tính mạng người khác trái PL
+ Công cụ, phương tiện phạm tội
+ Vị trí tác động
=> Phân biệt với tội Cố ý gây thương tích
- Lỗi:
+ Cố ý trực tiếp
+ Cố ý gián tiếp
- Chủ thể
* Dấu hiệu pháp lý
- Hành vi khách quan: Hành vi tước bỏ tính mạng của người khác một cách trái
pháp luật
- Hậu quả của TP: nạn nhân chết là dấu hiệu bắt buộc → CTTP vật chất ⇔ TP
hoàn thành khi nạn nhân chết
→ Hành vi - hậu quả: MQH nhân quả → Dấu hiệu bắt buộc trong CTTP của tội
giết người
- Các CTTP riêng:
+ Đ123 + hoàn cảnh đặc biệt/chủ thể đặc biệt = Đ124
+ Đ123 + kích động mạnh (xem Nghị quyết 04/1986) = Đ125
+ Đ123 + động cơ phạm tội (phòng vệ chính đáng) = Đ126
Lưu ý:
- Không có hậu quả chết người xảy ra thì chưa chắc là cố ý gây thương tích
(Đ134)
- Có chết người xảy ra nhưng chưa chắc là giết người (Đ123), có thể là cố ý gây
thương tích dẫn đến chết người
Giết người (Đ123) Cố ý gây thương tích dẫn
đến hậu quả chết người
(Đ134)
Điểm chung - Có hành vi làm chết người
- Có hậu quả làm chết người
- Xâm phạm trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe người
khác
Mục đích Nhằm tước đoạt tính Nhằm gây thương tích, tổn
mạng của nạn nhân. (để hại đến thân thể nạn nhân.
xác định mục đích thì Việc nạn nhân chết NẰM
cần xem xét tổng thể các NGOÀI Ý THỨC CHỦ
yếu tố: mqh giữa nạn QUAN của người phạm tội
nhân với người phạm
tội, hoàn cảnh phạm tội,
nguyên nhân dẫn đến
phạm tội; hành vi khách
quan chứng minh ý thức
chủ quan)
Mức độ, cường độ tấn Mức độ tấn công nhanh, Mức độ tấn công yếu hơn,
công liên tục, dồn dập + không liên tục dồn dập +
cường độ tấn công mạnh cường độ tấn công nhẹ hơn
có thể gây chết người
Vị trí tác động Thường là những vị trí Thường là những vị trí không
trọng yếu trên cơ thể: gây nguy hiểm chết người
đầu, ngực, bụng…(từ như vùng tay, chân, vai…
bụng trở lên là vùng
trọng yếu)
⇒ Hung khí nguy hiểm
tác động vào vị trí trọng
yếu
Hung khí, vũ khí Nguy hiểm, có tính sát Không có tính nguy hiểm cao
thương cao - vd: súng,
dao, gậy,...
Hậu quả Lỗi Cố ý (trực tiếp hoặc gián Lỗi vô ý
tiếp)

- Động cơ, mục đích, hung khí, vị trí tấn công là mặt khách quan. Khi chứng
minh thì nên chứng minh theo mặt khách quan
2. Điều 124
- Đối tượng tác động: đứa trẻ dưới 7 ngày tuổi
- Chủ thể đặc biệt: mẹ của đứa trẻ
- Hoàn cảnh phạm tội: do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong
hoàn cảnh khách quan đặc biệt
- Hành vi khách quan: Vứt bỏ con hoặc giết con mới đẻ
- Hậu quả đứa trẻ chết: Dấu hiệu bắt buộc ⇔ TP có CTTP Vật chất
Lưu ý của Điều 124
- Nếu đứa trẻ ko chết thì ko đặt ra vấn đề truy cứu TNHS vì tâm sinh lý, thể chất
của người mẹ sau sinh con rất dễ trầm cảm trong 7 ngày đầu tiên => TTGN
- Chỉ coi là có tội nếu đứa trẻ chết => ko đặt ra các giai đoạn thực hiện tội phạm
- Nếu đứa trẻ bị vứt không chết, được người khác cứu → Không đặt ra vấn đề
truy cứu TNHS cho người mẹ (Con không chết → Mẹ không chịu TNHS)
- Nếu người cha giết thì ko xác định tội danh này
3. Điều 125 - Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
Lưu ý:
- Trái PL khác trái PL hình sự (trái PL rộng hơn)
- Trái đạo đức khác trái PL (trái đạo đức nhưng ko trái PL, trái PL có thể là trái
đạo đức)
- Kích động khác kích động mạnh
- Phân biệt Điều 125 – Điều 126
+ Đ126: trong phòng vệ chính đáng CÓ KÍCH ĐỘNG MẠNH => Xử
theo 126 thì có lợi cho người phạm tội vì Đ126 chứa nhiều TTGN, hình phạt
nhẹ hơn
- Trạng thái tinh thần bị kích động mạnh cần lưu ý:
+ Hậu quả nạn nhân chết là dấu hiệu bắt buộc
+ Hoàn cảnh phạm tội: Người phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh do hành vi trái pháp luật NGHIÊM TRỌNG của nạn nhân đối với
người phạm tội hoặc đối với NGƯỜI THÂN THÍCH của người phạm tội
++ “nghiêm trọng”: căn cứ vào mối quan hệ giữa người phạm tội –
nạn nhân (nạn nhân – chủ thể), nguyên nhân của sự việc, hoàn cảnh phạm tội,
địa điểm phạm tội, công cụ, phương tiện, mục đích, động cơ phạm tội, vị trí tác
động,...
- Trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo Nghị quyết số 04/HĐTP/1986
+ Là trạng thái người phạm tội KHÔNG HOÀN TOÀN tự chủ, tự kiềm
chế được hành vi phạm tội của mình
+ Điểm b khoản 1 chương 2
+ 2 trường hợp
(1) Nạn nhân chỉ tác động bằng 1 hành vi trái PL và nghiêm trọng
dẫn đến kích động mạnh. Nếu hành vi này tới mức tội phạm thì thường chuyển
qua phòng vệ chính đáng
(2) Nạn nhân có nhiều hành vi đối với người phạm tội + các hành
vi này lặp lại, liên tục (nếu tách ra 1 hành vi này thì ko trái PL nghiêm trọng =>
nguyên tắc giọt nước tràn ly)
=> Khi phân tích có kích động mạnh hay ko, phải xác định được là
rơi vào trường hợp 1 hay 2
- TỨC THỜI ⇔ Việc kích động mạnh giống sơ đồ hình sin → Trong tức thời
không kiềm chế được nên mới là kích động mạnh ⇒ Trong lúc kích động mạnh
thì trạng thái tâm lý LÊN ĐẾN ĐỈNH ĐIỂM ⇔ Sau khi kích động mạnh thì
trạng thái ĐI XUỐNG
+ Xảy ra trong hiện tại
+ Ko có sự gián đoạn về mặt thời gian, hành vi để cho người phạm tội
bình tĩnh
Vd: - A thấy vợ mình ngoại tình với B, A ko thể làm gì được, chỉ còn cách là xử
lý thằng tình địch => kích động mạnh
- A nhìn thấy vợ mình ngoại tình nhưng A vào nhà uống nước trà => ko còn
kích động mạnh, trạng thái tâm lý đã giãn ra
- A đánh B, B ko đánh lại tại thời điểm đó. B về nhà bị vợ chửi sao ko đánh lại,
B nghe vậy chạy qua nhà A thấy con A thì đập nó => ko là kích động mạnh vì
trạng thái tâm lý đã giãn ra rồi, ko còn tức thời nữa
+ Sự kích động mạnh phải là tức thời do hành vi trái PL nghiêm trọng của
nạn nhân gây nên
+ Hành vi trái pháp luật của nạn nhân có tính chất đè nén, áp bức
TƯƠNG ĐỐI NẶNG NỀ, LẶP ĐI LẶP LẠI (quy luật giọt nước tràn ly)
Phân biệt kích động – kích động mạnh
- Thời gian, hoàn cảnh, địa điểm phạm tội
- Nguyên nhân phạm tội
- Mqh giữa nạn nhân với người phạm tội
- Trình độ văn hóa, chính trị, tính tình, cá tính mỗi bên
- Mức độ nghiêm trọng của hành vi trái PL của nạn nhân
4. Điều 126 –
- Phòng vệ trong giới hạn thì ko có tội
- Phòng vệ vượt quá giới hạn thì Đ126, 136
- Không khởi phát quyền phòng vệ thì Đ123, 134
- Như thế nào là phòng vệ chính đáng: Đ22
4.1 Định nghĩa
- Khoản 1 điều 22 BLHS
- Không phải là tội phạm
- Là hành vi của người vì bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, của
người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại
một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên
→ Phù hợp với lợi ích của Nhà nước, xã hội → Loại trừ tính nguy hiểm →
Không bị coi là tội phạm
4.2 Các điều kiện của phòng vệ chính đáng
4.2.1 Nhóm điều kiện làm cơ sở phát sinh quyền phòng vệ: 3 điều kiện
(1) Có sự tấn công nguy hiểm đáng kể và trái PL
- Có sự tấn công của con người
- Sự tấn công phải nguy hiểm đáng kể (Đ8: ko đáng kể thì ko cấu thành tội
phạm) => 2 trường hợp: đủ yếu tố cấu thành tội phạm HOẶC nếu chưa đủ yếu
tố cấu thành tội phạm mà phần lớn cho rằng đó là nguy hiểm đáng kể thì sự tấn
công đó là nguy hiểm đáng kể.
Vd: anh A 13 tuổi 10 tháng cầm dao rượt anh B 20 tuổi => Anh A chưa đủ 14
tuổi nhưng sự tấn công nguy hiểm đáng kể
- Sự tấn công phải trái PL
(2) Sự tấn công xâm phạm quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người
khác, hoặc lợi ích của Nhà nước, cơ quan, tổ chức
(3) Sự tấn công phải đang hiện hữu
- Sự tấn công phải đang xảy ra: đã bắt đầu, đang diễn ra, chưa kết thúc
- Sự tấn công phải đe dọa xảy ra ngay tức khắc: chưa xảy ra nhưng đã có những
biểu hiện đe dọa sẽ xảy ra ngay tức khắc
Vd: “Từ giờ (8h) đến 12h trưa nay m phải đưa t 100tr, ko thì t chém m chết”
=> Sự tấn công ko đang hiện hữu vì ko đe dọa xảy ra ngay tức khắc, vì còn tới
4 tiếng.
- Trường hợp đặc biệt: trường hợp sự tấn công đã kết thúc nhưng vẫn coi là sự
tấn công đang hiện hữu nếu: hành vi phòng vệ đi liền ngay sau sự tấn công và
nhằm khắc phục hậu quả do sự tấn công đó xảy ra
=> Quyền phòng vệ khởi phát khi có ĐỦ 3 ĐIỀU KIỆN trên.
=> Trẻ em (chưa đủ 14t) và người ko có NLTNHS là đối tượng cần quan tâm,
biện pháp phòng vệ nên là biện pháp cuối cùng => thực hiện hay ko thì cũng ko
sao.
4.2.2 Nhóm điều kiện về nội dung và phạm vi phòng vệ
(4) Mục đích của sự phòng vệ là nhằm gạt bỏ sự tấn công => phải nhằm vào đối
tượng đang có sự tấn công
(5) Sự phòng vệ phải trong giới hạn cần thiết để ngăn chặn sự tấn công
- CẦN THIẾT = Sự chống trả vừa đủ để chấm dứt hành vi tấn công, để ngăn
chặn hành vi trái PL của nạn nhân. Căn cứ vào
+ Sự tương quan lực lượng: số lượng, giới tính, độ tuổi
+ Thời gian, ko gian, địa điểm
+ Công cụ, phương tiện phạm tội
+ Mối quan hệ giữa nạn nhân và người phạm tội
+ Mục đích, động cơ
- Ko đòi hỏi phải cân bằng về phương pháp, phương tiện, công cụ của phòng vệ
đối với sự tấn công
- Để đánh giá khách quan sức mạnh và khả năng phòng vệ, nên đặt mình vào
đối tượng đang chịu sự tấn công
=> Chứng minh phòng vệ chính đáng phải chứng minh đủ 5 điều kiện
4.3 Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
- K2 Đ22 BLHS: “Là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù
hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Người
có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình
sự theo quy định của Bộ luật này.”
- Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng: chứng minh thỏa 4 điều kiện đầu của
phòng vệ chính đáng nhưng ko thỏa điều kiện 5 => rõ ràng quá mức cần thiết
Bước 1: Xác định người đó có quyền phòng vệ hay không/có khởi phát quyền
phòng vệ cho người phạm tội không? (thỏa mãn 3 điều kiện)
Bước 2:
(1) Nếu có, xác định
- Trong giới hạn phòng vệ chính đáng => Không phạm tội
- Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng => Phạm tội
+ dấu hiệu định tội (có quy định là yếu tố cttp): điều 126, 136
+ tình tiết giảm nhẹ TNHS: điểm c khoản 1 điều 51 (giảm nhẹ hình phạt
trong phạm vi của 1 khung hình phạt)
(2) Nếu ko, xác định tội danh Đ123 và Đ134
- Ví dụ: A là người thực thi công vụ, B chống lại A vì A nói B không được vào
trụ sở nhưng B vẫn vào. A bắn B 2 phát, B chết. Vậy xử A theo điều 123 hay
126?
→ Phải căn cứ vào hoàn cảnh
VD: Nếu A cầm súng, B cũng cầm súng mà A bắn nhát súng 1 vào chân B, B
vẫn có thể lấy tay bắn súng vào A thì 1 phát súng không đủ để ngăn chặn sự tấn
công
>< Nếu A cầm súng, B cầm dao, mã tấu thì A bắn nhát súng 1 vào chân B ĐÃ
ĐỦ để ngăn chặn sự tấn công của B vì B không thể lết đến để tấn công A được
Lưu ý:
- Lần tấn công/ hành động thứ 1 đã đủ cần thiết để ngăn chặn sự tấn công của
nạn nhân chưa?
- Lần tấn công/ hành động thứ 2 đã đủ cần thiết để ngăn chặn sự tấn công của
nạn nhân chưa ?
1.5 Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ (Đ127)
- Chủ thể của tội phạm: chủ thể đặc biệt – là người đang thi hành công vụ
+ Người được bổ nhiệm, bầu cử, tuyển dụng
+ Người đc trưng dụng vào những công việc cụ thể thông qua quyết định
của tổ chức (vd: bạn là người bthg, nhưng trong covid thiếu lực lượng và bạn
đc trưng dụng để đi giúp đỡ)
+ Người “đang” thi hành công vụ
- Lỗi: cố ý gián tiếp
- Mặt khách quan
+ Là hành vi dùng vũ lực ngoài những trường hợp PL cho phép
+ Hậu quả chết người là bắt buộc
1.6 Đ128, 129 xem giáo trình
1.7 Tội bức tử (Đ130)
- Mặt khách quan: hành vi khách quan thể hiện ở 1 trong 4 dạng hành vi sau:
+ Hành vi đối xử tàn ác: bỏ đói, đánh đập,...
+ Hành vi ức hiếp
+ Hành vi ngược đãi
+ Hành vi làm nhục
Chú ý: hành vi thứ nhất có thể diễn ra một hoặc nhiều lần, nhưng 3 loại hành vi
sau phải xảy ra thường xuyên mới cấu thành tội phạm
- Chủ thể của tội phạm: là người mà nạn nhân có quan hệ lệ thuộc
Vd: căn cứ khoản 10 Đ3 Nghị quyết 06/2019
+ Lệ thuộc vào người phạm tội về vật chất (nuôi dưỡng, chu cấp chi phí
sinh hoạt hàng ngày,...)
+ Lệ thuộc về tinh thần, công việc, giáo dục, tín ngưỡng
- Hậu quả nạn nhân có hành vi tự sát (ko phụ thuộc nạn nhân có chết hay ko)
- Mặt chủ quan của tội phạm có thể là lỗi cố ý gián tiếp hoặc lỗi vô ý vì quá tự
tin
- Nếu hành vi bức tử làm nạn nhân tự sát thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp thì
bị xử lý về tội giết người
1.8 Tội không cứu giúp người (Đ132)
- Chủ thể của tội phạm: ngoài yếu tố bắt buộc về chủ thể chung thì còn phải
thỏa 2 điều kiện cùng lúc là:
+ Có khả năng cứu giúp: cái sẵn có của con người đc bồi đắp thông qua
quá trình học hành của con người (vd: những người giỏi về võ thuật, bóng đá,...)
+ Có điều kiện cứu giúp: là những điều kiện về vật chất bổ trợ
- Hành vi khách quan: dạng ko hành động
+ Ko hành động là PL bắt buộc phải làm nhưng ko làm
+ Dưới dạng hành động là PL ko cho phép làm nhưng làm
- Hoàn cảnh phạm tội: dấu hiệu bắt buộc (nạn nhân phải trong tình trạng nguy
hiểm đến tính mạng – Tình trạng nguy hiểm này xảy ra có thể do khách quan,
có thể do nạn nhân gây ra)
- Hậu quả của tội này là nạn nhân chết là dấu hiệu bắt buộc (chỉ CTTP nếu nạn
nhân chết – tức là ko có giai đoạn phạm tội chưa đạt)
- Lỗi: vô ý hoặc cố ý gián tiếp
Vd: chồng uống nhầm thuốc sâu, vợ biết mà ko đem đi cấp cứu ngay mà nấu
thuốc lá để giải độc
=> Đ123, 125, 126 khó, đọc kỹ
2. Các tội xâm phạm sức khỏe con người
2.1 Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác
(Đ134)
- Một số điểm lưu ý
+ Khách thể: xâm phạm sức khỏe
+ Lỗi: cố ý
+ Hậu quả:
++ Trên 11%
++ Dưới 11% phải thỏa mãn các điểm a – o khoản 1
2.2 Đ135, 136, 137
- Các dấu hiệu pháp lý gần giống các Đ125, 126 nhưng khác về hoàn cảnh phạm
tội và hậu quả của tội phạm
- Lưu ý: hậu quả 31% trở lên (khác Đ134) do xuất hiện tình tiết giảm nhẹ là
kích động mạnh và phòng vệ chính đáng
- Lỗi: cố ý
2.3 Tội vô ý gây thương tích (Đ138, 139)
- Lưu ý tỉ lệ tổn thương
2.4 Tội hành hạ người khác (Đ140)
- Lưu ý loại trừ Điều 185 BLHS
3. Các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm con người
3.1 Tội hiếp dâm (Đ141)
- Hành vi khách quan
+ dùng vũ lực
+ đe dọa dùng vũ lực
+ lợi dụng tình trạng ko thể tự vệ đc của nạn nhân
+ hoặc thủ đoạn khác
=> Để giao cấu/ quan hệ tình dục trái ý muốn của nạn nhân dù cho đó là mqh vợ
chồng
=> Phải thỏa mãn 4 hành vi khách quan thì mới là tội hiếp dâm
Lưu ý: đối với trường hợp nạn nhân dưới 13 tuổi thì ko cần yếu tố trái ý
muốn. Vì độ tuổi này chưa đủ nhận thức về hậu quả hay ntn là trái ý muốn
- Nạn nhân và chủ thể: Nam hoặc nữ
- Không yêu cầu hậu quả: tức là ko cần giao cấu đc thì mới xảy ra hậu quả
Xem nghị quyết 06/2019
*Phân biệt hiếp dâm, cưỡng dâm, dâm ô theo quy định tại BLHS 2015
Tiêu chí Hiếp dâm Cưỡng dâm Dâm ô
Đối tượng tác động Nạn nhân dưới 16
tuổi
Chủ thể thực hiện Nam hoặc nữ Nam hoặc nữ từ đủ Nam hoặc nữ đủ
14t trở lên 18 tuổi trở lên
Hành vi khách - dùng vũ lực - dùng mọi thủ Hành vi dâm ô ko
quan - đe dọa dùng vũ đoạn nhằm mục đích
lực giao cấu hoặc ko
- lợi dụng tình nhằm thực hiện các
trạng ko thể tự vệ hành vi quan hệ
đc của nạn nhân tình dục
- hoặc thủ đoạn
khác
Lỗi Cố ý Cố ý Cố ý
Hậu quả Ko yêu cầu hậu Ko yêu cầu hậu Ko yêu cầu hậu
quả quả quả
Hình phạt Phạt tù từ 02 đến Phạt tù từ 01 đến Phạt tù từ 06 tháng
07 năm 05 năm đến 03 năm

Tiêu Hiếp dâm Cưỡng dâm Dâm ô Giao cấu


chí
Chủ Nam/ nữ - Nam/ nữ - không Đủ 18 tuổi trở lên Đủ 18 tuổi trở
thể không quy quy định độ tuổi lên
thực định độ (theo điều 12 thì
hiện tuổi (theo trên 14)
điều 12 thì
trên 14)
Hành - Hành vi - Dùng mọi thủ - Hành vi dâm ô Giao cấu hoặc
vi thực hiện đoạn không nhằm mục đích thực hiện hành
khách trái ý muốn - Hành vi trái ý giao cấu hoặc không vi quan hệ
quan nạn nhân muốn nạn nhân nhằm thực hiện hành tình dục khác
vi quan hệ tình dục => Bị hại/ nạn
khác nhân thuận
- Theo khoản 3 Điều tình giao cấu
3 Nghị quyết 06/2019
của Hội đồng Thẩm
phán Tòa án nhân
hướng dẫn áp dụng
quy định về các tội
xâm hại tình dục trong
Bộ luật Hình sự.
Lỗi Cố ý trực Cố ý trực tiếp Cố ý Cố ý + vô ý
tiếp
Hậu Không cần Không cần biết đã Đã thực hiện hành vi Đã thực hiện
quả biết đã giao giao cấu hay chưa dâm ô hành vi giao
cấu hay cấu
chưa
Nạn - Đủ 13 Người lệ thuộc Người dưới 16t Người từ đủ
nhân đến dưới mình hoặc người 13t - dưới 16t
16t đang ở trong tình
- Dưới 13 trạng quẫn bách
phải miễn cưỡng
giao cấu hoặc miễn
cưỡng thực hiện
hành vi QHTD
khác
- Chia ra 2 đối
tượng: Đủ 13t -
dưới 16t và trên 16t
Hậu 02 - 07 01 - 05 năm 6 tháng - 3 năm 01 - 05 năm
quả năm

3.2 Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142 )


- Lưu ý đối tượng tác động
3.3 Tội cưỡng dâm (Đ143)
- Sự lệ thuộc của nạn nhân đối với người phạm tội
+ Lệ thuộc về kinh tế, quan hệ gia đình, quan hệ công tác, quan hệ tín
ngưỡng,...
=> Còn nếu ko có sự lệ thuộc giữa nạn nhân vs người phạm tội thì ko cấu thành
Đ143
- Người phạm tội lợi dụng nạn nhân đang ở trong tình trạng quẫn bách: tình
trạng đang gặp khó khăn, và để giải quyết thì so với khả năng của nạn nhân rất
khó
- Nạn nhân miễn cưỡng giao cấu. Việc giao cấu hay ko là do nạn nhân quyết
định (khác với tội hiếp dâm là nạn nhân ko bị ép phải giao cấu) => Tính nguy
hiểm của hành vi này nằm ở mặt chủ thể, có mối quan hệ lệ thuộc, hoặc hoàn
cảnh quẫn bách của nạn nhân. Phải có 1 trong 2 ý này mới cấu thành tội cưỡng
dâm
- Tội phạm cấu thành hình thức
3.4 Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi (Đ144)
- Lưu ý đối tượng tác động
3.5 Giao cấu hoặc quan hệ tình dục (Đ145)
- Đối tượng tác động: người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi
- Chủ thể của tội phạm là người từ đủ 18 tuổi
- Hành vi khách quan đc thực hiện dưới dạng 1 trong 2 dạng: giao cấu hoặc thực
hiện hành vi quan hệ tình dục khác
+ Giao cấu
+ Hành vi quan hệ tình dục khác
- Nạn nhân thuận tình (trong tội giao cấu): vẫn đặt ra vấn đề truy cứu TNHS vì
đối tượng tác động ở đây chưa đủ tuổi, chưa nhận thức đầy đủ về hành vi giao
cấu nên sự thuận tình ko cần xem xét đến (ko xem xét đến ý chí của nạn nhân)
3.6 Tội dâm ô với người dưới 16 tuổi (Đ146)
- Chủ thể của tội phạm là người từ đủ 18 tuổi
- Hành vi dâm ô ko nhằm mục đích giao cấu hoặc ko nhằm thực hiện các
hành vi quan hệ tình dục khác => phân biệt giữa giai đoạn phạm tội chưa đạt
của tội giao cấu với người dưới 16 tuổi vs tội dâm ô với người dưới 16 tuổi
- Tội phạm có cấu thành hình thức
147, 148, 149 tự đọc
4. Các tội phạm khác
4.1 Đ150
- Hành vi khách quan: chuyển giao, tiếp nhận, tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp
với mục đích nhận lợi ích vật chất, bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ
phận cơ thể
Vd: Bà mẹ có 7 đứa con, nuôi ko nổi đứa thứ 7 nên bà hàng xóm offer 10tr rồi
đưa đứa thứ 7 cho bà hàng xóm => ko phải buôn bán người vì đây là vì mục
đích nhân đạo
4.2 Đ153
- Hành vi khách quan: chiếm giữ, giao cho người khác chiếm giữ
Vd: A giữ con của B 3 tuổi, có dùng vũ lực và gọi điện cho B nói ko đưa 500tr
sẽ giết con => trường hợp này ko cấu thành Đ153 mà cấu thành Đ169 Tội bắt
cóc nhằm chiếm đoạt tài sản vì có yếu tố mục đích chiếm đoạt tài sản (đòi
500tr)
<?> Nếu chiếm giữ trái phép trong 5p, 10p thì có phạm tội không? Đ153 ko
quy định thời gian chiếm giữ. Trong trường hợp này thì thời gian ngắn hay dài
nhưng đủ định lượng cho tính nguy hiểm cho xh của hành vi thì phạm tội
- “Đủ định lượng” căn cứ vào mqh giữa nạn nhân và người phạm tội (lực
lượng giữa 2 bên,...); dựa vào hoàn cảnh điều kiện phạm tội (phạm tội ở vùng
biên giới, vùng đông dân cư đô thị,...); độ tuổi, giới tính, tôn giáo,...
4.3 Đ155
- Hành vi khách quan: xúc phạm nghiêm trọng:
+ thái độ, nhận thức của người phạm tội
+ cường độ và thời gian kéo dài của hành vi
+ vị trí, hoàn cảnh phạm tội
+ vai trò của người bị hại trong gia đình, tổ chức, xh: có
tầm ảnh hưởng càng lớn thì tính nghiêm trọng càng cao
+ dư luận xh về hành vi đó
4.4 Đ156
- Hành vi khách quan: lan truyền, bịa đặt

You might also like