You are on page 1of 4

CHƯƠNG XI CÁC TRƯỜNG HỢP LOẠI TRỪ TNHS

1. Khái niệm chung


1.1 Cơ sở lý luận về các tình tiết loại trừ
- Xuất phát từ khái niệm tội phạm: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho XH, có
lỗi, trái PLHS và phải chịu hình phạt
- 4 đặc điểm của tội phạm
- Những tình tiết có ý nghĩa làm mất đi một trong các tính chất nêu trên là
trường hợp (tình tiết) loại trừ TNHS.
=> Theo quan điểm phổ biến: Tình tiết loại trừ TNHS gồm tình tiết loại trừ tính
nguy hiểm và tình tiết loại trừ tính có lỗi
1.2 Liệt kê các trường hợp
- Chương IV BLHS
- Đ20 - 26
1.3 Ý nghĩa
- Cơ sở pháp lý để phân định giữa TP với các hành vi không phải là TP.
- Bảo đảm pháp lý cho người dân tích cực tham gia vào việc tự bảo vệ quyền
lợi chính đáng của mình cũng như lợi ích của XH
2. Các trường hợp loại trừ TNHS cụ thể
2.1 Sự kiện bất ngờ (Đ20)
- Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp
không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó
(=> ko có lỗi, mà lỗi là cấu thành bắt buộc) nên ko phải chịu TNHS.
2.2 Tình trạng ko có năng lực TNHS (Đ21)
- Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm
thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển
hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
- 2 dấu hiệu bắt buộc của chủ thể là tuổi và NLTNHS => ko có NLTNHS =>
loại trừ tính có lỗi => ko có tội
2.3 Phòng vệ chính đáng
2.3.1 Định nghĩa
- K1 Đ22: “Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi
ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ
quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm
phạm các lợi ích nói trên”
=> Đứng ra trước tình thế nguy hiểm để bảo vệ quyền lợi của mình => Phù hợp
=> Ko còn tính nguy hiểm => Ko chịu TNHS.
2.3.2 Các điều kiện
a) Nhóm điều kiện làm cơ sở phát sinh quyền phòng vệ: 3 điều kiện
(1) Có sự tấn công nguy hiểm đáng kể và trái PL
++ Có sự tấn công của con người
++ Sự tấn công phải nguy hiểm đáng kể (Đ8: ko đáng kể thì ko cấu
thành tội phạm) => 2 trường hợp: đủ yếu tố cấu thành tội phạm HOẶC
nếu chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm mà phần lớn cho rằng đó là
nguy hiểm đáng kể thì sự tấn công đó là nguy hiểm đáng kể.
VD: anh A 13 tuổi 10 tháng cầm dao rượt anh B 20 tuổi => Anh A
chưa đủ 14 tuổi nhưng sự tấn công nguy hiểm đáng kể
++ Sự tấn công phải trái PL
(2) Sự tấn công xâm phạm quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của
người khác, hoặc lợi ích của Nhà nước, cơ quan, tổ chức
(3) Sự tấn công phải đang hiện hữu
++ Sự tấn công phải đang xảy ra: đã bắt đầu, đang diễn ra, chưa kết
thúc
++ Sự tấn công phải đe dọa xảy ra ngay tức khắc: chưa xảy ra nhưng
đã có những biểu hiện đe dọa sẽ xảy ra ngay tức khắc
VD: “từ giờ (8h) đến 12h trưa nay m phải đưa t 100tr, ko thì t chém m
chết” => Sự tấn công ko đang hiện hữu vì ko đe dọa xảy ra ngay tức
khắc, vì còn tới 4 tiếng.
++ Trường hợp đặc biệt: trường hợp sự tấn công đã kết thúc nhưng vẫn
coi là sự tấn công đang hiện hữu nếu: hành vi phòng vệ đi liền ngay sau
sự tấn công và nhằm khắc phục hậu quả do sự tấn công đó xảy ra.
=> Quyền phòng vệ khởi phát khi có ĐỦ 3 ĐIỀU KIỆN trên.
=> Trẻ em (chưa đủ 14t) và người ko có NLTNHS là đối tượng cần quan tâm,
biện pháp phòng vệ nên là biện pháp cuối cùng => thực hiện hay ko thì cũng ko
sao.
*LƯU Ý:
- Phòng vệ quá sớm: chưa có biểu hiện đe dọa sự tấn công sẽ xảy ra ngay tức
khắc mà đã có hvi phòng vệ => Ko thỏa điều kiện thứ 3: sự tấn công ko đang
hiện hữu => ko có quyền phòng vệ và phải chịu TNHS
VD: A và B là bff => A thấy B nắm tay người yêu mình đi chơi. A tức quá nói
t sẽ giết m. B thấy sợ nên lấy khúc gỗ đập đầu A => B ko có quyền phòng vệ.
- Phòng vệ quá muộn: Sự tấn công đã thực sự chấm dứt mới có hvi phòng vệ
=> ko thỏa điều kiện 3: sự tấn công ko đang hiện hữu.
VD: A và B sau khi cãi nhau, A vác dao đuổi chém B. B chạy trước, A chạy
sau vừa đuổi vừa nói t sẽ chém chết m. Sau 1 lúc A ko đuổi kịp B, A quyết
định vứt con dao ko đuổi theo B nữa và đi về. B ko thấy A đâu, B quay ngược
lại tìm A thì thấy A đi về phía nhà A. B nhặt khúc gỗ đập dô đầu A, A chết
=> B ko có quyền phòng vệ, B phòng vệ quá muộn. Dù A có hvi đuổi chém B,
nhưng A đã kết thúc hành vi đuổi chém nên B vẫn chịu TNHS..
b) Nhóm điều kiện về nội dung và phạm vi phòng vệ
(4) Mục đích của sự phòng vệ là nhằm gạt bỏ sự tấn công => phải nhằm
vào đối tượng đang có sự tấn công
(5) Sự phòng vệ phải trong giới hạn cần thiết để ngăn chặn sự tấn công
++ Tự mình đánh giá giới hạn cần thiết chứ luật ko quy định nên mang
tính tương đối.
++ Căn cứ vào:

=> Ko đòi hỏi phải cân bằng về phương pháp, phương tiện, công cụ
của phòng vệ đối với sự tấn công.
=> Để đánh giá khách quan sức mạnh và khả năng phòng vệ, nên đặt
mình vào đối tượng đang chịu sự tấn công.
=> Chứng minh phòng vệ chính đáng phải ĐỦ 5 ĐIỀU KIỆN.
2.3.3 Vượt quá giới hạn về phòng vệ chính đáng
- K2 Đ22 BLHS: “là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù
hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Người
có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình
sự theo quy định của Bộ luật này.”
- Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng: chứng minh thỏa 4 điều kiện đầu của
phòng vệ chính đáng nhưng ko thỏa điều kiện 5 => rõ ràng quá mức cần thiết
2.3.4 Phòng vệ tưởng tượng
2.4 Tình thế cấp thiết
2.4.1 Định nghĩa
- K1 Đ23: “là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích
hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ
chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại
cần ngăn ngừa. Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội
phạm”
=> hi sinh lợi ích nhỏ bảo vệ lợi ích khác lớn hơn
2.4.2 Các điều kiện
- Điều kiện về tính chất của sự nguy hiểm
(1) Có sự nguy hiểm đáng kể do các nguồn khác nhau
(2) Sự nguy hiểm đe dọa đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình, người
khác, NN, cquan, tổ chức
(3) Sự nguy hiểm phải đang hiện hữu, tức là sự nguy hiểm phải đang tồn tại
trên thực tế.
- Điều kiện về tính chất của hvi khắc phục
(4) Việc gây thiệt hại phải là biện pháp cuối cùng và duy nhất
(5) Lợi ích bị gây thiệt hại phải nhỏ hơn lợi ích cần bảo vệ (ko cần phải là
nhỏ nhất)
- K2 Đ23: Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình
thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự => Thỏa
4 điều kiện đầu mà ko thỏa điều kiện 5 <=> lợi ích bị gây thiệt hại tương
đương/lớn hơn lợi ích cần bảo vệ.
2.5 Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội
- Đ24 BLHS

You might also like