You are on page 1of 9

LUẬT HÌNH SỰ PHẦN TỘI PHẠM

Tội cố ý gây thương tích hoặc tổn hại đến sức khỏe của người khác (Điều 134)

Khái niệm
Cố ý gây thương tích là hành vi dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác gây tổn thương cơ
thể của người khác (như chém đứt tay, đánh gãy xương).

Cố ý gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là hành vi dùng thủ đoạn tác động lên cơ
thể nạn nhân dẫn đến làm mất hoặc giảm chức năng của các bộ phận (cơ quan)
trên cơ thể của họ (như cho uống thuốc độc, tạt axit vào người nạn nhân…).

2. Các yếu tố cấu thành tội cố ý gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của
người khác

2.1. Các dấu hiệu trong mặt khách quan

Hành vi khách quan

Đối với tội cố ý gây thương tích. Được thể hiện qua hành vi dùng vũ lực (có sử dụng hung khí
hoặc không sử dụng hung khí) hoặc thủ đoạn khác tác động lên cơ thể người khác gây tổn
thương cho họ (như gãy chân, thủng bụng, lòi mắt…) Các thương tích nhìn chung có thể thấy rõ.

Đối với tội cố ý gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Được thể hiện qua hành vi dùng thủ
đoạn tác động vào cơ thể nạn nhân làm cho một số bộ phận cơ thể nạn nhân bị mất hoặc bị suy
giảm chức năng mặc dù các bộ phân (cơ quan) của cơ thể vẫn còn nguyên vẹn.

Hậu quả của tội phạm


Hậu quả mà CTTP mô tả là thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe ở mức độ tỉ lệ
tổn thương cơ thể là 11% trở lên hoặc dưới tỷ lệ đó nhưng thuộc 1 trong các trường
hợp được quy định trong khoản 1 điều 134
-Dùng vũ khí , vật liệu nổ , hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn có khả năng
gây nguy hiểm cho nhiều người
Vũ khí bao gồm: vũ khí quân dụng ,súng săn , vũ khí thô sơ , vũ khí thể thao , vũ
khí khác có tính năg , tác dụng tương tự
-Vật liệu nổ bao gồm : Thuốc nổ và phụ kiện nổ (kíp nổ , dây nổ , dây cháy chậm ,
mồi nổ ... )
-Hung khí nguy hiểm : là công cụ phạm tội có tính nguy hiểm cho con người cao
hơn các hơn các công cụ phạm tội thông thường nhưng không phải là vũ khí , vật
liệu nổ như xà beng , búa tạ ...
-Thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người là thủ đoạn có khả năng gây ra thương
tích hoặc tổn hại không chỉ cho một người mà cho nhiều người như thủ đoạn bỏ
hóa chất gây ngộ độc vào thức ăn ...
-Dùng axit nguy hiểm là các axit có khả năng gây tổn thương cho các bộ phận cơ
thể khi có sự tiếp xúc giữa a-xít này với cơ thể người .
-Đối với người dưới 16 tuổi , phụ nữ mà biết là có thai , người già yếu ,ốm đau
hoặc người khác không có khả năng tự vệ
-Đối với ông bà , cha , mẹ , thầy giáo , cô giáo của mình , người nuôi dưỡng , chữa
bệnh cho mình
-Có tổ chức
-Lợi dụng chức vụ , quyền hạn
-Trong thời gian đang bị tam giữ , tạm giam , đang chấp hành hình phạt tù , đang
chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoạc đang chấp hành
biện pháo xử lí vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc , đưa vào
trường giáo dưỡng , cơ sở cai nghiện bắt buộc
-Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê .
-Có tính chất côn đồ
-Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lí do công vụ của nạn nhân
Những trường hợp gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe có tỉ lệ tổn
thương có tỉ lệ tổn thương cơ thể dưới 11% và không thuộc các TH nêu trên là
trường hợp chưa cấu thành tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sk cả
người khác .
-Quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả
Khi xác định có hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sk và có hậu quả
thương tích hoặc hậu quả hoặc hậu quả tổn hại đến sức khỏe , đòi hỏi phải xác định
hậu quả này là do chính hành vi đó gây ra hay nói cách khác là phải xác định
QHNQ giữa hành vi khách quan đã thực hiện và hậu quả thương và tổn hại cho sức
khỏe đã xảy ra.
Dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý , có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián
tiếp . Người phạm tội có thể mong muốn hậu quả thương tích hoặc hậu quả tổn hại
cho sk nhưng cũng có thể chỉ chấp nhận các hậu quả này .
Hình phạt
Đối với loại tội phạm này pháp luật đã quy định 5 khung hình phạt chính và 01
khung hình phạt cho chuẩn bị phạm tội .
Khung hình phạt cơ bản có mức phạt cải tạo giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ
06 tháng đến 03 năm .
Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 02 năm đến 06 năm được
quy định cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt
tăng nặng sau :
-Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sk của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ
thể từ 31% đến 60%
-Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sk của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương
cơ thể của mỗi người từ 11 đến 30%
-Phạm tội 02 lần trở lên
-(Phạm tội trong trường hợp ) tái phạm nguy hiểm
Tái phạm nguy hiểm được coi là dạng đặc biệt của hành vi tái ph ạm, n ếu
thuộc một trong các trường hợp sau sẽ được xác định là tái ph ạm nguy
hiểm:

- Người nào đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm tr ọng, t ội ph ạm đ ặc bi ệt


nghiêm trọng trước đó do lỗi cố ý nhưng chưa được xóa án tích nay l ại
phạm tội mới cũng là tội phạm rất nghiêm trọng, tội ph ạm đ ặc bi ệt
nghiêm trọng với lỗi cố ý thì được coi là tái phạm nguy hiểm.

- Người nào đã bị kết án 2 lần về bất kỳ tội danh nào, trong lần kết án thứ
2 người này đã bị áp dụng tình tiết tái phạm mà hành vi ph ạm t ội này
chưa được xóa án tích nay lại phạm tội mới do lỗi c ố ý s ẽ đ ược xác đ ịnh
là tái phạm nguy hiểm.

-Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỉ lệ tổn
thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc 1 trong các trường hợp được quy định
tại các điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này .

Khung hình phạt tăng nặng thứ 2 có mức phạt từ từ 05 đến 10 năm được quy định
cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng
sau :
-Gây thương tích hoặc tổn hại cho sk của người khác có tỷ lệ tổn thương cơ thể
61% trở lên trừ TH được quy định tại điểm b khoản 4 )
Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn
thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%
Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trở lên mà tỷ lệ tổn
thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại
các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.( vì một trong những tình tiết này
mà hình vi gây thiệt tích gây tổn hại cho sức khỏe có tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới
11% vẫn phải chịu TNHS )
-Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỉ lệ tổn
thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường
hợp được quuy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 ( vì 1 trong các
tình tiết này mà hành vi gay thương tích hoặc gây tổn hại cho sk có tỉ lệ dưới 11 %
vẫn phải chịu TNHS )
Khung hình phạt tăng nặng thứ 3 có mức phạt tù từ 07 năm đến 14 năm được quy
định cho Th phạm tội có 1 trong các tình tiết định khung hình phạt tặng nặng sau ;
a) Làm chết người ( Đây là trường hợp phạm tội đã gây ra hậu quả chết người . Trong đó
người phạm tội chỉ cố ý đối với việc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn
nhân còn đối với hậu quả chết người do hành vi của họ gây ra , lỗi của người phạm tội chỉ
là loooix vô ý )Thương tích dẫn đến chết người , trước hết là thương tích nặng làm cho nạn
nhân chết vì thương tích nặng này , nghĩa là thương tích và cái chết của nạn nhân phải có
mối quân hệ nhân quả với nhau ) cố ý gây thương tích hoặc làm tổn hại đến sức khỏe
nhưng lại vô ý dẫn đến chết người
b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể
61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn
thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ
thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a
đến điểm k khoản 1 Điều này;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn
thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp
quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
b) Khung hình phạt tăng nặng thứ 4 có mức phạt từ từ 12 năm đến 20 năm hoặc
tù chung thân được quy định cho TH phạm tội có 1 trong các tình tiết định
khung hình phạt tăng nặng :
-Làm chết 02 người trở lên
-Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỉ lệ
tổn thương cơ thể của mỗi người là 61% trở lên nhưng có 1 trong các tình
tiết được quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm K khoản 1
-Khung hình phạt cho chuẩn bị phạm tội (trong Th chuẩn biij phạm tội là
chuẩn bị vũ khí , vật liệu nổ , hung khí nguy hiểm , axit nguy hiểm , hóa chất
nguy hiểm hoặc hành vi thành lập , tham gia nhóm tội phạm ) có mức phạt
cải tạo không giam giữu từ 02 năm hoặc tù từ 03 tháng đến 02 năm .
Cấu thành tội phạm vật chất : Hậu quả bắt buộc phải có là thương tích
hoặc tổn hại sức khỏe của người khác .
Dẫn chứng :
Vụ việc xảy ra tại tỉnh Đồng Tháp cụ thể . Vào ngày 16/01/2018 Chị TH có
đến ranh giới nhà chị T và chị L để nhặt củi , khi phát hiện chị TH nhặt củi
chị T ngăn cản không cho chị TH mang củi về vì cho rắng chị TH đang trộm
củi nhà mình , khi nghe chị tiếng cãi nhau anh NGOẠN là chồng chị T cả 3
tiếp tục cải nhau , lúc này anh H chồng của chị TH đi cắt cỏ về thấy vợ mình
cải nhau với Vợ chồng anh Ngoạn nên 2 bên tiêp tục cử cãi , nghe tiếng cãi
nhau ngoài ngõ anh T là con trai của ông Ngoạn và chị T chạy ra và thấy chị
TH đang chửi ba mẹ mình và dùng dao uy hiếp sẽ chém nên anh T quay vào
ngõ vác một thanh gỗ tấn công vào mặt chị TH bị thương nên chị TH bỏ
chạy thấy vơ mình bi tấn công anh H tiến về phía của anh T lúc này anh T
tiếp tục dùng thanh gỗ đánh vào vai gáy của anh H anh H bỏ chạy khoảng
2m thì ngã bất tỉnh . Theo kết quả giám định anh H được xác định tỉ lệ
thương tật là 2 và chị T là 19 % . Toà án tỉnh đồng tháp đã truy tố anh T về
tội cố ý gây thương tích và bị phạt 4 năm tù .
II Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác
trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
Khái niệm
Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh được hiểu là hành vi gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái
không tự chủ kiềm chế được hành vi phạm tội của mình do hành vi trái pháp
luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người phạm tội hoặc đối với người
thân thích của người phạm tội.

2. Các yếu tố cấu thành tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
Xét về bản chất , đây là trường hợp phạm tội có tình tiết giảm nhẹ TNHS đặc biệt của
tội cố ý gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của người khác . So với tội cố ý gây
thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của người khác , tội phạm có 2 điểm khác nhau :

Hành vi khách quan

-Chủ thể thực hiện hành vi phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do
hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với mình hoặc đối với người
thân thích của mình .
Trạng thái tinh thần bị kích động mạnh được hiểu là trạng thái tinh thần tâm lý của người phạm
tội đã không hoàn toàn tự chủ, tự kiểm chế hành vi của bản thân do sự tác động bởi yếu tố khách
quan đó là hành vi trái pháp luật nghiêm trong của nạn nhân. Đây là dấu hiệu đặc trưng, là dấu
hiệu cấu thành cơ bản của tội này (tham khảo Nghị quyết số 04/NQ-HĐTP ngày 29-11-1986 của
Hội đồng thẩm phán).

 Nguyên nhân của tình trạng tinh thần bị kích động mạnh là Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng
của nạn nhân đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người đó tuy làm cho
người phạm tội bị kích động mạnh, nhưng nói chung chưa đến mức là phạm tội. Nếu hành vi
trái pháp luật đó trực tiếp xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe hoặc lợi ích hợp pháp của người
phạm tội hoặc thân thích của người phạm tội hoặc của xã hội, đã cấu thành tội phạm thì hành vi
chống trả gây chết người có thể được xem xét là trường hợp phòng vệ chính đáng hoặc do vượt
quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
 Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân có thể chỉ là hành vi cụ thể và tức thì dẫm
đến ttrangj thái thần kinh bị kích động mạnh của người phạm tội nhưng cá biệt có trường hợp
do hành vi trái pháp luật có tính đèn nén, áp bức tương đối nặng nề, lặp đi lặp lại, sự kích động
đó đã âm ỉ, kéo dài, đến thời điểm nào đó hành vi trái pháp luật của nạn nhân lại tiếp diễn làm
cho người bị kích động không tự kiềm chế được; nếu tách riêng sự kích động mới này thì
không coi là kích động mạnh, nhưng xét cả quá trình phát triển của sự việc thì được coi là
mạnh hoặc rất mạnh.
 Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người phạm tội hoặc đối với người
thân thích của người đó tuy làm cho người phạm tội bị kích động mạnh, nhưng nói chung chưa
đến mức là phạm tội
Hậu quả
Người có hành vi nêu trên phải gây thương tật cho người bị hại tỷ lệ từ 31% trở lên thì mới bị
truy cứu trách nhiệm hình sự.

Note :Người cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng
thái tinh thần bị kích động mạnh mà lại nhân có tỷ lệ thương tật từ 30% trở xuống thì không
được coi là phạm tội (tức chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm này). Trường hợp người bị hại có tỷ
lệ thương tật từ 30% trở lên thì người thực hiện hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây thiệt hại
cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh chỉ bị truy cứu trách
nhiệm hình sự khi người bị hại có đơn yêu cầu khởi tố hình sự.
Mặt chủ quan
Người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý
Về hình phạt
Điều luật quy định 2 khung hình phạt chính
Khung hình phạt cơ bản có múc phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng hoặc phạt cải tạo
không giam giữ đến 03 năm
Khung hình phạt tăng nặng có mức phạt từ từ 06 tháng đến 03 năm được quy định cho trường
hợp phạm tội có 1 trong các tình tiết định khung tăng nặng sau :
a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể
61% trở lên hoặc dẫn đến chết người
- Yếu tố lỗi:
+ Tội giết người: Người thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý. Trong trường hợp một người khi thực hiện hành vi
nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ hành vi của mình là có tính nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành
vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra thì được xác định là lỗi cố ý trực tiếp. Trong trường hợp một người thực hiện
hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, thấy trước hậu quả của
hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra thì được xác định là
lỗi cố ý gián tiếp.
+ Tội cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người: Người thực hiện hành vi có lỗi vô ý đối với hậu quả chết người
xảy ra. Nghĩa là họ thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ
không xảy ra, có thể ngăn ngừa được hoặc họ không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người,
mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó. Hậu quả chết người xảy ra là vì những thương tích do hành
vi của người phạm tội gây ra.
- Trong trường hợp phạm tội cố ý gây thương tích, người phạm tội chỉ mong muốn hoặc bỏ mặc cho hậu quả gây
thương tích xảy ra. Còn trường hợp phạm tội giết người chưa đạt là người phạm tội mong muốn hậu quả xảy ra, hậu
quả chết người không xảy ra là ngoài ý muốn của họ.
-Trường hợp người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có khả năng làm chết người mà vẫn có ý thức bỏ mặc
cho hậu quả xảy ra muốn sao cũng được, nếu hậu quả là gây thương tích thì định tội cố ý gây thương tích, nếu hậu
quả là chết người thì người phạm tội phạm vào tội giết người.

Phân biệt tội giết người với tội cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả giết người
Tội giết người Điều 123 Tội cố ý gây thương tích
hoặc tổn hại đến sức
khỏe của người khác dẫn
đến hậu quả chết gười
- Mục đích của hành vi phạm tội: : Người phạm tội thực hiện hành vi Người phạm tội thực hiện hành vi
nhằm mục đích tước đoạt tính mạng chỉ nhằm mục đích gây tổn hại đến
của nạn nhân thân thể nạn nhân. Việc nạn nhân
chết nằm ngoài ý thức chủ quan của
người phạm tội.
- Xác định mức độ, cường độ tấn
công

- Xác định mức độ, cường độ tấn : Mức độ tấn công yếu hơn và
công Mức độ tấn công nhanh và liên tục không liên tục dồn dập với cường
với cường độ tấn công mạnh có thể độ tấn công nhẹ hơn.
gây chết người.
Vị trí tác động trên cơ thể Thường là những vị trí trọng yếu Thường là những vị trí không gây
trên cơ thế như vùng đầu, ngực, nguy hiểm chết người như vùng
bụng,... vai, tay, chân, v.v...
Lỗi Người thực hiện hành vi phạm tội Người thực hiện hành vi có lỗi vô
với lỗi cố ý ý đối với hậu quả chết người xảy ra.

Điều 136 Tội cố ý gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác
do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi
bắt giữ người phạm tội
Điều luật quy định 2 tội gồm:
– Tội cố ý gây thương tích cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn
phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội.
– Tội cố ý gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ
chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội.
Khái niệm
Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt
quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ
người phạm tội được hiểu là hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người đang có hành vi xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước của tổ chức
quyền lợi ích chính đáng của bản thân hoặc của người khác hoặc khi bắt giữ người
phạm tội mà việc chống trả hoặc bắt giữ người rõ ràng là quá mức cần thiết không
phù hợp với tính chất và mục đích nguy hiểm của hành vi xâm hại mà nạn nhân
đang thực hiện hoặc hành vi chống đối của người phạm tội đang bị bắt
2. Các yếu tố cấu thành tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá
mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội

Về mặt khách quan


a) Về hành vi. Có một trong các hành vi sau:
– Có hành vi gây thương tích đối với người đang có hành vi xâm phạm đến lợi ích
của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của bản thân hoặc của người
khác hoặc khi bắt giữ người phạm tội mà vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
hoặc vượt quá mức cần thiết
Như chúng ta đã biết thì vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống
trả rõ ràng quá mức cần hiết , không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm
cho xã hội của hành vi xâm hại . Đối với trường hợp này người phạm tội đã có hành
vi chống trra hành vi xâm phạm xảy ra hoặc đe dọa xảy ra ngay tức khắc và hành vi
chống trả đã gây ra hậu quả gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của nạn rõ ràng
là vượt quá mức cần thiết . Việc gây ra tỷ lệ tổn thơng cơ thể như vậy là không cần
thiết để ngăn chặn hành vi xâm phạm của nạn nhân
Để đánh giá sự tương xứng giữa tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi tấn
công của nạn nhân với hành vi gây thương tích hoặc tổn hại đến sức khỏe của
người khác chúng ta cần xem xét một cách đầy đủ, toàn diện tất cả các tình tiết liên
quan, trước tiên phải chú ý đến:
+ Tính chất quan trọng của những lợi ích bị xâm hại hoặc đe doạ xâm hại;
+ Mức độ thiệt hại mà hành vi tấn công của nạn nhân có thể gây ra;
+ Sức mãnh liệt của hành vi tấn công của nạn nhân;
+ Khả năng ngăn chặn hành vi tấn công của nạn nhân đặt trong hoàn cảnh cụ thể…
Đối với hành vi vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội
Đối với hành vi vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội THì người phạm
tội có cơ sở để thực hiện quyền sử dụng vũ lực để bắt giữu người phạm tội nhưng
đã dùng vũ lực rõ ràng quá mức cần thiết khi gây ra hậu quả gây thương tích hoặc
tổn hại đến sức khỏe của người khác .Cụ thể : Nạn nhân thuộc đối tượng mà mọi
người có quyền bắt giữ theo các điều 111 và điều 112 ( người phạm tội quả tang
hoặc đang bị truy nã ) Do vậy người phạm tội đã dùng vũ lực gây thương tích hoặc
tổn hại đến sức khỏe với tỉ lệ tổn thương cơ thể là trên 31 % do vậy nó vượt quá
mức cần thiết để bắt giữ tội phạm.

– Có hành vi gây tổn hại cho sức khỏe của người đang có hành vi xâm phạm đến
lợi ích của Nhà nước, của tổ chức quyền, lợi ích chính đáng của bản thân hoặc của
người khác hoặc khi bắt giữ người phạm tội mà vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng hoặc vượt quá mức cần thiết
+ Hậu quả bắt buộc của tội phạm này là gây ra thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của
nạn nhân với tỷ lệ thương tật từ 31 % trở lên hoặc dẫn đến chết người. Giữa hành vi và
hậu quả nói trên tồn tại mối quan hệ nhân quả
- Chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp hoặc gián tiếp
Trường hợp hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm gây ra hậu quả chết người thì lỗi
của người phạm tội đối với hậu quả này là vô ý

You might also like