You are on page 1of 6

Tình huống

Tối 20/5/2001 Nguyễn Công A (20 tuổi) cùng với Lê Thị Hoài V (18 tuổi) đến vũ trường Rex để giải
trí. Trong lúc A ra ngoài gọi điện thoại thì Đoàn Văn K đến mời V nhảy nhưng bị từ chối. K đã có lời
nói miệt thị và đe dọa V. Khi A vào, V đã kể lại sự việc và nói: “Anh phải cho nó một bài học nhớ
đời”. A không nói gì, vì sợ lại phải sa vào con đường tù tội, bởi vì ngày 4/2/1997 A đã bị Tòa
án nhân dân phạt 2 năm tù về tội cố ý gây thương tích theo khoản 2 Điều 109 Bộ luật hình sự 1985.

Khoảng 21 giờ đêm, A và V ra về thì gặp K trước cửa vũ trường, V nói: “Thằng lúc nãy đó, anh cho
nó một trận đi…”. Thấy A không có phản ứng gì, V giận rỗi nói tiếp: “Sao anh hèn nhát vậy, nếu anh
không ra tay để bảo vệ danh dự cho em, thì từ nay chúng ta vĩnh viễn chia tay nhau”.

Thấy V nói vậy, A chỉ tay vào mặt K và nói: “Tại sao lúc nãy mày chửi người yêu tao”. Sau đó A đấm
liên tiếp vào mặt, vào người K. Bị đánh bất ngờ K không kịp phản ứng, ngã xuống đất. A tiếp tục
dùng chân đá, đạp vào người đến khi K ngất xỉu. Sau đó A và V gọi taxi về nhà.

K được mọi người đưa vào bệnh viện cứu chữa, một tháng sau mới xuất viện.

Kết luận giám định pháp y ghi rõ: “Trên người bệnh nhân có nhiều vết thương trượt da, ở vùng trán
có vết thương sâu dài 6 cm để lại sẹo to. Thương tích ở mắt phải làm giảm thị lực xuống còn 4%. Tỷ
lệ thương tật bệnh nhân phải gánh chịu là 25%”.

Hỏi: Anh (chị) hãy giải quyết vụ án về phương diện định tội danh và khung hình phạt áp dụng
đối với A và V ?

Bước 1: Tóm tắt hành vi của từng người trong vụ án

* Đối với A:

– 20 tuổi, 4/2/1997 đã bị Tòa án nhân dân phạt 2 năm tù giam về tội cố ý gây thương tích theo
khoản 2 Điều 109 Bộ luật hình sự năm 1985.

– 21 giờ ngày 20/5/2001 đã liên tiếp đấm vào mặt, vào người K. Mặc dù K ngã xuống đất nhưng vẫn
đá liên tiếp làm K ngất xỉu. K phải điều trị tại bệnh viện 1 tháng. Trên người K có nhiều vết thương
trượt da, ở vùng trán có vết thương sâu dài 6 cm để lại sẹo to, xấu. Thương tích ở mắt phải làm
giảm thị lực xuống còn 4%. Tỷ lệ thương tật bệnh nhân phải gánh chịu là 25%”.

* Đối với V
18 tuổi, trước khi xảy ra vụ án V đã có những lời nói đối với A: “Anh phải cho nó một bài học nhớ
đời”; “Thằng lúc nãy đó, anh đánh cho nó một trận”; “sao anh hèn nhát vậy, nếu anh không ra tay để
bảo vệ danh dự của em, thì từ nay chúng ta chia tay nhau”.

Bước 2: Xác định hướng xâm hại (khách thể bị xâm hại) và các qui phạm pháp luật hình sự cần
kiểm tra

* Đối với A:

Hành vi của A đã xâm hại tới sự tôn trọng và bảo vệ sức khỏe của người khác. Các qui phạm
pháp luật hình sự cần kiểm tra: Khoản 1 và 2, Điều 104, khoản 2 Điều 49 Bộ luật hình sự.

* Đối với V:

Hành vi của V xâm hại tới sự tôn trọng và bảo vệ sức khỏe của người khác. Các qui phạm pháp luật
hình sự cần kiểm tra: Khoản 1, 2 Điều 104, khoản 1 và đoạn 3 khoản 2 Điều 20 Bộ luật hình sự.

Bước 3: Kiểm tra các qui phạm pháp luật hình sự đã lựa chọn

1) Đối với hành vi của A

* Khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự.

Điều luật qui định 2 tội: tội cố ý gây thương tích cho người khác và tội cố ý gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác.

– Khách thể của tội phạm.

Khách thể trực tiếp của hai tội phạm này là quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe của người
khác.

Hành vi của A đấm, đá, đạp vào người K đã trực tiếp xâm hại tới quyền được tôn trọng và bảo vệ
sức khỏe của K được Điều 104 Bộ luật hình sự bảo vệ.

– Mặt khách quan của tội phạm.

Mặt khách quan của tội phạm thể hiện ở hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác. Người phạm tội đã dùng bạo lực về thể chất tác động vào cơ thể người khác gây tổn
thương một bộ phận hay toàn bộ cơ thể hoặc gây tổn hại hay làm mất chức năng của một cơ quan
nào đó trong cơ thể con người. Thương tích hoặc tổn hại sức khỏe có thể do chính người phạm
tội trực tiếp gây ra hoặc do người phạm tội bắt người bị hai gây ra.

Mức độ thương tích hoặc mức độ tổn hại sức khỏe cho người khác là từ 11% trở lên là tỉ lệ thương
tích có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu mức độ đó là từ dưới 11% thì phải có một trong
những tình tiết sau mới cấu thành tội phạm này, đó là tình tiết: Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng
thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người; gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; phạm tội nhiều lần đối với
cùng một người hoặc đối với nhiều người; đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm
đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy
giáo, cô giáo của mình; có tổ chức; trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp
dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục; thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê; có tính
chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm; để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của
nạn nhân.

Giữa hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội nói trên với hậu quả thương tích hoặc tổn hại cho
sức khỏe của người khác phải có mối quan hệ nhân quả. Tội phạm hoàn thành từ khi gây ra vết
thương hoặc làm tổn hại sức khỏe của người khác.

Còn các dấu hiệu khác như: công cụ, phương tiện phạm tội, phương pháp, thủ đoạn thực hiện tội
phạm, thời gian, địa điểm, hoàn cảnh phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm được
qui định tại Điều 104 Bộ luật hình sự.

Trên cơ sở phân tích các dấu hiệu pháp lý đặc trưng thuộc mặt khách quan của tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nêu trên và so sánh, đối chiếu với các tình tiết
khách quan trong vụ án cho thấy A đã thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho sức khoẻ của K. A đã
liên tiếp đấm vào người, vào mặt K và đến khi K đã ngã xuống đất hắn vẫn tiếp tục dùng chân đá
vào người cho đến khi bất tỉnh. Hành vi trên của A rất nguy hiểm, trực tiếp xâm hại tới sức khỏe của
K và chính hành vi đó đã làm cho K gánh chịu nhiều vết thương trượt da, ở vùng trán có vết thương
sâu dài 6 cm để lại sẹo to. Thương tích ở mắt phải làm giảm thị lực xuống còn 4%. Tỷ lệ thương tật
K phải gánh chịu là 25%. Giữa thương tích mà K phải gánh chịu với hành vi của A có mối quan
hệ nhân quả. Hành vi của A đã thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu khách quan của tội cố ý gây thương
tích theo khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự.

– Chủ thể của tội phạm.

Chủ thể của tội phạm qui định tại Điều 104 là chủ thể thường, tức là bất cứ ai đủ tuổi chịu trách
nhiệm hình sự có năng lực trách nhiệm hình sự đều có thể thực hiện tội phạm này.

A khi thực hiện hành vi gây thương tích cho K đã 20 tuổi, có đủ năng lực nhận thức và năng lực
điều khiển hành vi của mình. Như vậy A đã thỏa mãn các điều kiện của chủ thể của tội cố ý gây
thương tích… theo Điều 104 Bộ luật hình sự.

– Mặt chủ quan của tội phạm.


Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được thực hiện bằng lỗi cố
ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp. Động cơ và mục đích phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc.

A có đủ điều kiện chủ quan về tuổi, về năng lực trách nhiệm hình sự. Khi thực hiện hành vi gây
thương tích cho K, A đã nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, bị pháp luật cấm. A
cũng nhận thấy được hậu quả của hành vi đó là sẽ gây thương tích và gây tổn hại cho sức khoẻ
cho K. Mặc dù nhận thức được như vậy nhưng A vẫn đánh K và mong muốn cho K bị thương nhằm
thỏa mãn yêu cầu của người yêu. A thực hiện tội phạm bằng lỗi cố ý trực tiếp.

Từ những phân tích trên, so sánh với các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội cố ý gây thương tích
được qui định trong Bộ luật hình sự có đủ cơ sở kết luận A đã phạm tội cố ý gây thương tích cho
người khác theo khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự.

* Khoản 2 Điều 104, khoản 2 Điều 49 Bộ luật hình sự.

Để xác định khung hình phạt áp dụng đối với A, cần kiểm tra khoản 2 Điều 104 và khoản 2 Điều 49.

– Kết luận giám định pháp y cho biết A đã gây cho K tỷ lệ thương tích là 25%. Với tỷ lệ thương tích
này, về nguyên tắc A chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 104. Tuy nhiên, theo kết
luận của Hội đồng giám định pháp y thì K phải chịu một vết thương tích ở trán dài 6 cm, sau khi
chữa khỏi để lại vết sẹo to và xấu, đồng thời mắt phải của K cũng bị tổn thương thị lực giảm xuống
chỉ còn 4 %. Theo Mục I.1 Nghị quyết 02 ngày 17/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân
Tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự, thương tích trên được coi là gây
cố tật nhẹ cho nạn nhân. Khoản 2 Điều 104 quy định nếu phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khoẻ nạn nhân từ 31 % đến 60 % thì sẽ áp dụng khung hình phạt tăng nặng này. Thế
nhưng cũng theo quy định tại Khoản 2 Điều 104, trong trường hợp phạm tội gây thương tích cho
nạn nhân từ 11% đến 30 % mà có tình tiết gây cố tật nhẹ cho nạn nhân thì khung hình phạt tăng
nặng này cũng được áp dụng với người phạm tội. Vì thế, A phải chịu trách nhiệm hình sự theo
khoản 2 Điều 104 Bộ luật hình sự.

Về khoản 2 Điều 49 Bộ luật hình sự.

Ngày 4/2/1997 A bị phạt 2 năm tù về tội cố ý gây thương tích theo khoản 2 Điều 109. Căn cứ khoản
2 Điều 8 Bộ luật hình sự năm 1985 thì tội phạm ở khoản 2 Điều 109 là tội nghiêm trọng và theo
khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự năm 1999 thì đây cũng là tội phạm nghiêm trọng. Theo điểm b
khoản 2 Điều 64 Bộ luật hình sự năm 1999 thì bản án cũ này chưa được xóa.

Căn cứ vào khoản 1 Điều 49 Bộ luật hình sự năm 1999 thì trường hợp A đã bị kết án về một tội
nghiêm trọng do cố ý chưa được xoá án tích mà lại phạm tội nghiêm trọng do cố ý là trường hợp tái
phạm chứ không phải là tái phạm nguy hiểm, cho nên nó không phải là tình tiết định khung tăng
nặng.
Tóm lại: Căn cứ vào các tình tiết của vụ án và đối chiếu, so sánh với Điều 104 Bộ luật hình sự có
đủ cơ sở kết luận A phạm tội cố ý gây thương tích cho người khác. Tội danh và hình phạt được qui
định tại khoản 2 Điều 104 Bộ luật hình sự.

2) Đối với hành vi của V

V đã 18 tuổi, có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Mặc dù V không trực tiếp thực hiện hành vi
gây thương tích cho K nhưng đã có hành vi kích động, thúc đẩy A thực hiện tội phạm. V chính là
người chủ động về tinh thần gây ra tội phạm. A ngay từ đầu đã không có ý định phạm tội. Nhưng V
bằng lời nói nhiều lần thúc đẩy, yêu cầu A đánh K để cho K một bài học. V nói: “Anh phải cho nó
một bài học nhớ đời”. “Thằng lúc nãy chửi em đó, anh đến đánh cho nó một trận”. Thấy A chưa
hành động thì V lại kích động, thúc đẩy A phạm tội: “Anh hèn vậy, nếu anh không ra tay bảo vệ danh
dự cho em thì từ nay chúng ta chia tay nhau”.

Chính những lời nói đó của V đã tác động mạnh vào tinh thần, tâm lý của A làm cho A từ chỗ không
có ý định phạm tội, dẫn tới có ý định và thực hiện tội phạm, gây thương tích nặng cho K. Rõ ràng
các tình tiết vụ án cho thấy ở đây có sự liên hiệp hành động giữa A và V. Hành vi của chúng có mối
quan hệ qua lại, hỗ trợ nhau, qui định lẫn nhau. Trong đó hành vi của A là hành vi trực tiếp thực
hiện tội phạm, là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả phạm tội chung, đó là K bị nhiều vết
thương trượt da, ở vùng trán có vết thương sâu dài 6 cm để lại sẹo to. Thương tích ở mắt phải làm
giảm thị lực xuống còn 4%. Tỷ lệ thương tật K phải gánh chịu là 25%. Hành vi của V thông qua
hành vi của A dẫn đến hậu quả trên cho K.

V và A cùng cố ý thực hiện tội cố ý gây thương cho K theo khoản 2 Điều 104 Bộ luật hình sự. V
nhận thức được hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình, đồng thời cũng nhận thức được hành vi
của A gây thương tích cho K là hành vi bị pháp luật hình sự cấm, nhận thức được hậu quả phạm tội
chung. Tuy biết như thế nhưng V vẫn kích động, thúc đẩy và mong muốn A thực hiện tội phạm, gây
thương tích cho K để cho K một bài học cảnh cáo.

Tóm lại: Từ những sự phân tích trên có đủ cơ sở kết luận V đồng phạm với A với vai trò xúi giục về
tội cố ý gây thương tích cho người khác. Tội danh và hình phạt được quy định tại khoản 2 Điều 104
và khoản 2 Điều 19 Bộ luật hình sự.

Bước 4: Kết luận:

1) A phạm tội gây thương tích cho người khác. Tội danh và hình phạt quy định tại khoản 2 Điều 104
Bộ luật hình sự;

2) V đồng phạm với A với vai trò xúi giục về tội cố ý gây thương tích cho người khác. Tội danh và
hình phạt được quy định tại khoản 2 Điều 104 và khoản 2 Điều 19 Bộ luật hình sự.
Để có tiền chơi game, A, B (đủ 18 tuổi) bàn nhau mang dao đi cướp tài sản. Vào
buổi tối, thấy đôi tình nhân ngồi tâm sự trên đoạn đường vắng, A dùng dao đe dọa và
yêu cầu người thanh niên đưa ví tiền. Người thanh niên phản ứng, thì bị B vung dao
đâm mạnh vào người (gây thương tích, tỷ lệ tổn thương cơ thể cho nạn nhân 15%). Bị
người thanh niên chống trả quyết liệt nhưng trước khi bỏ chạy hai tên A, B cũng lấy
được chiếc túi xách của nạn nhân bên trong có tiền, điện thoại (tổng tài sản trị giá 10
triệu đồng). Hai tên A, B sau đó bị bắt và bị xét xử theo khoản 2 Điều 168 BLHS.

You might also like