You are on page 1of 3

CHỦ THỂ CỦA CÁC TỘI PHẠM XÂM PHẠM DANH DỰ NHÂN

PHẨM
Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự
hoặc pháp nhân thương mại thực hiện. Tuy nhiên do phần Chung của Bộ
luật hình sự quy định pháp nhân thương mại chỉ có thể là chủ thể của
một số tội phạm nhất định, trong đó không có các tội phạm xâm phạm
tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự nên các tội phạm này chủ thể
chỉ có thể là cá nhân có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt một độ tuổi
nhất định. Tuy nhiên, đối với một số tội phạm, thì ngoài dấu hiệu chung,
chủ thể của tội phạm còn cần có các dấu hiệu đặc biệt như: người đang
thi hành công vụ trong Điều 137; người có chức vụ, quyền hạn hoặc có
quan hệ nhất định đối với người bị lệ thuộc (Điều 130, Điều 140).

MẶT CHỦ QUAN CỦA CÁC TỘI XÂM PHẠM DANH DỰ,
NHÂN PHẨM CON NGƯỜI:
Phần lớn các tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp Đối với
một số tội, mục đích và động cơ phạm tội là dấu hiệu bắt buộc trong cấu
thành tội phạm. Ngoài ra, Bộ luật hình sự còn quy định động cơ hoặc
mục đích phạm tội là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tăng nặng ở một
số cấu thành tăng nặng như động cơ đê hèn (điểm c khoản 2 các điều
151, 152, 153 – các tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em); để
sử dụng vào mục đích vô nhân đạo, để đưa ra nước ngoài (điểm b khoản
1, điểm đ khoản 2 Điều 150 – tội mua bán người; điểm h, e khoản 2 các
điều 151, 152, 153 – các tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em).
Đối với các tội khác, động cơ, mục đích phạm tội không phải là dấu hiệu
bắt buộc.

DẤU HIỆU KHÁCH QUAN


a/ Mặt khách quan của tội phạm được thể hiện qua hành vi xúc phạm
nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác dưới hình thức sau:

- Thể hiện bằng lời nói: Như sỉ nhục, thóa mạ, chửi bới một cách
thô bỉ, tục tĩu…nhằm vào nhân cách, danh dự, với tính chất là hạ
thấp nhân cách, danh dự của người bị hại, đồng thời làm cho người
bị hại cảm thấy xấu hổ, nhục nhã trước những người khác.
- Thể hiện bằng việc làm: Như có những hành vi lột trần truồng nạn
nhân, nhổ nước bọt vào mặt, ném phân, cà chua, trứng thối vào
người, xe cộ...(có hoặc không kèm theo lời nói thô tục) với chính
bản thân mình hoặc người bị hại trước đám đông để bêu riếu.

- Người thực hiện hành vi làm nhục người khác với mong muốn cho
người bị hại cảm thấy bị nhục nhã. Việc cảm thấy nhục nhã có thể
bị tác động bởi nhiều cách thức khác nhau như bản thân người bị
hại tự cảm thấy nhục hoặc vì sự đánh giá của xã hội.

- Để làm nhục người khác, người phạm tội có thể có những hành vi
vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực như: bắt trói, tra khảo, vật lộn, đấm
đá hoặc dùng phương tiện nguy hiểm khống chế đe doạ buộc người
bị hại phải làm theo ý muốn của mình, nhưng tất cả các hành vi,
thủ đoạn đó chỉ nhằm mục đích là làm nhục chứ không nhằm mục
đích khác. Nếu hành vi đó lại cấu thành một tội riêng thì tuỳ
trường hợp cụ thể người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình
sự về tội làm nhục và tội tương ứng với hành vi đã thực hiện. Đặc
trưng của hành vi này là được thực hiện một cách công khai , trực
tiếp và trước mặt nhiều người.

b) Hậu quả

Đối với tội làm nhục người khác, hậu quả không phải là dấu hiệu
bắt buộc để cấu thành nên tội phạm. Tội phạm được coi là hoàn thành từ
khi người phạm tội có lời nói hoặc hành động xúc phạm nghiêm trọng
nhân phẩm, danh dự của người khác. Tuy nhiên trong thực tế, việc xác
định như thế nào là xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của
người khác lại là một vấn đề phức tạp, bởi lẽ nó phụ thuộc vào nhận
thức và cảm nhận của mỗi người. Có thể đối với cùng một hành vi
nhưng có người thấy bình thường, có người lại cảm thấy bị làm nhục.
Do đó, nếu chỉ căn cứ vào ý thức, nhận thức của người phạm tội và
người bị hại thì chưa đủ để xác định hành vi đó có phạm tội hay không
mà còn cần kết hợp với một số yếu tố khác như trình độ nhận thức,
phong tục tập quán, địa vị xã hội, dư luận xã hội,... Trong đó dư luận xã
hội trong trường hợp này có ý nghĩa quan trọng để xác định trách nhiệm
hình sự đối với hành vi của người đó. Phần lớn các tội phạm thuộc
Chương XIV Bộ luật hình sự đều có cấu thành vật chất, tức là hậu quả là
yếu tố bắt buộc của cấu thành tội phạm. Để truy cứu trách nhiệm hình sự
về các tội phạm này cần phải làm rõ mối quan hệ nhân quả giữa hành vi
và hậu quả do hành vi đó gây ra.

You might also like