You are on page 1of 13

CTXH NHÓM: HỖ TRỢ NHÓM TRẺ EM SINH HOẠT VĂN HÓA

1. Tên đề tài
Trong quá trình thực tập tại Trung tâm công tác xã hội tỉnh Hòa Bình được
tiếp xúc với các em, vui chơi, văn hóa văn nghệ, thể thao không theo nhóm mà chỉ
hoạt động tự phát. Chưa có tổ chức giúp đỡ cùng nhau hoạt động, giúp nhau phát
triển. Các em đều ở những độ tuổi khác nhau. Qua tiếp xúc và chơi cùng nhóm một
số em trai và em gái học cấp II tôi nhận thấy một số điều là các em rất ham học và
thích ca hát văn nghệ mà đặc biệt là các điệu nhảy như hiphop, Dân vũ quốc tế …
Vì vậy tôi muốn tổ chức và duy trì và thành lập nhóm học các điệu nhảy về thanh
niên trẻ trung năng động nhằm chia sẻ những gì mà tôi học được, cũng như tập một
số bài nhảy để chuẩn bị biểu diễn vào đêm Trung thu sắp tới.
2. Mục tiêu can thiệp
Là nhóm trẻ có hoàn cảnh khó khăn. Đa số các em đều mất che mẹ, hoặc là
bị cha mẹ bỏ rơi. Cần được sự yêu thương và giúp đỡ, sẻ chia với các em. Các em
đều có một ước mơ là có một mái ấm gia đình hạnh phúc. Các em cùng có chung
một mục đích là làm sao học thật giỏi và thể hiện khả năng cũng như cá tính của
mình.
3. Thành viên của nhóm gồm
Năm
STT Họ và tên Lớp Hoàn cảnh Vấn đề gặp phải
sinh
1 Bùi Thế Dũng 2001 11 Mồ côi cha Các em đang ở
Mẹ bỏ đi giai đoạn đầu
2 Bùi Thị Sữa (Nhóm 2003 12 Bố bỏ đi, mẹ bị
thanh niên thích
trưởng) bệnh tâm thần
thể hiện cũng như
3 Khà A Tếnh 2002 10 Mồ côi cả cha
khẳng định mình,
và mẹ
4 Quách Công Điệp 2000 10 Mồ côi cả cha ham học, ham
và mẹ chơi
5 Bùi Văn Long 2001 10 Bố chết, mẹ đi
1
lấy chồng
6 Bùi Thị Mơ 2003 10 Mồ côi mẹ

2
Sơ đồ tương tác nhóm

Bùi Thế
Dũng

Bùi
Khà A Thị Mơ
Tếnh

Quách
Bùi Công
Văn Điệp
Long

Bùi Thị
Sữa

Ghi chú:
Mối quan hệ thân thiết 2 chiều
Mối quan hệ bình thường 2 chiều
4. Kế hoạc thực hiện
Thời gian và địa điểm Nội dung hoạt động nhóm
- 19h00-19h45’ - Giới thiệu đề tài sinh hoạt nhóm
Thứ 3 ngày 17/8/2011 - Chọn nhóm
- Tại lớp học của học sinh - Bầu nhóm trưởng
cấp III ở Trung tâm Công tác - Tìm hiểu thông tin cá nhân
xã hội tỉnh Hòa Bình - Thiết lập mối quan hệ với nhóm thân chủ

3
- Đưa ra nội quy nhóm
- Hát và chơi trò chơi
- Nhắc công việc cho buổi tập sau
- 19h00-19h45’ - Chỉ ra mục đích của việc học nhảy
Thứ 4 ngày 23/8/2011 - Nguồn gốc xuất xứ của một số điệu nhảy
- Tại sân của Trung tâm - Biểu diễn một số bài nhảy để nhóm lựa
Công tác xã hội tỉnh Hòa chọn
Bình - Nói về bản thân (tự thuật của nhóm viên)
- Tập 16 động tác đầu tiên của bài nhảy
dân vũ quốc tế (Bài nhảy gồm 48 động tác)
- Chơi trò chơi, hát
- Nói về bản thân
- 19h00-19h45’ - Tập 8 động tác tiếp theo
Thứ 5 ngày 30/8/2011 - Chơi trò chơi
- Tại sân của Trung Công tác - Nói về bản thân
xã hội tỉnh Hòa Bình - Tiếp tục tập 8 động tác tiếp theo
- Chơi trò chơi
- Kể về bản thân

- 19h00-19h45’ - Tiếp tục tập 8 động tác tiếp theo


Thứ 6 ngày 05/9/2011 - Hát một số bài
- Tại sân của Trung tâm - Kể về bản thân
Công tác xã hội tỉnh Hòa - Hoàn thiện 8 động tác cuối
Bình - Ông lại toàn bài
- Kể về bản thân
- 19h00-19h45’ Tổng kết quá trình tập luyện trong 5 tuần
Thứ 2 ngày 13/9/2011 Liên hoan, hát và chơi trò chơi
- Tại phòng học cấp III ở

4
Trung tâm Công tác xã hội
tỉnh Hòa Bình

5. Các hoạt động thực hiện


Giai đoạn 1: Thành lập nhóm
Buổi đầu tiên vào 19h00 ngày 17/8/2011 sinh hoạt với nhóm gồm 6 em.
Mục tiêu cụ thể của nhóm thân chủ
- Nhóm thân chủ có 6 thành viên (1 nam, 5 nữ) mỗi thành viên đến từ các
gia đình khác nhau và có hoàn cảnh khác nhau. Do vậy mục đích của giai đoạn
thành lập nhóm là:
- Thiết lập mối quan hệ giữa sinh viên và nhóm thân chủ, giữa các thành
viên trong nhóm với nhau (đặc biệt là Hoàng - thân chủ trong công tác xã hội với
cá nhân).
Hoạt động đã thực hiện:
- - Giới thiếu đề tài sinh hoạt nhóm
- Thiết lập mối quan hệ với nhóm thân chủ
- Tổ chức cho các em vui chơi
- Tìm hiểu thông tin về tình trạng học vấn, sức khỏe, ước mơ và sở thích
(nếu có) của các thành viên, để xây dựng kế hoạch cho phù hợp.
- Tổ chức cho các em vui chơi
- Bầu nhóm trưởng
- Tìm hiểu các thông tin cá nhân như: Tình hình học tập, sức khỏe thể chất,
sức khỏe tinh thần và sở tích của các nhóm viên
- Đưa ra nội quy nhóm.
- Vai trò của sinh viên trong giai đoạn thành lập nhóm. Trong giai đoạn này
vai trò chủ yếu là người hướng dẫn, chỉ đạo tập trung các em, điều khiển
buổi sinh hoạt (làm cái gì? làm như thế nào?) là người trung gian kết nối

5
các nhóm viên lại với nhau thành một nhóm gọi là nhóm “nhảy dân vũ
quốc tế”.
Các kỹ năng, kỹ thuật và các lý thuyết áp dụng
Kỹ năng quan sát: Trong quá trình tiếp xúc, để có thể hiểu được người cao tuổi một
cách toàn diện nhân viên xã hội cần nắm bắt được những đặc điểm về diễn biến
tâm lý của người cao tuổi không chỉ thông qua lời nói mà bằng những cử chỉ phi
ngôn từ. Những thông tin đó chỉ có thể thu nhận được thông qua quan sát. Sữa
thường không chú ý vào tập nên thường hay quên động tác. Khi chơi trò chơi em
không nhiệt tình mấy và còn không giám cầm tay con trai khi xếp hàng, rất ít nói.
Mơ hay đùa nhau trong khi tập, đôi khi còn nặng lời với nhau hoặc cãi nhau.
Kỹ năng lắng nghe: lắng nghe là một kỹ thuật được sử dụng xuyên suốt trong quá
trình can thiệp và trong tất cả các phương pháp công tác xã hội. Tiếp xúc ánh mắt
thể hiện sự tập trung chú ý của người nghe vào câu chuyện mà thân chủ đang muốn
nói. Lắng nghe tích cực, tránh kiểu nghe không chú ý, giả vờ nghe hoặc nghe
không đầy đủ. Mối quan hệ trong nhóm chưa có sự gắn kết giữa các thành viên
thân với nhau, không vui đùa quá đáng và cãi nhau nữa. Tếnh luôn muốn cùng một
đội khi chơi hoặc làm một việc gì đó
Kết quả: Qua buổi sinh hoạt đầu tiên đó tôi đã thành lập được nhóm thân chủ. Với
mục tiêu như thế và trải qua 2 buổi sinh hoạt vui chơi thì nhóm đã được hình thành
về số lượng, cấu trúc nhóm (bầu ra trưởng nhóm nhiệm vụ của nhóm trưởng, và
các thành viên), đặt tên nhóm là nhóm “nhảy dân vũ quốc tế” và các thông tin cần
thiết khác.
Giai đoạn 2: Khảo sát nhóm
Sau khi đã thiết lập được mối quan hệ tin tưởng, thân thiết giữa nhóm đối
tượng với sinh viên và tiến hành các buổi sinh hoạt theo kế hoạch đã định.
Mục tiêu chính của giai đoạn này là: đưa nhóm phát triển qua các giai đoạn từ bão
tố, ổn định đến trưởng thành. Cùng với nhiệm vụ phát triển nhóm là nhiệm vụ
6
truyền đạt đến các em một cách có hiệu quả các nội dung sinh hoạt. Giúp các em
hiểu được nguồn gốc xuất xứ của bài nhảy, mục đích, ý nghĩa của việc tập nhảy
chọn bài nhảy để tập. Thuộc 16 động tác mới, Nhiệt tình tham gia chơi trò chơi, Kể
tâm sự thật lòng về bản thân mình
Các hoạt động thực hiện:
- Tổ chức các trò chơi mang tính đồng đội cao.
- Cường độ tập và cách truyền đạt phải hợp lý.
- Tổ chức trò chơi phải phù hợp với tâm lý người chơi
- Nhắc nhở em tập trung hơn. Kèm cặp uốn nắn từng động tác và cho tập lại nhiều
lần
- Tạo hào hứng cho trò chơi, chú ý bắt lỗi Dũng khi vi phạm luật chơi
Trong quá trình thực hiện về mặt nội dung sinh hoạt tôi đã nhiệt tình truyền
dạy, trực tiếp uốn nắn các em với từng động tác thật chính xác; về mặt phát triển
nhóm quan sát, đánh giá các hoạt động cá nhân và nhóm trong từng buổi sinh hoạt
từ đó đưa ra can thiệp để điều chỉnh những quá trình phát triển cá nhân và nhóm cụ
thể như sau:
Các kỹ năng, kỹ thuật và các lý thuyết áp dụng:
Kỹ năng xử lý sự im lặng: Rất nhiều lý do để thân chủ im lặng, và nhiệm vụ của
nhân viên xã hội là tìm hiểu sự im lặng. Cách xử lý im lặng: Khi nhận biết được
thân chủ im lặng vì họ đang suy nghĩ, phân vân, nhân viên xã hội nên im lặng để
cho thân chủ suy nghĩ sâu hơn về vấn đề của họ. Nhân viên xã hội cần học cách
kiên nhẫn. Sự kiên nhẫn chờ đợi của nhân viên xã hội sẽ khiến thân chủ cảm thấy
được tôn trọng. Tuy nhiên, không để thân chủ im lặng quá lâu mà cần có giải pháp
xử lý sự im lặng đó: Cho phép thân chủ im lặng trong một khoảng thời gian nhất
định. Có những thành viên nổi trội sẽ làm cho nhóm sôi nổi nhưng sẽ làm cho các
thành viên rụt rè ít nói cảm thấy tự ti rất dễ gây mất đoàn kết trong nhóm. Mặc dù
trong nhóm chưa có sự phân hóa hay chưa có sự gắn kết giữa các thành viên trong
7
nhóm nhưng tất cả các em đều rất dễ hòa đồng và chấp nhận bạn cùng nhóm, tuân
thủ theo sự sắp xếp của sinh viên.
Kết quả: Đã truyền đạt được hết nội dung chủ đề của buổi tập. Các em tham gia
tích cực. Các thành viên trong nhóm đã có sự hòa đồng, quan tâm chia sẻ lẫn nhau.
Có trách nhiệm vào công việc chung của nhóm. Biết đoàn kết, và ý thức về cá nhân
đối với nhóm.
Giai đoạn 3: duy trì nhóm.
Mục tiêu: Hoàn thành các động tác cuối cùng của bài, ôn luyện nhuần nhuyễn để
biểu diễn vào điêm văn nghệ trung thu tại Trung tâm công tác xã hội tỉnh Hòa Bình
Các hoạt động thực hiện: Tập 1 bài (gồm 48 động tác)
- Lần lượt các thành viên kể về mình (sở thích, sở trường, hoàn cảnh gia
đình, quê quán, ước mơ ..)
- Tiếp tục tập nhảy dân vũ
- Chơi trò chơi.
- Về mặt nhận thức:Sau mỗi buổi sinh hoạt cũng như luyện tập thì các em
thuộc và hiểu các động tác của bài nhảy. Thấy được rất nhiều lợi ích của
việ học nhảy.
- Các em trở nên ngoan ngoãn, lễ phép hơn.
- Ý thức cao trong việc chơi và học.
- Về hành vi và tương tác nhóm: Thông qua việc sinh hoạt như vậy thì sự
tương tác nhóm giữa các nhóm viên ngày càng tốt hơn, thân thiện, tích cực, gắn bó,
hiểu và chấp nhận nhau
Các kỹ năng, kỹ thuật và các lý thuyết ứng dụng:
Kỹ năng đặt câu hỏi: Hỏi là cách thức trong đó người hỏi muốn khai thác thông tin
từ người được hỏi nhằm mục đích nào đó. Ở đây nhân viên xã hội đặt câu hỏi cho
người cao tuổi giúp cho người cao tuổi có thể giải thích câu chuyện cũng như biết
về mình rõ hơn mà không khiến họ cảm thấy bị lên án.
8
Kỹ năng tự bộc lộ: Bộc lộ bản thân nghĩa là nhân viên xã hội chia sẻ những thông
tin cá nhân về mình (cảm xúc, suy nghĩ, kinh nghiệm) với thân chủ trong quá trình
làm việc để giúp thân chủ vượt qua một vấn đề hay một cảm xúc nào đó. Tránh để
thân chủ có cảm giác mình được khen hay bị chê một cách thẳng thắn quá, có thể
sử dụng mệnh đề: “Có vẻ như…”, “Dường như là …”, “Tôi cảm thấy…”
Kết quả: Đã thuộc và thực hiện các tư thế động tác rất tốt.
Qua các buổi sinh hoạt và tập luyện tôi đã thấy được sự tiến bộ và thay đổi
trong hành vi thái độ nhận thức của các em: trong 2 buổi đầu của quá trình hình
thành nhóm thì các em tham gia sinh hoạt một cách bị động (lúc nào sinh hoạt
cũng phải đi gọi) nhóm rời rạc chưa có sự liên kết. Trong các buổi sinh hoạt đầu
tiên nhấn mạnh đến thời gian, mặt tích cực của việc luyện tập, và sinh hoạt đúng
giờ thì ngay lần sinh hoạt tiếp theo thái độ của các nhóm viên đã có sự thay đổi:
Trước giờ sinh hoạt các bạn đã tập trung tại địa điểm quy định và chờ tôi đến.
Những hành vi đối xử của các nhóm viên thay đổi rõ nét nhất: Những buổi
đầu thì nhóm đã có sự liên kết nhưng ở mức độ rất thấp, chủ yếu mọi hoạt động.
- Hoàn thiện 8 động tác cuối cùng
- Tổng kết quá trình luyện tập trong 5 tuần.
Để có buổi sinh hoạt kết thúc nhóm tránh được cảm giá đột ngột và bất ngờ
của các nhóm viên thì tôi đã chuẩn bị tâm lý kết thúc nhóm, cho các em ôn lại 40
động tác đã học, cụ thể là nhấn mạnh đến việc đếm thứ tự mỗi buổi tập bao nhiêu
động tác đã chơi được. Các loại trò chơi nào, và bao nhiêu bạn đã kể về bản than
mình như đã giới thiệu với các em hôm thành lập nhóm chủ đề của chúng ta là
“nhảy dân vũ quốc tế” với một bài cụ thể (gồm: 48 động tác) và lần lượt 6 thành
viên kể về bản thân mình nữa nhóm chúng ta kết thúc việc tập luyện!
Dù biết trước và cũng đã nắm được kế hoạch hoạt động của nhóm nhưng khi
nghe được điều đó bỗng cả nhóm im bặt, mỗi người nhìn về một phía tỏ rõ sự lo
lắng, hồi hộp, tiếc nuối khi sắp phải kết thúc. Khoảng 5 phút các em không nói gì
9
vẻ mặt rất buồn nhưng được sự động viên của tôi các em lại vui vẻ tập luyện nốt 8
động tác còn lại và chơ một cách nhiệt tình để cho buổi kết thúc thật ấn tượng. Kết
thúc buổi sinh hoạt mỗi em hát tặng tôi một bài tỏ rõ sự hớn hở, rộn ràng, thân
thiện mạnh dạn sau một quá trình luyện tập cùng nhau.
Giai đoạn 4: Kết thúc
Trải qua 5 buổi sinh hoạt thì sinh viên và nhóm thân chủ đã cùng nhau hoàn
thành mục tiêu đề ra của quá trình thực tập cũng như sinh hoạt đều phối đều tập
chung vào sinh viên nhưng điều đó được thay đổi sau những buổi sinh hoạt tiếp
theo các nhóm viên đã hoạt động chung với nhau và có sự hướng dẫn của nhóm
trưởng.
Trưởng nhóm, sự thay đổi của các nhóm viên cũng được biểu hiện rõ ràng
theo chiều hướng tích cực. Mấy buổi đầu tiên Diện và Dớ hay trành trọe nhau cãi
cọ nhau không tập trung vào việc tập luyện nhưng vào các buổi sinh hoạt sau thì đã
thân thiết không như vậy nữa.
- Tim hay chê bai các bạn học chậm, nóng tính, thích thể hiện mình trước
các bạn, nhưng qua các buổi sinh hoạt thì thay đổi hẳn, nhẹ nhàng điềm tĩnh hướng
dẫn các bạn còn yếu hơn mình, động viên khích lệ các bạn trong nhóm.
- Sữa rụt rè, ngại ngùng thiếu tự tin, ít nói, mặc cảm về hoàn cảnh gia đình.
Được tôi chú ý đến nhiều nhất, tôi thường tạo cơ hội, khuyến khích em tham gia
nhiều hơn vào các hoạt động của nhóm và như vậy thì so với những buổi đầu thì
giờ Hoàng khác hẳng: mau mồm, mau miệng, mạnh dạn, vững vàng khi đứng
trước đông người hòa đồng và quan tâm đến bạn bè nhiều hơn đặc biệt là Sữa đã
không còn thấy mặc cảm về hoàn cảnh gia đình mình nữa.
6. lượng giá hoạt động thực hành/ thực tập
Nội dung hoạt động
Có kế hoạch cụ thể rõ ràng, lượng giá qua các tuần.

10
- Thời gian can thiệp phù hợp với thời gian biểu cá nhân của cả nhân viên
CTXH và thân chủ VTN
- Được sự hỗ trợ của kiểm huấn viên, các cán bộ công nhân trong trung tâm,
sự tận tình, nhiệt huyết và chỉ bảo chu đáo.
(Sau mối tiến trình can thiệp nhỏ, NV CTXH đều phải lượng giá xem phương
phápmà mình can thiệp có đạt được hiệu quả hay không? Kết quả tích cực hay tiêu
cực?tiếp tục hay dừng lại?...)
 NVXH vẫn tiếp tục theo dõi tiến trình hoạt động, không giãn cách đột ngột
với thân chủ N, tránh sự hụt hẫng, hoang mang.
 NVXH vẫn tiếp tục can thiệp nếu TC N còn gặp vấn đề, khó khăn hay điều
gì bất lợi tới thân chủ sau khi kết thúc tiến trình.

Kiến thức/ kỹ năng đã vận dụng


Có kiến thức về tâm lý xã hội để thấu hiểu chia sẻ cảm thông và có cách gợi
mở, dẫn dắt định hướng thúc đẩy gia đình hoặc trẻ nhận thức được hành vi chưa
phù hợp do quá lo sợ, tự ti, căng thẳng và tìm cách giải quyết. Phải biết lắng nghe,
nói ít, khi nói tuyệt đối tránh câu nói mang tính mệnh lệnh, lên lớp..

Bài học kinh nghiệm


Trong thực hiện công tác xã hội cá nhân tôi còn thấy mình thiếu nhiều kiến
thức, còn bỡ ngỡ trong công việc kiểm huấn viên giao cho, trong đó, bản thân tôi
còn thiếu sự tự tin trong giao tiếp và tiếp xúc với mọi người, chưa mạnh dạn trong
công việc. thực tập công tác xã hội cá nhân đòi hỏi phải học thật kỹ phần kỹ năng
trong công tác xã hội đẻ vận dụng các lý thuyết và kỹ năng vào thực tế hiệu quả.
Trong lý thuyết là một phần rất quan trọng nhưng nó chỉ là một phần hướng dẫn

11
cho các mục tiêu, mục đicha đó để mình hiểu sâu hơn, biết vận dụng kiến thức ,
biết những điểm mạnh điểm yếu của bản thân để từ đó rút ra bài học cho mình.
Quá trình thực tập tại cơ sở giúp tôi được tiếp xúc với đối tượng , thực hành các kỹ
năng nghề nghiệp đồng thời tiếp thu những kinh nghiệm quý báu từ cán bộ hướng
dẫn. đó là việc sắp xếp thời gian, . tiếp nhận và xử lý thông tin đa chiều trong quá
trình làm việc. bình tĩnh giải quyết các vấn đề của thân chủ.

12
13

You might also like