You are on page 1of 15

Bảng mô tả công việc cho vị trí chuyên viên phụ trách tuyển dụng

I. Thông tin chung:

Vị trí Chuyên viên mảng Thời gian làm việc h-h


tuyển dụng
Bộ phận Phòng nhân sự
Quản lý trực tiếp Trưởng phòng nhân sự

II. Mục đích công việc


Thực hiện công việc tuyển dụng của công ty.
III. Các mối quan hệ trong công việc:
1.Mối quan hệ bên trong công ty
-Chịu sự quản lý, giám sát của cấp trên.
-Kết hợp với nhân viên trong phòng hoàn thành nhiệm vụ chung.
-Phối hợp chặt chẽ với cán bộ nhân viên trong công ty.
2.Mối quan hệ bên ngoài công ty:
-Ứng viên đến ứng tuyển
-Các công ty cung cấp nguồn lực, các công ty cung cấp dịch vụ tuyển dụng.
IV. Nhiệm vụ công việc:
IV/ Nhiệm vụ công việc

1. Quản lý công tác tuyển dụng công ty theo Thủ tục tuyển dụng:

• Nhận bản đăng ký nhận sự, trình ký

• Lập thông báo tuyển dụng, kế hoạch tuyển dụng, liên hệ các trung tâm việc làm để thông báo tuyển
dụng, chuyển thông báo tuyển dụng cho thư ký HC đăng báo

• Nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ, trả hồ sơ không đạt, lên danh sách trình TP.

• Lập - gửi thư mời test theo yêu cầu TP, điện thoại báo ứng viên ngày giờ test, chuẩn bị bài test -
phòng test, chuyển bài test cho TP, lên danh sách kết quả test, thông báo ứng viên không đạt bằng
thư

• Liên danh sách phỏng vấn, thông bảo ứng viên phỏng vấn bằng điện thoại và thư, tổ chức phỏng vấn
(phòng họp, nhắc lại lịch), lên danh sách kết quả phỏng vấn, thông báo ứng viên không đạt yêu câu,
thông báo ứng viên đạt yêu cầu và lịch nhận việc, lập giấy nhận việc.

2. Chuyển bảng đánh giá ứng viên cho phòng kế toán tính lương, lập bảng đánh giá ứng viên khi thử việc.

3. Quản lý hồ sơ, lý lịch của công nhân viên toàn Công ty: lưu hồ sơ công nhân viên trong file theo bộ phận.

Lập danh sách CNV Công ty theo biểu mẫu, cập nhật định kỳ hàng tháng.

4. Quản lý hồ sơ lý lịch của ứng viên không đạt yêu cầu: Lập danh sách ứng viên không đạt yêu cầu theo

biểu mẫu danh sách phỏng vấn của thủ tục tuyển dụng, hồ sơ của ứng viên.

Bảng mô tả công việc chuyên viên đào tạo


I.Thông tin chung

…..(như trên)

II.Mục đích công việc:

đảm đương việc hướng dẫn, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ cho tất cả nhân viên có trong

các phòng ban của công ty. đảm bảo rằng nhân viên có đủ năng lực để hoàn thành tốt công việc của doanh

nghiệp. giúp nhân viên bắt kịp xu thế có trên thị trường, từ đó thúc đẩy sự tăng trưởng của doanh nghiệp.

III.Yêu cầu:
- Kỹ năng tin học văn phòng: Một số thao tác tin học văn phòng đơn giản như sử dụng thành
thạo Word, Excel hay PowerPoint là những yếu tố mà các nhà tuyển dụng cần đối với vị trí chuyên viên
đào tạo. Bạn hoàn toàn có thể trau dồi các kỹ năng này thông qua các khóa học online.
- Kỹ năng lập kế hoạch: Đây là một kỹ năng khá quan trọng, đòi hỏi một chuyên viên đào tạo cần phải
có để có thể vạch định hướng đào tạo rõ ràng dựa trên các mục tiêu mà công ty đã đề ra. Có thể nói rằng
việc lập kế hoạch là nền móng cho tất cả bước phía sau trong quá trình đào tạo.
- Kỹ năng tổ chức công việc: Khi đảm đương công việc chuyên viên đào tạo, sẽ có rất nhiều công việc
bên lề mà bạn cần phải giải quyết ngoài việc đào tạo nhân sự. Do đó, một chuyên viên đào tạo tốt là người
có khả năng tổ chức công việc một cách khoa học và hiệu quả.
- Kỹ năng làm việc nhóm: Kỹ năng làm việc nhóm là một kỹ năng mềm khác mà một chuyên viên đào
tạo không được bỏ qua. Nếu có thể làm việc nhóm hiệu quả, bạn cùng đồng nghiệp có thể nhanh chóng
thống nhất và hoàn thiện được một quy trình đào tạo sao cho thỏa mãn được tất cả thành viên.
- Kỹ năng tư duy logic: Tư duy logic sẽ đóng góp một phần lớn trong việc hình thành một quy trình đào
tạo nhân sự thành công. Việc có được tư duy logic cũng giúp bạn dễ dàng chinh phục được sếp, hoặc các
nhân viên tham gia đào tạo. Đây là một yếu tố đóng góp sự thành công của quá trình đào tạo nhân sự.
- Kỹ năng quản lý và sắp xếp thời gian làm việc: Bởi vì trong công ty có rất nhiều phòng ban khác
nhau, thế nên để có thể đặt chân vào vị trí này, chuyên viên đào tạo cần trang bị cho mình kỹ năng quản
lý, sắp xếp thời gian. Chính kỹ năng này sẽ giúp cho mọi người có thể thoải mái tham gia, không làm cản
trở luồng công việc của công ty.
- Kỹ năng giao tiếp: Vì chuyên viên đào tạo thường xuyên phải tương tác với các nhân viên khác có
trong công ty, vậy nên kỹ năng giao tiếp sẽ là một kỹ năng mềm khác mà một chuyên viên đào tạo giỏi
cần phải có. Đây là một kỹ năng mà bạn hoàn toàn có thể trau dồi mà không phải là một năng khiếu bẩm
sinh.
- Kỹ năng sư phạm: Để có thể truyền đạt được nội dung đào tạo một cách trơn tru và hiệu quả, chuyên
viên đào tạo cần phải trau dồi cho bản thân kỹ năng sư phạm. Hay bạn cũng có thể hiểu kỹ năng sư phạm
chính là kỹ năng giảng dạy để dễ hình dung hơn.
- Kỹ năng ứng biến linh hoạt: Chuyên viên đào tạo phải có kỹ năng ứng biến linh hoạt tốt trong mọi tình
huống, và cần đưa ra các hướng giải quyết phù hợp cho từng tình huống đó. Không có bất kỳ một phương
pháp hay hướng giải quyết nào là phù hợp với tất cả mọi người.
- Kỹ năng lắng nghe và phối hợp: Để có thể thấu hiểu và cảm thông được cho nhân viên khác, chuyên
viên đào tạo cần phải có kỹ năng lắng nghe và phối hợp. Khi đó thì họ sẽ tin tưởng để hợp tác hoàn toàn
với chuyên viên đào tạo.

IV.Nhiệm vụ:
- Đánh giá hoạt động của cá nhân và tập thể: Chuyên viên đào tạo cần phải đánh giá được hoạt động
của các cá nhân hay cả tập thể tại thời điểm hiện tại, đâu là điểm mạnh và đâu là điểm yếu. Trên cơ sở đó
mới có thể hoạch định được một chiến lược đào tạo phù hợp với tình trạng của doanh nghiệp.
- Lập kế hoạch đào tạo chi tiết: Chuyên viên đào tạo cần cùng với các nhân viên cấp cao bàn bạc để
thiết lập kế hoạch đào tạo một cách chi tiết. Bởi khi có một chương trình rõ ràng, chuyên viên đào tạo
cũng như là nhân viên tham gia sẽ nắm được trình tự hoạt động, cũng như sẽ dễ dàng hoàn thành được
các mục tiêu đã đề ra.
- Tổ chức khóa đào tạo nhân sự: Chuyên viên đào tạo sẽ thực hiện tổ chức các khóa đào tạo nhân sự
trong công ty, song song đó sẽ thông báo cho nhân viên trong các phòng ban của công ty để tham gia đầy
đủ. Trong trường hợp công ty có nhiều phòng ban, chuyên viên đào tạo cũng cần sắp xếp thời gian sao
cho các khóa đào tạo không bị chồng chéo thời gian với nhau.
- Xác định đối tượng tham gia đào tạo: Tùy vào mục tiêu của quá trình đào tạo thì chuyên viên đào tạo
cần xác định được nhân viên nào là nhân viên cần được đào tạo, từ đó giảm thiểu được công sức và chi
phí đào tạo cho công ty.
- Đảm bảo chất lượng nhân sự đầu ra cho doanh nghiệp: Chuyên viên đào tạo cần đảm bảo rằng nhân
viên sau khi được đào tạo phải đạt đủ chất lượng mà ban lãnh đạo mong muốn. Đồng thời đảm bảo rằng
họ có thể hoàn thành tốt những công việc mà cấp trên giao cho trong khả năng nghiệp vụ của mình.
- Xác định ngân sách cho quá trình đào tạo: Việc xác định được số lượng, địa điểm và thời gian diễn ra
các khóa đào tạo sẽ giúp cho chuyên viên đào tạo hình dung được lượng ngân sách mà công ty sẽ phải chi
trả. Thông qua đó, chuyên viên đào tạo sẽ nắm rõ tình hình để lên kế hoạch đào tạo phù hợp. Đồng thời tự
tin hơn khi trình bày kế hoạch với các nhân viên cấp cao để được chấp thuận rót vốn.
- Theo dõi, hỗ trợ nhân viên trong quá trình đào tạo: Trong quá trình đào tạo nhân sự tại công ty,
chuyên viên đào tạo cần phải theo dõi, hỗ trợ sát sao các thành viên tham gia để kịp đưa ra điều chỉnh
trong quá trình đào tạo nếu như cần.
- Đánh giá hiệu quả của quá trình đào tạo: Việc đánh giá hiệu quả của quá trình đào tạo là vô cùng cần
thiết bởi chúng sẽ giúp chuyên viên đào tạo nhìn nhận lại xem đâu là ưu điểm và đâu là khuyết điểm của
quá trình đào tạo.
- Chuẩn bị và cung cấp đầy đủ tài liệu liên quan: Trước khi thực hiện đào tạo cho nhân viên, chuyên
viên đào tạo cần phải chuẩn bị và cung cấp đầy đủ các tài liệu liên quan. Chẳng hạn như tài liệu chứa nội
dung đào tạo hay mẫu phiếu yêu cầu đào tạo.
- Tham gia truyền thông nội bộ: Chuyên viên đào tạo cần phải hợp tác với các thành viên thuộc các bộ
phận khác trong công ty để thực hiện truyền thông nội bộ. Từ đó giúp thông tin về các khóa đào tạo
nghiệp vụ được toàn thể nhân viên nắm bắt và hưởng ứng sôi nổi hơn.
- Liên kết với phòng ban marketing: Một nhiệm vụ khác có thể kể đến của chuyên viên đào tạo là ngồi
lại với các nhân viên của phòng ban Marketing. Sự hợp tác này nhằm đưa ra các chiến dịch truyền thông
để quảng bá các buổi đào tạo nghiệp vụ đến với các ứng viên tiềm năng.
- Sáng tạo, đổi mới phương pháp học tập mới: Đây là một nhiệm vụ mà chuyên viên đào tạo cần phải
đảm đương. Bởi vì sau một thời gian thì các kiến thức trong mục đào tạo có thể sẽ lỗi thời. Vậy nên việc
sáng tạo và đổi mới phương pháp học tập mới sẽ giúp cho nhân viên tham gia không bị nhàm chán, đồng
thời bắt kịp được với sự phát triển của thị trường.
- Hoàn thành KPI đã được công ty đề ra: Tương tự như các vị trí khác có trong công ty, chuyên viên
đào tạo cũng cần phải hoàn thành KPI mà công ty đã đề ra. Chẳng hạn như số giờ đào tạo nhân sự, hay số
lượng nhân viên cần được đào tạo trong tháng.
- Báo cáo lại quá trình đào tạo cho cấp trên: Một nhiệm vụ nữa mà chuyên viên đào tạo cần phải thực
hiện chính là tổng hợp lại một cách chi tiết các công việc mà họ thực hiện được một cách định kỳ, chẳng
hạn như theo tuần hay theo tháng.
- Trước khi lập kế hoạch đào tạo thì chuyên viên có nhiệm vụ đánh giá từng cá nhân, tập thể trong doanh
nghiệp để xác định ưu điểm và nhược điểm cần phải khắc phục trong tất cả các khía cạnh của họ.
- Phân tích rõ ràng nhu cầu và nghiên cứu về lĩnh vực thực hiện để lập kế hoạch chi tiết về chương đào
tạo và thiết kế giáo án giảng dạy phù hợp cho từng cá nhân, tập thể về cả kiến thức chuyên môn và kỹ năng
nghiệp vụ cần thiết để nâng cao chất lượng nhân viên khi thực hiện công việc.
- Thường xuyên tổ chức những khóa đào tạo cải thiện chất lượng nhân viên theo tháng, quý, năm. Đặc
biệt tập trung vào nhân viên mới, đây cũng là vai trò của chuyên gia đào tạo khi tham gia quá trình tuyển
dụng của doanh nghiệp.
- Xác định rõ đối tượng sẽ tham gia vào khóa đào tạo của doanh nghiệp, chuyên môn nghiệp vụ và nhu
cầu đào tạo mà doanh nghiệp đề ra.
- Dựa trên các yêu cầu từ ban lãnh đạo về việc hướng dẫn nhân viên để thực hiện đầy đủ về mặt kỹ thuật
đồng thời đáp ứng chất lượng nhân lực theo tiêu chuẩn đề ra.
- Sau khi lập kế hoạch chi tiết về các chương trình hoặc hội thảo đào tạo, chuyên viên đào tạo cũng có
nhiệm vụ phải chuẩn bị ngân sách để triển khai theo dự định ban đầu.
- Khích lệ và thúc đẩy tinh thần của nhân viên tham gia vào khóa đào tạo cải thiện kỹ năng và nâng cao
trình độ chuyên môn.
- Theo dõi quá trình diễn ra chương trình đào tạo về sự tham sự của nhân viên và đánh giá hiệu suất thực
tế.
- Đánh giá sự tiến bộ của nhân viên sau khi tham gia quá trình đào tạo và sự thành công của quá trình
thực hiện xem đã thực sự hữu ích và đem lại hiệu quả hay chưa. Rút kinh nghiệm và cải thiện các chương
trình đào tạo tiếp theo.
- Chuyên viên đào tạo chịu trách nhiệm chuẩn bị và quản lý chất lượng tài liệu của nhân viên tham gia
khóa học để đảm bảo mọi người đều có tài liệu cần thiết.
- Tham gia vào truyền thông nội bộ để toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp nắm bắt được thông tin về
chương trình đào tạo một cách nhanh chóng và kịp thời.
- Kết hợp với bộ phận marketing để thực hiện chiến lược truyền thông nhằm thúc đẩy khích lệ tinh thần
của đông đảo nhân viên tham gia khóa đào tạo tại doanh nghiệp.
- Để tạo ra những phương pháp học thú vị, mới mẻ hơn cũng như thay đổi không khí buổi đào tạo có thể
mời thêm diễn giả hoặc người hướng dẫn là những chuyên gia trong lĩnh vực khi cần thiết.
- Chuyên viên đào tạo cũng có KPI công việc như các nhân viên khác cần phải đáp ứng và hoàn thiện
theo mục tiêu đề ra.
- Sau khi chương trình đào tạo kết thúc thì chuyên viên phải chuẩn bị báo cáo chi tiết về quá trình đào
tạo trình bày cụ thể về hiệu quả thực hiện với ban quản lý, lãnh đạo của doanh nghiệp.

Bảng mô tả công việc của chuyên viên tiền lương


I.Thông tin chung

II.Mục đích

III.Nhiệm vụ:

STT Trách nhiệm Nhiệm vụ Kết quả đầu ra

1 Tính lương và trả lương hàng tháng cho -Tập hợp bảng chấm -Bảng tính lương và

cán bộ CNV. công của các Phòng phát lương

ban.
-Tính lương theo đúng

quy chế LĐTL của công

ty.

-Trình TGĐ phê duyệt

bảng tính lương hàng

tháng.

-Chuyển phòng TCKT

làm thủ tục chi lương

-Phát lương cho

CBCNV

2 Tạm ứng lương cho CBCNV -Tiếp nhận đơn và bảng Thủ tục tạm ứng lương

xác nhận thu nhập còn

lại của NLĐ.

-Soạn thảo văn bản và

trình TGĐ duyệt

3 Báo cáo tiền lương Xây dựng biểu mẫu báo Báo cáo tiền lương

cáo tiền lương và trình

cấp trên phê duyệt

Thống kê và báo cáo chi

phí tiền lương hàng

tháng

4 Thủ tục nâng lương cho người lao động Tiếp nhận văn bản đề Văn bản nâng lương

nghị nâng lương của các

phòng ban
Tổng hợp thành văn bản

báo cáo hội đồng lương

của công ty phê duyệt

5 Thủ quỹ tiền măt Quản lý quỹ tiền mặt

của công ty

Thực hiên rút tiền từ TK

của công ty theo yêu cầu

của Kế Toán Trưởng

Kiểm kê quỹ tiền mặt

theo định kỳ
o Hoạch định ngân sách, cơ cấu lương - thưởng của công ty, giám sát chặt chẽ, thường
xuyên báo cáo và điều chỉnh ngân sách cho phù hợp với tình hình thực tế.
o Hoàn thiện chính sách phúc lợi cho nhân viên, bao gồm cơ chế tăng lương, thưởng năng
suất, đưa vào những chính sách mới,...
o Nghiên cứu và phát triển các chính sách phúc lợi cho nhân viên.
o Phân tích các yếu tố khác nhau của chế độ tiền lương của công ty, đảm bảo sự bình
đẳng nội bộ cũng như tính cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác.
o Xây dựng nhiều cơ chế tiền lương khác nhau cho các bộ phận khác nhau trong công ty.
o Tạo dựng mối quan hệ thân thiết với các đơn vị tư vấn chính sách nhân sự, tiền lương.
o Tham gia xây dựng và quản lý chính sách tiền lương chung của công ty.
o Xây dựng các chính sách nhằm hạn chế khoảng cách tiền lương giữa các nhân viên
trong công ty.
o Cố vấn cho ban giám đốc trong trường hợp phải đưa ra các quyết định liên quan đến
chính sách phúc lợi, lương thưởng nhằm tạo động lực làm việc cho nhân viên.
o Thay mặt cho công ty tham gia các sự kiện, hội thảo, hội nghị về nhân sự, tiền lương,...
IV.Yêu cầu

-Kiến thức quản lý lao động: am hiểu và sử dụng được các kiến thức, kỹ năng về tiền lương

-Kiến thức pháp luật: Hiểu và bbiets cách vận dụng Bộ luật lao động và các văn bản nhà nước quy định về

tiền lương.

-Kỹ năng mềm: sử dụng thành thạo tin học văn phòng, trung thực,.cẩn thận

-Kỹ năng xử lý t/huong: nhạy én và biết cách giải quyết các t.huong trong cviec, đặc biệt giải quyết t/huống

lquan đến tiền lương và thanh lý các HĐLĐ của nvien


Mô tả công việc của Nhân viên kế hoạch sản xuất
Một trong những yêu cầu cơ bản nhất trong bảng mô tả công việc nhân viên kế hoạch sản xuất là đảm bảo
hàng hóa được sản xuất một cách tiết kiệm và đáp ứng các thông số kỹ thuật về chất lượng, giao hàng đúng
hẹn, cải thiện quy trình sản xuất cũng như phân phối của công ty. Cụ thể như sau:
o Làm việc với bộ phận bán hàng để xác định yêu cầu của khách hàng.
o Phê duyệt nguồn nguyên vật liệu, chi phí, thiết bị sản xuất và số lượng lao động cần thiết cho dự án sản
xuất.
o Dự đoán thời gian hoàn thành sản phẩm.
o Lên kế hoạch sản xuất chi tiết cho từng công việc và thời hạn hoàn thành.
o Liên lạc với khách hàng, nhà cung cấp, bộ phận nhân sự và nhân viên bảo trì để đảm bảo tất cả công
nhân, vật liệu, máy móc đều sẵn sàng theo đúng đảm bảo yêu cầu công việc.
o Giám sát tiến độ sản xuất.
o Khắc phục sự cố xảy ra trong quá trình sản xuất như thiếu hụt nhân viên, vật liệu hay trục trắc máy
móc.
o Quản lý hồ sơ, giấy tờ, bao gồm các loại hóa đơn, đơn đặt hàng,...
o Kiểm soát chi phí sản xuất.
o Thu thập và đánh giá dữ liệu về hiệu quả sản xuất của từng nhân viên và cả tập thể.
o Chuẩn bị báo cáo về quy trình sản xuất cho cấp trên.
o Đề xuất phương pháp cải thiện hiệu suất (nếu có) cho cấp trên.
Ví dụ, nhân viên kế hoạch sản xuất ngành may sẽ phải làm những công việc như nhận đơn hàng và tính
toán năng lực sản xuất của nhà máy, tính toán nguyên vật liệu, theo dõi tiến độ sản xuất, đối chiếu số liệu
và luân chuyển công nhân, hàng hóa giữa các phân xưởng nếu cần thiết, báo cáo hiệu quả lên cấp trên,...

Yêu cầu:
Nhân viên kế hoạch sản xuất là người phải thực hiện tổng hợp rất nhiều công việc khác nhau; do đó, họ
cũng cần phải có những phẩm chất và kỹ năng đặc biệt như kỹ năng quản lý thời gian, lập kế hoạch, tư duy
logic,... Tùy theo đặc thù công việc mà nhà tuyển dụng sẽ nêu đầy đủ những yêu cầu này trong bản mô tả
công việc nhân viên kế hoạch sản xuất, bao gồm:
o Kỹ năng tổ chức công việc và sắp xếp thời gian hiệu quả, đảm bảo hoàn thành mọi công việc trong thời
gian cho phép.
o Có khả năng hoạch định quy trình sản xuất và từng công đoạn cụ thể, tính toán thời gian chính xác.
o Hiểu rõ các đặc thù của ngành nghề sản xuất mà mình đang làm việc.
o Kỹ năng giao tiếp tốt, bao gồm cả kỹ năng đàm phán với khách hàng trực tiếp hoặc qua điện thoại.
o Khả năng đa nhiệm, thực hiện được nhiều việc cùng lúc.
o Thành thạo tin học văn phòng và các phần mềm hỗ trợ quản lý quy trình sản xuất khác.
o Khả năng phân tích và giải quyết vấn đề hiệu quả, quyết đoán.
o Tạo động lực cho đồng nghiệp và cấp dưới để tạo không gian làm việc thân thiện, hòa đồng.

Mô tả công việc quản lý sản xuất


Nhiệm vụ chính
Phân tích lập kế hoạch và quản trị hoạt động, quản lý sản xuất gồm những công việc vụ thể:

• Cùng với bộ phận kinh doanh của công ty lên kế hoạch phân tích đơn hàng của các khách
hàng.
• Nhận nhiệm vụ làm việc trực tiếp với khách hàng nhằm thỏa thuận và chốt ngân sách, cùng
thời gian sản xuất và chất lượng của sản phẩm dựa trên công suất và nguyên liệu hiện có.
• Có nhiệm vụ lập kế hoạch cùng các lịch trình trong sản xuất nhằm đáp ứng được nhu cầu của
khách hàng và doanh nghiệp.
• Phân công các nhiệm vụ công việc cụ cho từng bộ phận sản xuất.
• Chuẩn bị các thiết bị, vật liệu cùng với nhận sự phục vụ cho mỗi đơn hàng nhằm đảm bảo
rằng quy trình sản xuất được hoạt động liên tục.
• Cần phải lên kế hoạch để thực hiện công việc sao cho đúng tiến độ, các sản phẩm phải đạt
chuẩn chất lượng nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ tài chính cho phép.
• Cân nhắc xem khối lượng công việc đang tồn động nhằm lập kế hoạch sản xuất cho những
đơn hàng mới.
Kiểm tra và giám sát hoạt động sản xuất gồm những công việc cụ thể sau:

• Thực hiện việc chỉ đạo những đơn hàng cùng với việc lập kế hoạch điều chỉnh khi cần, phân
công công việc cụ thể cho các trưởng bộ phận cùng với giám sát sản xuất.
• Nhận nhiệm vụ xây dựng, bổ sung và sửa đổi những hướng dẫn sản xuất.
• Giám sát quá trình sản xuất cũng như làm việc của công nhân ở các bộ phận.
• Phát hiện kịp thời khi sản phẩm bị lỗi.
• Bảo đảm an toàn trong các hoạt động sản xuất hàng ngày.
• Theo dõi quy trình cũng như tiến độ sản xuất.
Quản lý máy móc, thiết bị sản xuất của công ty gồm những công việc cụ thể:

• Lên kế hoạch tổ chức sửa chữa cung như bảo dưỡng các thiết bị máy móc phục vụ cho sản
xuất.
• Lập kế hoạch chi tiết mua thêm máy cùng thiết bị mới để phục vụ cho các nhu cầu sản xuất
của doanh nghiệp và đưa lên cho cấp trên phê duyệt.
• Bàn giao các phương tiện kỹ thuật cùng những hướng dẫn sử dụng máy móc cho nhân viên
thuộc bộ phận kỹ thuật.
Quản lý, tuyển dụng và đào tạo nhân sự gồm những công việc cụ thể sau:

• Tổ chức, sắp xếp công việc cho công nhân trực thuộc cùng lên kế hoạch thực hiện các buổi
kiểm tra tay nghề.
• Lựa chọn ra những ứng viên có thể đáp ứng tốt được công việc theo yêu cầu của công ty.
• Triển khai và lên kế hoạch để đào tạo nhân viên mới, nhằm đánh giá được năng lực của từng
nhân viên để lên kế hoạch đào tạo những người có tiềm năng.

Mô tả công việc nhân viên quản lý chất lượng


• Nắm bắt được quy trình công nghệ sản xuất, các đặc tính sản phẩm.
• Thực hiện việc kiểm tra chất lượng các công đoạn theo quy trình sản xuất và qui định của công ty; đảm
bảo sản phẩm được kiểm soát 100% tại các công đoạn.
• Tham gia thử nghiệm, xử lý và đánh giá chất lượng sản phẩm; xây dựng các quy trình sản xuất, quy trình
thử nghiệm; kiểm tra, giám sát quy trình nghiên cứu, thử nghiệm và sản xuất.
• Kiểm tra chất lượng vật tư đầu vào; kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm trong các công đoạn được
phân công theo tiêu chuẩn kiểm tra quy định;
• Kiểm tra chất lượng thành phẩm và bán thành phẩm; phân loại, phát hiện các sản phẩm, bán thành phẩm
sai hỏng và yêu cầu công nhân xử lý, sửa chữa; yêu cầu ngưng sản xuất khi phát hiện vi phạm.
• Kiểm tra chất lượng, GMP, độ an toàn trên dây chuyền sản xuất.
• Duy trì hệ thống chất lượng, lập kế hoạch kiểm tra định kỳ; lưu hồ sơ các hạng mục kiểm tra; lập các báo
cáo về sự không phù hợp xảy ra trong quá trình kiểm tra.
• Hướng dẫn áp dụng, đôn đốc các đơn vị thực hiện tài liệu chất lượng (quy trình, quy định, biểu mẫu…)
mới ban hành.
• Sử dụng thành thạo các loại dụng cụ đo lường, đọc và phân tích kết quả đo.
• Lập kế hoạch kiểm tra.
• Trực tiếp quản lý các tài liệu liên quan tới mua, bán hàng, nghiệm thu và quản lý chung
• Hướng dẫn áp dụng, đôn đốc các đơn vị thực hiện tài liệu chất lượng (quy trình, quy định, biểu
mẫu…) mới ban hành.
• Thường xuyên kiểm tra giám sát các công đoạn của quá trình sản xuất
• Lưu hồ sơ các hạng mục kiểm tra.
• Lập các báo cáo về sự không phù hợp xảy ra trong quá trình kiểm tra.
• Lập các báo khắc phục và phòng ngừa trong quá trình sản xuất, kiểm tra.
• Kênh thông tin với giám sát khách hàng về tình hình chất lượng sản phẩm.
• Thực hiện các nhiệm vụ khác được phân công.

Mô tả công việc quản lý kho


1. Tiếp nhận thông tin xuất nhập hàng, tổ chức sắp xếp giao nhập hàng, xuất hàng
2. Thực hiện đơn hàng, tổ chức người giao hàng tới khách hàng
3. Chịu trách nhiệm chính chất lượng, số lượng: hàng nhấp xuất và tồn kho
4. Lên kế hoạch nhập hàng
5. Chủ động giải quyết công việc có liên quan, giải quyết và khắc phục rốt ráo công việc đáp ứng thỏa mãn
yêu cầu khách hàng và nội bộ có liên quan
Những công việc khác

Còn rất nhiều những công việc khác bạn cần làm tại kho hàng của mình. Chẳng hạn như:

• Hỗ trợ cung cấp thông tin cho các phòng ban khác (marketing, sale, v.v.) về tình hình kho và
thông tin sản phẩm
• Xử lý các công việc nếu có vấn đề phát sinh bất ngờ ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa

Tiêu chuẩn về kiến thức – kinh nghiệm

Ở vị trí này, các doanh nghiệp luôn yêu cầu ứng viên có bằng cấp từ cử nhân trở lên. Một số công ty có thể
không yêu cầu về bằng cấp nhưng luôn đánh giá các ứng viên có bằng cấp cao hơn.

Ngoài ra, công việc còn yêu cầu ứng viên có kinh nghiệm dày dặn ở trong kho. Ứng viên cần biết về các
nền tảng hoặc phần mềm quản lý để có thể hoàn thành tốt công việc.

Tiêu chuẩn về kỹ năng

Để đáp ứng được công việc không dễ nhằn này cần ứng viên có một kỹ năng làm việc nhạy bén và tư duy
sắp xếp công việc tốt, nhạy bén với những con số. Đây là một trong những yếu tố làm nên tố chất của người
quản lý kho.
Ngoài ra, người quản lý kho cần phải kỹ tính, cẩn thận và nhanh nhạy, có sức khỏe tốt để đảm bảo chất
lượng công việc.

Mô tả công việc của Quản lý Dự án


Quản lý Dự án sẽ phối hợp chặt chẽ với các thành viên trong dự án để đảm bảo rằng tất cả các yêu cầu, thời
hạn và lịch trình của dự án đều đi đúng hướng. Trách nhiệm của Quản lý Dự án bao gồm gửi các sản phẩm
dự án, chuẩn bị báo cáo trạng thái và thiết lập các kế hoạch truyền thông dự án hiệu quả.
o Quản lý, giám sát tổng thể các dự án - từ nhân sự, ngân sách, kế hoạch, nguyên vật liệu và tiến độ dự
án.
o Phối hợp với các thành viên trong nhóm để đảm bảo rằng tất cả các bên đang đi đúng hướng với các
yêu cầu, thời hạn và lịch trình của dự án.
o Gặp gỡ với các thành viên trong nhóm dự án để xác định và giải quyết các vấn đề.
o Đệ trình dự án, bàn giao và đảm bảo rằng các bên đều tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng.
o Chuẩn bị báo cáo trạng thái bằng cách thu thập, phân tích và tóm tắt thông tin liên quan.
o Thiết lập kế hoạch truyền thông dự án hiệu quả và đảm bảo thực hiện chúng một cách tốt nhất.
o Xử lý kịp thời khi có các thay đổi, tình huống phát sinh, đảm bảo rằng tất cả các bên được thông báo
về những thay đổi mới nhất, từ đó theo tiến độ và ngân sách.
o Phối hợp xây dựng quy trình hướng dẫn, tài liệu đào tạo và các tài liệu khác khi cần để thúc đẩy dự án.
o Xác định và phát triển các cơ hội mới với khách hàng.
o Có được sự chấp nhận của khách hàng đối với các sản phẩm dự án.
o Đàm phán, thuyết phục và chăm sóc khách hàng trong toàn dự án, đặc biệt là những giai đoạn chuyển
tiếp.
o Tiến hành đánh giá dự án và xác định điểm mạnh, điểm yếu.
o Chịu trách nhiệm cho toàn bộ dự án.
o Quản lý tiến độ và chất lượng dự án: kiểm tra, đánh giá tiến trình dự án dựa trên bảng kế
hoạch ban đầu để kịp thời điều chỉnh, đảm bảo hoàn thành dự án đúng tiến độ và chất
lượng.
o Giám sát tổng thể dự án và quản lý các nguồn lực: chi phí, nhân sự, nguyên vật liệu và tiến
độ dự án.
o Quản lý, điều phối hoạt động của đội dự án để đảm bảo mọi người đang đi đúng hướng với
các yêu cầu, mục tiêu của dự án.
o Quản lý chi phí dự án: kiểm tra, giám sát và lập báo cáo về việc sử dụng ngân sách trong
quá trình triển khai dự án.
o Quản lý rủi ro và xử lý kịp thời các thay đổi, vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện dự
án.
o Quản lý an toàn lao động cho đội dự án, đặc biệt là với các nhà quản lý dự án đầu tư xây
dựng công trình.
o Báo cáo cho ban quản lý dự án, các lãnh đạo cấp cao trong công ty về tình trạng, hiệu quả
hoặc thiếu sót của dự án.
o Đàm phán, thuyết phục và chăm sóc khách hàng, đặc biệt là trong những giai đoạn chuyển
tiếp của dự án.
o Phối hợp xây dựng các quy trình hướng dẫn, tài liệu đào tạo và các tài liệu khác khi cần để
thúc đẩy tiến độ dự án.
Mô tả công việc nhân viên quản lý vật tư
• Nghiên cứu thông tin sản phẩm, hàng hóa, nghiên cứu và tiến hành lựa chọn, quyết định đặt mua
những mặt hàng và nguyên vật liệu chất lượng.
• Xây dựng và duy trì mối quan hệ quan trọng với nhà cung cấp thân thiết và đàm phán với họ để mua
hàng hóa với mức giá hợp lý.
• Giám sát, quản lý và xử lý các công việc khác nhau trong quá trình đặt hàng.
• Cập nhật thông tin hàng hóa và sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp và đặt hàng kịp thời để đảm bảo
đủ số lượng theo yêu cầu.
• Nhân viên vật tư cũng phải thường xuyên sắp xếp việc vận chuyển hàng hóa và giám sát đơn đặt
hàng.
• Phân tích, đánh giá các xu hướng khác nhau của thị trường và sử dụng kiến thức, kỹ năng và kinh
nghiệm của nhân viên vật tư để đưa ra quyết định mua hàng chính xác và kịp thời nhất.
• Phối hợp với bộ phận nhà kho, các cấp ban ngành quản lý doanh nghiệp và bộ phận sản xuất để cung
ứng vật tư theo yêu cầu.
• Kiểm tra chất lượng nguồn vật tư các loại được giao đến kho, xưởng và phản ánh với nhà cung cấp,
các đối tác liên quan trong trường hợp hàng hóa không đạt yêu cầu.
• Lập báo cáo doanh số bán hàng, ngân sách và đánh giá trải nghiệm khách hàng để thay đổi kế hoạch
vật tư khi cần thiết.
• Tham gia vào các sự kiện, hội chợ và triển lãm có liên quan để cập nhật và xác định các xu hướng,
sản phẩm mới trên thị trường.
Trách nhiệm
• Nhân viên vật tư cần trực tiếp lập kế hoạch và lên ưu tiên cho các hoạt động thu mua, hiểu được
trách nhiệm nhân viên vật tư là làm gì
• Đánh giá kế hoạch và quản lý quá trình đặt hàng, đưa ra các yêu cầu mua hàng hóa, quản lý suốt quá
trình lựa chọn.
• Truyền thông tin cần thiết và hỗ trợ quản lý các văn bản cần thiết cho nhà cung cấp ví dụ như biên
bản nghiệm thu vật tư đầu vào.
• Theo dõi tình trạng đơn hàng, sẵn sàng ứng biến cho các sự cố thiếu hoặc tồn đọng hàng hóa, sản
phẩm trong kho, liên hệ trực tiếp với các phòng ban có liên quan.
• Nhân viên vật tư cần theo dõi đơn đặt hàng và xác nhận thời gian sản xuất, thời điểm giao hàng và
chi phí.
• Đánh giá, cập nhật tình trạng hàng hóa cần giao và duy trì các đơn đặt hàng của khách hàng, đối tác
cho đến khi kết thúc trách nhiệm của nhân viên vật tư.
• Đảm bảo đơn đặt hàng và chất lượng hàng hóa tuân thủ các thỏa thuận trong hợp đồng; báo cáo kết
quả lên quản lý.
• Quản lý đội ngũ nhân viên tài chính, sản xuất kinh doanh và logistics trong việc giải quyết và tiếp
nhận hóa đơn sai lệch.
• Bằng nghiệp vụ của mình, nhân viên vật tư cần xác định các cơ hội và thực hiện công việc để mang
lại hiệu quả.
• Góp phần củng cố, giảm thiểu các chi phí phát sinh từ các nhà cung cấp địa phương.
3. Quyền hạn
• Phối hợp với bộ phận nhà kho, phòng ban quản lý và bộ phận sản xuất để cung ứng vật tư theo yêu
cầu.
• Kiểm tra kỹ chất lượng nguồn vật tư và sản phẩm các loại được giao đến và phản ánh với nhà cung
cấp trong trường hợp hàng hóa không đạt yêu cầu.
• Lập báo cáo doanh số bán hàng, ngân sách và đánh giá trải nghiệm khách hàng để thay đổi kế hoạch
vật tư khi cần thiết.
• Tham gia vào các sự kiện, hội chợ trong ngành và triển lãm sản phẩm để cập nhật xu hướng, sản
phẩm mới trên thị trường.

Nhiệm vụ của nhân viên Marketing


1. Nghiên cứu sản phẩm của công ty và các đối thủ cạnh tranh khác.

2. Nghiên cứu nhu cầu người tiêu dùng về các dòng sản phẩm cần marketing.

3. Phát triển thị trường cho các sản phẩm mới theo kế hoạch được giao.

4. Tham gia huấn luyện các tính năng sản phẩm cho đại diện bán hàng, nhân viên bán hàng, tham gia các
hoạt động marketing khác…

5. Hỗ trợ các hoạt động Marketing bằng cách soạn thảo, định dạng, và báo cáo các thông tin và tài liệu.

6. Tổng hợp các báo cáo về đánh giá người tiêu dùng bằng cách sọan thảo, tập hợp, định dạng và tóm tắt
thông tin, đồ thị, và trình bày.

7. Cập nhật thông tin đối thủ bằng cách nhập dữ liệu từ doanh số các chủng loại sản phẩm bằng cách sọan
thảo, tập hợp, định dạng và tóm tắt thông tin, đồ thị, và trình bày; phân phát các báo cáo

8. Hỗ trợ các phần trình bày bán hàng bằng cách tập hợp các báo giá, đề nghị, các đoạn phim, các slide
trình bày, thử nghiệm sản phẩm và sách giới thiệu về tính năng sản phẩm; soạn thảo các phân tích đối thủ
và khách hàng.

9. Chuẩn bị các thư từ và catalog bằng cách định dạng nội dung và hình ảnh; sắp xếp việc in ấn và cước phí
trọn gói Internet.

10. Duy trì thư viện marketing bằng cách kiểm tra và cung cấp thêm sách báo.

11. Cung cấp thông tin nghiên cứu và theo dõi Marketing bằng cách thu thập, phân tích, và tổng kết dự liệu
và xu hướng.

12. Đạt được các mục tiêu marketing và của tổ chức bằng cách đạt được các kết quả liên quan theo yêu cầu,
theo các kế hoạch marketing, chương trình quảng cáo khuyến mãi.

13. Thu thập thông tin về khách hàng, nhu cầu khách hàng, khả năng khách hàng …

14. Thu thập và xử lý thông tin về các đối thủ cạnh tranh
Kỹ năng cần có

1. Có khả năng tư duy nhạy bén để tìm ra nhiều cách marketing khác nhau mang lại hiệu quả cho việc quảng
bá sản phẩm.

2. Khả năng làm việc với các phần mềm văn phòng như Word, Excel, Powerpoint…để soạn thảo văn bản,
làm báo cáo, thuyết trình…

3. Kỹ năng tiếng Anh để đọc hiểu tài liệu nước ngoài, giao tiếp hoặc hiểu những thuật ngữ chuyên ngành
khi sử dụng các phần mềm theo dõi.

4. Có một sức khỏe tốt để đảm bảo sáng suốt trong mọi quyết định cũng như theo kịp tiến độ dự án mà công
ty đề ra.

5. Ham học hỏi, luôn cập nhật những xu hướng mới nhất cũng như công cụ mới nhất về chuyên môn
Marketing.

Các công việc cụ thể trong mô tả công việc Chăm sóc khách hàng
Bản mô tả công việc chăm sóc khách hàng nên được phân chia các công việc cụ thể

• Tiếp nhận và xử lý yêu cầu/thắc mắc của khách hàng liên quan đến sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp cung
cấp;

▪ Tham gia xây dựng và quản lý kênh thông tin nhằm giúp khách hàng có được nội dung mình cần một cách
nhanh chóng và chính xác nhất (hướng dẫn sử dụng, thông tin về giá cả, chế độ bảo hành,…);

• Thu nhận và quản lý khiếu nại, các vấn đề cần giải quyết của khách hàng và cung cấp thông tin tới các bộ
phận phù hợp để xử lý khiếu nại đó;

▪ Theo dõi và liên tục cập nhật các chính sách về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp;

• Chủ động liên hệ với khách hàng các dịp lễ Tết, quà tặng. Thông báo ưu đãi trong các dịp đặc biệt và gửi
ưu đãi cho họ;

▪ Quảng bá các chương trình khuyến mãi, các gói dịch vụ ưu đãi hấp dẫn của doanh nghiệp tới khách hàng;

• Thực hiện các khảo sát, cảm nhận của khách hàng về chất lượng dịch vụ, sản phẩm. Từ đó ghi nhận phản
hồi của khách hàn để cải thiện sản phẩm, dịch vụ;

▪ Lập báo cáo trình cấp trên về khảo sát khách hàng, độ thỏa mãn với sản phẩm dịch vụ. Đưa ra đề xuất cải
thiện, nâng cao chất lượng công việc.

1.3 Yêu cầu công việc

• Tốt nghiệp trình độ đại học (có thể yêu cầu cụ thể về chuyên ngành tùy thuộc theo sản phẩm/dịch vụ doanh
nghiệp cung cấp);
▪ Thành thạo tin học văn phòng;

• Thành thạo kỹ năng lắng nghe và giao tiếp;

▪ Điềm tĩnh, có khả năng xử lí các tình huống bị khách hàng phàn nàn hoặc các vấn đề phát sinh;

• Tính cách điềm tĩnh, hòa đồng, kiên nhẫn và dễ tạo thiện cảm cho người xung quanh;

▪ Sử dụng thành thạo một ngoại ngữ là một lợi thế.

1.4 Quyền lợi được hưởng

• Được hưởng đầy đủ các chế độ theo quy định của pháp luật (BHYT, BHXH, BHTN) và các chế độ phúc
lợi theo nội quy, quy chế của Công ty (tham quan, nghỉ mát, lương thưởng, nghỉ lễ Tết,…);

▪ Được hưởng đầy đủ các chế độ thăm hỏi sức khỏe cho bản thân và gia đình theo chính sách đãi ngộ của
Công ty;

• Được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp và thân thiện, có nhiều cơ hội thăng tiến và phát triển nghề
nghiệp;

You might also like