You are on page 1of 7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


------------------

QUY ĐỊNH
THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP

LƯU HÀNH NỘI BỘ, 2021

1
I. QUY ĐỊNH CHUNG
Quy định này áp dụng cho việc hướng dẫn, thực hiện học phần thực hành
nghề nghiệp đối với giảng viên và sinh viên khoa Quản trị kinh doanh.
Thực hành nghề nghiệp 1 (THNN1) và Thực hành nghề nghiệp 2
(THNN2) là hai học phần thực hành trong chương trình đào tạo, mỗi học phần
có khối lượng 2 tín chỉ.
II. THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP
2.1. Mục đích của THNN 1, THNN2
2.1.1. Mục đích chung
- Giúp sinh viên củng cố và bổ sung kiến thức lý luận, vận dụng được các
kiến thức đã học để phân tích, giải quyết các vấn đề thực tiễn thuộc lĩnh vực
quản trị được giảng dạy trong nhà trường.
- Rèn luyện phương pháp, kỹ năng làm việc, kỹ năng tổ chức công sở, tạo
điều kiện cho sinh viên tiếp cận và bổ sung kiến thức thực tiễn, làm quen với
môi trường làm việc thực tế.
2.1.2. Mục đích cụ thể
a) THNN 1 giúp sinh viên có hiểu biết khái quát về các hoạt động quản trị
trong tổ chức. Thông qua THNN1 sẽ giúp sinh viên:
- Khái quát hóa lý thuyết của hoạt động quản trị trong tổ thức thông qua
các chức năng quản trị sinh viên chọn thực hành như (hoạch định, tổ chức, lãnh
đạo, kiểm tra, ra quyết định,..).
- Hiểu và trình bày được hoạt động sinh viên chọn thực hành tại đơn vị
thực hành nghề nghiệp.
- Nêu những điểm khác nhau giữa thực tế và lý thuyết và trình bày quan
điểm cá nhân về sự khác nhau này
b) THNN 2 giúp sinh viên có khả năng vận dụng lý thuyết quản trị để
đánh giá, phân tích các lĩnh vực khác nhau của hoạt động quản trị cụ thể trong
một doanh nghiệp như quản trị nhân sự, quản trị sản xuất, quản trị marketing,
quản trị bán hàng, quản trị tài chính...., từ đó đưa ra nhận xét và đề xuất những ý
kiến cá nhân về các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị từng lĩnh vực của
doanh nghiệp. THNN 2 giúp sinh viên:
- Trực tiếp quan sát và tham gia một hoạt động sản xuất kinh doanh ở
doanh nghiệp;
- Tìm hiểu, phân tích việc ứng dụng các lý thuyết QTKD trong thực tiễn
của các doanh nghiệp
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, kỹ năng thu thập dữ liệu, kỹ năng viết và
trình bày báo cáo thực tế của sinh viên. Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm và
xây dựng ý thức hợp tác, kỹ năng xử lý các tình huống kinh doanh cho sinh viên.
2.2. Yêu cầu của THNN1, THNN2
2.2.1. Yêu cầu chung
- Tuân thủ quy định của pháp luật, quy chế hoạt động của cơ quan thực
tập, phù hợp với điều kiện thực tế của Trường;
- Bám sát nội dung Chương trình đào tạo của Trường.
2.2.2. Yêu cầu cụ thể
Với THNN 1, sinh viên phải chọn hoạt động thực hành liên quan đến các
chức năng quản trị (hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra, ra quyết định…) và
những nội dung có liên quan đến môn Quản trị học. Phải đảm bảo khái quát hóa
lý thuyết của chủ đề chọn thực hành và mô tả hiện trạng chủ đề thực hành tại
đơn vị thực tập.
Với THNN 2, sinh viên phải khảo sát làm rõ thực trạng hoạt động Sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp thực hành. Khảo sát và phân tích được thực
trạng các mảng quản trị tại doanh nghiệp (nhân lực, marketing, bán hàng, sản
xuất, tài chính...), từ đó phát hiện những mặt còn hạn chế và đề xuất những giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị của doanh nghiệp.
2.3. Điều kiện Thực hành nghề nghiệp
- THNN 1 được thực hiện sau khi sinh viên đã học môn Quản trị học;
- THNN 2 được thực hiện khi sinh viên đã học xong các môn chuyên
ngành;
- Sinh viên không đang trong thời gian bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên;
- Sinh viên đang trong thời hạn theo học tại Trường, không đang trong
thời gian nghỉ học tạm thời;
- Sinh viên đã đăng ký thực hành nghề nghiệp nhưng điểm đánh giá học
phần không đạt phải đăng ký lại học.
2.4. Kế hoạch và đăng ký thực hành nghề nghiệp
Thời gian thực hành nghề nghiệp cụ thể cho từng khóa theo lịch học của
Trường, sinh viên đăng ký như đăng ký học phần khác.
Căn cứ lịch học của Trường, Khoa Quản trị kinh doanh sẽ xây dựng kế
hoạch thực hành và thông báo cho sinh viên.
2.5. Trách nhiệm của sinh viên
- Nghiêm túc thực hiện qui định của Trường ĐH Tài Chính - Marketing
và Khoa Quản tri kinh doanh về thời gian, tiến độ thực hiện các công việc thực
tập và viết báo cáo
- Chấp hành đúng những chỉ dẫn và kế hoạch làm việc của giảng viên
hướng dẫn, tuân thủ sự hướng dẫn của cán bộ nơi cơ quan thực tập được phân
công phụ trách (nếu có).
- Phát huy tính năng động, sáng tạo, tinh thần độc lập, tinh thần phản biện
khoa học trong nghiên cứu và thực hiện thực hành nghề nghiệp.
- Ứng xử lịch sự, văn minh, trung thực trong việc thực hành, viết báo cáo.
- Sinh viên vắng mặt quá 02 buổi làm việc với GVHD, sẽ bị đình chỉ
THNN. Sinh viên bị phát hiện sao chép kết quả thực hành của người khác trong
báo cáo THNN, sinh viên sẽ bị xử lý theo qui định của Trường
2.6. Trách nhiệm của giảng viên hướng dẫn
- Giảng viên phải nắm chắc các qui định về thực hành nghề nghiệp, chia
nhóm cho sinh viên theo hướng thuận lợi cho việc thực hành;
- Giảng viên phải tư vấn, hướng dẫn cho sinh viên trong việc lựa chọn đề
tài thực hành, xây dựng kế hoạch triển khai, theo sát để hướng dẫn, giúp đỡ sinh
viên sinh viên thực hành, kịp thời giải quyết những khó khăn nảy sinh và hoàn
thành báo cáo đúng hạn.
- Giảng viên phải thể hiện đạo đức tác phong của người thầy, đặc biệt là
sự tận tâm, nghiêm túc, khoa học trong ứng xử với sinh viên và có tác phong
đúng mực trong giao tiếp.
- Giảng viên phải đánh giá kết quả THNN của sinh viên một cách nghiêm
túc, khoa học, công bằng.
2.7. Quy trình Thực hành nghề nghiệp
Bước Công việc Thực hiện
Lãnh đạo Bộ môn
1 Lập kế hoạch thực hành
(LĐBM)
2 Ký trình BGH duyệt kế hoạch thực hành Lãnh đạo khoa (LĐK),
Nhận danh sách sinh viên (SV) thực hành,
3 TKK, LĐBM
phân công/mời giảng viên hướng dẫn (GVHD)
4 Thông báo kế hoạch tới GVHD, SV TKK
Sinh viên nhận giấy giới thiệu và liên hệ đơn vị
5 TKK, SV
thực hành
Sinh viên gặp GVHD và duyệt chủ đề thực
6 SV, GVHD
hành.
7 Thực hành nghề nghiệp, viết báo cáo SV, GVHD
Nộp báo cáo, đánh giá và nộp điểm thực hành
8 SV, GVHD
cho TKK
Tổng hợp điểm, duyệt điểm và nộp điểm về
9 TKK, LĐK
trường
Lưu ý:
- THNN 1 sinh viên làm theo từng cá nhân.
- THNN 2 làm theo nhóm từ 3-5 sinh viên. Dựa trên danh sách và số lượng
sinh viên một giảng viên hướng dẫn, sinh viên có thể tự lập nhóm hoặc giảng
viên sẽ chia nhóm theo hướng thực hành, điều kiện thực hành phù hợp. Mỗi
nhóm sinh viên sẽ chọn một lĩnh vực, một chủ đề cụ thể của tổ chức/doanh
nghiệp để khảo sát và viết báo cáo. Các sinh viên trong một nhóm có thể cùng
làm chung tất cả công việc của nhóm hoặc phân công mỗi SV khảo sát một lĩnh
vực quản trị. Mỗi thành viên trong nhóm thực hiện 1 đề tài nhỏ trong đề tài
nhóm để tính điểm cá nhân.
2.8. Đánh giá thực hành nghề nghiệp
2.8.1. Thực hành nghề nghiệp 1
Kết quả THNN 1 của sinh viên được GVHD đánh giá theo thang điểm 10
(làm tròn nếu lẻ), THNN 1 đạt khi được đánh giá từ điểm 5 trở lên.
Tiêu chí Nội dung đánh giá Điểm tối đa

Chuyên cần 1.0


Quá trình
Thái độ 1.0
(chiếm 40%)
Kỹ năng 2.0

Nội dung 4.0


Điểm bài báo cáo
Hình thức 2.0
(chiếm 60%)
2.8.2. Thực hành nghề nghiệp 2
Kết thúc THNN2, mỗi SV sẽ phải hoàn thành 1 báo cáo thực hành theo
phạm vi được phân công trong nhóm. Tập hợp báo cáo của tất cả các thành viên
trong nhóm thành báo cáo THNN2 của cả nhóm, trong đó, phần giới thiệu chung
về doanh nghiệp thì tất cả các cá nhân trong nhóm sử dụng chung kết quả khảo
sát. Kết quả THNN 2 của sinh viên được GVHD đánh giá theo thang điểm 10
(làm tròn nếu lẻ), THNN 2 đạt khi được đánh giá từ điểm 5 trở lên.
Tiêu chí Nội dung đánh giá Điểm tối đa

Chuyên cần 1.0


Điểm quá trình Thái độ 1.0
( chiếm 40%)
Kỹ năng 1.0

Điểm bài báo cáo cá nhân Nội dung 2.0


(chiếm 30%) Hình thức 1.0

Điểm bài báo cáo nhóm Nội dung 2.0

(chiếm 30%)
Hình thức 1.0
III. Quy định về đề tài, cách trình bày và bố cục báo cáo thực hành
Được quy định tại các Phụ lục:
PL 1 – Danh mục đề tài gợi ý
PL2 – Hướng dẫn trình bày bài báo cáo
PL3 – Cách trích dẫn tài liệu tham khảo
PL4 – Bố cục của bài báo cáo THNN 1
PL5 – Bố cục bài báo cáo THNN 2
PL6 – Các Biểu mẫu từ BM01 – BM04
IV. Tổ chức thực hiện
Quy định này được bắt đầu áp dụng cho thực hành nghề nghiệp từ năm
2021, mọi quy định trước đây đều bãi bỏ.

TRƯỞNG KHOA

TS. Huỳnh Thị Thu Sương

You might also like