You are on page 1of 9

GV: Nguyễn Thị Ngọc Mai 2023

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN NHÓM K48 (25%)


HỌC PHẦN LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC

I. QUY ĐỊNH CHUNG


1. Mỗi nhóm tối đa 05 sinh viên. Sinh viên tự lập nhóm (trong phạm vi lớp mình),
chọn đề tài và gửi danh sách cho lớp trưởng. Lớp trưởng tổng hợp danh sách của cả
lớp + đăng ký của từng nhóm rồi gửi lại cô (01 bản giấy) chậm nhất vào ngày
15/10/2023.
2. Mỗi nhóm chọn 02 đề tài trong danh mục làm tiểu luận và bắt đầu thực hiện từ ngày
15/10/2023.
3. Các nhóm hoàn thành đề tài, in một bản với quy cách: ngoài bìa ghi rõ: tên trường,
khoa, môn làm đề tài, tên đề tài (nhóm đã chọn), họ tên và MSSV của các thành viên
của nhóm, thời gian thực hiện; cuối đề tài phải nêu rõ nguồn tài liệu tham khảo;
Lưu ý:
 KHÔNG đóng bìa giấy bóng kính vì bìa bóng kính làm dày, nặng bài tiểu luận
 KHÔNG đóng bìa giấy thơm vì mùi các loại giấy có thể không phù hợp.
 KHÔNG đóng bìa gáy xoắn vì việc xếp chồng lên nhau các cuốn tiểu luận rất
khó khăn.
 Đóng kim gáy: Bấm 3 kim bên gáy, không dán thêm băng keo.
 Font chữ, canh lề, trình bày trang: sử dụng phông chữ Times New Roman, cỡ
chữ 14, cách đoạn 6pt, giãn dòng 1.5; khổ giấy A4; lề trái 3 cm, lề phải 2.0 cm, lề
trên 2.0cm, lề dưới 2.0cm, đặt số trang.
 Độ dài tiểu luận (cả 02 câu) không quá 25 trang A4 (không kể trang bìa, phần tài
liệu tham khảo và phụ lục
 Văn phong, cách viết: Có phân tích và đánh giá, ý kiến nêu ra cần có số liệu minh
chứng rõ ràng.
 Cấu trúc cơ bản gồm: Tiêu đề (tên), Đặt vấn đề (tính cấp thiết, lí do chọn đề
tài…), cơ sở lí luận, thực trạng (có sử dụng kiến thức và kỹ năng thu nhận được
để đánh giá), đề xuất biện pháp - giải pháp hay định hướng vận dụng, tài liệu tham
khảo… Ngoài ra, có thể bổ sung thêm những nội dung khác nếu cần.
4. Các nhóm nộp đề tài (bản in) cho lớp trưởng vào ngày 22/11/202023. Lớp trưởng
chuyển lại cho cô chậm nhất vào ngày 23/11/2023.
5. Các thành viên nhận cùng số điểm là điểm của nhóm. Nếu trễ hạn nộp bài 1 tuần,
nhóm sẽ bị trừ 1,0 điểm. Nếu trễ hơn, cô sẽ không tính điểm cho phần làm việc nhóm
này. Trong quá trình làm việc, nếu thành viên nào không tham gia thì nhóm báo cho
cô để không tính điểm cho thành viên đó.

1
GV: Nguyễn Thị Ngọc Mai 2023

6. Nếu các nhóm làm giống nhau, tùy từng trường hợp cô sẽ trừ điểm của cả nhóm.
7. Nhóm nào làm không đúng quy cách, hình thức, cô sẽ trừ 01 điểm.

II. DANH MỤC ĐỀ TÀI

1. Anh (chị) hãy trình bày quan điểm về nhận định sau: Một nguyên thủ mạnh
không chỉ là người biết xây dựng hình ảnh trước công chúng mà còn phải là một
người biết kiến tạo tương lai cho mình và cho chính công chúng ấy. Một nguyên thủ
coi mọi người dân đều là người của mình, thiết kế được một nhà nước mà ai ngồi
vào cũng rất khó tham nhũng, khó lạm quyền; kiến tạo được những nền tảng dân chủ
để quốc gia vẫn phát triển ngay cả khi không có mình, nguyên thủ ấy mới đáng được
coi là nguyên thủ mạnh.
2. Anh (chị) hãy trình bày quan điểm về nhận định sau: Một nhà nước không có
khả năng bảo vệ công lý thì không thể thiết lập nền tảng cho những giá trị cốt lõi của
dân chủ nảy mầm.
3. Anh (chị) hãy trình bày quan điểm về nhận định sau: “Một đất nước có thể tồn
tại trong chiến tranh. Một đất nước có thể vượt qua cả bệnh tật và nghèo đói. Tuy
nhiên, một đất nước không có công lý không bao giờ có thể tồn tại” (Pablo
Victoria)
4. Anh (chị) hãy trình bày quan điểm về vấn đề sau: Có một chân lý là: Pháp luật
càng tốt, càng hoàn thiện thì sẽ càng hạn chế được sự sai trái hay lạm dụng của con
người. Nhưng cũng có một chân lý khác: Có con người đủ năng lực và đạo đức tốt
thì mới có một hệ thống tư pháp trong sạch, bảo vệ được công lý của xã hội và công
bằng cho người dân.
5. Hãy bình luận nhận định sau đây: “Toàn cầu hóa là một mối đe dọa đối với các
nhà nước yếu kém và cai trị thất thường. Nhưng nó cũng mở đường cho các nhà
nước hoạt động có hiệu quả và có kỷ cương thúc đẩy sự phát triển và phúc lợi kinh
tế và nó càng nung nấu nhu cầu cần thiết về sự hợp tác quốc tế có hiệu quả nhằm
theo đuổi hành động tập thể toàn cầu” (nguồn: Ngân hàng thế giới (1997), Nhà nước
trong một thế giới đang chuyển đổi, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.21).
6. Hãy bình luận nhận định sau đây: Nhà nước đóng vai trò trung tâm trong phát
triển kinh tế và xã hội, không phải với tư cách là 1 người trực tiếp tạo ra sự tăng
trưởng, mà là một đối tác, là chất xúc tác và là người tạo điều kiện thuận lợi cho sự
tăng trưởng đó. (nguồn: Ngân hàng thế giới (1997), Nhà nước trong một thế giới
đang chuyển đổi, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.8).
7. Hãy bình luận nhận định sau đây “Một nhà nước mạnh không phải là một nhà
nước làm tất cả mọi việc; đó là một nhà nước biết tin, biết chia việc cho xã hội, biết

2
GV: Nguyễn Thị Ngọc Mai 2023

cư xử với xã hội như với một người lớn” (Phát biểu của GS.Cao Huy Thuần về các
giải pháp vực dậy nền văn hóa xã hội trên Tuần Việt Nam).
8. Hãy bình luận nhận định sau đây: "Cưỡng chế, đập bỏ, phá hủy… không những
gây lãng phí, nguy hiểm mà còn để lại hậu quả tiêu cực trong tâm lý xã hội" (Phát
biểu của TS. Nguyễn Thi Hậu – Nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát
triển TP.HCM nói về việc giải quyết căn cơ lấn chiếm vỉa hè.)
9. Hãy bình luận nhận định sau đây:"Một nhà nước quan tâm đến tầng lớp trí thức
thì không phải chỉ qua đãi ngộ, mà trước hết là tạo ra một không khí tự do học thuật,
dân chủ bình đẳng trong tranh luận thảo luận." (GS-TS Chu Hảo trao đổi trong cuộc
trò chuyện của ông trong chương trình Văn hóa – Sự kiện – Nhân vật phát trên kênh
VTV1 ngày 7/8/2011).
10. Việt Nam: chênh lệch giàu nghèo 34,4 lần; 10% dân số nghèo nhất chỉ chiếm 4,2%
thu nhập và chi tiêu quốc gia.10% giàu nhất chiếm 28,8% thu nhập và chi tiêu quốc
gia;20% dân số nghèo nhất chiếm 9% tổng thu nhập và chi tiêu quốc gia ;20% dân
số giàu nhất chiếm 44,3% tổng thu nhập và chi tiêu quốc gia; Chênh lệch giữa 10%
dân số giàu nhất với 10% dân số nghèo nhất là 6,9 lần, còn theo chỉ số Gini (chỉ số
chênh lệch giàu nghèo) ở Việt Nam là 34,4 lần. Vậy sự phát triển mạnh mẽ về kinh
tế liệu có đem lại sự bình đẳng về thụ hưởng phúc lợi xã hội cho mọi người dân
không?
11. “Bạo lực giới nói chung và bạo lực giới trong gia đình nói riêng phần lớn là do nam
giới gây ra với phụ nữ. Nhưng cần nhận thấy rằng cũng còn có bạo lực của phụ nữ
đối với nam giới. Kết quả một nghiên cứu cho thấy có khoảng 9-10% trường hợp
nạn nhân của bạo lực gia đình là nam giới và thủ phạm chính là những bà vợ, phụ nữ
không chỉ là nạn nhân của bạo lực gia đình mà còn là thủ phạm của bạo lực gia đình;
ngay cả khi họ bị chồng sử dụng bạo lực (vì không ít trường hợp vợ bị chồng đánh
do nói nhiều, do cằn nhằn vô lý hoặc ghen tuông vô cớ…). Nhiều công trình nghiên
cứu xã hội học trên thế giới cũng cho thấy đôi khi bạo lực giới trong gia đình là gần
ngang nhau giữa nam và nữ.
Trình bày quan điểm, thực trạng và giải pháp về vấn đề bạo lực gia đình hiện nay.
12. Trong phiên thảo luận của Quốc hội ngày 22/10/2008 về Dự thảo Luật Qui hoạch đô
thị, Phó Bí thư thành ủy, Chủ tịch HĐND TPHCM cho rằng, làm quy hoạch thì
không nên chỉ chú ý hạ tầng kỹ thuật mà bỏ quên hạ tầng xã hội. “TP.HCM có
những khu chế xuất như Linh Trung có tới 150.000 dân mà không một cái chợ nào
có trong quy hoạch. Vậy làm sao mà quản lý được đô thị?“. Có những khu dân cư
dành cho công nhân có hàng chục chợ tạm hình thành tự phát, giờ không quản lý
được gây nhiều khó khăn cho công tác qui hoạch. Vì vậy có quan điểm cho rằng: từ
trước đến nay chúng ta xây dựng đô thị không cần quy hoạch. Vậy quy hoạch đô thị

3
GV: Nguyễn Thị Ngọc Mai 2023

có phải là trách nhiệm của nhà nước không? Quy hoạch trên địa bàn đô thị có khác
với các địa bàn khác không? Trình bày thực trạng và giải pháp về vấn đề này,
13. Nguồn nhân lực là một trong những sức mạnh cạnh tranh nhất của Việt Nam (sau
môi trường đầu tư), vì: Rẻ; nguồn nhân lực có trình độ cao; người lao động thông
minh, khéo léo; Có tính cộng đồng và hợp tác; Người lao động tôn trọng người sử
dụng lao động và được bảo vệ quyền lợi tốt. Do đó có ý kiến cho rằng: Sức mạnh
cạnh tranh của Việt Nam có thể bị tác động bởi những yếu tố trên trong thời đại hội
nhập kinh tế quốc tế. Quan điểm của bạn về vấn đề này như thế nào?
14. Trước sự phản ứng gay gắt của dư luận xã hội, UBNDTP Hà Nội quyết định không
tiếp tục xây dựng khách sạn SAS trên đất của công viên Lê Nin hoặc đã quyết định
chuyển việc xây dựng trung tâm thương mại tại chợ 19/12 (Chợ Âm phủ cũ) thành
con đường mang tên 19/12… Việc chính quyền lắng ghe dư luận và điều chỉnh quyết
định, chính sách theo dư luận là đáng hoan nghênh về tính cầu thị. Tuy nhiên, dưới
góc độ thẩm quyền và quản lý, tại sao trong nhiều trường hợp cứ phải thông qua dư
luận mới thấy được những bất hợp lý từ các quyết sách đã có hiệu lực. Trình bày
quan điểm của bạn về vấn đề này.
15. Năm 2011, UBND TP. Đà Nẵng quyết định không tuyển dụng người tốt nghiệp hệ
tại chức vào làm việc trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn. Cần nhìn nhận vấn đề
trên hai phương diện:
 Dưới góc độ người sử dụng lao động, UBND TP. Đà Nẵng có quyền đưa ra
tiêu chuẩn đối với người lao động và quyết định trên là bình thường khi nhà
tuyển dụng cho rằng, người tốt nghiệp hệ tại chức không đáp ứng được yêu
cầu của công việc quản lý Nhà nước. Câu hỏi đặt ra, việc không “tin tưởng”
chất lượng đào tạo hệ tại chức đã được xây dựng dựa trên những luận cứ khoa
học nào?
 Dưới góc độ quản lý nhà nước, quyết định của UBND TP. Đà Nẵng đã mâu
thuẫn với hai trách nhiệm xã hội cơ bản của Nhà nước dân chủ: Thứ nhất, tạo
môi trường bình đẳng về cơ hội học tập cho công dân và cơ hội được thừa
nhận kiến thức đã học; Thứ hai, tạo môi trường bình đẳng về cơ hội có việc
làm cho công dân và sự minh bạch trong việc tuyển dụng người lao động
Từ thực tế trên, có ý kiến cho rằng: UBND TP. Đà Nẵng nói riêng và các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền ở Việt Nam nói chung nên xác định rõ mình ở vị trí nào ở
hai phương diện nêu trên trong các quyết định liên quan đến sử dụng và đãi ngộ
người lao động. Trình bày quan điểm của bạn về vấn đề trên.

4
GV: Nguyễn Thị Ngọc Mai 2023

16. Để đảm bảo được chức năng “thống trị” của mình, nhà nước cần phải “can thiệp”
vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội1.
17. Sự thống trị về tư tưởng của giai cấp cầm quyền không chỉ đòi hỏi nhà nước bảo
đảm cho sự chi phối quan điểm chính trị của giai cấp cầm quyền trong các lĩnh vực
của đời sống xã hội mà còn cần thiết tiến tới sự thống trị duy nhất về mặt tư tưởng
đối với toàn xã hội của hệ tư tưởng của giai cấp cầm quyền.
18. Anh (chị) hãy so sánh chức năng quản lý kinh tế của nhà nước ta trong cơ chế quan
liêu bao cấp trước đây và cơ chế thị trường hiện nay.
19. Vai trò của nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa
20. Quá trình hình thành một số nhà nước (hoặc thực thể gần như nhà nước) trên thế
giới: Israel, Kosovo, Palesstine, Vatican
21. Tìm hiểu về hệ thống lưỡng viện trên thế giới
22. Dân chủ là gì? Sự cần thiết của một chế độ chính trị dân chủ trong các nhà nước hiện
nay?
23. Nguyên nhân tan rã và sụp đổ của nhà nước liên bang Xô viết và các nước XHCN ở
Đông Âu + Quá trình tan rã của nhà nước Liên bang Nam Tư
24. Có quan điểm cho rằng: một trong những đặc trưng của bộ máy nhà nước tư sản là
áp dụng nguyên tắc phân chia quyền lực nhà nước và vì thế nguyên tắc này không
thể phù hợp với các nước XHCN vì ở các nước XHCN tất cả quyền lực nhà nước
thuộc về nhân dân.
Anh (chị) trình bày ý kiến của mình về nhận định trên.
25. Có quan điểm cho rằng: quyền bầu cử, ứng cử của công dân vào các cơ quan quyền
lực tối cao của nhà nước và quyền biểu quyết để quyết định các vấn đề quan trọng
của đất nước bằng trưng cầu dân ý là một trong những yếu tố thể hiện mức độ dân
chủ thực sự của một nhà nước. Tuy nhiên, điều đó cũng đồng nghĩa với việc sẽ làm
mất dần đi sự lãnh đạo và chi phối của đảng cầm quyền. Anh (chị) trình bày ý kiến
của mình về nhận định trên.
26. Trình bày lịch sử hình thành và nội dung nguyên tắc tập quyền và nguyên tắc
phân quyền trong lịch sử. Thực tiễn áp dụng 2 nguyên tắc này trong tổ chức và
hoạt động của BMNN ở một số nhà nước cụ thể trên thế giới và sự vận dụng học
thuyết này vào quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam
27. Số lượng ngưởi vi phạm pháp luật giao thông hiện nay ngày càng gia tăng. Vì vậy,
có giải pháp đưa ra là phải tăng mức tiền xử phạt đối với người vi phạm để nâng
cao ý thức pháp luật của người tham gia giao thông. Bạn đồng ý/không đồng với
giải pháp này? Vì sao? Kiến nghị giải pháp thay thế (nếu có).

1
Tham khảo bài viết: cơ sở lý luận của việc xác định trách nhiệm của NN trong quản lý xã hội của tác giả Lê Hồng
Sơn, TS Viện nghiên cứu NN và PL đăng trên tạp chí NN&PL số 4, 2007

5
GV: Nguyễn Thị Ngọc Mai 2023

28. Victor Hugo có một câu danh ngôn: “Với nhân dân, quyền lực duy nhất là pháp
luật; với cá nhân, quyền lực duy nhất là lương tâm”. Hãy phân tích câu danh ngôn
này.
29. Trình bày quan điểm về nhận định của Ngân hàng thế giới về những khuyết tật
của nhà nước cũng như những cách thức để hạn chế nó trong điều kiện Việt Nam
hiện nay:“Một nhà nước hoạt động có hiệu quả có thể đóng góp rất nhiều cho sự
phát triển bền vững và giảm đói nghèo. Nhưng cũng chẳng có đảm bảo nào cho
rằng mọi sự can thiệp của nhà nước đều sẽ mang lại lợi ích cho xã hội. Độc quyền
của nhà nước về cưỡng chế, cái mang lại cho nhà nước quyền lực can thiệp một
cách có hiệu lực vào hoạt động kinh tế, cũng mang lại cho nhà nước quyền can
thiệp một cách độc đoán, chuyên quyền. Quyền lực này, cộng với việc thâm nhập
nguồn thông tin, mà dân chúng bình thường không có được tạo ra những cơ hội
cho các công chức xúc tiến những lợi ích riêng của họ hay những bạn bè, đồng
minh của họ, làm thiệt hại cho lợi ích chung. Những khả năng kiếm lợi và tham
nhũng là rất lớn. Do đó, các nước phải cố gắng thiết lập và nuôi dưỡng những cơ
chế mang lại cho các cơ quan nhà nước sự mềm dẻo và sự khuyến khích để hoạt
động vì lợi ích chung, đồng thời kiềm chế những hành vi độc đoán tham nhũng
trong cách cư xử với các doanh nghiệp và công dân”(Ngân hàng thế giới: Nhà
nước trong một thế giới đang chuyển đổi, Báo cáo về tình hình phát triển thế giới
1997, NXB Chính trị Quốc gia, HN 1998, tr.126)
30. Hãy bình luận về cơ chế “kìm chế đối trọng” giữa lập pháp và hành pháp thông
qua sự kiện chính phủ Mỹ ngừng hoạt động vì lý do hết tiến hoặc vấn đề nâng
mức trần nợ công vào tháng 10/2013.
31. Giải thích và bình luận quan điểm: “Nhà nước quản lý ít nhất là nhà nước tốt
nhất” (That government is best which governs least - Henry David Thoreau)
32. Giải thích và bình luận quan điểm của Johann Wolfgang von Goethe: “Thống trị
thì dễ, cai trị thì khó” (To rule is easy, to govern difficult)
33. Trong bài viết Kỹ thuật thổi phồng nỗi ám ảnh sợ hãi (Narrative Techniques of
Fear Mongering) nhà báo Mỹ Barry Glassner đã nhận định: “Lúc tốt nhất, mạng
xã hội đem lại tiếng nói cho những người yếm thế, đưa bất công ra ánh sáng; còn
lúc tệ nhất, nó;là vũ khí hủy diệt thanh danh hàng loạt, khuyếch đại những phỉ
báng, bắt nạt và sự ngu ngốc vô tình của con người. Mạng xã hội là một con dao
hai lưỡi. Chọn cách kiểm soát và sử dụng nó như một người đấy tớ tốt hay chấp
nhận nó chi phối như một ông chủ xấu của chính ta, điều đó hoàn toàn phụ thuộc
vào sự sáng suốt của mỗi cư dân mạng”. Trình bày quan điểm của bạn về nhận
định này.

6
GV: Nguyễn Thị Ngọc Mai 2023

34. Trình bày những hiểu biết của em về Nhà nước kiến tạo phát triển. Trên cơ sở đó
chỉ ra những chức năng chủ đạo của một nhà nước được coi là kiến tạo 2. Nhận
diện những dấu hiệu về một Nhà nước kiến tạo phát triển ở Việt Nam hiện nay.
35. Trình bày những vấn đề cơ bản về tập quán pháp, tiền lệ pháp: Lịch sử hình
thành; Nội dung; Ưu điểm, hạn chế và thực tiễn áp dụng
36. Trình bày những hiểu biết của em về: (1) Nhà nước cai trị; (2) Nhà nước phục vụ;
(3) Nhà nước điều chỉnh và Nhà nước kiến tạo phát triển3. Trên cơ sở đó chỉ ra
những chức năng chủ đạo của một nhà nước được coi là kiến tạo 4. Nhận diện những
dấu hiệu về một Nhà nước kiến tạo phát triển ở Việt Nam hiện nay
37. Quyền lực chỉ là thứ mong manh nếu chức năng duy nhất của nó là trấn áp
(Michel Foucault)

2
Tham khảo, Tư duy về Nhà nước và pháp luật trong thời đại ngày nay, Đào Trí
Úc*https://vass.gov.vn/noidung/tintuc/Lists/KhoaHocCongNghe/View_Detail.aspx?Ite Nguồn: TẠP CHÍ NHÀ
NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT SỐ 7 năm 2017
mID=99
3
TS. Nguyễn Trọng Bình, Xây dựng Chính phủ kiến tạo ở Việt Nam hiện nay – tiếp cận từ lý luận quản trị tốt, Tạp
chí Nghiên cứu Lập pháp số 08 (408), tháng 4/2020; Nguyễn Quốc Sửu, Đổi mới Chính phủ hướng tới sự phát triển
bền vững, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 17 (393), tháng 9/2019; Vũ Công Giao (2017), Nhà nước kiến tạo phát
triển: Mô hình và triển vọng, Tạp chí Tổ chức nhà nước; Lê Thị Thu Mai (2018), Nhà nước kiến tạo phát triển Nhật
Bản và một số gợi mở cho Việt Nam hiện nay, Tạp chí Lý luận chính trị; Nguyễn Minh Phương, Nguyễn Thị Ngọc
Mai (2018), Kinh nghiệm xây dựng chính phủ kiến tạo của Singapore, Tạp chí Tổ chức nhà nước;
4
Tham khảo, Tư duy về Nhà nước và pháp luật trong thời đại ngày nay, Đào Trí
Úc*https://vass.gov.vn/noidung/tintuc/Lists/KhoaHocCongNghe/View_Detail.aspx?Ite Nguồn: TẠP CHÍ NHÀ
NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT SỐ 7 năm 2017
mID=99

7
GV: Nguyễn Thị Ngọc Mai 2023

III. CHỦ ĐỀ THUYẾT TRÌNH NHÓM


(Các nhóm chuẩn bị và trình bày bằng Powerpoint trong ca thảo luận)

Mỗi nhóm lựa chọn 1 vấn đề đang được xã hội quan tâm hiện nay
Một số chủ đề gợi ý. Sinh viên có thể lựa chọn các chủ đề khác mà mình quan tâm:
1. Vấn đề Văn minh đô thị (nhổ nước bọt lung tung, xả rác bừa bãi; người đi bộ đi xuống
lòng đường giữa dòng xe cộ đông đúc; quản cáo trái phép; chen lấn trên xe bus; vật
nuôi xả không đúng chỗ; các cặp tình nhân “bày tỏ sự đam mê ở nơi công cộng, ...)
2. Vấn đề mại dâm và phòng chống mại dâm ở Việt Nam
3. Vấn đề mang thai hộ;
4. Vấn đề quyền được chết của con người5.
5. Vấn đề ma tuý và phòng, chống ma tuý ở Việt Nam
6. Vấn đề bảo vệ môi trường
7. Vấn đề tai nạn giao thông
8. Vấn đề dịch bệnh (cúm gia cầm, lở mồm, long móng, Covid, ...)
9. Thực trạng quyền của người đồng tính ở Việt Nam. Vấn đề bảo vệ quyền của người đồng
tính ở Việt Nam
10. Trước hiện tượng kẹt xe ngày càng trở nên nghiêm trọng trên địa bàn thành phố, UBND
TP.HCM cho rằng: để hạn chế ùn tắc giao thông và sự phát triển của các phương tiện
giao thông cá nhân, hướng người dân tập trung sử dụng các phương tiện giao thông công
cộng cần phải thu phí lưu hành đối với xe máy, xe ô tô, … …Bằng kiến thức lý luận về
nhà nước anh (chị) đồng ý hay phản đối chủ trương trên của UBND TP.HCM.
11. Số lượng người vi phạm pháp luật giao thông hiện nay ngày càng gia tăng. Vì vậy, có
giải pháp đưa ra là phải tăng mức tiền xử phạt đối với người vi phạm để nâng cao ý thức
pháp luật của người tham gia giao thông. Bạn đồng ý/không đồng với giải pháp này? Vì
sao? Kiến nghị giải pháp thay thế (nếu có).
12. Tình trạng úng ngập trong mùa mưa trên địa bàn TP.HCM hiện nay,
13. ......
Hướng dẫn: Các nhóm trả lời 3 câu hỏi cho mỗi vấn đề lựa chọn: (1) Vấn đề nhóm lựa chọn có
phải là việc mà chính quyền (Nhà nước) cần phải giải quyết không? (2) Nếu có thì giải quyết
bằng cách nào? (ưu điểm- hạn chế của mỗi giải pháp đưa ra) và (3) Chủ thể nào sẽ thực hiện?

5
Ngày 28/11/2008, TAND quận phía Tây Seoul – Hàn Quốc lần đầu tiên đã phán quyết cho một nữ bệnh nhân
được quyền “ra đi” sau khi mọi nỗ lực cứu chữa đều vô hiệu. Hiện nay, Bỉ, Luxembourg, Hà Lan, Thuỵ Sĩ, Thái
Lan và hai bang Oregon, Washington của Mỹ đã cho phép thực hiện cái chết êm ái cho các bệnh nhân sống tình
trạng thực vật với sự đồng ý của bệnh nhân.

8
GV: Nguyễn Thị Ngọc Mai 2023

You might also like