You are on page 1of 207

BÁO CÁO

Hội thảo Xã hội Dân sự Thường niên Lần thứ 2

Triết lý phát triển:


Bài học từ quá khứ
và định hướng
cho tương lai
Hà Nội, 08-09/06/2017
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 3

GIỚI THIỆU 4

NỘI DUNG 7

I. ĐÁNH GIÁ TRIẾT LÝ PHÁT TRIỂN THỜI KỲ ĐỔI MỚI 7

1. Những thành quả phát triển 7

2. Các vấn đề chưa được giải quyết 7

3. Triết lý phát triển giai đoạn Đổi mới và những hạn chế 10

4. Hệ lụy 14

II. GỢI Ý CÁC TRIẾT LÝ PHÁT TRIỂN MỚI 19

III. VAI TRÒ CỦA XÃ HỘI DÂN SỰ 29

IV. NHẬN XÉT VÀ KHUYẾN NGHỊ 36

PHỤ LỤC 38

Phụ lục 1: Chương trình Hội thảo xã hội dân sự thường niên lần thứ 2 38

Phụ lục 2: Các bài trình bày trong Hội thảo 41

1. Vai trò của khu vực xã hội dân sự trong tiến trình phát triển của
Việt Nam 41

2. Thể chế: Những cải cách đang chờ 55

3. Tiếp cận theo nhu cầu và tiếp cận theo quyền: Nhìn lại một phép so sánh
& Hàm ý cho việc áp dụng ở Việt Nam 59

4. Mạng xã hội và tự do biểu đạt đang làm thay đổi thế giới & Việt Nam
như thế nào? 66

5. Công lý môi trường: Kinh nghiệm quốc tế & Định hướng chính sách 85

6. Ô nhiễm môi trường ở Việt Nam: Kinh nghiệm quá khứ và bài học
tương lai 98

1
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

7. Dấu hỏi với triết lý “cho cần câu chứ không cho con cá” và quan điểm
xây dựng năng lực và xây dựng cộng đồng dưới lăng kính của
“quyền lực/sức mạnh” 113

8. Tư duy lại sự phát triển của Việt Nam 121

Phụ lục 3: Các bài tham luận 129

1. Các tổ chức xã hội dân sự trong việc giám sát việc thực thi quyền lực
của nhà nước – Yếu tố quan trọng cho sự phát triển bền vững 129

2. Vai trò của cộng đồng trong việc xây dựng chính sách văn hóa
(Khảo sát cộng đồng người Ê Đê tại xã Ea Kao – Buôn Mê Thuột) 136

3. Một số giải pháp bảo tồn văn hóa Tây Nguyên trong bức tranh đa
sắc màu của văn hóa Việt Nam 141

4. Các tổ chức quần chúng công trong không gian xã hội dân sự Việt Nam 156

5. Báo cáo nghiên cứu thực trạng và trở ngại của các tổ chức xã hội làm
việc với trẻ em/thanh thiếu niên tại Việt Nam 174

6. Những thách thức trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa ở
nước ta hiện nay 180

7. Vận động xã hội trong một thập niên lại đây và khối xã hội dân sự 190

2
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

LỜI CẢM ƠN

Ban tổ chức xin trân trọng cảm ơn tổ chức Oxfam tại Việt Nam, Đại sứ quán Vương
quốc Bỉ, Cơ quan Viện trợ Ai-len ở Việt Nam, Đại sứ quán Canada tại Việt Nam, và tổ
chức CARE Quốc tế tại Việt Nam đã tài trợ tài chính và hỗ trợ kỹ thuật cho hội thảo xã
hội dân sự thường niên lần thứ 2. Đồng thời chúng tôi cũng chân thành cảm ơn Liên
minh Truyền thông vì Quyền của những người dễ bị tổn thương (RIM) đã hỗ trợ ghi
hình và truyền hình trực tiếp tất cả các cuộc thảo luận diễn ra trong suốt 1,5 ngày của
hội thảo. Quan điểm trong báo cáo này không nhất thiết phản ánh quan điểm của các
tổ chức tài trợ và hỗ trợ kỹ thuật cho hội thảo.

3
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

GIỚI THIỆU

Hội thảo thường niên lần thứ nhất về “Vai trò của xã hội dân sự (XHDS) trong phát
triển kinh tế, xã hội và văn hóa” đã được tổ chức trong hai ngày 14 và 15 tháng 4 năm
2016. Trong không gian dân sự đó những nhà nghiên cứu, giảng dạy và thực hành phát
triển đã trao đổi thông tin, kiến thức về vai trò của XHDS trong mối quan hệ với nhà
nước và thị trường. Tiếp nối thành công này, Ban tổ chức bao gồm đại diện của Nhóm
Làm Việc Vì Sự Tham Gia Của Người Dân (PPWG), Không Gian Nhân Quyền (HRS),
Liên Minh Hành Động Vì Công Bằng Và Sức Khỏe (PAHE), Nhóm Công Tác Vì Người
Dân Tộc Thiểu Số (EMWG), Nhóm Quản Trị Và Cải Cách Hành Chính Công (GPAR),
và Mạng Giới Và Phát Triển Cộng Đồng (GENCOMNET) quyết định mời các nhà
nghiên cứu, các nhà hoạt động thực tế và các chuyên gia tham gia viết bài và trình bày
tham luận ở Hội thảo xã hội dân sự thường niên lần thứ hai được tổ chức vào ngày 8 và
9 tháng 6 năm 2017 với tiêu đề “Triết lý phát triển: bài học từ quá khứ và định hướng
cho tương lai Việt Nam”.

Sau 30 năm đổi mới, Việt Nam đã có những phát triển lớn về kinh tế, xã hội và văn hóa.
Hàng triệu người đã thoát khỏi đói nghèo, hàng triệu người đã có cơ hội để thực hành
quyền và ý chí tự do của mình. Tuy nhiên, nhiều hậu quả đã phát sinh trong quá trình
phát triển này. Ví dụ, bất bình đẳng về kinh tế ở Việt Nam ngày càng nới rộng có nguy
cơ dẫn đến bất bình đẳng về sự tham gia chính trị. Các mô hình kinh tế hiện đang gây
ra ô nhiễm không khí, đất, nước, làm tổn hại đến sức khỏe cộng đồng và ngăn cản cơ
hội thoát nghèo cho những người đang bị bỏ lại phía sau. Chủ trương công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đang ngày càng cho thấy nhiều bất cập và là một trong những nguyên nhân
dẫn đến phân bổ nguồn lực quốc gia không hiệu quả, hậu quả là nợ công và nợ xấu gia
tăng ở mức nguy hiểm. Quá trình đô thị hóa và thương mại hóa đang xóa bỏ nhiều di
sản văn hóa, thiên nhiên và tri thức bản địa làm suy giảm lợi thế cạnh tranh quốc gia
của Việt Nam trong quá trình hội nhập.

Một quốc gia thành công hay thất bại phụ thuộc rất nhiều thể chế và chính sách phù
hợp được xây dựng trên xuất phát điểm là một triết lý phát triển đúng đắn. Sau 30 năm
đổi mới, Việt Nam đã có đủ trải nghiệm để nhìn lại, học hỏi và điều chỉnh triết lý phát
triển của mình, từ đó điều chỉnh lại thể chế và chính sách theo sát yêu cầu của sự phát
triển. Để góp phần vào việc phân tích những thành công và thất bại, thách thức và rào
cản, rút ra các bài học cho mô hình phát triển tương lai cho giai đoạn phát triển tiếp

4
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

theo của đất nước, Hội thảo thường niên xã hội dân sự lần thứ hai đã được tổ chức tập
trung vào nội dung “Triết lý phát triển: bài học từ quá khứ và định hướng cho tương lai
Việt Nam”.

Hội thảo nhằm mục đích:

- Tạo không gian thảo luận học thuật cũng như trao đổi kinh nghiệm thực tế giữa các
cơ quan nhà nước, các tác nhân xã hội dân sự, và xã hội về triết lý phát triển hữu ích
cho Việt Nam.
- Cung cấp nền tảng lý luận và thực tiễn cho việc hình thành chính sách phát triển,
đặc biệt vai trò của xã hội dân sự và trí thức trong việc đóng góp cho quá trình hình
thành và triển khai các triết lý phát triển.

Ban tổ chức đã thông báo và kính mời các nhà nghiên cứu, các nhà hoạt động xã hội,
các tổ chức và cá nhân quan tâm đến chủ đề nêu trên tham gia và đóng góp cho Hội
thảo. Các tham luận có thể là các nghiên cứu khoa học, các bài tổng hợp thực tế, hoặc
phân tích về một triết lý phát triển trong một lĩnh vực cụ thể. Tham luận có thể của một
cá nhân, tổ chức, hoặc hợp tác giữa nhiều cá nhân và tổ chức. Các tham luận xoay xung
quanh nội dung chủ yếu sau đây:

- Triết lý phát triển và bài học lớn trong tiến trình 30 năm phát triển từ khi thực hiện
chính sách Đổi mới ở Việt Nam.
- Triết lý phát triển và các kết quả/hậu quả cụ thể về (i) môi trường tự nhiên: không
khí, đất, nước, sông, biển, hồ; (ii) di sản văn hóa ở nông thôn và thành thị; (iii) nội
lực và tinh thần sáng tạo, khởi nghiệp và tự chủ; (iv) bất bình đẳng và đói nghèo,
quyền, tiếng nói và sự tham gia của người dân trong các lĩnh vực khác nhau, bao
gồm cả giáo dục và y tế; (v) minh bạch, trách nhiệm giải trình và vai trò kiến tạo của
nhà nước; (vi) hội nhập quốc tế và huy động nguồn lực phát triển cho Việt Nam.
- Vai trò của XHDS trong việc hình thành và triển khai triết lý phát triển: Năng lực
của XHDS, cơ chế tham gia, cơ chế hợp tác giữa XHDS, nhà nước và doanh nghiệp.

Hội thảo thường niên lần thứ 2 đã diễn ra trong một ngày rưỡi, bao gồm Phiên họp
toàn thể 1 bàn về triết lý phát triển và bài học trong tiến trình 30 năm từ ngày đổi mới
tập trung vào phân tích, thảo luận về các triết lý phát triển chung mà Việt Nam đã lựa
chọn, hoặc không lựa chọn và ảnh hưởng vĩ mô của nó. Tiếp theo là các phiên thảo luận
song song về các chủ đề cụ thể là môi trường, và quyền để hiểu hơn về các triết lý phát
triển đã được lựa chọn triển khai trong thực tế như thế nào và đã tạo ra những kết
quả/hậu quả gì. Cuối cùng là Phiên họp toàn thể 2 bàn về “Triết lý phát triển hướng tới

5
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

tương lai cho Việt Nam” nhằm đúc kết các bài học quan trọng, gợi ý các triết lý phát
triển và định hướng tương lai cho Việt Nam. Hội thảo đã thu hút được sự tham dự của
180 đại biểu với các thành phần đa dạng gồm các chuyên gia kinh tế, các cán bộ giảng
dạy của các trường đại học và trung tâm nghiên cứu, các đại diện của các tổ chức và
mạng lưới XHDS, các chuyên gia độc lập, các nhà hoạt động, các cá nhân và sinh viên
các trường đại học từ các địa phương và trung ương. Toàn bộ các bài trình bày và thảo
luận tại hội thảo đã được phát sóng trực tiếp với tống số hơn 55.000 lượt người theo dõi
với rất nhiều ý kiến tham gia thảo luận trực tuyến.

Báo cáo này nhằm tổng hợp các ý kiến thảo luận và đóng góp tại hội thảo tập hợp từ hai
phiên thảo luận toàn thể và hai phiên thảo luận song song, với nội dung được sắp xếp
theo ba phần chính như sau:

- Triết lý phát triển của giai đoạn 30 năm Đổi mới: Tổng hợp các ý kiến chỉ ra những
thành tựu chính của sự phát triển của Việt Nam thời kỳ Đổi mới và những bất cập
đang diễn ra. Tiếp theo là tổng hợp các ý kiến xem xét và đánh giá lại triết lý phát
triển của VN, nó đã là gì và nó đang có vấn đề gì.
- Triết lý phát triển mới cho Việt Nam: Tổng hợp các gợi ý của các đại biểu về triết lý
phát triển cho VN trong tương lai cần được điều chỉnh như thế nào để đáp ứng nhu
cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn sau Đổi mới.
- Xác định vai trò của XHDS.

6
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

I. ĐÁNH GIÁ TRIẾT LÝ PHÁT TRIỂN THỜI KỲ ĐỔI MỚI

1. Những thành quả phát triển


Trước khi cùng nhau xem xét, đánh giá lại triết lý phát triển ở thời kỳ 30 năm đổi mới,
các bài tham luận chính đã dành một phần để tóm tắt thành quả chung của thời kỳ này.
Đa số các ý kiến cho rằng trong hai lăm - ba mươi năm qua VN đã có những thành quả
phát triển vì đã chọn đi theo con đường kinh tế thị trường, chủ yếu thể hiện ở những
thay đổi cơ bản sau đây:

• Chuyển từ kinh tế một thành phần sang đa thành phần, trong đó khu vực tư nhân
được coi là động lực phát triển;
• Chuyển từ kinh tế khép kín sang mở cửa, hội nhập;
• Chuyển từ quản lý tập trung sang phân cấp, phân quyền; khai thông các nguồn lực
và dịch chuyển dần từ mô hình kinh tế tập trung bao cấp trước đây được bao quát
chi phối bởi Nhà nước sang cơ chế kinh tế thị trường;
• Thực chất: Mở rộng quyền và cơ hội lựa chọn trong hoạt động đầu tư và kinh doanh
của người dân; điều chỉnh phần nào vai trò của Nhà nước.

Hội thảo cho rằng đây là nỗ lực chung rất lớn, tuy nhiên đây chưa phải là một sự đột
phá trong triết lý phát triển của Việt Nam. Nhiều hơn đó là một sự học hỏi, thừa nhận
và áp dụng thực tế của loài người trong ba trăm năm gần đây. Để phát triển như hiện
nay, VN đã thừa nhận kinh tế thị trường và có được thành tựu rất lớn về kinh tế khi
thừa nhận những quy luật đã được thực hiện ở trên thế giới. Mô hình tăng trưởng kinh
tế mới đã dẫn đến nhiều kết quả tích cực. Trong mấy thập kỷ đầu tiên của quá trình đổi
mới, kinh tế phát triển nhanh, hàng triệu người được hưởng lợi từ quá trình này, trong
đó có nhiều người nghèo, các nhu cầu cơ bản đã được đáp ứng đáng kể và mức độ đáp
ứng ngày càng cao hơn.

2. Các vấn đề chưa được giải quyết


Tuy nhiên, sau 30 năm đổi mới, sự phát triển của VN bắt đầu chững lại và bộc lộ rõ
những mặt yếu. VN mới chủ yếu đổi mới về kinh tế. Tăng trưởng của VN chủ yếu dựa
trên năng suất thấp, tiêu tốn rất nhiều tài nguyên, nên có thể nói tăng trưởng của thời
kỳ này về cơ bản là tăng trưởng xám, tăng trưởng nâu, chứ chưa phải tăng trưởng xanh.

Mặc dù nền kinh tế có những thay đổi mạnh mẽ, các lĩnh vực khác gồm chính trị, giáo
dục, văn hóa, xã hội, ít hoặc chậm đổi mới, chưa đáp ứng được yêu cầu, thậm chí cản

7
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

trở sự phát triển của đất nước. Tình hình phát triển đang ngày càng thay đổi theo chiều
hướng đáng ngại. Tăng trưởng kinh tế bây giờ không phải là bình đẳng, mà tăng một
đồng GDP thì bất bình đẳng tăng nhiều hơn và các chi phí môi trường tăng hơn nữa.
Mô hình tăng trưởng như vậy không giúp giải quyết các vấn đề đang khó và ngày càng
khó hơn vì các vấn đề xã hội và môi trường ngày càng nổi lên nhanh hơn. Nguyên nhân
của tình trạng này được tóm tắt trong những điểm chính sau đây:

• Không khai thác được nguồn lực xã hội: Tư duy bao cấp, tư duy trước đổi mới vẫn
còn hiện hữu phổ biến trong các lĩnh vực xã hội và môi trường. Điều này nghĩa là
trước Đổi mới, của cải của xã hội được tạo bằng chính khu vực Nhà nước, sau đó
phân phối cho nhân dân, và phân phối không hiệu quả nên nghèo đói. Bức tranh
này đang tiếp tục được thể hiện trong lĩnh vực xã hội và các lĩnh vực ngoài kinh tế
hiện nay. Điều này nghĩa là Nhà nước không thể cung cấp đủ các dịch vụ cho người
dân để giải quyết và đáp ứng được những nhu cầu về xã hội của người dân. Tư duy
dựa vào Nhà nước vẫn thống trị nên mặc dù có nguồn lực khổng lồ trong xã hội,
Nhà nước vẫn vấp phải vấn đề thiếu nguồn lực do không thể khai thác nguồn lực
đó. Ngoài ra, thị trường chưa được phát triển đầy đủ và không thúc đẩy được sự
tham gia của người dân. Nguồn tri thức, kỹ năng, công nghệ, năng lực sáng tạo chưa
được giải phóng và được huy động hiệu quả.

• Tăng trưởng kinh tế bắt đầu đi xuống: Trong những năm gần đây, tăng trưởng
kinh tế giảm dần do năng suất của nền kinh tế VN thấp, mức độ sáng tạo rất thấp.
Mặc dù chủ trương nâng cao vai trò của khu vực kinh tế tư nhân, nhưng cho đến
nay, khu vực này mới chỉ đóng góp được cho nền kinh tế 10%. GDP tăng làm cho
xã hội hài hòa hơn, có nguồn lực để phân bổ hơn và đưa những người nghèo hay
những người dân vùng sâu vùng xa ra khỏi tình trạng đói nghèo. Nhưng khi tăng
trưởng chậm lại, thì quá trình ngược lại đang diễn ra, nghĩa là những người này đói
nghèo trở lại. Điều này tiềm tàng dẫn đến nảy sinh các mâu thuẫn về xã hội. Bất
bình đẳng đang ngày càng gia tăng, tạo ra những hố sâu ngăn cách trong xã hội.

• Thể chế phù hợp chưa được xây dựng: (Theo phân tích của TS. Nguyễn Sĩ Dũng)

o Thiếu nền tư pháp độc lập: Các cải cách tư pháp và vai trò độc lập của hệ thống
tư pháp được xây dựng một cách chậm chạp. Nguyên nhân bao trùm quan trọng
nhất đó là vai trò hạn chế của tòa án trong việc giải thích pháp luật, áp dụng pháp
luật để xử lý các tranh chấp.

8
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

o Hệ thống phân cấp phân quyền không hợp lý: Phân chia quyền lực, phân cấp phân
quyền không đủ rõ ràng, vẫn theo mô hình Xô Viết không hiệu quả, không phát
huy được tính chủ động của các cấp chính quyền, đồng thời tạo ra sự chồng chéo,
không rõ trách nhiệm. Khả năng thi hành pháp luật còn rất hạn chế, ví dụ tất cả
mọi việc đều có thể đẩy cho cấp xã và cấp xã phải chịu trách nhiệm trong việc
bảo đảm thi hành hiến pháp và pháp luật.

o Thể chế quản trị còn yếu kém: VN thiếu một nền quản trị đúng. Vấn đề không
phải đa đảng hay một đảng mà vấn đề là nền quản trị đúng. Singapore, Đài Loan,
Hàn Quốc đã chứng minh họ chỉ có một đảng, nhưng có nền quản trị đúng, họ
vẫn phát triển tốt mà không cần đa đảng.

o Chồng lấn, chồng chéo giữa Đảng và Nhà nước: Chính sách luôn được làm ở hai
nơi, không phải chỉ ở địa phương mà ở cả trung ương. Cấu trúc hai bộ máy Nhà
nước song song, chồng lấn này gây lãng phí rất lớn cho ngân sách quốc gia và
khó khăn trong việc chịu trách nhiệm.

o Bộ máy công vụ chất lượng thấp: Bộ máy công vụ thiếu hiệu năng và không
chuyên nghiệp. Chính trị vẫn tiếp tục được coi là tiêu chí tuyển dụng hàng đầu
thì không thể có những người giỏi về chuyên môn được. Công vụ đó là công vụ
hành chính. Bộ máy công vụ phải có những người giỏi công vụ, giỏi chuyên môn,
điều này đòi hỏi phải mở ra tuyển chọn công khai trong toàn xã hội. Bây giờ đã
mở ra tuyển chọn, nhưng chưa có cách thức và quy trình thế nào để chọn được
người tài giỏi trong hệ thống công vụ.

• Pháp luật về đất đai chưa công bằng dẫn đến tranh chấp kiện tụng và bất ổn xã hội.
Nguyên nhân của tình trạng này là do chưa xử lý tốt được ba vấn đề: quyền thu hồi
đất, quyền chuyển đổi mục đích sử dụng đất do không theo kinh tế thị trường, quyền
tự do tài sản của người dân cũng như của các đối tác để xác lập được thực chất giá
trị thực của nó theo mô hình kinh tế thị trường, hay là chuyển đổi mục đích sử dụng
theo phát triển của kinh tế xã hội để đảm bảo tính khách quan.

• Cải cách doanh nghiệp Nhà nước chậm chạp: Sự giằng co giữa xu hướng muốn cải
cách sâu rộng hơn và xu hướng coi kinh tế Nhà nước vẫn là chủ đạo vẫn còn. VN đã
có sự chuyển đổi nhận thức, không còn coi doanh nghiệp Nhà nước là chủ đạo như
trước đây, nhưng vẫn chưa đạt được quyết tâm thực hiện cải cách doanh nghiệp Nhà
nước. Tốc độ cải cách hết sức chậm chạp mà đây chính là tốc độ cổ phần hóa và sự
minh bạch trong cổ phần hóa.

9
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

• Thu nhập tăng, nhưng thiếu cơ chế và chính sách để tái phân phối, do đó thành
quả của phát triển kinh tế chưa đưa lại lợi ích cho nhiều người và đảm bảo công
bằng xã hội, thậm chí còn làm khoảng cảnh giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội ngày
càng gia tăng.

3. Triết lý phát triển giai đoạn Đổi mới và những hạn chế
Từ thực tế phát triển của 30 năm đổi mới và những vấn đề phát triển hiện nay, hội
thảo đã cùng thảo luận, phân tích và đánh giá lại một số triết lý đã được áp dụng cũng
như rút ra bài học từ việc áp dụng các triết lý này:

• Triết lý dựa trên sự tăng trưởng kinh tế, đổi mới kinh tế trước, đổi mới chính trị
sau: Các bài trình bày và ý kiến của các diễn giả tham gia thảo luận đều nhất trí rằng
sự phát triển của VN trong 30 năm đổi mới là tập trung vào đổi mới kinh tế, chưa
hay không tập trung vào đổi mới chính trị. Trong toàn bộ thời kỳ từ Đổi mới đến
nay, theo TS. Nguyễn Sĩ Dũng, triết lý đổi mới kinh tế của VN tập trung vào mấy
điểm chính: i) Một là tự do hóa: Trước đây cấm đoán không cho phép, bây giờ cho
phép nhiều hơn; ii) Hai là thị trường hóa, tức là áp dụng cơ chế thị trường ngày một
nhiều hơn. Thực chất quá trình tự do hóa và quá trình thị trường hóa là quá trình
từ từ chứ không phải diễn ra mạnh mẽ, nó là đấu tranh giữa XHDS, giữa các thành
phần kinh tế với bộ máy quản lý để biên giới được mở rộng dần, đó là các bước mà
cải cách về kinh tế VN đã trải qua. “Định hướng xã hội chủ nghĩa” được giữ lại chủ
yếu để bảo đảm công bằng xã hội như một hướng đi.

Phát triển kinh tế trong thời gian qua được quan tâm nhất là do VN xuất phát từ đói
nghèo đi lên. Lựa chọn của VN là lựa chọn đổi mới kinh tế trước, đổi mới chính trị
sau, và thành quả phát triển của Việt Nam cho thấy lựa chọn này cho giai đoạn đầu
là phù hợp. Tư duy này cho rằng đổi mới kinh tế trước sẽ kéo theo đổi mới chính
trị. Cũng vì triết lý này nên đã dẫn đến quan điểm rằng phát triển có nghĩa là phát
triển kinh tế, tập trung nhiều vào tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng bằng mọi giá, và
để phát triển kinh tế cho một nước nghèo như VN thì phải chấp nhận đánh đổi
những hệ quả về xã hội và chất lượng môi trường (cho dù trên thực tế, quan điểm
phát triển bền vững đã được phổ biến ở VN từ đầu những năm 1990, không lâu sau
khi Đổi mới bắt đầu). Mô hình phát triển này cũng được một số ý kiến gọi là mô
hình dựa vào tăng trưởng GDP trước, cải thiện môi trường sau. Theo số liệu, 52%
người dân trong một khảo sát vào năm 2012 cho rằng chính quyền địa phương đang

10
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

ưu tiên phát triển kinh tế hơn là bảo vệ môi trường. Điều này thể hiện rất rõ ưu tiên
trong phát triển là tăng trưởng, hay là GDP ở VN, và môi trường mới chỉ được nhìn
ở một góc rất là hẹp.

Trong tư duy kinh tế, VN chủ yếu tập trung trên hai nền tảng chính, đó là vốn và
nhân công, đặc biệt là nhân công giá rẻ. Tuy nhiên cho đến nay cách thức này đang
bộc lộ ngày càng rõ những điểm yếu. Triết lý này bắt đầu từ năm 1986, nhưng vấn
đề là triết lý này vẫn đang được xem là chủ đạo, lấy tăng trưởng kinh tế là chính. Ẩn
đằng sau triết lý đổi mới kinh tế trước khi đổi mới chính trị là nỗi e ngại rằng đổi
mới chính trị sẽ dẫn đến những sự hỗn loạn trong nước và không thể đảm bảo đổi
mới kinh tế.

Kinh tế tư nhân đã được công nhận và đã được coi là một trong những động lực rất
quan trọng để phát triển kinh tế. Cải cách kinh tế đã đi đến điểm rất quan trọng khi
công nhận vai trò của kinh tế tư nhân và coi kinh tế tư nhân là động lực phát triển.
Cải cách kinh tế gắn với cải cách quản lý của Nhà nước, do đó quản lý của Nhà nước
cũng phải chuyển đổi, cải cách từ từ theo cải cách kinh tế. Tuy nhiên, có lĩnh vực đạt
được hiệu quả cải cách tốt hơn, có lĩnh vực thì tư duy tập trung quan liêu bao cấp
vẫn ngự trị. Đây vẫn là một quá trình cải cách có sự giằng co giữa tư duy cũ và tư
duy mới, giằng co giữa lợi ích của nhóm kinh tế và động lực phát triển với nhóm
quản lý mà có lợi ích nhiều hơn trong việc quản lý theo hướng ngày càng chặt. Đây
là mô hình chung của cải cách kinh tế của VN thời gian vừa qua.

• Triết lý phát triển dựa trên vai trò của Nhà nước: Triết lý dựa vào Nhà nước được
thể hiện trong mọi lĩnh vực. Triết lý này cho rằng phát triển phải dựa trên vai trò
quan trọng hàng đầu của Nhà nước, tức là Nhà nước làm tất cả, Nhà nước điều hành
tất cả và tập trung mọi quyền lực trong tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế và văn
hóa - xã hội. Trong kinh tế, vai trò của Nhà nước thể hiện ở những điểm như doanh
nghiệp Nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế; và thực tế khu vực
kinh tế tư nhân mới chiếm 10% đóng góp cho nền kinh tế đất nước. Mặc dù gần đây
có những sự thay đổi, chuyển biến về phân quyền, nhưng Nhà nước vẫn đóng vai
trò chính trong phát triển. Trong rất nhiều văn bản chính thức của Đảng và Nhà
nước đều nhấn mạnh rằng kinh tế quốc doanh là chủ đạo. Chính quan điểm Nhà
nước đóng vai trò chủ đạo đã dẫn tới vai trò của XHDS là bị xem nhẹ, chưa nói là bị
nhìn nhận một cách rất là nghi ngại. Ví dụ như trong Dự thảo cương lĩnh ban đầu

11
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

của Đại hội Đảng cộng sản VN có nêu từ XHDS, nhưng sau đó thì bị bỏ khỏi Dự
thảo chính thức đưa ra Đại hội.

• VN thiếu sự nhận thức đúng đắn về triết lý phát triển: Có một số ý kiến cho rằng
phát triển phải có hai nội dung cơ bản, thứ nhất là cải thiện chất lượng cuộc sống
của mọi người và thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, nhưng thứ hai là phải nâng cao
được năng lực đáp ứng nhu cầu của con người, tức là trang bị cho người dân những
tri thức, những công cụ để người dân có thể tự mình cải thiện được chất lượng cuộc
sống của mình. Tuy nhiên, ý kiến khác cho rằng cần nhìn rộng hơn. Triết lý phát
triển phải trả lời được hai câu hỏi cơ bản: Phát triển là gì, và phát triển để làm gì?
Nếu trả lời rằng, phát triển để tăng trưởng, để chúng ta giàu có hơn, chúng ta thịnh
vượng hơn thì có thể Nhà nước sẽ đưa ra một loạt chính sách để đạt được mục đích
đó; còn nếu hiểu phát triển là để người dân cảm thấy an toàn hơn, an ninh con người
được đảm bảo, bảo vệ được môi trường xanh hơn, con người cảm thấy hạnh phúc
hơn, thì Nhà nước sẽ đưa ra các chính sách khác. Như vậy, đây là những câu hỏi cốt
lõi của triết lý phát triển.

Nhiều ý kiến cho rằng đã đến lúc VN phải dừng lại, xem lại phát triển đang được
hiểu là như thế nào. Có rất nhiều sai lệch trong các lĩnh vực, nhiều sự đánh đổi
không đáng có. Những gì có vẻ như không hợp lòng dân thì luôn được biện minh là
“vì phát triển”. Như vậy thì không trả lời được “phát triển là gì” thì không làm rõ
được tại sao người dân lại phải vì “phát triển”. “Vậy thì phát triển là gì? Ở VN có cái
gọi là triết lý phát triển hay không, cái triết lý theo như tôi hiểu đấy, cái triết lý nó là
những cái quan niệm, những cái nguyên tắc cốt lõi, nguyên tắc cốt lõi về cái chúng ta
hiểu chúng ta nhận thức về cái đối tượng đó, ví dụ chúng ta hiểu cái phát triển là gì,
chúng ta sẽ đưa ra một số những nguyên tắc nền tảng, và đến lượt nó, nó lại trở thành
một cái kim chỉ nam định hướng cho mọi chính sách, cho mọi thực hành trong đời
sống xã hội. Vậy thì cái câu hỏi đặt ra là chúng ta, liệu trong VN chúng ta là có cái
triết lý ở đằng sau tất cả… có thực sự là có cái triết lý đấy không?” (PGS. TS. Phạm
Quỳnh Phương)

• Triết lý đánh đổi, hi sinh thiên nhiên và môi trường để phát triển: Trong nhận
thức của nhiều người suốt một thời gian dài, thiên nhiên là thứ hoang hóa phải chinh
phục, cải tạo để phục vụ lợi ích con người. Vì quan niệm về thiên nhiên như vậy mà
rừng và các hệ sinh thái bị phá hủy để làm đường, xây dựng công trình thủy điện để
phát triển kinh tế, tăng GDP. Chính điều này đang tạo ra những khủng hoảng về

12
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

môi trường được chứng kiến ngày hôm nay. Môi trường luôn bị gắn liền với những
diễn ngôn như là hy sinh, đánh đổi… Công lý môi trường chưa được chú trọng. Nếu
không coi trọng môi trường một cách đúng đắn và đưa ra hành động đúng đắn để
giải quyết thì tất cả mọi người đều sẽ là nạn nhân. Ví dụ như khi một doanh nghiệp
xả thải làm ô nhiễm một dòng sông, thì hậu quả ảnh hưởng tới không chỉ cộng đồng
đó, mà cả quốc gia. Trong suốt một thời gian dài, người nghèo đã bị đổ lỗi một phần
cho những vấn đề môi trường, rằng vì nghèo đói, người dân đã chặt cây, phá rừng…
Nhưng hiện nay, các cảnh báo về môi trường ngày càng gắn với các doanh nghiệp,
với những nhóm rất có quyền lực trong xã hội đang trục lợi từ môi trường. Ở đây
có các vấn đề về bất công và bất bình đẳng, nghĩa là ai có quyền lực, ai có thông tin,
ai được tham gia thì người đó sẽ được hưởng lợi. Cách hưởng lợi đó mang lại thiệt
hại cho một cộng đồng rộng lớn hơn và cho cả xã hội.

• Lo lắng về chủ quyền, nhưng lại lệ thuộc vào mô hình nước ngoài: Theo TS.
Nguyễn Đức Thành, nhiều chính sách hiện nay được đặt ra mà ẩn sâu trong đó là tư
tưởng để giữ được độc lập. Tư duy này biện minh cho sự ôm đồm của Nhà nước và
vai trò lãnh đạo của Đảng, nghĩa là có nỗi lo rằng nếu không phải là Đảng và Nhà
nước này lãnh đạo thì đất nước sẽ mất ổn định và đi xuống. Vì sao Nhà nước ôm
đồm, cũng như vấn đề về quyền lực nói chung, điều này xuất phát từ lý luận cho
rằng nếu không ôm đồm như thế thì đất nước sẽ mất về tay người nước ngoài hay
mất đi tính độc lập. Nhưng cách thức một nhóm làm tất cả, còn những người khác
chỉ làm theo, là một cách thức không hiệu quả. Nó là cách làm từ trên xuống. Cách
này không huy động được nguồn lực xã hội. Ngoài ra, nỗi lo mất độc lập này dẫn
đến trạng thái xã hội phát triển theo hướng nhân tạo hơn là tự nhiên. Một xã hội
được duy trì dựa trên những nỗi lo như sẽ mất độc lập, hay chế độ sẽ tan rã, thì sẽ
phát triển theo khuynh hướng có tính nhân tạo. Nhưng chính từ đây sẽ dẫn đến nhu
cầu phát triển xã hội phải theo cách tự nhiên hơn, hay nói khác đi, đó là nhu cầu
phải cải cách xã hội nhân tạo, làm cho nó trở nên là rõ ràng hơn, gần với tự nhiên
hơn, gần với thực tế hơn và gần với con người hơn, mang tính người hơn. Trong khi
đó lại tồn tại một nghịch lý là một mặt, VN muốn giữ độc lập, tự chủ, nhưng mặt
khác VN vẫn tiếp tục phải đi theo con đường là dựa vào nước ngoài để tạo ra đồng
thuận ở trong nước vì không tự đồng thuận được.

• Lúng túng và mâu thuẫn trong diễn ngôn về phát triển: Nhiều đại biểu bày tỏ diễn
ngôn về phát triển của VN hết sức lúng túng, chủ quan và mâu thuẫn. Tư duy phổ
biến là phát triển tuần tự, theo một mô hình, không chấp nhận sự đa dạng. Khi một

13
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

mô hình được đề ra thì tất cả những thứ khác nó bị cho là đối lập, bị coi là xấu, lạc
hậu, cổ hủ, kém phát triển, không văn minh… Tư duy nhị nguyên này đã âm thầm
phá hủy sự đa dạng trong đời sống, làm nảy sinh những nghịch lý như người dân
tộc phải phát triển giống người Kinh, miền núi tiến kịp miền xuôi… và phá hủy bản
sắc và các giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số. Trong những người làm chính
sách có niềm tin rằng một khi chính sách được đề ra thì thực tế sẽ phải phát triển
như vậy, bất chấp sự đa dạng. Nhiều mô hình được đưa ra, nhưng rốt cục đó lại là
mô hình nào đó của đất nước nào đó. VN không xây dựng được mô hình của chính
mình. VN thiếu nhận thức đúng đắn về chuẩn. “Chuẩn” đang rơi vào tình trạng phải
đi theo một kiểu, ví dụ phải hy sinh cá nhân vì lợi ích của tập thể, công nghiệp hóa
hiện đại hóa, hay chuẩn là kinh tế hàng hóa… Khi “chuẩn” được phổ biến và khác
“chuẩn” bị phủ nhận, đó là lúc bất kỳ sự đa dạng nào trong phát triển cũng bị coi là
sai và không được thừa nhận. Người dân tộc thiểu số vì thế bị coi là cổ hủ, lạc hậu,
hay họ phải chấp nhận phát triển giống người Kinh, phải chấp nhận kinh tế hàng
hóa…

Trong các triết lý phát triển mà VN dựa vào mấy chục năm qua có nhiều diễn ngôn
rất lệch lạc, ví dụ như những diễn ngôn thể hiện quá khứ, muốn người dân gần như
sống lại quá khứ hay thể hiện tinh thần của quá khứ, nhưng lại không nhận ra rằng
những diễn ngôn đó ảnh hưởng thế nào. Ví dụ như là phải hy sinh, phải anh hùng,
nước ta phải là một cường quốc, vân vân,… Hoặc, khi chủ trương công nghiệp hóa
được đưa ra, diễn ngôn được tung ra là hiện đại, tạo công ăn việc làm, thay đổi bộ
mặt nông thôn, công nghiệp hóa, hiện đại hóa… nhưng cái mà người dân xung
quanh khu vực đó thấy ngay sau đấy là ô nhiễm môi trường, mất đất, hoa màu, tôm
cá… chết.

4. Hệ lụy
Các hậu quả của triết lý phát triển áp dụng trong thời kỳ Đổi mới đã được các diễn giả
và các đại biểu phân tích, xem xét từ những góc độ khác nhau. Những mất mát về môi
trường được đặc biệt nhấn mạnh. Dưới đây là tóm tắt một số ý kiến mà nhiều đại biểu
cùng chia sẻ:

• Gánh nặng chi phí đổ lên xã hội: Đánh giá chung của hội thảo là sự phát triển của
VN trong thời gian vừa qua là thiếu bền vững. Do triết lý phát triển cho rằng ưu tiên
phát triển không phải là con người, cho nên khi ngân sách eo hẹp, Nhà nước đã đổ

14
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

các gánh nặng lên người dân ví dụ như chi phí y tế và gọi điều đó là “xã hội hóa”.
Bản chất của điều này là chuyển gánh nặng về chi phí xã hội lên vai người dân. Theo
chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, mặc dù có nhiều thành quả phát triển so với trước
đổi mới, VN đang phải trả giá quá cao, bao gồm nhiều vấn đề về xã hội và môi trường
nghiêm trọng, nhiều chương trình đổi mới và phát triển chưa hoàn thành, bất bình
đẳng gia tăng, đặc biệt về tiếp cận các cơ hội phát triển và suy giảm niềm tin của
người dân. Đại diện Nhóm Hành động vì Công bằng Sức khỏe (PAHE) cho biết:
“Nghiên cứu của Liên minh chúng tôi cho thấy chi phí trực tiếp cho vấn đề sức khỏe
thì hộ gia đình ở VN luôn là trên 50%, năm 2014 là trên 54%, trong toàn bộ chi phí
thì người dân là gánh hơn một nửa, và trong khi đó ở Malaixia là 40,7%, ở Indonexia
là 30,1%, còn Thái Lan là 19,2%, và năm 2010 thì 563.785 hộ gia đình bị nghèo hóa
do chi phí y tế.” Điều này cho thấy rõ ràng phát triển của VN không bền vững và
phải trả giá cả bằng sức khỏe của người dân. Công lý môi trường ở VN là một vấn
đề bắt đầu được thảo luận và quan tâm. Khi một vấn đề hay một sự cố môi trường
xảy ra, không phải mọi người đều chịu hậu quả như nhau, mà trong đó chứa đựng
sự bất bình đẳng, có những nhóm có quyền lực có thể trục lợi từ môi trường. Những
người dân tộc thiểu số sống nhờ rừng thì khi mất rừng, họ là những nhóm thiệt thòi
hơn cả.

• Nợ công tăng nhanh, nguồn lực bị sử dụng lãng phí: Theo TS. Nguyễn Đức Thành,
có thể nhiều người không quan tâm tới nợ công tăng nhanh bởi vì nghĩ đây là vấn
đề kinh tế, nhưng đây là vấn đề thuần túy về xã hội, vấn đề phát triển bởi vì chỉ khi
các nguồn lực, tức là nguồn lực công, đang bị sử dụng một cách cực kỳ lãng phí thì
mới phải nợ như vậy. Nguồn lực bị lãng phí khủng khiếp vào những doanh nghiệp,
đại doanh nghiệp, những công trình công. Gia hạn rồi tăng vốn, tiếp tục tăng vốn
thì tiếp tục nợ nần, kéo theo các vấn đề khác. Ngoài ra còn tình trạng tham nhũng
nghiêm trọng. Một ví dụ khác về sử dụng ngân sách lãng phí là các tổ chức tổ chức
chính trị -xã hội, hay các hội quần chúng công, không phải là tổ chức xã hội tự thân,
không hiệu quả, trong khi ngân sách phải bỏ ra nuôi bộ máy và nhân sự là rất lớn.

• Suy giảm lòng tin: Lòng tin là cái tạo nên vốn xã hội. Có lẽ là chưa bao giờ xã hội
VN lại mất lòng tin trầm trọng như vậy. Người dân luôn phải lo lắng hằng ngày từ
việc ăn gì, thực phẩm có an toàn không, con cái học gì, nên cho con cái học gì, học
ở đâu… cho đến ốm đau thì đi bệnh viện nào, cho trẻ tiêm vắc xin gì, có nên không,
có nên chạy thận không?… Chưa bao giờ người dân lại lo lắng như bây giờ, và chưa

15
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

bao giờ xã hội lại được cảm nhận có nhiều rủi ro trong cuộc sống của họ như bây
giờ.

• Môi trường và sức khỏe: Đây là vấn đề nhận được sự quan tâm rất lớn ở hội thảo.
Trong những năm trước đây, các vấn đề môi trường được nhìn nhận liên quan đến
đói nghèo. Nhiều người dân bị nhìn là thủ phạm, phá hủy môi trường vì sinh kế,
hay gắn với chuyện đói nghèo và do sinh kế mà dẫn đến chuyện là họ phá hủy môi
trường, phá hủy hệ sinh thái. Họ là những cá nhân đơn độc, hay những cộng đồng
nhỏ lẻ chấp nhận trả giá, kể cả sức khỏe cũng như là sinh mạng của mình cho miếng
cơm manh áo hàng ngày. Tuy nhiên tiến trình phát triển ngày càng cho thấy đây là
vấn đề rất nhiều chiều kích và phức tạp, liên quan tới vấn đề quyền lực, lợi ích, công
bằng xã hội… Trong những năm gần đây, môi trường bị phá hủy ngày càng nặng
nề do các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm. Điều này phần nào cho thấy đã có một
giai đoạn VN đã thu hút đầu tư, nhưng không có những biện pháp và những chính
sách để quản lý chất lượng môi trường. Các vấn nạn của môi trường ở VN gắn rất
nhiều với ô nhiễm do xả thải, chất lượng không khí đô thị, bảo tồn hệ sinh thái, cũng
như biến đổi khí hậu. VN không ở xa đâu đó trong tất cả những vấn đề này. Vào
năm 2016 có một bài báo thống kê 10 loại ô nhiễm nghiêm trọng nhất ở VN thì
nhiều trong số đó gắn với tình trạng xả thải. Nguyên tắc phòng ngừa và phát triển
bền vững chưa coi trọng, nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền còn lúng túng
trong áp dụng, dẫn đến tăng khiếu kiện và phản kháng. Nếu VN phát triển kinh tế,
phát triển công nghiệp nhưng lại thiếu kiểm soát ô nhiễm, không có đánh giá tác
động môi trường một cách thực sự nghiêm túc, thì hậu quả không chỉ trong hiện
tại, cho một xã, một thôn, một tỉnh nữa, mà có thể thành là cả một dải đất dài miền
Trung, và nó không chỉ là câu chuyện của một năm, mà là của nhiều năm, hay hàng
thập kỷ. Theo báo cáo của chuyên gia độc lập Nguyễn Hoàng Phượng:

o VN có 126.000 bệnh nhân ung thư mới (2010);


o Nghèo hóa do thiệt hại hoa màu và chi phí khám chữa bệnh;
o Tổn thất do ô nhiễm môi trường của VN lên tới 5,5% GDP hàng năm, tương
đương 3,9 tỉ USD năm 2007, và 4,2 tỉ USD năm 2008 (WB, 2007);
o Mỗi năm VN thiệt hại 780 triệu USD trong các lĩnh vực sức khỏe cộng đồng vì
ô nhiễm môi trường (Bộ TNMT, 2009);
o GDP cứ tăng 1% thì thiệt hại do ô nhiễm môi trường sẽ làm mất đi 3% GDP
(Nguyễn Thế Chinh & Thắng, 2014);

16
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

o Hơn 50% chi phí liên quan đến dịch vụ y tế và thuốc điều trị do người dân tự
phải chi trả (Nhóm Hành động vì Công bằng Sức khỏe, 2011);
o 54% hộ gia đình có người bị bệnh ung thư phải chịu chi phí thảm họa (Đại học
Y tế Công cộng, 2012);
o Khoảng 24% gánh nặng bệnh tật và 23% số ca tử vong ở VN là liên quan đến yếu
tố môi trường, và khoảng 36% số ca tử vong của trẻ em từ không đến sáu tuổi là
do tác nhân môi trường gây ra;
o Theo ghi nhận của Bộ Y tế, tính đến nay có khoảng 51 làng, xã nằm rải rác ở 25
tỉnh/thành phố trong cả nước được ghi nhận là những “làng ung thư”. Các làng
tập trung chủ yếu ở miền Bắc, miền Trung - nơi diễn ra các hoạt động tiểu thủ
công nghiệp và làng nghề với cường độ cao (Hà Tây, Bắc Ninh, Nam Định), gần
các khu công nghiệp cũ (như Thái Nguyên, Phú Thọ) hoặc gần các khu bảo vệ
thực vật cũ (Nghệ An, Hà Tĩnh)... (“Diễn đàn Quốc gia về sức khoẻ môi trường
lần thứ ba”, 25/12/2007 )

• Hệ thống tư pháp chưa bảo vệ người dân: Các khiếu nại hay những quan ngại, phàn
nàn về môi trường không được thực sự coi trọng và không được xử lý một cách triệt
để. Người dân phần lớn chỉ được khiếu nại ở góc độ hành chính. Tòa án không nhận
những khiếu kiện về môi trường. Tuy nhiên, kể cả ở dạng khiếu nại hành chính thì
mức độ xử lý cũng không được đến 50%. Chỉ có 30% khiếu kiện về ô nhiễm môi
trường được giải quyết, 48% chưa giải quyết xong và 22% không được giải quyết và
không nhận được bất kỳ phản hồi nào từ các cơ quan quản lý Nhà nước (Báo cáo
Chỉ số Công lý của UNDP năm 2012). Khi dự án phát triển của doanh nghiệp không
được cộng đồng chấp nhận, có rất nhiều trường hợp mà người dân không có sự lựa
chọn nào khác mà phải lựa chọn những hình thức tự phát, tự xử như là phản kháng,
chặn đường, dừng hoạt động của công ty… gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp, thậm
chí mất toàn bộ vốn liếng. Như vậy thì doanh nghiệp cũng là bên bị thiệt hại. Tỷ lệ
xung đột trong những vụ việc liên quan đến môi trường càng ngày càng tăng, đặc
biệt năm 2016 đánh dấu mức tăng cao điểm nhất của những cuộc gọi là tự xử, những
cuộc tuần hành hay thậm chí là bạo động liên quan đến vấn đề môi trường ở VN.
Một số trường hợp, những người phản kháng, đấu tranh cho cộng đồng bị đe dọa
tính mạng, thậm chí gặp khó khăn trong việc kết nối với cộng đồng. Họ đơn độc
trong cuộc đấu tranh của mình vì hệ thống tư pháp không được hoàn thiện để bảo
vệ họ.

17
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

• Mất kết nối cộng đồng và các giá trị văn hóa: Tây Nguyên được xem như một ví dụ
điển hình về các giá trị văn hóa bị mất mát. Các công trình của Nhà nước như UBND
xã, nhà văn hóa theo kiểu người Kinh được xây dựng để thay cho nhà cộng đồng
truyền thống của người dân. Hậu quả là thiết chế văn hóa cộng đồng bị phá vỡ khiến
cộng đồng mất kết nối, khi mọi thứ đều là của Nhà nước, không còn là của cộng
đồng. Các di sản văn hóa vật thể cũng xuống cấp trầm trọng, nhiều di sản bị lãng
quên. Không gian cảnh quan di sản bị xâm hại như cho người dân vào ở trong khuôn
viên, phát triển du lịch và thương mại hóa di sản. Di sản văn hóa nghệ thuật dân tộc
truyền thống bị lãng quên, mất đi các loại hình nghệ thuật truyền thống.

18
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

II. GỢI Ý CÁC TRIẾT LÝ PHÁT TRIỂN MỚI


1. Thay đổi tư duy về phát triển: VN đã có một giai đoạn dài tăng trưởng, nhưng là
tăng trưởng với một cái giá rất cao về môi trường, văn hóa - xã hội, tinh thần và mất
mát về niềm tin. Thực sự đã đến lúc xem xét lại cái gọi là triết lý phát triển trong các
đường hướng chính sách của VN từ trước đến nay. Nói là đã đến lúc, bởi vì từ khi
đổi mới đến nay, có lẽ chưa bao giờ xã hội VN lại đang ở trạng thái mất lòng tin như
bây giờ. Lòng tin của người dân là quan trọng vì lòng tin là cái tạo nên vốn xã hội.
Mất lòng tin trầm trọng như hiện nay là một vấn đề rất lớn. Trong giai đoạn tới, triết
lý phát triển cần được điều chỉnh cho phù hợp, lấy con người làm trung tâm, để tăng
trưởng đi đôi với bảo vệ môi trường và bảo vệ các giá trị văn hóa - xã hội, đảm bảo
công bằng xã hội… Phải thay đổi tư duy phát triển là phát triển kinh tế, hay tăng
GDP. Phải thay đổi và chuyển
sang một cách nghĩ khác về phát
triển rộng rãi hơn, có thể gọi là Những cải cách đang chờ:
phát triển xã hội hay là hạnh phúc • Nhất thể hóa giữa Đảng và Nhà nước;
quốc gia, hay là kinh tế cộng • Vận hành đúng đắn quyền lập pháp và
đồng. Có nhiều mô hình khác hành pháp;
nhau, nhưng tốt nhất là đi chậm • Xây dựng nền hành chính chuyên
hơn, giảm các chi phí môi trường nghiệp, hiệu năng;

và xã hội, không phải là phát triển • Xây dựng hệ thống chính quyền địa
phương tự quản;
bằng mọi giá. Ai cần thay đổi tư
• Xây dựng nền tư pháp độc lập;
duy nhất trong bối cảnh hiện
• Xây dựng XHDS năng động và phát
nay? Người lãnh đạo cần thay đổi,
triển.
tuy nhiên lãnh đạo thay đổi cũng
(TS. Nguyễn Sĩ Dũng)
không đủ, mà tất cả từng người
dân một cũng phải thay đổi.

2. Cần có các chỉ số đo được chất lượng phát triển, chứ không phải chỉ GDP: Phát
triển phải lấy con người làm trung tâm, có gương mặt con người. Phát triển cần đi
đôi với bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên, coi dòng
sông, cánh rừng, con vật có quyền tồn tại của nó, nghĩa là trong phát triển cần nhìn
thấy khuôn mặt của những con người, và cả của những con voọc, tê giác, của những
cái cây, chứ không phải chỉ có con số. Để có thể có được những hình ảnh như vậy

19
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

thì phương pháp mà các diễn giả chia sẻ là những đột phá mạnh mẽ về mặt thể chế,
thay đổi tư duy về lãnh đạo và cần có những mô hình mới chứ không phải mô hình
cũ đã không còn hiệu quả. Cần nghiên cứu những mô hình phù hợp, những con số
hay những công cụ để sử dụng, không chỉ là GDP. Không cần phủ nhận vai trò của
GDP, nhưng bên cạnh đó đã đến lúc cần có những chỉ số và những công cụ khác để
đo sự phát triển như về môi trường, về ô nhiễm, hay về dân số, về trình độ giáo
dục… Phải dựa vào tất cả những bộ véc tơ lớn về chỉ số đó một cách khách quan.
Về mặt kinh tế, chỉ số GDP vẫn có giá trị của nó, chỉ nên đừng duy GDP. GDP có
lợi thế là rõ ràng và đo đạc tương
đối nhanh. Trong khi đó, việc đo
các chỉ số xã hội thì thách thức Các giải pháp phát triển giai đoạn sau
hơn. Nếu sử dụng các chỉ số quá Đổi mới:

khó đo thì cần thận trọng. Đôi khi, • Hiện đại hóa nền kinh tế, phát triển
đối với một thể chế tồi, việc sử khu vực kinh tế tư nhân;
dụng các chỉ số phức tạp lại giúp • Phát triển năng lực đổi mới sáng tạo;
nó có thêm phương tiện để thao • Nâng cao hiệu quả của quá trình đô
túng. Đơn cử một ví dụ đó là chỉ thị hóa;
số hạnh phúc. Chỉ số này cho thấy • Phát triển bền vững về môi trường và
VN là một trong những nước tăng cường khả năng ứng phó với

hạnh phúc nhất thế giới và chính biến đổi khí hậu;
• Đảm bảo công bằng và hòa nhập xã
vì vậy nó được chia sẻ, đẩy lên
hội cho các nhóm yếu thế cùng với
khắp các kênh thông tin mà bỏ
sự phát triển của xã hội trung lưu;
quên một thực tế rằng GDP của
• Xây dựng một Nhà nước pháp quyền
VN lại chỉ đứng 180… dẫn đến
hiện đại với nền kinh tế thị trường
những ngộ nhận về tình hình thực đầy đủ, hội nhập và xã hội dân chủ
tế của đất nước. Như vậy vẫn cần phát triển ở trình độ cao.
có những hệ thống chỉ số hiệu
(Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan)
quả, rõ ràng, toàn diện, không
phải chỉ dựa vào riêng GDP.

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi


Lan, chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) và GDP trên thực
tế đang được đẩy thành một điều mà các địa phương dần dần không thể coi thường,
cũng như Chính phủ không thể không quan tâm đến vì đấy là một kênh truyền tải
tiếng nói của người dân. Nếu chỉ có những tiếng nói riêng lẻ, kể cả của các tổ chức

20
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

xã hội thì không thể tạo được tác động lớn, nhưng khi quy được thành một chỉ số
trong bộ chỉ số PAPI, có thước đo, có cái để so sánh, thì chúng ta sẽ thấy được nhiều
vấn đề hơn, ví dụ như trong dịch vụ công, ở đâu đang thực hiện tốt, ở đâu thực hiện
kém, cần giải quyết vấn đề gì... Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) cũng tương
tự như vậy. PCI đã trở thành một công cụ giúp cho nhiều tỉnh vượt lên trong phát
triển một cách cân bằng về nhiều mặt. Những tỉnh có PCI tốt thì những người lãnh
đạo dần dần cũng có ý thức về PAPI. Đây là công cụ để cho các tổ chức xã hội lên
tiếng, và bằng những cách đó họ cũng đang đóng góp vào sự thay đổi và tạo nên thể
chế mới, chứ không phải lúc nào cũng là thể chế nào doanh nghiệp ấy, hoặc thể chế
nào thì xã hội ấy. Cũng phải đặt vấn đề ngược lại là xã hội nên như thế nào ở đây để
thúc đẩy tạo nên một hệ thống thể chế tốt hơn.

3. Cần khoan dung: Cần khoan dung để đón nhận nhiều những ý kiến khác nhau mới
thực sự có được đổi mới sáng tạo. Bản chất của khoan dung là thỏa hiệp về tư tưởng
bởi mỗi người không thể chắc chắn là chỉ có mình nắm giữ chân lý. Để thực hành
những giá trị tự do, bình đẳng, dân chủ, nếu như thực sự muốn sự phát triển hài hòa
cũng như là thúc đẩy những giá trị đó ở trong những không gian dân sự, cần phải
có những công cụ để qua đó có thể nghe được nhiều hơn tiếng nói của người dân,
như PAPI, PCI, và cũng có thể sử dụng những công nghệ để truyền tải tiếng nói
người dân hiệu quả hơn. Ví dụ như ở hội thảo này, hội trường chỉ chứa được khoảng
hai trăm người, nhưng với sự hỗ trợ của công nghệ thì phiên buổi sáng đã có đến
25,000 lượt view, có rất nhiều chia sẻ. Đó là quá trình mọi người trao đổi, đối thoại
để hiểu biết nhau hơn và cũng là tiến trình để cho xã hội có thể khoan dung hơn.

4. Quan hệ giữa Nhà nước và XHDS: Các đại biểu tại hội thảo hoan nghênh quan
điểm cho rằng quyền lực không phải là một trò chơi tổng bằng không (zero sum).
Không phải là XHDS mạnh lên thì Nhà nước sẽ mất quyền. Cần hiểu là XHDS hỗ
trợ Nhà nước trong những lĩnh vực mà Nhà nước không với tay đến được, như vậy
XHDS mạnh lên thì Nhà nước sẽ mạnh lên. Quan điểm hay triết lý này sẽ dẫn đến
một cách ứng xử đúng đắn giữa Nhà nước và XHDS. Nhưng để quá trình này diễn
ra, một nhà lãnh đạo sáng suốt phải biết mở những cái van để cho những lực lượng
mới đi vào và sau đó là thỏa hiệp, chứ không phải là phủ nhận hay đối đầu. Quá
trình phát triển không đơn tuyến theo cách nghĩ đơn giản là một nhóm tin là mình
có ưu điểm và cho rằng ý kiến của các nhóm khác là sai, rồi không chấp nhận và

21
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

không thỏa hiệp. Cách tư duy đơn tuyến này sẽ dẫn tới việc đè nén, gạt các nhóm bị
coi là khác biệt sang một bên trong quá trình lịch sử, không cho họ tham dự quá
trình lịch sử, và như thế thì tức là không mở ra một cánh cửa nào, không mở ra một
cái van nào. Tư duy phát triển thiếu khoan dung này sẽ dễ tạo ra ngòi nổ. Bây giờ là
thời điểm cần phải mở cái van này. Hàm ý của cái van này là sự khoan dung, chấp
nhận các tư tưởng khác nhau.

Đặt vấn đề phân chia quyền lực giữa Đảng và XHDS là một cách đặt vấn đề không
đúng đắn. Khi XHDS lên tiếng, nó thể hiện nhu cầu xã hội cần phát triển tự nhiên
hơn, có gương mặt con người hơn. Các chuyên gia, các nhà khoa học lúc này cần
nghe được nhu cầu đó, giúp bộc lộ nó để thấy rằng triết lý phát triển cũ không còn
phù hợp nữa. Ở đây cần quay trở lại vấn đề khế ước xã hội: Quyền lực là do nhân
dân trao cho Nhà nước, Nhà nước thay mặt nhân dân để làm nhiệm vụ nhân dân
giao cho, làm cho xã hội này tốt lên, chứ không phải là vấn đề phân chia quyền lực,
rồi dẫn đến diễn ngôn rằng nếu XHDS phát triển thì nó sẽ gây nên bất ổn. XHDS
đòi hỏi tiếng nói của nó và nó ủy quyền và trao quyền cho Nhà nước để làm cho xã
hội tốt hơn chứ không có sự đối lập. Nếu hai thực thể này đối lập nhau thì tức là mối
quan hệ đó bị cắt đi. Nhà nước là một cơ quan, một đơn vị được ủy quyền của khu
vực xã hội, mà vì khế ước như vậy, phải trở về điều rất cơ bản rằng Nhà nước là
người cung cấp dịch vụ công cho xã hội. Người dân cần Nhà nước có một cơ chế để
làm việc công hiệu quả. “Tôi giao cho anh làm việc đấy còn tôi làm việc của tôi chứ
không có sự phân chia quyền lực ở đây, và nếu mà như vậy thì XHDS càng mạnh thì
quyền lực của Nhà nước càng mạnh, bởi vì nó bồi đắp cho nhau chứ không phải là trò
chơi có tổng bằng không, không phải như vậy, không phải là tôi lấn lên là anh lùi
xuống, hoặc anh tiến lên là tôi lùi xuống. XHDS cần phải tin mình đang làm một việc
rất tốt, mà chính là củng cố quyền lực cho Nhà nước, bởi vì Nhà nước là theo cái nghĩa
nhà nước, nhà nước không phải là cơ quan thống trị, mà nhà nước đây chính là người
đại diện cho người dân làm những cái việc cung cấp hàng hóa công cho người dân,
quốc phòng, an ninh.” (TS. Nguyễn Đức Thành)

Cũng cần có nhận thức đúng về XHDS. XHDS là một quá trình hành động tập thể
vì lợi ích công cộng, chứ không phải vì lợi ích của một vài cá nhân, tổ chức. Đó là
nơi tập hợp các cộng đồng khác nhau, là quá trình của XHDS và đây cũng là một
cách tiếp cận hay là triết lý để đóng góp giải quyết một số vấn đề trong kinh tế, xã
hội, môi trường. Như vậy XHDS vừa là phương tiện, vừa là mục tiêu.

22
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

5. Củng cố kiềng ba chân: Nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường và XHDS: Về
mặt thể chế nói chung cần xác lập ba trụ cột chính trong phát triển, đó là Nhà nước
pháp quyền, kinh tế thị trường và XHDS. “Nhà nước pháp quyền định hướng xã hội
chủ nghĩa” đã có, nhưng mục tiêu là xây dựng Nhà nước pháp quyền. “Kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa” thì cũng chủ yếu là theo kinh tế thị trường.
Còn cái quan trọng thứ ba - đó là cần phải chấp nhận, nhận diện và ủng hộ sự phát
triển của XHDS. Phải có sự tham gia của XHDS để cùng với Nhà nước và kinh tế thị
trường xây dựng sự thịnh vượng 2035. Nếu như cái kiềng ba chân này bị gãy một
chân nào thì Nhà nước sẽ lại đưa ra một mĩ từ khác, nên cần thống nhất về cái kiềng
ba chân này.

6. Học bài học thất bại của các quốc gia: Phát triển là tốt, nhưng VN cần phải học các
bài học thất bại của các quốc gia. Những vấn đề xảy ra trong phát triển đều đã từng
diễn ra ở đâu đó trên thế giới. Ví dụ như về vấn đề chia chác nguồn lợi, về đất đai,
các vấn đề ngân sách, hay là công tư hữu hóa như thế nào… đều đã có những bài
học rất lớn, và thực tế là nhiều quốc gia đã phải trả giá rất đắt cho những quyết định
của mình. VN cần phải rút ra kinh nghiệm từ những bài học này. Nguy cơ lớn nhất
hiện nay là VN cứ tiếp tục đi theo những mô hình phát triển đã chết rồi (còn gọi là
triết lý phát triển ma cà rồng, nghĩa là nó vẫn đang đi, nhưng thực ra không sống
nữa). Mô hình GDP đã góp phần tăng trưởng GDP đáng ghi nhận ở VN, tuy nhiên
trong bối cảnh hiện nay, việc tiếp tục tăng trưởng GDP theo chỉ tiêu mà không xét
đến những khía cạnh môi trường, xã hội sẽ không mang đến một xã hội tốt đẹp mà
mọi người muốn. Do đó triết lý duy GDP cần phải được thay đổi. GDP không phải
là mục tiêu của toàn bộ phát triển. Đây không chỉ là vấn đề của VN, đây là vấn đề
của tất cả các nước, mà VN không phải là trường hợp độc đáo, khác biệt. VN càng
hội nhập càng cần học từ các bài học của các nước khác và hy vọng rằng, nếu thay
đổi mô hình phát triển này thì tương lai của VN sẽ bình đẳng hơn và sẽ có một xã
hội công bằng hơn.

7. Dân chủ hóa: Dân chủ hóa là phương tiện của tự do. Điều quan trọng đầu tiên là sự
khoan dung về tư tưởng và sự khoan dung trong việc để cho những nhóm khác nhau
cùng tham gia bàn về vận mệnh của dân tộc và đưa ra những ý kiến, những quan
điểm và trao đổi trong hòa bình, tức là dân chủ hóa. Mỗi đất nước có một đặc thù
riêng, thế nhưng nguyên lý dân chủ của loài người, mang tính nhân loại đó VN phải

23
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

tôn trọng. Tôn trọng nó tức là tôn trọng về nhân quyền. Tự do là điều đáng có của
con người, còn phương tiện để đi đến tự do là dân chủ, đó là một phương tiện mà
loài người đã chứng minh. Phương tiện “dân chủ” đó có những đặc thù nhất định
khác nhau ở các nước khác nhau. Ví dụ dân chủ Thái Lan khác dân chủ ở Nhật Bản
hay dân chủ ở Mỹ.

Mạng xã hội đang đóng một vai trò quan trọng trong quá trình dân chủ hóa tại VN.
VN cần có các thiết chế bảo vệ quyền của thiểu số để mạng xã hội không biến rất
nhiều người trở thành nạn nhân. Rộng hơn, con đường đi tới dân chủ vì thế phải
thiết lập được các nền tảng đảm bảo quyền của mọi người và ngăn chặn hữu hiệu
những người đi tới quyền lực nhờ dân chủ nhưng lại phản bội, tước mất tự do của
những người đã bầu ra họ.

8. Mở rộng tự do tư tưởng: Kinh tế đã phát triển đến mức nào đó thì chính trị phải đi
theo, bởi vì nếu không được củng cố bởi những cải cách chính trị thì thực chất là
những đổi mới về kinh tế và những thành tựu về kinh tế khó lòng bền vững được.
Đổi mới về chính trị của VN đi chậm hơn nhưng có thể phát triển được. VN đã thừa
nhận sở hữu tư nhân, và kinh tế tư nhân, nhưng kinh tế tư nhân phải có một nền
tảng rất vững chắc là sở hữu tư nhân, vì chỉ có sở hữu tư nhân thì mới thực hiện quá
trình trao đổi, quá trình sản xuất một cách vững vàng. Tương tự trong lĩnh vực tự
do về kinh doanh, quá trình này đòi hỏi phải có sở hữu trí tuệ, và sở hữu các ý tưởng
và bộc lộ được quan điểm của mình. Do đó phải có tự do về tư tưởng, tự do về ngôn
luận để bày tỏ, bộc lộ các ý tưởng và đóng góp trí tuệ.

9. Cân nhắc giữa tiếp cận theo nhu cầu hay tiếp cận dựa trên quyền: Tiếp cận dựa
trên nhu cầu là cách tiếp cận phù hợp cho VN trong giai đoạn phát triển trước, khi
mà đáp ứng các nhu cầu cơ bản của con người và giải quyết đói nghèo, nâng cao
mức sống là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, bên cạnh việc tiếp
tục đáp ứng những nhu cầu cơ bản của người dân, các nhu cầu khác ngày càng gia
tăng liên quan tới nhu cầu tự do ngôn luận, công lý môi trường, được tham gia vào
quá trình phát triển… tất cả đang đòi hỏi phải có cách tiếp cận khác là tiếp cận dựa
trên quyền. VN cần xây dựng các chính sách đáp ứng được các quyền con người phổ
quát. Đáp ứng quyền con người vừa là phương tiện vừa là mục tiêu phát triển. Tuy
nhiên, cách tiếp cận này đòi hỏi có sự nhận thức ngày càng tăng trong người lãnh

24
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

đạo và trong xã hội, nếu không nó dễ gây căng thẳng trong xã hội. Câu hỏi đặt ra là
liệu có một sự chuyển dịch giữa tiếp cận dựa trên nhu cầu sang tiếp cận dựa trên
quyền? Nếu so sánh giữa hai cách tiếp cận này trong thời điểm hiện nay, khi mà
trong xã hội vẫn còn một bộ phận đói nghèo thì có thể duy trì linh hoạt cả hai cách
tiếp cận.

10. Phát triển thuận theo tự nhiên:


Cần coi các thực thể tự nhiên như “Câu chuyện bảo vệ môi trường, bảo
dòng sông, hồ, con vật… là những vệ hệ sinh thái phải được đặt lên nếu
thực thể có linh hồn và có quyền được, nếu với tất cả mọi người hoạt
được sống. Thuận theo tự nhiên động xã hội vận động môi trường thì
cần được coi là một cách thức phát tôi nghĩ phải được đặt lên hàng đầu,
triển vì con người là một phần tại vì một khi hệ sinh thái đã bị hủy
hoại, môi trường đã mất đi rồi thì cái
không tách rời của hệ sinh thái,
chi phí để mà khôi phục nó lại là vô
một phần của thiên nhiên. Như
cùng kinh khủng, và thậm chí là đôi
vậy, bảo vệ các hệ sinh thái, bảo vệ
khi trong nhiều trường hợp là không
thiên nhiên chính là bảo vệ cơ thể
thể khôi phục.”
của mình. Triết lý này cần nằm
trong nền tảng phát triển các Một phát biểu tại Hội thảo
chính sách, ví dụ như những
chính sách liên quan đến phát
triển năng lượng chẳng hạn, thay vì đốt than để tạo điện thì có thể sử dụng những
nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, năng lượng mặt trời chẳng hạn, và như
vậy hoàn toàn là thuận theo tự nhiên chứ không phải là phá hủy tự nhiên để có năng
lượng trong phát triển kinh tế. Chúng ta có thể đưa ra những chính sách công nghiệp
hạn chế xả thải, kiểm soát xả thải để không làm chết những dòng sông, làm chết
những vùng biển – đây là điều bất công cho những cộng đồng sống ở vùng quanh
đó, tiềm tàng tạo ra bất ổn xã hội. VN cần có những chính sách khuyến khích phát
triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm,
bảo vệ sức khỏe nhân dân.

11. Tạo điều kiện cho sự tham gia của người dân: Người dân cần được tham gia vào
quá trình phát triển, cùng làm cùng đóng góp chi phí thì phát triển sẽ bền vững hơn.
Bài toán không phải là thu hẹp quyền lực của Đảng mà là bài toán làm thế nào cho

25
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

hiệu quả. Họ đang là người nắm quyền lực, nên vấn đề là làm cho quyền lực đó trở
nên có hiệu quả hơn, bởi vì sự phát triển của VN đang mất hiệu quả. Điều này đòi
hỏi những thay đổi trong nguyên tắc quản trị quốc gia, dịch chuyển từ hướng điều
hành “từ trên xuống” sang hấp thụ quan điểm từ dưới lên, quan điểm rõ ràng về vai
trò không thể thiếu của khu vực XHDS. Khi thiếu sự công bằng, không có đối thoại
thì rất dễ dẫn đến tranh chấp và việc phản ứng một cách tiêu cực là điều có thể nhìn
thấy trước được. Đảm bảo được sự công bằng là cách tốt nhất để tránh được bạo lực
hay đối đầu, giúp các bên được tham gia thảo luận và có hành động chung để giải
quyết được vấn đề.

12. Đề cao công lý và công bằng: Cần nghĩ đến một vấn đề lớn hơn rất nhiều, đó là vấn
đề công lý trong phát triển. Cần phát triển làm sao để cho mọi người đều có thể
được hưởng được thành quả chung, được bảo vệ một cách công bằng, có quyền tự
do biểu đạt chính kiến và suy nghĩ của mình và đảm bảo nhân phẩm của họ đều
được bảo vệ, dù họ là ai. Như thế, cần phải có diễn ngôn mới về triết lý phát triển,
đó có thể là phát triển trọng công lý, tôn trọng công lý. Công lý đó là mục đích,
nhưng cũng là phương tiện để đạt được các mục tiêu phát triển. Để đạt được điều
đó thì liên quan rất nhiều đến hệ thống tư pháp. Chẳng hạn, làm sao đảm bảo hệ
thống tư pháp là độc lập, bảo vệ được quyền của từng cá nhân riêng lẻ, làm sao để
cộng đồng, hay người dân tự bảo vệ được quyền của mình.

13. Thực hiện công lý môi trường: VN đã tham gia tuyên bố Rio năm 1992 ở Braxin về
môi trường và phát triển bền vững, cũng như một số công ước về nhân quyền khác,
như Công ước về quyền dân sự chính trị, Công ước về quyền xã hội kinh tế… Tất cả
những công ước này đều đưa ra những nguyên tắc rất cơ bản về trách nhiệm của
quốc gia trong việc đảm bảo về môi trường cho người dân ở nước mình gồm trách
nhiệm về thủ tục và trách nhiệm về nội dung. Trách nhiệm thủ tục thiên về việc
quốc gia thiết kế cơ chế để giúp cho người dân làm thế nào để đạt được công lý môi
trường dựa trên việc cung cấp thông tin và họ phải được tham gia vào quá trình ra
quyết định. Quốc gia phải có những giải pháp để giúp giải quyết khi có tranh chấp
và những khiếu nại, có cơ chế bồi thường một cách hợp lý. Trách nhiệm nội dung

26
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

nằm trong mối tương quan với tất cả các nội dung khác về nhân quyền, công lý môi
trường, gắn liền với quyền tự do biểu đạt và quyền tự do hội họp. Quốc gia phải có
trách nhiệm với cộng đồng yếu thế và dễ bị tổn thương vì họ không có quyền lực và
dễ trở thành nạn nhân đầu tiên khi môi trường bị phá hủy. LHQ cũng đã có những
hướng dẫn về kinh doanh và nhân quyền, về mối quan hệ của doanh nghiệp với môi
trường. VN cần thực hiện trách nhiệm trong việc xây dựng những cơ chế xử lý khi
xảy ra thiệt hại môi trường xuyên quốc gia.

Giải pháp đẩy mạnh công lý môi trường:

• Xây dựng cơ chế hiệu quả cho việc xử lý vi phạm;


• Áp dụng cơ chế khởi kiện tập thể đối với lĩnh vực môi trường;
• Thể chế hóa trách nhiệm hình sự của pháp nhân;
• Thành lập Tòa môi trường;
• Xây dựng cơ chế bồi thường thiệt hại đặc thù cho lĩnh vực môi trường;
• Điều chỉnh chủ thể có trách nhiệm xác định thiệt hại;
• Trung gian thỏa thuận bồi thường thiệt hại tài sản;
• Phương pháp dịch tễ học cho chứng minh thiệt hại sức khỏe;
• Áp dụng bắt buộc bảo hiểm môi trường đối với một số ngành nghề kinh
doanh;
• Xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp ngoài tố tụng;
• Phát huy các cơ chế độc lập hỗ trợ quá trình xử lý các vi phạm như Thừa
phát lại; Giám định Tư pháp, Kiểm toán môi trường, Giám định công nghệ.

14. Sử dụng sức mạnh tập thể để tạo thay đổi xã hội: XHDS là nền tảng tạo ra sức
mạnh tập thể và là cơ sở để xây dựng các nhóm/cộng đồng. Khi có sức mạnh tập thể
thì một cộng đồng có thể lên tiếng, có thể yêu cầu thay đổi quy định về trật tự xã hội
để đảm bảo quyền của họ không bị vi phạm… Và khi tập thể đó đủ lớn, họ có thể
tạo ra những phong trào xã hội để tạo ra những thay đổi về xã hội cũng như chính
sách mà họ mong muốn.

15. Ứng xử đúng với các giá trị văn hóa: Cần xây dựng năng lực cho cộng đồng trong
bảo tồn các giá trị văn hóa. Phải có cách ứng xử riêng, chuẩn mực riêng, hệ giá trị

27
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

phù hợp với văn hóa dân tộc thiểu số. Không lấy tăng trưởng kinh tế đơn thuần mà
phải phát triển bền vững trên nền tảng văn hóa truyền thống của cộng đồng dân tộc,
xây dựng đời sống tinh thần trên cơ sở các giá trị văn hóa do tổ tiên để lại.

16. Khôi phục tinh thần ở cấp độ cá nhân: Xã hội được tạo nên bởi các cá nhân. Tự do
có ba dạng là tự do quốc gia, tự do cá nhân và tự do dân sự. Để có tự dân sự, phải có
tự do cá nhân. Để có được tự do cá nhân, con người cần có được tự do nội tại, một
đời sống nội tâm bình an, và vì thế cần phải có các giá trị như sự kết nối để chống
lại với sự đứt gãy; và một khía cạnh cuối cùng nữa cần nói đến là phải có niềm tin.
Không phải chúng ta không có niềm tin mà là chúng ta đang được ru ngủ trong một
niềm tin sai lạc, niềm tin về một sự an toàn và ổn định. Bản chất của đời sống là
không xác định được, bản chất của đời sống là bất an, vậy nên cách an toàn nhất là
sống với sự bất an đó và coi sự bất an đó là sự tồn tại khách quan của cuộc sống.

28
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

III. VAI TRÒ CỦA XÃ HỘI DÂN SỰ


1. XHDS vừa là phương tiện, vừa là mục tiêu: XHDS với niềm tin, mạng lưới, quan
hệ có giá trị cơ bản của riêng nó. XHDS không có lợi ích kinh tế nào trong những gì
nó làm, nhưng nó vẫn nên làm vì giá trị của mình trong xã hội, cho những người
tham gia, để họ hiểu mình là ai, mình có quyền gì (về dân sự, chính trị, văn hóa xã
hội, tôn giáo). Nếu chỉ coi quyền là quyền của cá nhân thì chưa đủ, mà nên nghĩ tới
quyền của cộng đồng, quyền của các nhóm, trong đó có các nhóm XHDS. Về khía
cạnh XHDS là mục tiêu, điều này có nghĩa là XHDS giúp người dân tham gia phát
triển kinh tế, phát triển xã hội, bảo vệ môi trường…

2. Cổ vũ giá trị nhân văn và dân chủ: “Cùng với giá trị dân chủ, cần đưa những giá trị
nhân văn vào trong xã hội. Chúng ta đối xử với người ngoài là như thế nào, chúng ta
đối xử với người phạm chuẩn là như thế nào, chúng ta đối xử những người mại dâm
như thế nào, những người trộm cắp như thế nào? Chừng nào mà chúng ta vẫn tiếp tục
cho rằng chúng ta có quyền chà đạp lên phẩm giá của họ chỉ vì họ là mại dâm, nghiện
hay trộm cắp chẳng hạn, thì chúng ta sẽ không có giá trị dân chủ… Như vậy việc đưa
giá trị dân chủ vào đời sống xã hội là quá trình lâu dài, cần nhiều chục năm, bền bỉ,
chứ không phải là nhanh chóng như là thay đổi một cái thể chế hay là một cái chính
sách.” (TS. Đặng Hoàng Giang)

3. Vận động chính sách và phản biện chính sách:

• XHDS cần vận động cho những thay đổi về chính sách, thay đổi về triết lý phát triển,
để làm sao cho phát triển thực sự là bảo vệ môi trường, bảo vệ các hệ sinh thái.

• Không chỉ là những người bảo vệ môi trường, những luật sư, những người làm về
giáo dục, truyền thông, thậm chí những người làm ở trong khu vực Nhà nước… đều
có thể cùng nhau kết nối vì một mục đích chung vì mọi người đều cùng chia sẻ một
môi trường sống.

• Người dân cần tham gia vào quá trình đàm phán thảo luận và thống nhất trước khi
một hoạt động/chương trình để giải quyết một vấn đề nào đó được quyết định triển
khai.

• Các tổ chức dân sự và các cộng đồng cần tham gia nhiều hơn vào lập quy hoạch và
nói lên tiếng nói của mình khi các dự án chưa được bắt đầu.

29
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

4. Các tổ chức XHDS phải xuất phát từ người dân: Khi nói về, hay định nghĩa lại
XHDS thì không phải là về các tổ chức XHDS nữa, mà là về những tác nhân của
XHDS, có nghĩa là một tiến trình có người dân trong đó. XHDS phải xuất phát từ
người dân, chứ không phải xuất phát từ các tổ chức do một số người thành lập ra.
Các tổ chức cần trăn trở thêm trong tương lai đặt người dân vào đâu trong phát
triển, người dân ở đâu trong các nỗ lực mà các tổ chức nói là phụng sự người dân,
hay là đại diện cho người dân, đại diện cho các nhóm khác nhau, bên cạnh việc nói
về thể chế, hay các bên liên quan khác, vì sự hợp tác xuất phát từ sự mong mỏi của
người dân để phát triển.

5. Xây dựng cộng đồng và phong trào xã


hội: Không thể thành công nếu như “… địa phương mới là cái người
không có cộng đồng. Luôn luôn có giải quyết các vấn đề, và cuối cùng
những cộng đồng, ví dụ như cộng đồng là người VN và cái cộng đồng của
đang bảo vệ voọc, những cộng đồng họ mới là giải quyết cái vấn đề của
đang chống lại cát tặc, bảo vệ những họ. Mặc dù có thách thức rất là
nhiều và đặc biệt ở miền Nam có
dòng sông, những cộng đồng đang bảo
thách thức rất là nhiều trong việc
vệ cây, bảo vệ quyền của người đồng
nối kết các cộng đồng lại với nhau
tính, hoặc là bảo vệ quyền của người
có những cái hoạt động để kết họ
dân tộc thiểu số… Nếu không có
lại với nhau, nhưng mà cuối cùng
những cộng đồng làm về những vấn đề thì nếu như chúng ta không tạo
này thì các vấn đề đó sẽ tiếp tục gia một cái vốn xã hội của chính cái
tăng. cộng đồng đó thì rất là khó để
Làm thế nào để cộng đồng lớn mạnh chúng ta có thể vươn ra bên ngoài
cộng đồng thôi, chứ đừng có nói
hơn, cộng đồng được hiểu ở đây nghĩa
chi tới quốc gia.”
là người dân đoàn kết với nhau và cùng
nhau hoạt động với một lợi ích chung. (Một phát biểu tại Hội thảo)
Xây dựng cộng đồng là làm tăng vốn
của xã hội. Sẽ rất thách thức để biến
những tập hợp của các cá nhân riêng lẻ thành những người sẵn sàng chịu những tổn
thất nhất định, những hy sinh nhất định để cộng đồng được hưởng lợi nhiều hơn.
Một ví dụ tốt là phong trào LGBT, họ đã tích hợp được những nhóm có xung khắc
với nhau, chỉ trích nhau, trở thành một cái gì đó lớn hơn và đấu tranh chung, bỏ qua

30
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

những xung đột nội bộ. Đây là một ví dụ rất đáng học hỏi. Câu hỏi đặt ra là liệu có
thể tạo ra một cộng đồng tương tự như vậy đối với những người yêu môi trường,
yêu công lý hay không. Vấn đề này khó hơn bởi vì nạn nhân và thủ phạm về môi
trường đan xen nhau. Việc xây dựng được cộng đồng như thế rất quan trọng vì nó
quyết định thành công. Tại sao ở Cát Bà lại không có nhiều người lên tiếng khi mà
những kế hoạch của Sun Group được đưa ra, tại sao ở Phú Quốc không có ai lên
tiếng trong chuyện rừng quốc gia Phú Quốc bị phá hủy, tại sao ở Nha Trang không
có ai lên tiếng? Chừng nào những người sống trực tiếp ở đó không quan tâm và thờ
ơ, thì sẽ còn rất khó bảo vệ được thiên nhiên và môi trường. Cần hiểu rõ hơn rằng
cái cộng đồng này chính là phong trào xã hội và cần có phong trào xã hội để xây
dựng một cộng đồng.

Vai trò của các tổ chức XHDS rất quan trọng trong việc xây dựng cộng đồng. Họ
đừng làm một mình mà cần làm cùng với những cộng đồng đó, hỗ trợ họ, giúp họ
xây dựng tinh thần tự tin, tự hào, tự chủ, hay nhận thức rõ hơn về quyền con người,
từ đó họ tự bảo vệ quyền của mình. Khi mà cả xã hội hướng theo một cái tích cực
và tốt đẹp như vậy thì nó sẽ tạo ra những không gian, những sức ép rất lớn để cho
phía Nhà nước cũng phải thay đổi và toàn bộ xã hội tiến lên.

Về bản chất thì hoạt động của các tổ chức XHDS vẫn là làm các hoạt động can thiệp,
và hoạt động can thiệp thì dù ít hay nhiều đều là những can thiệp phải tính toán để
tối ưu hóa được hiệu quả. Nên nghĩ cách dẫn dắt các cộng đồng, cả những cộng
đồng mạng, bằng những cách can thiệp sao cho tránh được các đối kháng. Điều này
có nghĩa là phải tối ưu hóa nguồn lực của mình.

6. Xây dựng niềm tin: “Các tổ chức/nhóm XHDS cần tiếp tục tạo niềm hy vọng cho
người dân, tiếp tục đồng hành với người dân, nói chuyện với người dân về những giá
trị, nói chuyện với người dân về những cách làm đúng và cùng với người dân để tạo
ra những thay đổi nhỏ, từ chính những cộng đồng nhỏ. Hiện nay chúng tôi có một cái
mô hình liên quan tới giáo dục và nhân quyền cho sinh viên và thanh niên ở miền
Nam. Chúng tôi bắt đầu rất là nhỏ, đối với khoảng chừng từ mười đến mười lăm sinh
viên một lần và từng lúc, từng lúc như vậy. Đối với niềm tin của chúng tôi: đó là nếu
chúng ta có thể tăng được sức mạnh cho một người, thì họ có thể tăng được sức mạnh
cho một người khác và một người khác. Cứ dần dần như vậy thì sẽ tạo được một cộng
đồng họ có tiếng nói hơn và ít nhất là đối với nhiều người khác khi mà nhìn vào và

31
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

thấy được cái cộng đồng đó thì họ cảm thấy là họ có niềm tin và có niềm hy vọng.” (Lê
Nguyễn Duy Hậu)

7. Phản ánh tiếng nói và quyền lợi của người bị thiệt thòi, hoặc bị đối xử bất công,
trong quá trình phát triển: XHDS bảo vệ những người yếu thế, giúp cho quá trình
phát triển mang tính nhân văn, có bộ mặt người hơn, có tính người nhiều hơn và
phát triển hài hòa và bền vững, thúc đẩy triết lý đặt con người vào trung tâm của sự
phát triển. Ngoài việc tiếp tục giáo dục cho người dân về các giá trị dân chủ, nhân
văn, nhân phẩm và công bằng, giúp cho họ tự bảo vệ mình trong các vụ việc nhỏ,
các tổ chức XHDS cần đại diện cho những người nhỏ lẻ, phân tán, giúp họ truyền
đạt được thông tin, nói lên được tiếng nói, bộc lộ được nguyện vọng, yêu cầu; hỗ trợ
thu hẹp khoảng cách năng lực giữa người có quyền và bên có nghĩa vụ, thương
thuyết về chuẩn mực, đặc biệt thông qua việc thiết lập các tiền lệ bên cạnh thảo luận
về lý luận… Xã hội sẽ bị tê liệt khi những tiếng nói riêng, nhỏ, phân tán không được
tập hợp, truyền đạt và hành động trên cơ sở phi bạo lực. Các tổ chức này cần phản
ánh tiếng nói và quyền lợi của người bị thiệt thòi, tìm các biện pháp giải quyết các
vấn đề khi nó nảy sinh. Cần thấy được vai trò của tri thức, tri thức đến từ bên ngoài,
bên dưới và ở diện rộng, và vì thế sẽ cần thừa nhận rõ ràng về vai trò không thể thiếu
của khu vực XHDS trong xã hội để phát triển hài hòa và bền vững. Nếu như trong
trường hợp Nhà nước không làm được
đúng vai trò đại diện cho người dân để
nói tiếng nói của cộng đồng, thì lời nói • Tìm giải pháp khắc phục hoặc
của một nhóm thiểu số, thực sự thiểu đền bù một cách hòa bình, đưa xã
số và có quyền lực rõ ràng là câu hội trở lại vị trí có hiệu quả;
chuyện của chính các tổ chức XHDS, • Hỗ trợ khu vực Nhà nước giảm
chứ không phải là của Nhà nước. Do chi phí giám sát và thực thi, đồng
đó, cần cố gắng để tiếng nói trong cộng thời nâng cao chất lượng quản trị;
đồng lớn hơn, nó sẽ giúp tránh mâu • Thực hiện các quyền đầy đủ, góp
phần phát triển khía cạnh nhân
thuẫn. “Chúng ta hoạt động, chúng ta
văn trong quá trình phát triển,
hình thành trước hết là chúng ta đại
giúp quá trình phát triển hài hòa
diện, không phải cho bản thân chúng ta,
và bền vững.
mà chúng ta đại diện cho những tiếng
nói của người dân, và chỉ khi XHDS (TS. Nguyễn Đức Thành)
truyền tải được tiếng nói người dân đến

32
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

cho chính quyền, đối thoại với chính quyền và vận động để thay đổi chính sách, để
làm có lợi cho người dân thì XHDS mới tồn tại và mới được chấp nhận.” (TS Nguyễn
Đức Thành)

8. Vai trò giám sát, tăng hiệu quả quản lý công: XHDS hỗ trợ Nhà nước giảm chi phí
giám sát và thực thi, tức là tăng hiệu quả của quản trị công. XHDS giúp tăng tính
hiệu quả của quyền lực Nhà nước, của cơ quan Nhà nước bằng cách tham gia vào
quá trình đó một cách tích cực. Đây không phải sự phân chia quyền lực, mà là cùng
chung tay làm tăng hiệu quả của Nhà nước, với tư cách là cơ quan được nhận khế
ước của dân tộc để làm việc đó. Thể chế hiện hành tồn tại trên cơ sở này sẽ hiệu quả.
Việc nó có dịch chuyển dần từ mô hình một đảng sang nhiều đảng hay không sẽ căn
cứ vào việc nó có bảo đảm được tính hiệu quả không. Nếu nó không hiệu quả nữa,
nó sẽ tự dịch chuyển.

9. Lan tỏa giá trị nhân văn: XHDS thực sự đang tạo nên một triết lý mới về phát triển,
từ chính trong các nỗ lực của các tổ chức XHDS khi đề cao con người, đề cao những
số phận cá nhân, số phận của những cái cây, nhà thờ, những con đường, rạp chiếu
phim… Đó không phải là những vật vô tri vô giác, nó là hồn, cảm thức dân tộc, đời
sống dân tộc, tính nhân văn… XHDS VN đang kiến tạo nên những ý nghĩa mới, hay
những triết lý mới về phát triển mà có lẽ chưa được gọi tên rõ ràng.

10. XHDS đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường: XHDS giúp thúc đẩy thể
chế hóa khâu pháp luật và chính sách về môi trường, cũng như về quyền môi trường,
về tiếp cận công lý. Nó cũng giúp cho việc đảm bảo trách nhiệm xã hội và phong
trào xanh ở cộng đồng. Trong lĩnh vực này, XHDS cũng như các tổ chức xã hội có
một vai trò lớn như là lực lượng giúp cho việc đẩy mạnh, bảo vệ hay là cổ vũ cho
nguyên lý về công lý môi trường, cũng như quyền môi trường. Quan trọng là xây
dựng được những cộng đồng mà việc bảo vệ môi trường được nội hóa, trở thành
mối quan tâm bên trong của họ, giống như một bà mẹ bảo vệ nguồn sữa cho con
mình, nhưng lại không chỉ bảo vệ con mình, mà bảo vệ cả cái chung.

11. Các tổ chức XHDS cần tự cải thiện chính mình:

• Nâng cao hình ảnh của các tổ chức XHDS trong xã hội: Các tổ chức XHDS cần
tiếp tục tham gia xóa đói giảm nghèo, bảo vệ những người yếu thế, phản biện chính

33
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

sách… Ngoài ra, vì người dân chưa


nhận thức được về các tổ chức XHDS, “Sẽ thất bại nếu chỉ sử dụng XHDS
chưa thấy được thành quả đóng góp như một công cụ chính trị thay vì
của các tổ chức này nên còn nghi ngại, bền bỉ xây dựng nó. Thành công
của XHDS sẽ là nền tảng chính trị
ví dụ như những cuộc tuần hành
cho tương lai dân chủ.”
quanh Hồ Gươm 6700 cây xanh,
những người tham gia bị cho là được (Nhà báo tự do Huy Đức)
trả tiền để tuần hành, thậm chí bị coi
thường, khó chịu… do đó các tổ chức
XHDS cần giúp người dân hiểu được là họ muốn cái gì và họ hoạt động cho lợi ích
của ai. Cần làm được điều đó thông qua đa dạng hóa và mở rộng các thành phần của
XHDS hơn. Hi vọng trong hội thảo năm tới sẽ có những khuôn mặt khác nữa như
doanh nhân, câu lạc bộ doanh nhân, những đại diện của doanh nhân, những người
hoạt động văn hóa, thậm chí ca sĩ… Họ cũng đến và họ tham dự, đối thoại cùng,
chứ không phải chỉ có những gương mặt quen thuộc. Nếu không thì các tổ chức
XHDS sẽ bị đẩy ra ngoài rìa. Có thể họ cố gắng rất nhiều, nhưng người dân lại không
đánh giá cao, trong khi Chính phủ lại có một sự nghi ngờ rất lớn.

• Tự thực hành các giá trị: XHDS có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy
sự đổi mới. Người dân và những tổ chức XHDS đừng chờ đợi Nhà nước đổi mới,
mà cần tự thực hành những cái mà mình mong muốn và hướng tới để thúc đẩy cho
viễn cảnh mong muốn, và từ đó thúc đẩy Nhà nước thực hiện những thay đổi tiếp
theo. Là những cá nhân hoạt động trong XHDS, mỗi người cũng cần thực hành
những giá trị mà bản thân và tổ chức của mình theo đuổi, như tự do, bình đẳng,
nhân phẩm… trong công việc và cuộc sống của mình. Cùng nhau thực hành là điều
căn bản để tạo ra một phần của lối sống và tạo ra giá trị mới, thúc đẩy không gian
thể hiện tính người, khuôn mặt con người để thân phận của từng con người được
coi trọng hơn bên cạnh những con số như GDP.

• Cần tự tin hơn: Bản thân các tổ chức XHDS phải tự tin hơn nữa về vai trò và sứ
mệnh của mình. Các tổ chức XHDS cần mạnh mẽ hơn nữa, rằng mình có vai trò
trong phát triển và sẽ đóng góp xứng đáng. Các tổ chức XHDS không đối chọi với
Nhà nước, nhưng cần phải gần dân hơn, truyền tải nhiều hơn tiếng nói của người
dân.

34
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

• Xây dựng liên minh của các tổ chức XHDS: Làm thế nào để XHDS ở VN có một
liên minh để kết nối các tổ chức XHDS với nhau. Mạng xã hội có tiềm năng rất để
liên kết mọi người với nhau.

35
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

IV. NHẬN XÉT VÀ KHUYẾN NGHỊ


• Hội thảo về xã hội dân dự thường niên lần thứ hai đã đạt được mục tiêu đề ra. Hội
thảo có nội dung thảo luận rất phong phú, rất nhiều ý kiến đóng góp có giá trị và có
trọng tâm. Hội thảo đã tập trung phân tích các nhược điểm của tiến trình phát triển
của giai đoạn Đổi mới và các hệ lụy. Các đại biểu đã cùng xem xét và chỉ ra những
điểm không còn phù hợp trong triết lý phát triển của giai đoạn đó, đồng thời thảo
luận sâu sắc về gợi ý các triết lý phát triển cho giai đoạn sau Đổi mới và cũng như
chia sẻ một số giải pháp cụ thể. Đặc biệt, hội thảo cũng đã thảo luận và xác định
được vai trò của XHDS trong giai đoạn phát triển mới, tuy nhiên, phần thảo luận
này mới mang tính gợi mở, đòi hỏi phải có thêm thời gian thảo luận nhiều hơn để
nhìn nhận một cách toàn diện và sâu sắc.

• Việc sử dụng từ ngữ “XHDS” và “các tổ chức XHDS” liên quan tới các tổ chức dự
hội thảo dường như không rõ ràng và có sự lẫn lộn. Cần có định nghĩa rõ ràng thì
thảo luận có thể sẽ mạch lạc hơn về đâu là những điểm liên quan tới XHDS, đâu là
những điểm về vai trò của các tổ chức XHDS.

• Ngoài ra, mặc dù hội thảo đã tập hợp được nhiều ý kiến đóng góp có giá trị, một số
đại biểu nhận xét rằng: 1) Hội thảo còn thiếu nhiều gương mặt mới, thiếu đại diện
của các lĩnh vực khác như văn hóa, nghệ thuật, tinh thần cũng như đại diện khối cơ
quan Nhà nước; 2) Hội thảo thiếu phần thảo luận và đánh giá về tình trạng hiện tại
của XHDS; 3) Hội thảo chưa đánh giá được những bước phát triển mới của các tổ
chức XHDS trong thời gian vừa qua và thời gian giữa thời điểm của hội thảo thứ
nhất và hội thảo thứ hai.

• Gợi ý hội thảo năm tới nên tập trung thảo luận:

1) Vai trò trọng tâm của các tổ chức XHDS là gì với đặc điểm là nguồn lực hữu hạn;

2) Nên có các tham luận về các trường hợp điển hình về cách làm hiệu quả;

3) Làm thế nào để xây dựng cộng đồng và phong trào xã hội theo tinh thần XHDS
là nòng cốt trong những thay đổi xã hội theo hướng tích cực.

4) Hội thảo năm sau nên có trưng bày các sản phẩm mà XHDS đã tạo ra.

5) Nên tiến hành hai nghiên cứu để chuẩn bị cho hội thảo năm sau để trả lời hai
câu sau đây:

36
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

o Lịch sử phát triển của XHDS VN: Nghiên cứu này nhằm đánh giá xem XHDS
VN đã hình thành và phát triển trong lịch sử như thế nào và đóng góp cho
đất nước ra sao.
o XHDS trong mối quan hệ tương tác với Nhà nước, khu vực doanh nghiệp tư
nhân và người dân.

Hai nghiên cứu này cần được trình bày tại hội thảo để làm cơ sở thảo luận cho
các vấn đề các vấn đề 1, 2 và 3 nêu trên cũng như giúp cho các bên có cái nhìn
toàn diện và cởi mở hơn về XHDS, thúc đẩy sự phát triển và đóng góp xứng
đáng của XHDS cho tiến trình phát triển của đất nước.

37
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Chương trình Hội thảo xã hội dân sự thường niên lần thứ 2

Sáng 8 tháng 6 năm 2017: Phiên toàn thể về triết lý phát triển của Việt Nam
Thảo luận về một số triết lý phát triển đã được sử dụng trong việc xây dựng và lựa chọn
chính sách của Việt Nam từ khi thực hiện chính sách Đổi Mới năm 1986. Từ đó, chuyên gia
và người tham dự sẽ cùng phân tích thành quả cũng như hệ lụy về kinh tế, xã hội, văn hóa và
môi trường ở Việt Nam. Các diễn giả và người tham dự sẽ bình luận về lựa chọn thể chế, và
đặc biệt vai trò của XHDS trong tiến trình phát triển này.
Điều hành: TS. Phạm Quang Tú
Phát biểu khai mạc
8.30 – 8.45
• ThS. Lương Minh Ngọc – Đại diện Ban tổ chức
Một số triết lý phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam sau 30 năm từ 1986:
8.45 – 9.15 Thành quả và Hệ lụy
• TS. Nguyễn Đức Thành, GĐ Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách
Thể chế: Những cải cách đang chờ
9.15 – 10.00
• TS. Nguyễn Sĩ Dũng, Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội
Thảo luận chuyên gia về các triết lý phát triển và hệ quả.
• Chuyên gia Trần Tiến Đức – Điều phối viên PAHE;
10.00 - 10.30 • PGS. TS. Phạm Quỳnh Phương, Viện nghiên cứu Văn hóa, Viện Hàn
lâm khoa học xã hội Việt Nam;
• TS. Nguyễn Đức Thành, GĐ Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách
10.30 – 10.45 Nghỉ giải lao
10.45 – 12.00 Thảo luận toàn thể
12.00 – 13.00 Nghỉ ăn trưa

Chiều 8 tháng 6 năm 2017: Phiên song song


Phiên song song 1: Triết lý phát triển trong phát triển văn hóa, xã hội và thể chế.
Thảo luận về vai trò của các giá trị nhân quyền như tự do, bình đẳng, nhân phẩm cũng như
niềm tin và cái đẹp trong xây dựng xã hội – từ văn hóa đến thể chế. Từ đó, chuyên gia và
người tham dự sẽ cùng thảo luận các triết lý cần được thúc đẩy để xây dựng một xã hội nhân
văn, bình đẳng, dân chủ và tự do. Vai trò của các bên liên quan, đặc biệt của xã hội dân sự
trong việc thúc đẩy phát triển xã hội sẽ được đặt ra trong phiên thảo luận này.
Điều hành: TS. Andrew Wells-Dang

38
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

Nhân quyền và cách tiếp cận theo quyền từ hoạt động từ thiện đến các
13.30 – 14.15 chương trình phát triển
• ThS. Nghiêm Hoa, Điều phối viên HRS
Mạng xã hội và tự do biểu đạt đang làm thay đổi thế giới và Việt Nam như
14.15 – 15.00 thế nào?
• Chuyên gia Huy Đức
15.00 – 15.30 Nghỉ giải lao
Vai trò của các tổ chức tôn giáo và nghệ thuật trong phát triển văn hóa và
15.30 – 16.15 xã hội
• TS. Nguyễn Đức Thành, GĐ Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách
16.15 – 17.00 Thảo luận toàn thể

Phiên song song 2: Triết lý phát triển trong lĩnh vực môi trường và sinh thái
Thảo luận về vấn đề môi trường, sinh thái từ góc nhìn công lý và bình đẳng, các lỗ hổng
trong việc quản lý cũng như sự tham gia của người dân vào giải quyết vấn đề môi trường.
Phiên thảo luận sẽ làm rõ nguyên nhân tại sao ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng và
không có được sự tham gia rộng khắp của các thành phần xã hội. Có phải xây dựng cộng
đồng và phong trào xã hội là mắt xích còn thiếu để thúc đẩy quản lý và bảo vệ môi trường
hiệu quả ở Việt Nam?
Điều hành: ThS. Lê Quang Bình
Tiếp cận công lý môi trường: Kinh nghiệm quốc tế và định hướng chính sách
13.30 – 14.15
• ThS. Lê Thị Nam Hương, Cán bộ chương trình UNDP tại Việt Nam
Ô nhiễm môi trường ở Việt Nam: Kinh nghiệm quá khứ và bài học tương lai
14.15 – 15.00
• CN. Nguyễn Hoàng Phượng, chuyên gia độc lập
15.00 – 15.30 Nghỉ giữa giờ
Dấu hỏi về triết lý “cho cần câu chứ không cho con cá” và quan điểm xây
dựng năng lực và xây dựng cộng đồng dưới lăng kính của “quyền lực/sức
15.30 – 16.15
mạnh”
• ThS. Nguyễn Thị Bích Tâm, Điều phối viên HRS
16.15 – 17.00 Thảo luận toàn thể

Sáng 9 tháng 6 năm 2017: Phiên toàn thể về định hướng cho Việt Nam

39
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

Các chuyên gia và người tham dự sẽ thảo luận và đưa ra gợi ý về những triết lý quan trọng
cần thiết cho sự phát triển của Việt Nam trong những năm tới. Các vấn đề lớn như vai trò
của nhà nước, thị trường, xã hội dân sự trong việc thúc đẩy cải cách thể chế cũng sẽ được đề
cập và thảo luận.
Điều hành: ThS. Nguyễn Thị Bích Tâm
Triết lý phát triển hướng đến tương lai cho Việt Nam
8.30 – 9.15
• Chuyên gia kinh tế: Phạm Chi Lan
Thảo luận chuyên gia về triết lý phát triển nhằm định hướng cho sự phát
triển của Việt Nam trong thời gian tới từ góc nhìn của xã hội dân sự
• TS. Đặng Hoàng Giang, Phó Giám đốc Trung tâm CECODES
9.15 – 10.30 • TS. Andrew Wells-Dang, Cố vấn cao cấp của Oxfam
• ThS. Lê Quang Bình, Chủ tịch Nhóm làm việc vì sự tham gia của người
dân
• Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan
10.30 – 10.45 Nghỉ giải lao

10.45 – 11.50 Thảo luận toàn thể

Tổng kết Hội nghị XHDS lần thứ 2


11.50 – 12.00
• Chuyên gia Trần Tiến Đức – Đại diện Ban tổ chức

Kết thúc Hội nghị XHDS lần thứ 2, 2017

40
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

Phụ lục 2: Các bài trình bày trong Hội thảo

VAI TRÒ CỦA KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA
VIỆT NAM
TS. Nguyễn Đức Thành

41
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

42
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

43
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

44
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

45
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

46
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

47
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

48
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

49
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

50
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

51
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

52
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

53
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

54
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

THỂ CHẾ: NHỮNG CẢI CÁCH ĐANG CHỜ


TS. Nguyễn Sĩ Dũng

55
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

56
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

57
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

58
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

TIẾP CẬN THEO NHU CẦU VÀ TIẾP CẬN THEO QUYỀN:


NHÌN LẠI MỘT PHÉP SO SÁNH & HÀM Ý CHO VIỆC ÁP DỤNG Ở VIỆT NAM
Nghiêm Hoa

59
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

60
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

61
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

62
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

63
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

64
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

65
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

MẠNG XÃ HỘI VÀ TỰ DO BIỂU ĐẠT ĐANG LÀM THAY ĐỔI THẾ GIỚI & VIỆT NAM
NHƯ THẾ NÀO?
Huy Đức

66
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

67
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

68
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

69
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

70
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

71
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

72
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

73
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

74
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

75
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

76
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

77
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

78
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

79
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

80
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

81
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

82
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

83
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

Xin cám ơn Quý vị!

84
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

CÔNG LÝ MÔI TRƯỜNG: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ & ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH SÁCH
Lê Thị Nam Hương 1, UNDP Việt Nam

1
Các thông tin và nhận định trong tài liệu này là tổng hợp và phân tích của người trình bày, không phản ánh
quan điểm của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)

85
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

86
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

87
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

88
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

89
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

90
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

91
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

92
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

93
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

94
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

95
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

96
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

97
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM: KINH NGHIỆM QUÁ KHỨ VÀ BÀI HỌC
TƯƠNG LAI
Nguyễn Hoàng Phượng, Nghiên cứu độc lập

98
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

99
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

100
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

101
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

102
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

103
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

104
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

105
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

106
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

107
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

108
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

109
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

110
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

111
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

112
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

DẤU HỎI VỚI TRIẾT LÝ “CHO CẦN CÂU CHỨ KHÔNG CHO CON CÁ” VÀ QUAN
ĐIỂM XÂY DỰNG NĂNG LỰC VÀ XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG DƯỚI LĂNG KÍNH CỦA
“QUYỀN LỰC/SỨC MẠNH”
Nguyễn Thị Bích Tâm, Điều phối Không Gian Nhân Quyền

1. Câu hỏi với triết lý về xây dựng năng lực và phát triển cộng đồng hiện tại:

a. Câu hỏi với triết lý “cho cần câu chứ không cho con cá” trong phát triển năng lực:

Câu nói “cho cần câu chứ không cho con cá” được sử dụng trong một thời gian dài mỗi
khi nói đến các can thiệp trong phát triển với hàm ý giúp nhóm đối tượng “hưởng lợi”
có khả năng “vươn lên, làm chủ cuộc sống của mình. Với triết lý này những hợp phần
xây dựng năng lực trong các dự án phát triển tập trung vào việc “trao cho cần câu”, cụ
thể là tập trung giúp người dân có những kiến thức/kỹ năng để đa dạng hoá nguồn thu,
tổ chức các nhóm nông dân tham gia vào các chuỗi giá trị để họ có được thu nhập cao
hơn, thực hiện các đối thoại chính sách để được hưởng đầy đủ các chính sách an sinh
xã hội như bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp v.v.

Với thời gian, nhiều người làm phát triển bắt đầu nhận thấy sự bất cập của triết lý này
vì mỗi loại cá khác nhau lại cần nhưng kiểu cần câu khác nhau, cách câu khác nhau.
Chính vì vậy nhiều dự án điều chỉnh các hoạt động xây dựng năng lực, cụ thể hoá hơn
những nhóm kỹ năng/kiến thức mà những người hưởng lợi cần có để cải thiện cuộc
sống của mình. Những chương trình xây dựng năng lực tập trung vào kỹ năng lãnh đạo,
kỹ năng quản lý, vận động chính sách v.v. đã được xây dựng.

Trong một buổi làm việc với một nhóm người dân thuộc một số dân tộc về chủ đề liên
quan đến định kiến và kỳ thị, mọi người chia sẻ về những định kiến phổ biến liên quan
đến người dân tộc thiểu số. Khi nói đến định kiến “bà con vẫn còn trông chờ ỉ lại” các
thành viên tham dự khẳng định rằng bà con làm việc rất vất vả, từ sáng sớm (4 – 5h)
cho tới tối muộn và vì thế không thể nói bà con là “trông chờ”. Sau một hồi thảo luận
có một ý kiến băn khoăn: Mình biết là mình không lười nhưng nếu họ bảo là “chăm chỉ
mà sao lại vẫn nghèo” thì biết phải giải thích thế nào?”. Câu hỏi đó có lẽ đòi hỏi những
người làm phát triển suy nghĩ rất nhiều về những can thiệp liên quan đến sinh kế mà
nhiều dự án đã và đang thưc hiện. Liệu bà con biết thêm kiến thức về khoa học kỹ thuật
đã đủ để giúp họ có cuộc sống tốt hơn. Và đây cũng là câu hỏi với triết lý xây dựng năng

113
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

lực “liệu cho cần câu chứ không cho con cá” có thực sự giải quyết được vấn đề nghèo
đói và bất bình đẳng?

Ngay cả khi người dân biết các sử dụng các loại cần câu khác nhau cho những loại cá
khác nhau nhưng họ chỉ được câu trong những ao nhất định và có thể là có rất ít cá thì
liệu họ có thể thay đổi được được cái nghèo không? Ai là người quyết định họ được câu
trong ao nào? Và sâu xa hơn nữa tại sao họ lại chỉ có thể học câu cá để sống?

b. Câu hỏi với Mô hình “nhóm sở thích” trong xây dựng cộng đồng

Khái niệm “nhóm sở thích” hay “nhóm đồng sở thích” được dùng phổ biến trong
khoảng 10 năm qua ở các dự án phát triển. Các nhóm này được hình thành dựa trên
tiêu chí là các thành viên cùng mong muốn trồng một loại cây, nuôi một loại con và vì
thế họ thành lập ra nhóm để cùng nhau học, cùng nhau làm. Có lẽ khái niệm này được
xây dựng dựa trên quan điểm về “hành động tập thể” – collective action. Giả sử những
người câu cá nhận ra là dù họ có câu giỏi đến mấy nhưng nếu chỉ được câu trong ao rất
ít cá thì họ không hết đói và họ cũng nhận biết là họ không được câu ở những ao nhiều
cá bởi đã có một quy định như vậy. Bất bình với quy định này liệu họ có đủ tự tin để lên
gặp người ra quyết định và yêu cầu thay đổi quyết định? Và giả sử là họ đã luôn tin
người ra quyết định đó là người rất quyền lực và khó mà thay đổi được quyết định. Đi
một mình có lẽ rất khó nhưng nếu có một nhóm người câu đều bất bình và muốn đi
cùng nhau thì khả năng để họ đến gõ cửa người ra quyết định là nhiều hơn và đó là hiệu
quả của “hành động tập thể”

Tuy nhiên không phải dự án nào cũng thực sự sử dụng được hiệu quả của “hành động
tập thể”. Cũng bởi không hiểu đầy đủ về khái niệm hành động tập thể nên đã có câu
chuyện một cán bộ dự án rất tự hào khoe rằng chỉ trong vòng 1 tháng có thể thành lập
được 30 nhóm sở thích và cách để có được kết quả như vậy là “giai đoạn đầu cần trả
tiền để người dân tham gia vào các nhóm sở thích”. Có những nhóm hoạt động tới vài
năm nhưng các thành viên không biết hết tên nhau, không có hoạt động do nhóm tự
khởi xướng. Và kết quả là có rất nhiều “nhóm sở thích” là sản phẩm của dự án và nhóm
chỉ là con số chứ không phải là sức mạnh của sự đồng lòng. Và khi kết thúc dự án nó sẽ
“ngủ yên” hoặc tan rã.

Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để có thể tạo ra sức mạnh tập thể, năng lực nào là năng
lực cần xây để cộng đồng có thể hợp tác với nhau tạo ra sức mạnh cho sự thay đổi.

114
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

2. Lý thuyết về quyền lực để lý giải cho triết lý về xây dựng năng lực và xây dựng
cộng đồng

Khái niệm về quyền lực (power) hay những mối quan hệ quyền lực (power relations)
thường được hiểu theo hướng một số nhóm có quyền lực áp đặt sự kiểm soát và ý chí
lên các nhóm yếu thế hơn. Bởi vậy khi nói đến “tạo quyền năng” hay “thay đổi quan hệ
quyền lực”, người ta thường nghĩ ngay đến quan hệ “được” và “mất”, hay xung đột, đối
đầu giữa nhóm có quyền và nhóm yếu thế.

Lý thuyết về quyền lực không bàn về khái niệm quyền lực cung cấp những lăng kính để
hiểu hơn về khái niệm quyền lực, về quá trình “tạo quyền năng” theo hướng “hai bên
cùng có lợi”, tránh được những xung đột hay đối đầu không cần thiết. Cụ thể, lý thuyết
này mô tả các khía cạnh sau của quyền lực:

 Các sắc thái quyền lực: Khi nhìn nhận quyền lực dưới góc độ cách thể hiện người
ta nói tới 3 sắc thái:

- Sức mạnh tự cường thể hiện qua việc người ta không bị khuất phục bởi khó
khăn, thể hiện qua các quyết định để vượt qua khó khăn

- Sức mạnh tập thể thể hiện qua việc người ta đoàn kết lại để cùng làm một việc
gì đó. Sức mạnh tập thể là cùng hành động thường được xây dựng thông qua việc
thành lập các nhóm sở thích để rồi cùng làm một việc gì đó. Tuy nhiên sức mạnh
tập thể/cùng hành động không phải là “tổ nhóm”, không phải cứ có tổ nhóm là
có sức mạnh tập thể.

- Sức mạnh nội tại thể hiện qua việc người ta tự tin ở bản thân mình, tự hào về
mình và biết quyền của mình. Sức mạnh nội tại là nền tảng để phát huy sức mạnh
tập thể và tự cường.

Khi một cá nhân/cộng đồng có được cả ba sắc thái quyền lực trên thì cá nhân/cộng
đồng đó có năng lực lựa chọn và ra quyết định (agency) – tiền đề không thể thiếu
được của quá trình nâng cao vị thế và tiếng nói.

 Các khu vực thực hành quyền lực: các khu vực này không được hình thành một
cách tự nhiên mà nó là sản phẩm của mối quan hệ quyền lực. Chúng có thể hiểu là
các ranh giới hay giới hạn cho phép ai tham gia hoặc không tham gia thảo luận/quyết
định những vấn đề gì v.v. Có 3 khu vực thực hành quyền lực chính:

115
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

- “khu vực đóng" – quá trình ra quyết định được thực hiện bởi một nhóm người
có quyền lực chính trị, người dân không được tham gia. Ví dụ các chính sách vay
vốn, các chính sách hỗ trợ người DTTS v.v.

- “khu vực dân chủ đại diện” – cho phép một số chuyên gia và đại diện người dân
tham gia đóng góp ý kiến, ví dụ một số người dân được mời tham gia đóng góp
ý kiến để xây dựng kế hoạch phát triển thôn/bon.

- “khu vực tự tạo” – do chính những nhóm yếu thế tự tạo ra để thảo luận hay giải
quyết những vấn đề mà họ quan tâm. Đây là những khu vực được hình thành
một cách rất tự nhiên dựa mối tương đồng về sở thích, quan tâm, dân tộc v.v.

“khu vực tự tạo” là nền tảng tốt cho việc thực hành các sức mạnh tập thể và là cơ sở
để xây dựng các nhóm sở thích nhưng với điều kiện nó phải là “một cách rất tự
nhiên”. Điều đó có nghĩa là các thành viên tham gia nhóm phải là hoàn toàn tự
nguyện hay nói một cách khác họ chọn tham gia để có sức mạnh hơn.

Khi nhìn nhận quyền lực dưới lăng kính “khu vực thực hành quyền lực” người ta
thấy một điều là những năng lực có được khi tham gia ở một khu vực này sẽ ảnh
hưởng tới cách tham gia ở khu vực khác. Ví dụ, khu vực tự tạo là khu vực để người
ta thực hành việc lên tiếng, việc ra quyết định và khi được mời tham gia vào khu vực
“quyền lực đại diện” như đóng góp ý kiến cho việc xây dựng kế hoạch phát triển
kinh tế xã hội, họ tham gia ra quyết định tốt hơn, thuyết phục tốt hơn.

 Các khuôn mặt của quyền lực: Quyền lực cũng được thể hiện ở nhiều hình thức
khác nhau, cụ thể là ai/cái gì có tầm ảnh hưởng như thế nào. Việc nhận diện được
các hình thức quyền lực này quyết định sự thành công và hiệu quả của các chiến
lược vận động hành lang, vận động chính sách.

- Quyền lực hữu hình: được xác định bằng các vị trí/chức danh có ảnh hưởng trực
tiếp đến các quyết định. Chiến lược tác động đến nhóm quyền lực này là vận
động hành lang, vận động chính sách.

- Quyền lực ẩn: được sử dụng bởi những cá nhân/nhóm người không có vai trò
chính thức nhưng có tầm ảnh hưởng tới cơ chế ra quyết định nhằm duy trì đặc
quyền đặc lợi của họ. Quyền lực ẩn được sử dụng để tạo loại ra hoặc đưa ai đó
vào cuộc chơi, tạo ra những khu vực "quyền lực đóng" hoặc mở rộng những khu
vực “quyền lực đại diện”. Chiến lược để tác động đến nhóm quyền lực này tập
trung vào việc nâng cao khả năng lên tiếng, huy động và tập hợp của các nhóm

116
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

yếu thế; sử dụng nghiên cứu và truyền thông để thách thức cách người ta “đưa
ra luật chơi”. Ví dụ chỉ bằng việc thay đổi quy định ai được phát biểu trong cuộc
họp đã có thể mang đến những tiếng nói mới, cách nhìn mới hoặc đặt lên bàn
vấn đề mới cần giải quyết.

- Quyền lực vô hình: thể hiện qua những niềm tin, những chuẩn mực qui định
hành vi và cách thức ứng xử trong xã hội. Nếu tôi tin là tôi có thể yêu cầu thay
đổi quy định về khu vực câu cá thì tôi sẽ lên tiếng nhưng nếu tôi tin là tôi không
làm gì được thì tôi sẽ phục tùng. Muốn thách thức loại quyền lực vô hình này
cần phải tạo ra những trải nghiệm mới để có được những chuẩn mực mới và
niềm tin mới.

3. Triết lý xây dựng năng lực và xây dựng cộng đồng dựa trên quan điểm về thay đổi
mối quan hệ quyền lực

a. Logic của tự hào – tự tin – tự chủ.

- Các nhóm bị lề hoá và hay được gọi là “nhóm yếu thế” như người khuyết tật, người
dân tộc thiểu số, người có H, LGBT, người di cư v.v là những nhóm đang chịu định
kiến và rất nhiều khi nhóm tự nội tâm hoá những định kiến đó khiến nhóm tin là
mình yếu kém thật so với số đông và điều này khiến cho nhóm thiếu tự tin ở mình,
thiếu khả năng ra quyết định và tự lựa chọn. Đích của xây dựng năng lực là nhóm
bị lề hoá tự tin vào mình để tự chọn cách sống phù hợp với mình. Tuy nhiên với một
người đang rất tự ti và thiếu tự tin thì việc bảo họ hãy tự tin lên chỉ khiến họ tin rằng
họ “yếu kém hơn” cái người đang động viên họ, việc tập huấn cho họ về làm kinh tế
và ‘cho vay vốn làm ăn” có thể giúp thay đổi mức thu nhập nhưng tiếp tục củng cố
niềm tin là “phải có đó giúp tôi mới thay đổi được” chưa kể đến việc vay vốn tạo ra
sự lệ thuộc vào đơn vị tín dụng và tiếp tục củng cố sự không cân bằng quyền lực giữa
người vay và người cho vay. Những chương trình xây dựng năng lực kiểu “cho cần
câu” mới đang tập trung vào xây dựng sức mạng tự cường nghĩa là có kỹ năng/kiến
thức để làm một việc gì đó nhưng không đảm bảo người sự tự tin nếu tôi lại được
đặt cạnh một người có kỹ năng hơn tôi. Hoặc tôi câu cá giỏi nhưng câu mãi vẫn chỉ
được dăm ba con trong khi nhìn sang người hàng xóm thấy họ xách về cả vài xô cá
(bởi họ được câu ở hồ nhiều cá) thì tôi khó mà tự tin. Vậy thì để một người đang tự
ti, đang nội tâm hoá những định kiến về sự yếu kém, lạc hậu v.v. trở nên tự cần bắt

117
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

đầu bằng việc khơi gợi sự tự hào của họ - phát huy sức mạnh nội tại. Sự tự hào được
khơi gợi thông qua các tương tác bình đẳng với người xung quanh.

- Dự án với nhóm Tiên phong vì tiếng nói dân tộc thiểu số” tập trung vào khơi gợi
niềm tự hào của các nhóm thông qua tổ chức các sự kiện “Tôi tin tôi có thể” hàng
năm. Trong sự kiện này, những vẻ đẹp của các nét văn hoá, những giá trị của tri thức
bản địa đã được chia sẻ và đón nhận bởi người tham dự. Điều này khiến cho nhóm
nhận ra những điều hay những nét đẹp mà mình đang có, từ đó niềm tự hào về dân
tộc mình về bản thân mình được củng cố. Từ sự tự hào này, từng thành viên dần tự
tin để nói ra những điều mình nghĩ, tự tin để chọn làm những gì mình thấy tốt cho
mình chứ không phải là làm theo những gì người khác nói là tốt, tự tin nói về những
điều còn chưa bình đẳng/còn bất công và đang tự chủ động chọn làm gì với những
điều chưa bình đẳng đó.

- Với logic Tự hào – tự tin – tự chủ này, bà con có thể từ chối học câu cá, bởi họ giỏi
trồng cây rồi.

b. Xây dựng khu vực tự tạo thông qua “cảm thức thuộc về một cộng đồng”

Sức mạnh tập thể là cơ sở để tạo ra cân bằng về quyền lực giữa nhóm yếu thế và nhóm
đang nắm giữ nhiều quyền lực. Sức mạnh tập thể có được khi nhiều cá nhân thuộc về
một tập thể nào đó, một cộng đồng nào đó và cùng lên tiếng khi nhận thấy quyền lợi
của cộng đồng đó bị xâm phạm.

Nhưng điều gì khiến cho các cá nhân thuộc về một cộng đồng cùng lên tiếng khi quyền
lợi của cộng đồng đó bị ảnh hưởng? Liệu những cộng đồng địa lý (ở cùng một nơi) có
đảm bảo tạo ra điều đó. Câu chuyện của cộng đồng người dân di cư ở khu vực nhà máy
nhiệt điện Vĩnh Tân cho thấy họ không sinh ra và lớn lên ở đó nên họ không gắn bó với
con đường, với hàng cây, với con sông ở Vĩnh Tân và vì vậy họ không cảm thấy mất
mát khi những nơi này bị lấy đi, bị làm cho ô nhiễm. Trong khi đó những người đã sinh
và và/hoặc lớn lên ở Hà Nội thì lại cảm thấy vô cùng xót xa khi những hàng cây bị chặt
bởi nó gắn với tuổi thơ, với những ký ức từ bài hát, lời ca. Sự khác nhau giữa cộng đồng
những người di cư ở Vĩnh Tân và cộng đồng người sống ở Hà Nội khác nhau ở chỗ
những người ở Hà Nôi có “cảm thức nơi chốn – cảm thức thuộc về cộng đồng này”.

Khu vực tự tạo là một trong những nền tảng tạo ra sức mạnh tập thể và là cơ sở để xây
dựng các nhóm/cộng đồng nhưng chỉ bằng việc mở ra các khu vực tự tạo dưới dạng các

118
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

nhóm sở thích, các liên minh v.v. chưa đủ để tạo ra sức mạnh tập thể mà cần có quá
trình tạo ra cảm thức thuộc về nhóm đó, thuộc về cộng đồng đó, thuộc về liên minh đó.

Dự án “Nâng cao tiếng nói và vị thế của người dân tộc thiểu số” tại huyện Dak Glong,
Daknong được thực hiện trong vòng 5 năm và sử dụng mô hình tổ nhóm như một trong
những can thiệp để tăng cường tiếng nói của người dân và vị thế đám phán. Người dân
ở đây phần lớn là người dân tộc di cư từ miền bắc vào và họ bị “mất rễ”. Cuộc sống hàng
ngày của họ là đi từ nhà lên rẫy và về nhà. Không có những nơi cho các tương tác xã hội
như “giếng nước, sân đình, chợ” v.v. Là những cá nhân nhỏ bé, yếu đuối và không có
tiếng nói. Mô hình tổ nhóm là một lựa chọn phù hợp để xây dựng cộng đồng ở đây và
để tạo ra cảm thức thuộc về những nhóm này thì những nguyên tắc sau đã được áp
dụng:

Nguyên tắc Tự nguyện: Người dân chỉ tham gia vào nhóm khi thực sự hiểu ý nghĩa và
giá trị của việc “CÙNG NHAU LÀM”. Trên thực tế những người tham gia vào các tổ
nhóm để được dự án cho cái gì đó họ cũng tự nguyện nhưng động lực của sự tự nguyện
là để mình được cho. Trong dự án này, tự nguyện tham gia có nghĩa là hiểu ý nghĩa của
việc cùng nhau làm và động lực của sự tham gia nhóm trong trường hợp này là sự hợp
tác để có tiếng nói to hơn, mạnh mẽ hơn. Việc tự nguyện chọn nhau là bước đầu tiên
thiết lập mối quan hệ tốt – tôi thích anh tôi mới chọn anh.

Nguyên tắc 2: tôn trọng sự khác biệt: Tôn trọng sự khác biệt là cơ sở của lòng khoan
dung (không phán xét, không chê bai v.v.). Những cá nhân khác nhau khi tham gia vào
một nhóm/một cộng đồng ngay lập tức nhận ra sự khác biệt. Và cách mà các thành viên
ứng xử với sự khác biệt sẽ quyết định nhóm đi xa đến đâu. Sự khoan dung giúp cho mọi
người có được một môi trường thân thiện thể hiện sự khác biệt, để thử làm những điều
chưa bao giờ làm trước đó. Chỉ trong môi trường thân thiện và ‘an toàn” đó thì những
ý tưởng mới được nảy sinh và nuôi dưỡng. Sự khoan dung còn tạo ra một môi trường
thân thiết khiến mọi người muốn đến và muốn gắn bó nhất là trong bối cảnh xa quê.
Sự ấm áp có được từ sự tôn trọng tạo ra một “gia đình thứ 2” và đó là cơ sở để có cảm
thức thuộc về nhóm.

Nguyên tắc 3: thực hành các giá trị yêu thương, đoàn kết, dân chủ, bình đẳng. Những
nguyên tắc này giúp nhóm gắn bó và cùng nhìn ra những điều không ổn cần thay đổi ở
xung quanh mình.

Cảm thức thuộc về một cộng đồng tạo ra sự liên kết và sức mạnh cho cộng đồng đó và
là cơ sở để cộng đồng lên tiếng.

119
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

c. Sử dụng sức mạnh tập thể để tạo thay đổi xã hội

Khi có sức mạnh tập thể thì một cộng đồng có thể lên tiếng, có thể yêu cầu thay đổi quy
định về trật tự xã hội đang có ví dụ như trật tự là ai có thể câu ở hồ nào. Và khi tập thể
đó đủ lớn, họ có thể tạo ra những phong trào xã hội. Khi khu vực tự tạo thực sự có sức
mạnh thì cộng đồng đó sẽ có đại diện tham gia vào khu vực dân chủ đại diện và hơn
nữa họ có thể gõ cửa khu vực đóng để yêu cầu thay đổi các chính sách đang tác động
đến họ.

Cộng đồng LGBT là một ví dụ điển hình của việc sử dụng được sức mạnh tập thể trong
việc tạo ra các thay đổi xã hội. Trong vòng 10 năm qua, cộng đồng LGBT đã từng bước
thay đổi nhận thức xã hội: đồng tính không phải là bệnh, quyền LGBT là quyền con
người, yêu thương định nghĩa gia đình và thay đổi luật liên quan đến người chuyển giới,
người đồng tính v.v.

120
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

TƯ DUY LẠI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM


Phạm Chi Lan

121
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

122
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

123
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

124
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

125
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

126
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

127
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

Xin cám ơn Quý vị!

128
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

Phụ lục 3: Các bài tham luận

CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI DÂN SỰ TRONG VIỆC GIÁM SÁT VIỆC THỰC THI QUYỀN
LỰC CỦA NHÀ NƯỚC – YẾU TỐ QUAN TRỌNG CHO SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Thái Thị Tú Anh, Đại học Thủy Lợi, Hà Nội

TÓM TẮT

Sự hình thành và phát triển của các tổ chức Xã hội dân sự là một tất yếu khách quan gắn
liền với quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, hoàn thiện hệ thống
pháp luật, tạo điều kiện để người dân được làm những việc mà pháp luật không cấm
nhằm thoả mãn nhu cầu và lợi ích ngày càng phong phú, đa dạng của mình. Các tổ chức
Xã hội dân sự đã có nhiều đóng góp trong việc phát huy dân chủ, xây dựng, hoàn thiện
cơ chế, chính sách, pháp luật thông qua việc giám sát việc thực thi quyền lực của nhà nước
- yếu tố quan trọng cho sự phát triển bền vững.

Từ khóa: giám sát, thực thi, quyền lực, phát triển bền vững, phát triển xã hội.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Xã hội dân sự là một vấn đề hết sức mới mẻ, thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên
cứu lý luận trong và ngoài nước. Trong bài viết này, tác giả đã đi sâu phân tích về vai
trò của các tổ chức Xã hội dân sự trong việc giám sát việc thực thi quyền lực của Nhà
nước. Đồng thời, tác giả cũng đề xuất và luận giải một số phương hướng, giải pháp cơ
bản nhằm nâng cao năng lực giám sát của các tổ chức Xã hội dân sự trong việc thực thi
quyền lực của Nhà nước hiện nay.

NỘI DUNG

1. Nhận thức về vai trò của các tổ chức Xã hội dân sự hiện nay

Trong lịch sử, từ xa xưa đã xuất hiện các hình thức liên hiệp con người, trước khi xuất
hiện nhà nước. Nhưng phải đến thời đại tư bản chủ nghĩa, mối quan hệ xã hội trong các
cộng đồng đó mới được xác lập dựa trên cơ sở chính trị - pháp lý nhất định, khi đó các
tổ chức xã hội mới thực sự ra đời. Tổ chức xã hội được hiểu là "hình thức tập hợp rộng
rãi nhân dân theo nghề nghiệp, lứa tuổi, sở thích, giới tính,... nhằm đáp ứng nhu cầu đa

129
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

dạng của các tầng lớp nhân dân như học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ các mặt, giúp
đỡ, động viên nhau trong cuộc sống, tham gia sinh hoạt văn hoá, thể thao, du lịch, xã
hội, từ thiện v.v..." 1 Các tổ chức xã hội được tổ chức và hoạt động dựa trên tinh thần tự
nguyện trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước, nhưng không phải là những cơ quan
mang tính quyền lực Nhà nước. Các tổ chức Xã hội dân sự (tên tiếng Anh là Civil Society
Organizations - CSO) là tổ chức của những người hoạt động phi nhà nước không nhằm
mục tiêu lợi nhuận cũng như tìm kiếm quyền lực quản lý. Các CSO đoàn kết mọi người
nhằm thúc đẩy các mục tiêu và lợi ích chung. 2 CSO bao gồm các tổ chức phi chính phủ
(tên tiếng Anh là Non govermental organization - NGO), hiệp hội nghề nghiệp, các quỹ,
các viện nghiên cứu độc lập, các tổ chức cộng đồng, các tổ chức tín ngưỡng, các tổ chức
nhân dân, các phong trào xã hội và các công đoàn.

Ngày nay ở nhiều quốc gia trên thế giới, các tổ chức Xã hội dân sự xuất hiện ngày càng
nhiều, cùng với quá trình tăng lên những sự phân hoá về lợi ích giữa các nhóm dân cư,
dân tộc, tôn giáo, văn hoá, sản xuất... Các tổ chức Xã hội dân sự trong đời sống xã hội
hiện đại ngày càng có vai trò to lớn trong quản lý phát triển xã hội. Trong mối quan hệ
với Nhà nước, các tổ chức xã hội có vai trò tích cực trong việc khai thác mọi nguồn lực
để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, đảm nhận việc cung ứng một số dịch vụ công,
phục vụ tốt hơn nhu cầu của cá nhân và xã hội, góp phần thúc đẩy xã hội hoá các hoạt
động sự nghiệp, dịch vụ công, giảm nhẹ gánh nặng cho Nhà nước. Việc hình thành các
tổ chức Xã hội dân sự là một phương thức an toàn cần thiết cho việc giải toả những
căng thẳng trong xã hội, mục đích là để kiểm soát lẫn nhau, kiểm soát nhà nước và thực
thi dân chủ. Sự tham gia của người dân vào các hoạt động chính trị - xã hội được coi là
một giá trị dân chủ, là phương thức để người dân thực hiện quyền dân chủ của mình
thông qua các tổ chức Xã hội dân sự.

2. Vai trò của các tổ chức Xã hội dân sự trong việc giám sát việc thực thi quyền lực
của nhà nước

Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi, bổ sung năm 2013 đã thể hiện rất rõ tại chương II
Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (Điều 28) về vai trò của nhân
dân trong việc giám sát hoạt động quản lý Nhà nước và xã hội:

1
Từ điển Bách khoa Việt Nam Tập 4, trang 467.
2
UNDP. Tài liệu UNDP and Civil Society Organizations: A Toolkit for Strengthening Partnerships, trang 3, New
York, NY, USA. 2006.

130
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

1. Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và
kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.

2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công
khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.

Như vậy, giám sát của nhân dân đối với Nhà nước không phải là việc bên ngoài áp đặt
vào quyền lực nhà nước, mà là chức năng và nhu cầu phát sinh khách quan, nhằm yêu
cầu nhà nước phải thực hiện đúng những cam kết của mình trước nhân dân (thông qua
các quy định của Hiến pháp và pháp luật). Giám sát là hoạt động của chủ thể biểu hiện
qua theo dõi, quan sát, xem xét, nhận định về việc làm của đối tượng chịu sự giám sát.
Mục đích của giám sát là xem xét việc làm của đối tượng bị giám sát có đúng những
điều quy định, những quy chế, chuẩn mực đã đặt ra; phát hiện những khiếm khuyết
trong tổ chức và hoạt động của đối tượng bị giám sát để có những kiến nghị và biện
pháp can thiệp, khắc phục kịp thời nhằm hướng hoạt động của đối tượng đi đúng
hướng. Khi thực hiện chức năng giám sát, các tổ chức Xã hội dân sự không có mục đích
đấu tranh giành quyền lực nhà nước, nó chỉ cảnh báo, nhắc nhở nhà nước phải hoạt
động theo hướng dân chủ, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, điều đó
được thể hiện qua các nội dung sau đây:

Thứ nhất, vai trò giám sát của các tổ chức Xã hội dân sự đối với việc thực thi quyền lực
của Nhà nước góp phần bảo đảm hoạt động của các cơ quan thực thi quyền lực Nhà
nước hiệu lực, hiệu quả. Để đảm bảo cho quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân không
chỉ đòi hỏi sự kiểm tra và giám sát từ phía các cơ quan nhà nước mà quan trọng hơn,
còn đòi hỏi phải thiết lập được cơ chế giám sát hữu hiệu từ phía nhân dân - chủ thể
quyền lực nhà nước đối với các cơ quan và cán bộ thực thi quyền lực nhà nước, kể cả
đối với cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất do nhân dân trực tiếp bầu ra. Các tổ chức
Xã hội dân sự đại diện cho nhân dân, thực hiện quyền và lợi ích của nhân dân trong
việc giám sát việc thực thi quyền lực của Nhà nước. Các tổ chức Xã hội dân sự phát triển
lành mạnh chắc chắn sẽ làm cho nhà nước dân chủ hơn, các hiện tượng chuyên quyền
độc đoán, quan liêu, tham nhũng sẽ giảm. Thông qua các ý kiến của các tổ chức Xã hội
dân sự, tính chủ quan, độc đoán trong quá trình hoạch định chính sách sẽ được cải thiện
đáng kể.

Thứ hai, vai trò giám sát của các tổ chức Xã hội dân sự đối với việc thực thi quyền lực
của Nhà nước còn góp phần bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của
nhân dân. Để đảm bảo tính minh bạch và sự tham gia của công chúng vào các hoạt động

131
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

của các cơ quan công quyền, đòi hỏi cần đặt ra nhiệm vụ và cơ chế giám sát lẫn nhau
giữa các lĩnh vực, giữa khu vực dân sự với Nhà nước. Các cá nhân có cơ hội tham gia
với tư cách đại diện cho một nhóm, một tập thể xã hội đối với các vấn đề chính sách;
thiên hướng vì lợi ích cộng đồng, lợi ích của số đông trở nên mạnh mẽ hơn. Trong bối
cảnh hiện nay, chức năng giám sát của các tổ chức Xã hội dân sự đối với việc thực thi
quyền lực của Nhà nước có vai trò hết sức quan trọng, nhất là trong việc đấu tranh
chống các biểu hiện tiêu cực trong bộ máy nhà nước. Thông qua giám sát của các tổ
chức Xã hội dân sự, kỷ cương trong các cơ quan quyền lực Nhà nước được điều chỉnh
thường xuyên, góp phần tạo nên bộ máy quyền lực trong sạch, vững mạnh. Đồng thời,
tăng cường giám sát từ phía nhân dân và dựa vào nhân dân sẽ góp phần thực hiện được
mục đích mà nhà nước đặt ra; đó là xây dựng nhà nước "của nhân dân, do nhân dân và
vì nhân dân".

Thứ ba, vai trò giám sát của các tổ chức Xã hội dân sự đối với việc thực thi quyền lực
của Nhà nước thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa Nhà nước và nhân dân. Thực chất,
quyền lực của Nhà nước xét đến cùng cũng là quyền lực của nhân dân được tổ chức
dưới hình thức những thiết chế quyền lực công, Nhà nước ra đời để giải quyết tốt hơn
những vấn đề vượt quá khả năng của các tổ chức Xã hội dân sự. Ngược lại, có những
vấn đề xã hội mà Nhà nước "không với tới"; hoặc những vấn đề mang tính chất cá nhân,
nhóm nhỏ mà nhà nước không nên đứng ra giải quyết. Khi đó, các tổ chức Xã hội dân
sự sẽ đứng ra để giải quyết những vấn đề trên. Trên thực tế, những vấn đề mà các tổ
chức Xã hội dân sự phối hợp với Nhà nước cùng giải quyết rất đa dạng: vấn đề cán bộ,
củng cố khối đoàn kết cộng đồng, xây dựng đời sống mới ở khu dân cư, bảo vệ môi
trường, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống bệnh tật, hỗ trợ phát triển
kinh tế, xoá đói giảm nghèo... Với hệ thống thiết chế tự quản và hệ thống quy phạm xã
hội cho phép giải quyết các vấn đề xã hội bằng dư luận, tập quán, mang tính tự nguyện,
các tổ chức Xã hội dân sự đã trở thành trợ thủ đắc lực của Nhà nước trong quá trình
cùng thực hiện quyền và lợi ích của nhân dân. Theo đó, Nhà nước và các tổ chức Xã hội
dân sự luôn song hành, bổ sung, thúc đẩy nhau cùng phát triển.

Tuy nhiên, trên thực tế bên cạnh vai trò tích cực của đa số các tổ chức Xã hội dân sự,
vẫn còn một số tổ chức chưa thực sự đại diện cho giới, ngành nghề, nhóm, cộng đồng
dân cư...mà mình đại diện; không tuân thủ nguyên tắc và mục đích đã được xác định
khi thành lập. Đặc biệt, một số tổ chức Xã hội dân sự có xu hướng vượt quá quyền hạn
của mình, can thiệp quá sâu vào các công việc của nhà nước, thậm chí gây lũng loạn các
hoạt động chính trị cả trong và ngoài nước. Chính vì thế, cần phải có giải pháp phù hợp

132
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

để quản lý, kiểm soát và định hướng hoạt động của các tổ chức Xã hội dân sự; nhằm
mục tiêu thực hiện dân chủ rộng rãi trên phạm vi toàn xã hội.

3. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực giám sát của các tổ chức Xã hội dân sự
đối với việc thực thi quyền lực của nhà nước

Nhằm đảm bảo chức năng giám sát của các tổ chức Xã hội dân sự đối với việc thực thi
quyền lực của Nhà nước, cần thực hiện một số giải pháp sau:

Một là, hoàn thiện pháp luật về giám sát của các tổ chức Xã hội dân sự.

Trước hết, cần phải khẩn trương ban hành Luật Hội và các văn bản hướng dẫn việc thi
hành Luật để tạo hành lang pháp lý thống nhất, đồng bộ, có hiệu lực cao về giám sát
việc thực thi quyền lực của Nhà nước từ phía các tổ chức Xã hội dân sự. Xây dựng
chương trình phối hợp giám sát giữa các cơ quan quyền lực nhà nước và hoạt động giám
sát của các tổ chức Xã hội dân sự để đảm bảo giám sát có hiệu quả. Trong các văn bản
luật quy định về các tổ chức Xã hội dân sự nên có nội dung khuyến khích và phát huy
sự tham gia giám sát việc thực thi quyền lực của nhà nước từ phía các tổ chức Xã hội
dân sự. Việc hoàn thiện pháp luật về giám sát của các tổ chức Xã hội dân sự nhằm tạo
cơ sở pháp lý để mở rộng quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân được theo dõi, quan
sát, xem xét, đánh giá hoạt động của các cơ quan nhà nước trong giới hạn chức năng,
nhiệm vụ được giao.

Hai là, cần phát huy vai trò tích cực của các tổ chức Xã hội dân sự.

Việc phát huy vai trò tích cực của các tổ chức Xã hội dân sự, một mặt bổ trợ cho vai trò
của nhà nước, mặt khác giám sát các hoạt động của nhà nước; nhằm hạn chế các hành
vi tư lợi, lạm dụng chức quyền của các cơ quan thực thi quyền lực nhà nước. Đồng thời,
bản thân các tổ chức Xã hội dân sự cũng cần phải hoạt động mạnh hơn nữa để thực
hiện vai trò giám sát, đánh giá xã hội cho hoạt động của các cơ quan thực thi quyền lực
nhà nước, thúc đẩy hoạt động tốt hơn. Việc thực hiện chức năng giám sát của các tổ
chức Xã hội dân sự đối với việc thực thi quyền lực nhà nước đã hình thành và phát triển
từ khi nhà nước dân chủ nhân dân được thiết lập cho đến nay. Hệ thống giám sát đó
với nhiều hình thức, công cụ và không ngừng được củng cố, hoàn thiện nhằm phát huy
vai trò tích cực của các tổ chức Xã hội dân sự, tạo điều kiện để nhân dân có khả năng
giám sát một cách có hiệu quả đối với các cơ quan thực thi quyền lực nhà nước.

133
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

Ba là, tăng cường sự tương tác giữa các tổ chức Xã hội dân sự với các cơ quan thực
thi quyền lực nhà nước.

Các tổ chức Xã hội dân sự có vai trò quan trọng trong phát triển dân chủ, góp phần
làm phong phú phương thức dân chủ đại diện. Một trong những phương thức thực hiện
dân chủ là thực hiện giám sát đối với việc thực thi quyền lực nhà nước. Do đó, nhà nước
cần phải hướng các tổ chức Xã hội dân sự làm tốt chức năng này trong tình hình mới.
Các cơ quan chính quyền các cấp cần tăng cường tổ chức theo định kỳ các cuộc gặp gỡ,
đối thoại với các tổ chức Xã hội dân sự, lắng nghe ý kiến, phản biện từ phía các hội và
cùng trao đổi tìm biện pháp giải quyết vì mục tiêu phát triển xã hội. Để phát huy hơn
nữa vai trò của các tổ chức Xã hội dân sự trong việc giám sát việc thực thi quyền lực của
nhà nước, cần đổi mới mạnh mẽ mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của các tổ
chức xã hội nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, hạn chế và tiến tới chấm dứt xu hướng
"nhà nước hoá", "hành chính hoá". Nhà nước giao hoặc uỷ thác theo phương thức công
khai, minh bạch, bình đẳng; xoá bỏ cơ chế xin - cho, sự hỗ trợ kinh phí của Nhà nước
phải theo căn cứ chất lượng và hiệu quả hoạt động của từng tổ chức Xã hội dân sự.

KẾT LUẬN

Tóm lại, giám sát việc thực thi quyền lực của nhà nước chính là công cụ hữu hiệu, có
tính pháp lý để kiểm soát quyền lực nhà nước và thực hiện dân chủ rộng rãi. Các tổ
chức Xã hội dân sự đại diện cho nhân dân, thực hiện giám sát việc thực thi quyền lực
của nhà nước, góp phần đảm bảo và duy trì bản chất của quyền lực nhà nước không xa
rời bản chất nhân dân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hà Thị Mai Hiên, 2003. Cơ chế kiểm tra, giám sát trong Nhà nước pháp quyền, Nxb.
Công an nhân dân, Hà Nội.
2. Nguyễn Tác, 2005. Xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, Nxb.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3. Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh Phương, 2010. Vai trò của các tổ chức xã hội: Đối với
sự phát triển và quản lý xã hội, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4. Viện nghiên cứu lập pháp (2014), Tài liệu hội thảo "Tăng cường sự tham gia của các
tổ chức xã hội vào quá trình xây dựng chính sách, pháp luật và giám sát việc thực thi".
5. Nguyễn Đăng Dung, 2005. Nhà nước và trách nhiệm của Nhà nước, Nxb. Tư pháp,
Hà Nội.

134
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

6. Từ điển Bách khoa Việt Nam Tập 4, trang 467.


7. UNDP. Tài liệu UNDP and Civil Society Organizations: A Toolkit for Strengthening
Partnerships, trang 3, New York, NY, USA. 2006.

THÔNG TIN TÁC GIẢ

Thái Thị Tú Anh

Khoa Lý luận Chính trị - Trường Đại học Thủy Lợi, Hà Nội

Email: thaituanh24@gmail.com

135
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG VIỆC XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH VĂN HÓA
(KHẢO SÁT CỘNG ĐỒNG NGƯỜI Ê ĐÊ TẠI XÃ EA KAO – BUÔN MÊ THUỘT)
ThS. Đoàn Thị Cảnh
Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh

1. Những vấn đề chung về xã Ea Kao

Một vài thông số xã Ea Kao (2016):

- Diện tích tự nhiên: 4.696 ha.

- Đất nông nghiệp: 3.531 ha và chiếm 75%


diện tích.

- Dân số: 17.195 nhân khẩu/ 3.749 hộ

Tộc người Êđê: 6.019 nhân khẩu/ 1.192 hộ


và chiếm 35% dân số của xã Ea Kao. Tiếp
theo là người Kinh; hiện nay còn một vài
dân tộc miền núi phía Bắc di cư và chung
sống ở vùng này.

- Thành phần tôn giáo:

+ Tin Lành: 4.249 nhân khẩu/ 802 hộ.


+ Công giáo: 750 nhân khẩu/ 179 hộ.
+ Phật giáo: 434 nhân khẩu/ 74 hộ.

- Đơn vị hành chính của xã Ea Kao, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Dăk Lăk:

Xã Ea Kao có 14 đơn vị hành chính (gồm 7 buôn – là nơi cộng đồng người Ê Đê sinh
sống nhiều nhất - và 7 thôn):
1) Buôn Tơng Ju (HTX dệt thổ cẩm buôn Tơng Ju)
2) Buôn Cư M’Blim
3) Buôn Cư Êbông
4) Buôn H’Wiê
5) Buôn H’Drat
6) Buôn Kao
7) Buôn H’Dơk
8) Thôn Cao Thắng

136
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

9) Thôn Tân Hưng


10) Thôn Cao Thành
11) Thôn 1
12) Thôn 2
13) Thôn 3
14) Thôn 4

Lưu ý: 14 thôn/ buôn hầu hết được xây dựng từ năm 1977, riêng thôn 4 hình thành
sau cùng từ hợp tác xã dược liệu Êa Kao vào năm 1996.

Trên những thông số đó cho thấy Xã Ea Kao có đặc trưng là một xã có nhiều thành
phần dân tộc thiểu số và đang biến đổi mạnh mẽ nhanh chóng trong những năm gần
đây (kể từ 1980 bắt đầu có những di dân tự do và sau đó là hàng loạt những cuộc di dân
mang yếu tố kinh tế).

Với đặc trưng là một xã có thành phần dân tộc là người Ê đê chiếm đa số, việc xây
dựng và thực thi chính sách văn hóa của nhà nước với cộng đồng này cần một cái
nhìn đặc thù, tuy nhiên chính sách quản lý của nhà nước phần lớn vẫn là một sự “cấp
phép”, những sự việc “bầu bán” có thực sự hay chỉ là “trò” đối với xã hội và sự đóng
góp của cộng đồng – thông qua người có uy tín thực sự là một trong những yếu tố
thúc đẩy việc xây dựng chính sách hợp lý hơn.

2. Những biến đổi trên bình diện văn hóa

Ở Ea Kao, sự quản lý vẫn thể hiện ở mô hình tập trung quyền lực quản lý của nhà
nước. Những thay đổi cơ bản của cộng đồng, sản phẩm của chính sách quản lý thể
hiện ở những mặt dưới đây:

- Luật pháp: Áp dụng chính sách của luật pháp Việt Nam, đối với cấp thôn/ buôn
ngoài luật thì có hương ước, và bản hương ước này có sư đóng góp ý kiến của người
đứng đầu buôn, đại diện buôn và có thể vài buôn có sự đóng góp ý kiến của toàn
dân trong buôn đó. Đây là một điểm sáng của tiếng nói cộng đồng mà không phải
tự dưng có được. Những năm 1975 – 1995 sự đóp góp của cộng đồng vào hương ước
không nhiều nên xảy ra tình trạng luật pháp không hợp lý khi xử những tranh chấp
dân sự hay liên quan đến hôn nhân. Người Ê Đê cổ tôn trọng tính dân chủ vì thế họ
đã từng có các phong trào yêu cầu được tham dự vào xây dựng hương ước thuận với

137
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

luật tục cổ truyền. Vì thế, từ 2000 về sau, hương ước được xem như 1 điều kiện tham
khảo, hòa giải trước khi áp dụng luật.

- Mô hình thiết chế văn hóa được thực hiện mẫu như những thiết chế văn hóa của các
tỉnh khác, thể hiện tính tập quyền trung ương. Mô hình này khác với mô hình cộng
đồng kết chặt của người Ê Đê cổ là người Già Làng (Pơ Tao) nắm vai trò là người
đứng đầu, lớp người có vị trí đặc biệt là thầy cúng (Tín ngưỡng đa thần, cúng Bến
nước, Bến lúa, Thần cồng chiêng, các Ma…), trong gia tộc người có vị trí đặc biêt là
trưởng họ (người nam giới có đời sống kinh tế khá giả, đời sống hôn nhân toàn mỹ;
không nhất định phải là trai trưởng mà chỉ là người lớn tuooirdo người trong họ
bầu nên), trong gia đình cụ thể thì người mẹ, người vợ là quan trọng nhất. Thiết chế
cộng đồng cổ truyền và luật tục cổ truyền kết nối rất chặt chẽ cộng đồng; khác với
thiết chế văn hóa tập quyền hiện nay rất nhiều cũng làm thay đổi tính cộng đồng
của dân tộc Ê Đê.

- Thiết chế văn hoá: Toàn xã có trụ sở sinh hoạt văn hoá của buôn, thôn và xã. Các
thiết bị thuộc các trụ sở sinh hoạt văn hoá của buôn, thôn và xã, chính quyền và các
đoàn hội ban ngành theo xã, hệ thống phát và truyền thanh tại các buôn, thôn và xã.
Những thiết chế văn hóa này cơ bản phục vụ cho quản lý nhà nước theo một mô
hình mới. Nó tồn tại song song với thiết chế cổ truyền của người Ê Đê: rừng – bến
nước – nhà cộng đồng; tuy nhiên đáng lo hiện nay là rừng mất dần; bến nước không
còn tác dụng – bị thay thế bởi nước máy, nhà cộng đồng do nhà nước xây dựng 100%
theo thiết kế được đặt hàng, người dân không tham gia ý kiến. Chủ yếu diễn ra các
hoạt động như: họp dân, họp buôn, họp chi bộ…nhà cộng đồng có một khoảng cách
rất xa sơ với nhà dài truyền thống, hiện nay do nhà nước quản lý; chính là một mô
hình cổ sẽ bị mất đi. Những người Ê Đê theo tôn giáo thì tồn tại một thiết chế khác
là nhà thờ/ nhà nguyện chính là nơi họ thực sự tìm thấy đời sống văn hóa nhiều
nhất.

- Quyền Poland: việc xóa bỏ điền địa thay vào đấy là xác nhận sở hữu theo luật
địnhtrước đây gây nên một hâu quả rất lớn, dẫn đến sự đấu tranh của người Ê Đê.
Từ sau, chính sách đã có những khoản phù hợp với việc phân đất và đặc biệt là chính
sách cấm người Kinh mua đất do nhà nước cấp cho đồng bào Ê Đê để đảm bảo về
kinh tế cho người Ê đê thực sự có ý nghĩa. Cần duy trì chính sách này và hỗ trợ thêm
nữa về phương thức kinh tế cho người Ê đê.

138
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

- Mẫu hệ: hiện nay đang va chạm phụ hệ - đặc biệt khi kết hôn với dân tộc khác, thể
hiện trên pháp luật và luật tục không có nhiều hỗ trợ, va chạm với những luật tục
của hôn nhân Ê đê cổ, như vấn đề đặt tên, con cái tài sản sau ly hôn và sự ràng buộc
trong hôn nhân. Vấn đề này ít nhưng 1, 2 trường hợp đang xảy ra.

- Ngôn ngữ bản địa: một gia đoạn dài 1986 – 1995 chính sách ngôn ngữ không phù
hợp và hiện nay quá trình di dân quá mạnh mẽ làm cho chữ Ê đê đang trở thành
“ngoại ngữ”, người Ê Đê nói tiếng Ê đê trong gia đình, nhưng giao tiếp xã hội thì
dùng tiếng phổ thông, các văn bản hành chánh pháp lý đều không có song ngữ. Nhất
là lớp trẻ, nhu cầu sử dụng tiếng Ê đê để giao tiếp không còn quá thiết thực nữa.

- Các di sản văn hóa như cồng chiêng, sử thi: đang trở thành “bảo tồn” không còn
tính ứng dụng...đang cho thấy có một khoảng cách không nhỏ giữa nhà nước và
cộng đồng. Nhất là khi thế hệ già mất đi; nó sẽ trở thành “di sản” đúng nghĩa, không
phải là đời sống văn hóa của người dân. Vậy “loại hình văn hóa” nào sẽ thay thế và
tạo nên chiều sâu cho vùng đất này?

Trước những bài học lịch sử đó, theo tôi cần có vai trò của cộng đồng trong xây dựng
chính sách văn hóa hơn nữa, phát huy tính dân chủ vốn đã được xây dựng trong máu
huyết của người Ê Đê. Đồng thời với chính sách đúng thì lại có khả năng ngăn ngừa
những yếu tố kích động mà trước đây từng xảy ra đối với người Ê Đê.

3. Những mảng chính sách văn hóa cần có vai trò của cộng đồng hiện nay

Với những kinh nghiệm khi làm việc về chính sách và khảo sát cộng đồng người Ê Đê
ở Ea Kao, tôi hy vọng giữa chính sách và tiếng nói cộng đồng tiếp tục gần nhau, chứ
không bao giờ là sự quản lý một chiều. Ở những bài học kinh nghiệm của vùng, một vài
vấn đề cần phát huy tính cộng đồng:

- Tiếp tục xây dựng hương ước thôn/ buôn, trong đó người đại diện cộng đồng phải
thực sự vì cộng đồng của mình, đưa ra những đề xuất thiết yếu đề phù hợp giữa luật
tục và pháp luật của nhà nước trong vấn đề dân sự.

- Sinh hoạt nhà cộng đồng đang bị mất dần ý nghĩa, đang bị biến thành nơi hội họp,
cộng đồng Ê Đê nên chủ động thực hiện những sinh hoạt cộng đồng tại đây và nhà
nước khi xây dựng nhà cộng đồng cũng cần vai trò đóng góp của nhân dân mới thực
sự kích hoạt được “tình cảm” của người dân, để họ xem đó là căn nhà của họ, chứ
không phải là nhà của nhà nước như hiện nay.

139
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

- Tính truyền nghề: truyền dạy nghệ nhân cồng chiêng, truyền dạy sử thi, truyền dạy
dân ca, truyền dạy ngôn ngữ chính là còn đường mà trí thức Ê Đê cần đẩy mạnh
hơn nữa để tạo sức mạnh bản địa trước sự di dân mạnh mẽ và sự “xâm lấn” văn hóa
mạnh mẽ hiện nay. Rất đáng mừng là trong cộng đồng Ê Đê ở Ea Kao vẫn còn một
vài trí thức, nhà truyền giáo, người trưởng họ còn gánh vác vai trò này. Nhà nước
khi sử dụng các di sản văn hóa (cồng chiêng và sử thi) phải tôn trọng quyền và xem
đó là tài sản của cộng đồng Ê Đê.

- Những hỗ trợ của nhà nước về nhân sự, dự báo sự ảnh hưởng của quá trình di dân
đến cộng đồng, hỗ trợ về phương thức làm nghề sinh sống, hỗ trợ về sử dụng nhân
sự mới là yếu tố dài lâu để phát triển Tây Nguyên, không nên xem hỗ trợ tài chánh
như hiện nay là hỗ trợ cơ bản.

- Rừng, bến nước vừa là tài sản của người Ê Đê cổ nay là tài nguyên của quốc gia,
người dân thực sự có vai trò kiểm tra và đề xuất nguyện vọng phù hợp vì mất rừng,
khô nguồn suối đối với Tây Nguyên nói chung và người Ê Đê nói riêng chính là phá
vỡ kết cấu buôn và kết cấu cộng đồng; nó vừa là văn hóa vừa là đời sống thiết thực
hiện nay liên quan đến nghề sống của toàn vùng.

THÔNG TIN TÁC GIẢ

ThS. Đoàn Thị Cảnh

Ban nghiên cứu Chính sách văn hóa nghệ thuật Nam Tây Nguyên

Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh

61 Mạc Đĩnh Chi, Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

0942109349

140
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO TỒN VĂN HÓA TÂY NGUYÊN TRONG BỨC TRANH
ĐA SẮC MÀU CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM
TS. Trần Minh Đức, Đại học Thủ Dầu Một, Bình Dương

TÓM TẮT

Tây Nguyên xét về các mặt dân tộc, văn hoá, xã hội và cả lịch sử, địa lý là một vùng rộng
lớn được quy định theo địa lý hành chính mà nhiều nhà nghiên cứu đã dùng khái niệm
là “khu vực Nam Trường Sơn”. Đây là một tiểu vùng, cùng với vùng Duyên hải Nam
Trung Bộ hợp thành vùng Nam Trung Bộ, thuộc Trung Bộ Việt Nam. Tiểu vùng này có
những mối liên hệ hữu cơ đặc biệt về kinh tế, văn hóa và xã hội, đồng thời có những giá
trị văn hóa đặc sắc của cộng đồng các dân tộc ít người tại khu vực Tây Nguyên, Nam
Trung Bộ Việt Nam nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung.

Từ khóa: văn hóa, văn hóa Tây Nguyên, DTTS, bảo tồn

SOME SOLUTIONS CONSERVE CULTURE OF CENTRAL HIGHLANDS IN THE


COLORFUL PICTURE OF VIETNAMESE CULTURE

ABSTRACT

Ethnically, culturally, socially, historically and geographically, Central Highlands is a


huge region, determined by administrative geography, which is defined as “the South
Annameseregion” by many researchers. This is the subregion combining with South
Central Coast region to constitute South Central region, belongs to Central region of
Vietnam. This subregion has special organic relationship on economy, culture and society,
as well as featured cultural values of ethnic communities in Central Highlands, South
Central region in particular and Southeast Asia region in general.

Keyword: culture, culture of central highlands, ethnic communities, conserve

1. Đặt vấn đề

Nằm trong tọa độ địa lý từ 11045’ đến 15027’(vĩ độ Bắc) và từ 107012’ đến 108055’(kinh
độ Đông), Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm

141
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

Đồng, diện tích tự nhiên 54.638,4 km2, chiếm 16,8% diện tích cả nước 1, trong đó có
3.140.000 ha rừng các loại, chiếm tới 36,3% trữ lượng rừng của cả nước, là một trong
bảy vùng kinh tế - sinh thái của nước ta hiện nay 2. Toàn vùng có 61 đơn vị hành chính
cấp huyện, gồm 5 thành phố (Buôn Ma Thuột, Pleiku, Đà Lạt, Kon Tum, Bảo Lộc), 4
thị xã (An Khê, Ayun Pa, Buôn Hồ, Gia Nghĩa) và 52 huyện; 722 đơn vị hành chính cấp
xã, gồm 77 phường, 48 thị trấn và 597 xã; 7.824 thôn buôn, tổ dân phố, trong đó có
2.764 thôn, buôn, bon, làng có đông đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống 3.
Trên phương diện văn hóa, với diện tích rừng rộng lớn, là nơi khởi nguồn của trên 20
dòng sông lớn của cả nước, đến nay, Tây Nguyên là một trong những khu vực còn lưu
giữ được nhiều phong tục tập quán, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể có giá trị lịch
sử và thẩm mỹ cao như nhà rông, nhà dài, đàn đá, tượng mồ, các lễ hội văn hóa, cồng
chiêng và kho tàng văn học dân gian đồ sộ với những bản trường ca, truyện cổ, truyện
ngụ ngôn, những làn điệu dân ca lưu truyền qua nhiều thế hệ trong hàng nghìn năm.

Với vùng đất chứa đựng nhiều giá trị truyền thống như vậy, nghiên cứu về tính đa dạng
phong phú của văn hóa Việt Nam không thể không tìm hiểu văn hóa Tây Nguyên, đồng
thời nếu xem văn hoá là những nhân tố cấu thành nền văn hiến Việt Nam thì những
yếu tố văn hóa truyền thống của các DTTS Tây Nguyên chính là một phần tất yếu của
văn hiến dân tộc. Từ việc điểm lại một số giá trị văn hóa truyền thống đặc trưng của
vùng đất và con người Tây Nguyên, bài viết đưa ra một số nhận định về vai trò quan
trọng của văn hóa Tây Nguyên trong bức tranh đa sắc màu của văn hóa Việt Nam qua
đó đóng góp một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị đặc sắc này.

2. Tây Nguyên - Bức tranh văn hóa đa sắc màu

Do những đặc điểm quá trình vận động địa chất, lịch sử, địa lý, văn hóa, khu vực Tây
Nguyên chứa đựng kho tàng di sản văn hóa và thiên nhiên hết sức phong phú và đa
dạng đã trở thành những danh thắng và đồng thời là tài nguyên du lịch độc đáo và hấp
dẫn như: hồ Yaly, núi Ngọc Linh, những khu rừng nguyên sinh và đặc dụng như
Chưmon Ray, Đác Uy, Sa Thầy, suối nước nóng Đắk Tô (Kon Tum); các cánh rừng

1
Diện tích các tỉnh xếp theo thứ tự gồm: tỉnh Gia Lai 15.536 km2, tỉnh Đắk Lắk 13.125,3 km2, tỉnh Lâm Đồng
9.773 km2, tỉnh Kon Tum 9.689 km2 , tỉnh Đắk Nông 6.513 km2 (Tổng hợp theo Niên giám thống kê các tỉnh Tây
Nguyên năm 2013).
2
Bảy vùng kinh tế lớn của nước ta gồm: Miền núi trung du Bắc bộ, Đồng bằng Sông Hồng, Bắc Trung bộ, Duyên
hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long.
3
Tổng hợp theo đơn vị hành chính 5 tỉnh Tây Nguyên năm 2015.

142
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

nhiệt đới Kon Ka Kinh và Kon Cha Rang; thác Xung Khoeng, thác Phú Cường, nhiều
con suối đẹp như suối Đá Trắng, suối Mơ, Biển Hồ - hồ Tơ Nưng (Gia Lai); thác Thủy
Tiên và những hồ nước thơ mộng như hồ Lắk, hồ Buôn Triết, hồ Ea Kao, các khu rừng
nguyên sinh, Vườn quốc gia Yok Đôn, Khu lâm viên Ea Kao (Đắk Lắk); thác Gia Long,
thác Dray Nur, thác Diệu Thanh, Ba Tầng, Dray Sáp (Đắk Nông) cùng bao danh thắng
nổi tiếng khác ở trung tâm du lịch Đà Lạt (Lâm Đồng),…

Bên cạnh những thắng cảnh thiên nhiên đặc sắc, Tây Nguyên còn có những di sản văn
hóa hết sức phong phú và đa dạng, không chỉ tiêu biểu cho bản sắc văn hóa của các dân
tộc Tây Nguyên mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc khẳng định tính thống nhất
trong đa dạng của văn hóa Viêt Nam đó là Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên.
Theo truyền thống, các DTTS Tây Nguyên làm nương rẫy, việc canh tác gần như phụ
thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên. Đơn vị cư trú của họ là các công xã xóm làng gọi là
các p’lei hay bon, tín ngưỡng phổ biến ở đây gồm vạn vật hữu linh cùng với hình thức
thờ cúng tổ tiên. Người Tây Nguyên quan niệm rằng cộng đồng của họ gồm hai nửa,
nửa của con cháu đang sống ở trong các p’lei, bon ở phía Đông và nửa của tổ tiên đã
chết nhưng đang“sống” trong các nhà mồ nghĩa trang ở phía Tây. Họ sống trong một
không gian cùng với sự bảo trợ, che chở của các vị thần linh, tổ tiên, và âm thanh cồng
chiêng chính là phương tiện giao tiếp kết nối con người với thế giới tâm linh. Vì vậy đối
với họ mỗi cái cồng chiêng đều có một vị thần trú ngụ.

Chức năng bao trùm của cồng chiêng là phục vụ nhu cầu tâm linh trong các nghi lễ, lễ
hội truyền thống của cộng đồng như lễ đâm trâu, mừng đứa trẻ mới ra đời, mừng chiến
thắng, lễ xuống giống, lễ ăn cơm mới, lễ gặt lúa, lễ đưa lúa vào kho, lễ cúng bến nước,
lễ cúng thần lúa, cúng vía trâu, bò... Các nghi lễ ngoài cúng tế, lễ vật, còn được thể hiện
bằng một biên chế dàn chiêng và một hay nhiều bài nhạc chiêng khác nhau tùy theo tộc
người. Chúng thể hiện bản sắc văn hóa của tộc người và các cộng đồng láng giềng có
thể nhận ra tiếng chiêng của nhau.

Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên bao trùm 5 tỉnh Tây Nguyên, tập hợp của
nhiều DTTS. Cồng, chiêng là loại nhạc khí bằng hợp kim đồng, có khi pha vàng, bạc
hoặc đồng đen. Cồng là loại có núm, chiêng không núm. Các dàn cồng chiêng thường
gồm nhiều bộ. Mỗi bộ có số lượng khác nhau và đảm nhiệm những chức năng riêng
trong cuộc hoà tấu. Nhạc cụ cồng chiêng có nhiều cỡ, đường kính từ 20, 50 đến 60 cm,
loại cực đại tới 90 - 120 cm. Cồng chiêng có thể được dùng đơn lẻ hoặc dùng theo dàn,
một bộ có từ 2 đến 12 - 13 chiếc, thậm chí có nơi tới 18 - 20 chiếc. Trong một bộ chiêng

143
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

có chiêng mẹ (chiêng cái) là quan trọng nhất. Các dàn cồng chiêng không chỉ làm nhiệm
vụ điểm nhịp, đi tiết tấu hoặc giai điệu một bè mà còn hoà tấu nhạc đa âm. Cồng chiêng
có thể được gõ bằng dùi hoặc đấm bằng tay. Có thể gõ vào giữa mặt chiêng hay đánh
ngoài rìa tùy theo bài bản. Người Tây Nguyên có nhiều phong cách chơi cồng chiêng
phong phú và bài bản. Nếu dàn cồng chiêng ở các nước khác, chẳng hạn như Gamelan
ở Java, Gong Kebyar ở Bali (Indonesia) hay Kulingtan, dân tộc Mindanao của
Philippines, nhạc công luôn ngồi yên tại chỗ thì người đánh cồng chiêng Tây Nguyên
luôn di động, còn động tác thì đa dạng như nghiêng mình, cúi người, khom lưng ...
Người Ba na và Gia rai có phương pháp đánh chỉ điệu; người Ê đê đánh theo cách thức
từng chùm...

Cồng chiêng Tây Nguyên là nơi chứa đựng những giá trị kiệt tác của nhân loại. Không
chỉ có sức hấp dẫn đặc biệt ở sự đa dạng độc đáo kỹ thuật diễn tấu mà còn là biểu tượng
cho cuộc sống của con người nơi đây.Văn hoá cồng chiêng được bắt nguồn từ văn minh
Đông Sơn cổ đại, nền văn minh được biết đến với tư cách là một nền văn hoá trống
đồng nổi tiếng ở Đông Nam Á. Nghệ thuật cồng chiêng của Tây Nguyên đã phát triển
đến một trình độ cao so với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Giá trị văn hóa của
cồng chiêng ở Tây Nguyên có vị thế đặc biệt nổi bật trong hệ nhạc khí cổ truyền bởi nó
bắt nguồn từ sự tổng hoà các giá trị văn hóa đa dạng như: giá trị biểu thị đặc trưng và
bản sắc văn hóa vùng; giá trị biểu thị đặc trưng văn hóa tộc người hoặc nhóm tộc người;
giá trị phản ánh đa chiều; giá trị nghệ thuật; giá trị sử dụng đa dạng; giá trị vật chất; giá
trị biểu thị sự giàu sang và quyền uy; giá thị tinh thần; giá trị cố kết cộng đồng và giá trị
lịch sử.

Ngày 15/11/2005, UNESCO công nhận “Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên
là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại”. Sự kiện này có ý nghĩa to lớn
đối với cả nước nói chung và Tây Nguyên nói riêng, khơi dậy tự hào về truyền thống
văn hoá vừa đa dạng phong phú, vừa độc đáo và giàu bản sắc của các dân tộc Tây
Nguyên. Theo Hồ sơ đệ trình UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện
của nhân loại, cộng đồng chủ nhân của Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên
bao gồm 12 tộc người tại chỗ cư trú trên địa bàn năm tỉnh Tây Nguyên. Tiếng nói của
các tộc người này thuộc hai ngữ hệ lớn ở Đông Nam Á là Nam Á (Austroasian - gồm
các tộc đại diện như Ba na, Xơ đăng, Hrê, Cơ ho, Mnông, Xtêng, Cơ tu, Giẻ Triêng,
Brâu, Rơ măm, Co) và Nam Đảo (Austronesian- bao gồm Gia rai, Ê đê, Ra glai, Chăm,
Chu ru).

144
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

Tây Nguyên còn nổi tiếng bởi kho tàng văn học truyền miệng với nhiều thể loại phong
phú, trong đó tiêu biểu nhất là kho tàng sử thi trường tồn trong đời sống của các tộc
người ở đây với hàng trăm tác phẩm được trình diễn trong sinh hoạt cộng đồng. Về mặt
hình thái học, tính diễn xướng sử thi là đặc trưng cơ bản của folklore (văn hóa dân gian)
vì nó quy định những cách kết hợp khác nhau của các phưng tiện diễn tả. Văn hóa dân
gian ở đây có các thể loại như tơpun (đồng giao), pơ đuk (ca dao, tục ngữ, thành ngữ),
avòng (giao duyên), tơ roi (chuyện kể các loai bao gồm cả truyền thuyết, thần thoại, ngụ
ngôn), blao (chuyện cười), hơri (hát đối đáp), hơ amôn (trường ca), ngoài ra còn có các
loại văn vần dùng trong các bài khấn, tế, phù chú như somak, khia, kơmưt, tơdok,
ninhmang. Sự phát triển song song giữa nhạc có lời (nhạc hát) và nhạc không có lời
(nhạc đàn) là hiện tượng đáng lưu ý ở Tây Nguyên. Âm nhạc và văn hóa dân gian không
thể tách lời nhau và tất cả các thể loại văn học kể trên đều được trình diễn bằng một hay
nhiều làn điệu. Có thể nói folklore Tây Nguyên là cuốn sử dân tộc được viết bằng nghệ
thuật, bằng ngôn ngữ hình tượng trong đó cuộc sống quá khứ và hiện tại, ngọt bùi và
cay đắng, khát vọng, ước mơ của con người được phản ánh và mô tả sắc nét.

Cùng với các di sản văn hóa phi vật thể, Tây Nguyên còn có các di tích lịch sử văn hóa
hết sức quan trọng. Trong số này, nổi trội nhất là các di chỉ khảo cổ Lung Leng (được
phát hiện đầu tiên và mang tên thôn Lung Leng xã Sa Bình, huyện Sa Thầy, Kon Tum)
với một hệ thống di tích và hiện vật vô cùng phong phú thể hiện sinh động những đặc
trưng của xã hội Tây Nguyên thời tiền sử cách ngày nay khoảng 3.500 đến 3.000 năm.
Đây là những di chỉ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, cùng với những di tích tiền sử được
phát hiện tại thị xã An Khê (Gia Lai), Đắk Lắk, Lâm Đồng chứng minh sự tồn tại của
các nền văn hóa tiền - sở sử Tây Nguyên xuất hiện từ cách đây gần 1 triệu năm đến
2.500 năm. Đặc biệt, các phát hiện di vật kim khí, trống đồng, mộ chum giai đoạn sơ sử
ở tất cả các tỉnh Tây Nguyên thời gian qua cho thấy sự tương đương về trình độ và niên
đại với văn hóa Đông Sơn ở Bắc Bộ, Sa Huỳnh ở Trung Bộ và Đồng Nai ở Nam Bộ.

Ở phía Nam Tây Nguyên, thánh địa Cát Tiên thuộc địa phận huyện Cát Tiên (tỉnh Lâm
Đồng ngày nay) là một trong những di tích khảo cổ nổi tiếng đã và đang được tiếp tục
nghiên cứu về lịch sử hình thành cũng như chủ nhân của nó trong dòng văn hóa chung
của Nam Tây Nguyên tại vùng đất tiếp giáp với các dòng văn hóa Chăm pa - Phù Nam
ngay từ buổi đầu thời kỳ lịch sử của các cộng đồng cư dân Nam Tây Nguyên.

Bên cạnh những chứng tích khảo cổ về nguồn gốc bản địa xa xưa của người dân Tây
Nguyên, khu vực này cũng tồn tại không ít di vật và di tích kiến trúc nghệ thuật đặc sắc.

145
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

Kiến trúc Tây Nguyên trước hết phải nói đến kiến trúc nhà mồ. Tuy nó là kiến trúc dân
gian thuộc loại không lớn nhưng có thể nói không có một dạng kiến trúc nào của Tây
Nguyên lại có thể so sánh với nó về giá trị nghệ thuật kiến trúc và giá trị nghệ thuật tạo
hình. Nhà mồ là sản phẩm kết tinh của nhiều loại hình nghệ thuật, là tác phẩm nghệ
thuật tổng hợp, nó là kiến trúc, là điêu khắc, là hội họa, là trang trí. Theo quan niệm của
người Tây Nguyên, chết không phải là hết mà là sự tiếp tục của cuộc sống ở dạng khác
để rồi sẽ trở lại làm người cho nên nhà mồ Tây Nguyên với lễ hội bỏ mả hợp thành biểu
tượng, hợp thành bài ca đề cao sự sống bất diệt của con người chứ không phải đền đài,
miếu mạo để thờ tự người chết hay lăng tẩm để vĩnh viễn hóa cái chết của một người,
vật nào đó như các dân tộc khác. Các phù điêu, tượng thần Shiva, tượng Phật... được
phát hiện tại Kon Tum, Gia Lai và đặc biệt là ngôi tháp Yang Prong ở huyện Ea Súp,
Đắk Lắk (phía Tây Bắc tỉnh Đắk Lắk và phía Tây Nam của tỉnh Gia Lai) là những minh
chứng về sự giao thoa văn hóa trên địa bàn Tây Nguyên từ hàng trăm năm trước.

Tây Nguyên đồng thời còn có không ít các di tích lịch sử tiêu biêu về quá trình đấu
tranh dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc. Quần thể di tích Tây Sơn Thượng
đạo gồm 6 di tích thuộc vùng rừng núi An Khê (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) là những
chứng tích khách quan về cuộc khởi nghĩa Tây Sơn và sự nghiêp hiển hách của người
anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ. Đình Lạc Giao tại thành phố Buôn Ma
Thuột góp phần chứng minh về quá trình tụ cư, hỗn cư và hợp cư giữa người Việt với
các DTTS anh em tại vùng cao nguyên đất đỏ này. Các di tích Nhà đày Buôn Ma Thuột
(Đắk Lắk), Ngục Kon Tum, Ngục Dakglei (Kon Tum) minh chứng về sự kiên trung, bất
khuất của các chiến sỹ cộng sản đã hy sinh vì nền độc lập của dân tộc. Các di tích cách
mạng, kháng chiến khác như làng chiến đấu Kroong Hoa, di tích Đắc Tô - Tân Cảnh,
hệ thống đường Hồ Chí Minh cùng hàng chục di tích về Đại thắng mùa xuân năm 1975,
vừa thể hiện vai trò quan trọng của địa bàn chiến lược này, vừa chứng minh cho sự
tham gia của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên trong sự nghiệp kháng chiến cứu nước
vĩ đại của dân tộc.

Những năm qua, công tác bảo tồn và phát huy những giá trị của văn hóa các dân tộc
Tây Nguyên cũng đang ngày càng được quan tâm. Nhiều dự án và công trình nghiên
cứu quan trọng nhằm khôi phục, bảo tồn và phát huy văn hóa Tây Nguyên đã phát huy
hiệu quả. Nhà nước đã đầu tư xây dựng nhiều nhà rông văn hóa tại các tỉnh Gia Lai,
Kon Tum, Đắk Lắk, và xây dựng mô hình buôn văn hóa kiểu mẫu tại tỉnh Lâm Đồng.

Ngành văn hóa thông tin các tỉnh Tây Nguyên đang từng bước phục hồi lễ hội cồng

146
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

chiêng và các lễ hội truyền thống của các DTTS như lễ đâm trâu, mừng lúa mới, cúng
bến nước, bỏ mả, mừng sức khỏe và cầu mưa, đồng thời tiến hành bảo tồn, sưu tầm, lưu
giữ và phổ biến những tư liệu khảo cứu và các hiện vật đặc thù của văn hóa Tây Nguyên.
Những lễ hội đua voi, lễ hội cồng chiêng, lễ hội văn hóa Trường Sơn-Tây Nguyên đã
trở thành lễ hội truyền thống thường niên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Nhiều
đề tài nghiên cứu về văn hóa Tây Nguyên đang được tập trung triển khai như đề tài giữ
gìn bản sắc văn hóa các dân tộc Ê đê, Gia rai, Ba na, Xơ đăng, Giẻ triêng và Cơ ho,
nghiên cứu nghi lễ, lễ hội và mẫu hệ dân tộc Mnông. Các nhà nghiên cứu cũng tích cực
sưu tầm kho tàng truyện cổ, sử thi, trường ca, các làn điệu dân ca, điệu múa và việc chế
tác nhạc cụ dân tộc của các dân tộc vùng Tây Nguyên, và giới thiệu các cuốn sách tư
liệu về sắc phục, trang phục truyền thống các dân tộc Gia rai, Ba na, Cơ ho và Mạ...

Sau khi Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được công nhận là Kiệt tác Di sản
văn hóa phi vật thể của nhân loại năm 2005 và năm 2008 chuyển sang Danh sách Di sản
văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, các ban ngành hữu quan, quản lý văn hóa ở
các tỉnh Tây Nguyên đã có những chủ trương xây dựng thành các đề án, đặt ra một
chương trình nghiên cứu tập trung, cụ thể gồm ba nhóm việc: (1) Sưu tầm và nghiên
cứu; (2) Bảo tồn và phát huy; (3) Truyền dạy và quảng bá. Các dự án này đặt ra các hành
động cho từng giai đoạn cụ thể về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng phù
hợp với tiềm lực, vật lực và nhân lực của các tỉnh ở Tây Nguyên. Việc thực hiện các dự
án này đến nay đã thu được một số kết quả rất đáng khích lệ, cụ thể là 4:

Tại tỉnh Đắk Nông: sau hai năm thành lập, ngoài kinh phí được Văn phòng UNESCO
Hà Nội tài trợ trên 100.000 USD để bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng tại địa bàn,
tỉnh đã kết hợp từ nguồn ngân sách hỗ trợ của địa phương dành gần 5 tỷ đồng để thực
hiện đề án “Bảo tồn lễ hội, hoa văn, cồng chiêng và nhạc cụ dân tộc Mnông, giai đoạn
2006-2010”. Qua đó, Đắk Nông đã khôi phục được 30 lễ hội lớn nhỏ của đồng bào
Mnông và trang bị được cồng chiêng được 122 bộ cho nhiều bon không có cồng chiêng.

Tại tỉnh Đắk Lắk: trong giai đoạn 2007-2010, địa phương đã dành 6 tỷ đồng cho các
hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị cồng chiêng của các dân tộc tại chỗ tại địa bàn. Đến
giai đoạn 2012-2015, tỉnh đầu tư tới 48,8 tỷ để bảo tồn và phát huy di sản này. Với nguồn
vốn trên, Đắk Lắk đã mở được hàng trăm lớp truyền dạy cồng chiêng cho thanh thiếu
niên đồng bào các dân tộc Ê đê, Mnông, Gia rai và phục dựng được nhiều lễ hội truyền

4
Tư liệu của Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Xây dựng cơ chế, chính sách và giải pháp bảo vệ, phát huy giá trị
các Di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam là Di sản Thế giới”, đã nghiệm thu ngày 29/1/2015.

147
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

thống gắn với môi trường diễn xướng văn hóa cồng chiêng. Tính đến nay, toàn tỉnh có
3.855 nghệ nhân biết diễn tấu cồng chiêng, trong đó có 330 đội chiêng trẻ là con em của
đồng bào các dân tộc tại chỗ.

Tại tỉnh Gia Lai: ngành văn hóa địa phương cũng hết sức chú trọng vào việc bảo tồn và
khôi phục các lễ hội truyền thống của các dân tộc tại chỗ như lễ bỏ mả của dân tộc Ba
na; lễ cầu mưa, lễ cúng lúa mới của dân tộc Gia rai. Đồng thời, địa phương rất chú trọng
đến công tác tuyên truyền ý thức bảo tồn và giữ gìn những bộ cồng chiêng cổ cho đồng
bào. Nhờ đó, toàn tỉnh Gia Lai hiện có tới trên 5.600 bộ cồng chiêng, trong đó phần lớn
là chiêng cổ. Đồng thời, tỉnh rất chú trọng đến việc đưa hoạt động cồng chiêng thực sự
gắn liền với đời sống của cộng đồng. Các cuộc liên hoan cồng chiêng hàng năm được
coi là một trong những yếu tố quan trọng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị.

Tại tỉnh Lâm Đồng, từ năm 2009, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xây dựng và
triển khai thực hiện Đề án Bảo tồn và phát huy không gian văn hóa cồng chiêng Tây
Nguyên ở Lâm Đồng (theo Quyết định số 1583/QĐ - UBND, ngày 9/7/2009 của UBND
tỉnh về phê duyệt Đề án Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa cồng chiêng các dân tộc Tây
Nguyên tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2009 - 2010 và tầm nhìn đến năm 2015). Qua những
năm triển khai đã đạt được một số kết quả cụ thể như: mở 20 lớp truyền dạy cồng chiêng
cho các cộng đồng người Mạ, Cơ ho và Chu ru với số lượng 24 học viên/lớp và 04 nghệ
nhân tham gia truyền dạy, độ tuổi bình quân của mỗi lớp học là từ 15 tuổi đến 32 tuổi.
Từ đó làm nòng cốt, tạo dựng phong trào, truyền dạy và các phong trào văn hóa - văn
nghệ tại cơ sở. Đã tổ chức 02 chương trình liên hoan văn hóa cồng chiêng tại các huyện:
Di Linh, Bảo Lâm vào năm 2010; trang bị được hơn 10 bộ chiêng truyền thống cho các
địa bàn thôn, buôn có khả năng duy trì và phát triển tốt văn hóa cồng chiêng; hàng năm
đã duy trì và tổ chức tốt ngày hội văn hoá cồng chiêng các dân tộc tỉnh Lâm Đồng và tổ
chức gặp gỡ, biểu dương các nghệ nhân sử dụng chiêng, chỉnh chiêng, truyền dạy sử
dụng cồng chiêng (năm 2012 đã tôn vinh hơn 20 nghệ nhân, năm 2013 đã tôn vinh 39
nghệ nhân). Qua đó, đã góp phần tạo ra môi trường sinh hoạt văn hóa mới để phát huy
giá trị của di sản văn hóa phi vật thể đã được ghi nhận là di sản cấp quốc gia và di sản
văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Nhờ những nỗ lực của công tác phát huy giá trị di sản Không gian văn hóa cồng chiêng
mà hầu hết các buôn làng Tây Nguyên đến nay đều có những đội cồng chiêng phục vụ
đồng bào trong sinh hoạt cộng đồng, trong các dịp hội hè. Vào ngày lễ tết, hình ảnh
quen thuộc “bên ngọn lửa thiêng, những vòng người say sưa múa hát trong tiếng cồng

148
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

chiêng vang động núi rừng” lại xuất hiện trên khắp các buôn làng.

Về kho tàng sử thi Tây Nguyên: Tính chung cho đến nay, các nhà khoa học Việt Nam
đã sưu tầm được hàng trăm tác phẩm sử thi Tây Nguyên, đặc biệt là phát hiện ra loại sử
thi liên hoàn, gồm nhiều tác phẩm liên quan với nhau về nhân vật, chủ thể và phong
cách thể hiện, như sử thi Ot Ndrông của người Mnông, Đăm Giông của người Xơ đăng.
Trong số này, có không ít tác phẩm đã được xuất bản bằng hai thứ chữ dân tộc và chữ
phổ thông.

Những năm qua, Chính phủ cũng đã đầu tư 21 tỷ đồng cho dự án cấp quốc gia về sưu
tầm và nghiên cứu sử thi Tây Nguyên. Theo kết quả điều tra trong gần 10 năm qua, chủ
nhân của sử thi Tây Nguyên không chỉ là dân tộc như Ê đê, Ba na mà còn ở các dân tộc
Mnông, Gia rai, Xơ đăng, Raglai, Xtiêng, Chăm Hroi và có thể là cả người Mạ, Cơ ho,
Chu ru. Sự phân bố của sử thi Tây Nguyên cũng không chỉ ở 5 tỉnh khu vực Tây Nguyên
mà còn có ở các tỉnh lân cận như Bình Phước, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên. Đồng
thời, với chủ trương trả sử thi về với nhân dân, để sử thi “sống” thật sự trong không gian
đặc trưng, từ tháng 10/2003 đến nay, ngành văn hóa thông tin các địa phương đã liên
tục tổ chức các lớp truyền dạy sử thi Tây Nguyên tại chính mảnh đất sinh ra loại hình
hát kể độc đáo này. Các lớp học này, do Viện Nghiên cứu Văn hóa dân gian tổ chức,
đang nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của các già làng cũng như thế hệ thanh niên
đồng bào DTTS tại Tây Nguyên.

Có thể nói, với tất cả những giá trị đã và đang hiện hữu, văn hóa Tây Nguyên được xem
như một trong những kho tư liệu quý hiếm về tiến trình lịch sử văn hóa Việt Nam, là
bảo tàng sống của văn hóa một số nước ở Đông Nam Á. Khu vực Tây Nguyên không
những cung cấp được nhiều hiện tượng đặc sắc về văn hóa (cồng chiêng, luật tục, sử thi,
thần thoại, tượng mồ…) mà qua đó còn góp phần giải đáp được một số vấn đề lý luận
quan trọng về văn hóa (cội nguồn cơ bản của văn hóa bác học, quá trình hình thành thơ
ca bác học, bản nguyên của lễ hội, bản nguyên của pháp luật)…

3. Một số tồn tại cần khắc phục trong đời sống văn hóa đồng bào các dân tộc thiểu
số Tây Nguyên

Điểm qua bức tranh văn hóa Tây Nguyên có thể thấy rằng, bên cạnh những nỗ lực và
thành tựu không thể phủ nhận nhằm bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa Tây Nguyên,
thì nhìn chung, đời sống văn hoá của đồng bào các DTTS cũng đã và đang đặt ra những
vấn đề bức xúc cần quan tâm giải quyết. Để thực hiện có hiệu quả công tác bảo tồn và

149
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

phát huy các giá trị văn hóa Tây Nguyên theo chúng tôi cần hướng vào một số vấn đề
sau đây:

Thứ nhất, cùng với thay đổi môi trường sống - từ xã hội bộ tộc sang xã hội hiện đại, sự
phân hoá giàu nghèo về kinh tế càng tác động dữ dội đến đời sống văn hoá các DTTS
Tây Nguyên. Trước sự du nhập của các nền văn hóa và tác động của cơ chế thị trường,
nhiều giá trị xã hội truyền thống và tri thức bản địa của các DTTS vùng Tây Nguyên trở
thành lỗi thời và ngày càng mất đi, nhường chỗ cho các giá trị của người Kinh. Việc
đánh mất tính cộng đồng cao trong xã hội truyền thống các DTTS cũng như những giá
trị về tinh thần dân chủ, bình đẳng, bác ái của các DTTS không còn được coi trọng đã
làm cho Tây Nguyên mất đi rất nhiều những giá trị đặc trưng. Nhiều giá trị truyền thống
di sản văn hóa quý báu của các DTTS như: cồng chiêng, trường ca, sử thi... đã và đang
mất đi nhanh chóng, dẫn đến chủ nhân của nó quay lưng lại, thậm chí chối bỏ vốn quý
của dân tộc mình. Khi đó, bản sắc văn hóa Tây Nguyên không còn nữa. Tây Nguyên sẽ
như các vùng khác của người Kinh. Đó là nguy cơ lớn và là vấn đề quan trọng đặt ra
cho vùng đất Tây Nguyên hiện nay.

Thứ hai, rừng bị tàn phá nhanh cũng là một nguyên nhân dẫn tới việc phá vỡ cấu trúc
văn hoá truyền thống của con người Tây Nguyên. Trong quá vãng, đất đai, rừng rẫy
luôn đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống văn hóa các dân tộc tại chỗ Tây Nguyên.
Đất rừng được khai thác thành nương rẫy, thành ruộng, hay chưa khai thác đều nằm
trong khu vực lưu trú của buôn làng, thuộc quyền sở hữu của buôn làng và được quản
lý bằng hệ thống luật tục rất chặt chẽ của các buôn làng. Nương rẫy được xem là cội
nguồn của đời sống vật chất và tâm linh, không còn nương rẫy tức con người và cộng
đồng người ở đây sẽ mất đi cái nền tảng văn hóa rộng lớn, bền chặt, sâu thẳm nhất của
mình, đó là mối quan hệ khắng khít, máu thịt giữa con người với thiên nhiên, giữa con
người với con người, giữa cộng đồng người với nhau… Đất, rừng ngày càng cạn kiệt,
kết cấu làng bị đứt gãy, cơ cấu dân cư bị biến động lớn đã dẫn tới người bản địa nơi đây
bị mất gốc rễ và trở thành kẽ lang thang trên chính quê hương ngàn đời của mình…
Khi nói đến văn hoá Tây Nguyên, người ta thường nói đến các kiểu nhà rông, nhà dài;
các loại nhạc cụ độc đáo như cồng chiêng, đàn tơ rưng, đàn đá; các lễ hội đặc sắc như
hội đâm trâu, hội lúa mới…, nên khi mất rừng, mất rẫy và mất làng, thì tất cả chỉ còn
là những cái xác của văn hoá. Hiện nay hầu như không còn văn hoá thật của Tây
Nguyên, mà chỉ có cái hình hài văn hóa Tây Nguyên mới do người ta “mặc định” cho
nó cái tên một cách cưỡng ép như vậy, tạo nên một thứ văn hoá giả tạo, trong khi đời
sống văn hoá thật của con người Tây Nguyên thì đã bị nghèo nàn, cằn cỗi.

150
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

Thứ ba, tình trạng di dân tự do vào vùng Tây Nguyên, tạo nên sự lấn chiếm, sự tranh
giành dất đai. Thành phần dân tộc của dân di cư tự do vào Tây Nguyên bao gồm người
Kinh và các dân tộc Tày, Nùng, Dao, H’mông, Mường 5… Hiện nay, nếu tính cả những
di dân tự do không đăng ký cư trú với cơ quan chính quyền ước lượng dân số Tây
Nguyên thực tế vào khoảng 5,5 đến 6 triệu người. Nhìn chung, sự hội tụ nhiều luồng cư
dân khác nhau một mặt tạo nên sự phong phú đa dạng về văn hoá, mặt khác cũng tạo
ra sự phức tạp trong lĩnh vực văn hoá, tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục tập quán,... liên
quan mật thiết đến vấn đề dân tộc ở Tây Nguyên.

Thứ tư, trong cơ chế kinh tế thị trường và xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay, văn hoá
các tộc người ở Tây Nguyên đang có xu hướng lai căng, biến dạng nghiêm trọng. Nếu
như trước đây trang phục của người Tây Nguyên là những hoa văn rực rỡ, mạnh mẽ,
do bàn tay khéo léo của chính các nghệ nhân bản địa làm nên, thì hiện nay, thanh niên
Ba na, Ê đê, Mạ, Cơ ho.. mặc quần bò, áo pull, chạy xe gắn máy, uống rượu tây... Các
tượng nhà mồ cũng biến dạng. Vì lợi nhuận, người ta đã công nghệ hoá quy trình đẽo
tượng để cho ra đời các bức tượng bóng bẩy, phẳng phiu, kích thước của các bộ phận
cơ thể chuẩn xác khiến chúng không còn giữ được vẻ đẹp nguyên thủy với cách biểu
hiện đơn sơ về hình thể, thanh thoát về nội dung như trước đây.

Thứ năm, vấn đề tôn giáo tín ngưỡng ở Tây Nguyên là rất phức tạp. Những ảnh hưởng
của văn hoá tôn giáo của đạo Tin lành đã góp phần làm suy giảm các sinh hoạt văn hoá
truyền thống của các DTTS ở Tây Nguyên như văn hoá cồng chiêng, văn hoá rượu cần,...
Hầu hết các sinh hoạt văn hoá, văn nghệ dân gian đều diễn ra xung quanh các lễ hội,
nhưng hiện nay, do sự xâm nhập ngày càng sâu của các tôn giáo, nhiều nơi ở Tây
Nguyên không còn tổ chức các lễ hội truyền thống mà được thay thế bằng các lễ nghi
tôn giáo mà tại những nơi này, cồng chiêng bị coi là công cụ của thần linh tà giáo, không
được sử dụng và cần được xoá bỏ hoặc đem bán đi.

Thứ sáu, những năm qua, do hạn chế về nhận thức của cán bộ và nhân dân, do công tác
quản lý văn hoá và xã hội còn nhiều yếu kém, lại do tác động của mặt trái nền kinh tế
thị trường và của quá trình mở cửa, một bộ phận không ít người dân các DTTS Tây

5
Theo Bùi Minh Đạo (1999), Một số vấn đề cơ bản của trồng trọt ở các dân tộc tại chỗ Tây Nguyên. Tạp chí Dân
tộc học, tr 83, giai đoạn 1976-1986, dân số Tây Nguyên tăng 64%, chủ yếu là gia tăng cơ học. Năm 1993 dân số
Tây Nguyên là 2.376.854 người, gồm 35 dân tộc, trong đó đồng bào DTTS số là 1.050.569 người (chiếm 44,2%
dân số).

151
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

Nguyên, đặc biệt thế hệ trẻ, ít tham gia các sinh hoạt văn hoá truyền thống như nhảy
múa, hát, đánh cồng chiêng, nghe kể khan. Trong khi đó các nghệ nhân có tâm huyết
với nền văn hoá truyền thống thì ngày càng ít đi.

Trên đây là những đặc điểm chung của những tồn tại bất cập đang diễn ra trong đời
sống văn hoá các DTTS Tây Nguyên, những cơ sở để nghiên cứu đề xuất các biện pháp
thích hợp nhằm phát triển đời sống văn hoá các DTTS ở khu vực Nam Trung bộ nói
chung và Tây Nguyên nói riêng.

4. Một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Tây Nguyên

Từ sau ngày đất nước thống nhất đến nay, nền kinh tế Tây Nguyên đã từng bước được
củng cố và phát triển. Tuy nhiên, do những lý do khách quan và chủ quan, đến nay đời
sống vật chất và tinh thần đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên vẫn chưa được cải thiện
nhiều về đời sống vật chất và tinh thần so với mặt bằng chung của cả nước. Sự thiếu
thốn về vật chất và tinh thần làm nảy sinh hàng loạt những khó khăn trong việc xây
dựng và phát triển nền văn hoá mới, trong việc phát triển nguồn nhân lực nhằm phát
triển kinh tế - xã hội ở Tây Nguyên vốn là nơi có nhiều tiềm năng. Hơn thế nữa, sự thiếu
thốn về vật chất và tinh thần ở đây luôn tiềm ẩn sự mất an ninh về chính trị và xã hội,
ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc gia. Các hình thức hoạt động văn hoá truyền thống
đang dần mất đi cái cơ sở tồn tại. Điều này cho thấy bảo tồn và phát huy các giá trị văn
hóa Tây Nguyên là việc nhất thiết phải làm. Để góp thêm tiếng nói cho việc bảo tồn
phát huy các giá trị văn hóa Tây Nguyên, chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp sau đây:

Thứ nhất, cần xác định mục tiêu và giải pháp chiến lược phát triển Tây Nguyên không
phải bằng con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà phải đảm bảo sự hài hòa giữa
con người với thiên nhiên trong sự tồn tại và phát triển bền vững. Đối với khu vực Tây
Nguyên, tiêu chí phát triển không phải là thu nhập tình theo đầu người (GDP) mà nên
theo mức độ người dân được sống ổn định và yên tâm với cuộc cống của mình trong
không gian tự nhiên và văn hóa truyền thống;

Thứ hai, cần tập trung cải thiện môi trường văn hoá, đặc biệt đối với vùng đồng bào
DTTS, cung cấp điện, xây dựng hệ thống giao thông, thiết chế văn hóa ở cơ sở, tăng
cường phối hợp ngăn chặn các các tệ nạn xã hội, đấu tranh với những lệch lạc về tư
tưởng của một bộ phận dân chúng. Thực hiện có hiệu quả Dự án Bảo vệ và phát huy
giá trị Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, tổ chức đăng ký, quản lý có hiệu
quả các bộ cồng chiêng tại các buôn làng, đẩy mạnh việc truyền dạy và tổ chức các hình

152
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

thức trình diễn nghệ thuật cồng chiêng trong các sinh hoạt của cộng đồng cơ sở. Tăng
cường hướng dẫn và kiểm tra việc tổ chức các lễ hội truyền thống phù hợp với những
quy định của Quy chế tổ chức lễ hội, ngăn chặn những bất cập, tồn tại chung, đặc biệt
là những ảnh hưởng của Đạo Tin lành cùng những hành vi thương mại hóa hoạt động
lễ hội hiện nay. Tập trung xây dựng và thực hiện các dự án tu sửa, tôn tạo các khu di
tích lịch sử văn hóa tiêu biểu, đặc biệt là các khu di tích khảo cổ, di tích kiến trúc nghệ
thuật, các di tích lịch sử cách mạng và kháng chiến điển hình.

Thứ ba, cần tiếp tục bảo tồn, phát huy và làm giàu thêm vốn văn hóa các DTTS ở Tây
Nguyên trên cơ sở sưu tầm, nghiên cứu di sản văn hóa như: nhà rông, nhà dài, sử thi,
không gian cồng chiêng,… bằng những chính sách cụ thể, phù hợp, khả thi và hiệu quả.
Bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, chữ viết các DTTS tại chỗ đi đôi với việc sử dụng tốt
ngôn ngữ và chữ viết phổ thông, bởi lẽ mất ngôn ngữ là con đường nhanh nhất dẫn đến
mất bản sắc văn hóa dân tộc. Vì vậy, khuyến khích thế hệ trẻ học tiếng mẹ đẻ và chữ
viết của dân tộc mình; đồng thời, cán bộ, đảng viên cũng phải học tiếng nói, chữ viết
của dân tộc tại chỗ.

Thứ tư, cần có chính sách đặc thù để gắn giáo dục với văn hóa Tây Nguyên, nâng cao ý
thức bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ Tây Nguyên -
những chủ nhân tương lai của vùng đất này. Đưa vào chương trình giáo dục phổ thông
các vấn đề về văn hóa dân tộc; sinh viên các trường Đại học phải được trang bị đầy đủ
vốn tri thức văn hóa của các DTTS ở Tây Nguyên. Giải pháp về giáo dục được coi là tiên
phong và là yếu tố then chốt, quyết định đến sự phát triển bền vững của Tây Nguyên.

Thứ năm, cần có những cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển du lịch văn hóa bản
làng, du lịch sinh thái, đưa việc giữ gìn và phát triển bền vững văn hóa Tây Nguyên,
nhất là văn hóa cồng chiêng vào trong cuộc sống, để các giá trị văn hóa đặc sắc, đa dạng
được phát huy và vững bền. Cần xây dựng các mô hình du lịch cộng đồng (homestay),
gắn phát triển du lịch với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên để người dân thực sự phát
huy vai trò làm chủ của mình trong hoạt động du lịch, vừa góp phần nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần vừa nâng cao ý thức bảo tồn, phát huy và quảng bá giá trị văn hóa
vùng đất này tới du khách trong và ngoài nước. Đây được coi là giải pháp mang tính
đột phá để phát huy vai trò của văn hóa đối với sự phát triển bền vững ở Tây Nguyên.

Thứ sáu, ngoài Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên - Di sản văn hóa phi vật
thể đại diện của nhân loại, Tây Nguyên còn có nhiều tài nguyên du lịch khác như các
thắng cảnh và khu hệ động, thực vật phong phú, nhiều tiểu vùng có khí hậu ôn hoà mát

153
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

mẻ, thích hợp với nhiều loại hình du lịch nghỉ dưỡng và du lịch hội nghị. Bên cạnh đó,
nơi đây có tiềm năng du lịch văn hoá với một hệ thống các buôn, làng cổ truyền của
đồng bào các DTTS, còn giữ được những đặc điểm cấu trúc, sinh hoạt, ngành nghề thủ
công truyền thống và hàng chục lễ hội đặc sắc ở hầu hết các dân tộc. Những năm qua,
dự án kết nối phát triển du lịch mang tên “Con đường xanh Tây Nguyên” đã được xây
dựng và thực hiện bước đầu. Tuy nhiên, nhìn chung, các hoạt động về du lịch tại các
tỉnh Tây Nguyên vẫn cần sự phối hợp có hiệu quả của các cơ quan quản lý văn hóa và
chính quyền các cấp và cần được tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, xúc tiến
trên bình diện quốc gia và khu vực.

KẾT LUẬN

Văn hóa và bảo tồn văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập và phát triển đang đặt ra
nhiều thách thức đối với Đảng, Nhà nước ta mà trực tiếp là những người triển khai và
thực hiện chính sách ở Trung ương và địa phương cũng như chính chủ thể văn hóa. Bài
học thực tiễn trong công tác bảo tồn văn hóa của chúng ta những năm qua đã đúc kết
được nhiều kinh nghiệm lớn. Cái được và sự trả giá đi đôi với quá trình triển khai thực
hiện, sự áp dụng khoa học công nghệ và vận dụng thực tiễn một cách nhuần nhuyễn
giữa kinh tế và văn hóa, truyền thống và hiện đại, vai trò của Nhà nước, các tổ chức và
mỗi cá nhân trong công tác bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc trong thời kỳ phát triển
và hội nhập.

Đối với Tây Nguyên - một vùng đất đầy tiềm năng về phát triển kinh tế và chứa đựng
nhiều giá trị văn hóa của các thành phần tộc người - đặc sắc và đa dạng nhưng cũng
mong manh dễ bị phai mờ bởi tốc độ phát triển kinh kế thì chúng ta phải có cách ứng
xử riêng, có chuẩn mực và hệ giá trị phù hợp. Không lấy thước đo phát triển xã hội bằng
tăng trưởng kinh tế đơn thuần mà phải phát triển bền vững trên nền tảng văn hóa truyền
thống của các cộng đồng dân tộc.

Di sản văn hoá Tây Nguyên không chỉ có giá trị lớn lao trong đời sống của riêng các tộc
người ở Tây Nguyên mà của cả nền văn hóa Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Là những
chủ nhân của nền văn hóa đặc sắc đó, các tộc người Tây Nguyên hơn ai hết cần nhận thức
được trách nhiệm của mình trước tổ tiên và nòi giống trong việc bảo vệ và phát huy giá trị
các di sản văn hoá tộc người của mình, của cả cộng đồng dân tộc Việt Nam và xây dựng
một đời sống văn hóa tinh thần trên cơ sở những giá trị văn hóa mà tổ tiên đã để lại, góp
phần xây dựng đời sống văn hóa mới lành mạnh, từng bước hòa nhập vào xu thế phát triển

154
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

chung của đất nước và của nhân loại./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Văn Bính (2004). Văn hóa các dân tộc Tây Nguyên - Thực trạng và những
vấn đề đặt ra. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Trương Quốc Bình (2013), “Bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của
các dân tộc ít người tại khu vực Tây Nguyên và tiểu vùng Nam Trung bộ” tham
luận tại Hội thảo Khoa học do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tại thị
xã Plei Ku, Gia Lai.
3. Georges. Condominas (1997). Không gian xã hội Đông Nam Á (Ngọc Hà, Thanh
Hằng dịch. Hồ Hải Thụy hiệu đính, Nxb Văn Hoá, Hà Nội.
4. Bùi Minh Đạo (2011). Thực trạng phát triển Tây Nguyên và một số vấn đề phát
triển bền vững, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
5. Mạc Đường (chủ biên) (1986), Vấn đề dân tộc ở Lâm Đồng, Nxb Sở Văn hóa
Thông tin Lâm Đồng.
6. Lưu Hùng (1996), Văn hoá cổ truyền Tây Nguyên, Nxb VHDT.
7. “Xây dựng cơ chế, chính sách và giải pháp bảo vệ, phát huy giá trị các Di sản văn
hóa phi vật thể của Việt Nam là Di sản Thế giới”, Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp
Bộ trong các năm 2013-2014, nghiệm thu ngày 29/1/2015.
8. Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia (2002), Một số vấn đề phát triển
kinh tế - xã hội buôn làng các dân tộc Tây Nguyên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
9. Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam (1986), Một số vấn đề phát triển kinh tế - xã hội
Tây Nguyên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
10. Viện Dân tộc học (1989), Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Nam),
Nxb KHXH, Hà Nội.

THÔNG TIN TÁC GIẢ

TS. Trần Minh Đức

Giảng viên Khoa Công tác xã hội, Trường Đại học Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương,

Số 06 Trần Văn Ơn, Phường Phú Hòa, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương.

SĐT: 0916233264 - Email: ductm@tdmu.edu.vn

155
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

CÁC TỔ CHỨC QUẦN CHÚNG CÔNG TRONG KHÔNG GIAN XÃ HỘI DÂN SỰ
VIỆT NAM
Nguyễn Khắc Giang, Viện Nghiên Cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR)

1. Nguồn gốc và phát triển

1.1. Lý thuyết về các tổ chức quần chúng công

Các tổ chức quần chúng công, hay còn được gọi là các tổ chức đoàn thể quần chúng
(mass organizations), là tổ chức được sáng lập bởi đảng cộng sản nhằm tiếp cận và vận
động quần chúng tham gia, ủng hộ các chính sách của đảng (Tạp chí Xây dựng Đảng,
2013). Tổ chức quần chúng ra đời trên ý tưởng của V.I. Lenin trong bài viết “Làm gì?”
xuất bản năm 1902, với mục đích gây dựng những tổ chức có cơ sở thành viên rộng rãi
trong công chúng, có liên kết thành viên lỏng lẻo hơn so với tổ chức đảng, để tạo thành
những “vòng tròn” liên kết tất cả các thành phần trong dân chúng (Lenin 1902, 80).

Chữ “quần chúng công” ở đây nhấn mạnh đến việc những tổ chức này được nhận hỗ
trợ trực tiếp hoặc gián tiếp từ nhà nước về kinh phí hoạt động. Tổ chức quần chúng
công bao gồm các tổ chức chính trị - xã hội (đoàn thể quần chúng) và hội đặc thù.

Các tổ chức quần chúng, với đặc điểm được sáng lập và nằm dưới chỉ đạo của đảng cầm
quyền, được ban cho quyền độc quyền trong lĩnh vực hoạt động của nó (Kornai 1992,
39). Mặc dù về danh nghĩa, các tổ chức quần chúng độc lập với chính quyền và lãnh đạo
được các thành viên bầu ra, tuy vậy, trên thực tế, các ứng viên cho vị trí này phải được
tổ chức đảng thông qua (ibid.). Nhiệm vụ chính của các tổ chức này, nói như Lenin, là
“đường dây truyền tải” ý tưởng và chính sách của đảng đến từng nhóm quần chúng
trong xã hội mà họ phụ trách (Lenin 1920).

Các tổ chức quần chúng và chính quyền (đảng và nhà nước), vì vậy, là một thể gắn kết
với nhau. Lãnh đạo của các tổ chức quần chúng có thể được bổ nhiệm vào các vị trí chức
năng của đảng hoặc nhà nước, và ngược lại (Kornai 1992, 40).

Nhìn chung, các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam mang đầy đủ những đặc tính của
các tổ chức quần chúng mang mẫu hình do Lenin xây dựng như đề cập ở trên.

Ngoài các đoàn thể quần, chúng, các tổ chức quần chúng công được nhà nước hỗ trợ
kinh phí ở Việt Nam còn có các “hội đặc thù” theo Quyết định 68/QĐ-TTg/2010. Các
tổ chức đó đều là thành viên của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, và là nỗ lực để nhằm

156
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

thực hiện hai mục đích: thứ nhất là tăng mối liên hệ giữa chính quyền với các thành
phần dân sự khác nhau (doanh nghiệp, công nhân, viên chức các ngành nghề,…) trong
một xã hội đa dạng hơn sau Đổi mới, thứ hai là đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng
trong một môi trường mới.

1.2. Lịch sử phát triển của các tổ chức quần chúng công

Các tổ chức chính trị - xã hội (hay đoàn thể quần chúng) ở Việt Nam hầu hết được
thành lập trong giai đoạn trước Cách mạng Tháng tám (1945) bởi Đảng Cộng sản Việt
Nam, nhằm vận động quần chúng ủng hộ và tham gia phong trào chính trị của Đảng,
chủ yếu là phong trào giành độc lập dân tộc (Sakata 2006, 51).

Các tổ chức này có vai trò hết sức to lớn cho sự nghiệp cách mạng của Đảng Cộng sản
kể từ khi ra đời. Mặt trận Tổ Quốc, dưới nhiều tên gọi khác nhau, đã tập hợp lực lượng
quần chúng tham gia các phong trào cách mạng từ các thời kì 1930-1931, 1936-1939
(Phong trào dân chủ Đông Dương), đến Cách mạng tháng Tám (1945). Nhiệm vụ của
Mặt trận Tổ Quốc cũng như các tổ chức thành viên khác trước Cách mạng tháng Tám
là vận động dân tộc nổi dậy giành độc lập (Mặt trận Tổ Quốc 2014). Ở hai cuộc kháng
chiến chống Pháp (1945-1954) và kháng chiến chống Mỹ (1954-1975), vai trò của Mặt
trận và các tổ chức quần chúng cônglà vận động nhân dân vừa kháng chiến, vừa kiến
quốc (Báo Điện tử Đảng Cộng sản 2014). Sau năm 1976, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ
Quốc và các tổ chức quần chúng công là “phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận xã
hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh” (ibid.).

Ngoài sáu tổ chức đoàn thể quần chúng như liệt kê ở trên, giai đoạn Đổi mới bắt đầu sự
hình thành và phát triển của nhiều tổ chức chính trị - xã hội, chính trị - xã hội - nghề
nghiệp, tổ chức xã hội khác (gọi chung là các hội đặc thù) mà có mối liên kết ít chặt chẽ
hơn với Đảng và chính quyền (Trần Ngọc Hiên 2011), ví dụ như Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam (VCCI) (thành lập năm 1963), Liên hiệp các Hội Khoa học và
Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) (thành lập năm 1983), hay các hội, đoàn nghề nghiệp (Hội
luật sư, Hội Nhà báo,…). Các hội này được thành lập bởi các cơ quan nhà nước, nhưng
một số trên danh nghĩa là các tổ chức độc lập, phi chính phủ (VCCI), còn một số chịu
sự quản lý trực tiếp của nhà nước (Hội Nhà báo, VUSTA). Các tổ chức này nhận được
hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ kinh phí hoạt động của nhà nước khi nhận các nhiệm vụ
do nhà nước giao phó (Nghị định 45/2010/NĐ-CP). Theo văn bản pháp luật này, nhóm
gồm có 28 hội đặc thù.

157
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

2. Cấu trúc, chức năng, nhiệm vụ, quy mô của các tổ chức quần chúng công

2.1 Cấu trúc và vị trí của các tổ chức quần chúng công

Như đề cập ở trên, có hai thành phần của các tổ chức quần chúng công. Hai nhóm hai
này có những đặc điểm khác nhau về vị trí và vai trò trong hệ thống chính trị.

Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội được coi là những “thành viên chiến
lược quan trọng” trong hệ thống chính trị Việt Nam (Tạp chí Xây dựng Đảng 2013).
Hiến pháp sửa đổi 2013 quy định:

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện,
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức
mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội;
giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại
nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Khoản 1, Điều 9, Hiến pháp 2013.

Công đoàn Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam là các tổ chức
chính trị - xã hội được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện và bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp, chính đáng của thành viên, hội viên tổ chức mình; cùng các tổ chức
thành viên khác của Mặt trận phối hợp và thống nhất hành động trong Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam.

Khoản 2, Điều 9, Hiến pháp 2013.

Các tổ chức chính trị - xã hội được coi là một trong ba cỗ máy đảm bảo hệ thống vận
hành trơn tru, phát huy quyền lực của nhân dân (Tạp chí Xây dựng Đảng 2013). Theo
nguyên tắc “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” thì Mặt trận Tổ Quốc
và các tổ chức chính trị - xã hội được coi là “cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân,
nơi thể hiện ý chí nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền
làm chủ của dân” (Luật Mặt trận Tổ Quốc 1999, Khoản 1, Điều 2).

Bởi do Đảng sáng lập và lãnh đạo, về mặt bản chất, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể
chính trị - xã hội là các tổ chức quần chúng của Đảng, là công cụ để tổ chức thực hiện
đường lối, chủ trương của Đảng trong các tầng lớp nhân dân. Về mặt danh nghĩa, các
tổ chức quần chúng nằm trong hệ thống do Mặt trận Tổ Quốc lãnh đạo, có mối quan
hệ với Mặt trận dựa trên nguyên tắc tự nguyện, hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống

158
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

nhất hành động (Luật Mặt trận Tổ Quốc 1999, Điều 3). Trong hệ thống này, Đảng vừa
là thành viên, vừa là lãnh đạo của Mặt trận Tổ Quốc. Đó là những thiết chế tổ chức vừa
mang tính chính trị, vừa mang tính xã hội và tính nhân dân (Tạp chí Xây dựng Đảng
2013). Hệ thống các tổ chức chính trị - xã hội có thể được mô hình hóa như sơ đồ sau.

Đảng Cộng
sản Việt
Mặt trận Tổ Nam
Quốc Việt
Nam

Đoàn Thanh Hội Cựu Hội Nông


Công Đoàn Hội LHPNVN
niên chiến binh dân

Sơ đồ 1: Mô hình quản lý của các tổ chức chính trị - xã hội

Nhóm hội đặc thù được nhà nước hỗ trợ kinh phí được chia ra làm hai nhóm chính:

- Nhóm tổ chức mẹ, nhận trách nhiệm đăng ký và quản lý về mặt pháp lý với các
CSOs khác: Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), Liên hiệp
các hội văn học nghệ thuật Việt Nam (VULA), Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt
Nam (VUFO), Liên minh Hợp tác xã Việt Nam (VCA), Hội Chữ thập đỏ, Hiệp hội
doanh nghiệp, Hội người Cao tuổi 1.

- Nhóm các tổ chức xã hội – nghề nghiệp: 21 tổ chức hội đặc thù khác theo Quyết
định số 68/2010/QĐ-TTg, ví dụ như Hội nhà báo Việt Nam, Hội sinh viên Việt
Nam, hay Hội Khuyến học Việt Nam.

Nhóm này không có vai trò được hiến định hay luật hóa như các tổ chức chính trị - xã
hội. Như vậy trên danh nghĩa, các hội đặc thù không trực tiếp nằm trong hệ thống chính
trị của Việt Nam, mà chỉ tham gia dựa trên tư cách là thành viên của Mặt trận Tổ quốc.

Về tổ chức hành chính, đoàn thể và các hội đặc thù được tổ chức phân cấp tương tự bộ
máy chính quyền. Năm đoàn thể và Mặt trận tổ quốc được tổ chức từ cấp trung ương

1
Phân loại theo CIVICUS Index (2006)

159
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

đến cấp cơ sở (thường là 4 hoặc năm cấp), trong khi đó hội đặc thù (trong danh sách 28
tổ chức theo Nghị định 45) chủ yếu được tổ chức ở hai cấp (trung ương và tỉnh, thành).
Tuy vậy, mối quan hệ “cấp trên-cấp dưới” không chặt chẽ theo ngành dọc như hệ thống
chính quyền. Ví dụ như Trung Ương Đoàn TNCS không quản lý vấn đề liên quan đến
tài chính (chi tiêu, cơ cấu chi tiêu, nguồn thu và quản lý nguồn thu) của Tỉnh Đoàn/
Thành Đoàn tại các địa phương.

Tổ chức cấp trung ương


Hội đặc
thù
Tổ chức cấp tỉnh/thành phố trực
thuộc TW

Đoàn thể Tổ chức cấp huyện/thành phố


và MTTQ trực thuộc tỉnh/thị xã

Tổ chức cấp xã/phường

Tổ chức cấp chi hội


thôn/xóm/khối/khu vực

Hình 1: Sơ đồ các cấp quản lý hành chính của Đoàn thể và hội đặc thù.

2.2 Khung pháp lý cho hoạt động của các tổ chức quần chúng công

Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội. Quyền lợi và nghĩa vụ của các tổ
chức này được quy định trong Hiến pháp (Điều 9 và Điều 10) và hầu hết đều được điều
chỉnh cụ thể bởi từng văn bản pháp luật riêng. Cụ thể:

• Luật Mặt trận Tổ Quốc 1999 2


• Luật Công đoàn 2012
• Luật Thanh niên 2005
• Pháp lệnh số 27/2005/PL-UBTVQH1 điều chỉnh hội cựu chiến binh
• Luật Bình đẳng giới 2006, Nghị định số 56/2012/NĐ-CP gày 16/7/2012 của Chính
phủ về việc quy định trách nhiệm của Bộ, ngành, UBND các cấp trong việc bảo đảm

2
Theo Mặt trận Tổ quốc, tính đến thời điểm 2014 có hơn 50 văn bản pháp luật khác nhau trực tiếp hoặc gián tiếp
điều chỉnh tổ chức này và các thành viên.

160
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

cho các cấp Hội LHPN Việt Nam tham gia quản lý nhà nước, Nghị định số
70/2008/NĐ-CP ngày 04/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Bình đẳng giới.
• Hội Nông dân Việt Nam: Quyết định số 673/QĐ - TTG của Thủ tướng Chính phủ:
Về việc Hội Nông dân Việt Nam trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số
chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nông thôn giai đoạn 2011 –
2020; Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP của Chính phủ: Ban hành Chương trình hành
động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Ngoài ra, nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác có các điều khoản điều chỉnh các tổ
chức chính trị - xã hội này, ví dụ như Luật Tổ chức Quốc Hội, Luật Bầu cử Đại biểu
Quốc Hội (Mặt trận Tổ Quốc), hay Luật Cán bộ, Công chức 2008.

Hiến Pháp Điều 9, 10, 84, 96, 101, 116 Hiến pháp (sửa đổi) 2013

Nghị quyết, pháp Pháp lệnh CCB số 27/2005, Pháp lệnh về thực hiện dân
lệnh Quốc hội chủ ở xã phường, thị trấn 2007…

Bộ luật Dân sự 2005 (điều 100, 102, 172, 205, 372, Mục
Luật, bộ luật 5), Luật Mặt trận Tổ Quốc 1999, Luật Công đoàn 2012…

Nghị định, quyết Nghị định số 56/2012/NĐ-CP (Hội LHPNVN),


định của chính phủ 120/2007/NĐ-CP (Đoàn TNCS)…

Thông tư 36/2002/TT-BTC (Hội Nông dân), Nghị quyết


Các văn bản khác 01/2012/NQLT-CP-BCHTWĐTN (Đoàn thanh niên)…

Sơ đồ 3: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các tổ chức CT-XH

Đối với hội đặc thù. Cũng giống như các thành viên khác trong hệ thống các tổ chức
Xã hội dân sự ở Việt Nam, các tổ chức này chưa được điều chỉnh bởi một bộ luật cụ thể,
mà bởi các văn bản dưới luật, cụ thể là các nghị định, quyết định của chính phủ, quyết
định của Ủy ban Nhân dân các cấp, hay thông tư của các bộ (ví dụ như Thông tư 11
Quy định thi hành Nghị định 45). Văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực cao nhất
điều chỉnh nhóm trên cho đến thời điểm này là Nghị định 45 NĐ-CP Quy định về tổ
chức, hoạt động và quản lý hội ban hành và có hiệu lực năm 2010, cùng với Nghị định

161
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

33 NĐ-CP sửa đổi một số điều trong Nghị định 45 ban hành năm 2012. Trường hợp
ngoại lệ duy nhất là Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, được điều chỉnh bởi Luật Hợp tác
xã Việt Nam 2012.

Các tổ chức này hoạt động dựa trên điều lệ hoạt động được các cơ quan quản lý nhà
nước (thường là Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ Nội vụ) phê duyệt.

Ngoài các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh, đoàn thể và các hội đặc thù còn chịu
sự điều chỉnh từ hệ thống văn bản của Đảng Cộng sản Việt Nam, ví dụ như Chỉ thị số
17-CT/TW ngày 28/08/2012 của Bộ Chính trị.

2.3 Quy mô của các tổ chức quần chúng công

Các tổ chức chính trị - xã hội. Xét trong các tổ chức hoạt động ở Việt Nam và không
trực tiếp tham gia quản lý nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội là nhóm có lượng
thành viên đông nhất, mạng lưới hoạt động sâu rộng nhất, tập hợp phần lớn nhóm dân
số mà các tổ chức này đại diện (bảng 1). Các tổ chức này có hệ thống tổ chức từ trung
ương đến địa phương, với cấp cơ sở bé nhất là các chi hội (thôn, xóm, cụm dân cư, cơ
quan, doanh nghiệp).

Lượng hội Hội viên/Dân số


Số chi hội
viên thành phần
Hội Nông dân Việt 10,4 triệu 10.536 cơ sở hội (xã, phường,
64% 4
Nam (2013) thị trấn), 95.246 chi hội 3

Hội Phụ nữ Việt 15,3 triệu


13.418 cơ sở hội 73% 5
Nam (2012)
Hội Cựu chiến 2,7 triệu
16.000 cơ sở hội7 68% 8
binh (2014) 6

3
Báo cáo của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa VII tại Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2014 - 2019
4
Số Hội viên hội Nông dân được lấy từ Báo cáo Ban Chấp hành Trung Ương Hội Nông dân Việt Nam khóa V
(2013). Số hộ nông dân được lấy từ báo Nhân dân (2014).
5
Báo cáo đánh giá phong trào phụ nữ và kết quả hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam nhiệm kì 2007 –
2012, phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kì 2012 – 2017.
6
Báo cáo của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa VII tại Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2014 - 2019
7
Đài Tiếng nói Việt Nam (2012). Sáng nay Khai mạc Đại hội Hội CCB lần thứ 5.
8
Theo Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (2012). Vị trí, vai trò, tính chất, chức năng, nhiệm vụ của hội cựu
chiến binh Việt Nam, cả nước có 4 triệu cựu chiến binh.

162
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

7,0 triệu 35.945 đoàn cơ sở và 245.106


Đoàn Thanh niên 30%
(2012) 9 chi đoàn 10
Tổng Liên đoàn 7,1 triệu
100 nghìn công đoàn cơ sở 12 47%
Lao động Việt Nam (2011) 11
Bảng 1: Thành viên và tỷ lệ dân số thành phần của các tổ chức quần chúng công ở
Việt Nam. Nguồn: xem footnote.

Các hội đặc thù cũng có bộ máy tương đối kiện toàn, tuy vậy cơ sở thường chỉ có tại
các thành phố lớn (CIVICUS 2006, 33-34), chứ không đi về các cấp bé hơn, ngoại trừ
một số trường hợp như Liên minh Hợp tác xã (chủ yếu ở nông thôn) hay các hiệp hội
thương mại (chủ yếu hoạt động ở các thành phố lớn).

Lượng thành
Tổ chức quản lý Mạng lưới
viên
1,15 triệu 56 tổ chức cấp TW, 37 hội
VUSTA Đảng CS/ MTTQ thành viên VUSTA địa phương với 540
trên toàn quốc tổ chức thành viên 13.
10 hiệp hội TW và 30 hiệp
VULA Đảng CS/ MTTQ (NA)
hội tỉnh thành
VUFO Đảng CS/ MTTQ (NA) 108 tổ chức thành viên 14
63 cơ sở Hội cấp tỉnh, 16
Hội Chữ thập 4,5 triệu hội
MTTQ trung tâm trực thuộc. 16.945
đỏ 15 viên toàn quốc
tổ chức hội cơ sở
Hội Người cao 8,3 triệu hội 99 nghìn chi hội, 250 nghìn
MTTQ
tuổi 16 viên tổ hội

9
Kết quả công tác xây dựng Đoàn, mở rộng mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên nhiệm kỳ 2007-2012, Số: 374
BC/TWĐTN
10
Báo cáo Số: 64 BC/TWĐTN (2013)
11
Báo cáo tình hình thực hiện chương trình phát triển đoàn viên năm 2010, 51/BC-TLĐ
12
Thông tấn xã Việt Nam (2014). Chủ tịch nước: Công đoàn phải bảo vệ quyền lợi người lao động.
13
CIVICUS Report (2006)
14
Tạp chí Thời đại (2014). VUFO có thành viên thứ 108.
15
Theo Báo cáo tổng kết công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ năm 2013 (2013)
16
Đàm Hữu Đắc (2014). Báo cáo chào mừng Ngày Quốc tế Người cao tuổi 1-10.

163
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

Bộ Công thương,
Các hiệp hội 543 tổ chức hiệp hội thương
các cơ quan nhà (NA)
thương mại mại trên toàn quốc 17
nước khác
Liên minh Hợp 7.690 cơ sở Liên minh (trên
Chính
tác xã Việt tổng số 12.612 hợp tác xã
phủ/MTTQ
Nam toàn quốc) 18
Bảng 2: Đặc điểm tổ chức của một số hội đặc thù được nhà nước hỗ trợ kinh phí.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê (2012), tính đến năm 2012, cả nước có 246.144
người làm việc cho các 34.378 cơ sở của tổ chức chính trị, đoàn thể, xã hội được nhà
nước đãi ngộ theo chế độ. Số cán bộ, công chức làm việc cho các tổ chức chính trị, đoàn
thể, xã hội được nhà nước trả lương chiếm 7,2% nhân lực làm việc cho nhà nước và
1,1% tổng lực lượng lao động xã hội. Đây là con số chưa bao gồm số cán bộ không
chuyên trách phục vụ trong hoạt động này.

Cũng theo Tổng cục Thống kê (2012), trong thời kỳ 2007-2012, số lượng các cơ sở thuộc
đoàn thể, hiệp hội, các tổ chức xã hội có mức tăng cao nhất trong khu vực hành chính
sự nghiệp với 10,8% về số lượng (bình quân hàng năm tăng 2,1%) và 13,4% về lao động
(bình quân năm tăng 2,6%).

Tính theo từng cấp, ở cấp cơ sở (cấp xã), theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP, có 5/11
chức vụ cán bộ ở xã thuộc về các đoàn thể quần chúng công (gồm Chủ tịch Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội
Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã,
phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân
Việt Nam), và Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam).

Ngoài số cán bộ được biên chế hoạt động trong bộ máy, ở cấp xã còn có hệ thống cán
bộ không chuyên trách. Theo Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội (2014), Toàn
quốc có khoảng 229.592 cán bộ không chuyên trách ở cấp xã 19, trong đó trung bình có
ít nhất 7 chức vụ không chuyên trách trên tối thiểu 18 chức danh không chuyên trách

17
Bộ Công Thương (2014). Danh sách các hiệp hội Việt Nam.
18
Liên minh Hợp tác xã Việt Nam (2012). Số liệu các HTX tham gia thành viên Liên minh.
19
Quân đội nhân dân (2014). Người hoạt động không chuyên trách ở xã phường se� được đóng bảo hiểm xã
hội. http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/kinh-te-xa-hoi/nguoi-hoat-dong-khong-chuyen-trach-o-xa-
phuong-se-duoc-dong-bao-hiem-xa-hoi/316528.html

164
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

(tỉ lệ 40%). Như vậy, ước tính có khoảng 91.837 cán bộ không chuyên trách hoạt động
cho đoàn thể, hội đặc thù tại cấp cơ sở.

2007
2%

8% Cơ quan hành chính

28%
Đơn vị sự nghiệp

Tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể,


hiệp hội
Đơn vị kinh tế thuộc cơ quan
HCSN

62%

1% 2012
7%

29% Cơ quan hành chính

Đơn vị sự nghiệp

Tổ chức chính trị - xã hội, đoàn


thể, hiệp hội
63% Đơn vị kinh tế thuộc cơ quan
HCSN

Sơ đồ 6: Lao động trong lĩnh vực hành chính sự nghiệp (2007 và 2012). Nguồn:
Tổng cục Thống kê.

Như vậy, tổng số người hoạt động trong lĩnh vực đoàn thể, hội đặc thù được nhà nước
hỗ trợ (có biên chế và không có biên chế), ước tính vào khoảng 337.981 người.

2.4 Chức năng của các tổ chức quần chúng công

Chức năng pháp định (de jure)

165
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

Đối với sáu tổ chức chính trị - xã hội. Với tư cách là cơ sở cho quyền lực của nhân dân,
các tổ chức chính trị - xã hội có quyền lực theo luật định rất lớn, đặc biệt là với tư cách
tập thể là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

•Tổ chức bầu cử Quốc hội,

Lập đề cử đại biểu Quốc hội


•Trình dự án luật, pháp lệnh
pháp •Góp ý kiến về các dự án xây
dựng văn bản pháp luật

•Tham gia quản lý nhà nước


Mặt trận TQ và theo nghĩa vụ được giao
các tổ chứ c chınh
́
Hành •Phối hợp, trợ giúp chính
phủ thực hiện chức năng
tri ̣ – xã hộ i
pháp quản lý nhà nước
•Ban hành các nghị quyết,
thông tư liên tịch

•Tham gia tố tụng, tuyển

Tư chọn Thẩm phán, giới thiệu


Hội thẩm Toà án nhân dân

pháp •Phối hợp với Viện kiểm sát


trong các hoạt động tư
pháp

Sơ đồ 4: Vai trò pháp định của các tổ chức chính trị - xã hội

Về mặt lập pháp, tổ chức nhà nước, chính quyền

• Đóng vai trò chủ chốt trong việc giới thiệu người ứng cử tham gia đại biểu Quốc
hội, tổ chức tiếp xúc vận động cử tri, tổ chức các hội nghị hiệp thương để cơ cấu
thành phần tham gia Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Mặt trận là nơi lập
danh sách các ứng cử viên đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các
cấp 20.
• Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của các tổ
chức thành viên của Mặt trận có quyền trình dự án luật trước Quốc hội, trình dự
án pháp lệnh trước Ủy ban thường vụ Quốc hội.
• Được quyền góp ý kiến khi Chính phủ xây dựng dự án Luật, pháp lệnh, và nghị
quyết, nghị định 21.

20
Điều 5, Điều 52 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội; Điều 46 Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân
21
Điều 39, Luật Tổ chức Chính phủ 2001

166
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

• Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban chấp hành Tổng Liên đoàn lao
động Việt Nam và Ban chấp hành trung ương của đoàn thể nhân dân được quyền
phối hợp, giúp đỡ chính phủ trong quản lý nhà nước. (Điều 7, luật tổ chức chính
phủ)

Về mặt tư pháp, giám sát hoạt động của các tổ chức công quyền

Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội có chức năng giám sát hoạt động của
cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức bằng ba phương pháp chính: động
viên nhân dân thực hiện quyền giám sát, phối hợp với các cơ quan quyền lực nhà nước,
và tổng hợp ý kiến của nhân dân để kiến nghị cơ quan chức năng 22.

• Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm
giám sát việc thi hành pháp luật về khiếu nại và giúp đỡ nhân dân trong quá trình
khiếu nại, ví dụ như tổ chức việc tiếp công dân đến khiếu nại; khi nhận được khiếu
nại thì nghiên cứu, hướng dẫn người khiếu nại đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
giải quyết khiếu nại 23.
• Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp được quyền giới thiệu ứng viên để hội đồng nhân
dân bầu ra hội thẩm nhân dân, Tòa án nhân dân địa phương 24.

Đối với các hội đặc thù, ngoài các chức năng thực hiện cùng với tư cách thành viên của
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, 28 hội đặc thù có các chức năng được quy định trong điều
34 của Nghị định 45-NĐ-CP, trong đó bao gồm:

• Tham gia với các Bộ, cơ quan ngang Bộ xây dựng các cơ chế, chính sách liên quan
trực tiếp đến hoạt động của hội
• Tham gia thực hiện một số hoạt động quản lý nhà nước, dịch vụ công thuộc lĩnh
vực hoạt động của hội
• Tư vấn, phản biện và giám định xã hội các chính sách, chương trình, đề tài, dự án
do cơ quan nhà nước yêu cầu về các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của hội.
• Tập hợp, nghiên cứu ý kiến, kiến nghị của các hội thành viên, hội viên để tham gia
vào các chương trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước;

22
Điều 12, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 1999.
23
Điều 66, Luật Khiếu nại 2011.
24
Điều 41, Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân 2002

167
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

• Tập hợp các chuyên gia đầu ngành, các chuyên gia giỏi ở các hội thành viên và các
tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao, thực hiện tư vấn, phản biện
và giám định xã hội;

Như vậy, hội đặc thù có chức năng chính là tư vấn, giám sát, phản biện xã hội; và tham
gia quá trình xây dựng văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực hoạt động của hội. Hội
còn được phép tham gia cung cấp các loại dịch vụ công hay quản lý nhà nước theo lĩnh
vực hoạt động của hội (ví dụ như Hội Chữ thập đỏ trong lĩnh vực y tế, sức khỏe cộng
đồng). So sánh với các tổ chức chính trị – xã hội, có thể thấy quyền hạn và chức năng
của các hội đặc thù là tương đối hạn chế và chưa được thể chế hóa rõ ràng.

Chức năng thực tế (de facto)

Đối với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội

Dù được Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật quy định nhiều vai trò trong hệ
thống chính trị, các tổ chức chính trị – xã hội và Mặt trận Tổ quốc chưa thực hiện được
quyền lực của mình, do chưa có các các quy định cụ thể, cơ sở pháp lý, và điều kiệ�n
cần thiết để hoạt động (Tạp chí Cộng sản 2014).

Trên thực tế, giám sát là chức năng được thể hiện rõ ràng nhất của Mặt trận Tổ quốc và
các tổ chức chính trị – xã hội, với tổng số cuộc giám sát của các ban thanh tra nhân dân
ở cơ sở (năm 2013) là: 51.077; số vụ, việc kiến nghị xử lý: 17.089; số vụ, việc được cơ
quan có thẩm quyền xử lý, giải quyết: 13.317. Tổng số hiện vật thu hồi: 76.072,3 m2 đất,
tiền thu về: 15.371.843.000 đồng. Tổng số cuộc giám sát đầu tư của cộng đồng: 34.801
cuộc; số việc kiến nghị xử lý: 6.921 việc; số vụ, việc được cơ quan có thẩm quyền quyết
định đầu tư, nhà thầu, chủ đầu tư xử lý, giải quyết: 5.576 vụ (Nguyễn Thiện Nhân 2014).
Có hơn 120 văn bản quy phạm pháp luật có quy định về chức năng giám sát của Mặt
trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội (ibid.).

Về quyền lực chính trị, tất cả các lãnh đạo của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính
trị – xã hội đều là ủy viên ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (chính thức hoặc
dự khuyết), cơ quan lãnh đạo cao nhất trên danh nghĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam
(Báo điện tử Đảng Cộng sản 2014). Tuy vậy, chỉ có chủ tịch Mặt trận Tổ quốc (ông
Nguyễn Thiện Nhân) là nằm trong danh sách ủy viên Bộ Chính trị ban chấp hành Trung
ương Đảng Cộng sản Việt Nam, cơ quan trên thực tế có quyền hạn lớn nhất. Trong lịch
sử 11 khóa Đại hội Đảng, chỉ có hai chủ tịch Mặt trận Tổ quốc có tên trong bộ Chính
trị (ông Nguyễn Thiện Nhân ở khóa XI, và ông Phạm Thế Duyệt ở khóa VIII) (ibid.).

168
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

Do nằm trong bộ máy tổ chức nhà nước, lãnh đạo trong hệ thống Mặt trận Tổ quốc và
đoàn thể nằm trong quỹ đạo luân chuyển cán bộ của bộ máy hành chính. Nhiều cán bộ,
công chức từng làm việc trong hệ thống đoàn thể sau đó nắm các chức vụ cao trong
Đảng và chính quyền, hoặc ngược lại. Tiêu biểu có ông Nguyễn Bá Thanh, trưởng ban
Nội chính Trung ương Đảng, trước đây đã từng là chủ nhiệm Hợp tác xã trước khi làm
Bí thư Thành ủy và chủ tịch UBND Đà Nẵng 25. Ông Nguyễn Bá Cường, hiện đang là
chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, từng giữ các chức vụ quan trọng tại tỉnh Bắc Giang.
Ông Nguyễn Thiện Nhân, chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, từng giữ chức phó thủ
tướng chính phủ.

Đối với các hội đặc thù, các tổ chức này hầu như không có quyền lực chính trị nào
trong hệ thống (không có lãnh đạo nào của các hội đặc thù là ủy viên ban chấp hành
Trung ương Đảng).

Trên thực tế, ngoài các vai trò pháp định được đề cập ở trên, các hội đặc thù còn có
chức năng làm “tổ chức mẹ” để nhiều tổ chức xã hội dân sự khác đứng tên (Vasavakul
2003). Ví dụ như Liên hiệp các Hội Khoa học – kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) là tổ chức
đăng ký cho khoảng hơn 600 tổ chức con (ibid.). Với hoạt động này, trên thực tế một
số hội đặc thù đã trở thành mạng lưới liên kết các tổ chức dân sự, với cấu trúc giống mô
hình nghiệp đoàn và kiểm soát lỏng về mặt chính trị (Wells-Dang 2011).

2.5 Cơ chế phân bổ tài chính từ ngân sách nhà nước

Đối với sáu tổ chức chính trị – xã hội

Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội được coi là thành phần cấu thành
của hệ thống chính trị, được tính vào nhóm đơn vị sự nghiệp công lập 26 ; do vậy trên lý
thuyết, được nhà nước cung cấp toàn bộ ngân sách hoạt động 27. Ngoài ra, các tổ chức
này được quyền giữ lại một phần phí, lệ phí theo chế độ quy định, và sử dụng các khoản
thu hợp pháp khác 28. Nguyên tắc phân bổ ngân sách cho các tổ chức này là nhà nước
cấp chênh lệch giữa dự toán chi được duyệt và các nguồn thu của các tổ chức nêu trên

25
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/bi-thu-nguyen-ba-thanh-noi-duoc-la-lam-duoc-2409205.html
26
Theo Nghị định số Số: 41/2012/NĐ-CP, Quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập
27
Điều 10, Luật Ngân sách Nhà nước 2002
28
Thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT-BTC-BNV Quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh
phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước.

169
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

theo chế độ quy định (đoàn phí, công đoàn phí, hội phí; các nguồn thu khác theo quy
định của pháp luật) 29.

Theo quy định của Nghị định Số: 60/2003/NĐ-CP, ngân sách trung ương đảm bảo kinh
phí hoạt động cho trung ương hội của các tổ chức chính trị – xã hội, trong khi ngân
sách địa phương đảm bảo kinh phí hoạt động cho cơ quan địa phương của các tổ chức
này. Như vậy nếu xét theo cơ chế này, nguồn ngân sách phân bổ cho các tổ chức chính
trị – xã hội ở các địa phương khác nhau thì sẽ khác nhau, phù thuộc vào tình hình thực
tế.

Đối với các khoản kinh phí nhà nước giao mà tiết kiệm được, không sử dụng hết, thì
các tổ chức chính trị – xã hội được quyền giữ lại để chi tiêu theo quy định ở hai nghị
định số 130/2005/NĐ-CP và 117/2013/NĐ-CP (sửa đổi một số điều Nghị định 130).

Đối với các hội đặc thù

Theo luật Ngân sách Nhà nước 2002, kinh phí hoạt động của các hội đặc thù (tổ chức
chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở trung ương
và địa phương) không nằm trong danh sách chi thường xuyên của ngân sách, mà thay
vào đó, các tổ chức này chỉ được nhận “hỗ trợ theo quy định của pháp luật” (Khoản i,
điều 31, Luật Ngân sách Nhà nước 2002). Theo quy định từ Quyết định số 71/QĐ-CP
về Về bảo đảm, hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước đối với các hội có tính chất đặc
thù, ngân sách nhà nước đảm bảo các hoạt động chi thường xuyên của các tổ chức này
ở cấp trung ương và địa phương (gồm Chi lương và các khoản có tính chất tiền lương,
chi thực hiện nhiệm vụ thường xuyên) 30. Khoản này được tính vào nguồn tài trợ trực
tiếp từ ngân sách.

Các hội thành viên của hội đặc thù được hỗ trợ bằng tài trợ gián tiếp thông qua việc
hoàn thành các nhiệm vụ được nhà nước giao.

Ngoài nguồn ngân sách nhà nước, các hội đặc thù còn có các khoản thu khác để đảm
bảo nguồn tài chính hoạt động. Ví dụ như Liên hiệp hội Khoa học – Kỹ thuật Việt Nam
(VUSTA) có thêm các nguồn hỗ trợ kinh phí từ: Đóng góp của các hội thành viên và
các tổ chức trực thuộc, ủng hộ bằng tiền và hiện vật của các cá nhân, tổ chức ở trong và
ngoài nước, và các nguồn thu hợp pháp khác 31.

29
Điều 16, Nghị định số 60/2003/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước.
30
Điều 2, Quyết định Số: 71/2011/QĐ-TTg
31
Điều 21, Chương V, Điều lệ Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam.

170
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

2.6 Các tổ chức quần chúng công trong bối cảnh hoạt động mới

Trong điều kiện ngân sách thắt chặt, cùng với yêu cầu cải cách hành chính, các tổ chức
quần chúng công đang chịu nhiều áp lực phải thay đổi phương thức hoạt động cũng
như cách thu hút nguồn lực tài chính. Kết luận số 102-KL/TW ngày 22/9/2014 của Bộ
Chính trị có thể coi là nền tảng để từ đó đưa ra những đổi mới về các tổ chức quần
chúng công. Những thảo luận về Luật về Hội vào cuối năm 2016 cũng như việc sửa đổi
Nghị định 45 cho thấy những quyết tâm thực sự của chính quyền trong việc chỉnh sửa
lại hệ thống tổ chức quần chúng công.

Xu hướng chung trong thời gian vừa qua, vì vậy, là cắt giảm ngân sách, chuyển chính
sách cho các tổ chức quần chúng công từ cấp ngân sách cố định và biên chế sang định
biên, và giảm dần hỗ trợ trực tiếp từ năm 2017.

Điều này, trên lý thuyết, có thể khiến các tổ chức quần chúng công có nhiều không gian
hơn trong việc phối hợp với các thành phần khác trong không gian Xã hội dân sự ở Việt
Nam, vốn đã được thực hiện nhưng chỉ ở trong phạm vi hạn chế (ví dụ như xoá đói
giảm nghèo hay phòng chống HIV/AIDS). Đây cũng có thể là cơ hội để các TCXH ngoài
công lập tiếp cận nhiều hơn nguồn vốn hoạt động từ các tổ chức này, vốn được ước
lượng khoảng 14 nghìn tỷ VND (600 triệu USD) ngân sách trong một năm (Nguyễn Đ.
Thành; Nguyễn K. Giang, Vũ S. Cường, 2015).

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Báo Điện tử Đảng Cộng sản (2014). Danh sách ủy viên Ban chấp hành Trung ương
Đảng khóa XI.
Báo điện tử Đảng Cộng Sản (2014). Mặt trận Liên Việt và chiến thắng Điện Biên Phủ.
Truy cập trực tuyến vào ngày 20/10/2014 tại: http://baodientu.chinhphu.vn/Tin-noi-
bat/Mat-tran-Lien-Viet-va-chien-thang-Dien-Bien-Phu/198637.vgp
Bộ Công Thương (2014). Danh sách các hiệp hội Việt Nam. Truy cập tại:
http://hiephoi.moit.gov.vn/?page=associations
CIVICUS Civil Society Index (2006). The emerging civil society: An initial assessment
of civil society in Vietnam. Vietnam Institute of Development Studies (VIDS), UNDP
Vietnam, and SNV Vietnam.
Lenin, V.I. (1902). What is to be done? Accessed online on October 15, 2014 at
https://www.marxists.org/archive/lenin/works/download/what-itd.pdf

171
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

Lenin, V.I. (1920). The Trade Unions, The Present Situation and Trotsky’s Mistakes.
Accessed online on October 15, 2014 at
http://marxists.anu.edu.au/archive/lenin/works/1920/dec/30.htm
Kornai, J. (1992). The Socialist System: The Political Economy of Communism: The
Political Economy of Communism. Oxford University Press.
Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam (2014). Giới thiệu. Truy cập trực tuyến vào ngày
15/10/2014 tại http://www.mattran.org.vn/home/gioithieumt/mtdttt1.htm
Mặt trận Tổ Quốc (2014). Báo cáo của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
khóa VII tại Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm
kỳ 2014 - 2019
Mặt trận Tổ Quốc (2014). Đề cương tuyên truyền ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc ở
khu dân cư 2014.
Mặt trận Tổ Quốc (2014). Tài liệu tuyên truyền đại hội Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam lần
thứ VIII.
Mặt trận Tổ Quốc (2014). Trích một số văn bản quy phạm pháp luật quy định về vai
trò, vị trí, quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Truy cập trực tuyến
vào ngày 23/10/2014 tại http://www.mattran.org.vn/home/vanbanHD/vbhd-
nhanuoc.htm#A
Nguyễn Văn Vĩnh (2012). Hệ thống chính trị và đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta
hiện nay. Tạp chí Xây dựng Đảng.
Nguyễn Thị Bích Diệp (2007). Tổng quan về khung pháp lý cho các tổ chức Xã hội dân
sự. Bài tham luận tại Hội thảo PPWG, 5/10/2007.
Nguyễn Thiện Nhân (2014). Tăng cường hoạt động giám sát và phản biện xã hội của
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội theo tinh thần Hiến pháp
năm 2013. Tạp chí Cộng sản.
Nhân dân (2014). Phấn đấu đến năm 2020, 100% số hộ dân nông thôn được sử dụng
điện lưới. Truy cập trực tuyến vào ngày 16/10/2014 tại địa chỉ
http://www.nhandan.com.vn/kinhte/chinh-sach/item/23036802-phan-dau-den-nam-
2020-100-so-ho-dan-nong-thon-duoc-su-dung-dien-luoi.html
Sakata, S. (2006). Changing Roles of Mass Organizations in Poverty Reduction in
Vietnam. Actors for poverty reduction in Vietnam, 49-79.
Trần Ngọc Hiên (2011). Mối quan hệ giữa các tổ chức chính trị-xã hội và Xã hội dân sự
trong quá trình hoạch định chính sách. Tạp chí Mặt trận số 98 (12-2011).

172
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

Trần Anh Tuấn (2014). Một số vấn đề cần lưu ý về Xã hội dân sự. Viện Khoa học Tổ
chức Nhà nước, Bộ Nội vụ. Truy cập trực tuyến vào ngày 8/10/2014 tại địa chỉ:
http://isos.gov.vn/Thongtinchitiet/tabid/84/ArticleId/331/language/vi-VN/M-t-s-v-n-
d-c-n-l-u-y-v-xa-h-i-dan-s.aspx
Tạp chí Xây dựng Đảng (2013). Chuyên đề IV, Tài liệu bồi dưỡng thi nâng ngạch
chuyên viên cao cấp khối Đảng, đoàn thể năm 2013.
Tổng cục Thống kê (2012). Báo cáo sơ bộ kết quả Tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành
chính, sự nghiệp năm 2012.
Tạp chí Thời đại (2014). VUFO có thành viên thứ 108. Truy cập tại:
http://thoidai.com.vn/vufo-co-thanh-vien-thu-108-8810705.html
Vasavakul (2003) quoted in Wells-Dang, Andrew (2014). The political influence of civil
society in Vietnam. In Politics in contemporary Vietnam, Palgrave Macmillan 2014.
Vũ Thị Loan (2013). Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có phải là một tổ chức chính trị có
tính xã hội? Tạp chí Lý luận chính trị số 6-2013.
Wells-Dang, A. (2011). Informal pathbreakers: civil society networks in China and
Vietnam. Doctoral dissertation.

173
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ TRỞ NGẠI CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI
LÀM VIỆC VỚI TRẺ EM/THANH THIẾU NIÊN TẠI VIỆT NAM
ThS. Trần Minh Hải, Giám đốc Trung tâm Tương Lai

Kính thưa quí vị!

Trung tâm Giáo dục Sức khỏe và Phát triển Cộng đồng Tương Lai (Trung tâm Tương
Lai) là một tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và
Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA). Nhiệm vụ của Trung tâm là cải thiện chất lượng cuộc
sống của trẻ em nghèo, thiệt thòi và dễ bị tổn thương bằng cách cung cấp các dịch vụ xã
hội, xây dựng năng lực, và vận động chính sách thông qua sự tham gia của các cơ quan,
doanh nghiệp và các tổ chức Xã hội dân sự.

Trong những năm gần đây, Trung tâm đã hợp tác với các tổ chức phi chính phủ nước
ngoài, phi chính phủ Việt Nam, doanh nghiệp và chính quyền địa phương thực hiện
thành công một số dự án hỗ trợ cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt về các mảng: giáo dục,
đào tạo nghề, kỹ năng sống, quyền trẻ em và pháp lý. Bên cạnh đó Trung tâm xây dựng
được một mạng lưới gồm 40 tổ chức Xã hội dân sự (TCXH) đang làm việc với trẻ em
tại Việt Nam.

Trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Trung tâm Tương Lai với tổ chức Dynamo
International (Vương quốc Bỉ) và Wallonie Bruxelles International để triển khai dự án
“Bảo vệ thanh thiếu niên là nạn nhân của sự kỳ thị và góp phần xây dựng dự luật dành
cho trẻ em”. Dự án triển khai tại 6 tỉnh thành TP.HCM, Cần Thơ, Bến Tre, Vĩnh Long,
Đồng Tháp và An Giang từ tháng 1 năm 2016 đến tháng 12 năm 2017. Dự án gồm hai
mục tiêu chính (i) Phát triển các phương án bảo vệ và tái hòa nhập xã hội cho trẻ có
hoàn cảnh đặc biệt, (ii) Đóng góp vào dự luật bảo vệ trẻ em và chương trình hành động
của địa phương về quyền trẻ em.

Để đạt được hai mục tiên trên, dự án triển khai nhiều hoạt động như thành lập mạng
lưới các tổ chức xã hội bảo vệ trẻ em, nâng cao năng lực cho cán bộ xã hội, hỗ trợ tâm
lý - giáo dục – pháp lý cho trẻ em, nâng cao nhận thức bảo vệ trẻ em cho cộng đồng và
nghiên cứu thực trạng và trở ngại của các tổ chức xã hội làm việc với trẻ em/thanh thiếu
niên (TE/TTN).

Trong bối cảnh hiện nay, các TCXH đang có những đóng góp to lớn trong hỗ trợ nhà
nước giải quyết các vấn đề của xã hội, trong đó trợ giúp TE/TTN có hoàn cảnh đặc biệt.

174
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

Có những tổ chức đã hoạt động trong thời gian dài và cả những tổ chức mới được hình
thành trong những năm gần đây đều đang đối mặt với nhiều thách thức khó khăn về
nguồn ngân sách hoạt động, bộ máy nhân sự, có những rào cản trong tương tác với
chính quyền địa phương và chưa nhận được sự hưởng ứng, tham gia tích cực của đối
tượng và cộng đồng. Mạng lưới các tổ chức tồn tại khá riêng rẽ chủ yếu để chia sẻ thông
tin mà chưa phát huy được vai trò sức mạnh tập thể và hầu như chưa có cơ sở dữ liệu
đầy đủ, đồng nhất.

Trong khuôn khổ hội thảo này, tôi xin phép trình bày kết quả “Nghiên cứu thực trạng
và trở ngại của các tổ chức xã hội làm việc với trẻ em/thanh thiếu niên” được thực hiện
nhằm mục tiêu đưa ra một tổng quan thực trạng các tổ chức xã hội về cơ cấu tổ chức,
bộ máy nhân sự, tài chính và các loại hình dịch vụ đồng thời tìm hiểu các rào cản, khó
khăn của tổ chức đang gặp phải trong quá trình hình thành và hoạt động. Thông qua
đó, nghiên cứu gián tiếp khẳng định vai trò và tiềm lực của các TCXH trong lĩnh vực
làm việc với TE/TTN có hoàn cảnh đặc biệt, đồng thời đưa ra các kiến nghị nhằm tiếp
tục phát triển năng lực của các tổ chức TCXH và liên quan đến việc xây dựng, thực thi
chính sách đối với các cơ quan ban ngành địa phương.

Các phương pháp nghiên cứu bao gồm hội thảo tham vấn, phỏng vấn bằng bảng hỏi,
thảo luận nhóm và hội thảo tham vấn kết quả. Trong đó, khảo sát bằng bảng hỏi được
thực hiện với 105 cán bộ quản lý và nhân viên xã hội tại 43 tổ chức dựa vào cộng đồng
tại 06 thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Bến Tre (tỉnh Bến Tre), Thành
phố Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp), Thành phố Vĩnh Long (tỉnh Vĩnh Long), Thành phố
Long Xuyên (tỉnh An Giang) và Thành phố Cần Thơ.

Tóm tắt kết quả nghiên cứu cho thấy:

• 74% các TCXH có giấy phép, còn lại 26% chưa có giấy phép.
• Các tổ chức do cấp tỉnh/thành phố thành lập chiếm tỷ lệ lớn nhất 64%, cấp trung
ương 20% và cấp quận/huyện chiếm 16%.
• Thời gian cấp phép tương đối dài, có đến 30% tổ chức được cấp phép sau hơn 01
năm, trong đó có 12% tổ chức phải trải qua hơn 02 năm.
• Đa số các tổ chức đã có thâm niên khá lâu trong hoạt động, thường trước thời gian
tổ chức được cấp giấy phép. Hơn một nửa các tổ chức có trên 10 năm kinh nghiệm,
thậm chí có những tổ chức đã hoạt động trên 20 năm.
• Gần 2/3 các TCXH có văn phòng hoăc trung tâm, cơ sở hoạt động. Trong số đó, 1/2
các tổ chức có quyền sở hữu và số còn lại đi thuê hoặc được hỗ trợ địa điểm.

175
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

• Các TCXH có quy mô đội ngũ nhân sự nhỏ, 65% các tổ chức có ít hơn 07 thành viên
toàn thời gian và sử dụng khá nhiều đội ngũ cộng tác viên/tình nguyện viên.
• Hơn một nửa số các cán bộ quản lý có trình độ cao đẳng/đại học và 1/5 có trình độ
trên đại học. Gần 1/2 đã được đào tạo chuyên ngành CTXH, xã hội học và hầu hết
đều qua các khóa học quản lý ngắn hạn và dài hạn có liên quan.
• Hầu hết các NVXH (89%) đều có trình độ cao đẳng/ đại học và 03% có trình độ trên
đại học. Gần 1/2 đã được đào tạo đúng ngành nghề CTXH và được đào tạo đa dạng
các khóa học liên quan đến TE/TTN.
• Quy mô tài chính của các TCXH nhìn chung có sự khác biệt khá lớn. Có 29% TCXH
có nguồn tài chính trung bình trên 01 tỷ VNĐ/năm, một số tổ chức có nguồn ngân
sách trên 03 tỷ VNĐ/năm. Ngược lại, một tỷ lệ gần tương tự (26%) là các TCXH có
nguồn kinh phí dưới 100 triệu VNĐ/năm và 06% không có ngân sách cố định.
• Trong 05 năm trở lại, 29% TCXH có nguồn tài chính tăng lên, 57% không có nhiều
sự thay đổi, chỉ có 14% bị sụt giảm tài chính.
• Mỗi tổ chức có thể nhận được hỗ trợ từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó nguồn hỗ
trợ từ cá nhân trong nước và nước ngoài chiếm tỷ lệ cao nhất (74%).
• Tỷ trọng nguồn thu từ các hoạt động gây quỹ tự lực còn thấp (bán sản phẩm 20%,
cung cấp dịch vụ 11%).
• Các nhóm khách hàng sử dụng dịch vụ (TE/TTN) khá đa dạng và TCXH làm việc
với hầu hết đủ các nhóm TE có hoàn cảnh đặc biệt.
• Mạng lưới TCXH cung cấp dịch vụ cho TE/TTN khá phong phú cả về số lượng tổ
chức và loại hình dịch vụ.
• Đa số các TCXH (77%) đều tham gia cung cấp dịch vụ trực tiếp cho các nhóm đối
tượng TE/TTN tại địa phương, số ít tham gia các hoạt động nghiên cứu và vận động
chính sách.
• Các TCXH gặp nhiều rào cản về pháp lý: Thủ tục giấy phép hoạt động; Thủ tục cấp
phép chương trình, dự án, sự kiện; Thủ tục pháp lý liên quan đến TE/TTN; Chính
sách pháp luật khi áp dụng thực tế với đối tượng thụ hưởng; Sự hướng dẫn các VBPL
của chính quyền.
• Có sự khác nhau tương đối lớn trong cảm nhận của cán bộ quản lý (CBQL) và nhân
viên xã hội (NVXH) về các rào cản pháp lý.
• Các TCXH phản ánh mức độ rào cản lớn về nguồn lực bao gồm: Tài chính, đội ngũ
nhân sự; Cơ sở vật chất vận hành hoạt động và dịch vụ; Truyền thông, quảng bá về

176
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

tổ chức; Đội ngũ nhân sự thiếu kiến thức, kỹ năng khi làm việc với TE/TTN. Trong
đó, rào cản tài chính phổ biến nhất.
• Tỷ lệ NVXH phản ánh khó khăn về thủ tục pháp lý cũng như nguồn lực của tổ chức
ở mức độ cao hơn so với CBQL.
• Các TCXH còn gặp những rào cản trong tương tác với các cơ quan chức năng; Thiếu
sự hưởng ứng, hợp tác của đối tượng, cộng đồng; Khó khăn trong kết nối mạng lưới
hoạt động.
• Không có nhiều sự khác biệt trong cảm nhận của CBQL và NVXH về các rào cản
trong quá trình tương tác, phối hợp với các đơn vị, cá nhân khác.

Dựa trên kết quả khảo sát và thảo luận, các nhóm kiến nghị được đưa ra đối với:

Các cơ quan hoạch định và thực thi chính sách

Cơ chế pháp lý

• Các luật, văn bản dưới Luật cần phải triển khai đầy đủ, đồng đều ở các cấp địa
phương đến tận từng người dân, tổ chức đơn vị trong và ngoài hệ thống nhà nước.
• Theo dõi giám sát cần được đẩy mạnh cùng với các chế tài xử phạt rõ ràng trong
thực thi đối với đội ngũ cán bộ thực thi pháp luật để đảm bảo các chính sách và luật
pháp thực sự đi vào cuộc sống.
• Cơ chế cấp ngân sách cần có sự canh trạnh công bằng, hỗ trợ hoạt động của các tổ
chức xã hội theo hình thức cạnh tranh với quy trình minh bạch, đủ điều kiện thì cấp
ngân sách. Đồng thời, giải quyết bài toán chi phí của các Hội đoàn và tính hiệu quả.
• Luật về Hội cần sớm được thông qua, là cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động của
các tổ chức xã hội, đồng thời phù hợp với xu thế của thế giới về xã hội hóa các hoạt
động cung cấp dịch vụ, tư vấn; thực hiện chương trình, dự án, đề tài và các hoạt
động khác theo quy định của pháp luật có liên quan đến các nhóm đối tượng dễ bị
tổn thương.

Đội ngũ thực thi chính sách

• Tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức. Thay đổi quan niệm
trong hợp tác với các tổ chức xã hội theo cơ chế có lợi cho tất cả các bên (win-win)
và dựa trên quyền của các nhóm đối tượng cần hỗ trợ.

177
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

• Có biện pháp thúc đẩy nâng cao ý thức trách nhiệm và phát huy vai trò chủ động
của đội ngũ cán bộ trong triển khai, hướng dẫn cách chính sách luật pháp đối với
các tổ chức xã hội, nhóm đối tượng và người dân nói chung.
• Yêu cầu cán bộ, nhân viên phải thái độ chuẩn mực, tâm huyết trong công việc được
giao, đồng thời cởi mở trong tìm hiểu về hoạt động của các tổ chức xã hội trên cơ sở
coi họ là người hỗ trợ mình trong thực thi chính sách pháp luật.

Các chính sách có liên quan đến nhóm đối tượng trẻ em, thanh thiếu niên

• Xây dựng hệ thống bảo vệ, trợ giúp trẻ em dựa trên quyền của trẻ em đã được quy
định trong Luật trẻ em (được thông qua tháng 4 năm 2016), trong đó cần lưu ý đến
một số quyền hiện nay của trẻ em chưa được đảm bảo như: Quyền được khai sinh,
Quyền được chăm sóc sức khỏe, Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng
khiếu, Quyền vui chơi, giải trí, Quyền được đảm bảo an sinh xã hội và Quyền được
bảo vệ khỏi xâm hại, bạo lực và bóc lột.
• Tại cấp địa phương, cần đẩy mạnh trong phát triển thêm các khu vui chơi cho trẻ
em, hỗ trợ pháp lý về cư trú hợp pháp theo các quy định mới của Luật Hộ tịch năm
2014. Ví dụ, cần sớm xóa bỏ sổ KT3 và cập nhật theo “có sổ tạm trú với xác nhận
của chủ nhà trọ”. Do đó, chính quyền cần có sự hướng dẫn cụ thể theo quy trình
đăng ký và khuyến khích chủ nhà trọ.

Bản thân các tổ chức xã hội

Đối với hệ thống mạng lưới các tổ chức xã hội

• Cần tăng cường nối kết mạng lưới, chia sẻ thông tin và phối kết hợp trong hoạt động
để nâng cao tính hiệu quả trong cung cấp dịch vụ và phát triển tổ chức.
• Phát triển hệ thống chuyển gửi với những quy trình chuẩn trong phối hợp dịch vụ
chuyển gửi và theo dõi các trường hợp.
• Mạng lưới cần có sự định hướng tài trợ của doanh nghiệp, cá nhân trong các hoạt
động từ thiện, thiện nguyện chuyển dần sang hỗ trợ các tổ chức cung cấp dịch vụ
công tác xã hội chuyên nghiệp.

178
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

• Cần có sự liên kết, tập hợp theo mạng lưới để tăng cường tiếng nói của các tổ chức
xã hội trong vận động chính sách thông qua hướng thực hành dựa vào bằng chứng
đóng góp thiết thực và hiệu quả vào quá trình xây dựng và thực thi các chính sách
và luật pháp liên quan đến công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
• Cần sự phối hợp, đồng tổ chức hoạt động giữa các tổ chức có tư cách pháp nhân và
được chấp thuận dự án, chương trình và các tổ chức chưa có để vượt qua rào cản về
mặt pháp lý.

Đối với mỗi tổ chức xã hội

• Tổ chức cần tự thay đổi mình để cập nhật các vấn đề mới phát sinh có liên quan đến
trẻ em trong bối cảnh hiện nay (QHTD sớm, bạo lực học đường, nghiện game và
internet,…) cũng như chủ động tiếp cận tăng cường hiểu biết về các chính sách, quy
định pháp luật liên quan đến công tác chăm sóc và hỗ trợ cho các nhóm đối tượng
TTN/TE dễ tổn tương và có hoàn cảnh đặc biệt.
• Phát triển năng lực của tổ chức theo hướng bền vững với chiến lược, tầm nhìn ngắn
hạn và dài hạn thông qua các kế hoạch hành động cụ thể và thiết thực.
• Truyền thông: Cần nhận thức rõ vai trò của truyền thông, có chiến lược, chủ động
và lập ê-kip trong hoạt động truyền thông nâng cao hình ảnh tổ chức, dịch vụ và
thay đổi nhận thức cộng đồng.
• Gây quỹ: Bản thân mỗi tổ chức cần chú trọng phát triển nguồn quỹ từ các hoạt động
nội lực trong cung cấp dịch vụ, đồng thời có chiến lược vận động sự tài trợ của khối
doanh nghiệp, các cá nhân.
• Chú trọng và khuyến khích trong nâng cao năng lực nhân viên với kiến thức, kỹ
năng làm việc chuyên sâu với trẻ em, thanh thiếu niên.

179
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

NHỮNG THÁCH THỨC TRONG BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA Ở
NƯỚC TA HIỆN NAY
TS. Nguyễn Huy Phòng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Di sản văn hóa (DSVH) là tài sản vô giá do cộng đồng các dân tộc Việt Nam sáng tạo,
gìn giữ và phát huy nhằm trao truyền cho các thế hệ mai sau; khẳng định và tôn vinh
nét độc đáo trong bản sắc văn hóa và truyền thống lịch sử lâu đời của dân tộc. Với hệ
thống DSVH phong phú, đa dạng hiện diện ở khắp các vùng miền, Việt Nam có nhiều
lợi thế để phát huy sức mạnh, tiềm năng của DSVH đối với phát triển kinh tế - xã hội,
đặc biệt là ngành du lịch, dịch vụ.

Tuy nhiên, trước những tác động xấu của quá trình toàn cầu hóa, mặt trái của nền kinh
tế thị trường; sự thiếu đồng bộ của cơ chế, luật pháp; hiện tượng thương mại hóa di sản
của các đơn vị tổ chức sự kiện… đang đặt ra những thách thức cho công tác bảo tồn và
phát huy DSVH.

Nhận diện những thách thức trong công tác bảo tồn, phát huy di sản là yêu cầu cần thiết
để có những chế tài, biện pháp nhằm phát huy thế mạnh của nguồn lực nội sinh quan
trọng này trong bối cảnh hiện nay.

1. Những thế mạnh của DSVH dân tộc

Với truyền thống lịch sử hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước; sự ưu ái
của thiên nhiên, đã để lại trên đất nước ta hàng nghìn các DSVH phong phú, độc đáo,
từ những DSVH vật thể như cung điện, đền, chùa, kiến trúc…đến những DSVH phi vật
thể như tín ngưỡng, phong tục, lễ nghi, các loại hình nghệ thuật dân gian truyền
thống…, góp phần hình thành vào tạo nên nét độc đáo, đặc sắc của nền văn hóa dân
tộc.

DSVH là nơi hội tụ, kết tinh trí tuệ, sức mạnh và bản lĩnh của truyền thống dân tộc; sự
phong phú trong tâm hồn, tính cách ông cha; là gương mặt sinh động của đất nước qua
các thời kỳ. Sự phong phú của DSVH còn nói lên sức sáng tạo, sức sống trường tồn của
dân tộc; giúp nhân dân vượt qua những thử thách của chiến tranh, bom đạn, hướng đến
những giá trị nhân văn, cao đẹp.

Những thập niên vừa qua, nhiều di sản của Việt Nam đã được UNESCO công nhận,
vinh danh là tài sản văn hóa độc đáo của nhân loại. Hiện cả nước có 8 di sản văn hóa,
thiên nhiên được UNESCO công nhận, bao gồm: Quần thể di tích Cố đô Huế (1993),

180
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

Vịnh Hạ Long (1994), Đô thị cổ Hội An (1999), Khu đền tháp Mỹ Sơn (1999), Vườn
quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (2003), Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long
(2010), Thành nhà Hồ (2011) và Quần thể danh thắng Tràng An (2014). 8 di sản văn
hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, bao gồm: Nhã nhạc - âm nhạc cung đình Huế
(2008), Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên (2008), Quan họ Bắc Ninh (2009),
Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc (2010), Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở
Phú Thọ (2012), Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ (2013), Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh
(2014), Thức hành tín ngưỡng thờ mẫu Tam phủ của người Việt (2016). 2 di sản văn
hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp gồm: Ca trù (2009) và hát Xoan Phú Thọ
(2011). 4 di sản tư liệu: Mộc bản triều Nguyễn (2009), bia đá các khoa thi tiến sỹ triều
Lê và Mạc (2011), Mộc bản kinh phật Thiền phái Trúc Lâm chùa Vĩnh Nghiêm (2012)
và Châu bản triều Nguyễn (2014).

Bên cạnh đó là hàng ngàn các di tích lịch sử cấp đặc biệt quốc gia, cấp Bộ, cấp tỉnh (34
di tích quốc gia đặc biệt, 3.168 di tích quốc gia); các danh lam thắng cảnh và hàng nghìn
các lễ hội (theo hống kê của Cục Văn hóa Cơ sở - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cả
nước có 7.966 lễ hội được tổ chức mỗi năm, trong đó có 7.039 lễ hội dân gian, 544 lễ
hội tôn giáo, 322 lễ hội lịch sử cách mạng… ), các loại hình nghệ thuật dân gian truyền
thống (như múa rối, chèo, tuồng, cải lương…), tạo nên mạng lưới DSVH rộng khắp
mang dấu ấn của nền văn minh nông nghiệp lúa nước và truyền thống sinh hoạt phong
phú ngàn đời của cha ông.

Sự phong phú, đa dạng của hệ thống DSVH là một lợi thế quan trọng để phát triển đất
nước. Bên cạnh vai trò giáo dục thế hệ trẻ có ý thức về nguồn cội; hiểu biết sâu sắc về
truyền thống lịch sử; tự hào về quê hương đất nước; giúp con người sống có trách nhiệm
với bản thân, gia đình và xã hội; điều chỉnh hành vi, hướng con người đến giá trị nhân
văn của chân, thiện, mỹ; DSVH còn được khẳng định, đánh giá là nguồn lực quan trọng
trong phát triển ngành du lịch, dịch vụ; quảng bá hình ảnh, đất nước, con người Việt
Nam; thu hút đầu tư, tạo dấu ấn đối với bạn bè quốc tế, đóng góp những khoản doanh
thu lớn cho ngân sách quốc gia.

Theo kết quả thống kê về kết quả thu được từ tiền bán vé tham quan các di tích lịch sử,
văn hóa, nhiều điểm tham quan du lịch đã có những nguồn thu lớn đóng góp và ngân
sách quốc gia và địa phương, như năm 2006, di tích Cố đô Huế có mức thu đạt 55 tỷ
đồng, Vịnh Hạ Long 30 tỷ đồng; Đền Ngọc Sơn, Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội, Di
tích Cố đô Hoa Lư, Côn Sơn - Kiếp Bạc đã thu được 3 đến 4 tỷ đồng/năm... Còn theo số

181
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

liệu của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, năm 2013 khách quốc tế đến Việt Nam là
7.572.352 lượt người, số khách du lịch nội địa là 35 triệu lượt người, tăng so với năm
2012 lần lượt là 724.674 lượt người và 2,5 triệu lượt người với tổng thu từ khách du lịch
ước đạt 200.000 tỷ đồng tăng so với năm 2012 là 40.000 tỷ đồng.

Với tính chất là hạt nhân quan trọng cấu thành nền văn hóa dân tộc, DSVH không
ngừng được sáng tạo, gia tăng nhờ những cố gắng nỗ lực của toàn thể nhân dân; quá
trình tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại sẽ bổ sung vào bản đồ DSVH Việt Nam những
di tích, công trình, những loại hình nghệ thuật độc đáo.

Tuy nhiên, DSVH truyền thống không phải là những tài sản bất biến mà qua thời gian
và những tác động xấu của nhân tố khách quan lẫn chủ quan đang đặt ra nhiều vấn đề
về khai thác, bảo tồn và phát huy giá trị DSVH.

2. Những thách thức trong bảo tồn, phát huy DSVH

- Sự xuống cấp của nhiều DSVH vật thể

Đây là một thực trạng đáng báo động đối với nhiều di sản, kể cả DSVH được UNESCO
công nhận. Trước những tác động của yếu tố thời gian, thiên nhiên, khí hậu, nhiều công
trình kiến trúc trong quần thể di sản ở các địa phương bị xuống cấp. Trong khi đó công
tác quản lý, theo dõi, đánh giá và đề xuất các phương án bảo tồn, tu bổ của cơ quan
quản lý, nhà khoa học, giới chuyên môn chưa kịp thời, còn những lúng túng, bất đồng
trong việc đề xuất giải pháp. Trước thực trạng đó, ban quản lý một số di tích đã tự ý
thuê nhân công sửa chữa, tu bổ và làm mới di tích theo lối hiện đại, gây những phản
ứng trái chiều trong dư luận.

Yếu tố thời gian cộng với việc khai thác tối đa giá trị di sản khiến nhiều di sản xuống
cấp nghiêm trọng, thậm chí có thể sụp đổ bất cứ lúc nào nếu không được trùng tu, tôn
tạo. Tại địa bàn Hà Nội, hiện có 5.847 di tích, trong đó có 1 khu di sản thế giới, 11 di
tích quốc gia đặc biệt, 1.167 di tích cấp quốc gia và 1.179 di tích cấp thành phố, nhưng
theo thống kê của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, toàn thành phố có khoảng 2.000 di
tích xuống cấp, trong đó hơn 200 di tích xuống cấp nghiêm trọng cần được tu bổ. Đặc
biệt với công trình kiến trúc chùa Một Cột - ngôi chùa được công nhận có kiến trúc độc
đáo nhất châu Á vào tháng 12/2012 nhưng xung quanh chùa địa thế trũng nên thường
xuyên bị ngập úng nghiêm trọng. Nhiều vị trí của chùa bị dột nát, rạn nứt. Chùa bắt
đầu dột từ năm 2002. Bắt đầu từ nhà Tổ đến các kèo gỗ và phía bên trong bàn thờ các

182
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

sư tổ, khi trời mưa là nước rơi trực tiếp xuống các pho tượng và ngấm vào tường khiến
nhà chùa phải đội nón lá và mặc áo mưa cho tượng để bị bong tróc. Các kèo gỗ do nước
mưa ngấm lâu đã bị mục nát. Và hiện tại, công trình đã được UBND Thành phố đầu tư
tôn tạo, tu bổ.

Với Thừa Thiên Huế, địa phương có Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO vinh
danh là Di sản Văn hóa Thế giới, hiện các di tích ở đây đã vượt qua giai đoạn cứu nguy
khẩn cấp. Nhưng đến nay mới chỉ có hơn 130 công trình di tích được trùng tu, phục
hồi. Hiện vẫn còn khoảng 400 công trình di tích đang ở trong tình trạng hư hỏng nặng
nề, đổ nát. Việc bảo tồn, trùng tu các di tích ở Huế đang đứng trước thách thức do hầu
hết các di tích có kiến trúc bằng gỗ đang đến chu kỳ phải sửa chữa, nếu không khắc
phục kịp thời thì việc sụp đổ như di tích Phu Văn Lâu là không thể tránh khỏi.

Quảng Nam cũng là địa phương có sự hội tụ của nhiều di tích (02 di sản văn hóa thế
giới, 48 di tích cấp quốc gia, 242 di tích cấp tỉnh) nhưng hầu hết các di tích cấp tỉnh
đang xuống cấp. Gần đây nhất là tình trạng xuống cấp Chùa Cầu - biểu tượng văn hóa
lâu đời của Phố cổ Hội An, một trong những điểm đến thu hút đông đảo người dân và
du khách. Hiện công trình đang xuống cấp nghiêm trọng. Những vết rạn nứt xuất hiện
ngày một nhiều hơn. Những thanh dầm làm bằng gỗ hay bằng thép đã hoen rỉ, đứt gẫy
và mục rữa. Các lớp vữa trên mố, trụ cầu đã bị bong tróc. Trên thân trụ xuất hiện nhiều
vết nứt kéo dài... Ngoài nguyên nhân khách quan về thời gian, di tích chùa Cầu còn
đang hằng ngày phải đối mặt với sự tác động không nhỏ của hoạt động du lịch. Theo
thống kê, mỗi ngày, có khoảng 4.000 lượt người dân và du khách đến tham quan và đi
qua chùa Cầu. Điều này đã gây áp lực lớn lên di tích đã hàng trăm năm tuổi.

Bên cạnh đó là hàng loạt các di tích ở các địa phương khác, như Hà Tĩnh, Thanh Hóa,
Vĩnh Phúc… cũng đang rơi vào tình trạng xuống cấp trầm trọng chưa được nghiên cứu,
đầu tư, tu bổ do những khó khăn về kinh phí. Sự xuống cấp của các di sản ảnh hưởng
tực tiếp đến giá trị lịch sử, kiến trúc, cảnh quan của công trình; ảnh hưởng đến tâm lí
và nhu cầu sinh hoạt tinh thần của nhân dân, đặt ra nhiều vấn đề về công tác quản lý,
bảo tồn di tích đối với các cơ quan chức năng.

- Nhiều DSVH phi vật thể bị mai một, lãng quên

Việt Nam tự hào là đất nước có nhiều loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống độc
đáo như: tuồng, chèo, ca trù, hát xẩm, hát xoan; các làn điệu dân ca ví, giặm, hò vè…
nói lên nét sinh hoạt tinh thần độc đáo của cư dân nông nghiệp lúa nước. Đây là những
DSVH phi vật thể phản ánh tính cách, tâm hồn, lối sống chân chất, mộc mạc, giản dị,

183
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

nghĩa tình của người dân lao động. Những loại hình nghệ thuật đặc sắc này hiện vẫn
được các thế hệ gìn giữ, tiếp thu.

Tuy nhiên do sự phát triển mạnh mẽ của mạng internet, mạng xã hội, công nghệ thông
tin, truyền thông, truyền hình; quá trình mở cửa, giao lưu quốc tế với nhiều loại hình
nghệ thuật mới được du nhập ồ ạt… đã thu hút, chinh phục và lôi cuốn lớp trẻ vào
những loại hình nghệ thuật mới, lối sống mới để rồi nhiều bạn trẻ không mặn mà, thậm
chí quay lưng lại với nghệ thuật truyền thống. Nhiều DSVH phi vật thể bị coi là lạc hậu,
cũ kỹ, khó tiếp cận nên càng ngày nghệ thuật truyền thống càng thiếu vắng lượng khán
thính giả của mình. Bi kịch hơn khi hiện nay nhiều loại hình nghệ thuật không thể hoạt
động, cạnh tranh với các loại hình giải trí khác trong cơn lốc của cơ chế thị trường, ví
như Nhà hát Tuồng Trung ương trong hai tháng mới bán được 2 vé cho một người cao
niên.

Sân khấu kịch nói, tuồng, chèo, hát bài chòi… đang có nguy cơ mai một vì nhiều lí do:
sự không mặn mà của công chúng; sự thưa vắng của các nghệ nhân, nghệ sĩ thực thụ;
đầu tư của Nhà nước chưa tương xứng; chế độ đãi ngộ cho nghệ sĩ còn nhiều bất cập;
thiếu những kịch bản hay… đang là những rào cản cản trở sự phát triển của loại hình
nghệ thuật độc đáo này.

- Không gian, cảnh quan kiến trúc di sản bị xâm hại

Đó là thực tế xảy ra ở nhiều quần thể di tích trong thời gian vừa qua. Bất chấp Luật Di
sản và những nguyên tắc, quy định trong bảo tồn không gian, cảnh quan di sản, chính
quyền nhiều địa phương và Ban quản lý di tích đã tự ý cho xây dựng nhiều công trình
kiến trúc mới, phục vụ cho những mục đích đầu cơ, thương mại, chiếm dụng nên đã
phá vỡ cảnh quan, môi trường di sản. Điển hình như vụ việc công trình Hương nghiêm
pháp đường cao 2 tầng, 1 gác mái ở di tích quốc gia chùa Hương được xây dựng khi
chưa có phép. Chùa Một Mái, Am Dược, vườn tháp Huệ Quang là những công trình
quan trọng của di tích quốc gia đặc biệt Yên Tử (Quảng Ninh) cũng được xây mới hoàn
toàn, phá bỏ những kiến trúc cổ…

Có thể nói trong những năm qua, việc trùng tu, tôn tạo di tích một cách tùy tiện, tự
phát, không tham hỏi ý kiến của các nhà khoa học và cộng đồng, để lại nhiều bài học
đắt giá về cách thức ứng xử với di sản của các đơn vị có liên quan, ảnh hưởng nghiêm
trọng đến giá trị di sản. Xin được nêu dẫn chứng một số trường hợp như:

184
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

Trong khi trùng tu, tôn tạo tại lăng Ngô Quyền, đơn vị thi công đã tự ý xây mới một
bức bình phong có tạo hình là một con “quái thú” thiếu tính thẩm mỹ và không phù
hợp với truyền thống văn hóa người Việt. Và khi sự vụ tại di tích đền thờ và lăng Ngô
Quyền chưa kịp dịu xuống thì ngay sau đó lại nổi lên việc trùng tu kiểu “phá hoại” di
tích tại đình cổ Quang Húc (xã Đông Quang, Ba Vì, Hà Nội). Quá trình trùng tu đình
Quang Húc, đơn vị thi công đã bộc lộ sai phạm: xà, cột khi ghép vào “không ăn nhập
với nhau”, mái đình dột tứ tung, các mảng chạm cổ kính bỗng trở nên tươi mới. Bên
cạnh đó, sự việc “làm sạch” tấm bia cổ Sùng Thiện Diên Linh - bảo vật quốc gia ở chùa
Long Đọi Sơn (huyện Duy Tiên, Hà Nam) cũng khiến dư luận bàng hoàng. Một tốp thợ
xây đã dùng đá mài, giấy ráp, bàn chải sắt, phoi bào sắt kỳ cọ mặt bia với mục đích “làm
vệ sinh” cho bà con chiêm ngưỡng trong dịp tỉnh nhà nhận quyết định bảo vật Quốc
gia với tấm bia Sùng Thiện Diên Linh diễn ra vào sáng 18/4/2014. Tiếp đó là sự việc
trùng tu tại đình Tiên Canh (Vĩnh Phúc) bằng cuốc xẻng. Tháng 7/2014 là vụ trùng tu
chùa Sổ (Thanh Oai, Hà Nội) với việc đơn vị thi công “phá” và không làm nhà bao che
theo đúng nguyên tắc trước khi hạ giải. Đặc biệt, trong khuôn viên chùa còn được xây
dựng một tòa nhà lục giác - một hạng mục mới không có trong thiết kế thi công.

Bên cạnh đó, hiện tượng nhiều hộ dân do khó khăn trong cuộc sống mưu sinh đã chiếm
dụng không gian di tích làm nơi ở, nơi sinh hoạt, gây mất mỹ quan ở chốn vốn được
gọi là linh thiêng, tôn nghiêm. Theo Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, tại 104 di tích đã
được xếp hạng của Thủ đô đang có trên 1.200 hộ dân sinh sống và 11 cơ quan ở nhờ.
Điển hình, di tích chùa Đồng Quang (quận Đống Đa) có tới 15 - 16 hộ sinh sống; cụm
chùa Quang Hoa - Thiền Quang - Pháp Hoa (quận Hai Bà Trưng) có trên 40 hộ; chùa
Liên Phái (quận Hai Bà Trưng), chùa Ngũ Xã (quận Ba Đình), chùa Quang Minh (quận
Đống Đa), chùa quán Huyền Thiên (quận Hoàn Kiếm) cũng có rất nhiều hộ dân sinh
sống. Điều nay ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan, không gian di sản, khiến di
sản phải “gồng gánh” thêm những chức năng vượt quá sức giới hạn của mình, đặt ra
nhiều vấn đề về công tác quản lý, bảo tồn di sản.

- Hiện tượng thương mại hóa di sản

DSVH có vai trò đặc biệt trong phát triển du lịch, dịch vụ. Đó là điểm nhấn và điểm
đến chủ yếu của du khách trong và ngoài nước. Trong thời gian với mục tiêu phát triển
nhanh ngành du lịch, chúng ta đã khai thác tối đa giá trị kinh tế của di sản khiến nhiều
điểm tham quan di tích rơi vào quá tải, nhất là vào dịp lễ hội đầu năm. Với lượng du
khách thập phương, du khách nước ngoài đổ dồn về các di tích trong cùng một thời

185
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

điểm khiến nhiều di tích phải “oằn mình” chống chọi trước lối hành xử thiếu văn hóa
của một lượng lớn du khách. Những vụ việc gây xôn xao dư luận tại Lễ phát ấn Đền
Trần (Nam Định), Lễ hội Gióng (Sóc Sơn, Hà Nội), Lễ hội cướp phết (Hiền Quan, Phú
Thọ)… với cảnh chen chúc, giẫm đạp lên nhau của người tham gia lễ hội đã làm mất đi
tính thiêng vốn có của các lễ hội đó.

Phát triển ngành công nghiệp không khói qua khai thác hợp lí hệ thống DSVH là hướng
phát triển lâu dài, bền vững của nhiều quốc gia. Nhưng ở nước ta, cách làm du lịch thiếu
chuyên nghiệp; đội ngũ hướng dẫn viên còn mỏng, sự hiểu biết về lịch sử, giá trị di sản
còn hạn chế nên việc quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam còn hạn chế,
khó thu hút khách nước ngoài quay lại tham quan.

Do thói quen tùy tiện và ý thức bảo vệ tài sản công cộng chưa cao nên ở hầu hết các di
sản tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng; nạn mất trộm, mua bán cổ
vật diễn ra thường xuyên (Cả nước có trên 40 nghìn di tích với rất nhiều cổ vật có giá
trị đang được lưu giữ, trong đó có gần 20 ngôi chùa trên cả nước bị kẻ gian đột nhập lấy
cắp cổ vật tính từ cuối năm 2015 đến tháng 10/2016). Hiện tượng kinh doanh nhà hàng,
bán đồ lưu niệm trong phạm vi quần thể di tích với những hình ảnh phản cảm (như sự
xuất hiện các quầy bán thịt thú rừng; quán nhậu; trò chơi cá cược đỏ đen ăn tiền…),
gần đây nhất là sự kiện một số cơ sở kinh doanh trong Vịnh Hạ Long tổ chức tour ăn
tiệc tối trong các hang đá, dấy lên những mối nghi ngại về di sản thiên nhiên sẽ bị xâm
hại, làm mất đi sức hấp dẫn vốn có của di sản.

Khai thác phải đi liền với trùng tu, bảo tồn, phát huy nhưng với cái nhìn nhất thời, chỉ
thấy những cái lợi trước mắt mà nhiều cơ quan, đơn vị, nhất là các đơn vị phối hợp tổ
chức sự kiện đang khai thác một cách cạn kiệt nguồn lực đặc biệt quan trọng này, đặt
di sản đứng trước những thách thức, nguy cơ mai một.

- Công tác quản lý di sản còn bất cập

DSVH là tài sản của cộng đồng, do chủ thể nhân dân tại các địa phương phối hợp ví
chình quyền địa phương đứng ra quản lý, tổ chức, bảo tồn. Tuy nhiên qua cách tổ chức
một số lễ hội, sự tham gia của người dân, của cộng đồng trong điều hành, tổ chức, quản
lý lễ hội còn mờ nhạt, thậm chí trở thành người ngoại đạo, đứng từ xa quan sát. Việc tổ
chức lễ hội thường do ban quản lý di tích, chính quyền địa phương phối hợp với công
ty tổ chức sự kiện hay ủy thác cho nhà tài trợ đứng ra điều hành. Điều này vô hình
chung đánh mất vai trò quan trọng của chủ thể - nhân dân trong khâu sáng tạo, tổ chức,
quản lý và vận hành lễ hội.

186
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

Sự chồng chéo, không rõ chức năng nhiệm vụ của các bên liên quan trong quản lý di
sản dẫn đến tình trạng “cha chung không ai khóc”, tiền công đức của người dân bị sử
dụng sai mục đích; vấn đề tu bổ, tôn tạo mạnh ai đấy làm; biến di sản trở thành miếng
mồi để trục lợi, làm càn…

Có thể nói công tác quản lý DSVH thời gian quan còn tồn tại nhiều bất cập, là nguyên
nhân chính dẫn đến những sai phạm trong tổ chưc, điều hành, khai thác di sản. Sự phân
công, phân cấp còn chồng chéo; đội ngũ cán bộ quản lý di sản còn yếu, chưa được đào
tạo bài bản về chuyên môn, nghiệp vụ; chế độ chính sách đối với họ chưa tương xứng
với công việc, trọng trách được giao. Công tác đánh giá hiện trạng, sưu tầm tài liệu khảo
cổ học; đề án báo tồn, phát huy di sản chưa thực sự đi vào thực chất, còn nặng về giấy
tờ, thủ tục… Đây là những trở ngại lớn trong bảo tồn, phát huy DSVH hiện nay.

3. Một số đề xuất, kiến nghị

Để phát huy giá trị DSVH, khắc phục những bất, cập hạn chế trong công tác bảo tồn,
tôn tạo, khai thác di sản, để di sản trở thành nguồn lực nội sinh quan trọng trong quá
trình phát triển bền vững đất nước hiện nay, trước hết cần phải thực hiện đồng bộ một
số giải pháp như:

Thứ nhất, cần nâng cao nhận thức của các cấp các ngành cũng như toàn thể nhân dân
về vai trò, vị trí quan trọng của DSVH trong đời sống cộng đồng. Bởi “DSVH Việt Nam
là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của DSVH
nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta”,
“là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa”.
Vì thế cần tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng về thế mạnh, tiềm năng của DSVH
dân tộc với những giá trị, vẻ đẹp và sức hấp dẫn độc đáo, có tác dụng sâu sắc trong việc
giáo dục, trao truyền tri thức, kinh nghiệm cũng như góp phần xây dựng, hình thành
nhân cách con người Việt Nam.

Thứ hai, cần thực hiện nghiêm Luật DSVH và những công ước quốc tế về di sản văn
hóa và thiên nhiên thế giới. Có cơ chế, chính sách đầu tư thích đáng trong việc tôn tạo,
bảo tồn nâng cấp di sản; tránh tình trạng “bỏ rơi, lãng quên” DSVH của dân tộc. Đặc
biệt đối với các DSVH phi vật thể, cần sự vào cuộc quyết liệt hơn của các cấp, các ngành
trong việc khôi phục, gìn giữ và lam lan toả những giá trị nhân văn của các loại hình
nghệ thuật truyền thống đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước. Việc trùng tu
tôn tạo di sản văn hóa cần có sự khảo cứu khoa học trên cơ sở học tập kinh nghiệm bảo

187
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

tồn di sản của các nước tiên tiến, tránh làm mới hoàn toàn di sản hoặc phá dỡ làm lại
theo mô hình, kiến trúc di sản của một nước khác. Tăng cường việc bảo tồn không gian
văn hóa di sản; xử lý nghiêm những hành vi xâm hại cảnh quan, không gian di sản.

Thứ ba, Nhà nước và các bộ, ngành cần có chiến lược dài hạn trong việc đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên trách, có chuyên môn sâu về bảo tồn DSVH. Có chính
sách đãi ngộ đặc thù cho các chuyên gia, nhà khoa học và cán bộ làm công tác văn hóa.
Khai thác hợp lý giá trị của di sản trong phát triển du lịch, dịch vụ để không ngừng
quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Xử lý tốt mối
quan hệ giữa bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội, không vì
mục tiêu kinh tế để đánh đổi di sản và môi trường.

Thứ tư, đối với các địa phương có di sản văn hóa cần phải có chiến lược, kế hoạch trong
khai thác, bảo tồn, phát huy thế mạnh của di sản trong đời sống cộng đồng. Huy động
nguồn lực xã hội hoá trong khai thác, tôn tạo di sản với sự kết hợp hài hoà yếu tố truyền
thống và hiện đại. Xây dựng cảnh quan, không gian di sản lành mạnh, thân thiện, nhân
văn, hướng con người đến những giá trị cao đẹp của chân, thiện, mỹ.

* * *

DSVH không bất biến, trường tồn với thời gian mà nó luôn chịu những tác động của
bối cảnh, môi trường bên ngoài làm cho biến đổi. Để bảo tồn nguyên vẹn di sản cần
phải có nhận thức đúng đắn, khoa học về vị trí, vai trò, đặc trưng của từng loại hình di
sản, gắn với không gian sinh tồn của di sản đó để có những biện pháp, cơ chế bảo tồn,
phát huy một cách tốt nhất.

Mặc dù có nhiều tiềm năng, lợi thế về hệ thống DSVH để Việt Nam có thể đẩy mạnh
phát triển ngành du lịch, dịch vụ; đóng góp doanh thu lớn cho ngân sách quốc gia; cải
thiện môi trường sống; giáo dục ý thức, nhân cách con người… nhưng hiện tại DSVH
cũng đang đứng trước những khó khăn, thách thức lớn.

Để khắc phục những rào cản ấy cần sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp các ngành, trực
tiếp là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội đồng di sản văn hóa quốc gia, các sở, ban
ngành địa phương và nhất là nhân dân cần nâng cao nhận thức về vai trò đặc biệt quan
trọng của DSVH; ứng xử có văn hóa với di sản; đầu tư tôn tạo di sản cho phù hợp, hiệu
quả; bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác bảo tồn di sản; kết hợp với các tổ
chức nước ngoài trong kinh nghiệm bảo tồn, phát huy di sản, để DSVH Việt Nam ngày

188
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

càng phong phú, giàu đẹp, xứng đáng là nguồn lực nội sinh quan trọng trong quá trình
phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nhiều tác giả (2011), Di sản lịch sử và những hướng tiếp cận mới, NXB Thế giới, Hà
Nội.
2. Nhiều tác giả (2014), Di sản văn hóa trong xã hội Việt Nam đương đại, NXB Tri thức,
Hà Nội.
3. Tổng Cục Du lịch (2013), Di sản thế giới ở Việt Nam, NXB Thanh niên, Hà Nội.

189
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

VẬN ĐỘNG XÃ HỘI TRONG MỘT THẬP NIÊN LẠI ĐÂY VÀ KHỐI XÃ HỘI DÂN SỰ
Đặng Ngọc Quang

1. Giới thiệu

Trong khoảng một thập niên lại đây, môi trường hoạt động của các tổ chức Xã hội dân
sự (XHDS) ở Việt Nam có những thay đổi mạnh mẽ ở bên ngoài và bên trong khối này.
Một vài thay đổi quan trọng có thể kể đến là bức tranh về các vấn đề xã hội môi trường
đã chuyển trọng tâm, các nhà tài trợ đã thay đổi ưu tiên và quy mô tài chính, chính
quyền cũng có những điều chỉnh chính sách với các khối báo chí và phi chính phủ.
Trong khối XHDS cũng có những thay đổi quan trọng về những phương thức vận động
thay đổi xã hội và những mối liên kết hợp tác mới.

Bài viết 1 này bằng phương pháp tổng quan tài liệu thứ cấp, phỏng vấn những nguồn tin
chủ chốt và quan sát của người trong cuộc phân tích những thay đổi có khả năng ảnh
hưởng lớn trong môi trường và phương thức hoạt động của các tổ chức Xã hội dân sự
(CSO) ở Việt Nam trong khoảng một thập niên lại đây để tìm ra những nhân tố tạo ra
những sự thay đổi đó. Bài viết cũng đề xuất những gợi ý có thể cải thiện năng lực ảnh
hưởng 2 của khu vực XHDS.

2. Bức tranh phát triển Việt Nam

Nhận xét về phát triển ở Việt Nam, Cơ quan Phát triển Hải Ngoại Mỹ (USAID) đã cho
rằng 3 đây là một đất nước rộng, giàu nguồn lực, đa dạng, có nhiều cơ hội và thách thức.
Việt Nam có mức tăng trưởng tốt được duy trì trong thời gian dài, nhưng thua xa những
nước tương đương về các chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ chốt. Có nhiều thách thức làm hạn
chế khả năng Việt Nam đảm nhận vai trò đối tác một cách đầy đủ và có trách nhiệm.

2.1. Tăng trưởng và nghèo đói

Cách đây 5 năm, Ngân hàng Thế giới (WB) đã nhận định rõ hơn về một thách thức lớn
của Việt Nam 4 đó là việc giảm nghèo ngày càng trở nên khó khăn hơn do “thành công

1
Nền của bài viết này là báo cáo nghiên cứu thực hiện cho AAV: Đặng Ngọc Quang. Định vị Tổ chức trong một
Thế giới Bất định - Action Aid Vietnam, Hà Nội, 2017.
2
Theo nghĩa quyền năng hay là power theo nghĩa tiếng Anh trong chính trị học.
3
Country development cooperation strategy (CDCS) for Vietnam 2014-2018. USAID.
4
Well Begun, Not Yet Done: Vietnam’s Remarkable Progress on Poverty Reduction and the Emerging
Challenges. WB, 2012

190
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

của Việt Nam đã tạo nên những thách thức mới. Việc vươn tới những người nghèo trở
nên khó hơn do những yếu tố cách biệt, tài sản hạn chế, trình độ giáo dục và mức sức
khỏe thấp – và mức độ giảm nghèo phản ứng thấp hơn với tăng trưởng kinh tế”. Tổ
chức Nhi đồng (Save Children Fund, 2014) cũng cho rằng quá trình dịch chuyển từ một
nước thu nhập thấp sang nước có thu nhập trung bình ở Việt Nam che đậy những bất
bình đẳng xã hội với những người nghèo nhóm sắc tộc, và giữa các khu vực đô thị nông
thôn, miền núi 5.

Vẫn theo báo cáo của WB 2012, giảm nghèo đói trong các nhóm dân tộc thiểu số
(DTTS) đã trở thành một thách thức dai dẳng. Trước đó trong năm 1998, tỷ lệ nghèo
trong nhóm này chỉ là 29% mà hiện nay có 47% người nghèo là ở trong nhóm dân tộc
ít người tuy họ chiếm ít hơn 15% dân số. Theo tiêu chí nghèo mới tính trong năm 2010,
tỷ lệ người nghèo trong nhóm DTTS là 66,3% so với 12,9% trong người Kinh. Báo cáo
của WB 2016 còn cho biết bộ mặt nông thôn của nghèo đói: 90% người nghèo sống tại
địa bàn nông thôn, đây cũng là nơi cư trú của các đối tượng khó khăn khác, cụ thể có
82% đối tượng cận nghèo, 84% nhóm 40% dưới đáy.

Khi nhìn nhận khoảng 10 triệu người sống trong nghèo đói là đối tượng của chiến lược
của mình trong giai đoạn 2011-2015 6, Irish Aid cho rằng, bất chấp những thành công
về giảm nghèo, ở Việt Nam một nửa người nghèo là người dân tộc thiểu số và phần lớn
sống ở nông thôn vùng xa. Theo nhà tài trợ này, nguyên nhân nghèo đói chủ chốt ở
Việt Nam là tính dễ bị tổn thương và sự gạt ra ngoài lề. Người nghèo rất dễ bị tổn thương
trước những cú sốc về kinh tế, và đặc biệt là với lạm phát cao.

Là một nhà tài trợ truyền thống của Việt Nam, Phần Lan đã nhận xét, trong một phần
tư thế kỷ, Việt Nam đã duy trì được tốc độ tăng trưởng GDP ở mức là một trong những
nước có tốc độ cao nhất thế giới, nhờ đó mà đã đưa hơn 35 triệu người thoát khỏi nghèo
đói. 7 Triển vọng phát triển của Việt Nam về trung hạn khá lạc quan, với dự báo tốc độ
tăng trưởng được duy trì ở mức 6% cho tới 2020, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng này chậm
lại vì những nguyên nhân cấu trúc và tác động âm tính của biến động khí hậu, ví dụ
như hạn hán và xâm mặn ở đồng bằng Cửu Long.

2.2. Bất bình đẳng

5
Bản đồ tương tác về nghèo đói và số liệu về nghèo đói của Việt Nam theo các tỉnh có thể xem ở đây:
http://www5.worldbank.org/mapvietnam/
6
Country Strategy Paper 2011-2015. Summary. Irish Aid, 2011.
7
Bộ ngoại giao Phần Lan. Country Strategy for Development Cooperation with VIETNAM 2013–2016.

191
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

Quá trình tăng trưởng và giảm nghèo ở Việt Nam đi kèm với xu hướng tăng của bất
bình đẳng xã hội. Nổi bật bất bình đẳng là theo các chiều vùng miền, dân tộc thiểu số,
nhóm tuổi (ở trẻ em, thanh niên), khuyết tật và giới (được thảo luận riêng ở 2.3).

Nghiên cứu về nghèo đói của WB năm 2015 chỉ ra bất bình đẳng sâu sắc theo vùng
(xem Hình 1). Năm 2010 nghèo đói tập trung nhiều ở các vùng bị cách biệt về địa lý so
với các trung tâm. Đứng hàng đầu về nghèo đói là khu vực miền núi Tây Bắc với tỷ lệ
nghèo theo tiêu chuẩn của ngành thống kê lên tới 39,4%. Khu vực đứng thứ hai là vùng
núi Đông Bắc – 24,2% gần ngang với Bắc Trung bộ - 24.0% và cùng nhóm này có thể
xếp vào Tây nguyên – 22,2%. Vùng Miền Đông Nam Bộ là vùng ít nghèo nhất với tỷ lệ
nghèo có 3%, cao hơn một chút so với khu vực này hai châu thổ Đồng Bằng Sông Hồng
và Sông Mekong có tỷ lệ nghèo tương ứng là 8,4 và 12,6%. Nam Trung bộ có mức nghèo
là 16,6% gần ngang với mức nghèo chung của nông thôn cả nước là 17,4%

Hình 1. Diễn tiến nghèo đói trong giai đoạn 2005-2015

35.0
Đồng bằng sông Hồng
30.0

25.0 Trung du và miền núi


phía Bắc
20.0
Bắc Trung Bộ và duyên
15.0 hải miền Trung
10.0 Tây Nguyên

5.0
Đông Nam Bộ
0.0
Đồng bằng sông Cửu
Long

Tuy quyền bình đẳng giữa các nhóm sắc tộc đã được Hiến pháp bảo đảm, bất bình đẳng
về tộc người được coi là kinh niên ít ra là theo chiều cạnh nghèo đói và chính sách giảm
nghèo với các nhóm DTTS được coi là thiếu hiệu năng. Người dân tộc thiểu số là một
nhóm nghèo đặc biệt ở nông thôn Việt Nam mà người nghèo trong nhóm dân tộc này
có xu hướng tăng, trong khi với cả nước thì giảm. Theo Quỹ Phát triển Dân số Liên hiệp
quốc (UNFPA, 2010), các nhóm dân tộc ít người, đặc biệt là trẻ em, vẫn gặp nhiều khó
khăn và thiệt thòi hơn so với nhóm đa số về điều kiện sống, tiếp cận các dịch vụ chăm
sóc y tế, các cơ hội giáo dục và các cơ hội nâng cao kỹ năng và năng lực chuyên môn
Báo cáo mới đây của WB (2015) nhận xét quá trình giảm nghèo ở nhóm DTTS đã chững

192
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

lại trong giai đoạn 2012-2014, và họ dự đoán đến năm 2020 sẽ có 84% số người nghèo
là dân tộc thiểu số.

Gần đây, nghiên cứu về nghèo đa chiều đã phát hiện khoảng cách chênh lệch rất lớn
giữa trẻ em DTTS và dân tộc Kinh. Đo đạc năm 2012 của Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc
(UNICEF) cho thấy tỷ lệ trẻ em nghèo ở người Kinh chỉ là 29%, trong khi với trẻ DTTS,
con số này là 80%. Với trẻ em người dân tộc thiểu số, Tổ chức Nhi đồng (Save the
Children) đã mô tả một khoảng cách lớn về tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em năm 2013
cao hơn hẳn ở mức 32% tại khu vực Miền núi Phía Bắc và 37% ở Tây Nguyên so với
mức 21-23% ở người Kinh 8. Đặc biệt ở thể thấp bé tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng (SDD) ở trẻ
dân tộc miền núi là 52% so với 12% ở người Kinh.

Nhóm trẻ em trong cộng đồng dân tộc thiểu số có thể coi là nghèo nhất ở Việt Nam.
Theo kết quả Điều tra mức sống dân cư 2012, đây là 60,3% trong số 7,6 triệu trẻ em
nghèo trong cả nước. Trong số trẻ em này, có thể thấy trẻ em ở các vùng Trung du và
miền núi phía Bắc và Tây nguyên đang là những nhóm có nhiều nguy cơ nhất theo chỉ
tiêu trẻ em tử vong dưới 1 tuổi. Ở hai khu vực vừa nêu, chỉ số này cao gấp hơn hai lần
so với đồng bằng sông Hồng hoặc đồng bằng sông Cửu long.

Hình 2. Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi tử vong từ 2005-2015

35.0
Đồng bằng sông Hồng
30.0

25.0 Trung du và miền núi


phía Bắc
20.0
Bắc Trung Bộ và duyên
15.0 hải miền Trung
10.0 Tây Nguyên

5.0
Đông Nam Bộ
0.0
Đồng bằng sông Cửu
Long

8
Ending Malnutrition for Every Last Child in Viet Nam. SC Vietnam, 2014.

193
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

Với trẻ em DTTS, những chính sách nhằm cải thiện tiếp cận với giáo dục được coi là ít
hiệu lực 9. Năm 2012 chỉ có 20% trẻ em đi học một con số chỉ cải thiện được 1 điểm phần
trăm so với năm 2007. Số trẻ em nghèo vừa về thu nhập vừa nghèo về giáo dục ở năm
2007 là 15% tới năm 2012 vẫn cao ở mức 12%.

Khuyết tật, nhất là khuyết tật nặng là một chiều cạnh nghiêm trọng khác của bất bình
đẳng. Chỉ gần đây, các chương trình an sinh xã hội mới quan tâm nhiều hơn tới nhóm
yếu thế đặc biệt 10 này mà họ có tới 6,1 triệu người (2009), tương ứng với 7,8% dân số từ
5 tuổi trở lên 11 đang có khó khăn với ít nhất một trong bốn chức năng nhìn, nghe, vận
động, và tập trung hoặc ghi nhớ. Trong số này, có 0,4 triệu người khuyết tật nặng.

Năm 2011, trong Chiến lược Quốc gia 2011-2015, nhà tài trợ Irish Aid có ước là có 5
triệu người khuyết tật và tỷ lệ nghèo trong số này là 70%. Theo tài liệu này, hai phần ba
người khuyết tật ở độ tuổi lao động, nhưng chỉ có 3% được học nghề, mà rất ít người
được học tập nghề ở các trường chính quy.

Báo cáo Tình trạng Trẻ em Việt Nam năm 2010 12 cũng ghi nhận có tới 52% trẻ có khuyết
tật không tới trường. Một cản trở lớn với việc tổ chức giáo dục hòa nhập với các em là
có quá ít giáo viên có trình độ để hướng dẫn các em có hội chứng chậm phát triển. Cách
đấy hơn 10 năm, dẫn lại số liệu của Bộ Lao động Thương binh Xã hội (LĐTBXH), một
báo cáo của Management Systems International (MSI) chuẩn bị cho USAID chỉ ra sự
chênh lệch lớn về giáo dục của trẻ khuyết tật vào năm 1999, chỉ có 25% trẻ khuyết tật
hoàn thành phổ thông trung học (PTTH) trong khi tỷ lệ này chung cho cả nước là 75% 13.

2.3. Bất bình đẳng giới

Theo Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP), ở Việt Nam có những chính
sách quan trọng để đảm bảo bình đẳng giới và giảm thiểu bạo lực trên cơ sở giới. Năm
1981, Việt Nam đã phê chuẩn Công ước về Xóa bỏ Mọi Hình thức Phân biệt Đối xử với
Phụ nữ (CEDAW), năm 2007 đã thông qua Luật Phòng chống và Kiểm soát Bạo lực Gia
đình. Tuy vậy, trên thực tế, bạo lực gia đình và bạo lực chống lại phụ nữ vẫn là một mối

9
Multi-dimensional child poverty of Ethnic Minority Children Situation, dynamics, and challenges UNICEF,
CEMA, IRC.
Người khuyết tật ở Việt Nam: Một số kết quả chủ yếu từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam 2009.
10

UNFPA
11
Không có số liệu cho trẻ ở nhóm tuổi nhỏ hơn.
12
Tình trạng Trẻ em Việt Nam năm 2010. UNICEF,2010.
13
Vietnam disability situation assessment and program review. USAID, 2005.

194
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

quan ngại lớn 14. Cuộc điều tra quốc gia về bạo lực trên cơ sở giới chống lại phụ nữ do
Tổn cục Thống kê (TCTK) thực hiện năm 2010 cho thấy hơn một nửa phụ nữ có nguy
cơ bị xâm hại ở một thời điểm nào đó trong đời; 34% phụ nữ đã từng kết hôn cho biết
đã có trải nghiệm bị bạo lực thể xác hoặc tình dục trong cuộc đời. Bạo lực về tinh thần
và cảm xúc rất cao ở mức 54% phụ nữ cho biết họ đã từng trải nghiệm trên đời. Kết hợp
cả ba loại bạo lực, có tới 58% phụ nữ báo cáo đã từng bị bạo lực thể chất, tình dục hoặc
tinh thần. Có khoảng 5% phụ nữ báo cáo là bị đánh đập trong khi mang thai chủ yếu
do cha em bé trong bụng đánh 15. Bạo lực chống lại phụ nữ ở Việt Nam quả là vấn đề
nghiêm trọng.

Báo cáo Đánh giá Chất lượng Viện trợ của Úc giai đoạn 2015-2016 nhận xét “Tuy Việt
Nam đạt được Mục tiên Thiên niên kỷ (MDG) về bình đẳng giới, vẫn còn những khoảng
trống về giới. Phụ nữ tiếp cận về tài sản và sở hữu tài sản kinh tế ít hơn và khác với xu
hướng chung trên thế giới, khoảng cách giới về tiền công lại doãng rộng trong thập niên
vừa qua. Tỷ lệ nữ đại diện trong Quốc hội giảm, và phụ nữ ít có mặt ở các vị trí lãnh
đạo.”

Nói về phụ nữ Việt Nam, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) có nhận xét là phụ nữ tiếp
tục là một bộ phận lớn của tầng lớp lao động nghèo, có thu nhập thấp, chịu ảnh hưởng
nhiều hơn thiếu việc làm hoặc thất nghiệp, làm việc trong điều kiện vất vả so với nam
giới. Về cơ bản, phụ nữ Việt Nam làm việc ở khu vực trả công thấp hoặc ở loại việc làm
dễ bị tổn thương. Phần lớn phụ nữ làm việc như người làm công không lương ở gia
đình, và làm việc ở các “ngành vô hình” như các loại việc làm không chính thức, ở dạng
người lao động di cư làm giúp việc gia đình, bán hàng rong hay làm ở ngành kỹ nghệ
giải trí.” 16

Về lao động nữ ở Việt Nam, tổ chức ILO đánh giá “vị trí của phụ nữ trên thị trường lao
động phần lớn là chịu tác động của các bất lợi kinh tế-xã hội do phân biệt đối xử trên
cơ sở giới quy định. Phụ nữ Việt Nam thường tiếp cận tới ít hơn các nguồn lực sản xuất,
giáo dục và phát triển kỹ năng, họ có ít cơ hội trên thị trường lao động so với nam. Điều
này, chủ yếu là do xã hội gán cho họ vị thế thấp hơn, gán cho họ phần lớn loại việc

14
http://www.un.org.vn/en/component/content/article.html?Itemid=&id=1081:cross-cutting-themes-gender
General Statistics Office, Ministry of Planning and Investment, United Nations in Viet Nam and World
15

Health Organization, ‘Keeping silent is dying’: Results from the National Study on Domestic Violence against
Women in Viet Nam. Ha Noi, 2010.
16
http://ilo.org/hanoi/Areasofwork/equality-and-discrimination/lang--en/index.htm

195
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

không được trả công, và mong đợi họ làm việc ở khu vực nông nghiệp tự cung tự cấp
và ở kinh tế thị trường”.

2.4. Chiến lược của các nhà tài trợ lớn

Từ khi Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập trung bình, nhiều nhà tài trợ song
phương và phi chính phủ đã kết thúc hoặc thu hẹp mạnh mẽ chương trình của mình ở
Việt Nam. Như báo cáo đánh giá của chính phủ Úc đã nêu, trong năm 2015, còn chín
(9) nhà tài trợ hàng đầu của Việt Nam là World Bank, Ngân hàng Phát triển Châu Á
(ADB), Nhật bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức, Mỹ, Liên minh Châu Âu (EU) và Úc, những
có thêm hai đối tác phát triển khác ngoài nhóm đối tác OECD DAC là Saudi Arabia và
Trung quốc. Một số nhà tài trợ song phương đã kết thúc chương trình Việt Nam, ví dụ
Bộ Phát triển Hải ngoại Anh (DFID) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Thụy Sĩ (SDC),
cũng có nhà tài trợ thu hẹp mạnh chương trình ở Việt Nam, như Cơ quan Phát triển
Quốc tế Thụy Điển (SIDA).

Nói chung, các nhà tài trợ đều lồng ghép chương trình của mình theo Chiến lược phát
triển kinh tế xã hội (SEDS) 2011-2020 của chính phủ và quan tâm tới các vấn đề về cải
cách thể chế, bền vững về môi trường, công bằng xã hội, và góp phần giải quyết những
bất ổn định kinh tế vĩ mô. Các nhà tài trợ cũng ưu tiên các hoạt động của mình để ủng
hộ cho ba lĩnh vực đột phá của SEDS là: (i) thúc đẩy phát triển kỹ năng và nguồn nhân
lực, đặc biệt là các kỹ năng sáng tạo và công nghiệp hiện đại; (ii) cải thiện những thiết
chế thị trường, và (iii) phát triển hạ tầng.

Những nét mới trong bối cảnh phát triển xã hội ở Việt Nam là ưu tiên cho mục tiêu
giảm nghèo nhìn chung là giảm đi, chuyển hướng sang tiếp cận “nghèo đa chiều”, tập
trung hơn vào các nhóm dân tộc ít người. Định hướng của các nhà tài trợ cũng chuyển
sang cổ vũ cho các hoạt động mở rộng dân chủ, cải thiện chất lượng quản trị của nhà
nước theo các chiều “trách nhiệm giải trình, minh bạch, có sự tham gia của công dân”
và đảm bảo và thực thi quyền con người 17.

Các nhà tài trợ khác nhau đã chuyển chế độ vay ưu đãi cho Việt Nam sang chế độ
thương mại mà một minh họa tiêu biểu là chế độ cho vay của khối WB. Trước năm
2017, Việt Nam hiện tại vẫn nằm trong nhóm Viện trợ Phát triển Quốc tế (IDA) và

17
Xem chiến lược quốc gia của WB, và các nhà tài trợ khác: Country partnership strategy for the socialist
republic of Vietnam for the period fy12 - fy16 , November 7, 2011, hay http://europa.eu/rapid/press-
release_MEMO-15-6094_en.htm; hay https://www.usaid.gov/vietnam/persons-with-disabilities; hay Australia –
Vietnam Joint Aid Program Strategy 2010–2015.

196
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

được xếp vào nhóm phân biệt gọi là hỗn hợp (blend), tức là vừa được vay ưu đãi (nhưng
mức vay hạn chế) mà vẫn được vay theo cơ chế của Ngân hàng Tái thiết Phát triển
(IBRD) với lãi xuất thị trường nhưng có mức vay lớn. Theo Ngân hàng thế giới, từ
1/7/2017, Việt Nam chuyển hạng từ quốc gia vay vốn ưu đãi IDA sang vay hoàn toàn
theo định chế thương mại IBRD. Hai nguồn vốn của Nhóm Ngân hàng Thế giới (WBG)
có những khác biệt một phần quan trọng do nguồn vốn. Vốn IDA hình thành từ các
nhà tài trợ và lãi xuất của WB, còn nguồn vốn của IBRD là từ thị trường tư nhân. Điều
này, có nghĩa là Việt Nam sẽ được vay những khoản lớn hơn, ít bị ràng buộc về chính
sách và mục tiêu hơn, tuy nhiên điều kiện vay khắc nghiệt hơn, ví dụ lãi xuất thị trường
và thời hạn ngắn hơn. Sự chuyển đổi này tác động thế nào tới chính sách tài chính và
chương trình phát triển của Việt Nam thế nào vẫn là một điều chưa được dự báo.

Số các tổ chức phi chính phủ quốc tế đang hoạt động ở Việt Nam có đăng ký trong danh
bạ của Trung tâm Các Tổ chức Phi Chính Phủ (NGO-RC) cũng giảm mạnh mẽ so với
giai đoạn những năm 2000. Khi đó, có những lúc có tới gần 500 tổ chức phi chính phủ
quốc tế (INGO) trong danh bạ, còn hiện tại trong danh bạ chỉ còn có 140 INGO 18.
Nhiều INGO là các đối tác và nhà tài trợ trung gian của các NGO, và như vậy, sự giảm
sút các tổ chức này về số lượng cũng đồng nghĩa với sự sụt giảm nguồn tài chính với
nhiều tổ chức phi chính phủ Việt Nam (VNGO). Ví dụ về các nhà tài trợ phi chính phủ
lớn đã kết thúc chương trình Việt Nam tiêu biểu là Quỹ Ford (Ford Foundation) và Tổ
chức Hợp tác Liên giáo (ICCO, Hà Lan). Sau cuộc khủng hoảng tài chính, nhiều tổ chức
INGO lớn, ví dụ CARE, AAV hay Tầm nhìn Thế giới (WVI) đều giảm quy mô hoạt
động, và tương ứng giảm địa bàn hoạt động và nhân lực 19.

3. Không gian chính trị của Xã hội dân sự

Có thể thấy trong những năm gần đây, về mặt thể chế không gian chính trị của các tổ
chức NGO và giới báo chí, hai hợp phần quan trọng của Xã hội dân sự, đã được mở
rộng hơn. Tuy nhiên xu hướng chuyển các nguồn tài trợ từ chế độ ưu đãi sang cơ chế
thương mại, và sự thu hẹp mạnh mẽ số lượng các INGO làm giảm mạnh nguồn lực tài
chính của các NGO và thu hẹp phạm vi hoạt động của các tổ chức này.

3.1. Không gian chính trị rộng hơn của khối CSO

18
http://ngocentre.org.vn/ingodirectory
19
Theo những thông báo riêng của nhân viên các tổ chức này.

197
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

Trong mười năm lại đây, không gian chính trị cho các tổ chức phi chính phủ (NGO) và
phi lợi nhuận (NPO) Việt Nam đã được mở rộng đáng kể. Năm 2013, khi Quốc hội Việt
Nam đã thông qua Hiến pháp mới, có Chương II nói về Quyền Công dân và Quyền con
người có những điều khoản có nền tảng là những công ước quốc tế mà Việt Nam tham
gia. Ít ra về mặt lý thuyết, điều này mở ra một không gian chính trị hoàn toàn mới cho
các tổ chức Xã hội dân sự, đặc biệt là các NGO để thảo luận tự do hơn và xây dựng cũng
như thực hiện các chương trình dự án theo tiếp cận dựa trên quyền con người. Nhiều
khung pháp luật khác nhau cũng ra đời tạo môi trường hoạt động rộng hơn cho khối
phi lợi nhuận hoặc phi chính phủ.

Không gian làm việc đã mở rộng hơn với các NGO làm việc với người khuyết tật, khi
Chính phủ ký ngày 22 tháng 10 năm 2007 Công ước của Liên hợp quốc về quyền của
người khuyết tật và đến 2010 quốc hội đã phê chuẩn công ước quốc tế này và ban hành
các luật và nghị định tương ứng cụ thể 20. Một lãnh đạo VNGO cho biết môi trường
pháp lý này đã tạo điều kiện cho hàng loạt các tổ chức NGO của người khuyết tật ra đời
và hoạt động. Tuy nhiên, điều này cũng làm cho tính cạnh tranh trong việc tìm các
nguồn tài trợ cho hoạt động của các VNGO chuyên ngành này cũng khó khăn hơn.

Một minh họa khác là Chính phủ ban hành nghị định 30/2012/NĐ-CP về tổ chức, hoạt
động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện, chính thức công nhận quỹ là một loại tổ chức phi
chính phủ “được tổ chức và hoạt động nhằm mục đích hỗ trợ và khuyến khích phát
triển văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, khoa học, từ thiện, nhân đạo và các mục
đích phát triển cộng đồng, không vì mục đích lợi nhuận”. Luật Doanh nghiệp số
68/2014/QH13 năm 2014 và Nghị định đi kèm năm 2015 cũng đã mở ra khả năng thành
lập các doanh nghiệp xã hội nhằm mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội môi trường
theo nguyên tắc phi lợi nhuận.

3.2. Xu hướng hợp lực với báo chí: Sự liên kết giữa các hợp phần của XHDS

Khối Xã hội dân sự thực ra bao gồm nhiều nhóm khác ngoài các tổ chức phi chính phủ
hay phi lợi nhuận, trong đó khối báo chí, có xu hướng độc lập, nhất là cá nhân các nhà
báo là một bộ phận quan trọng. Có thể thấy trong khoảng mười năm lại đây, về mặt thể
chế, không gian hoạt động của giới báo chí cũng được mở rộng theo hướng tự do hơn
và độc lập hơn, tuy còn rất hạn hẹp, và đã hình thành rõ nét xu hướng hợp lực giữa khối
NGO và báo chí.

20
Luật số 51/2010/QH12 của Quốc hội về Người khuyết tật.

198
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

Về một khía cạnh nào đó, ở Điều 4 Khoản 1 của Luật báo chí 2016 nói báo chí ngoài
việc là phương tiện thông tin và cơ quan ngôn luận, còn là “diễn đàn của nhân dân”-
quan niệm này đã được ghi ở Luật báo chí 1989. Có nghĩa là các NGO có thể dùng báo
chí như một diễn đàn để thảo luận các mối quan tâm của mình. Thực tế chỉ trong những
năm gần đây, các tổ chức NGO mới hợp tác ngày một nhiều hơn với giới báo chí, chủ
yếu với mục tiêu vận động chính sách và giáo dục công chúng. Theo một cuộc điều tra
của Trung tâm nghiên cứu truyền thông và phát triển (RED 2016), có 40% phóng viên
thường xuyên lấy tin từ NGO so với tất cả 200 phóng viên tham gia điều tra đều "ăn" tin
của chính phủ, trong đó gần 80% là "ăn" thường xuyên. Về phần mình 40% NGO
thường xuyên mời phóng viên tham gia các sự kiện và hoạt động 21.

Thật ra, Điều 11 của Luật báo chí có nói về quyền tự do ngôn luận của công dân trên
báo chí bao gồm “1. phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới; 2. tham gia ý kiến
xây dựng và thực hiện đường lối chủ chương, chính sách của đảng, pháp luật của nhà
nước; 3. góp ý kiến, kiến nghị, phê bình, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ
chức của đảng, cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã
hội, tổ chức nghề nghiệp xã hội và các tổ chức cá nhân khác”. Nói khác đi, Luật Báo chí
xác nhận thêm báo chí là một kênh thực hiện quyền khiếu nại tố cáo của công dân,
ngoài việc là kênh phản ánh ý kiến của công dân đóng góp xây dựng, hay phê bình với
mọi tổ chức hay cá nhân khác, kể cả tổ chức đảng. Tuy nhiên, hiện tại các tổ chức NGO
chưa sử dụng đầy đủ báo chí như một kênh phản ánh nhu cầu khiếu nại của công dân.

Có thể thấy, hiện nay Chính phủ có nới lỏng hơn sự kiểm soát với báo chí qua Luật báo
chí 2016 và Nghị định 17/2017 về chức năng nhiệm vụ và tổ chức Bộ Thông tin và
Truyền thông. Các tổ chức NGO có thể hợp tác với báo chí để thực hiện các hoạt động
vận động chính sách, tổ chức “diễn đàn của nhân dân”, hỗ trợ cộng đồng thực hiện
quyền khiếu nại tố cáo, hoặc xem xét khả năng trực tiếp tham gia hoạt động báo chí,
hoặc thông qua cơ chế liên kết với báo chí.

Theo Luật báo chí 2016, các NGO cũng có thể trực tiếp có cơ quan báo chí của mình
một khi họ vận hành một trường đại học, bệnh viện cấp tỉnh hoặc một viện nghiên cứu
ở quy mô quốc gia. Khoản 2 Điều 14 của Luật quy định “Các cơ sở giáo dục đại học theo
quy định của Luật Giáo dục đại học, các tổ chức khoa học, các tổ chức nghiên cứu khoa
học và phát triển công nghệ được tổ chức ở dạng các Viện Hàn lâm, các viện theo Luật

21
RED. Sự tham gia của báo chí-truyền thông và các tổ chức xã hội vào quy trình chính sách ở Việt Nam. Hà
nội, 2016.

199
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

khoa học công nghệ; bệnh viện cấp tỉnh và trung ương trở lên được thành lập các tạp
chí”. Một thách thức ở đây là báo chí của các NGO phải lọt được vào “Quy hoạch về
quản lý và phát triển báo chí toàn quốc do Thủ tướng phê duyệt”.

NGO cũng có một khả năng khác để tham gia hoạt động báo chí, cụ thể Điều 37 của
Luật báo chí 2016 đã cho phép các cơ quan báo chí liên kết với các pháp nhân, cá nhân
có đăng ký kinh doanh phù hợp với các lĩnh vực liên kết. Các lĩnh vực được phép liên
kết khá rộng bao gồm sản xuất các chương trình hoặc các sản phẩm báo chí “khoa học,
công nghệ, kinh tế, văn hóa, thể thao, giải trí, quảng cáo, và an sinh xã hội”.

Khi làm việc với các phóng viên, các tổ chức NGO cần phải chú ý là Luật báo chí 2016
(ở Điều 25 Tiết 3 Khoản b) có quy định nghĩa vụ của họ là “Bảo vệ đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.” Đây có thể là một thách thức
với phóng viên khi họ muốn giúp công dân thực hiện quyền “góp ý kiến, phê bình, kiến
nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí với các tổ chức của đảng” được quy định ở Luật báo
chí (Điều 11 Khoản 3).

Có những nguyên nhân khách quan thúc đẩy sự hợp tác giữa NGO và báo chí. Là công
cụ của Đảng cầm quyền và chính phủ, báo chí truyền thống, vẫn có sự tin cậy cao và độ
phủ tới rất đông công chúng, và do vậy có vai trò hiệu quả nhất khi chuyển các thông
điệp phát triển tới chính phủ và vận động công chúng. Truyền thông truyền thống, ví
dụ truyền hình, có độ phủ rộng tới hàng triệu người ở khắp các địa phương và mọi tầng
lớp, trong khi đó, mạng xã hội là công cụ chủ yếu của giới NGO 22 có tính chính danh
hạn chế, mất nhiều công kiểm chứng, chỉ phủ cơ bản các thành phố lớn là Hà Nội, tp
Hồ Chí Minh (HCM), và Đà Nẵng. Truyền thông qua mạng xã hội có phạm vi hạn chế
theo nhóm tuổi, chủ yếu là phương thức này vươn tới được nhóm công dân trẻ, cơ bản
là dưới 35 tuổi.

Khi so sánh, có thể thấy phản xạ của chính phủ với các hoạt động vận động chính sách
của giới NGO thực hiện chậm rất nhiều so với với phản xạ của chính phủ với báo chí.
Một ví dụ là Trang mạng thông tin của Chính phủ mới của thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc phản ứng chỉ trong phạm vi một đến vài tuần trong tháng Ba tới tháng Tư năm
2017 với các nhiều phản ánh của báo chí về những vấn đề sai phạm chính sách của chính
quyền địa phương, đặc biệt là các vấn đề khai thác tài nguyên, ô nhiễm môi trường 23.

22
https://www.facebook.com/notes/dang-ngoc-quang/c%C3%A1c-vngo-s%E1%BB%AD-d%E1%BB%A5ng-
truy%E1%BB%81n-th%C3%B4ng-x%C3%A3-h%E1%BB%99i-nh%C6%B0-th%E1%BA%BF-
n%C3%A0o/10152869006637445/
23
Xem các ví dụ dưới đây ở trang mạng của chính phủ:

200
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

Điều này xác nhận khả năng tác động nhanh và hiệu quả hơn của báo chí tới giới chính
trị gia trong việc theo dõi và giám sát chính sách.

Mặt khác, sự tin tưởng của các NGO với giới báo chí cũng tăng một cách chọn lọc. Quả
thực ngày càng có nhiều nhà báo thể hiện họ hiểu và tuân thủ những chuẩn mực quốc
tế về đạo đức báo chí, cho dù có những bài báo chỉ tồn tại trên trang mạng trong một
thời gian ngắn, ví dụ như những bài về vụ xung đột đất đai ở xã Đồng Tâm (huyện Mỹ
Đức, Hà Nội), nhưng được lưu lại và phổ biến rộng rãi. Những bài báo một chiều, mang
tính tuyên truyền bị dư luận phê phán và phải xin lỗi và gỡ bỏ 24.

Mạng lưới Sông Ngòi Việt Nam (VRN) có thể coi là một ví dụ tốt về sự hợp tác giữa
NGO và báo chí. Trong chương trình giám sát tác động của các dự án thủy điện với các
cộng đồng tái định cư ở Miền Trung và Tây nguyên đã mời các phóng viên tham gia các
chương trình thực địa, tham gia các hội nghị hội thảo và giúp họ tiếp cận với các thành
viên của cộng đồng để viết bài hoặc tác nghiệp. Những sự kiện của chương trình đã
được hàng chục tờ báo viết bài và đưa tin. Một số ví dụ có thể kể đến liên kết chủ động
của Mạng lưới Sông ngòi trong vận động loại bỏ thành công các dự án thủy điện Đồng
Nai 6 và 6A 25. Cũng đã có những VNGO có cán bộ truyền thông chuyên trách hay kiêm
nhiệm có nhiệm vụ kết nối hoạt động của mình ở cộng đồng với báo chí, ví dụ Viện
nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) trong hoạt động chống kỳ thị trên cơ
sở sắc tộc, xu hướng tình dục; hay Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Xã hội (CSRD)
trong theo dõi và giám sát tác động của các dự án thủy điện miền Trung và Tây Nguyên.
Quan sát từ các hội thảo do các đơn vị thực hiện và các bài viết trên báo chí, có thể ghi
nhận ở quy mô tổ chức riêng biệt, các NGO đã thường xuyên thông qua giới báo chí để
truyền thông cho đông đảo công chúng biết và tin cậy để có sự ủng hộ cho các chủ
chương của mình, chuyển nhanh chóng thông điệp, tiếng nói của mình cũng như cộng

https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=1346636702080180&substory_index=0&id=912918568785331
https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=1340881042655746&substory_index=2&id=912918568785331
https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=1340881042655746&substory_index=0&id=912918568785331
https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=1339610676116116&substory_index=0&id=912918568785331
https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=1338530022890848&substory_index=0&id=912918568785331
https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=1337364926340691&substory_index=0&id=912918568785331
24
Ví dụ về bài báo của Tuổi trẻ về cảm xúc và thái độ và hành động của người dân trong xã Đồng Tâm trước
việc phân bố quyền sử dụng đất bất công ở địa phương và việc bắt giữ người dân làng trái pháp luật của các cơ
quan công quyền.
25
Một ví dụ về cuộc tranh luận giữa Mạng lưới sông ngòi VRN với các nhà đầu tư và các nhà quản lý có thể xem
ở đây: http://www.warecod.org.vn/vn/thong-tin/tin-mang-luoi-song-ngoi-viet-nam/37/284/Thuy-dien-Dong-
Nai-6-6A-Pha-son-lam-dam-ha-ba.aspx

201
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

đồng tới Chính phủ, và cũng như để hậu thuẫn cho hoạt động gây quỹ trong nước sau
này. Những ví dụ rõ nét là các tổ chức như Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa
học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA), Viện Nghiên cứu Phát triển
Xã hội (ISDS), Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường, Viện Sức khỏe và Phát
triển Cộng đồng (Light), Trung tâm Truyền thông và Phát triển (CDI).

Trong cộng đồng NGO cũng xuất hiện hai tổ chức có những người khởi xướng nguyên
là phóng viên của các báo nhà nước thành lập, ví dụ Trung tâm Truyền Thông và Phát
triển (RED) và Trung tâm Truyền thông và Giáo dục Cộng đồng (MEC 26). Các tổ chức
này, nổi bật là MEC, đang thực hiện các hoạt động truyền thông cho khối NGO, nhưng
các quan sát trong cuộc của tác giả với hoạt động của hai NGO này 27 cho thấy đây mới
là những bước đi đầu tiên nối kết nhưng còn chưa tới mức điều hợp và thúc đẩy hợp tác
hiệu quả có hệ thống giữa hai khối NGO và báo chí.

Một phương thức tương tác giữa báo chí và XHDS được thể hiện qua quan hệ qua lại
giữa mạng xã hội do các phong trào xã hội- một dạng thức gần đây rất phổ biến của các
phong trào xã hội và các tổ chức NGO dường như có gắn liền. Một ví dụ nổi bật là quan
hệ giữa người dùng hay các nhóm dùng mạng xã hội Facebook trong phong trào 6700
Cây xanh Hà Nội với báo chí 28. Có thể thấy sự hợp lực của nhiều nhóm hoạt động với
các xu hướng khác nhau trong các tổ chức NGO, giới báo chí và giới hàn lâm trong
trường hợp này là một minh họa cho hiệu quả cao của sự liên kết của các hợp phần khác
nhau của Xã hội dân sự đã dẫn tới sự nhượng bộ của chính quyền Hà Nội trước các mục
tiêu của phong trào.

3.3. Tác động của xu hướng tài trợ

Năm 2017, có một nghiên cứu được công bố về ảnh hưởng của việc các nhà tài trợ rút
khỏi Việt Nam và ảnh hưởng tới hoạt động của khu vực NGO với trường hợp nghiên
cứu là các NGO trong lĩnh vực HIV/AIDS. Nghiên cứu đã xác nhận việc các nhà tài trợ
rút lui có nhiều khả năng dẫn đến việc giảm số lượng và quy mô hoạt động của các tổ
chức XHDS như một phản ứng với mức suy giảm của nguồn kinh phí với môi trường
gây quỹ cạnh tranh hơn 29. Sự cạnh tranh này cũng dẫn tới sự phối hợp giữa các NGO

26
Trang mạng của MEC: http://mec.org.vn/?Lang=vi
27
Tác giả có tham gia các hoạt động của MEC, và có tư vấn cho tổ chức cho RED quý I năm 2017.
28
Lê Quang Bình el at. Báo cáo về Phong trào #6700 Cây xanh ở Hà Nội. NXB Hồng Đức Hà Nội, 2016.
29
Pallas, Christopher Louis, Kennesaw State University. The Impact of Aid Reduction And Donor Exit On Civil
Society In Developing Countries. 2017

202
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

trong khối Xã hội dân sự suy giảm. Các nhà tài trợ rút cũng có nhiều khả năng dẫn đến
việc các ảnh hưởng tăng của chính phủ do sự “bảo hộ chính trị” của các nhà tài trợ mất
đi và còn vì các NGO cũng trông đợi nhà nước như một nguồn tài trợ cho dự án. Cũng
có khả năng có một số ảnh hưởng tích cực do việc các nhà tài trợ rút đi mang lại. Đó là
khả năng gây quỹ trong nước tăng lên, khả năng huy động tình nguyện viên nhiều hơn,
tăng thêm tính độc lập và tự chủ, và có xu hướng đảo ngược quá trình “phương tây hóa”
các chương trình nghị sự và chuẩn mực tổ chức.

Trước đó, cũng trong lĩnh vực HIV/AIDS, Hirsh et al (2014) đã tranh luận rằng, trong
bối cảnh các nhà tài trợ rút khỏi, các tổ chức NGO có khả năng thu hẹp hoạt động, hoặc
chuyển sang hướng doanh nghiệp xã hội, làm việc kiểu tình nguyện hoặc chuyển các
hoạt động theo hướng huy động một phong trào xã hội với sự tham gia của đông đảo
công dân như các phong trào dựa trên trách nhiệm cá nhân của công dân trước một
vấn đề xã hội 30.

Trong những năm vừa rồi, như một minh họa cho các nhận định về ảnh hưởng của các
xu hướng tài là hoạt động có suy giảm của một số mạng lưới VNGO. Mạng lưới ngưng
hoạt động hẳn là Mạng lưới Hợp tác và Phát triển (CDG) và hầu như ngưng là Mạng
Lưới An ninh lương thực (CIFEN) 31. Tần suất hoạt động tập thể của các mạng lưới có
thu hẹp các hoạt động có thể kể đến Mạng Lưới Giới và Phát triển Cộng đồng 32, Mạng
lưới Northnet, Mạng lưới Sông ngòi.

Cũng có dấu hiện giảm hoạt động của nhiều NGO địa phương ở các tỉnh. Một số chuyển
sang các hoạt động gần giống như các doanh nghiệp xã hội, với các hoạt động hỗ trợ
nông dân tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Một vài ví dụ về các NGO trong nhóm này
là Trung tâm nghiên cứu Chuyển giao Công nghệ Tây Bắc (HADEVA, Phú Thọ), hay
CCD (Hà Giang).

30
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4352397/ Caught in the Middle: The Contested Politics of
HIV/AIDS and Health Policy in Vietnam. Jennifer Hirsch, Ph.D.,,* Le Minh Giang, PhD, MD, Richard G.
Parker, PhD, and Le Bach Duong, PhD
31
Trên trang mạng của Mạng lưới: http://www.cifpen.org, bài viết mới cập nhật nhất là 8/3/2016. Trước đó chỉ
có một vài bài từ năm 2015.
32
Bài mới cập nhất trên trang mạng của Gencomnet là từ 2014. http://gencomnet.org/vn/p1c3/p2c16/n72/co-
gai-pakistan-tro-thanh-nguoi-tre-nhat-doat-giai-nobel-hoa-binh/

203
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

4. Thay lời kết: những cơ hội cho các tổ chức XHDS

Những vận động xã hội về xu hướng giảm nghèo và chiến lược hoạt động của các nhà
tài trợ, những thay đổi mở rộng hơn về thể chế của không gian của Xã hội dân sự cũng
như những vận động về phương thức hoạt động của các hợp phần trong khu vực này
đã mở ra những cơ hội mới cho các NGO lựa chọn. Đó là cơ hội lựa chọn vùng hoạt
động và hướng đi khai thác khả năng thực hiện tạo thêm quyền năng và mở rộng không
gian chính trị của XHDS thông qua thúc đẩy sự hợp tác và điều hợp giữa các tổ chức
NGO và các thành phần của XHDS, trước hết là giới báo chí. Những cơ hội khác cơ bản
giờ vẫn tiếp tục tồn tại, như cơ hội lồng ghép với các chương trình quốc gia và cơ hội
làm việc với những nhóm xã hội yếu thế nhất, ví dụ, nhóm người DTTS, người nghèo
đô thị, người di cư nông thôn-đô thị, nhóm dân cư chịu tác động của biến đổi khí hậu.

4.1. Những cơ hội cho lựa chọn vùng hoạt động

Căn cứ vào hiện trạng bất bình đẳng theo vùng, các NGO có thể xem xét để ưu tiên về
địa bàn hoạt động với chú ý tới các vùng nhiều tổn thương, thách thức về giảm nghèo
và có thể là nền tảng để có thể làm công tác vận động chính sách cho công bằng ở cả ba
cấp cơ sở, tỉnh và quốc gia. Các khu vực này ít ra ba bao gồm ba khu vực Tây Bắc, Tây
Nguyên và Tây Nam bộ. Ở mỗi khu vực này, các NGO có điều kiện làm việc với những
nhóm dễ bị tổn thương nhất, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái để giải quyết các nguyên
nhân cấu trúc của nghèo đói và bất bình đẳng.

Các NGO có thể xem xét cùng các đối tác địa phương và các cộng đồng dân cư ở cả các
vùng dễ bị tổn thương về biến đổi khí hậụ để cải thiện sinh kế của mình theo hướng
bền vững về biến đổi khí hậu. Trong những cộng đồng dễ bị tổn thương này, các chương
trình nên chú ý ghi nhận khả năng tham gia của các nhóm có nhu cầu đặc biệt như
người khuyết tật, người dân tộc ít người, đặc biệt là thanh thiếu niên- là những nhóm
yếu thế nhất. Trong hệ thống theo dõi và giám sát của các chương trình ở các địa
phương, các NGO nên chú ý quan sát các chỉ tiêu liên quan tới quyền được sống của trẻ
em, nhất là trẻ nhóm tuổi sơ sinh tới dưới 5 tuổi, với sức khỏe của bà mẹ cũng như các
chỉ tiêu liên quan tới giáo dục.

4.2. Cơ hội hợp tác và điều hợp giữa các hợp phần của khối Xã hội dân sự

Đi theo mục tiêu thu hẹp bất bình đẳng về vùng miền, nhóm sắc tộc, nhóm trẻ em,
khuyết tật và giới, sự hợp tác và điều hợp giữa các tổ chức NGO và giới báo chí có thể
đem lại những hiệu quả lớn hơn phép cộng số học. Theo hướng này, các NGO có thể

204
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2

xem xét thực hiện các hoạt động xây dựng quan hệ chiến lược với giới báo chí và giới
khoa học (hàn lâm) là những thành phần quan trọng của Xã hội dân sự. Khi giới NGO
có năng lực mở rộng về hoạt động truyền thông đại chúng, những câu chuyện ở cộng
đồng ở cơ sở có tiếng nói trọng lượng hơn và có khả năng đóng góp nhiều hơn, nhanh
hơn và rộng hơn cách làm “truyền thống” là các báo cáo nghiên cứu chính sách cuả các
tổ chức này. Quan hệ hợp tác này có thể bảo đảm sự tham gia tăng cường của công dân
trong đời sống chính trị-xã hội, và thiết lập những thiết chế đối thoại hiệu quả về chính
sách giữa các tổ chức XHDS với chính phủ.

Đóng vai trò như những nguồn tin, bản thân nhân viên các tổ chức NGO, các tổ chức
ở cộng đồng, đại diện các cộng đồng dân cư có khả năng cất tiếng nói của mình nhiều
hơn trong việc cảnh báo những vấn đề xã hội, hoặc đưa ra những giải pháp mới, dựa
trên các bằng chứng từ kết quả các dự án phát triển để giải quyết các vấn đề xã hội. Trên
thực tế, khoảng 10 năm lại đây, giới báo chí và khối NGO đã có những liên kết theo
những vụ việc hoặc những cuộc vận động xã hội cả về những vấn đề có quy mô địa
phương và cả những vấn đề có tính chất quốc gia.

Phù hợp với xu hướng này, các NGO có thể xem xét hướng tăng cường sự hợp tác và
điều hợp của giới NGO (gồm cả INGO và các đối tác của mình) với giới báo chí (có lựa
chọn những nhóm nhà báo đồng quan điểm). Đã có những ví dụ xác nhận quan hệ liên
kết này góp phần nâng cao hiệu quả vận động chính sách thông qua nâng cao năng lực
khối Xã hội dân sự và mở rộng không gian chính trị của khu vực này. Một thể chế duy
trì sự hợp tác và điều phối thành công của hai khối này một kết quả quan trọng của
chương trình này.

205

You might also like