You are on page 1of 6

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Độc lập-Tự do-Hạnh phúc


XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NỘI DUNG VÀ CẤU TRÚC ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN


CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI

1. Thông tin về giảng viên


Giảng viên 1
Họ và tên: Hoàng Thị Hải Yến
Chức danh: Giảng viên, Tiến sĩ
Cơ quan công tác: Khoa Khoa học Quản lý, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn
Điện thoại, email: 0983268135, yenvict@gmail.com
Giảng viên 2
Họ và tên: Phạm Hồng Trang
Chức danh: Giảng viên, Tiến sĩ
Cơ quan công tác: Bộ môn Khoa Công tác xã hội, Trường đại học Lao động – Xã hội
Điện thoại, email: 0979.082.686, hongtrangctxh@gmail.com
2. Thông tin chung về học phần
-Tên học phần: Chính sách trợ giúp xã hội
-Mã học phần: MNS3066
-Số tín chỉ: 03
-Học phần: Bắt buộc X
Tự chọn
-Các học phần tiên quyết (nếu có): Khoa học chính sách và Khoa học quản lý
-Các học phần kế tiếp (nếu có):
-Các yêu cầu đối với học phần (nếu có):
-Số giờ tín chỉ: Lý thuyết: 36
Thực hành: 9
Tự học: 0
-Địa chỉ Khoa/Bộ môn phụ trách học phần: Bộ môn Chính sách công, Khoa Khoa học
quản lý, P108, Nhà B, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc
gia Hà Nội; 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
3. Mục tiêu và chuẩn đầu ra của học phần:
3.1. Mục tiêu chung: Học phần giúp sinh viên nắm được kiến thức cơ bản về trợ giúp
xã hội như: lịch sử hình thành và phát triển, quan điểm tiếp cận, quan niệm- khái niệm, mục
tiêu, cấu trúc, chức năng, nguyên tắc, đối tượng, vai trò của trợ giúp xã hội và chính sách trợ
giúp xã hội; xây dựng, hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách trong bối cảnh phát triển;
các chế độ chính sách trợ giúp xã hôi hiện nay của Việt Nam và quy trình nghiệp vụ tổ chức
thực hiện
3.2. Chuẩn đầu ra của học phần
Về kiến thức:
- So sánh được các quan niệm trợ giúp xã hội
- Phân tích được mỗi quan hệ giữa trợ giúp xã hội và phát triển kinh tế xã hội
- Xác định được mục tiêu, phương tiện, các nhân tố ảnh hưởng, công cụ thực thi và giám
sát chính sách trợ giúp xã hội hiện nay ở Việt Nam (Chính sách trợ giúp xã hội thường
xuyên và đột xuất)
- Đánh giá được mức độ hiệu quả của các chính sách trợ giúp xã hội hiện nay tại Việt
Nam
- Nhận diện được các vấn đề cơ bản của chính sách trợ giúp xã hội trong bối cảnh hiện
tại
- Chỉ ra được các xu hướng quốc tế trong hoạch định chính sách trợ giúp xã hội
- Đề xuất các gợi ý hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội tại Việt Nam hiện nay
Về kỹ năng:
- Có kỹ năng nhận diện, phân tích, đánh giá tổng quát các chính sách trợ giúp xã hội.
- Có kỹ năng nhận diện và phân tích các vấn đề về chính sách và đưa ra dược những giải
pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả của trợ giúp xã hội.
Về thái độ:
- Nghiêm túc trong học tập cũng như thực hiện đường lối, chấp hành chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước về trợ giúp xã hội.
- Tích cực tham gia thực hành kỹ năng nghề nghiệp quản lý xã hội và các kỹ năng, nghề
nghiệp khác để góp phần giúp đỡ các đối tượng cần trợ giúp xã hội.
- Góp phần tư vấn cho các cơ quan chức năng và tham gia trực tiếp vào công tác trợ giúp
xã hội ở nước ta.
4. Tóm tắt nội dung học phần
Học phần tập trung nghiên cứu về vai trò, chức năng, quá trình hình thành phát triển
trợ giúp xã hội, chính sách trợ giúp xã hội trên thế giới. Cơ sở lý luận, phương pháp luận về
trợ giúp xã hội, hệ thống chính sách trợ giúp xã hội Việt Nam. Xây dựng và phát triển trợ giúp
xã hội Việt Nam trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
5. Nội dung chi tiết học phần
Chương 1. Giới thiệu chung về học phần
1.1. Mục đích, ý nghĩa của học phần Chính sách Trợ giúp xã hội
1.2. Nội dung của học phần Chính sách Trợ giúp xã hội
1.3. Đối tượng nghiên cứu của học phần Chính sách Trợ giúp xã hội
1.4. Quan hệ giữa học phần Chính sách Trợ giúp xã hội với các học phần khác trong
chương trình đào tạo cử nhân KHQL
1.5. Phương pháp học tập và nghiên cứu học phần Chính sách Trợ giúp xã hội
Chương 2. Những vấn đề cơ bản của trợ giúp xã hội và chính sách trợ giúp xã hội
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển TGXH
2.2. Quan niệm trợ giúp xã hội
2.3. Quan hệ giữa trợ giúp xã hội và phát triển kinh tế xã hội
2.4. Quan điểm phát triển trợ giúp xã hội
2.5. Xu hướng quốc tế
2.6. Những vấn đề cơ bản của chính sách trợ giúp xã hội
Chương 3. Chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên
3.1. Bản chất và mục tiêu chính sách
3.2. Nội dung chính sách
3.3. Phân loại chính sách
3.4. Nguyên tắc
3.5. Nhân tố ảnh hưởng chính sách
3.6. Công cụ thực thi chính sách
3.7. Giám sát chính sách
Chương 4. Chính sách trợ giúp xã hội đột xuất
4.1. Bản chất và mục tiêu chính sách
4.2. Nội dung chính sách
4.3. Phân loại chính sách
4.4. Nguyên tắc
4.5. Nhân tố ảnh hưởng chính sách
4.6. Công cụ thực thi chính sách
4.7. Giám sát chính sách
Chương 5. Xây dựng và hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội trong bối cảnh phát triển
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
5.1. Bối cảnh kinh tế xã hội và những vấn đề đòi hỏi hệ thống chính sách TGXH
5.2. Quan điểm chủ trương phát triển TGXH Việt Nam
5.3. Giải pháp xây dựng và hoàn thiện chính sách TGXH
6. Học liệu:
6.1. Học liệu bắt buộc
1. Nguyễn Ngọc Toản, Nguyễn Thị Kim Chi, Bài giảng học phần Chính sách trợ giúp xã hội,
Khoa Khoa học Quản lý, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
6.2. Học liệu tham khảo
2. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, UNDP, Thiết kế và triển khai chính sách trợ giúp xã
hội tại Việt Nam 2014, Khóa tập huấn dành cho các nhà hoạch định chính sách, cơ quan Chính
phủ và các cán bộ triển khai thực hiện chính sách tại Việt Nam, 200 trang.
3. Hệ thống văn bản pháp luật liên quan trợ giúp xã hội: Luật người cao tuổi, Luật người
khuyết tật, Luật trẻ em, Luật giáo dục, Luật Giáo dục nghề nghiệp, Luật Việc Làm; Nghị định
136/2013/NĐ –CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 quy định về trợ giúp xã hội đối với đối tượng
bảo trợ xã hội và các Nghị định hướng dẫn thực hiện các Luật trên, Thông tư hướng dẫn của
các Bộ, ngành có liên quan.
4. Nguyễn Ngọc Toản (2011), Xây dựng và hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội thường
xuyên ở Việt Nam, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, 2011.
5. Nguyễn Thị Lan Hương và các đồng nghiệp (2013), Phát triển hệ thống an sinh xã hội ở
Việt Nam đến năm 2020, Nhà xuất bản Lao động Xã hội.
7. Lịch trình tổ chức dạy học

Tuần Nội dung chính Tài liệu chính cần đọc Ghi chú
Tuần 1 Nội dung về lịch sử hình thành Những vấn đề cơ bản của trợ
và phát triển của trợ giúp xã hội giúp xã hội và chính sách trợ
và chính sách trợ giúp xã hội. giúp xã hội, Bài giảng Chính
sách trợ giúp xã hội
Tuần 2 Các quan niệm trợ giúp xã hội Chương 1: Những vấn đề cơ
hội và mối quan hệ giữa trợ bản của trợ giúp xã hội và
giúp xã hội và phát triển kinh tế chính sách trợ giúp xã hội,
xã hội Bài giảng Chính sách trợ
giúp xã hội.
Tuần 3 Quan điểm phát triển trợ giúp Chương 1: Những vấn đề cơ
xã hội và xu hướng quốc tế bản của trợ giúp xã hội và
chính sách trợ giúp xã hội,
Bài giảng Chính sách trợ
giúp xã hội.
Tuần 4 Những vấn đề cơ bản của chính Chương 1: Những vấn đề cơ
sách trợ giúp xã hội bản của trợ giúp xã hội và
chính sách trợ giúp xã hội,
Bài giảng Chính sách trợ
giúp xã hội
Tuần 5 Bản chất và các mục tiêu xây Chương 2: Chính sách trợ
dựng chính sách trợ giúp xã giúp xã hội thường xuyên,
hội. Bài giảng Chính sách trợ
giúp xã hội.
Tuần 6 Các nội dung chính của chính Chương 2: Chính sách trợ
sách trợ giúp xã hội thường giúp xã hội thường xuyên,
xuyên và phân loại chính sách. Bài giảng Chính sách trợ
giúp xã hội.
Tuần 7 Nguyên tắc xây dựng chính Chương 2: Chính sách trợ
sách và các nhân tố ảnh hưởng giúp xã hội thường xuyên,
đến chính sách trợ giúp xã hội Bài giảng Chính sách trợ
thường xuyên. giúp xã hội.
Tuần 8 Liệt kê và phân tích các công Chương 2: Chính sách trợ
cụ để thực thi và giám sát chính giúp xã hội thường xuyên,
sách trợ giúp xã hội thường Bài giảng Chính sách trợ
xuyên. giúp xã hội.
Tuần 9 Bản chất và các mục tiêu xây Chương 3: Chính sách trợ
dựng chính sách trợ giúp xã giúp xã hội đột xuất, Bài
hội. giảng Chính sách trợ giúp xã
hội.
Tuần 10 Các nội dung chính của chính Chương 3: Chính sách trợ
sách trợ giúp xã hội đột xuất và giúp xã hội đột xuất, Bài
phân loại chính sách. giảng Chính sách trợ giúp xã
hội.
Tuần 11 Nguyên tắc xây dựng chính Chương 3: Chính sách trợ
sách và các nhân tố ảnh hưởng giúp xã hội đột xuất, Bài
đến chính sách trợ giúp xã hội giảng Chính sách trợ giúp xã
đột xuất. hội.
Tuần 12 Liệt kê và phân tích các công Chương 3: Chính sách trợ
cụ để thực thi và giám sát chính giúp xã hội đột xuất, Bài
sách trợ giúp xã hội đột xuất. giảng Chính sách trợ giúp xã
hội.
Tuần 13 Sinh viên thảo luận về bối cảnh Chương 4: Xây dựng và
kinh tế xã hội và những vấn đề hoàn thiện chính sách trợ
đòi hỏi hệ thống chính sách trợ giúp xã hội trong bối cảnh
giúp xã hội. phát triển kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam, Bài giảng Chính
sách trợ giúp xã hội.
Tuần 14 Quan điểm chủ trương phát Chương 4: Xây dựng và
triển trợ giúp xã hội của Đảng hoàn thiện chính sách trợ
và Nhà nước trong bối cảnh giúp xã hội trong bối cảnh
phát triển kinh tế thị trường phát triển kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở định hướng xã hội chủ nghĩa
Việt Nam. ở Việt Nam, Bài giảng Chính
sách trợ giúp xã hội.
Tuần 15 Giải pháp xây dựng và hoàn Chương 4: Xây dựng và
thiện chính sách trợ giúp xã hội. hoàn thiện chính sách trợ
giúp xã hội trong bối cảnh
phát triển kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam, Bài giảng Chính
sách trợ giúp xã hội.

8. Chính sách đối với học phần và các yêu cầu khác của giảng viên
- Các yêu cầu về tự học: Người học nghiên cứu trước giáo trình và tài liệu tham khảo.
- Các yêu cầu về kiểm tra-đánh giá thường xuyên: Người học tham gia học đầy đủ các
buổi học, chuẩn bị câu hỏi thảo luận và làm bài tập theo hướng dẫn của giảng viên trước khi
lên lớp, chủ động tham gia xây dựng bài giảng ở trên lớp theo hướng dẫn của giảng viên.
9. Phương pháp, hình thức kiểm tra-đánh giá kết quả học tập học phần
9.1. Kiểm tra-đánh giá thường xuyên
- Chuyên cần: Người học nghỉ không quá 20% thời lượng học phần. Giảng viên đánh
giá về sự có mặt và tham gia các hoạt động trên lớp.
- Các bài tập: Người học làm bài tập về chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên ở tuần
thứ 8; bài tập về chính sách trợ giúp xã hội đột xuất ở tuần thứ 12.
- Trọng số điểm về chuyên cần, làm bài tập tính bằng 10% điểm đánh giá học phần.
9.2. Kiểm tra-đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ
- Kiểm tra - đánh giá giữa kì: Các sinh viên sẽ làm một bài kiểm tra cá nhân và làm
một bài kiểm tra nhóm. Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ được thực hiện ở tuần thứ 11 và 12. Trọng
số điểm về kiểm tra – đánh giá giữa kỳ tính bằng 30% điểm đánh giá học phần.
- Kiểm tra - đánh giá cuối kì: Hình thức thi tự luận viết. Trọng số điểm tính bằng 60%
điểm đánh giá học phần.

KHOA BỘ MÔN GIẢNG VIÊN

You might also like