You are on page 1of 8

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

CHÍNH TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG

1. Thông tin về giảng viên

- Họ và tên: Nguyễn Phú Hải

- Chức danh: Giảng viên

- Học vị: Thạc sĩ

- Điện thoại: 969196968; email: hpn2103@vnu.edu.vn

- Thời gian và địa điểm làm việc: Giờ hành chính của các ngày 2,4,6 hàng tuần, tại Khoa
Khoa học Chính trị, phòng 208, nhà C, Trường đại học KHXH&NV, 336 đường Nguyễn
Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội

- Các hướng nghiên cứu:

+ Quan hệ Quốc tế

+ Các Lý thuyết chính trị

+ Chính sách công

2. Thông tin chung về môn học

- Tên học phần: Chính trị học đại cương


- Mã học phần: POL1052
- Số tín chỉ: 3
- Môn học: Bắt buộc
- Số giờ tín chỉ:
+ Lý thuyết: 39
+ Thực hành: 06
+ Tự học: 00
- Địa chỉ Khoa/Bộ môn phụ trách môn học: Khoa Khoa học Chính trị, Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, nhà C, số 336, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
3. Mục tiêu và chuẩn đầu ra của học phần
3.1. Mục tiêu chung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức nền tảng, cách tiếp cận của
chính trị học; giúp sinh viên bước đầu biết vận dụng để hiểu, để có thái độ ứng xử chính
trị đúng trong đời sống.

3.2. Chuẩn đầu ra của học phần

- Về kiến thức:

Sinh viên vận dụng những phạm trù, khái niệm cơ bản của chính trị học; những
liên hệ cơ bản mang tính qui luật chi phối đời sống chính trị - xã hội trong học tập và
nghiên cứu.

- Về kỹ năng:

+ Có kỹ năng phân tích, vận dụng tri thức chính trị học trong phân tích những vấn đề
chính trị - xã hội;

+ Có khả năng làm việc theo nhóm;

+ có kỹ năng tự học, tự nghiên cứu.

- Về thái độ:

Có thái độ đúng đắn, có bản lĩnh chính trị vững vàng trong nhận thức và ứng xử
với các sự kiện chính trị xã hội.

4. Tóm tắt nội dung môn học

Môn Chính trị học đại cương nghiên cứu lĩnh vực chính trị của đời sống xã hội.
Môn học cung cấp cho sinh viên những khái niêm, phạm trù cơ bản của chính trị học
như: chính trị, quyền lực chính trị, hệ thống chính trị, hoạt động chính trị, chủ thể hoạt
động chính trị, quyết định chính trị, văn hóa chính trị, v.v.. Từ đó sinh viên có khả năng
nhận thức, phân tích chính trị và có thái độ chính trị đúng đắn.

Môn học trang bị cho sinh viên hiểu biết về thực tiễn, xu hướng cơ bản của đời
sống chính trị quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa và đường lối, chính sách của Đảng và
Nhà nước Việt Nam hiện nay.

5. Nội dung chi tiết môn học


Chương 1: đối tượng, phương pháp nghiên cứu chính trị học. Chính trị học Việt
Nam

1.1. Khái niệm chính trị

1.1.1. Chính trị: định nghĩa, đặc trưng, chức năng.

1.1.2. Cấu trúc và những quan hệ cơ bản của chính trị.

1.2. Chính trị học

1.2.1. Chính trị học với tư cách là khoa học độc lập và lịch sử phát triển của nó

1.2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và vai trò của chính trị học

1.2.3. Chính trị học đại cương trong cơ cấu tri thức của khoa học chính trị

1.2.4. Quan hệ của chính trị học và các khoa học khác

1.2.5. Các vấn đề nghiên cứu của chính trị học

1.3. Phương pháp nghiên cứu của chính trị học

1.3.1. Tính liên ngành của phương pháp nghiên cứu chính trị học

1.3.2. Các phương pháp chính trị học.

1.3.3. Phương pháp học tập chính trị học đại cương

1.4. Chính trị học Việt Nam

1.4.1. Lịch sử chính trị học Việt Nam

1.4.2. Đặc điểm, vai trò chính trị học Việt Nam

Chương 2. Quyền lực chính trị

2.1. Phạm trù quyền lực.

2.1.1. Định nghĩa, đặc trưng của quyền lực

2.1.2 phân loại quyền lực

2.2. Quyền lực chính trị.

2.2.1. Định nghĩa, đặc trưng, chức năng của quyền lực chính trị;
2.2.2. Quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước

2.2.3. Những nhân tố đảm bảo giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị;

2.2.4. Chủ thể quyền lực chính trị và kiểm soát quyền lực.

2.3 Quyền lực của nhân dân và đảm bảo quyền lực của nhân dân ở VN

2.3.1. Quyền lực thuộc về nhân dân – nguyên tắc bản chất của chế độ chính trị
XHCN ở Việt Nam;

2.3.2. Quyền lực của nhân dân trong công cuộc đổi mới ở VN

Chương 3. Hệ thống chính trị

3.1. Khái niệm hệ thống chính trị: định nghĩa, chức năng, phân loại
3.2. Phân biệt hệ thống chính trị với thể chế chính trị và chế độ chính trị

3.3. Cấu trúc cơ bản của hệ thống chính trị: nhà nước; đảng chính trị; tổ chức và
phong trào chính trị

3.4. Hệ thống chính trị Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Chương 4. Quyết định chính trị và chính sách công

4.1. Quyết định chính trị: định nghĩa, phân loại, quy trình quyết định chính trị

4.2. Chính sách công: định nghĩa, chủ thể, phân loại và vai trò, quy trình chính
sách công

4.3. Chính sách công của Việt Nam: đặc điểm, vai trò chính sách công ở VN

Chương 5. Con người chính trị

5.1. Con người chính trị: định nghĩa, đặc trưng của con người chính trị

5.2. Phân loại con người chính trị: thủ lĩnh chính trị, chính khách, công dân

Chương 6. Văn hóa chính trị

6.1. Văn hóa chính trị: định nghĩa, đặc điểm, vai trò, cấu trúc, chức năng

6.2. Văn hóa chính trị Việt Nam

Chương 7. Quan hệ giữa chính trị và kinh tế


7.1. Quan hệ kinh tế và chính trị: vấn đề và cách tiếp cận

7.2. Quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin về quan hệ giữa chính trị và kinh tế

7.3. Quan hệ kinh tế và chính trị trong đổi mới hiện nay ở VN

Chương 8. Bầu cử và trưng cầu dân ý

8.1. Bầu cử: định nghĩa, vai trò, nguyên tắc

8.2. Bầu cử và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân ở VN

8.3. Trưng cầu dân ý: định nghĩa, vai trò, nguyên tắc

Chương 9. Quan hệ chính trị quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa

9.1. Khái niệm quan hệ chính trị quốc tế.

9.2. Sự biến đổi của trật tự chính trị quốc tế sau chiến tranh lạnh: những thay đổi
của các tác nhân; tính tương phản và tính phụ thuộc của hệ thống.

9.3. Quốc gia, tổ chức quốc tế và hội nhập quốc tế.

6. Học liệu

6.1. Học liệu bắt buộc

1. Lưu Minh Văn (2018), Giáo trình Chính trị học đại cương, Lưu hành nội bộ.

2. Học viện Chính Trị Quốc Gia Hồ Chí Minh, viện Khoa Học Chính Trị, (2004) Tập bài
giảng Chính Trị Học, Nxb Lý Luận Chính Trị, Hà Nội.

3. Lê Minh Quân (chủ biên) & Lưu Minh Văn (2017), Quyền lực chính trị, Nxb.
ĐHQGHN

6.2. Học liệu tham khảo

4. Lưu Minh Văn (chủ biên, 2017), Giáo trình Lịch sử học thuyết chính trị, Nxb.
ĐHQGHN

5. M.E, Sharpe (2010), Các phương pháp nghiên cứu chính trị học, Học viện Ngoại giao,
Lưu hành nội bộ

6. Joseph S. Nye, Jr. (2016), Tương lai của quyền lực, Nxb. TT và Truyền thông.
7. Samuel Kernell & Gary C. Jacobson (2007), Logic chính trị Mỹ, Nxb. CTQG

8. Joel Krieger (2009), Toàn cảnh nền chính trị thế giới, Nxb. Lao động

9. Viện nghiên cứu Chính trị học (2006), Lựa chọn công cộng – một cách tiếp cận nghiên
cứu chính sách công, Lưu hành nội bộ

10. Henry Kissinger (2016), Trật tự thế giới, Nxb. Thế giới

11. Nguyễn Đăng Dung – Bùi Ngọc Sơn (2004), Thể chế chính trị, Nxb. Lý luận chính trị

12. TS. Thang Văn Phúc – PGS.TS Nguyễn Đăng Thành (2005), Một số lý thuyết và kinh
nghiệm tổ chức nhà nước trên thế giới, Nxb. CTQG

13. V.V. Meytus & V.Iu Meytus (2010), Đảng chính trị - chiến lược và sự quản lý, Nxb.
CTQG

14. TS. Lưu Văn Quảng (2009), Hệ thống bầu cử ở Anh, Mỹ và Pháp – lý thuyết và hiện
thực, Nxb. CTQG

15. PGS.TS Nguyễn Hữu Hải (2020), Chính sách công – những vấn đề cơ bản, Nxb.
CTQG

7. Lịch trình tổ chức dạy học


Hình thức tổ chức dạy học môn học

Tuần Lên lớp

Nội dung chính Tài liệu cần đọc Ghi chú

(GV giới thiệu chi tiết trên lớp)

Tuần 1 Chương 1, mục 1.1, 1.2 tài liệu sô 1, 2

Tuần 2 Chương 1, mục 1.3, 1.4 tài liệu sô 1, 2, 5

Tuần 3 Chương 2, mục 2.1, 2.2 tài liệu sô 1, 2, 3

Tuần 4 Chương 2, mục 2.1, 2.2 tài liệu sô 1, 2, 3

Tuần 5 Chương 3, mục 3.1, 3.2, 3.3 tài liệu sô 1, 2, 7

Tuần 6 Chương 3, mục 3.3 (tiếp) , 3.4 tài liệu sô 1, 2, 7,11, 12, 13
Tuần 7 Chương 4 tài liệu sô 1, 2, 15

Tuần 8 Thảo luận chương 1,2,3,4

Tuần 9 Chương 5 tài liệu sô 1, 2, 7,8

Tuần 10 Chương 6 tài liệu sô 1, 2, 8

Tuần 11 Chương 7 tài liệu sô 1, 2, 8

Tuần 12 Thảo luận chương 5,6,7

Tuần 13 Chương 8 tài liệu sô 14

Tuần 14 Chương 9 tài liệu sô 1, 2, 10

Tuần 15 Tổng kết, ôn tập

8. Chính sách đối với môn học và các yêu cầu của giảng viên

- Sinh viên chỉ được dự thi kết thúc môn học với điều kiện:

+ Có mặt ít nhất 80% tổng số giờ trên lớp.

+ Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của môn học theo hướng dẫn của giảng viên.

- Sinh viên được cộng điểm vào điểm kiểm tra - đánh giá thường xuyên nếu tích
cực tham gia phát biểu ý kiến và các ý kiến phát biểu có chất lượng.

9. Hình thức, mục đích và trọng số kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học

Loại hình Phương pháp Trọng Tiêu chí chấm Thời


số điểm gian
thực
hiện
Mục Mục tiêu kỹ Mục tiêu
tiêu năng: Bậc 2 nhận thức
kiến (hiểu, vận dụng, mới: Bậc
thức: phân tích) 3 (đánh
Bậc 1 Từ 6 đến 8 giá, sáng
(nhớ) tạo)
Dưới 5 Từ 8-10
Đánh giá - Điểm danh 10% Trong
thường - theo dõi tinh thần, thái suốt 15
xuyên độ trong quá trình học tuần
- giao bài tập về nhà
Kiểm tra - Tự luận 30% Tuần thứ
giữa kỳ 7

Thi kết thúc - Vấn đáp 60% Sau tuần


học phần - Tự luận 15

Tổng 100%

You might also like